Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 94 trang )

ii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC HÌNH v
CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Tổng quan về chất thải nguy hại 3
1.1.1. Khái niệm chung 3
1.1.2. Nguồn gốc, phân loại và đặc tính chất thải nguy hại 5
1.1.3. Mối nguy hại của chất thải nguy hại với môi trường và con người 10
1.1.4. Những nguyên tắc kỹ thuật trong quản lý chất thải nguy hại 12
1.1.5. Tình hình quản lý chất thải nguy hại 19
1.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội 25
1.2.1. Điều kiện tự nhiên 25
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 27
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Đối tượng nghiên cứu 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu 32
2.2.1. Phương pháp kế thừa tài liệu 32
2.2.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp 32
2.2.3. Phương pháp lập bảng liệt kê 33
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu 33
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34
3.1. Hiện trạng chất thải nguy hại tại thành phố Hà Nội 34
3.1.1. Nguồn phát sinh CTNH 34
3.1.2. Thành phần, khối lượng phát sinh và phân bố CTNH 34


iii

3.2. Hiệu quả quản lý CTNH tại thành phố Hà Nội 43
3.2.1. Mô hình quản lý chất thải nguy hại 43
3.2.2. Đánh giá hiệu quả quản lý chất thải nguy hại 44
3.3. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại tại
thành phố Hà Nội. 53
3.3.1. Giải pháp quản lý 53
3.3.2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật, công nghệ 56
3.3.3. Giải pháp kiểm soát ô nhiễm 62
KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHỤ LỤC 67











iv

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1. Hệ thống phân loại CTNH theo TCVN 6706:2009 6

Bảng 2. Mối nguy hại của CTNH đối với môi trường và con người 11
Bảng 3. Những quá trình xử lý hóa lý phổ biến 14
Bảng 4. Tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế qua các năm 27
Bảng 5. Tốc độ tăng trưởng dân số qua các năm 28
Bảng 6. Tổng hợp hoạt động ngành GTVT Hà Nội trong năm 2013 29
Bảng 7. Các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Hà Nội 31
Bảng 8. Thành phần CTNH của một số ngành công nghiệp ở Hà Nội 35
Bảng 9. Thành phần CTNH từ bệnh viện 36
Bảng 10. Khối lượng phát sinh chất thải nguy hại qua các năm 36
Bảng 11. Tổng hợp CTNH phát sinh theo vùng nội thành và ngoại thành 37
Bảng 12. CTNH phát sinh ở hai lĩnh vực y tế và sản xuất công nghiệp trên địa bàn
Hà Nội 38
Bảng 13. CTNH phát sinh trong các KCN, CCN theo địa bàn quận/huyện 39
Bảng 14. Số bệnh viện và CTNH phát sinh tại các Quận/huyện 41
Bảng 15. Nguồn chính phát sinh CTNH bệnh viện 42
Bảng 16. Tình hình cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH trên địa bàn Hà Nội 46










v

DANH MỤC HÌNH


Hình 1. Khối lượng CTNH phát sinh từ 2009 tới 2013 37
Hình 2. Tỉ lệ phát sinh CTNH và CTR khác ngoài các KCN tại các Quận/huyện 40
Hình 3. CTNH phát sinh (ngoài KCN) trên các quận/huyện 40
Hình 4. CTNH bệnh viện phân bố tại các Quận/huyện 42
Hình 5. Chu trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH 59
Hình 6. Công nghệ xử lý của lò đốt BI250S 59





















vi

CÁC TỪ VIẾT TẮT


BVMT : Bảo vệ môi trường
BVTV : Bảo vệ thực vật
CCN : Cụm công nghiệp
CNC : Công nghệ cao
CTCN : Chất thải công nghiệp
CTNH : Chất thải nguy hại
CTR : Chất thải rắn
GTVT : Giao thông vận tải
KCN : Khu công nghiệp
KTXH : Kinh tế xã hội
PTBV : Phát triển bền vững
QLCTNH : Quản lý chất thải nguy hại
TNMT : Tài nguyên và môi trường
TT : Thị trấn
UBND : Ủy ban nhân dân




1


MỞ ĐẦU

Trong tiến trình toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, mối quan tâm của thế giới
về vấn đề bảo vệ môi trường được nâng cao. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng
và sự bùng nổ dân số thế giới đã khiến lá phổi xanh của nhân loại ngày càng bị ô
nhiễm nặng nề. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường, trong đó ô
nhiễm môi trường do chất thải, đặc biệt chất thải nguy hại (CTNH) là nguyên nhân

cơ bản và khó tháo gỡ. Trong hoạt động tiêu dùng của xã hội, bao gồm cả tiêu dùng
sản xuất và tiêu dùng cá nhân, một lượng lớn CTNH được thải bỏ vào môi trường.
Do đó, vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và quản lý CTNH nói riêng được Đảng và
Nhà nước ngày càng chú trọng. Theo đó, hệ thống pháp luật về quản lý CTNH đã và
đang được xây dựng và ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, vấn đề quản lý CTNH chưa
thực sự hiệu quả do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Điều đó
làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường từ CTNH ngày càng trở nên cấp bách và gây
sức ép nặng nề lên mục tiêu phát triển kinh tế [11].
Theo Thống kê của Tổng cục môi trường, tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát
sinh hàng năm trên toàn quốc là 152.000 tấn, bao gồm chất thải của các ngành công
nghiệp nhẹ (60.000 tấn), hóa chất (45.000 tấn), cơ khí luyện kim (26.000 tấn), y tế
(10.000 tấn), chất thải sinh hoạt đô thị (5.000 tấn) và chất thải chế biến thực phẩm,
điện- điện tử có số lượng ít nhất trong số các ngành trên (2.000 tấn) nhưng lại chứa các
chất hữu cơ khó phân hủy như PCB và kim loại nặng, đó là các chất đặc biệt nguy hại
tới sức khỏe con người và môi trường. Trong đó, tổng lượng chất thải rắn nguy hại
phát sinh hàng năm chủ yếu tại 3 khu vực kinh tế trọng điểm chính là Hà Nội, Hải
Phòng, Quảng Ninh ở phía Bắc, thành phố Hồ Chí minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu
ở phía Nam và Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi ở miền Trung [2]. Với lượng chất
thải nguy hại lớn như vậy, nếu không quản lý chặt chẽ và xử lý an toàn sẽ gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Nhận thấy vai trò quan trọng của công tác quản lý chất thải nguy hại và trên
cơ sở ứng dụng các phương pháp nghiên cứu, luận văn nghiên cứu đề tài “Nâng cao
hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Hà Nội” nhằm đề

2


xuất các giải pháp để giải quyết các khó khăn, bất cập và hạn chế trong công tác
quản lý chất thải nguy hại. Đề tài được nghiên cứu tại địa điểm là thành phố Hà Nội
với các nội dung chủ yếu như sau:

- Hiện trạng phát sinh chất thải nguy hại
- Hiệu quả quản lý chất thải nguy hại
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại

3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1 .Tổng quan về chất thải nguy hại
1.1.1. Khái niệm chung
Theo TCVN 6706:2009- Phân loại chất thải nguy hại: CTNH là chất thải chứa
các yếu tố độc hại, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các yếu tố nguy hại
khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người [1].
Theo thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 Quy định về quản lý
chất thải nguy hại như sau [3]:
Quản lý chất thải nguy hại là các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa,
giảm thiểu, phân định, phân loại, tái sử dụng trực tiếp, lưu giữ tạm thời, vận chuyển
và xử lý CTNH.

Vận chuyển CTNH

là quá trình chuyên chở CTNH từ nơi phát sinh đến nơi
xử lý, có thể kèm theo việc thu gom, đóng gói, bảo quản, lưu giữ tạm thời, trung
chuyển, sơ chế CTNH.
Xử lý CTNH

là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật nhằm
biến đổi, loại bỏ, cách ly, tiêu huỷ hoặc phá huỷ tính chất, thành phần nguy hại của
CTNH (kể cả việc tái chế, tận thu, thiêu đốt, đồng xử lý, cô lập, chôn lấp) với mục
đích cuối cùng là không gây tác động xấu đến môi trường và sức khoẻ con người.

Sơ chế CTNH

là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật cơ-lý đơn thuần nhằm
thay đổi tính chất vật lý như kích thước, độ ẩm, nhiệt độ để tạo điều kiện thuận lợi
cho việc vận chuyển, xử lý hoặc nhằm phối trộn hoặc tách riêng các thành phần của
CTNH cho phù hợp với các phương pháp xử lý khác nhau.
Tái sử dụng trực tiếp CTNH là việc trực tiếp sử dụng lại các CTNH có
nguồn gốc là các phương tiện, thiết bị, sản phẩm hoặc vật liệu, hoá chất đã qua sử
dụng thuộc danh mục quy định tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư này theo đúng mục
đích sử dụng ban đầu của phương tiện, thiết bị, sản phẩm hoặc vật liệu, hoá chất đó
mà không qua bất kỳ khâu xử lý hay sơ chế nào.

4

Giấy phép QLCTNH

là tên gọi chung cho các loại giấy phép sau:

a)

Giấy phép hành nghề QLCTNH

là Giấy phép được cấp cho dịch vụ vận
chuyển và xử lý CTNH theo quy định tại Thông tư này;

b)

Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH

là Giấy phép được cấp cho

dịch vụ vận chuyển CTNH theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT
ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện
hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất
thải nguy hại (sau đây viết tắt là Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT);

c)

Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH

là Giấy phép được cấp cho
dịch vụ xử lý CTNH theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT
Chủ nguồn thải CTNH

là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh CTNH (sau đây gọi tắt là cơ sở phát sinh CTNH).

Chủ hành nghề QLCTNH

là tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép hành
nghề QLCTNH để thực hiện dịch vụ vận chuyển và xử lý CTNH theo quy định tại
Thông tư 12/2011/TT-BTNMT.

Chủ vận chuyển CTNH

là tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép hành nghề vận
chuyển CTNH còn giá trị sử dụng theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT.

Chủ xử lý CTNH

là tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu

huỷ CTNH còn giá trị sử dụng theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT.

Chủ tái sử dụng CTNH

là tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTNH để tái sử dụng
trực tiếp.

Đại lý vận chuyển CTNH là tổ chức, cá nhân được chủ hành nghề
QLCTNH uỷ quyền hoặc hợp đồng để thực hiện hoạt động vận chuyển CTNH
.
Cơ quan quản lý chủ nguồn thải chất thải nguy hại

(sau đây viết tắt là
CQQLCNT) là cơ quan có thẩm quyền quản lý các chủ nguồn thải CTNH theo quy định.

Cơ quan cấp phép

(sau đây viết tắt là CQCP) là tên gọi chung của các cơ
quan có thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy phép QLCTNH.

Mã số QLCTNH

là mã số được cấp kèm theo Sổ đăng ký chủ nguồn thải
hoặc Giấy phép QLCTNH.

5

Địa bàn hoạt động

là phạm vi địa lý cho phép thực hiện dịch vụ vận chuyển

và xử lý CTNH được ghi trong Giấy phép QLCTNH.

1.1.2. Nguồn gốc, phân loại và đặc tính chất thải nguy hại
1.1.2.1 Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại
Theo mục B, phụ lục 8 – thông tư 12/2011/TT-BTNMT chất thải nguy hại
phát sinh từ 19 dòng thải chính như sau:
01. Chất thải Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu
khí và than.
02. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hoá chất
vô cơ.
03. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hoá chất
hữu cơ.
04. Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các cơ sở đốt khác.
05. Chất thải từ ngành luyện kim và đúc kim loại.
06. Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thuỷ tinh.
07. Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, gia công kim loại và các vật
liệu khác.
08. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm
che phủ (sơn, véc ni, men thuỷ tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in.
09. Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy.
10. Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm.
11. Chất thải xây dựng và phá dỡ (bao gồm cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm).
12. Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý chất thải, nước thải và xử lý nước cấp.
13. Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này).
14. Chất thải từ ngành nông nghiệp.
15. Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải từ
hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải.
16. Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác.
17. Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất
6


lạnh và chất đẩy (propellant).
18. Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ.
19. Các loại chất thải khác.
1.1.2.2 Phân loại chất thải nguy hại
Trên thực tế, có nhiều hệ thống phân loại chất thải nguy hại. Hệ thống phân
loại chất thải theo tiêu chuẩn Việt Nam phân loại theo các đặc tính của chất thải,
TCVN 6706:2009 chia CTNH thành 7 nhóm sau:

Bảng 1. Hệ thống phân loại CTNH theo TCVN 6706:2009
TT

Mã số
Basel
Nhóm loại Mô tả tính chất nguy hại
1




Chất thải dễ bắt lửa, dễ
cháy (C)





1.1

H3 Chất thải lỏng dễ cháy

Chất thải dễ cháy
Chất thải lỏng có nhiệt độ bắt cháy dưới
60
0
C.
Chất thải không là chất lỏng, dễ bốc cháy khi
bị ma sát trong điều kiện vận chuyển, khi bị
ẩm, bị ướt khi xảy ra tự phản ứng và bốc
cháy, cháy ở nhiệt độ và áp suất khí quyển.
1.2

H4.2 Chất thải có thể tự cháy Chất thải có khả năng tự bốc cháy do tự
nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình
thường hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với
không khí và có khả năng bốc cháy.
1.3

H4.3 Chất thải tạo ra khí dễ
cháy
Chất thải khi gặp nước tạo ra phản ứng
giải phóng khí dễ cháy hoặc khí tự cháy
2 H8 Chất thải gây ăn mòn
(AM)
Chất thải (bằng phản ứng hóa học) gây ra
sự ăn mòn khi tiếp xúc với vật dụng, bình
7


chứa, hàng hóa hoặc mô sống của độc vật,
thực vật


2.1

Chất thải có tính axit Chất thải lỏng có pH bằng hoặc nhỏ hơn 2
2.2

Chất thải là chất ăn mòn Chất thải thể lỏng có thể ăn mòn thép với tốc
độ lớn hơn 6,36 mm/năm ở nhiệt độ 55
0
C
3 H1 Chất thải dễ nổ

Là chất rắn hoặc lỏng hoặc hỗn hợp rắn –
lỏng tự phản ứng hóa học tạo ra nhiều khí,
nhiệt độ và áp suất có thể gây nổ
4 Chất thải dễ bị oxy hóa
(OH)


4.1

H5.1 Chất thải chứa tác nhân
oxy hó vô cơ
Chất thải có chứa clorat, pecmanaganat,
peoxyt vô cơ, nitrat và các chất oxy hóa khác
khi tiếp xúc với không khí, tích lũy oxy thì
kích thích cháy các chất hoặc vật liệu khác
4.2

H5.2 Chất thải chứa peoxyt

hữu cơ
Chất thải hữu cơ có cấu trúc phân tử -O-
O- không bền với nhiệt độ nên có thể bị
phân hủy và tạo nhiệt nhanh
5 Chất thải gây độc cho
người và sinh vật (Đ)

8


5.1

H6.1 Chất thải gây độc cấp
tính
Chất thải có chứa chất độc có thể gây tử
vong hoặc tổn thương trầm trọng khi tiếp
xúc qua đường tiêu hóa, hô hấp hoặc qua
da với liều nhỏ
5.2

H11 Chất thải gây độc chậm,
hoặc mãn tính
Chất thải có chứa các chất gây ảnh hưởng
độc chậm hoặc mãn tính, hoặc gây ung
thư do tiếp xúc qua đường tiêu hóa, hô
hấp hoặc da
5.3

H10 Chất thải sinh ra khí độc Chất thải chứa các thành phần mà khi tiếp
xúc với không khí hoặc khi tiếp xúc với

nước thì giải phóng ra khí độc đối với
người và sinh vật
6 H12 Chất thải độc hại cho hệ
sinh thái (ĐS)



Chất thải chứa thành phần mà có thể gây
tác độc có hại nhanh hoặc từ từ đối với môi
trường thông qua tích lũy sinh học và/hoặc
gây ảnh hưởng đến các hệ sinh thái
7 H6.12

Chất thải lây nhiễm bệnh

Chất thải có chứa các vi sinh vật sống
hoặc độc tố của chúng, được biết hoặc
nghi ngờ là có các mầm bệnh có thể gây
bệnh cho người và cho gia súc




9

1.1.2.3 Đặc tính của chất thải nguy hại
Theo phụ lục 8 – thông tư 12/2011/TT-BTNMT có đưa ra các tính chất nguy hại
chính của CTNH như sau:
- Tính dễ nổ: Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do
kết quả của phản ứng hoá học (khi tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát)

hoặc tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường
xung quanh.
- Tính dễ cháy:
+ Chất thải lỏng dễ cháy: Các chất thải ở thể lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc
chất lỏng chứa chất rắn hoà tan hoặc lơ lửng, có nhiệt độ chớp cháy thấp theo
QCVN 07:2009/BTNMT.
+ Chất thải rắn dễ cháy: Các chất thải rắn có khả năng tự bốc cháy hoặc phát
lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển.
+ Chất thải có khả năng tự bốc cháy: Các chất thải rắn hoặc lỏng có thể tự
nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với
không khí và có khả năng bốc cháy.
+ Chất thải tạo ra khí dễ cháy: Các chất thải khi tiếp xúc với nước có khả
năng tự cháy hoặc tạo ra khí dễ cháy.
- Tính oxy hóa: Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng
oxy hoá toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần
đốt cháy các chất đó.
- Tính ăn mòn: Các chất thải thông qua phản ứng hoá học gây tổn thương
nghiêm trọng các mô sống hoặc phá huỷ các loại vật liệu, hàng hoá và phương tiện
vận chuyển. Thông thường đó là các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh
hoặc kiềm mạnh theo QCVN 07:2009/BTNMT.
- Có độc tính:
+ Gây kích ứng: Các chất thải không ăn mòn có các thành phần nguy hại gây
sưng hoặc viêm khi tiếp xúc với da hoặc màng nhầy.
10

+ Gây hại: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây các rủi ro sức khoẻ
ở mức độ thấp thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
+ Gây độc cấp tính: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây tử vong,
tổn thương nghiêm trọng hoặc tức thời cho sức khoẻ thông qua đường ăn uống, hô
hấp hoặc qua da.

+ Gây độc từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây
ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ một cách từ từ hoặc mãn tính thông qua đường ăn
uống, hô hấp hoặc qua da.
+ Gây ung thư: Các chất thải có các thành phần nguy hại có khả năng gây ra
hoặc tăng tỉ lệ mắc ung thư thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
+ Gây độc cho sinh sản: Các chất thải có các thành phần nguy hại có khả
năng gây tổn thương hoặc suy giảm khả năng sinh sản của con người thông qua
đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
+ Gây đột biến gien: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây ra hoặc
tăng tỷ lệ tổn thương gen di truyền thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
+ Sinh khí độc: Các chất thải có các thành phần mà khi tiếp xúc với không khí
hoặc với nước sẽ giải phóng ra khí độc, gây nguy hiểm đối với người và sinh vật.
- Có độc tính sinh thái: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây tác hại
nhanh chóng hoặc từ từ đối với môi trường và các hệ sinh vật thông qua tích luỹ
sinh học.
- Lây nhiễm: Các chất thải có vi sinh vật hoặc độc tố sinh học gây nhiễm trùng
hoặc bệnh tật cho người và động vật.
1.1.3. Mối nguy hại của chất thải nguy hại với môi trường và con người
Mối nguy hại của CTNH đối với môi trường và con người được tổng hợp
dưới bảng sau:




11

Bảng 2. Mối nguy hại của CTNH đối với môi trường và con người
TT Tên nhóm
Nguy hại đối với người
tiếp xúc

Nguy hại đối với môi
trường
1 Chất dễ cháy nổ
Gây tổn thương da, bỏng và
có thể dẫn đến tử vong
Phá hủy vật liệu, sản phẩm
sinh ra từ quá trình cháy nổ
gây ô nhiễm đất, nước,
không khí
2 Khí nén hay hóa lỏng
Khí dễ cháy Hỏa hoạn, gây bỏng
Chất gây ô nhiễm mức độ
nhẹ

Khí không cháy,
không độc
Làm tăng cường sự cháy,
làm thiếu oxy, gây ngạt
Ít ảnh hưởng
Khí độc
Ảnh hưởng sức khỏe, gây
tử vong
Chất gây ô nhiễm không khí
nặng
3
Chất lỏng dễ
cháy
Chất nổ, gây bỏng, tử vong
Chất gây ô nhiễm không khí
từ nhẹ đến nặng, chất gây ô

nhiễm nước nghiêm trọng
4 Chất rắn dễ cháy

Hỏa hoạn, gây bỏng, tử
vong
Thường giải phóng các sản
phẩm cháy độc hại
5
Tác nhân oxy
hóa
Các phản ứng hóa học gây
hỏa hoạn, cháy nổ, ảnh
hưởng da, tử vong
Chất gây ô nhiễm không
khí, chất có khả năng gây
nhiễm độc cho nước
6 Chất độc
Chất độc
Ảnh hưởng mãn tính và cấp
tính đến sức khỏe
Chất gây ô nhiễm nước
nghiêm trọng
Chất lây nhiễm Lan truyền bệnh
Một vài hậu quả môi trường
gây ra hình thành nguy cơ
lan truyền bệnh
7 Chất phóng xạ Tổn thương các tổ chức Gây ô nhiễm đất, mức
12

TT Tên nhóm

Nguy hại đối với người
tiếp xúc
Nguy hại đối với môi
trường
máu, gây các bệnh về máu,
viêm da, hoại tử xương, đột
biến gen,.v.v.
phóng xạ tăng và các hậu
quả
8 Chất ăn mòn
Ăn mòn, cháy da, ảnh
hưởng phổi và mắt
Ô nhiễm nước và không khí,
gây hư vật liệu
Nguồn: [9]
Các khái niệm và đặc tính nêu trên là các thông tin cơ bản nhất về chất thải
nguy hại, ngoài ra nó còn là căn cứ quan trọng cho việc xác định, phân loại chất thải
nguy hại. Đây là một phần của công tác quản lý chất thải nguy hại ngay tại các cơ
sở phát sinh, góp phần thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường nói chung cũng như
công tác quản lý chất thải nguy hại nói riêng.
1.1.4 Những nguyên tắc kỹ thuật trong quản lý chất thải nguy hại
1.1.4.1 Phân loại chất thải nguy hại
Các chất thải nguy hại phải được phân loại tại nguồn và lưu giữ riêng theo
quy định, không được để lẫn chất thải rắn thông thường. Nếu để lẫn chất thải rắn
nguy hại vào chất thải rắn thông thường thì hỗn hợp chất thải rắn đó phải được xử
lý như chất thải rắn nguy hại.
Chủ nguồn thải CTNH có trách nhiệm phân công ít nhất một cán bộ chuyên
trách hoặc kiêm nhiệm để đảm nhiệm việc phân định, phân loại và quản lý CTNH,
được sử dụng dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật từ bên ngoài (nếu cần thiết).
1.1.4.2 Thu gom, lưu giữ vận chuyển chất thải nguy hại

Việc thu gom, lưu giữ vận chuyển chất thải nguy hại được thực hiện bởi các
tổ chức có năng lực phù hợp và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép
hành nghề quản lý chất thải nguy hại
Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có thể tự tổ chức thu gom, lưu giữ, vận
chuyển đến nơi xử lý nếu có đủ năng lực và được cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền cấp phép. Nếu không có đủ năng lực, chủ nguồn thải chất thải nguy hại
13

phải ký hợp đồng với tổ chức được cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
về hoạt động thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại.
Các Bộ, ngành hướng dẫn việc thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại tại chỗ
trong các cơ sở sản xuất, làng nghề, y tế, nghiên cứu thử nghiệm thuộc ngành do
mình quản lý.
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định điều kiện năng lực và hướng dẫn
việc cấp giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại.
Lưu giữ tạm thời CTNH
Đối với những chủ nguồn thải CTNH phát sinh chất thải muốn lưu giữ tạm
thời CTNH tại khu vực mình phải bố trí khu vực lưu giữ tạm thời CTNH đáp ứng
yêu cầu kỹ thuật tương tự như quy định từ Điểm 3.1 đến 3.6 Phụ lục 7 và đóng gói,
bảo quản CTNH trong các bao bì chuyên dụng hoặc thiết bị lưu chứa CTNH đáp
ứng yêu cầu kỹ thuật tương tự như quy định tại Mục 1, 2 Phụ lục 7 kèm theo Thông
tư 12/2011/TT-BTNMT.
Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại
Bảo đảm số lượng trang thiết bị thu gom, phương tiện vận chuyển và các
trang thiết bị an toàn khác nhằm chuyển toàn bộ chất thải rắn nguy hại đến nơi quy
định theo hợp đồng dịch vụ đã ký kết với các chủ nguồn thải.
Các trang thiết bị thu gom và phương tiện vận chuyển chất thải rắn phải bảo
đảm yêu cầu kỹ thuật khi vận hành, được đăng ký và cấp phép lưu thông trên các
tuyến đường bộ hoặc đường thuỷ theo quy định của pháp luật về giao thông.
Sửa chữa, bảo trì và vệ sinh các trang thiết bị, phương tiện thu gom, vận

chuyển chất thải rắn.
Nhân lực quản lý và hoạt động trực tiếp trong quá trình thu gom, vận chuyển
chất thải rắn phải đáp ứng yêu cầu năng lực, được đào tạo về quản lý và vận hành
nhằm bảo đảm an toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình hoạt động.
Lao động trực tiếp thu gom, vận chuyển chất thải rắn nguy hại phải được
trang bị bảo hộ lao động, được khám bệnh định kỳ.
14

Chịu trách nhiệm về việc làm rơi vãi, rò rỉ, phát tán chất thải nguy hại ra
môi trường.
1.1.4.3 Một số phương pháp xử lý chất thải nguy hại
Có nhiều phương pháp xử lý chất thải nguy hại như xử lý cơ học, vật lý, hóa
học, sinh học, nhiệt và chôn lấp an toàn… Ở Việt Nam hiện nay, phương pháp chôn
lấp và phương pháp tiêu hủy bằng nhiệt được áp dụng nhiều hơn cả.
a. Xử lý cơ học
Xử lý cơ học là quá trình chuẩn bị cho việc xử lý một cách triệt để hơn (trước
quá trình xử lý nhiệt và quá trình xử lý hóa lý). Sau một quá trình nghiền trộn, đốt sơ
bộ sẽ thuận tiện cho công việc xử lý bằng hóa lý hoặc xử lý bằng nhiệt độ sau này.
b. Xử lý hóa lý
Xử lý hóa lý là phương pháp xử lý tương đối rẻ tiền và mang lại hiệu quả cao
cho nhiều loại chất thải. Các quá trình chính trong quy trình xử lý chất thải bằng
phương pháp hóa lý được trình bày ở bảng dưới đây.
Bảng 3. Những quá trình xử lý hóa lý phổ biến
Quá trình Chất thải được xử lý
Ô xy hoá/ khử - Ô xy hoá chất thải có Cianua bằng Clo hay Hypoclorit
Natri.
- Khử chất thải Cr
6+
bằng chất thải sắt hay Sulfit Natri
hoặc Meta Bisulfit

Trung hoà/ kết tủa - Kết tủa kim loại nặng từ dung dịch dưới dạng Hydroxit
hay Sulfit. - Trung hoà chất thải kiềm axít.
Thuỷ phân

- Thuỷ phân bằng kiềm các thuốc trừ sâu danh dạng phốt
pho hữu cơ
Kết bông, keo tụ và lọc Dùng để khử nước bùn đã được xử lý một phần
Điện phân Dùng để thu hồi kim loại nặng hay kim loại quý từ dung
dịch (thu hồi vàng từ dung dịch mạ vàng)
Nguồn: [9]

15

Phương pháp này thuận lợi cho việc xử lý chất thải nguy hại dạng lỏng hay
những CTNH có tính hoạt động hóa học cao mà không thể đóng rắn hay thiêu đốt
được. Các quá trình xử lý hoá lý có thể được tiến hành tại nguồn như là một giải
pháp xử lý cuối đường ống hoặc như là một phần trong hệ thống xử lý đồng bộ chất
thải rắn nguy hại.
c. Xử lý bằng phương pháp hấp thụ
Đây là phương pháp thu gom và giữ chất thải nguy hại trên bề mặt của các
chất hấp phụ. Có thể sử dụng các chất hấp phụ có nguồn gốc tự nhiên (than bùn,
các chất khoáng, các chất mùn ), các chất hấp phụ tổng hợp (gồm hoạt hoá, các
nhựa trao đổi lớn ), than hoạt tính
Ưu điểm: Phương pháp hấp phụ là phương pháp đơn giản, dễ áp dụng, chi
phí ban đầu cho xử lý thấp. Trong thực tế, đất và các chất hữu cơ có mặt trong đất
có khả năng hấp phụ chất thải nguy hại. Hiệu quả việc tách chất thải nguy hại trong
nước bằng than hoạt tính và các chất đông tụ rất cao, có thể đạt tới 90 - 99% [9].
Tuy nhiên đối với chất thải nguy hại có độ tan lớn trong nước nhiều khi cho kết quả
lưu giữ thấp. Ví dụ khi dùng than hoạt tính và chất đông tụ thì chỉ có chưa tới 10%
parathion có trong nước bị hấp phụ [9]. Các chất hấp phụ có nguồn gốc tự nhiên

(sợi gỗ, vỏ cây, rêu mốc mọc trên than bùn ) tỏ ra có khả năng hấp phụ tốt chất
thải nguy hại. Khi dùng sợi gỗ, rêu mốc, vỏ cây để hấp phụ malathion trong nước
(có khuấy trộn) thì hiệu quả thu gom có thể đạt tới 70 - 90%. Các chất thải nguy hại
sau khi được thu gom trên chất hấp phụ có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau
để xử lý chúng như kỹ thuật chiết bằng dung môi khi muốn thu hồi, các kỹ thuật
ôxy hoá khác nhau hoặc kỹ thuật ủ phân huỷ bằng vi sinh vật… Khi đó ta có thể tái
sử dụng chất hấp phụ. Tuy nhiên việc đánh giá khả năng hấp phụ còn lại sau khi đã
tiến hành các kỹ thuật nêu trên là rất quan trọng nhằm đảm bảo một hiệu quả cao
các quá trình hấp phụ tiếp theo.
d. Xử lý trung gian bằng phương pháp hóa học
Phân hủy chất thải nguy hại bằng biện pháp thủy phân [10]: Thay đổi cân
bằng con của nước khi thêm vào nước chất có tính axit thì nồng độ H
+
trong nước
16

tăng, ngược lại khi thêm vào nước chất có tính bazơ thì nồng độ OH
-
trong nước
tăng. Chính các con H
+
và OH
-
là tác nhân tấn công vào các liên kết của các phân tử
chất thải nguy hại chuyển hoá thành chất khác không độc hoặc ít độc. Có hai loại
thủy phân:
- Thuỷ phân trong môi trường axit: Đưa vào nguồn nước ô nhiễm các loại axit
như axit clohydric (HCl 30%) hoặc axit sunphuric (H
2
SO

4
20%) hoặc các muối
sunphát nhôm hay sắt. Trong môi trường nước các ion Al hay Fe thuỷ phân tạo môi
trường axit. (Tuy nhiên, chất thải nguy hại như: các thuốc bảo vệ thực vật có chứa
nhóm CN, nhóm phosphat thì không dùng phương pháp thuỷ phân trong môi trường
axit vì có thể sinh ra các khí rất độc như HCN, PH
3
)
- Thủy phân trong môi trường kiềm: Đưa vào nguồn nước ô nhiễm các chất
bazo như NaOH, KOH, hoặc Ca(OH)
3
, chất thải nguy hại có nguồn gốc phospho
hữu cơ bị thủy phân triệt để trong môi trường kiềm thành những hợp chất không
độc hoặc ít độc. Vì vậy, để tiêu hủy chất thải nguy hại (thuốc bảo vệ thực vật) có
phospho thì biện pháp hiệu quả là dùng kiềm thủy phân.
- Phân hủy chất thải nguy hại bằng phương pháp oxy hóa trong điều kiện
nhiệt độ thấp: Các gốc tự do sinh ra khi thêm chất oxy hoá vào nguồn nước có hoạt
tính rất mạnh có khả năng phá vỡ cấu trúc phân tử của chất thải nguy hại (thuốc bảo
vệ thực vật) tạo sản phẩm không độc hoặc ít độc. Các chất oxy hoá thường dùng là
khí Cl
2
, KMnO
4
, O
3
, H
2
O
2
, NaClO, Ca(ClO)

2
.
- Phân hủy chất thải nguy hại bằng phương pháp oxy hóa ở nhiệt độ cao:
Phương pháp oxy hoá ở nhiệt độ cao có hai công đoạn chính sau:
Công đoạn l
:
Công đoạn tách chất ô nhiễm bằng phương pháp hoá hơi. Tuỳ
thuộc vào loại chất ô nhiễm, quá trình hoá hơi xảy ra ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi
của chất ô nhiễm, thường từ 150
0
C đến 450
0
C đối với các chất thải nguy hại loại
mạch thẳng và từ 300
0
C đến 500
0
C đối với các chất thải nguy hại loại mạch vòng
hoặc có nhân thơm.
Công đoạn 2: Là công đoạn phá huỷ chất ô nhiễm bằng nhiệt độ cao. Dùng
nhiệt độ cao, có dư oxy để oxy hoá triệt để các chất ô nhiễm tạo thành CO
2
, H
2
O,
17

HCl, NOx, P
2
O

5
(tuỳ thuộc vào bản chất của chất ô nhiễm được xử lý). Để quá
trình ôxy hoá xảy ra hoàn toàn, lượng oxy dư phải được duy trì ở mức lớn hơn 6%
và nhiệt độ buồng đốt phải đủ cao (>1100
0
C) nhằm tránh việc tạo ra sản phẩm nguy
hiểm. [9]
Người ta đang nghiên cứu để đưa vào ứng dụng loại lò đốt muối nóng
chảy. Ở loại lò đốt muối nóng chảy, chất thải có thể cháy được và không khí
được đưa qua bề mặt của khối muối cacbonat nam nóng chảy (T = 800 – 100
0
C).
Hiệu quả phân huỷ hyđrocacbon có thể đạt tới 99,99%. Nhược điểm chính của
biện pháp này là sự kết khối tro không cháy và muối trong lò cũng như tốc độ ăn
mòn cao thành lò.
e. Xử lý bằng phương pháp nhiệt phân
Nhiệt phân là quá trình phân hủy hay biến đổi hoá học chất thải rắn xảy ra do
nung nóng trong điều kiện không có sự tham gia của oxy và tạo ra sản phẩm cuối
cùng của quá trình biến đổi chất thải rắn là các chất dưới dạng rắn, lỏng và khí.
Nhiệt phân là quá trình tiêu hủy hay biến đổi hoá học xảy ra do nung nóng trong
điều kiện không có oxy. Quá trình nhiệt phân gồm hai giai đoạn. Giai đoạn một là
quá trình khí hoá. Chất thải được gia nhiệt để tách thành phần dễ bay hơi như khí
cháy, hơi nước… ra khỏi thành phần cháy không hoá hơi và tro. Giai đoạn hai các
thành phần bay hơi được đốt ở điều kiện phù hợp để tiêu hủy hết các cấu tử nguy
hại. Nhiệt phân bằng hồ quang - plasma. Thực hiện quá trình đốt ở nhiệt độ cao (có
thể đến 10.000
o
C) để tiêu hủy chất thải có tính độc cực mạnh. Sản phẩm là khí H
2


và CO, khí axit và tro [9].
f. Xử lý nhiệt (phương pháp đốt)
Phương pháp xử lý nhiệt hay còn gọi là phương pháp dùng lò đốt. Đây là
phương pháp triệt để trong việc giảm lượng chất thải nguy hại. Việc giảm 90 – 95%
chất thải đem đốt rất có lợi cho môi trường và giải quyết được các vấn đề quá tải
hiện nay ở các bãi rác. Các công đoạn chính của quá trình xử lý nhiệt bao gồm:
- Đốt sơ cấp;
- Đốt thứ cấp
18

- Xử lý khói lò.
Quá trình đốt là một quá trình biến đổi chất thải rắn dưới tác dụng của nhiệt
và quá trình oxy hóa hoá học. Bằng cách đốt chất thải ta có thể giảm thể tích của nó
đến 80-90%, nhiệt độ buồng đốt phải cao hơn 800
0
C [9]. Sản phẩm sau cùng bao
gồm khí có nhiệt độ cao bao gồm nitơ và cacbonic, hơi nước, và tro. Năng lượng có
thể thu hồi được từ quá trình trao đổi nhiệt do khí sinh ra có nhiệt độ cao.
- Đốt thùng quay: Lò đốt thùng quay được sử dụng để xử lý các loại chất thải
nguy hại ở dạng rắn, cặn, bùn và cũng có thể ở dạng lỏng. Thùng quay hoạt động ở
nhiệt độ khoảng 1.100
0
C. Đốt là quá trình oxy hoá ở nhiệt độ cao bằng oxy không
khí. Bằng cách đốt chất thải nguy hại, ta có thể giảm thể tích của nó đến 80-90%.
Nhiệt độ buồng đốt phải cao hơn 800
0
C. Sản phẩm cuối cùng của quá trình đốt là
các chất không nguy hại như nước, CO
2
, …

- Đốt bằng phương pháp phun chất lỏng: Chất thải nguy hại dạng lỏng được
đốt trực tiếp trong lò đốt bằng cách phun vào vùng ngọn lửa hay vùng cháy của lò
phụ thuộc vào nhiệt trị chất thải. Lò đốt được duy trì nhiệt độ khoảng trên 1.000
0
C.
Thời gian lưu của chất thải lỏng trong lò từ vài phần giây đến 2,5 giây.
- Đốt có xúc tác: Sử dụng xúc tác cho vào lò đốt để tăng cường tốc độ oxy hoá
chất thải ở nhiệt độ thấp hơn so với lò đốt thông thường (<537
0
C). Phương pháp
này chỉ áp dụng cho chất thải lỏng. Sử dụng chất thải nguy hại làm nhiên liệu. Đây
là phương pháp tiêu hủy chất thải bằng cách đốt cùng với các nhiên liệu thông
thường khác để tận dụng nhiệt cho các thiết bị tiêu thụ nhiệt: nồi hơi, lò nung, lò
luyện kim, lò nấu thủy tinh.
g. Các phương pháp sinh học

Chất thải nguy hại cũng có thể xử lý bằng phương pháp sinh học ở điều kiện
hiếu khí và yếm khí như chất thải thông thường. Tuy nhiên, bổ sung chủng loại vi
sinh phải thích hợp và điều kiện tiến hành được kiểm soát chặt chẽ hơn.
- Quá trình hiếu khí: Quá trình xử lý sinh học hiếu khí là quá trình hoạt động
của vi sinh vật chuyển chất hữu cơ thành các hợp chất vô cơ (quá trình khoáng hoá)
trong điều kiện có oxy. Sản phẩm của quá trình là CO
2
, H
2
O.
19

- Quá trình yếm khí: Quá trình xử lý sinh học hiếu khí là quá trình khoáng hoá
nhờ vi sinh vật ở điều kiện không có oxy. Công nghệ xử lý sinh học yếm khí tạo

thành sản phẩm khí CH
4
chiếm phần lớn, CO
2
và H
2
, N
2
, H
2
S, NH
3
.
h. Chôn lấp hợp vệ sinh
Những chuẩn cứ dựa theo nguyên lý “phân tán và làm suy giảm” tại nước
Anh. Những kinh nghiệm này được coi là thích hợp để áp dụng trong thời kỳ quá
độ và đang chờ đợi triển khai xây dựng những cơ sở hạ tầng tiên tiến để bảo quản
chất thải nguy hại [9].
1.1.5. Tình hình quản lý chất thải nguy hại
1.1.5.1. Quản lý chất thải nguy hại trên thế giới
Hiện nay trên thế giới đã có nhiều cơ quan quốc tế như IRPTC (tổ chức đăng
ký toàn cầu về hoá chất độc tiềm tàng). IPCS (chương trình toàn cầu về an toàn hoá
chất), WHO (Tổ chức Y tế thế giới) xây dựng và quản lý các dữ liệu thông tin về
an toàn hoá chất.
Tuỳ từng điều kiện kinh tế xã hội và mức độ phát triển khoa học kỹ thuật
cùng với nhận thức về quản lý chất thải mà mỗi nước có những cách xử lý chất thải
của riêng mình. Cũng cần nhấn mạnh rằng các nước phát triển trên thế giới thường
áp dụng đồng thời nhiều phương pháp để xử lý chất thải rắn, trong đó có chất thải
rắn nguy hại, tỷ lệ xử lý chất thải rắn bằng các phương pháp như đốt, xử lý cơ học,
hóa/lý, sinh học, chôn lấp, rất khác nhau. Qua số liệu thống kê về tình hình xử lý

chất thải rắn của một số nước trên thế giới cho thấy rằng, Nhật Bản là nước sử dụng
phương pháp thu hồi chất thải rắn với hiệu quả cao nhất (38%), sau đó đến Thuỵ Sỹ
(33%),trong lúc đó Singapore chỉ sử dụng phương pháp đốt, Pháp lại sử dụng phương
pháp xử lý vi sinh nhiều nhất (30%), Các nước sử dụng phương pháp chôn lấp hợp
vệ sinh nhiều nhất trong việc quản lý chất thải rắn là Phần Lan (84%), Thái Lan
(Băng Cốc -84%), Anh (83%), Liên Bang Nga (80%), Tây Ban Nha (80%) [11].
1.1.5.2. Quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam
1.1.5.2.1. Hiện trạng phát sinh chất thải nguy hại
20

Theo báo cáo môi trường Quốc gia 2011, CTNH chiếm khoảng 15 – 20%
lượng chất thải rắn, đây là nguồn ô nhiễm tiềm tàng rất đáng lo ngại cho môi trường
và sức khỏe cộng đồng. CTNH phát sinh từ các khu công nghiệp của khu vực phía
Nam khoảng 82.000 – 134.000 tấn/năm gấp 3 lần miền Bắc và khoảng 20 lần miền
Trung [2]. Thực tế, lượng phát sinh CTNH này có thể lớn hơn do chưa được quản lý
đúng cách và thống kê đầy đủ. Nhiều loại CTNH được thu gom cùng chất thải sinh
hoạt rồi đổ tập trung vào bãi rác công cộng.
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế (2013), hiện cả nước có 13.511 cơ sở y tế
các loại bao gồm: 1.361 cơ sở khám, chữa bệnh thuộc các tuyến Trung ương, tỉnh,
huyện, bệnh viện ngành và bệnh viện tư nhân; 789 cơ sở thuộc hệ dự phòng tuyến
Trung ương, tỉnh và huyện; 77 cơ sở đào tạo y dược tuyến Trung ương, tỉnh; 180 cơ
sở sản xuất thuốc và 11.104 trạm y tế xã. Tổng lượng chất thải rắn (CTR) phát sinh
từ các cơ sở y tế vào khoảng 450 tấn/ngày, trong đó có 47 tấn/ngày là CTR y tế
nguy hại phải được xử lý bằng những biện pháp phù hợp. Tổng lượng nước thải y tế
phát sinh tại các cơ sở khám, chữa bệnh cần xử lý khoảng 125.000 m
3
/ngày chưa kể
lượng nước thải của các cơ sở y tế thuộc hệ dự phòng, các cơ sở đào tạo y dược, sản
xuất thuốc và cơ sở y tế Bộ, ngành., chất thải trong đó từ 10 - 15% là chất thải độc
hại, dễ gây nguy hiểm cần được xử lý theo quy định đặc biệt, bao gồm các chất tiết

dịch, bông băng, bơm kim tiêm và các vật sắc nhọn, dược phẩm, hóa chất, các chất
phóng xạ và cả các bộ phận của cơ thể người bị cắt bỏ sau phẫu thuật. [15]
1.1.5.2.2. Hiện trạng quản lý chất thải nguy hại
Quản lý chất thải nguy hại là một vấn đề bức xúc trong công tác bảo vệ môi
trường tại Việt Nam hiện nay. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
mạnh mẽ, lượng chất thải cũng liên tục gia tăng, tạo sức ép rất lớn đối với công tác
bảo vệ môi trường.
a. Hành lang pháp lý
Pháp luật quản lý CTNH ở Việt Nam ra đời muộn hơn so với hầu hết các
nước khác trên thế giới. Trước năm 1993, Việt Nam chưa có một văn bản pháp luật
nào đề cập đến hoạt động quản lý CTNH.

×