Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Lồng ghép chức năng sinh thái môi trường với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện mỹ đức, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 91 trang )


i
MỤC LỤC
DANH MụC CHữ VIếT TắT III
DANH MụC BảNG IV
DANH MụC HÌNH V
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1.

C
Ơ Sở KHOA HọC Về LỒNG GHÉP CHứC NĂNG SINH THÁI MÔI TRƯỜNG VỚI
QUY HOẠCH TổNG THể PHÁT TRIểN
KTXH 3
1.1.1. Lồng ghép chức năng sinh thái môi trường 3
1.1.2. Cơ sở pháp lý 7
1.2.

K
HÁI QUÁT ĐIềU KIệN Tự NHIÊN
,

KTXH
KHU VựC NGHIÊN CứU
10
1.2.1. Điều kiện tự nhiên 10
1.2.2. Điều kiện KTXH huyện Mỹ Đức 17
CHƯƠNG 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1.

Đ


ốI TƯợNG NGHIÊN CứU
26
2.2.

P
HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU
26
CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29
3.1.

K
HÁI QUÁT HIệN TRạNG MÔI TRƯờNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC
HST
HUYệN
M

Đ
ứC
29
3.1.1. Hiện trạng môi trường huyện Mỹ Đức 29
3.1.2. Đánh giá các HST tại Mỹ Đức 31
3.2.

L
ồNG GHÉP CHứC NĂNG SINH THÁI MÔI TRƯờNG VớI QUY HOạCH TổNG THể
PHÁT TRIểN
KTXH
HUYệN
M


Đ
ứC
45
3.2.1. Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Mỹ Đức 45
3.2.2. Phân tích, đánh giá việc lồng ghép chức năng sinh thái môi trường với
quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Mỹ Đức 56
3.3.

Đ
ề XUấT CÁC ĐịNH HƯớNG NÂNG CAO HIệU QUả LồNG GHÉP
75
3.3.1. Lồng ghép thông qua các quá trình ra quyết định, các văn bản 75
3.3.2. Lồng ghép thông qua việc thực hiện ĐMC, ĐTM và cam kết bảo vệ môi
trường 76

ii
3.3.3. Lồng ghép trong quá trình tuyên truyền và xã hội hóa môi trường 78
3.3.4. Tăng cường nguồn nhân lực cho công tác môi trường 80
KẾT LUẬN 82


iii
Danh mục chữ viết tắt

BQL Ban quản lý
BVMT Bảo vệ môi trường
ĐDSH Đa dạng sinh học
ĐHQG Đại học Quốc gia
ĐMC Đánh giá môi trường chiến lược
ĐTM Đánh giá tác động môi trường

HST Hệ sinh thái
KTXH Kinh tế - xã hội
NXB Nhà xuất bản
TNMT Tài nguyên môi trường
UBND Ủy ban nhân dân
WHO Tổ chức Y tế Thế giới




iv
Danh mục bảng
Bảng 1. Các loại đất huyện Mỹ Đức 16

Bảng 2. Giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản huyện
Mỹ Đức năm 2013 20

Bảng 3. Sản lượng lúa của huyện Mỹ Đức năm 2013 20

Bảng 4. Diện tích trồng cây hoa màu huyện Mỹ Đức năm 2013 21

Bảng 5. Thống kê chăn nuôi của huyện Mỹ Đức năm 2013 21

Bảng 7. Diện tích trồng lúa của huyện Mỹ Đức năm 2013 41

Bảng 8. Diện tích trồng cây hoa màu huyện Mỹ Đức năm 2013 41

Bảng 9: Thực trạng đất khu dân cư nông thôn huyện Mỹ Đức năm 2010 43

Bảng 10. Mục tiêu cơ cấu kinh tế của huyện Mỹ Đức đến năm 2020 và 2030 47


Bảng 11. Các mục tiêu phát triển xã hội của huyện Mỹ Đức đến năm 2020 và
2030 47

Bảng 12. Quy mô của hồ chứa Quan Sơn 64

Bảng 13. Hiện trạng hệ thống các kênh chính của huyện Mỹ Đức 65

Bảng 14. Thành phần thực vật rừng đặc dụng Hương Sơn 67

Bảng 15. Các họ thực vật giàu loài nhất tại rừng đặc dụng Hương Sơn 68

Bảng 16: Các loài thực vật quí hiếm có ở rừng đặc dụng Hương Sơn 69

Bảng 17. Thành phần loài hệ động vật rừng đặc dụng Hương Sơn 70

Bảng 18. Tổng hợp tài nguyên thú rừng đặc dụng Hương Sơn 71

Bảng 19. Tổng hợp tài nguyên chim rừng đặc dụng Hương Sơn 71

Bảng 20. Các loài động vật quý hiếm có giá trị bảo tồn cao 72



v
Danh mục hình
Hình 1. Bản đồ hành chính huyện Mỹ Đức 11

Hình 2: Mơ Vân Nam được trồng ở Hương Sơn 33


Hình 3: Hình ảnh cây mơ Hương Tích 33

Hình 4 và hình 5: Rau sắng chùa Hương được trồng trong rừng 34

Hình 6: HST rừng trồng tại Hương Sơn 36

Hình 7: Vườn cây ăn quả của người dân ở xã Phúc Lâm 36

Hình 8 và hình 9: Hình ảnh hồ Quan Sơn chụp ở xã Hợp Tiến 38

Hình 10 và hình 11: Sông Đáy đoạn qua xã Hương Sơn 39

Hình 12 và hình 13: Cây trồng vụ đông của người dân ở xã Lê Thanh 42

Hình 14 và hình 15: Những chiếc thuyền phục vụ mùa lễ hội 57

Hình 16: Du khách ngắm cảnh trên dòng suối Yến 58

Hình 17: Khách nước ngoài mua vé thăm quan chùa Hương 58

Hình 18: Trụ sở làm việc của Ban quản lý Rừng đặc dụng Hương Sơn 67




1
MỞ ĐẦU
Tốc độ phát triển kinh tế và sự tiến bộ xã hội trên thế giới ngày càng tăng
trưởng, kéo theo sự gia tăng về các vấn đề môi trường. Những thảm hoạ về sự cố
môi trường, thiên tai đã gây nên những tổn thất to lớn về người và của ở hầu hết các

quốc gia trên thế giới.
Nhằm tạo ra những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường, toàn thế giới
nhất trí rằng kinh tế, xã hội, các nguồn lực và môi trường phải được phát triển hài
hoà. Hội nghị thượng đỉnh Rio de Janerio, Braxin năm 1992 đã chuyển chủ đề “Bảo
vệ môi trường” của Hội nghị Liên hợp quốc năm 1972 ở Stockholm sang những vấn
đề liên quan đến môi trường và phát triển, lấy mục tiêu “Phát triển bền vững” làm
kim chỉ nam cho mọi hoạt động của các quốc gia - Chương trình nghị sự 21 ra đời.
Sự thay đổi chủ đề: “Bảo vệ môi trường” sang chủ đề “Phát triển bền vững”
thể hiện bước nhảy vọt trong nhận thức về tầm quan trọng của việc lồng ghép công
tác BVMT vào chương trình xây dựng và phát triển đất nước của mỗi quốc gia.
Tinh thần và ý tưởng chung trong chương trình nghị sự 21 của Việt nam (Vietnam
Agenda 21) là thực hiện và chuyển những chiến lược phát triển bền vững thành
những chương trình hành động cụ thể, khả thi và hiện thực, trong đó chương trình
hành động bảo vệ môi trường phải được lồng ghép trong chương trình, quy hoạch
phát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch đất đai, quy hoạch hạ tầng cơ sở, kiến trúc cảnh
quan, văn hoá của đất nước
Quy hoạch môi trường đang được quan tâm và chú trọng nhiều hơn trong
những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu và báo cáo về các vấn đề lồng ghép
như lồng ghép đất đai, lồng ghép đói nghèo và môi trường, lồng ghép môi trường
vào quy hoạch phát triển.
Tuy nhiên trong phạm vi nhỏ hơn đó là lồng ghép sinh thái môi trường thì
chưa được rõ ràng và còn ít nghiên cứu, cần chỉ ra những chức năng sinh thái môi
trường nào quan trọng cần được lồng ghép vào quy hoạch phát triển KTXH. Nhận
thấy vai trò quan trọng của việc lồng ghép chức năng sinh thái môi trường vào trong

2
dự án quy hoạch, tôi chọn đề tài “Lồng ghép chức năng sinh thái môi trường với
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội”.
Đề tài được thực hiện với các mục tiêu:
- Lựa chọn những chức năng sinh thái môi trường để lồng ghép vào Quy

hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Mỹ Đức.
- Đề xuất những định hướng nâng cao hiệu quả lồng ghép.




3
Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học về lồng ghép chức năng sinh thái môi trường với quy
hoạch tổng thể phát triển KTXH
1.1.1. Lồng ghép chức năng sinh thái môi trường
- Một số khái niệm
+ Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
+ Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ
sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo
vệ môi trường.
+ Quy hoạch bảo vệ môi trường là việc phân vùng môi trường để bảo tồn,
phát triển và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường gắn với hệ thống
giải pháp bảo vệ môi trường trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát
triển KTXH nhằm bảo đảm phát triển bền vững.
+ Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo tác động đến môi
trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp giảm
thiểu tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng và được tích hợp trong chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững.
+ Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi
trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai
dự án đó.
+ Lồng ghép là một quá trình tích hợp một cách có hệ thống một giá trị, ý

tưởng hay một chủ đề có lựa chọn trong tất cả phạm vi của một lĩnh vực công việc
hay của một hệ thống. Việc lồng ghép là một quá trình lặp đi, lặp lại để thay đổi văn
hoá và thông lệ của các thể chế (cơ quan).
+ Hệ sinh thái là một tổ hợp động của các quần xã thực vật, động vật và vi
sinh vật và môi trường vô sinh của các quần xã đó, tương tác với nhau như một đơn

4
vị chức năng. Các HST không có ranh giới cố định; thay vào đó, các thông số của
các HST được đặt ra để xem xét vấn để khoa học, quản lý hoặc chính sách. Tuỳ
theo mục đích phân tích, một cái hồ duy nhất, một khu vực chứa nước hoặc toàn bộ
vùng, có thể là một HST.
+ Đánh giá tổng hợp HST là đánh giá điều kiện và các xu thế trong một
HST; các dịch vụ mà HST đó cung cấp (như nước sạch, thức ăn, lâm sản và kiểm
soát lũ); cũng như các phương án lựa chọn để phục hồi, bảo tồn hoặc tăng cường sử
dụng bền vững HST đó thông qua các phương pháp nghiên cứu lồng ghép giữa
khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
+ Sinh thái môi trường là môn học thuộc ngành môi trường học. Nó nghiên
cứu mối quan hệ tương tác không chỉ giữa các cá thể sinh vật, mà còn giữa tập thể,
giữa cộng đồng với các điều kiện môi trường tự nhiên bao quanh nó.
+ Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH vùng, lãnh thổ là luận chứng phát
triển KTXH và tổ chức không gian các hoạt động KTXH hợp lý trên lãnh thổ nhất
định trong một thời gian xác định.
- Lồng ghép chức năng sinh thái môi trường
Khi nói đến chức năng cần nhận rõ chức năng là các đối tượng, hiện tượng
được phát sinh, phát triển từ các đối tượng, hiện tượng có trước theo một quy luật tự
nhiên nhất định và theo các mục tiêu nhất định của con người. Chức năng sinh thái
của lãnh thổ sinh thái có đa chức năng mà trước hết là chức năng môi trường sống
tự nhiên và nhân tạo thuộc các thành phần cấu trúc lãnh thổ. Các chức năng của nền
địa chất, địa hình, đất, sinh vật, thủy văn, khí hậu đều là các chức năng môi trường
sống của con người và các hệ sinh vật. Con người và sinh vật sống nhờ nền địa chất,

địa hình, đất, sinh vật, nước và không khí. Chức năng sinh thái quan trọng thứ hai là
năng suất sinh học của đa dạng các loài sinh vật trong quần xã của HST. Sự chuyển
hóa vật chất và năng lượng trong HST được biểu hiện bởi năng suất sinh học của
quần xã trong HST. Chức năng sinh thái thứ ba có ý nghĩa cũng rất quan trọng đó là
chức năng KTXH. Sự cung cấp tài nguyên của môi trường (của các thành phần cấu
trúc lãnh thổ) là điều kiện rất quan trọng, có khi là chủ yếu, là cơ sở vật chất cho sự

5
phát triển của xã hội loài người, cho sự phát triển các ngành kinh tế nông, lâm, ngư,
công nghiệp, thương mại, du lịch… và đặc biệt là các HST, các công trình hạ tầng
do con người xây dựng có ý nghĩa về mặt KTXH và thẩm mỹ. Các chức năng
KTXH là các chức năng tự nhiên và nhân tạo được sử dụng vào các mục đích phát
triển KTXH và đó là cơ sở để phân loại các lãnh thổ sinh thái theo mục đích sử
dụng cho sư phát triển KTXH của loài người. Chức năng thứ tư là chứa đựng,
chuyển hóa các chất thải của con người thải ra trong quá trình phát triển KTXH
Quy mô hoạt động của các chức năng sinh thái tự nhiên thường được trùng
khớp, đồng nhất với quy mô cấu trúc lãnh thổ tự nhiên ở trong cùng cấp đó, nhưng
chức năng sinh thái thuộc về KTXH có khi được xác định khác nhau trên cùng quy
mô lãnh thổ hoặc có quy mô nhỏ hơn ngay trong quy mô cấu trúc của lãnh thổ tự
nhiên.
Theo phạm vi rộng, phát triển bền vững phụ thuộc vào việc lồng ghép thành
công môi trường với quy hoạch kinh tế và ra quyết định, một quy trình được gọi là
lồng ghép môi trường. Những nỗ lực ban đầu vào những năm 1990 để lồng ghép
môi trường với quy hoạch quốc gia - ví dụ, thông qua các báo cáo về chiến lược
giảm đói nghèo (PRSP) - nhằm đảm bảo các quyết định và kế hoạch về kinh tế phải
cân nhắc đến các ưu tiên về môi trường và cũng như đề cập đến tác động của các
hoạt động của con người đến các dịch vụ và tài sản môi trường.

Bằng chứng cho thấy, những cố gắng ban đầu để lồng ghép môi trường với
quy hoạch quốc gia đã đạt được những thành công nhất định. Một loạt công trình

đánh giá có ảnh hưởng của Ngân hàng thế giới cho thấy, hầu hết các báo cáo chiến
lược giảm đói nghèo được các nước nghèo nhất thông qua trong những năm 1990,
đã không nêu được đầy đủ sự đóng góp của môi trường đối với giảm đói nghèo và
tăng trưởng kinh tế.
Lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường vào các quyết định sử dụng các nguồn
lực trong hoạt động kinh tế, xã hội là cách thức bảo vệ môi trường có nguồn gốc từ
yêu cầu phát triển bền vững, nguyên tắc phòng ngừa trong bảo vệ môi trường và

6
nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào các quyết định có liên
quan tới môi trường.
Yêu cầu phát triển bền vững đến nay được coi là một trong những giá trị phổ
quát cần được đảm bảo bởi bất kỳ mô hình phát triển kinh tế nào trên thế giới. Phát
triển bền vững được Ủy ban thế giới về Môi trường và phát triển (WCED) định
nghĩa là “sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu của hiện tại, nhưng không gây
trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Yêu cầu phát triển bền
vững được hiểu một cách giản lược là yêu cầu phát triển kinh tế phải đi đôi với
việc bảo vệ thỏa đáng môi trường sinh thái. Điều này cũng có nghĩa rằng, mọi
hoạt động kinh tế, xã hội đều phải tính đúng, tính đủ các chi phí cho việc bảo vệ
môi trường. Nói cách khác, yêu cầu bảo vệ môi trường phải được tôn trọng trong
mọi hoạt động kinh tế, xã hội, mọi dự án sản xuất, tiêu thụ và phát triển.
Nguyên tắc phòng ngừa đòi hỏi giảm thiểu tối đa nguy cơ sản sinh ra tác
nhân làm thiệt hại đến môi trường (gây ô nhiễm, suy thoái môi trường) thay cho
việc xử lý các chất gây ô nhiễm đã được sản sinh từ quá trình sản xuất, sinh hoạt
của con người. Việc lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường ngay từ giai đoạn ra
quyết định của con người sẽ góp phần giúp cho người ra quyết định cân nhắc đầy đủ
hơn lợi và hại từ quyết định của mình, tính tới các lợi ích môi trường để từ đó có
ứng xử phù hợp theo hướng giảm thiểu các hành vi gây hại cho môi trường.
Nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào quá trình ra các quyết
định quan trọng liên quan tới môi trường đòi hỏi bất cứ khi nào một chủ thể có các

quyết định có thể ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường nơi một cộng đồng dân cư
đang sinh sống thì đều phải có sự tham vấn ý kiến hợp lý của cộng đồng dân cư đó.
Nguyên tắc này xuất phát từ thực tế vấn đề môi trường về cơ bản là vấn đề của cộng
đồng dân cư. Các ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường nói chung chính là các ảnh
hưởng tiêu cực tới sức khỏe, tài sản và các lợi ích khác của cộng đồng dân cư. Sự
tham gia của cộng đồng vào các quá trình ra quyết định liên quan tới môi trường
chính là một biện pháp đảm bảo sự hài hòa về lợi ích của các chủ thể có liên quan

7
đồng thời góp phần ngăn ngừa các xung đột, tranh chấp không đáng có trong tương
lai.
Như vậy, lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường vào các loại quyết định trong
cuộc sống của con người phải được coi là một hệ quả tự nhiên của yêu cầu phát
triển bền vững và đáp ứng nguyên tắc phòng ngừa trong việc bảo vệ môi trường và
nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào quá trình bảo vệ môi trường.
Lồng ghép chức năng sinh thái môi trường với quy hoạch tổng thể phát triển KTXH
cũng không phải là một ngoại lệ.
1.1.2. Cơ sở pháp lý
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã thể hiện khá đầy đủ yêu cầu phát triển
bền vững, loại phát triển mà theo giải thích của Luật này là “phát triển đáp ứng
được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó
của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh
tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường” (Khoản 4 Điều 3 Luật BVMT
2014). Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã có nhiều nội dung cụ thể theo hướng
các yêu cầu về bảo vệ môi trường được lồng ghép vào từng loại hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt của con người (chẳng hạn bảo vệ môi trường
đối với các dự án quy hoạch phát triển KTXH, bảo vệ môi trường đối với các dự án
đầu tư, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ, bảo vệ môi trường
làng nghề, bảo vệ môi trường trong sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản,
v.v )

Từ năm 2007, Việt Nam đã chính thức tham gia WTO, chính thức tham gia
trên sân chơi quốc tế. Trong bối cảnh đó, trên phạm vi toàn quốc, chúng ta hiện nay
đang tập trung thực hiện bốn chương trình lớn mang tính toàn cầu:
i/ Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam (ban hành ngày 17 tháng 8 năm
2004)
ii/ Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2020 (NTP-
RCC) (ban hành ngày 02 tháng 12 năm 2008)

8
iii/ Kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên
tai đến năm 2020 (KCQ) (ban hành ngày 29 tháng 9 năm 2009).
iv/ Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020
(ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2014)
Đây có thể được xem như bốn chương trình/kế hoạch quan trọng nhất cho
Việt Nam trong thế kỷ 21 và để thực hiện một cách hiệu quả trong thực tế, cần phải
quán triệt sâu sắc cách tiếp cận lồng ghép/tích hợp:
 Trong chương trình Nghị sự 21 là yêu cầu tích hợp giữa ba lĩnh vực lớn
nhất: kinh tế, xã hội và môi trường và các hợp phần của nó trên đặc thù
văn hóa của các ngành, địa phương;
 Trong NTP – RCC và KCQ là tích hợp các nhiệm vụ và giải pháp vào tất
cả các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển của các
bộ ngành và địa phương.
Tuy nhiên, theo tài liệu của nhóm nghiên cứu GS. TS. Lê Trọng Cúc [2010]
trên thực tế, ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, phát triển, xóa đói giảm
nghèo và quản lý môi trường thường được xem là các mục tiêu tách biệt. Các tác
động tích lũy của chính sách, chương trình và dự án để đạt được các mục tiêu trung
hạn và ngắn hạn gây nên những tác động tiêu cực tới môi trường đất, nước, không
khí và gây ra hậu quả như ô nhiễm, biến đổi khí hậu, suy thoái đất và ảnh hưởng rất
lớn tới người nghèo. Nguyễn Quang và Howard Stewart (2005) đánh giá về lồng
ghép môi trường trong Chiến lược giảm nghèo toàn diện (CPRGS) của Việt Nam

với trường hợp nghiên cứu điểm tại Đắc Lắc cho thấy, tình trạng tăng trưởng kinh tế
nhanh phù hợp với trọng tâm của Chiến lược giảm nghèo toàn diện nhưng lại không
bền vững và gây suy thoái môi trường làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói và
khoảng cách giàu nghèo. Mặt khác, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề
môi trường bức xúc liên quan đến nhiều ngành khác nhau. Đánh giá của ngân hàng
thế giới (2005) nhận định rằng phát triển kinh tế của Việt Nam đi kèm với đô thị
hóa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhanh chóng, khai thác tài nguyên ngày một
gia tăng và sự gia tăng áp lực tới môi trường. Mức độ và quy mô tác động môi

9
trường ngày một gia tăng. Theo Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam (MONRE)
(2003), trong lĩnh vực lâm nghiệp, từ năm 1975 đến nay mối đe dọa tới ĐDSH của
Việt Nam không những không giảm mà ngày càng gia tăng do phát triển cơ sở hạ
tầng, mở rộng đất sản xuất nông nghiệp, khai thác gỗ thương phẩm, chuyển đổi cơ
cấu sử dụng đất, phát triển nuôi tôm, khai thác quá mức và hủy diệt, di dân. Thống
kê của Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN)
chỉ ra rằng số lượng loài động thực vật nguy cấp tăng từ 715 loài trong giai đoạn
1992 - 1996 tới 822 loài trong giai đoạn 2002 – 2007, theo sách đỏ của Việt Nam có
tới gần 900 loài có nguy cơ tuyệt chủng (2007). Về lĩnh vực nông nghiệp, chuyển
đổi cơ cấu sản xuất nhanh và làm thay đổi sử dụng tài nguyên ở quy mô lớn (Đặng
Kim Sơn, 2006). Việc sử dụng phân bón hóa học ngày càng gia tăng và ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe của người dân và gây ô nhiễm môi trường đất (MONRE, 2005).
Đánh giá của Bộ kế hoạch và đầu tư (2006) cho thấy chất lượng môi trường ở các
khu công nghiệp cả nước hiện nay đang ở mức ô nhiễm nặng và vẫn tiếp tục gia
tăng, không những ảnh hưởng tới người lao động ở trong khu công nghiệp mà còn
ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người ngoài khu công nghiệp. Đặc biệt
tình trạng ô nhiễm nước thải, môi trường lao động đáng báo động. Vấn đề ô nhiễm
không khí, tiếng ồn và rác thải ở mức cao tuy chưa đến mức độ báo động.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để lồng ghép môi trường hiệu quả nhất, yếu tố
gì cản trở sự lồng ghép môi trường? Sáng kiến về lồng ghép môi trường trong quy

hoạch và ra quyết định được Học viện Môi trường và Phát triển Anh Quốc (IIED)
thực hiện đánh giá ở 10 nước (như Tanzania, Zambia, Kenya, Phillipines, Việt
Nam). IIED đã tổng kết các nhóm thách thức chính cho việc lồng ghép môi trường,
bao gồm: phương thức phát triển kinh tế bằng mọi giá, thiếu cam kết chính trị, các
sáng kiến lồng ghép còn hạn chế, thiếu thông tin và dữ liệu về mối liên hệ giữa môi
trường – phát triển, năng lực và kỹ năng còn hạn chế. Đánh giá của IIED (2010)
trong một hội thảo giữa các chuyên gia và các bên liên quan trong 2 ngày để nhìn
nhận lại thành tựu và thách thức trong việc lồng ghép môi trường và phát triển ở ở
Việt Nam trong vòng 20 năm qua đã chỉ ra những thách thức như sau: (i) nhiều cơ

10
quan liên quan đến vấn đề môi trường nhưng thiếu sự phối kết hợp; (ii) đẩy mạnh
tăng trưởng kinh tế nhưng cản trợ sự lồng ghép môi trường; (iii) quá trình quy
hoạch thiếu sự phối kết hợp, không linh họa; (iv) trở ngại về văn hóa và ứng xử
trong việc lồng ghép môi trường. Đánh giá của IIED cũng nhận định rằng rất ít
quốc gia có giải pháp lồng ghép môi trường một cách hoàn hảo và đề xuất cần có
chiến lược lồng ghép môi trường ở các cấp độ và quy mô khác nhau
.

1.2. Khái quát điều kiện tự nhiên, KTXH khu vực nghiên cứu
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Mỹ Đức là một trong 14 quận, huyện mới của Hà Nội, có diện tích tự nhiên
23.146,93 ha, trung tâm huyện lỵ cách quận Hà Đông khoảng 38km, cách trung tâm
Hà Nội 54km về phía Tây. Mỹ Đức nằm giáp ranh giữa đồng bằng và miền núi, có
dãy núi đá vôi chạy dọc ở phía Tây nên có vị trí rất quan trọng về an ninh - quốc
phòng nên có thể coi Mỹ Đức là tuyến phòng thủ phía tây nam đối với Hà Nội.

11


Hình 1. Bản đồ hành chính huyện Mỹ Đức
Nguồn: Phòng TNMT huyện Mỹ Đức


12
Mỹ Đức nằm ở tọa độ địa lý từ 20
0
35

40

- 20
0
43

40

vĩ độ Bắc và từ
105
0
38

44

- 105
0
49

33


kinh độ Đông, có ranh giới tiếp giáp sau:
Phía bắc giáp huyện Chương Mỹ (Hà Nội);
Phía đông giáp huyện Ứng Hòa (Hà Nội);
Phía tây giáp huyện Lương Sơn và huyện Kim Bôi (Hòa Bình);
Phía nam giáp huyện Kim Bảng (Hà Nam).
Về mặt kinh tế, Mỹ Đức có vị trí tương đối thuận lợi do ở gần các trung tâm
kinh tế và thị trường lớn như thủ đô Hà Nội, quận Hà Đông, khu công nghệ cao Hòa
Lạc và chuỗi đô thị mới Xuân Mai-Miếu Môn-Hòa Lạc-Sơn Tây.
1.2.1.2. Địa hình, địa mạo
Mỹ Đức nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng cũng là khu vực chuyển
tiếp giữa đồng bằng với miền núi với 2 dạng địa hình chính:
- Địa hình núi đá xen kẽ với các khu vực úng trũng, gồm 10 xã phía tây như
Hương Sơn, Hùng Tiến, An Tiến, An Phú, Đồng Tâm, Thượng Lâm, Tuy Lai, Hồng
Sơn, Hợp Tiến, Hợp Thanh. Độ cao trung bình so với mặt biển của dãy núi đá phía
tây huyện từ 150 - 300m, do phần lớn đá Kast bị nước xâm thực qua quá trình kiến
tạo lâu dài nên khu vực này hình thành hang động thiên nhiên đẹp có giá trị du lịch
và lịch sử như động Hương Tích, động Đại Binh, động Người Xưa…
Địa hình đồng bằng gồm 12 xã, thị trấn ven sông Đáy: Phúc Lâm, Mỹ
Thành, Bột Xuyên, An Mỹ, Lê Thanh, Xuy Xá, Phùng Xá, Phù Lưu Tế, thị trấn Đại
Nghĩa, Đại Hưng, Vạn Kim, Đốc Tín, với độ cao trung bình từ 3,8 - 7m so với mặt
biển. Địa hình ở đây khá bằng phẳng và hơi dốc theo hướng từ đông sang tây, rất
thuận lợi cho việc xây dựng công trình thủy lợi tự chảy và dùng nguồn nước sông
Đáy tưới cho các cánh đồng lúa. Trong khu vực cũng có nhiều điểm trũng tạo thành
các hồ đầm nhỏ như Đầm Lai, Thài Lai…
Phần tiếp giáp giữa các dãy núi phía Tây và đồng bằng phía Đông là vùng có
độ cao địa hình thấp tạo thành các hồ chứa nước như hồ Quan Sơn, hồ Tuy Lai, hồ
Câu Giậm, hồ Bán Nguyệt v.v.

13
1.2.1.3. Khí hậu, thời tiết

Mỹ Đức nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa khá
rõ rệt: mùa hè kéo dài từ tháng 5 - tháng 10 với nhiệt độ trung bình 24 - 27
0
C, mùa
đông kéo dài từ tháng 11 - tháng 4 năm sau với nhiệt độ trung bình từ 18 - 24
0
C.
Số giờ nắng trung bình trong năm là 1.630,6 giờ, cao nhất là 1.700 giờ/năm,
thấp nhất là 1.460 giờ/năm.
- Lượng mưa: lượng mưa bình quân hàng năm là 1.900 - 2.200mm, phân bố
không đều trong năm. Mưa tập trung vào tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85,2% tổng
lượng mưa cả năm. Các tháng 11 đến tháng 3 năm sau có lượng mưa ít nhất trong
năm chỉ khoảng 25 – 30 mm.
- Độ ẩm không khí: độ ẩm trung bình trong năm là 85%, giữa các tháng trong
năm độ ẩm biến thiên từ 80 - 89%. Độ ẩm thấp nhất vào các tháng 11,12. Tuy
nhiên, chênh lệch về độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm là không lớn.
- Gió: hướng gió thịnh hành về mùa khô là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11
đến tháng 3 năm sau. Các tháng còn lại chủ yếu là gió Nam, gió Tây Nam và gió
Đông Nam.
- Sương muối hầu như không có; mưa đá và lốc xoáy thỉnh thoảng cũng có
xảy ra trên địa bàn huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ, Ba Vì nhưng không gây thiệt hại
lớn.
Nhìn chung, Mỹ Đức có điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc gieo trồng
quanh năm, đa dạng hóa nông nghiệp, phát triển các sản phẩm nông nghiệp có giá
trị cao phục vụ nhân dân và cung cấp cho thị trường Hà Nội và các vùng lân cận.
1.2.1.4. Thủy văn
Mỹ Đức có vị trí địa lý nằm trong khu vực trũng của đồng bằng châu thổ
sông Hồng, nơi có lượng mưa cao nên nguồn nước mặt, nước ngầm và các diện tích
thủy vực rất phong phú.
a. Các con sông chính: hệ thống sông tại huyện gồm 2 sông chính: sông

Đáy và sông Thanh Hà.
Sông Đáy có chiều dài khoảng 240 km và lưu vực hơn 7.500km
2
(cùng với

14
phụ lưu sông Nhuệ) chảy qua các tỉnh thành: Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Ninh
Bình và Nam Định. Sông Đáy là một phân lưu của sông Hồng tại Hát Môn - Phúc
Thọ và chảy qua nhiều huyện của tỉnh như Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức,
Chương Mỹ, Thanh Oai, Ứng Hòa và sang địa phận tỉnh Hà Nam. Đoạn sông Đáy
chảy qua Mỹ Đức có chiều dài 40km chạy dọc theo ranh giới phía đông với Ứng
Hòa, đi qua địa phận các xã: Phúc Lâm, Mỹ Thành, Bột Xuyên, An Mỹ, Lê Thanh,
Phùng Xá, Phù Lưu Tế, Đại Hưng, Vạn Kim, Đốc Tín, Hương Sơn. Trên địa phận
xã Hương Sơn, sông Đáy tiếp nhận dòng chảy của sông Thanh Hà và suối Yến từ
phía tả ngạn. Lưu vực sông trên địa bàn Mỹ Đức dài và hẹp, lòng sông quanh co
uốn khúc, nên động lực dòng chảy mạnh và thường gây ra hiện tượng sạt lở đất ven
bờ. Sông Đáy có vai trò quan trọng trong việc phân lũ cho sông Hồng, tiêu và tưới
nước cho hàng nghìn ha lúa và hoa màu của Mỹ Đức. Tuy nhiên, về mùa cạn sông
gần như không có dòng chảy nên việc cấp nước gặp rất nhiều khó khăn.
Do chảy qua nhiều địa bàn dân cư, sông Đáy phải tiếp nhận một lượng lớn
nước thải từ làng nghề và cộng đồng dân cư hai bên bờ sông. Từ năm 2003, sông
Đáy (cùng với sông Nhuệ) đã bị ô nhiễm trầm trọng do nước thải của các làng nghề
và bị coi là những con sông chết. Hiện nay, Chính phủ đã xây dựng dự án quản lý
lưu vực sông Nhuệ - Đáy, đầu tư xây dựng cụm công trình đầu mối sông Đáy, đưa
nước từ sông Hồng qua cổng Hiệp Thuận và hệ thống kênh dài 12km vào sông Đáy
tại cổng Cẩm Đinh, với mục đích làm sống lại dòng sông Đáy và tạo thành một khu
du lịch trên sông trong tương lai.
Đoạn sông Đáy chảy qua Mỹ Đức dài khoảng 40km,từ đầu huyện đến cuối
huyện, có vai trò quan trọng, với nhiều giá trị sử dụng về giao thông và môi trường
như: phân lũ cho sông Hồng, cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công

nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, tiếp nhận và đồng hóa các nguồn nước thải…
Sông Thanh Hà là một nhánh của sông Đáy, bắt nguồn từ vùng núi đá huyện
Kim Bôi (Hoà Bình) và chảy vào sông Đáy tại cửa Đục Khê, sông có chiều dài
28km và diện tích lưu vực sông là 390km
2
. Do không có đê nên sông thường gây
ngập úng .

15
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có sông Mỹ Hà và các kênh lớn như kênh
tiêu 7 xã, kênh dọc trục huyện. Hệ thống sông, hồ và chế độ thủy văn tại Mỹ Đức
khá đa dạng và phong phú, cung cấp nước khá đầy đủ và thương xuyên cho sinh
hoạt và sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
b. Các hồ lớn của huyện: hồ Quan Sơn (bao gồm hồ Tuy Lai, hồ Vĩnh An, hồ
Quan Sơn).
Hồ Quan Sơn nằm chạy dài theo hướng Bắc Tây Bắc - Nam Đông Nam, trên
các xã Thượng Lâm, Tuy Lai, Hồng Sơn của huyện Mỹ Đức, lan một phần nhỏ sang
huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình. Hồ nằm cách Hà Nội khoảng 50 km về hướng Nam
Tây Nam, là một thắng cảnh du lịch nổi tiếng của địa phương. Hồ rộng khoảng 959
ha, chứa trong mình gần 100 ngọn núi đá vôi. Chính vì vậy mà Hồ Quan Sơn được
mệnh danh là "Hạ Long trên cạn". Từ những năm 1960, hồ Quan Sơn được khoanh
vùng, bởi một con đê bao dài 20 km chạy dọc từ Thượng Lâm đến xã Hợp Tiến
nhằm ngăn chặn nước lũ rừng ngang, tạo bể chứa thủy lợi tưới cho 2.000 ha cây
trồng và nuôi trồng thủy sản. Việc khai thác du lịch các quần thể vùng Quan Sơn
được quy hoạch với gần 3.000 ha thuộc địa phận bốn xã: Hợp Tiến, Tuy Lai, Hồng
Sơn, Thượng Lâm.
1.2.1.5. Tài nguyên đất
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên của
huyện là 23.146,93 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 13.149,17 ha (chiếm
56,81%). Diện tích đất gieo trồng hàng năm bình quân là 0.054ha/người, cao hơn

mức trung bình của tỉnh (0,046ha/người) và thấp hơn mức trung bình của đồng bằng
sông Hồng (0,085 ha/người) - đây là yếu tố thúc đẩy huyện cần có quy hoạch vùng
sản xuất chuyên canh các cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao.
Về thổ nhưỡng, Mỹ Đức chủ yếu có các loại đất chủ yếu sau: đất phù sa
được bồi hàng năm; đất phù sa không được bồi hàng năm; đất phù sa có tầng loang
lổ đỏ vàng; đất phù sa glây; đất phù sa úng nước; đất than bùn; đất đen trên sản
phẩm bồi tụ của cacbonát; đất đỏ nâu trên đá vôi; đất đỏ vàng trên đá sét; đất nâu
vàng trên phù sa.

16
Bảng 1. Các loại đất huyện Mỹ Đức
TT Loại đất

hiệu
Toàn huyện
Diện tích
Tỷ lệ
(%)
1 Đất phù sa không được bồi P 5526,49

23,88

2 Đất phù sa được bồi Pb 211,79

0,91

3 Đất phù sa glây Pg 5115,24

22,10


4 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng Pf 33,49

0,14

5 Đất phù sa úng nước Pj 248,30

1,07

6 Đất đỏ vàng trên đá sét Fs 201,50

0,87

7 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 737,57

3,19

8 Đất đỏ nâu trên đá vôi Fv 419,19

1,81

9 Đất đen trên sản phẩm bồi tụ cacbonat RDv 30,00

0,13

10 Đất than bùn T 625,60

2,70

Tổng diện tích đất


13.149,17

56,81

11 Ao hồ 723,18

3,12

12 Núi đá 4335,25

18,73

13 Đất chuyên dùng (không khảo sát) 4939,40

21,34

Tổng diện tích tự nhiên

23.146,93

100,00

Nguồn: Phòng TNMT huyện Mỹ Đức
1.2.1.6. Khoáng sản
Nguồn khoáng sản chủ yếu của Mỹ Đức gồm đá vôi và than bùn, với trữ
lượng và vùng phân bố như sau.
- Than bùn phân bố rải rác trên 10 xã vùng núi, tập trung phần lớn ở các xã
Đồng Tâm, Thượng Lâm và vùng Hương Sơn với trữ lượng hàng trăm triệu tấn,
hiện nay hầu như chưa khai thác.
- Riêng mỏ than bùn Thượng Lâm có diện tích hơn 100ha nằm trong một

đầm lớn có hướng Tây bắc - Đông Nam, dưới chân núi đá vôi về phí tây của đầm,
phân bố dọc theo chân núi đá vôi thuộc 3 xã Đồng Tâm, Thượng Lâm và Tuy Lai,
dài 2km, rộng 400-500m. Chiều dầy lớp than bùn khoảng 3-3,5m. Trữ lượng

17
khoảng 2,5-3 triệu m
3
. Là mỏ có quy mô trữ lượng lớn của miền Bắc, khai thác
thuận lợi, do đó mỏ có giá trị kinh tế lớn. Chủ yếu sử dụng làm phân bón. Năm
2006 Công ty cố phần khoáng sản và cơ khí đã nghiên cứu và đưa ra công nghệ sản
xuất phân hữu cơ khoáng có chất lượng tốt.
- Đá vôi, kéo dài từ xã Đồng Tâm đến xã Hương Sơn với chiều dài trên
40km, chiều rộng từ 1 - 2km, chiều cao từ 50-100m, trữ lượng ước tính trên 600
triệu m
3
. Đáng chú ý có nhiều dãy núi có đá đỏ, đá xanh đen, đá đen granit - đây là
nguồn tài nguyên cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (đặc biệt là xi măng).
1.2.2. Điều kiện KTXH huyện Mỹ Đức
1.2.2.1. Các vùng kinh tế trọng điểm của huyện
Hiện tại, huyện đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm, mỗi vùng có điều
kiện phát triển kinh tế riêng, nếu đầu tư khai thác thế mạnh của từng vùng sẽ tạo ra
sự phát triển nhanh chóng cho vùng. Thực tế kinh tế của huyện đã có sự tăng trưởng
tương đối trong các lĩnh vực sản xuất then chốt, có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
đúng hướng, tăng dần tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành thương mại - dịch vụ
và công nghiệp, trong nông nghiệp tăng tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi, thủy sản.
Đặc điểm và tiềm năng, lợi thế của từng vùng trong chiến lược phát triển toàn diện
của huyện, được mô tả tóm tắt như sau:
Vùng I: gồm 6 xã phía bắc là Đồng Tâm, Thượng Lâm, Tuy Lai, Hồng Sơn,
Hợp Tiến, Hợp Thanh, có diện tích tự nhiên là 7.885,79ha (chiếm 34,28% diện tích
của toàn huyện) và dân số là 54.092 người (chiếm 31,08% dân số toàn huyện), mật

độ dân số là 7 người/ha.
Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp chiếm 58,63%, công nghiệp - xây dựng
chiếm 16,6% và tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ chiếm 24,69%.
Đất đai vùng I thuộc vùng núi nên có nhược điểm là lầy thụt, chịu ảnh hưởng
của úng lụt nên hệ số sử dụng đất thấp khoảng 2 lần. Tuy nhiên, vùng I đã phát triển
sản xuất nông nghiệp cung cấp đủ lương thực cho nhu cầu tại chỗ, mặt khác đang

18
chuyển một phần diện tích gò đồi sang trồng cây ăn quả nhằm nâng cao kinh tế,
cung ứng rau xanh cho thị trường tại chỗ.
Vùng I đã tận dụng diện tích đất lâm nghiệp để khoanh nuôi bảo vệ, khai
thác rừng đã có sẵn, quy hoạch các loại cây thực phẩm có giá trị kinh tế của các xã
Hợp Tiến, Hồng Sơn, Tuy Lai. Vùng đang hình thành các vườn cây để phục vụ du
lịch sinh thái, du lịch trên núi Ngoài ra, vùng này còn có lợi thế trong phát triển
công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là chế biến phân bùn phục vụ cho
cây trồng.
Vùng II: gồm 12 xã, thị trấn vùng ven sông Đáy như: Phúc Lâm, Mỹ Thành,
Bột Xuyên, An Mỹ, Lê Thanh, Xuy Xá, Phùng Xá, Phù Lưu Tế, thị trấn Đại Nghĩa,
Đại Hưng, Vạn Kim, Đốc Tín. Đây là vùng có diện tích tự nhiên là 6.657,37ha
(chiếm 28,94% so với tổng diện tích toàn huyện), dân số 83,329 người (chiếm
47,88% dân số toàn huyện), với mật độ dân số cao nhất huyện là 13 người/ha.
Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao (60,76%); công nghiệp TTCN - xây
dựng (15,3%) và dịch vụ, thương mại chiếm 23,94%.
Đây là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho phát triển trồng trọt,
chăn nuôi, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa phục vụ thị trường trong huyện
và thị trường các đô thị lớn như Hà Nội và thành phố Hà Đông Bên cạnh đó,
vùng còn có điều kiện phát triển các cây hoa màu có giá trị hàng hóa như: dâu tằm,
lạc, đỗ tương, rau xanh với sản lượng lớn.
Về công nghiệp, vùng có nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền
thống đang phát triển mạnh mẽ như: thêu, dệt, chế biến lâm sản, đồ mộc chiếm

phần lớn giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp của toàn huyện.
Trong vùng có thị trấn Đại Nghĩa, có các bến xe và chợ lớn nên hoạt động
thương mại của vùng khá phát triển. Do đó, vùng II có tỷ trọng dân số nông nghiệp
trong tổng dân số thấp nhất toàn huyện.
Vùng III: gồm 4 xã ven núi phía nam: Hương Sơn, Hùng Tiến, An Tiến, An
Phú. Diện tích tự nhiên của vùng là 8.460,89km
2
; chiếm 36,78% diện tích của toàn
huyện, và mật độ dân số là 4 người/ha.

19
Phát triển nông nghiệp của vùng đã diễn ra theo hướng tập trung phát triển
trồng trọt để cung cấp lương thực tại chỗ, chuyển một phần diện tích đất lâm nghiệp
từ trồng rừng sang trồng cây ăn quả, phát triển đàn bò, đàn dê để cung cấp thực
phẩm cho lễ hội chùa Hương, tận dụng các mặt nước ao hồ để nuôi cá.
Về công nghiệp, đây là vùng có trữ lượng đá vôi lớn, thuận lợi cho phát triển
công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như: xí nghiệp gạch nung, ngói. huyện cũng
đang quy hoạch xây dựng nhà máy xi măng ở xã An Phú. Bên cạnh đó, vùng cũng
đã và đang phát triển các nghề thủ công sản xuất các mặt hàng lưu niệm phục vụ
khách du lịch chùa Hương.
Thương mại - du lịch của các vùng đang phát triển theo hướng khai thác hiệu
quả hoạt động của lễ hội chùa Hương. Hơn nữa, huyện huy động vốn nhằm nâng
cấp hệ thống giữ nước hồ Hương Tích nhằm phát triển du lịch mùa hè: chèo thuyền,
leo núi, nghỉ ngơi cuối tuần…
1.2.2.2. Tình hình phát triển KTXH huyện Mỹ Đức năm 2013
Theo Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KTXH năm 2013 và
phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2014 tại kỳ họp thứ mười Hội đồng nhân
dân huyện Mỹ Đức khoá XVIII:
A. Về kinh tế:
Tổng giá trị sản xuất (theo giá 1994): (ước) đạt 2.243,7 tỷ đồng, đạt 99,8%

kế hoạch, tăng 5,7% so cùng kỳ.
Cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến tích cực:
- Tỷ trọng nông - lâm nghiệp - thuỷ sản: 34,6%;
- Tỷ trọng công nghiệp- XDCB: 27,2%;
- Tỷ trọng Thương mại - dịch vụ - du lịch: 38,2 %.
Thu nhập bình quân đầu người: 17,5 triệu đồng.
(1). Sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp - thuỷ sản:
Giá trị sản xuất các ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản được thể hiện trong
bảng sau:

20
Bảng 2. Giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy
sản huyện Mỹ Đức năm 2013
TT Ngành
Giá trị (tỷ
đồng)
So với kế
hoạch (%)
So với cùng
kỳ (%)
1 Nông nghiệp 475,7 100,5 103,2
2 Lâm nghiệp 0,9 128,6 180,0
3 Thuỷ sản 57,4 102,0 103,4
4 Tổng giá trị 534,0 100,7 103,3
Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức
- Trong ngành nông nghiệp: trồng trọt 277,1 tỷ đồng, chăn nuôi 198,6 tỷ
đồng, chiếm 41,75 % tỷ trọng ngành nông nghiệp.
- Tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt: 106.397,47 tấn, bằng 100,6% so
cùng kỳ.
a. Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng: 21.728,52 ha, bằng 111,6% so với

cùng kỳ, trong đó:
- Trồng lúa: Diện tích và sản lượng lúa của huyện Mỹ Đức năm 2013 được
thể hiện cụ thể trong bảng dưới đây:
Bảng 3. Sản lượng lúa của huyện Mỹ Đức năm 2013
TT Lúa
Diện tích Năng suất Sản lượng
(ha)
So với
cùng kỳ

(tạ/ha)

So với
cùng kỳ

(tấn)
So với
cùng
kỳ
1 Lúa xuân 8.026,61 99,7% 68,69 100,3% 55.134,78 100%
2 Lúa mùa 7.636,96 102,0% 63,20 99,1% 48.265,59 101%
3 Lúa cả năm 15.663,57

100,8% 66,01 99,7% 103.400,37

100,5%
Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức
- Cây màu và cây vụ đông: Diện tích và sản lượng cây màu và cây vụ đông
được tổng hợp trong bảng dưới đây:

×