Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

QUY ĐỊNH BỐ CỤC BÁO CÁO TN HỆ LIÊN THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157 KB, 11 trang )

QUY ĐỊNH
VỀ THỜI GIAN VÀ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN, ĐÁNH GIÁ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ÁP DỤNG CHO HỆ ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG
(Thống nhất theo cuộc họp của Hội đồng Khoa học và Đào tạo khoa CNTY
ngày 31/ 3/ 2011
1. Thời lượng 5 TC
2. Thời gian thực tâp: 12 tuần. Trong đó:
 1 tuần chuẩn bị và duyệt đề cương.
− Đề cương xây dựng được thống nhất giữa cơ sở thực tập và Thầy
hướng dẫn (thể hiện đầy đủ nội dung và các bước tiến hành).
− Bộ môn duyệt và giám sát tại bộ môn.
 10 tuần thực tập tại cơ sở.
− Sinh viên lấy giấy giới thiệu về cơ sở.
− Chậm nhất sau 2 tuần phải có giấy tiếp nhận của cơ sở (Bộ môn
nhận và giám sát quản lý)
− Sinh viên thực hiện công việc theo đúng đề đã được duyệt.
− Giảng viên hướng dẫn phải kiểm tra sinh viên tại điểm ít nhất 1 lần
 1 tuần cuối là thời gian hoàn chỉnh nội dung báo cáo thực tập theo góp
ý sửa chữa của Thầy hướng dẫn và nộp cho Bộ môn.
 Sinh viên hoàn thiện báo cáo theo yêu cầu của Khoa.
 Bộ môn kiểm tra và nộp khoa chậm nhất sau 4 ngày.
 Khoa tổ chức Hội đồng chấm báo cáo và xét tốt nghiệp khi có đầy đủ
hồ sơ và điều kiện xét TN
1
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
QUY ĐỊNH
VỀ TRÌNH BÀY MỘT BÁO CÁOTHỰC TẬP TỐT NGHIỆP
VÀ HỒ SƠ CHẤM BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ÁP DỤNG CHO HỆ ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG
Chương 1


NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA MỘT BÁO CÁO TTTN
1.1. Tên gọi chung: Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.2. Bìa: bìa bằng giấy màu ngoài có lớp nylon cứng
Sau khi đã được Hội đồng chấm Báo cáo thông qua, phải sửa chữa theo góp
ý của Hội đồng và có chữ ký xác nhận của giảng viên hướng dẫn.
1.2.3. Phía trong bìa màu có trang phụ bìa
(Xem trang bìa ở phụ lục 1 và 2 kèm theo)
1.3. Khổ giấy: Khóa luận được đánh máy vi tính, in một mặt trên giấy trắng
A4 (khổ 210 x 297mm)
1.4. Quy định về soạn thảo văn bản:
- Báo cáo sử dụng chữ Times New Roman cỡ chữ 14 (có thể 13) .
- Mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa
các chữ. Mỗi trang 28-30 dòng, mỗi dòng có 17-18 chữ.
- Dãn dòng đặt ở chế độ exactly 20; lề trên 3,5cm; lề dưới 3cm; lề trái 3,5cm;
lề phải 2cm. Trong mỗi trang không được để khoảng trống lớn ở đầu hoặc
cuối mỗi trang giấy hoặc trước và sau các bảng, hình vẽ.
- Không được tùy tiện viết tắt, chỉ viết tắt đối với các từ, cụm từ , thuật ngữ
được sử dụng nhiều lần trong khóa luận. Nếu muốn viết tắt thì:
+. Đưa thành danh mục các từ , cụm từ viết tắt
(xem hướng dẫn ở phần A và B chương 2)
+. Nếu không đưa thành bảng danh mục các từ viết tắt thì ở lần xuất
hiện đầu tiên của từ đó phải viết đầy đủ sau đó mở đóng ngoặc đơn và ghi ký
hiệu viết tắt, từ những lần xuất hiện sau đối với từ hay cụm từ đó chỉ cần viết
tắt không cần ghi tên đầy đủ.
2
- Báo cáo có độ dầy từ 25 - 30 trang tùy tính chất của nội dung thực tập
(không kể các phần: lời cảm ơn, mở đầu, mục lục, danh mục các từ viết tắt,
danh mục các bảng biểu, đồ thị, tài liệu tham khảo).
Lưu ý: Không được đưa thêm các biểu tượng, dòng kẻ, dòng chữ ghi tên để
trang trí ở trên đầu hoặc cuối mỗi trang giấy.

1.6. Quy định về viết đề mục
- Các đề mục, tiểu mục được đánh số thứ tự theo số thứ tự của phần tương
ứng của báo cáo.
(Xem cách đánh số thứ tự ở phần A và B chương 2)
- Các phần, chương, đề mục, tiểu mục không được để ở dòng cuối cùng của
trang.
1.7. Quy định đánh số trang
Số thứ tự trang được đánh ở chính giữa, phía trên đầu mỗi trang giấy (theo
chiều dọc của khổ giấy A4 kể cả trang có thiết kế bảng ngang), đánh bằng chữ
số ả Rập. Số trang được đánh bắt đầu từ trang đầu tiên của phần 1 cho đến hết
phần tài liệu tham khảo của báo cáo. Không đánh số trang đối với các phần:
lời cảm ơn, danh mục bảng biểu, hình vẽ, danh mục các từ viết tắt, mục lục.
1.8. Quy định về bảng biểu, hình vẽ
- Đối với các bảng số liệu: Thống nhất tên gọi là Bảng
+. Tên của các bảng phải đặt phía trên sau đó mới đến bảng
(Nếu thiết kế theo chiều ngang của khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của
trang, tuy nhiên cần hạn chế cách trình bày bảng ngang trong khóa luận)
+. Việc đánh số thứ tự của bảng phải gắn với số thứ tự của phần có bảng
trong báo cáo.
Ví dụ: Bảng 2.1: Là bảng thứ nhất của phần 2 trong báo cáo
- Đối với các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ: Thống nhất tên gọi chung là Hình sau
đó mới gọi đến tên riêng quy định cho loại hình đó như biểu đồ, đồ thị, sơ đồ
Ví dụ: Hình 1.1: Đồ thị sinh trưởng của
Hình 3.3: Biểu đồ tăng năng suất
Hình 4.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức
+. Tên gọi của hình vẽ đặt phía dưới ngay sau hình vẽ.
3
+. Việc đánh số thứ tự của bảng, hình vẽ, biểu đồ, đồ thị, sơ đồ phải gắn
với số thứ tự của phần có hình minh họa trong báo cáo
Ví dụ: Hình 2.2 Là hình thứ 2 của phần 2 trong báo cáo

- Nội dung phân tích, nhận xét đối với bảng, hình vẽ, sơ đồ nào phải gắn
liền với bảng hay hình đó (có thể đặt ở phía trước hoặc phía sau của bảng,
hình vẽ, sơ đồ tùy từng trường hợp cụ thể) nhưng không được để có
khoảng trống lớn trước và sau bảng, hình vẽ. Các bảng số liệu, hình vẽ nếu
dài thì để ở một trang riêng, không thiết kế bảng, hình vẽ kéo dài quá 1
trang (trừ trường hợp đặc biệt).
1.9. Quy định về viết tài liệu tham khảo
- Tài liệu tham khảo được xếp theo tứ tự từ tiếng Việt đến tiếng Anh sau đó
đến các thứ tiếng khác.
- Số thứ tự của tài liệu tham khảo được xếp theo tên của tác giả theo vần ABC
(đối với tác giả là người Việt) và theo họ (đối với tác giả là người nước
ngoài). Đối với tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC đối với phụ
âm hay nguyên âm của từ đầu tiên tên cơ quan ban hành tài liệu (ví dụ: Trường
Đại học Nông Lâm xếp vào vần T).
(xem hướng dẫn ở phụ lục 3)
- Cách viết tài liệu tham khảo:
+. Đối với tài liệu tham khảo là sách, giáo trình, luận án, luận văn, khóa
luận, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin sau:
• Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách)
• (năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
• tên tài liệu (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
• nhà xuất bản, (dấu phảy cuối tên nhà xuất bản)
(cách viết tên nhà xuất bản: Nxb Nông nghiệp,)
• nơi xuất bản. (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo)
(xem cách viết ở phục lục 3, các tài liệu số:1,3,4,5,6)
+. Đối với tài liệu là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách cần
ghi đầy đủ các thông tin sau:
• Tên tác giả (không có dấu ngăn cách)
• (năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
4

• "tên bài báo", (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy
cuối tên)
• tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
• tập (không có dấu ngăn cách)
• (số), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
• Các số trang. (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc)
(xem cách viết ở phục lục 3, các tài liệu số: 2 và 7)
Lưu ý: Nếu tài liệu tham khảo dài hơn một dòng trở lên thì từ dòng thứ hai trở
đi phải lùi vào 1cm so với dòng thứ nhất để phần tài liệu tham khảo được rõ
ràng và dễ theo dõi.
- Số lượng tài liệu tham khảo: Mỗi báo cáo thực tập tốt nghiêp phải có tối
thiểu 7 tài liệu tham khảo, gồm tiếng Việt và tiếng nước ngoài (không tính tài
liệu tham khảo là iáo trình),
- Nếu 1 tài liệu tham khảo có nhiều tác giả cùng tham gia thì phải viết đầy đủ
họ tên của tất cả các tác giả đó.
1.10. Quy định về trích dẫn tài liệu tham khảo
Khi trích dẫn tài liệu tham khảo cho kết quả nghiên cứu trong báo cáo, cần
ghi đầy đủ tên tác giả, năm công bố và số thứ tự của tài liệu đó trong danh
mục tài liệu tham khảo. Có 2 cách viết trích dẫn thường sử dụng:
- Viết tên tác giả và năm công bố trong ngoặc đơn ( ), số thứ tự của tài liệu
trong danh mục tài liệu tham khảo để riêng trong ngoặc vuông [ ]. Cách này
thường đặt ở cuối hoặc giữa câu.
Ví dụ: (Nguyễn Thị Kim Lan, 2004) [2].
- Viết tên tác giả, tiếp theo là năm công bố đặt trong ngoặc đơn ( ), số thứ tự
của tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo để riêng trong ngoặc vuông [ ]
Ví dụ: Theo Trần Huê Viên (2004) [2]
Cách trích dẫn này thường đặt ở đầu câu.
Lưu ý:
+. Khi trích dẫn tài liệu tham khảo, số thứ tự của tài liệu trích dẫn đặt
trong ngoặc vuông [ ] phải trùng với số thứ tự của tài liệu có trong danh mục

tài liệu tham khảo.
5
+. Nếu muốn trích dẫn một câu hay một đoạn nội dung trong tài liệu
tham khảo thì câu hay đoạn được trích dẫn phải đặt trong dấu ngoặc kép " "
sau đó đến tên tác giả, năm công bố và thứ tự của tài liệu trong danh mục tài
liệu tham khảo.
+. Nếu tài liệu tham khảo có từ 2 tác giả trở lên thì chỉ cần viết đầy đủ
tên họ của người đầu tiên sau đó ghi thêm từ : và cs ở đằng sau là đủ.
Ví dụ: (Nguyễn Văn Thiện và cs, 2002)[2].
1.11. Quy định về số lượng báo cáo
- Trước khi chấm chính thức phải nộp 02 cuốn cho khoa để tổ chức chấm
(sinh viên đã chỉnh sửa hoàn chỉnh theo ý kiến góp ý của giảng viên hướng
dẫn). In và đóng bìa theo yêu cầu (như quy định ở mục 1.2.1).
- Sau khi chấm nộp 03 cuốn đóng bìa (như quy định ở mục 1.2.2)
+. 02 cuốn nộp cho khoa (khoa giữ 2 cuốn, nộp thư viện 01 cuốn)
+. 01 cuốn cho giảng viên hướng dẫn
- Yêu cầu của báo cáo nộp sau khi chấm phải được sửa chữa, theo ý kiến góp
ý của Hội đồng chấm báo cáo thực tập tốt nghiệp. Giảng viên hướng dẫn kiểm
tra và ký xác nhận trước khi sinh viên đem nộp.
Chương 2
BỐ CỤC CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Lời cảm ơn
Mở đầu
Danh mục các bảng trong báo cáo
Danh mục các hình trong báo cáo
Danh mục các từ, cụm từ viết tắt
Mục lục
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
1.2. Sự cần thiết tiến hành nội dung thực tập

1.3. Điều tra cơ bản
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
6
1.3.2. Điều kiện xã hội
1.3.3. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi thú y
1.3.4. Những thuận lợi khó khăn
1.4. Mục tiêu thực tập
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan tài liệu
2.2. Kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm tiến hành
3.2. Nội dung thực hiện
3.3. phương pháp thực hiện
Do thời gian tiến hành ngắn (10 -12 tuần) nên nội dung chuyên đề chỉ đòi hỏi về
kỹ năng tay nghề và áp dụng kiến thức đã học tại nhà trường vào thực tiễn sản
xuất trong một lĩnh vực cụ thể tại cơ sở thực tập (phục vụ sản xuất) nên nội dung
thực tập cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
 Những nội dung của tiến bộ khoa học hoặc qui trình kỹ thuật cần triển
khai?
 Các chỉ tiêu hay các chỉ số theo dõi cho từng nội dung là gì?
.
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Trình bày những kết quả đã thu được, đạt được trong thời gian thực hiện nội dung
thực tập. Do thời gian thực tập ngắn nên phần kết quả tối thiểu phải đạt 4 bảng
số liệu.
PHẦN 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI
5.1. Kết luận
5.2. Tồn tại
TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt
II. Tiếng Anh
III. Tiếng khác
7
Chương 3
THỦ TỤC HỒ SƠ CHẤM BÁOCÁO TTTN
Hồ sơ đủ điều kiện được chấm báo cáo thực tập tốt nghiệp của sinh viên bao
gồm:
3.1. Gồm 02 cuốn báo cáo (quy cách như mục 1.2)
3.2. Nhật ký thực tập:
Nhật ký thực tập do sinh viên ghi chép lại toàn bộ công việc đã thực
hiện được tại cơ sở thí nghiệm theo nội dung thực tập đã đề ra.
Yêu cầu:
- Nhật ký được ghi chép rõ ràng, không tẩy xóa
- Nhật ký do sinh viên trực tiếp ghi chép
- Nhật ký ghi theo từng ngày theo trình tự thời gian đi thực tập
- Kết thúc thực tập phải có xác nhận của giáo viên hướng dẫn, xác
nhận, đóng dấu của cơ sở nơi sinh viên thực tập vào cuối quyển nhật ký.
3.3. Giấy xác nhận của cơ quan/địa phương (sau đây gọi chung là cơ sở)
nơi sinh viên về thực tập thí nghiệm
Những nội dung cần xác nhận:
- ý thức của sinh viên trong thời gian thực tập tại cơ sở
- Đánh giá quá trình thực tập tốt nghiệp của sinh viên
- Đánh giá hiệu quả và ý nghĩa của đề tài
Lưu ý: Giấy xác nhận của cơ sở phải có chữ ký, họ tên đầy đủ của người có
thẩm quyền và đóng dấu
8
Chương 4
CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO
Phụ lục 1: Mẫu trang bìa của báo cáo (khổ giấy A4: 210 x 297mm)

9
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

(Họ và tên sinh viên: viết chữ in, đậm)

Tên báo cáo:



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Hệ đào tạo: Liên thông
Chuyên ngành:
Khoa:
Khóa học:
Tỉnh/Thành phố - năm
Phụ lục 2: Mẫu trang phụ bìa của khóa luận (khổ A4: 210 x 297mm)
10
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

(Họ và tên sinh viên, chữ in đậm)

Tên báo cáo:


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Hệ đào tạo: Liên thông
Chuyên ngành:

Khoa:
Khóa học:
Giảng viên hướng dẫn:
1.
2.
(Ghi đầy đủ họ tên, học hàm, học vị
và cơ quan đang công tác của người hướng dẫn)
Tỉnh/Thành phố - năm
Phụ lục 3: Hướng dẫn xếp tài liệu tham khảo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Phạm Đức Chương, Cao Văn, Từ Quang Hiển, Nguyễn Thị Kim Lan
(2003), Dược lý học thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Từ Quang Hiển, Trần Văn Phùng, Lục Đức Xuân (2004), "Nghiên cứu
một số chỉ tiêu sinh học của giống lợn lang nuôi tại huyện Hạ
Lang, Cao Bằng", Tạp chí Chăn nuôi, Hội Chăn nuôi Việt Nam
(6), trang 4-6.
3. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (2002), Một số phương pháp tiếp
cận nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
II. Dịch từ tiếng nước ngoài
4. Xxoep. A.A, (1985), Sinh lý sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội
5. Charles. W.B (1978), Phôi sinh học hiện đại, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
III. Tiếng Anh
6. Abdelrahim Abdallah Homeida (2002), Relationship between luteal
function and conception in dairy cows after artificial
insemination, Master's thesis, Hiroshima University, Japan.
7. Dockhorn.W; Schutzler.H (1973), "Investigations on the gonadotropin
content of the serum of pregnant meres from the point of view of
PMSG production", Monatshefte fur veterina'rmedizin, 28(6),
p.220-225, German Democratic Republic

11

×