Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

luận văn kế toán đề tài Kế toán nguyên vật liệu để sửa chữa và chế tạo xe cải tiến tại nhà máy Cơ Khí Công Trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.6 KB, 72 trang )

Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học Thương Mại
LỜI CẢM ƠN
Kế toán có vai trò không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa to lớn
đối với Nhà nước. Đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, xí nghiệp thì nó là công
cụ để quản lý và điều hành các hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị. Tính toán
các chỉ tiêu kinh tế để kiểm tra việc sử dụng và bảo vệ vật tư tiền vốn, tài sản của
doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền tự chủ về tài chính và chủ động trong hoạt
động sản xuất kinh doanh. Đối với Nhà nước nó là công cụ để tính toán kiểm tra
việc chấp hành ngân sách nhà nước để điều hành và thống nhất nền kinh tế.
Sau thời gian thực tập tổng hợp tại Nhà máy Cơ khí công trình, em đã từng
bước tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Nhà máy. Trong thời gian
này, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Tuy nhiên, vì kiến thức thực tế, trình độ nghiên cứu hạn chế và thời gian có hạn
nên khóa luận tốt nghiệp khó tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận được sự
góp ý của các thầy cô trong khoa, các anh chị công tác tại Nhà máy Cơ khí công trình
để em có thể tiếp tục hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này. Đồng thời, em muốn gửi lời
cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn Lê Thị Ngọc Quỳnh và toàn thể cán bộ tại
Phòng Kế toán đă tận tình giúp đỡ em hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Trà My Lớp:
K7HK15
i
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học Thương Mại
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
Biểu số 01: Hoá đơn GTGT iii
Biểu số 02: Biên bản kiểm nghiệm vật tư iii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT vi
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT
LIỆU TẠI NHÀ MÁY CƠ KHÍ CÔNG TRÌNH 9
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy Cơ Khí Công Trình 9
2.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Nhà
máy Cơ Khí Công Trình 11
2.1.1.1. Ch c n ng, nhi m v c a Nh máy C khí công trìnhứ ă ệ ụ ủ à ơ 11
2.1.1.2. c i m ho t ng SXKD c a Nh máy C khí công trình Đặ đ ể ạ độ ủ à ơ
12
2.1.1.3. c i m quy trình công ngh c a Nh máy C khí côngĐặ đ ể ệ ủ à ơ
trình 13
2.1.1.4. T ch c b máy qu n lý ho t ng s n xu t - kinh doanh c aổ ứ ộ ả ạ độ ả ấ ủ
Nh máy à 14
2.1.3.T ch c h th ng s k toán t i nh máy c khí công trình ổ ứ ệ ố ổ ế ạ à ơ 19
2.1.4.Các chính sách k toán t i Nh máy C Khí Công Trìnhế ạ à ơ 19
2.1.4.1.T ch c v n d ng h th ng ch ng t k toán ổ ứ ậ ụ ệ ố ứ ừ ế 20
2.1.4.2.T ch c v n d ng h th ng t i kho n k toán ổ ứ ậ ụ ệ ố à ả ế 21
2.1.4.3.T ch c h th ng báo cáo k toánổ ứ ệ ố ế 22
2.2. Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại nhà máy cơ khí công trình 22
2.2.1. c i m, vai trò, phân lo i NVL t i Nh MáyĐặ đ ể ạ ạ à 22
2.2.2. Qu n lý NVL t i Nh Máyả ạ à 24
2.2.3. T ch c công tác k toán v t li u t i Nh Máyổ ứ ế ậ ệ ạ à 24
SV: Nguyễn Trà My Lớp:
K7HK15
ii
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học Thương Mại
2.2.3.1.Th t c nh p kho NVLủ ụ ậ 25
2.2.3.2. Th t c xu t kho NVLủ ụ ấ 26
2.2.4. K toán chi ti t nguyên v t li uế ế ậ ệ 26
2.2.5. K toán t ng h p nguyên v t li u t i Nh Máy C Khí Côngế ổ ợ ậ ệ ạ à ơ
Trình 27

2.2.5.1. K toán t ng h p nh p nguyên v t li uế ổ ợ ậ ậ ệ 28
2.2.5.2. K toán t ng h p xu t nguyên v t li uế ổ ợ ấ ậ ệ 29
CHƯƠNG III 30
MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ
TOÁN TẠI NHÀ MÁY CƠ KHÍ CÔNG TRÌNH 30
3.1.1. u i mƯ đ ể 30
3.1.2. Nh ng t n t i h n chữ ồ ạ ạ ế 31
3.2. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Nhà
máy 32
KẾT LUẬN 1
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 2
PHỤ LỤC 4
Biểu số 01: Hoá đơn GTGT 4
Biểu số 02: Biên bản kiểm nghiệm vật tư 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu số 01: Hoá đơn GTGT
Biểu số 02: Biên bản kiểm nghiệm vật tư
Biểu số 03: Phiếu nhập kho
SV: Nguyễn Trà My Lớp:
K7HK15
iii
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học Thương Mại
Biểu số 04: Hoá đơn (GTGT)
Biểu số 05: Biên bản kiểm nghiệm vật tư
Biểu số 06: Phiếu nhập kho
Biểu số 07: Phiếu lĩnh vật tư
Biểu số 08: Phiếu xuất kho
Biểu số 09: Phiếu lĩnh vật tư
Biểu số 10: Phiếu xuất kho
Biểu số 11: Thẻ kho

Biểu số 12: Sổ chi tiết vật tư
Biểu số 13: Sổ chi tiết vật tư
Biểusố 14: Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn vật tư
Biểu số 15: Bảng kê chi tiết chứng từ gốc
Biểu số 16: Chứng từ ghi sổ
Biểu số 17: Sổ chi tiết thanh toán với người bán
Biểu số 18: Sổ chi tiết thanh toán với người bán
Biểu số 19: Tờ kê chi tiết
Biểu số 20: Tờ kê chi tiết
Biểu số 21: Bảng kê chi tiết
Biểu số 22: Chứng từ ghi sổ
Biểu số 23: Chứng từ ghi sổ
Biểu số 24: Chứng từ ghi sổ
Biểu số 25: Sổ Cái tài khoản 152
Biểu số 26: Sổ Cái tài khoản 621
Biểu số 27: Biên bản kiểm kê kho vật tư
Biểu số 28: Mẫu sổ danh điểm vật liệu
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình vẽ 01: Sơ đồ khái quát tổ chức sản xuất của Nhà máy
Hình vẽ 02: Khái quát quá trình công nghệ
SV: Nguyễn Trà My Lớp:
K7HK15
iv
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học Thương Mại
Hình vẽ 03: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Nhà máy Cơ khí Công trình
Hình vẽ 04: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Nhà máy Cơ khí công trình
Hình vẽ 05: Trình tự ghi sổ kế toán tại Nhà máy Cơ khí công trình
SV: Nguyễn Trà My Lớp:
K7HK15
v

Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học Thương Mại
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
SV: Nguyễn Trà My Lớp:
K7HK15
STT Ký hiệu Nội dung
1 TSCĐ Tài sản cố định
2 NVL Nguyên vật liệu
3 CCDC Công cụ dụng cụ
4 TNDN Thu nhập doanh nghiệp
5 BHXH Bảo hiểm xã hội
6 GTGT Giá trị gia tăng
7 CBCNV Cán bộ công nhân viên
8 KHKT Khoa học kỹ thuật
9 TGNH Tiền gửi ngân hang
10 SXKD Sản xuất kinh doanh
11 CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp
12 CPSXC Chi phí sản xuất chung
13 HTK Hàng tồn kho
vi
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học Thương Mại
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài
người. Quá trình sản xuất chính là hoạt động tự giác và có ý thức của con người
nhằm biến các vật thể tự nhiên thành các vật phẩm, hàng hoá có ích đáp ứng được
nhu cầu riêng của bản thân cũng như phục vụ nhu cầu chung của toàn xã hội.
Khi xã hội ngày càng phát triển, mức sống được nâng cao kéo theo nhu cầu
khách quan của con người được nâng lên. Ai cũng muốn bản thân mình sử dụng
các thứ hàng hóa chất lượng tốt, mẫu mã đẹp nhưng giá cả phải vừa phải. Doanh
nghiệp hơn ai hết họ hiểu rõ điều này, chính vì thế các doanh nghiệp đã không

ngừng cải tiến mẫu mã sản phẩm, nâng cao quy trình công nghệ sản xuất cũng như
chất lượng sản phẩm nhưng cần giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất để trực tiếp hạ
giá bán tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường.
Trong quá trình sản xuất chi phí trực tiếp ảnh hưởng lớn đến giá thành
chính là chi phí nguyên liệu vật liệu. Nếu giảm được chi phí này dẫn đến việc hạ
giá thành thì doanh nghiệp mới thu được lợi nhuận cao. Muốn làm được điều đó
các nhà quản lý doanh nghiệp phải có trình độ thực sự, kinh nghiệm của bản thân
và hơn hết là phải có chiến lược hạch toán chi phí nguyên liệu vật liệu. Sử dụng tiết
kiệm, hợp lý nguyên liệu vật liệu để giảm thiểu chi phí sản xuất, giá bán nâng cao
sức cạnh tranh (Cần phải nói thêm là sự cạnh tranh của sản phẩm chính là điều
kiện thúc đẩy xã hội tiến lên).
Kế toán có vai trò không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa to lớn
đối với Nhà nước. Đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, xí nghiệp thì nó là công
cụ để quản lý và điều hành các hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị. Tính toán
các chỉ tiêu kinh tế để kiểm tra việc sử dụng và bảo vệ vật tư tiền vốn, tài sản của
doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền tự chủ về tài chính và chủ động trong hoạt
động sản xuất kinh doanh. Đối với Nhà nước nó là công cụ để tính toán kiểm tra
việc chấp hành ngân sách nhà nước để điều hành và thống nhất nền kinh tế.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong thời gian thực tập tại Nhà máy Cơ
khí công trình, em mong muốn tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề: “ Kế toán nguyên
vật liệu để sửa chữa và chế tạo xe cải tiến tại nhà máy Cơ Khí Công Trình ”
SV: Nguyễn Trà My Lớp:
K7HK15
1
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học Thương Mại
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu là ứng dụng những kiến thức và kỹ năng có được từ các
học phần đã được học ở trường để nghiên cứu thực tế của hoạt động quản lý và
công tác hạch toán kế toán của đơn vị nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng đã học,
đồng thời giúp cho việc nghiên cứu kiến thức chuyên sâu ngành kế toán ở các học

kỳ tiếp theo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Các tổ chức, xí nghiệp quản lý và điều hành các hoạt động kinh tế, tài chính
của đơn vị tại Nhà máy Cơ Khí Công Trình.
4. Phương pháp thực hiện đề tài
Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài cần làm những nhiệm vụ sau:
− Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về Kế toán Nguyên vật liệu
− Phân tích thực trạng về kế toán nguyên liệu vật liệu tại Nhà máy cơ khí
công trình, phân tích rút ra những ưu điểm, tồn tại và hạn chế, đồng thời phân tích
các nguyên nhân của các hạn chế đó.
5. Kết cấu của Khóa luận tốt nghiệp
Kết cấu chính ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 3 chương:
Chương I : Cơ sở lý luận về công tác kế toán NVL trong các doanh nghiệp
sản xuất.
Chương II : Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Nhà Máy Cơ
Khí Công Trình
Chương III : Nhận xét và đánh giá về công tác kế toán nguyên vật liệu tại
Nhà Máy Cơ Khí Công Trình
Với những hạn chế nhất định về kiến thức lý luận và thực tiễn, khóa luận tốt
nghiệp của em còn nhiều hạn chế. Em kính mong nhận được sự góp ý của các thầy
cô trong khoa để em có thể tiếp tục hoàn thiện đề tài này. Đồng thời, em muốn gửi
lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn Lê Thị Ngọc Quỳnh và toàn thể
cán bộ tại Phòng Kế toán đă tận tình giúp đỡ em hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp.
SV: Nguyễn Trà My Lớp:
K7HK15
2
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học Thương Mại
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1. Cơ sở lý luận về công tác kế toán nguyên vật liệu
1.1. Khái niệm
Vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh,
tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lương của sản phẩm được sản xuất.
Vật liệu là đối tượng lao động nên có các đặc điểm: tham gia vào một chu kỳ
sản xuất, thay đổi hình dáng ban đầu sau quá trình sử dụng và chuyển toàn bộ giá trị
vào giá trị của sản phẩm được sản xuất ra.
Thông thường trong cấu tạo của giá thành sản phẩm thì chi phí về vật liệu
chiếm tỷ trọng khá lớn, nên việc sử dụng tiết kiệm vật liệu và sử dụng đúng mục
đích, đúng kế hoạch có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp giá thành sản phẩm và
thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh.
1.2 Đặc điểm
Trong các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu được coi là đối tượng lao
động chủ yếu được tiến hành gia công chế biến ra sản phẩm. Nguyên vật liệu có các
đặc điểm chủ yếu sau:
- Tham gia vào từng chu kỳ sản xuất để chế tạo ra sản phẩm mới thường
không giữ lại hình thái vật chất ban đầu.
- Giá trị nguyên vật liệu sản xuất cũng được chuyển toàn bộ vào giá tri sản
phẩm do nó chế tạo ra sản phẩm
- Nguyên vật liệu có rất nhiều chủng loại và thường chiểm tỉ trọng lớn trong
chi phí sản xuất.
- Để đảm bảo yêu cầu sản xuất doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành thu
mua, dự trữ và quản lý chặt chẽ chúng về mặt số lượng, chủng loại, chất lượng, giá
trị.
- Giá trị nguyên vật liệu dự trữ thường chiếm một tỉ trọng lớn trong tài sản lưu
động của doanh nghiệp.
SV: Nguyễn Trà My Lớp:
K7HK15
3

Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học Thương Mại
1.3 Phân loại
Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu bao gồm nhiều loại nhiều
thứ khác nhau. Mỗi loại có vai trò, công dụng, tính chất lý hoá rất khác nhau và biến
động liên tục hàng ngày trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuỳ theo nội dung
kinh tế và chức năng của nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh mà nguyên vật
liệu trong doanh nghiệp có sự phân chia thành các loại khác nhau:
- Nếu căn cứ vào công dụng chủ yếu của vật liệu thì vật liệu được chia thành
các loại:
Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu trong doanh nghiệp là
cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên thực thể của sản phẩm mới.
Vật liệu phụ: là đối tượng lao động nhưng nó không phải là cơ sở vật chất chủ
yếu hình thành nên thực thể của sản phẩm mà nó chỉ làm tăng chất lượng nguyên
vật liệu chính, tăng chất lượng sản phẩm phục vụ cho công tác quản lý, phục vụ cho
sản xuất, cho việc bảo quản, bao gồm như: dầu, mỡ bôi trơn máy móc trong sản
xuất, thuốc nhuộm, dầu sơn…
Nhiên liệu: có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất kinh
doanh như: xăng, dầu, hơi đốt, than củi…
Phụ tùng thay thế sửa chữa: là những chi tiết, phụ tùng, máy móc thiết bị phục
vụ cho việc sửa chữa hoặc thay thế những bộ phận hoặc chi tiết máy móc thiết bị:
vòng bi, săm lốp, đèn pha…
Thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các thiết bị, phương tiện lắp ráp vào các
công trình xây dựng cơ bản cuả doanh nghiệp bao gồm cả thiết bị cần lắp, không
cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt các công trình xây dựng cơ
bản.
Phế liệu: là các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất sản phẩm như: sắt
thép đầu mẩu, vỏ bao xi măng, và những phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý tài
sản cố định TSCD.
- Nếu căn căn cứ vào nguồn cung cấp vật liệu thì vật liệu được chia thành:
+ Vật liệu mua ngoài

+ Vật liệu tự sản xuất
+ Vật liệu có từ nguồn gốc khác (được cấp, nhận vốn góp…)
SV: Nguyễn Trà My Lớp:
K7HK15
4
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học Thương Mại
Tuy nhiên việc phân loạivật liệu như trên vẫn man tính tổng quát mà chưa đi
vào từng loại, từng thứ vật liệu cụ thể để phục vụ cho việc quản lý chặt chẽ và thống
nhất trong toàn doanh nghiệp. Để phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý chặt chẽ và thống
nhất các loại vật liệu ở các bộ phận khác nhau, đặc biệt là phục vụ cho yêu cầu xử
lý thông tin trên máy vi tính thì việc lập bảng (sổ) danh điểm vật liệu là hết sức cần
thiết. Trên cơ sở phân loại vật liệu theo công dụng như trên, tiến hành xác lập danh
đIểm theo loại, nhóm, thứ vật liệu. Cần phải quy định thống nhất tên gọi, ký hiệu,
mã hiệu, quy cách, đơn vị tính và giá hạch toán của từng thứ vật liệu.
Ví dụ: TK 1521 dùng để chỉ vật liệu chính
TK152101 dùng để chỉ vật liệu chính thuộc nhóm A
TK 1520101 dùng để chỉ vật liệu chính A1 thuộc nhóm A
1.4. Đánh giá nguyên vật liệu
Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là thước đo tiền tệ để biểu giá trị
của nó theo những nguyên tắc nhất định.
Về nguyên tắc:Tất cả các nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được sử dụng ở
các doanh nghiệp đều phải tôn trọng nguyên tắc phản ảnh theo giá gốc. (bao gồm
giá mua, chi phí thu mua và chi phí vận chuyển), giá gốc không kể thuế phải nộp
được khấu trừ. Tuy nhiên theo chuẩn mực kế toán hàng tồn kho nếu ở thời đIểm
cuối kỳ giá trị thực hiện được của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nếu nhỏ hơn
giá gốc thì doanh nghiệp được báo các theo giá trị có thể thực hiện được trên báo
cáo tài chính của mình.
Giá trị có thể thực
hiện được =
Giá trị có thể bán được tại

thời điểm cuối kỳ +
Chi phí phải bỏ thêm
để bán được
Tính giá vật liệu, công cụ dụng cụ có ý nghĩa quan trọng trong việc hạch toán
đúng đắn tình hình tài sản cũng như chi phí sản xuất kinh doanh.
Tính giá vật liệu, công cụ dụng cụ phụ thuộc vào phương pháp quản lý và
hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ: Phương pháp kê khai thường xuyên hoặc
phương pháp kiểm kê định kỳ.
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp được áp dụng phổ biến
hiện nay. Đặc điểm của phương pháp này là mọi nghiệp vụ nhập, xuất đều được kế
toán theo dõi, tính toán và ghi chép một cách thường xuyên theo quá trình phát sinh.
SV: Nguyễn Trà My Lớp:
K7HK15
5
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học Thương Mại
Phương pháp kiểm kê định kỳ có đặc điểm là trong kỳ kế toán chỉ theo dõi,
tính toán và ghi chép các nghiệp vụ nhập vật liệu, công cụ dụng cụ còn các giá trị
vật liệu, công cụ dụng cụ xuất chỉ được xác định một lần vào cuối kỳ khi có kết quả
kiểm kê vật liệu hiện còn cuối kỳ.
1.5. Kế toán chi tiết vật liệu
1.5.1. Chứng từ sử dụng
Để đáp ứng nhu cầu quản lý doanh nghiệp, kế toán chi tiết vật liệu phải được
thực hiện theo từng kho, từng loại, nhóm vật liệu và được tiến hành đồng thời ở kho
và phòng kế toán trên cùng một cơ sở chứng từ.
Theo chế độ chứng từ kế toán quy định vận hành theo QĐ1141/TC/CĐKT
ngày 1 tháng 1 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính và QĐ 885 ngày 16 tháng 7
năm 1998 của Bộ tài chính, các chứng từ kế toán công ty sử dụng bao gồm:
- Phiếu nhập kho (mẫu số 01 – VT)
- Phiếu xuất kho (mẫu số 02 – VT)
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu số 03 – VT)

- Phiếu xuất vật tư theo hạn mức (mẫu số 04 – VT)
- Biên bản kiểm nghiệm (mẫu số 05 – VT)
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (mẫu số 07 – VT)
- Biên bản kiểm kê vật tư (mẫu số 08 – VT)
- Chứng từ, hóa đơn thuế GTGT (mẫu số 01 – GTGT – 3LL)
Bên cạnh đó, tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp
thuộc các lĩnh vực hoạt động, thành phần kinh tế khác nhau mà kế toán sử dụng các
chứng từ khác nhau.
Đối với các chứng từ kế toán thống nhất, bắt buộc phải được lập kịp thời, đầy
đủ theo đúng quy định về mẫu biểu, nội dung phương pháp lập phải được tổ chức
luân chuyển theo trình tự thời gian do Kế toán trưởng quy định, phục vụ cho việc
ghi chép kế toán tổng hợp và các bộ phận liên quan. Đồng thời người lập chứng từ
phải chịu trách nhiệm về tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ về nghiệp vụ kinh tế
phát sinh.
1.5.2. Sổ kế toán chi tiết vật liệu
Để hạch toán chi tiết vật liệu, tùy thuộc vào phương pháp kế toán áp dụng
trong doanh nghiệp mà sử dụng các sổ thẻ chi tiết sau:
SV: Nguyễn Trà My Lớp:
K7HK15
6
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học Thương Mại
- Sổ (thẻ) kho (theo mẫu số 06 – VT)
- Sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ.
- Sổ đối chiếu luân chuyển.
- Sổ số dư.
Sổ (thẻ) kho được sử dụng để theo dõi số lượng nhập xuất tồn kho của từng
loại vật liệu theo từng kho. Thẻ kho do phòng kế toán lập và ghi các chỉ tiêu đó là:
tên, nhãn hiệu quy cách, đơn vị tính, mã số vật liệu, sau đó giao cho thủ kho để hạch
toán nghiệp vụ ở kho, không phân biệt hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp
nào.

Ở phòng kế toán tùy theo từng phương pháp kế toán chi tiết vật liệu mà sử
dụng sổ (thẻ) kế toán chi tiết, sổ đối chiếu luân chuyển, sổ số dư để hạch toán nhập
xuất tồn kho về mặt số lượng và giá trị.
Ngoài các sổ kế toán chi tiết nêu trên các doanh nghiệp còn có thể mở thêm
các bảng kê nhập, bảng kê xuất, bảng kê lũy kế tổng hợp nhập xuất tồn kho vật tư
phục vụ cho hạch toán của đơn vị mình.
1.5.3. Các phương pháp kế toán chi tiết vật liệu
Việc ghi chép phản ánh của thủ kho và kế toán cũng như kiểm tra đối chiếu số
liệu giữa hạch toán nghiệp vụ kho và ở phòng kế toán được tiến hành theo một
trong các phương pháp sau:
- Phương pháp ghi thẻ song song
- Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
- Phương pháp sổ số dư
Tùy theo điều kiện cụ thể mà đơn vị chọn một trong ba phương pháp trên để
hạch toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ.
2. Nội dung nghiên cứu
Quản lý chặt chẽ tình hình cung cấp, bảo quản, dự trữ và sử dụng vật liệu,công
cụ dụng cụ là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý hoạt
động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Để góp phần nâng cao chất lượng và
hiệu quả quản lý vật liệu, công cụ dụng cụ kế toán vật liệu cần thực hiện tốt các
nhiệm vụ sau:
SV: Nguyễn Trà My Lớp:
K7HK15
7
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học Thương Mại
- Phản ánh chính xác, kịp thời và kiểm tra chặt chẽ tình hình cung cấp vật liệu,
công cụ dụng cụ trên các mặt: Số lượng, chất lượng, chủng loại, giá trị và thời gian
cung cấp.
- Đánh giá phân loại nguyên vật liệu phù hợp với nguyên tắc yêu cầu quản lý
thống nhất của Nhà Nước và yêu cầu quản trị doanh nghiệp .

-Tính toán và phân bổ chính xác kịp thời trị giá vật liệu,công cụ dụng cụ xuất
dùng cho các đối tượng khác nhau, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện mức tiêu hao
vật liệu, công cụ dụng cụ phát hiện kịp thời những trường hợp sử dụng vật liệu,
công cụ dụng cụ sai mục đích, lãng phí.
- Tổ chức chứng từ tài khoản kế toán. Sổ kế toán phù hợp với phương pháp kế
toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp để ghi chép, phân loại, tổng hợp số
liệu về tình hình hiện có và sự biến động tăng giảm của nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp số liệu kịp thời để
tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện định mức dự trữ vật liệu, phát hiện kịp
thời các loại vật liệu ứ đọng, kém phẩm chất, chưa cần dùng và có biện pháp giảI
phóng để thu hồi vốn nhanh chóng, hạn chế thiệt hại.
- Tham gia việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thu mua tình
hình thanh toán với người bán người cung cấp và tình hình sử dụng vật liệu trong
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Thực hiện việc kiểm kê vật liệu theo yêu cầu quản lý, lập các báo cáo về vật
liệu, công cụ dụng cụ.
SV: Nguyễn Trà My Lớp:
K7HK15
8
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học Thương Mại
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI NHÀ MÁY CƠ KHÍ CÔNG TRÌNH
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy Cơ Khí Công
Trình
Nhà máy Cơ khí công trình là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập
ngày 04/10/1956. Tên gọi ban đầu là “Xưởng máy công trình” trực thuộc Cục cơ
khí - Bộ Giao thông Vận tải. Đăng ký kinh doanh số: 0116000517 ngày 20/7/2005
do sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp.
Tên giao dịch: Nhà máy Cơ khí công trình

Tên giao dịch quốc tế: AUTOMOBILE -CONSTRUCTION - MACHINERY
ENGINEERING COMPANY
Tên viết tắt : ACMECO
Giám đốc : Phạm Văn Hồng
Trụ sở chính: Số 199 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Diện tích : Nhà sản xuất trên 12000 m2, diện tích khu làm việc1500 m2,
diện tích kho tàng 3000 m2.
Vốn điều lệ : 9.564.946.996 VND
Mã số thuế : 0100104429012
Tel : 043 862 26 86
Fax : 043 862 58 00
Vốn điều lệ : 9.564.946.996 VNĐ
Nhà máy cơ khí công trình được thành lập cách đây hơn 51 năm vào ngày
4/10/1956 với tên gọi ban đầu là “Xưởng sửa chữa máy và dụng cụ công trình”
sau gọi tắt là “Xưởng máy công trình”. Buổi đầu thành lập, cơ sở vật chất của đơn
vị rất nghèo nàn, một số máy móc từ thời Pháp thuộc để lại, một số từ công binh
xưởng chiến khu Việt Bắc đem về, nhà xưởng tranh tre nứa lá lụp xụp, 56 cán bộ
công nhân đều là những người lính từ chiến khu trở về và từ miền Nam tập kết ra
Bắc. Nhiệm vụ thời kỳ đầu của đơn vị là sửa chữa và chế tạo xe cải tiến, máy lu hơi
nước, xe lu chạy bằng diezel, cầu phà và các phương tiện giao thông phục vụ kháng
chiến chống Mỹ cứu nước. Năm 1976, xưởng máy công trình đổi tên thành “Nhà
SV: Nguyễn Trà My Lớp:
K7HK15
9
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học Thương Mại
máy Cơ khí công trình”, từ năm 1996 đến năm 2001 được mang tên “Công ty Cơ
khí công trình”, từ năm 2001 đến năm 2004 được mang tên "Công ty Cơ khí ôtô và
Xe máy công trình" và từ năm 2004 đến nay được mang tên "Nhà máy Cơ khí
công trình" theo quyết định số 3348/QĐ-BGTVT. Từ năm 1991 đến nay Nhà máy
chuyên sản xuất máy lu lăn đường bánh thép từ 6 -12 tấn, máy phun sơn kẻ đường,

xe trộn bê tông nhựa nóng, trạm trộn bê tông xi măng, trạm nghiền sàng đá 33m
3
/h,
trạm cấp phối, các trạm trộn bê tông nhựa nóng cơ động có công suất từ 20 T/h ÷
104T/h, trạm trộn Bê tông xi măng có công suất từ 20 m
3
/h ÷ 100 m
3
/h đạt tiêu
chuẩn ngành, tiêu chuẩn xuất khẩu và sẵn sàng cạnh tranh với các sản phẩm cùng
loại do các nước trong khu vực sản xuất.
Cùng với sự phát triển của đất nước, Nhà máy không ngừng tìm tòi, nghiên
cứu cũng như hiện đại hoá dây chuyền công nghệ nhằm sản xuất ra những sản phẩm
chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường. Đặc biệt năm 1999, Nhà máy đã
nghiên cứu thiết kế và sản xuất thành công Trạm trộn Bê tông nhựa nóng công suất
104T/h. Đây là loại Trạm trộn Bê tông nhựa nóng có công suất lớn nhất từ trước tới
nay được sản xuất tại Việt Nam. Trạm đạt tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn xuất khẩu
có trang bị hệ thống điều khiển điện tử hiện đại với màn hình cảm ứng, có độ tin
cậy cao, đáp ứng tốt yêu cầu về môi trường khí hậu ẩm ướt ở nước ta, tương đương
với trạm hiện đại kiểu mới của nước ngoài nhưng giá thành chỉ bằng 70% trạm do
Hàn Quốc sản xuất, 50% trạm của Nhật, Italia cùng công suất. Việc chế tạo thành
công trạm trộn này không chỉ tiết kiệm về tiền bạc, ngoại tệ cho các khách hàng
trong nước mà còn phù hợp với chủ trương phát huy nội lực, phát triển khoa học
công nghệ trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và trong lĩnh vực ngành giao
thông vận tải nói riêng.
Căn cứ Quyết định số 63/2003/QĐ-TTg ngày 21/4/2003 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước thuộc
Bộ giao thông vận tải đến năm 2005.
Năm 2004, do sự sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo hình thức
Công ty mẹ - Công ty con ngày 21/10/2003, Công ty nay được mang tên “Nhà máy

cơ khí công trình”.
Với bề dày kinh nghiệm cũng như sự nỗ lực của Ban giám đốc, cán bộ công
SV: Nguyễn Trà My Lớp:
K7HK15
10
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học Thương Mại
nhân viên của Nhà máy, Nhà máy đã đạt được những thành tích đáng tự hào trong
quá trình xây dựng và phát triển của mình, trở thành một trong những đơn vị tiêu
biểu của ngành Giao thông vận tải, nhiều năm liền được tặng thưởng cờ luân lưu và
huân chương lao động:
- Năm 1996: Chính phủ tặng cờ luân lưu cho đơn vị dẫn đầu thi đua ngành
Giao thông vận tải.
- Năm 1997: Nhà máy được Bộ GTVT tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc.
- Năm 1998: Nhà máy được Chính phủ tặng cờ luân lưu đơn vị dẫn đầu ngành
Giao thông Vận tải. Thủ tướng Phan Văn Khải và phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm
đã thăm và khen ngợi các sản phẩm của Nhà máy tại Hội chợ quốc tế hàng công
nghiệp Việt Nam. Sản phẩm của Nhà máy đã giành được 03 huy chương vàng, 01
huy chương bạc tại hội chợ quốc tế công nghiệp Việt Nam và tham gia triển lãm
khoa học công nghệ ASEAN lần thứ V.
- Năm 1999: Công đoàn Nhà máy được tặng Cờ đơn vị vững mạnh xuất sắc
cấp ngành, được Bộ tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc.
- Năm 2000: Được Tổng Công ty tặng cờ Đơn vị thi đua xuất sắc về khoa học
kỹ thuật. Được Bộ trưởng Bộ giao thông Vận tải tặng 03 bằng khen…
Những phần thưởng này ghi nhận sự đóng góp của Nhà máy cho ngành giao
thông vận tải nói riêng, cho nền kinh tế nói chung cũng như khẳng định tốt sự phát
triển của Nhà máy trong thời kỳ hội phập, đổi mới và phát triển.
Ngoài các mặt hàng truyền thống phục vụ xây dựng đường bộ, Nhà máy đã
đầu tư hàng chục tỷ đồng cho dây chuyền sản xuất ôtô tải có tải trọng từ 500 kg đến
5 tấn.
Uy tín của Nhà máy với các địa phương, các ngành ngày càng vững vàng, chất

lượng sản phẩm ngày càng được cải tiến, kỹ thuật ngày càng tiến bộ. Giá thành sản
phẩm được hạ nhiều so với các đơn vị khác, sản phẩm của Nhà máy đã có mặt trên
40 tỉnh thành trong cả nước.
2.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý sản xuất
kinh doanh của Nhà máy Cơ Khí Công Trình
2.1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Nhà máy Cơ khí công trình
Nhà máy Cơ khí công trình là nhà máy trực thuộc Tổng Công ty công nghiệp
SV: Nguyễn Trà My Lớp:
K7HK15
11
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học Thương Mại
ô tô Việt Nam. Nhiệm vụ của đơn vị thời kỳ đầu là sửa chữa và chế tạo xe cải tiến,
máy lu hơi nước, xe lu chạy bằng Diezel, các loại cầu treo, cầu phao…
Nhà máy có những chức năng sản xuất và lắp ráp ô tô tải các loại có trọng tải
dưới 5tấn, Trạm trộn bê tông nhựa nóng, Hệ thống thiết bị xi măng - cấp phối, Thiết
bị lu lèn, các thiết bị chủng loại khác như nồi nấu nhựa gián tiếp, sửa chữa và sản
xuất các loại máy nghiền sàng đá, sửa chữa các loại máy ép gió của Đức, Tiệp, sản
xuất các thiết bị phục vụ đảm bảo giao thông vận tải…nhằm đáp ứng nhu cầu thị
trường trong nước, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá các sản phẩm cơ khí đặc biệt là ô tô
góp phần nâng cao chất lượng của các phương tiện giao thông ở nước ta.
2.1.1.2. Đặc điểm hoạt động SXKD của Nhà máy Cơ khí công trình
Nhà máy có nhiệm vụ sản xuất, lắp ráp ôtô, làm trạm trộn bê tông nhựa
nóng…chuyên ngành cơ khí giao thông vận tải theo quy hoạch, kế hoạch phát triển
của Tổng Công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam và theo yêu cầu của thị trường.
Sản phẩm chủ yếu của Nhà máy Cơ khí công trình có thể chia thành các nhóm
hàng chủ yếu sau:
- Trạm trộn bêtông nhựa nóng: Đây là sản phẩm chủ lực của Nhà máy. Sản
phẩm này của nhà máy chiếm 60% thị trường trong cả nước, có trang bị các phụ
tùng công nghệ cao của Tây, Đức, Mỹ…và áp dụng công nghệ điều khiển tự động
và tin học nên đã nâng cao được chất lượng, độ tin cậy và tính hiện đại, đáp ứng

những yêu cầu công nghệ cao trong công nghệ làm đường. Các trạm bê tông này có
tính năng và chất lượng tương đương với các sản phẩm trong khu vực Đông Nam á,
nhưng giá rẻ hơn nên đã thắng thầu được nhiều hợp đồng cung ứng, đồng thời được
các tư vấn nước ngoài chấp nhận. Sản phẩm đã phục vụ thi công các đường Bắc
Thăng Long - Nội Bài, đường quốc lộ 5, thi công các đoạn đường cho Nhật ở Nghi
Sơn…
- Hệ thống thiết bị xi măng - cấp phối
- Thiết bị lu lèn
- Các thiết bị chủng loại khác như: Nồi nấu nhựa gián tiếp, sửa chữa và sản
xuất các loại máy nghiền sàng đá, sửa chữa các loại máy ép gió của Đức, Tiệp, sản
xuất các thiết bị phục vụ đảm bảo giao thông vận tải…
- Xe ôtô tải các loại có trọng tải dưới 5 tấn: Hiện nay Nhà máy đang hợp tác
SV: Nguyễn Trà My Lớp:
K7HK15
12
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học Thương Mại
với tập đoàn ôtô số 1 của Trung quốc để sản xuất ôtô tải nhãn hiệu FAW tải trọng
1950 kg, xe tải thùng tự đổ CA 3041D và xe tải thùng cố định CIA104AD. Sắp tới
Nhà máy sẽ ký hợp đồng chuyển giao công nghệ với tập đoàn ôtô Huyn Dai – Hàn
Quốc để sản xuất mác xe HD 65, HD 72 loại xe thùng cố định và thùng tự đổ.
- Hợp đồng sản xuất, gia công các mặt hàng cơ khí, các mặt hàng kết cấu thép
phục vụ ngành và các ngành kinh tế khác.
2.1.1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ của Nhà máy Cơ khí công trình
Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy là một hoạt động liên
hoàn mà trong đó cá bộ phận, các phòng ban, các xí nghiệp phối hợp cùng nhau
nhằm mục đích cuối cùng là lợi nhuận. (Hình vẽ 01)
Đặc điểm sản xuất của nhà máy là mang tính chất đơn chiếc, kết cấu phức tạp,
yêu cầu tay nghề ký thuật cao, chính xác, khối lượng lớn cồng kềnh, thời gian sản
xuất và lắp ráp kéo dài…,Do vậy Nhà máy phải xác định rõ kết cấu sản phẩm về
mặt mỹ thuật, kỹ thuật, chát lượng sản phẩm của Nhà máy làm ra.

Việc tổ chức sản xuất, lắp ráp của Nhà máy được thực hiện như sau:
Sau khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng và tiến hành ký hợp đồng,
phòng kỹ thuật đưa ra các định mức sản xuất, khảo sát, kiểm tra toàn bộ bản vẽ và
lên kế hoạch sản xuất. Giám đốc nhà máy dựa vào kế hoạch sản xuất do phòng kỹ
thuật đưa ra phát lệnh sản xuất tới các phòng ban, xí nghiệp. Nhà máy tiến hành
giao cho các xí nghiệp tiến hành sản xuất. Trong quá trình sản xuất, các xí nghiệp
tập hợp các chứng từ liên quan về phòng kế toán thực hiện công tác hạch toán. Khi
sản phẩm hoàn thành, nhà máy tiến hành nghiệm thu và quyết toán. Hợp đồng được
thanh lý, kết thúc quá trình sản xuất.
Khi sản xuất, các xí nghiệp căn cứ vào khối lượng thực hiện, định mức sản
xuất được phòng kỹ thuật xác nhận, đơn giá, dự toán, và các giá trị thực hiện được
phòng kế hoạch thị trường kiểm tra, xác nhận.
* Quy trình công nghệ chủ yếu
Sản phẩm của Nhà máy rất đa dạng. Dưới đây chỉ khái quát quy trình công
nghệ của một trạm trộn bê tông -1 sản phảm của Nhà máy.
Theo sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Nhà máy Cơ khí công
trình (Hình vẽ 02) là quy trình sản xuất qua nhiều giai đoạn chế biến.
SV: Nguyễn Trà My Lớp:
K7HK15
13
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học Thương Mại
Từ phôi thép ta sẽ giao cho các xí nghiệp để tiền hành đúc, rền rập, kết cấu
hàn sau đó mới chuyển đến công đoạn gia công cắt gọt sau khi gia công xong sẽ
chuyển cho tổ hàn để tiến hành tiện, phay, bào, khoan doa, mài xong sẽ đựoc
chuyển cho tổ sơn để tiến hành mạ sơn. Khi mạ sơn xong sẽ giao cho bộ phận lắp
đặt và vận hành là công đoạn cuối cùng của sản phẩm sau đó mới đến khâu bảo
hành.
Các xí nghiệp sau khi nhận được lệnh sản xuất trạm, thì căn cứ trên bảng định
mức vật tư và trên bản vẽ, bộ phận kho viết phiếu xuất cho các tổ trưởng của tổ sản
xuất đi lĩnh vật tư ở kho Nhà máy về để pha cắt phôi thép tiến hành gia công sản

xuất, lắp ráp Trạm trộn bê tông.
Trong quá trình sản xuất Giám đốc xí nghiệp cùng phòng KCS luôn luôn giám
sát đôn đốc, kiểm tra, nghiệm thu các cụm chi tiết về mặt kỹ thuật, mỹ thuật cũng
như mặt chất lượng tổng thành sản phẩm. Sau khi trạm được lắp ráp hoàn chỉnh và
chạy thử tải tại nơi sản xuất trước khi giao khách hàng. Khi sản phẩm đạt kết quả tốt
và không vướng mắc gì thì được chuyển đi lắp đặt, bàn giao cho khách hàng tại vị
trí lắp đặt mà bên đặt hàng quy định. Khi trạm sản xuất song và giao khách hàng thì
bộ phận kho, các xí nghiệp tập hợp các chứng từ, thông tin liên quan của sản phẩm
về phòng kế toán để thực hiện công việc hạch toán và thanh quyết toán. Hợp đồng
được thanh lý, kết thúc quy trình sản xuất. Phần trăm bảo hành sản phẩm sau một
năm bàn giao được quy định cụ thể cho từng sản phẩm với sự thông qua của các
bên có liên quan.
Khi sản xuất, các xí nghiệp căn cứ vào khối lượng công việc được thực hiện,
định mức sản xuất do phòng Kỹ thuật sản xuất xác nhận, đơn giá dự toán của vật tư
và giá trị thực hiện do phòng Kế hoạch thị trường kiểm tra xác nhận.
2.1.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh của Nhà máy
Từ sau khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường thì hầu hết
các cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh muốn tồn tại và phát triển, đảm bảo sản
xuất kinh doanh có hiệu quả thì việc tổ chức cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý là điều
rất quan trọng. Vì trong thực tế có nhiều trường hợp chỉ đánh giá cơ cấu bộ máy
quản lý là đã có thể đánh giá được đơn vị làm ăn có hiệu quả không.
Cũng như mọi cơ quan đơn vị khác, để đảm bảo tính hiệu quả trong sản xuất
SV: Nguyễn Trà My Lớp:
K7HK15
14
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học Thương Mại
kinh doanh, Nhà máy Cơ Khí Công Trình đã sắp xếp có hệ thống bộ máy quản lý
theo sơ đồ ( Hình vẽ 03)
* Chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực hiện chức năng nhiệm vụ của bộ máy
quản trị

Mô hình tổ chức bộ máy của Nhà máy là mô hình trực tuyến, nhìn chung mô
hình tổ chức bộ máy quản lý của Nhà Máy tương đối gọn nhẹ.
- Giám đốc: Giám đốc là người đứng đầu Nhà máy do Hội đồng quản trị Tổng
công ty công nghiệp ôtô Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, là
chủ tài khoản, là người trực tiếp điều hành mọi sản xuất kinh doanh của Nhà máy,
là người có quyền điều hành cao nhất trong nhà máy, đồng thời là người đại diện
hợp pháp cho Nhà máy trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước nhà nước về việc
bảo toàn và phát triển vốn nhà nước giao cho. Giúp việc cho giám đốc là Phó giám
đốc và các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ để tham mưu giúp Giám đốc trong
quản lý và điều hành công việc.
- Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc trong một số hoạt động sản
xuất kinh doanh của Nhà máy. Ngoài ra Phó giám đốc là người thay mặt giám đốc
phụ trách và điều hành toàn bộ hoạt động của nhà máy khi giám đốc ủy quyền đồng
thời chịu trách nhiệm về việc làm của mình trước giám đốc và trước pháp luật.
- Phòng tổ chức: Có nhiệm vụ quản lý lao động và xây đựng đơn giá tiền
lương, thực hiện các chế độ chính sách, phối hợp với các phòng ban lập dự toán sửa
chữa và mua sắm tài sản, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn lao động, tham mưu cho
giám đốc và ban lãnh đạo Nhà máy về tổ chức lao động, tuyển chọn, tổ chức sắp
xếp, bố trí nhân lực hợp lý trong toàn công ty đáp ứng với tình hình sản xuất kinh
doanh và tiền lương, đào tạo và công tác văn phòng.
Tham mưu cho giám đốc trong việc tổ chức cho công nhân viên ký kết hợp
đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, giải quyết chế độ nâng bậc lương và các
chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên, lập kế hoạch lao động tiền lương theo
tháng, quý, năm trên cơ sở kế hoạch sản xuất, thực hiện các chế độ chính sách của
Nhà nước đối với cán bộ nhân viên trong Nhà máy
Chất lượng đội cán bộ nhân viên trong phòng tương đối cao, đảm bảo cho việc
thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
SV: Nguyễn Trà My Lớp:
K7HK15
15

Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học Thương Mại
- Phòng tài chính kế toán: Chịu trách nhiệm quản lý vốn, tổ chức hạch toán
kinh tế các hợp đồng sản xuất kinh doanh của Nhà máy theo quy định của nhà nước,
tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý tài chính, đồng thời cung cấp thông tin đầy
đủ về hoạt động tài chính của Nhà máy cho Giám đốc.
- Phòng kế hoạch: là đầu mối xử lý thông tin đầu vào và đầu ra của Nhà Máy
chịu trách nhiệm lập kế hoạch đầu tư, kế hoạch sản xuấ dài hạn, ngắn hạn. Phòng
cũng chịu trách nhiệm khai thác thị trường, chào hàng và bán các sản phẩm của Nhà
máy, xây dựng giá thành và tiến độ sản xuất cho các sản phẩm.
- Phòng thiết kế kỹ thuật-sản xuất: có nhiệm vụ thiết kế sáng tác các bản vẽ
kỹ thuật sao cho đảm bảo công tác khoa hoc công nghệ kỹ thuật an toàn Nhà máy,
thiết kế xây dựng các định mức kỹ thuật cơ bản của sản phẩm, tiết kiệm vật tư mà
chất lượng sản phẩm vẫn không thay đổi, lập dự án đầu tư thi công các công trình.
- Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm: là đầu mối của công ty thực hiện và
hướng dẫn thực hiện mọi công tác liên quan đến lĩnh vực đăng kiểm, kiểm định tiêu
chuẩn chất lượng, kiểm tra chất lượng sản phẩm. Phòng giám sát kiểm tra chất
lượng hoạt động của từng tổ sản xuất trong từng công đoạn công nghệ từ khi bắt
đầu cho đến khi sản phầm hoàn thành.
- Phòng vật tư: Có trách nhiệm cung cấp vật tư, quản lý vật tư tồn kho, kiểm
soát biểu giá vật tư thiết bị phụ tùng dùng trong sản xuất kinh doang của Nhà máy.
- Các tổ sản xuất Nhà máy: Là những đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản
xuất sản phẩm
- Ban bảo vệ: Ban bảo vệ có chức năng nhiệm vụ bảo vệ tài sản của toàn Nhà
máy, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ kết hợp với quân đội Quận Hai Bà Trưng
để đăng ký quân dự bị động viên, duy trì trật tự an ninh trong Nhà máy.
Ban bảo vệ gồm 10 người, trong đó:
- Bộ phận văn phòng: 2 người
- Bộ phận cứu hoả : 2 người
- Bộ phận canh gác : 4 người
- Trông xe : 2 người.

Tuy không có mối quan hệ rõ ràng, nhưng nói chung ban này có chức năng hỗ
trợ cho các phòng, ban khác thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
SV: Nguyễn Trà My Lớp:
K7HK15
16
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học Thương Mại
2.1.2. Đặc điểm, tổ chức bộ máy kế toán của nhà máy Cơ khí công trình
Đặc điểm: Trong mỗi đơn vị thì bộ máy kế toán là một bộ phận quan trọng
không thể thiếu. Doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả thì đòi hỏi bộ máy kế toán
phảI được tổ chức tốt vừa đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ của doanh nghiệp vừa
đảm bảo tốt các nguyên tắc kế toán do Nhà nước, bộ tài chính ban hành.
Một trong những yếu tố quan trọng của việc xây dựng bộ máy kế toán là phải
lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với phương thức sản xuất và mô
hình tổ chức quản lý của đơn vị. Với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình, bộ
máy kế toán của nhà máy được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung dựa trên các
mối quan hệ trực tuyến.
Mô hình kế toán tập trung thể hiện: Toàn nhà máy tổ chức một phòng kế
toán để làm nhiệm vụ hạch toán tồng hợp, hạch toán chi tiết, phân tích hoạt động
kinh tế của nhà máy, kiểm tra công tác kế toán của nhà máy. Tại các đơn vị phụ
thuộc chỉ bố trí nhân viên làm nhiệm vụ thu thập chứng từ, kiểm tra sơ bộ chứng từ
và gửi về phòng kế toán của Nhà Máy để xử lý tổng hợp. Phòng kế toán thực hiện
tất cả các giai đoạn kế toán tại các phần hành. Các phần hành kế toán được phân
chia cụ thể từng bộ phận kế toán trong phòng, do đó công tác kế toán được chuyên
môn hóa phù hợp với khối lượng công nghiệp và yêu cầu quản lý.
Tổ chức bộ máy kế toán: Nhà máy cơ khí công trình áp dụng bộ máy kế toán
tập trung, bao gồm kế toán trưởng và các nhân viên kế toán các phần hành, phần lớn
các nhân viên kế toán thuộc Nhà máy có trình độ Đại Học và trên Đại Học, chỉ có
một nhân viên trình độ cao đẳng. Tổ chức bộ máy kế toán tại Nhà máy được khái
quát theo sơ đồ sau (Biểu số 04).
Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận trong bộ máy kế toán của doanh nghiệp

được cụ thể như sau:
- Kế toán trưởng: Phụ trách chung,chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo, kiểm
tra các công việc do nhân viên kế toán thực hiện tổ chức. Có nhiệm vụ tổ chức bộ
máy kế toán phù hợp với Nhà Máy. Tạo nên sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận
trong phòng kế toán. Kế toán trưởng phân công trách nhiệm cho từng bộ phận có
liên quan, chịu trách nhiệm trước giám đốc.
SV: Nguyễn Trà My Lớp:
K7HK15
17
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học Thương Mại
- Kế toán ngân hàng, tiền lương và các khoản trích theo lương:
+ Theo dõi tài khoản tiền gửi ngân hàng, căn cứ vào các chứng từ đã được ký
duyệt lập uỷ nhiệm chi, séc, hạch toán kịp thời, thường xuyên cập nhật chứng từ
báo Có, báo Nợ và số dư tài khoản 112. Theo dõi tài khoản tiền vay ngân hàng, vay
ngắn hạn, vay dài hạn, lập thủ tục vay.
+ Hàng tháng tính toán, lập bảng thanh toán lương, các khoản khấu trừ qua
lương, thanh toán Bảo hiểm Xã hội cho cán bộ công nhân viên.
- Kế toán thanh toán kiêm kế tóan thuế: Có trách nhiệm lập phiếu thu, chi
hàng ngày. Có nhiệm vụ ghi chép kịp thời, chính xác và rõ ràng các nhiệm vụ kế
toán theo từng đối tượng từng tiểu khoản thanh toán. Hàng tháng kê khai thuế Giá
trị gia tăng đầu vào, đầu ra, lập báo cáo quyết toán thuế Giá trị gia tăng, thuế thu
nhập doanh nghiệp.
- Kế toán tài sản cố định, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Theo dõi tình hình
tăng giảm TSCĐ hàng tháng, quý, năm, đồng thời lập bảng biểu khấu hao tài sản cố
định, lập báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ trong năm.
Theo dõi việc nhập, xuất NVL, mở sổ sách chi tiết, kiểm tra đối chiếu, cập
nhật, hạch toán chi tiết kịp thời cho từng đối tượng liên quan.
Theo dõi CCDC sử dụng trong kỳ, phân bổ, đối chiếu và quản lý giá trị của
hiện vật cho đến khi báo hỏng có xác nhận cụ thể bằng văn bản.
- Kế toán tổng hợp chi phí, giá thành, doanh thu: Tập hợp chứng từ chi phí

sản xuất, kinh doanh trong kỳ, tổng hợp kết chuyển chi phí từng công trình, từng
sản phẩm, phân bổ tính giá thành sản phẩm. Theo dõi doanh thu bán hàng, theo dõi
công nợ khách hàng, tổng hợp số liệu kế toán, xác định kết quả kinh doanh, lập báo
cáo tài chính quý, năm. Kiểm tra đối chiếu sổ sách kế toán trước khi khoá sổ. Giúp
kế toán trưởng bảo quản, lưu hồ sơ, tài liệu kế toán. Tổ chức kế toán tổng hợp và
chi tiết các nội dung còn lại như: nguồn vốn kinh doanh, các quỹ doanh nghiệp.
- Thủ kho: Nhiệm vụ theo dõi tại từng kho tình hình nhập xuất, tồn kho
nguyên vật liệu, thành phẩm hàng hoá theo chỉ tiêu số lượng. Thủ kho có trách
nhiệm xuất nhập các loại nguyên vật liệu khi có đầy đủ các hoá đơn chứng từ hợp lệ
theo dõi quản lý vật tư hàng hoá, tránh hiện tượng thất thoát, giảm chất lượng sản
phẩm, hàng hoá.
SV: Nguyễn Trà My Lớp:
K7HK15
18
Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại học Thương Mại
- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ lĩnh tiền mặt tại ngân hàng về nhập quĩ, thu tiền mặt
bán hàng và thu các khoản thanh toán khác, chi tiền mặt, theo dõi thu, chi quĩ tiền
mặt hàng ngày, phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến việc hình thành và sử dụng
các loại quỹ như: quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển, nguồn vốn đầu
tư xây dựng cơ bản, quỹ dự phòng tài chính và các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu.
2.1.3.Tổ chức hệ thống sổ kế toán tại nhà máy cơ khí công trình
Nhà máy Cơ khí công trình là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, có con
dấu riêng và có tư cách pháp nhân.
Nhà máy áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ làm trong công tác ghi chép sổ
sách vì đây là phương pháp thông dụng và đầy đủ trong việc ghi chép sổ sách kế
toán tại Nhà máy.
Căn cứ vào các chứng từ, nghiệp vụ phát sinh lấy số liệu để ghi vào các tài
khoản phù hợp trên sổ cái. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng các số liệu trên và
lập bảng cân đối. Chứng từ phải dựa trên chứng từ gốc và phải được kế toán
trưởng duyệt trước khi ghi vào sổ. (Hình vẽ số 5)

Trình tự ghi sổ : Hằng ngày có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán căn cứ
vào chứng từ gốc đã kiểm tra lập ra chứng từ ghi sổ. Đối với các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh nhiều, thường xuyên thì chứng từ gốc sau khi đã kiểm tra xong được ghi
vào bảng tổng hợp chứng từ gốc mỗi tháng. Căn cứ ghi vào bảng tổng hợp chứng từ
lập chứng từ ghi sổ. Sau khi đã lập xong chuyển đến kế toán trưởng ký duyệt rồi
chuyển về cho bộ phận kế toán tổng hợp với đầy đủ các chứng từ gốc kèm theo, để
bộ phận này ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó( định kỳ ) ghi vào sổ cái.
Cuối tháng căn cứ trên các tài khoản ở sổ cái kế toán, lập bảng cân đối phát
sinh vào các tài khoản; trên cơ sở đó cuối quý lập báo cáo kế toán như : bảng cân
đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối với các tài khoản có mở sổ chi tiết, kế toán tổng hợp chuyển đến bộ phận kế
toán chi tiết. Cuối mỗi tháng lập bảng tổng hợp chi tiết để đối chiếu với sổ cái thông
qua bảng cân đối phát sinh, tiếp đến làm căn cứ để lập báo cáo kế toán.
2.1.4.Các chính sách kế toán tại Nhà máy Cơ Khí Công Trình
Chế độ kế toán áp dụng tại Nhà máy: Nhà máy áp dụng các chuẩn mực kế toán
Việt Nam có liên quan và chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số
SV: Nguyễn Trà My Lớp:
K7HK15
19

×