Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên cứu áp dụng tiếp cận quyền trong bảo vệ môi trường tại phường khương trung, thanh xuân, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 79 trang )


iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
DANH MỤC CÁC ẢNH viii
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Khái quát về Quyền trong bảo vệ môi trƣờng 3
1.1.1. Mối quan hệ giữa môi trƣờng với quyền con ngƣời 3
1.1.2. Nội dung nguyên tắc và các quyền con ngƣời về môi trƣờng 6
1.2. Tiếp cận Quyền trong bảo vệ môi trƣờng cấp cơ sở trên thế giới và tại Việt Nam 10
1.2.1. Kinh nghiệm trên thế giới 10
1.2.2. Kinh nghiệm của Việt Nam 15
1.3. Khái quát về phƣờng Khƣơng Trung, Thanh Xuân, Hà Nội 19
Chƣơng 2 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 23
2.2. Nội dung nghiên cứu 23
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 24
2.3.1. Thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp 24
2.3.2. Phƣơng pháp tham vấn ý kiến cộng đồng 24
2.3.3. Phƣơng pháp tham kiến chuyên gia 25
2.3.4. Phƣơng pháp tổng hợp và xử lý số liệu 25
Chƣơng 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
3.1. Đánh giá thực trạng môi trƣờng ở phƣờng Khƣơng Trung 26
3.2. Xác định các vấn đề môi trƣờng ƣu tiên ở phƣờng Khƣơng Trung 35



iv
3.3. Vai trò của các tổ chức quần chúng - xã hội và cộng đồng dân cƣ trong bảo
vệ môi trƣờng tại phƣờng Khƣơng Trung 37
3.4. Khả năng áp dụng tiếp cận Quyền trong bảo vệ môi trƣờng ở phƣờng
Khƣơng Trung 43
3.5. Đề xuất giải pháp phát huy Quyền trong bảo vệ môi trƣờng tại phƣờng
Khƣơng Trung 51
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 55
Kết luận 55
Khuyến nghị 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
Tiếng Việt 56
Tiếng Anh 57
PHỤ LỤC 58




v
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. BVMT: Bảo vệ môi trƣờng
2. ĐTM: Đánh giá tác động môi trƣờng
3. ĐMC: Đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc
4. LHQ: Liên hiệp quốc
5. NGO: Tổ chức phi chính phủ
6. NQ/ TW: Nghị quyết/ Trung ƣơng
7. OECD: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
8. QCN: Quyền con ngƣời
9. UNEP: Chƣơng trình Môi trƣờng Liên hiệp quốc

10. WHO: Tổ chức Y tế thế giới












vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Nguồn phát sinh chất thải rắn trên địa bàn phƣờng Khƣơng Trung 27
Bảng 3.2: Phân loại rác thải từ các nguồn thải khác nhau 29
Bảng 3.3: Tổng lƣợng rác thải phát sinh tại phƣờng Khƣơng Trung 29
Bảng 3.4: Ý kiến đánh giá môi trƣờng sống ở phƣờng Khƣơng Trung 32
Bảng 3.5: Ý kiến đánh giá vấn đề ô nhiễm môi trƣờng ở phƣờng Khƣơng Trung 33
Bảng 3.6: Ý kiến đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trƣờng ảnh hƣởng đến sức khỏe
ngƣời dân 34
Bảng 3.7: Ý kiến của ngƣời dân về vấn đề môi trƣờng cần quan tâm ở phƣờng
Khƣơng Trung 36




















vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Biểu đồ Khối lƣợng rác thải rắn theo các nguồn thải 28
Hình 3.2: Biểu đồ đánh giá tình hình vệ sinh môi trƣờng phƣờng Khƣơng Trung 31
Hình 3.3: Biểu đồ Ý kiến đánh giá môi trƣờng sống ở phƣờng Khƣơng Trung 32





















viii
DANH MỤC ẢNH
Trang
Ảnh 1: Phố Khƣơng Trung dọc theo dòng sông Tô Lịch 71
Ảnh 2: Điểm tập kết xe rác gần sông Tô Lịch 71
Ảnh 3: Điểm tập kết xe rác dọc cổng Trƣờng Tiểu học Nguyễn Trãi 72
Ảnh 4: Điểm tập kết xe rác 72
Ảnh 5: Nhân viên Xí nghiệp Môi trƣờng đô thị số 4 thu gom rác 73
Ảnh 6: Tác giả phỏng vấn trực tiếp dân cƣ phƣờng Khƣơng Trung 73
1

MỞ ĐẦU
Do có sự khác biệt về hoàn cảnh lịch sử, trình độ phát triển kinh tế, xã hội,
chế độ chính trị, giá trị truyền thống, văn hóa dân tộc, nên cách tiếp cận quyền con
ngƣời (Right-based Approach) có sự khác nhau giữa các quốc gia, dân tộc. Nhƣng
quyền con ngƣời (QCN) có thể hiểu một cách đơn giản nhất, đó là những đặc quyền
tự nhiên mà mỗi ngƣời khi sinh ra đều có, không phân biệt về độ tuổi, trình độ,
nghề nghiệp, địa vị xã hội, ngôn ngữ, chính kiến, dân tộc, sắc tộc, giới tính. Các
quyền và tự do của con ngƣời đƣợc ghi nhận và đảm bảo bằng hệ thống pháp luật
quốc gia và quốc tế.

Tuy nhiên, trong thực tế các hoạt động của con ngƣời đã làm suy kiệt tài
nguyên và môi trƣờng bị ô nhiễm nghiêm trọng ở các cấp độ. Điều này đã tác động
mạnh và trực tiếp tới sức khỏe và đời sống của con ngƣời trên phạm vi toàn cầu và
ở các quốc gia. Do đó quyền sống của con ngƣời bị ảnh hƣởng trực tiếp hàng ngày
bởi sự xuống cấp của chất lƣợng môi trƣờng, nhƣ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm
nguồn nƣớc, ô nhiễm đất đai, rác thải sinh hoạt, các làng nghề và khu công
nghiệp,… Môi trƣờng không đƣợc đảm bảo, các quyền con ngƣời không thể thực
hiện tốt, vì môi trƣờng có liên quan và tác động trực tiếp tới quyền hƣởng thụ của
mỗi cá nhân và cộng đồng. Vì vậy, bảo vệ và nâng cao chất lƣợng môi trƣờng của
con ngƣời là yêu cầu thiết yếu để bảo vệ cuộc sống của chính họ, điều kiện tiên
quyết bảo đảm nhân phẩm ở góc độ đạo đức môi trƣờng và giá trị của con ngƣời,
phát triển và hoàn thiện nhân cách con ngƣời trong cách ứng xử với môi trƣờng.
Nhƣ vậy, môi trƣờng có mối quan hệ chặt chẽ với sức khỏe và quyền con
ngƣời, ít nhất là quyền đƣợc sống trong môi trƣờng lành mạnh và quyền thực hiện
nghĩa vụ của họ trong bảo vệ môi trƣờng. Đó là cơ sở, nền tảng thiết yếu để hiện
thực hóa quyền con ngƣời trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng, đặc biệt ở cấp cơ sở.
Chính vì thế, Tiếp cận Quyền (Right-based Approach) trong bảo vệ môi trƣờng đã
đƣợc các tổ chức quốc tế đề xuất và áp dụng trong những năm gần đây. Nhận thức
rõ điều đó ở nƣớc ta, Nhà nƣớc đã ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở để thực hiện
2

các nguyên tắc “Dân biết, Dân bàn, Dân làm và Dân kiểm tra”. Đặc biệt, từ năm
2012 Việt Nam đã bắt đầu xem xét và triển khai cách Tiếp cận Quyền trong bảo vệ
môi trƣờng ở cấp cơ sở nhằm phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng - xã hội
và cƣ dân địa phƣơng tham gia tích cực trong công tác bảo vệ môi trƣờng.
Phƣờng Khƣơng Trung thuộc quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội là một
phƣờng có cƣ dân thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau và nằm ven sông Tô
Lịch. Trong phƣờng này nhiều vấn đề môi trƣờng nảy sinh nhƣ chất thải sinh hoạt,
chất thải rắn, chất thải làng nghề, ô nhiễm bụi, xả thải ra sông Tô Lịch,… Mặc dù
đã có những nỗ lực bƣớc đầu trong quản lý các vấn đề môi trƣờng nói trên, nhƣng

chƣa lôi cuốn đƣợc sự tham gia tích cực và chủ động của các đoàn thể quần chúng -
xã hội, của cộng đồng dân cƣ. Để cải thiện tình hình, phát huy hơn nữa vai trò của
các đoàn thể quần chúng - xã hội, và cộng đồng địa phƣơng trong bảo vệ môi
trƣờng ở phƣờng này rất cần cách tiếp cận mới. Chính vì thế, tôi đã mạnh dạn chọn
đề tài “Nghiên cứu áp dụng tiếp cận quyền trong bảo vệ môi trường tại phường
Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ khoa
học môi trƣờng.









3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về Quyền trong bảo vệ môi trƣờng
Môi trƣờng có mối quan hệ mật thiết với sức khỏe và quyền con ngƣời. Vì
vậy, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp khoa học, kỹ thuật, hành chính, pháp
luật… trong bảo vệ môi trƣờng. Hƣớng tiếp cận quyền con ngƣời trong bảo vệ môi
trƣờng hiện đang đƣợc xem là có hiệu quả, đã đƣợc nhiều nƣớc áp dụng, nhất là
những nƣớc phát triển. Tuy nhiên, ở nƣớc ta, hƣớng tiếp cận này khá mới mẻ, vì
vậy, việc tìm hiểu mối quan hệ giữa môi trƣờng với quyền con ngƣời và kinh
nghiệm quốc tế trong vận dụng cách tiếp cận quyền trong bảo vệ môi trƣờng rất có
ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay.
1.1.1. Mối quan hệ giữa môi trường với quyền con người

Từ phƣơng diện lý luận và thực tiễn bảo vệ môi trƣờng và quyền con ngƣời,
các học giả, các nhà hoạt động thực tiễn trên lĩnh vực môi trƣờng và quyền con
ngƣời ở nhiều nƣớc trên thế giới đã chỉ ra sự tƣơng tác qua lại giữa môi trƣờng với
sức khỏe và quyền con ngƣời. Có thể khái quát mối quan hệ này, trên ba khía cạnh
chính sau:
Thứ nhất, môi trường là vấn đề của quyền con người.
Hiến chƣơng Liên hiệp quốc (LHQ) năm 1945 thiết lập những nguyên tắc cơ
bản về tôn trọng nhân phẩm, giá trị vốn có, bảo vệ quyền và các tự do cơ bản của
con ngƣời. Tiếp sau đó, Đại hội đồng LHQ đã ban hành một loạt các tuyên bố và
công ƣớc quốc tế về quyền con ngƣời, chính thức đặt nền móng cho sự hình thành
và phát triển ngành luật quốc tế về quyền con ngƣời. Tuyên bố Stockholm năm
1972

đƣợc xác định là cột mốc đầu tiên cho sự gắn kết hai vấn đề tƣởng chừng là
hai lĩnh vực riêng biệt trong hoạch định chính sách công, nhƣng lại có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau [18].
4

Trong Tuyên bố Stockholm [17], Nguyên tắc 1 đã thiết lập nền tảng mối
quan hệ giữa quyền con ngƣời với bảo vệ môi trƣờng, rằng: “Con ngƣời có các
quyền cơ bản về tự do, bình đẳng và điều kiện sống tối thiểu trong môi trƣờng trong
lành, bình đẳng cho phép con ngƣời có cuộc sống trong nhân phẩm và hạnh phúc”.
Tiếp đó, Hội nghị Thƣợng đỉnh thế giới về Môi trƣờng và Phát triển bền vững năm
1992 đƣợc tổ chức tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil đã đƣa ra công thức liên kết
giữa quyền con ngƣời và bảo vệ môi trƣờng trong một số thuật ngữ có tính thủ tục.
Nguyên tắc 10 tuyên bố: “Vấn đề môi trƣờng phải đƣợc giải quyết một cách tốt nhất
với sự tham gia của tất cả các cá nhân liên quan, ở cấp độ thích hợp. Cấp độ quốc
gia, mỗi cá nhân sẽ đƣợc tiếp cận thông tin thích hợp liên quan đến môi trƣờng, do
các cơ quan công quyền lƣu giữ, bao gồm cả thông tin về các chất và hoạt động
nguy hiểm trong cộng đồng của họ, và có cơ hội đƣợc tham gia trong quá trình ban

hành các quyết định. Các quốc gia sẽ phải tạo điều kiện, tăng cƣờng nhận thức và
kêu gọi sự tham gia của cộng đồng trong việc phổ biến thông tin rộng rãi. Cơ hội
tiếp cận một cách hiệu quả với tƣ pháp và các thủ tục hành chính, bao gồm cả việc
bồi thƣờng và đền bù thiệt hại phải đƣợc bảo đảm” [19].
Sự gắn kết giữa môi trƣờng và quyền con ngƣời đƣợc thể hiện khá rõ đối với
việc bảo đảm thực hiện các quyền nhƣ: quyền đƣợc sống; sự toàn vẹn thân thể của
mỗi cá nhân, của đời sống mỗi gia đình; quyền đối với sức khỏe, thịnh vƣợng và
phát triển của mỗi cá nhân, cũng nhƣ nhóm và cộng đồng xã hội… Tất cả các quyền
này đều phụ thuộc vào môi trƣờng sống, môi trƣờng tự nhiên xung quanh con
ngƣời. Và đây đƣợc xác định là cơ sở quan trọng cho cuộc sống của tất cả mọi cá
nhân và cộng đồng xã hội.
Hiện nay, sức khỏe của con ngƣời đang bị ảnh hƣởng ngày càng lớn và hệ
quả ngày càng trầm trọng do sự xuống cấp nghiêm trọng của môi trƣờng và hệ sinh
thái. Và chính sự ô nhiễm môi trƣờng, sự hủy hoại môi trƣờng tự nhiên đều trực tiếp
tác động đến việc hƣởng thụ quyền con ngƣời của tất cả mọi ngƣời. Vì thế, nhu cầu
đòi hỏi ngày càng cao của con ngƣời là phải nâng cao chất lƣợng cuộc sống, bảo
5

đảm quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành, bảo đảm sức khỏe môi trƣờng.
Do vậy, cộng đồng thế giới thừa nhận môi trƣờng chính là vấn đề của quyền con ngƣời.
Thứ hai, bảo vệ môi trường là điều kiện tiên quyết để hiện thực hóa quyền
con người.
Một sự thật hiển nhiên là, các quyền con ngƣời không thể thực hiện đƣợc nếu
môi trƣờng không đƣợc bảo đảm, vì môi trƣờng có liên quan và tác động trực tiếp
tới hƣởng thụ nhân quyền của mỗi cá nhân và cộng đồng. Vì vậy, bảo vệ và nâng
cao chất lƣợng môi trƣờng của con ngƣời là nhu cầu thiết yếu để bảo vệ cuộc sống
con ngƣời, điều kiện tiên quyết bảo đảm nhân phẩm và giá trị của con ngƣời, phát
triển và hoàn thiện nhân cách con ngƣời và tạo ra đặc tính thúc đẩy phúc lợi cho
mỗi cá nhân, tập thể và cả cộng đồng xã hội.
Các hoạt động của con ngƣời đã làm cho môi trƣờng bị ô nhiễm nghiêm

trọng trên phạm vi toàn cầu và chính sự ô nhiễm này đã gây hại cho sức khỏe con
ngƣời. Do vậy quyền sống của con ngƣời đang bị ảnh hƣởng trực tiếp hàng ngày do
sự ô nhiễm về không khí, ô nhiễm nguồn nƣớc, ô nhiễm nguồn đất,…
Theo pháp luật về môi trƣờng và luật nhân quyền quốc tế, trách nhiệm
bảo vệ môi trƣờng và quyền con ngƣời trƣớc hết thuộc về Nhà nƣớc. Nhà nƣớc
có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ và thực hiện các quyền con ngƣời về môi
trƣờng.
Thứ ba, bảo vệ và thực hiện tốt quyền con người là điều kiện thiết yếu để có
chính sách tốt về môi trường.
Để có chính sách tốt về bảo vệ môi trƣờng, đòi hỏi các quyền con ngƣời phải
đƣợc bảo đảm thực hiện. Nhiều nhà nghiên cứu, nhà hoạt động thực tiễn trong lĩnh
vực môi trƣờng cho rằng, để có đƣợc chính sách tốt về môi trƣờng chỉ có thể thông
qua việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin, sự tham gia của dân chúng
trong việc ban hành các quyết định về môi trƣờng và tiếp cận tƣ pháp liên quan tới
môi trƣờng. Các quyền này đƣợc gọi là các quyền có tính chất thủ tục (procedural
rights).
6

Thực tiễn cho thấy, quyền tiếp cận thông tin, sự tham gia của công chúng và
tiếp cận tư pháp có tác động rất lớn đến việc hiện thực hóa các quyền về môi
trường [14]. Các quyền này nhằm giúp cho công dân đóng vai trò tích cực, chủ
động hơn đối với các quyết định, chính sách của Nhà nƣớc có liên quan tới môi
trƣờng; thực hiện dân chủ hóa đối với các quyết định, chính sách về môi trƣờng,
thông qua việc đƣa cá nhân, các nhóm tƣ nhân và những ngƣời thƣờng xuyên hứng
chịu sự tác động và ảnh hƣởng bởi sự ô nhiễm môi trƣờng tham gia vào hoạch định
chính sách có liên quan tới môi trƣờng. Chính sự tham gia này, sẽ hạn chế quyền
lực “quan liêu” của những ngƣời ban hành chính sách, bảo đảm sự cân bằng giữa lợi
ích bảo vệ môi trƣờng - phát triển bền vững với nhu cầu tăng trƣởng kinh tế. Và vì
vậy, việc thực hiện các quyền có tính chất thủ tục này là rất quan trọng để có đƣợc
chính sách tốt về môi trƣờng và qua đó sẽ tạo ra một môi trƣờng bảo đảm cho sức

khỏe, bảo vệ lợi ích số đông, lợi ích cộng đồng, bảo vệ những ngƣời dễ bị tổn
thƣơng trong xã hội, nhƣ trẻ em, phụ nữ, ngƣời nghèo, dân tộc thiểu số,…
1.1.2. Nội dung nguyên tắc và các quyền con người về môi trường
Do tính chất và tầm quan trọng trong bảo vệ quyền con ngƣời về môi trƣờng,
một bản dự thảo Tuyên ngôn về nguyên tắc và các quyền con ngƣời đã chính thức
đƣợc một nhóm chuyên gia về nhân quyền và luật môi trƣờng quốc tế trình lên các
cơ quan của LHQ để lấy ý kiến. Trong bản dự thảo Tuyên ngôn, đã tuyên bố một
cách toàn diện về các thành phần thiết yếu của quyền con ngƣời đối với môi trƣờng.
Tuyên ngôn đƣợc thông qua là văn kiện pháp lý quan trọng nhất để thiết lập các
chuẩn mực quốc tế về quyền con ngƣời với môi trƣờng và phản ánh sự phát triển
hƣớng tới sự công nhận và bảo đảm quốc tế đối với các quyền về môi trƣờng.
Dự thảo Tuyên ngôn gồm 27 điểm, 5 phần. Lời nói đầu nhấn mạnh quyền tự
quyết và quyền phát triển, và sự gắn kết giữa môi trƣờng và quyền con ngƣời. Đó là
“Sự vi phạm quyền con ngƣời dẫn tới sự xuống cấp của môi trƣờng và sự xuống cấp
của môi trƣờng dẫn tới sự vi phạm quyền con ngƣời” [12].

7

a) Các nguyên tắc quyền con người về môi trường
Phần I của bản Dự thảo Tuyên ngôn đƣa ra những khái niệm chung về các
nguyên tắc [20]:
- Nguyên tắc 1: Khẳng định các quyền con ngƣời, môi trƣờng sinh thái, phát
triển bền vững và hòa bình là phụ thuộc lẫn nhau và không thể chia cắt.
- Nguyên tắc 2: Khẳng định mọi ngƣời có quyền đối với môi trƣờng an toàn,
sức khỏe và môi trƣờng sinh thái.
- Nguyên tắc 3: Khẳng định quyền không phân biệt đối xử liên quan tới các
hành động và quyết định có tác động tới môi trƣờng.
- Nguyên tắc 4: Thiết lập nguyên tắc về tính công bằng đáp ứng nhu cầu của
các thế hệ hiện nay và mai sau.
b) Nội dung các quyền con người đối với môi trường

Các quyền thiết yếu (substantive rights)
- Quyền của mọi ngƣời đƣợc sống trong môi trƣờng không bị ô nhiễm, coi là
một phần thiết yếu của quyền sống, sức khỏe, kế sinh nhai, sự thịnh vƣợng, hay
phát triển bền vững dọc biên giới hoặc ngoài biên giới quốc gia.
- Quyền đƣợc bảo vệ và bảo tồn không khí, đất trồng, nƣớc, biển, thực vật,
động vật, các quy trình thiết yếu và bảo vệ những khu vực cần thiết để duy trì sự đa
dạng sinh học và hệ sinh thái.
- Quyền có tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe môi trƣờng, không bị ảnh hƣởng
bởi các thảm họa môi trƣờng.
- Quyền hƣởng thụ thực phẩm, nƣớc sạch vệ sinh, an toàn đối với sức khỏe
từ môi trƣờng.
- Quyền có môi trƣờng lao động bảo đảm sức khỏe và an toàn.
- Quyền nhà ở tối thiểu, đất đai, điều kiện sống an toàn, sức khỏe và môi trƣờng
sinh thái tốt.
8

- Quyền không bị trục xuất khỏi nhà ở, đất đai vì mục đích hay là kết quả của
những quyết định hay hành động ảnh hƣởng tới môi trƣờng, ngoại trừ trong trƣờng
hợp khẩn cấp hoặc vì lợi ích của toàn xã hội.
- Quyền đƣợc tham gia một cách hiệu quả trong việc ban hành các quyết định
liên quan tới việc trục xuất, di dời hay tái định cƣ; có đủ thời gian bảo đảm việc
khôi phục, đền bù một cách hiệu quả hay thích hợp và có đủ chỗ ở hay đất đai.
- Quyền đƣợc trợ giúp liên quan tới thảm họa tự nhiên hay thảm họa do con
ngƣời gây ra.
- Quyền đƣợc hƣởng lợi một cách công bằng từ việc bảo tồn và sử dụng bền
vững tài nguyên thiên nhiên.
- Quyền của các dân tộc bản địa đƣợc kiểm soát đất đai, lãnh thổ và các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì bản sắc lối sống của họ. Gồm cả quyền an
ninh trong việc hƣởng thụ các phƣơng tiện sinh tồn.
Các quyền thủ tục (procedural rights)

- Quyền tiếp cận thông tin liên quan tới môi trƣờng.
- Quyền giữ, bày tỏ quan điểm và tuyên truyền những ý tƣởng và thông tin
liên quan tới môi trƣờng.
- Quyền đƣợc giáo dục nhân quyền và môi trƣờng.
- Quyền đƣợc tham gia một cách tích cực, tự do và có ý nghĩa trong lập kế
hoạch, ban hành quyết định, có tác động đến môi trƣờng và phát triển. Quyền này
bao gồm quyền đánh giá tác động trƣớc về môi trƣờng, phát triển và hậu quả tác
động của quyền con ngƣời đối với các đề xuất hành động.
- Quyền tham gia hội họp một cách tự do và hòa bình với ngƣời khác với
mục đích bảo vệ môi trƣờng.
- Quyền đƣợc bồi thƣờng và đền bù thiệt hại một cách hiệu quả liên quan tới
môi trƣờng.
9

c) Trách nhiệm và nghĩa vụ
- Tất cả mọi ngƣời, cá nhân và tập thể có nghĩa vụ bảo vệ và bảo tồn môi trƣờng.
- Nhà nƣớc có trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ quyền sống trong môi trƣờng
an toàn, sức khỏe và bảo đảm phƣơng kế sinh nhai.
- Những biện pháp này nhằm mục đích ngăn ngừa tác hại của môi trƣờng,
bảo đảm đền bù tối thiểu, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và sẽ có nhiệm
vụ về:
+ Thu thập và phổ biến thông tin liên quan tới môi trƣờng;
+ Đánh giá trƣớc, kiểm soát, cấp giấy phép, ban hành quy định hay ngăn cấm
các hoạt động và những nguồn gây hại tới môi trƣờng;
+ Sự tham gia của công chúng vào việc ban hành các quyết định có liên quan;
+ Khôi phục và đền bù thiệt hại theo thủ tục tƣ pháp và hành chính đối với
những thiệt hại do môi trƣờng gây ra và những đe dọa;
+ Giám sát, quản lý và chia sẻ một cách công bằng nguồn tài nguyên thiên nhiên;
+ Có biện pháp kiểm soát chất thải gây hại;
+ Trong khi thực hiện nghĩa vụ về bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững và

tôn trọng nhân quyền, có biện pháp bảo đảm hợp tác xuyên quốc gia;
+ Bảo đảm các tổ chức quốc gia và các cơ quan giám sát các quyền và nghĩa
vụ trong Tuyên ngôn này.
d) Về những lưu ý đặc biệt
- Lƣu ý quan tâm tới những ngƣời và những nhóm dễ bị tổn thƣơng, bao gồm
phụ nữ, trẻ em, ngƣời bản địa, ngƣời nhập cƣ và ngƣời nghèo.
- Các quyền nêu trong bản Tuyên ngôn này, chỉ có thể bị hạn chế theo luật và
là cần thiết để bảo vệ trật tự công cộng, sức khỏe và các quyền tự do cơ bản của
những ngƣời khác.
10

1.2. Tiếp cận Quyền trong bảo vệ môi trƣờng cấp cơ sở trên thế giới và tại Việt
Nam
Nhƣ đã nói trên, môi trƣờng tự nhiên là điều kiện và phƣơng tiện hoạt động
sống của con ngƣời. Mối quan hệ tƣơng tác chặt chẽ giữa môi trƣờng, sức khỏe và
quyền con ngƣời là rất rõ ràng. Suy thoái, ô nhiễm, thảm họa môi trƣờng gây ra tác
hại lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, sức khỏe thể chất và tinh thần, mức độ hƣởng
thụ các quyền con ngƣời. Do đó, bảo vệ môi trƣờng là một bộ phận cấu thành của
quá trình phát triển và là một trong ba trụ cột của phát triển bền vững.
Sự phát triển bền vững của đất nƣớc, chất lƣợng cuộc sống, sức khỏe của dân
cƣ và an ninh quốc gia chỉ có thể đƣợc bảo đảm trong điều kiện bảo tồn và gìn giữ
đƣợc tình trạng môi trƣờng trong sạch. Sống trong môi trƣờng trong lành đƣợc coi
là một quyền con ngƣời cơ bản [8]. Ô nhiễm, suy thoái, phá hủy môi trƣờng không
chỉ gây tổn thất cho phát triển kinh tế, có thể phá hủy thành tựu tăng trƣởng kinh tế,
dẫn tới sự gia tăng nghèo đói, sự phân hóa và bất bình đẳng xã hội, mà còn gây ra
nhiều bệnh tật nguy hiểm, làm tổn hại sức khỏe, đe dọa sinh mệnh của nhiều triệu
con nguời, ảnh hƣởng xấu đến an ninh con ngƣời và xã hội.
1.2.1. Kinh nghiệm trên thế giới
Quyền con ngƣời, sức khỏe và bảo vệ môi trƣờng là mối quan tâm lớn trên
thế giới và có chiều hƣớng mở rộng trong vài thập kỷ qua. Hiện nay, cộng đồng

quốc tế đã tạo ra một loạt các văn kiện quy phạm pháp luật quốc tế, các cơ quan
chuyên ngành và các cơ quan ở cấp toàn cầu. Dƣờng nhƣ mối quan hệ giữa quyền
con ngƣời, sức khỏe và bảo vệ môi trƣờng là những lĩnh vực để đối phó với các vấn
đề khác nhau và phát triển một cách độc lập.
Trong nghị quyết 45/94 ngày 14/12/1990 về nhu cầu bảo đảm môi trƣờng
lành mạnh cho hạnh phúc của các cá nhân [17], Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đặt
lại kết luận của tuyên bố Stockholm, nói rằng tất cả cá nhân có quyền đƣợc sống
trong một môi trƣờng đầy đủ cho sức khỏe và hạnh phúc của họ. Nghị quyết đã nỗ
11

lực kêu gọi sự tăng cƣờng theo hƣớng đảm bảo một môi trƣờng tốt hơn và khỏe
mạnh.
Trong ba thập kỷ kể từ hội nghị Stockholm, mối liên kết đã đƣợc thiết lập từ
các tuyên bố đầu tiên đã đƣợc dựng lại và đƣợc xây dựng bằng nhiều cách khác
nhau trong các văn kiện pháp lý quốc tế và các quyết định của các cơ quan nhân
quyền. Phƣơng pháp tiếp cận đầu tiên, có lẽ gần với Tuyên bố Stockholm, hiểu
đƣợc bảo vệ môi trƣờng nhƣ một điều kiện tiên quyết để có thể hƣởng các quyền
con ngƣời đƣợc quốc tế đảm bảo, đặc biệt là quyền sống và có sức khỏe. Do đó, bảo
vệ môi trƣờng là một công cụ thiết yếu trong các nỗ lực để bảo đảm tận dụng phổ
biến hiệu lực của quyền con ngƣời. Ông Klaus Toepfer, Giám đốc điều hành của
Chƣơng trình Môi trƣờng Liên Hiệp Quốc, phản ánh các tiếp cận này trong tuyên
bố của ông trong kỳ họp từ 57 của Ủy ban Nhân quyền năm 2001: Quyền con ngƣời
không thể đƣợc bảo đảm trong một môi trƣờng bị suy thoái hoặc bị ô nhiễm. Các
quyền cơ bản cho cuộc sống của con ngƣời đang bị đe dọa bởi suy thoái đất, phá
rừng và tiếp xúc với chất độc hại, chất thải nguy hại và nƣớc uống bị ô nhiễm. Điều
kiện môi trƣờng rõ ràng đã giúp để xác định mức độ mà mọi ngƣời thƣởng thức các
quyền cơ bản của họ và cuộc sống, sức khỏe, thực phẩm, nhà ở, sinh kế truyền
thống và văn hóa. Điều đó đã nhận ra rằng những ngƣời gây ô nhiễm, hủy hoại môi
trƣờng tự nhiên không chỉ phạm một tội ác chống lại thiên nhiên, nhƣng cũng đang
vi phạm nhân quyền. Đại hội tƣơng tự cũng kêu gọi bảo tồn thiên nhiên là một điều

kiện tiên quyết cho cuộc sống bình thƣờng của con ngƣời.
Trên thế giới có hơn hai triệu ngƣời chết hàng năm và hàng tỷ trƣờng hợp
bệnh đƣợc cho là do ô nhiễm môi trƣờng. Tất cả các nơi trên thế giới, con ngƣời
đang trải nghiệm những tác động tiêu cực của hệ sinh thái, suy thoái môi trƣờng,
trong đó có tình trạng thiếu nƣớc, cạn kiệt thủy sản, thảm họa thiên nhiên do nạn
phá rừng và quản lý an toàn, xử lý chất thải và các sản phẩm độc hại và nguy hiểm.
Ngƣời dân bản địa đang bị ảnh hƣởng trực tiếp từ những hiệu ứng tiêu cực của suy
thoái môi trƣờng đối với sức khỏe con ngƣời, hạnh phúc của con ngƣời và cũng
đang gây ra những cái mới bao gồm cả sự gia tăng trong các sự kiện thời tiết khắc
12

nghiệt và gia tăng lây lan của bệnh sốt rét. Những sự thật này cho thấy rõ mối liên
hệ chặt chẽ giữa môi trƣờng và các quyền con ngƣời, cũng nhƣ biện minh cho một
cách tiếp cận tích hợp với môi trƣờng và nhân quyền.
Tiếp cận quyền trong bảo vệ môi trƣờng (BVMT) cho phép nâng cao chất
lƣợng sống của tất cả mọi ngƣời và con ngƣời trở thành trung tâm trong việc ban
hành các chính sách, pháp luật. Nhiều nƣớc đã giải thích lại các quyền hiện có tính
đến cả các mối quan tâm về môi trƣờng. Ví dụ, tòa án ở Ấn Độ đã mở rộng nội hàm
khái niệm quyền sống, bao hàm cả các quy tắc liên quan đến BVMT. Đó là quyền
sống của con ngƣời không chỉ là sự tồn tại, mà bao hàm cả quyền đƣợc sống trong
môi trƣờng trong lành không bị ô nhiễm, cân bằng về hệ sinh thái và đƣợc Nhà
nƣớc bảo vệ.
Ở châu Phi, châu Âu và châu Mỹ, các công ƣớc nhân quyền khu vực đều cung
cấp các bảo đảm cụ thể để bảo vệ quyền sức khỏe môi trƣờng, công nhận tầm quan
trọng của sự tham gia của cộng đồng liên quan tới các quyết định về môi trƣờng.
Hiện có khoảng 60 nƣớc trên thế giới đã công nhận trong Hiến pháp về quyền sức
khỏe môi trƣờng. Ví dụ, Hiến pháp Nam Phi quy định mọi ngƣời có quyền có môi
trƣờng không gây hại tới sức khỏe và sự thịnh vƣợng của con ngƣời; Quyền có môi
trƣờng đƣợc bảo vệ vì lợi ích của các thế hệ hôm nay và mai sau [6].
Nhiều nƣớc khác công nhận quyền tiếp cận thông tin và tìm kiếm các bồi

thƣờng thiệt hại do môi trƣờng gây ra. Ví dụ, Hiến pháp Liên bang Nga thừa nhận,
quyền môi trƣờng tối thiểu bao gồm tiếp cận thông tin chính xác và đền bù do gây
hại tới sức khỏe con ngƣời hay tài sản do vi phạm môi trƣờng [7]. Bảo vệ bằng Hiến
pháp đối với các quyền môi trƣờng là cơ hội để ngƣời dân tác động lên Chính phủ
đối với việc ban hành các quyết định có thể gây ảnh hƣởng xấu đến cuộc sống và
môi trƣờng tự nhiên.
Hiến chƣơng châu Phi năm 1981 [5] công nhận quyền của tất cả mọi ngƣời có
môi trƣờng tối thiểu, nhằm thỏa mãn đối với sự phát triển và thịnh vƣợng chung của
cộng đồng, xã hội. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng quy định
13

"Môi trƣờng tối thiểu" nên đƣợc thừa nhận là quyền con ngƣời cơ bản. Ủy ban Kinh
tế của Liên hiệp quốc về châu Âu (UNEEC) đã dự thảo Hiến chƣơng về các quyền
và nghĩa vụ về môi trƣờng, nhằm khẳng định mọi ngƣời đều có quyền môi trƣờng
tối thiểu [10].
Việc công nhận và thực hiện quyền môi trƣờng trong bối cảnh phát triển bền
vững đã chỉ ra mối quan hệ rõ ràng giữa bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền với việc
bảo tồn, bảo vệ và khôi phục môi trƣờng. Điều này đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải
cùng nhau hợp tác và xây dựng các chuẩn mực chung để đối phó với thách thức
ngày càng gia tăng đối với môi trƣờng và phát triển.
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau bàn về cách tiếp cận quyền trong
việc bảo vệ môi trƣờng. Tiếp cận quyền trong bảo vệ môi trƣờng cho phép nâng cao
chất lƣợng sống của tất cả mọi ngƣời và con ngƣời trở thành trung tâm trong việc
ban hành các chính sách, pháp luật. Michael Anderson, tác giả nổi tiếng cuốn sách
“Tiếp cận quyền con ngƣời trong bảo vệ môi trƣờng” [16] đã gợi ý ba cách tiếp cận:
Thứ nhất, huy động và sử dụng các quyền đang tồn tại để đạt đƣợc mục đích môi
trƣờng; thứ hai, giải thích lại các quyền hiện có, tính đến cả các mối quan tâm về
môi trƣờng và thứ ba là tạo ra các quyền mới bao hàm đủ các đặc tính của môi
trƣờng.
- Thứ nhất, huy động và sử dụng các quyền đang tồn tại đƣợc quy định trong

Tuyên ngôn thế giới về quyền con ngƣời năm 1948, Công ƣớc quốc tế về các quyền
dân sự, chính trị và Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm
1966.
Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị cung cấp khuôn khổ pháp lý
và đạo đức bảo đảm quyền sống, quyền bình đẳng, quyền tham gia vào công việc
nhà nƣớc, xã hội; quyền bồi thƣờng và đền bù thiệt hại…Sự bảo đảm này là điều
kiện tiên quyết để huy động sự tham gia của mọi ngƣời trong bảo vệ môi trƣờng.
Quy định và xác lập trách nhiệm của Nhà nƣớc trong việc tôn trọng, bảo vệ và thực
hiện các quyền và tự do cơ bản của cá nhân.
14

Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa cung cấp khuôn
khổ pháp lý và đạo đức bảo vệ môi trƣờng thông qua việc thiết lập chuẩn mực cho
sự thịnh vƣợng chung của cá nhân và tập thể, bao gồm bảo đảm pháp lý đối với các
quyền về sức khỏe, quyền của tất cả mọi ngƣời đƣợc quản lý các nguồn tài nguyên
thiên nhiên; quyền có điều kiện sống tối thiểu của cá nhân và gia đình, quyền về
thực phẩm, quyền chăm sóc sức khỏe, quyền giáo dục,…
Quyền tập thể, nhƣ quyền tự quyết đƣợc quy định tại Điều 1 chung của hai
công ƣớc năm 1966 quy định: “Vì lợi ích của mình, các dân tộc có quyền tự do định
đoạt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và của cải của mình miễn là không làm
phƣơng hại đến các nghĩa vụ phát sinh từ hợp tác kinh tế, quốc tế, mà dựa trên
nguyên tắc các bên cùng có lợi và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Trong bất
kỳ hoàn cảnh nào cũng không đƣợc phép tƣớc đi những phƣơng tiện sinh tồn của
một dân tộc” [1].
- Thứ hai: Giải thích lại các quyền hiện có. Nhiều nhà hoạt động môi trƣờng
và quyền con ngƣời hiện nay cho rằng, huy động và sử dụng các quyền hiện có là
chƣa đủ để bảo vệ môi trƣờng, do vậy các quyền hiện có nhất định phải đƣợc giải
thích lại trong bối cảnh có sự liên quan của các vấn đề môi trƣờng.
Trên thế giới, nhiều nƣớc đã giải thích lại các quyền hiện có nhƣ Tòa án ở
Ấn Độ đã giải thích lại các quyền hiện có trong Hiến pháp, mở rộng nội hàm khái

niệm quyền sống, bao hàm cả các quy tắc liên quan đến bảo vệ môi trƣờng. Nhiều
nƣớc khác công nhận quyền tiếp cận thông tin và tìm kiếm các bồi thƣờng thiệt hại
do môi trƣờng gây ra. Bảo vệ bằng Hiến pháp đối với các quyền môi trƣờng là cơ
hội để mọi ngƣời dân tác động lên Chính phủ đối với việc ban hành các quyết định
để có đƣợc cuộc sống cộng đồng dân cƣ và môi trƣờng tự nhiên xung quanh lành
mạnh.
- Thứ ba, tạo ra các quyền mới: Tiếp cận này liên quan tới việc công nhận và
thực hiện quyền môi trƣờng trong bối cảnh phát triển bền vững đã chỉ ra mối quan
15

hệ rõ ràng giữa bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền với việc bảo tồn, bảo vệ và khôi
phục môi trƣờng.
Việc tạo ra các quyền mới đòi hỏi cộng đồng quốc tế cùng nhau hợp tác và
xây dựng các chuẩn mực quốc tế chung để ứng phó với thách thức ngày càng gia
tăng đối với môi trƣờng và phát triển. Các quyền mới chứa đựng các quy tắc và tiêu
chuẩn chung về bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững, đồng thời ngày càng
đƣợc bổ sung các nội dung mới, dựa trên sự phát triển và tác động của môi trƣờng.
1.2.2. Kinh nghiệm của Việt Nam
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị
quyết và không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm kịp thời điều
chỉnh các quan hệ xã hội có liên quan tới bảo vệ môi trƣờng và hệ sinh thái. Một
loạt các văn bản pháp luật, nhƣ Luật Bảo vệ môi trƣờng, Luật Tài nguyên nƣớc,
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Đa dạng sinh học,… và nhiều văn bản dƣới
luật đã đƣợc ban hành, tạo khuôn khổ pháp lý cho việc bảo vệ môi trƣờng, hệ sinh
thái ở nƣớc ta. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm quốc tế và thực trạng thi hành pháp luật
về bảo vệ môi trƣờng ở nƣớc ta trong thời gian qua, cho thấy môi trƣờng, hệ sinh
thái ở nƣớc ta không những chƣa thực sự đƣợc cải thiện mà vẫn đang bị suy thoái
và xuống cấp nghiêm trọng.
Nghiên cứu hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành cho thấy, hầu hết các
quy phạm pháp luật mới chỉ dừng lại nguyên tắc chung, có tính định khung; chƣa

chú trọng việc lồng ghép cách tiếp cận quyền trong bảo vệ môi trƣờng. Các quy
định của pháp luật chƣa làm rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan tới
bảo vệ môi trƣờng; chƣa làm rõ việc bảo vệ môi trƣờng không chỉ thuộc trách
nhiệm của Nhà nƣớc mà còn là quyền và trách nhiệm của toàn xã hội, của mọi cá
nhân và công dân, cộng đồng dân cƣ. Pháp luật chƣa quy định cụ thể, rõ ràng cả về
quy trình, thủ tục để mọi cá nhân, công dân có thể tham gia vào việc giám sát bảo
vệ môi trƣờng; tham gia vào việc ban hành các quyết định và tiếp cận tƣ pháp trong
lĩnh vực môi trƣờng. Vì thế, hệ thống pháp luật có liên quan tới bảo vệ môi trƣờng ở
16

nƣớc ta hiện nay chƣa thực sự thu hút, lôi kéo đƣợc quần chúng nhân dân, các tổ
chức chính trị, xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp tham gia giám sát bảo vệ môi
trƣờng.
Trƣớc thực trạng đó, dựa trên cách tiếp cận quyền trong bảo vệ môi trƣờng ở
nƣớc ta hiện nay, cần rà soát, đánh giá lại pháp luật hiện hành, bổ sung, hoàn thiện
theo hƣớng lồng ghép cách tiếp cận quyền vào việc hoạch định chính sách và pháp
luật có liên quan tới bảo vệ môi trƣờng. Bên cạnh việc hoàn thiện hơn các quy định
về xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, cần nghiên cứu bổ sung quy định
trong Hiến pháp về công dân có quyền đƣợc sống và bảo đảm quyền đƣợc sống trong
môi trƣờng trong lành và an toàn; quyền và trách nhiệm của cá nhân, công dân đƣợc
tham gia giám sát bảo vệ môi trƣờng. Nghiên cứu bổ sung và quy định chi tiết trong
các văn bản luật và dƣới luật về quyền của công dân, các tổ chức xã hội, tổ chức
chính trị xã hội, đoàn thể quần chúng nhƣ thanh niên, phụ nữ, nông dân đƣợc tham
gia vào việc ban hành các quyết định, chính sách có liên quan tới môi trƣờng và giám
sát bảo vệ môi trƣờng; quy định cụ thể hơn cả về trình tự, thủ tục liên quan tới quyền
của cá nhân, công dân đƣợc tiếp cận thông tin về môi trƣờng và trách nhiệm của Nhà
nƣớc, doanh nghiệp cung cấp và công khai thông tin, tác hại ảnh hƣớng đến môi
trƣờng; quy định cụ thể về trình tự, thủ tục khởi kiện, trình tự khiếu nại đối với các
quyết định, chính sách có tác động đến môi trƣờng; quyền đƣợc đền bù thiệt hại, đánh
giá tác động, thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng, tác động/ảnh hƣởng của ô

nhiễm môi trƣờng đến sức khỏe, quyền lợi về vật chất, tinh thần của cá nhân, công
dân và của cộng đồng dân cƣ.
Bên cạnh đó, để tăng cƣờng thực thi pháp luật về môi trƣờng, Nhà nƣớc sớm
nghiên cứu đào tạo chuyên sâu và phát triển đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật, trƣớc
hết là cán bộ điều tra, luật sƣ, công tố viên và thẩm phán về môi trƣờng. Đồng thời
có chính sách hỗ trợ các văn phòng luật sƣ, văn phòng tƣ vấn pháp luật nhằm tƣ
vấn, hỗ trợ về mặt pháp lý cho ngƣời dân, cộng đồng dân cƣ, và giúp ngƣời dân
giám sát việc thi hành pháp luật, khởi kiện đối với các hành vi vi phạm pháp luật về
17

môi trƣờng, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, công dân và
cộng đồng, dân cƣ.
Hiện nay, vấn đề môi trƣờng và ảnh hƣởng của nó để phát triển đang trở
thành thách thức cho Việt Nam. Ô nhiễm trên quy mô rộng, suy thoái cục bộ, khủng
hoảng môi trƣờng do quá trình phát triển, ƣu tiên cho tăng trƣởng kinh tế, coi nhẹ
bảo vệ môi trƣờng,… đang trở thành những rào cản lớn, hạn chế quyền phát triển,
quyền con ngƣời đối với môi trƣờng (cơ hội sinh kế, quyền đảm bảo cuộc sống,
quyền có sức khỏe, quyền an ninh môi trƣờng,…).
Một thời gian dài, vì ƣu tiên cho phát triển kinh tế nên việc bảo vệ môi
trƣờng (BVMT) đã có lúc bị xem nhẹ, là mục tiêu thứ yếu của các nhà lập pháp
cũng nhƣ hành pháp. Điều đó thể hiện qua việc đạo Luật Mẹ - Hiến pháp 1992[19],
chỉ có 3 lần nhắc đến vấn đề môi trƣờng; Luật BVMT của Việt Nam ban hành năm
1993 và 2005 cũng chƣa phát huy đƣợc tác dụng nhƣ mong muốn.
Bên cạnh việc hoàn thiện hơn các quy định về xử lý hành chính, truy cứu trách
nhiệm hình sự, cần nghiên cứu, bổ sung quy định trong Hiến pháp về công dân có
quyền đƣợc sống và bảo đảm quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành và an
toàn; Quyền và trách nhiệm đƣợc tham gia giám sát bảo vệ môi trƣờng; Quy định chi
tiết trong các văn bản luật và dƣới luật về quyền của công dân, các tổ chức, đoàn thể
đƣợc tham gia vào quá trình ban hành các quyết định, chính sách có liên quan tới môi
trƣờng và giám sát bảo vệ môi trƣờng;…

Trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, vấn đề BVMT có sự chuyển đổi và
quan tâm đến môi trƣờng khi có đến 10 lần đề cập về môi trƣờng. Trong đó, bổ
sung hai điều mới riêng về môi trƣờng (Điều 46 và Điều 68), nhấn mạnh đến quyền
đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành và nghĩa vụ của Nhà nƣớc, tổ chức, cá nhân
trong việc BVMT. Dự thảo Luật BVMT (sửa đổi 2005, 2014) cũng đƣa ra nguyên
tắc đầu tiên là BVMT là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân, đảm bảo
quyền đƣợc sống và quyền yêu cầu đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành [3].
18

Cơ sở pháp lý của quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành đã có trong
nhiều văn kiện, công ƣớc, hiệp ƣớc quốc tế: Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hiệp
quốc năm 1962: “Sự phát triển kinh tế và bảo vệ thiên nhiên”, Tuyên bố Stockholm
về các vấn đề môi trƣờng năm 1972, Tuyên bố Johannesburg năm 2002 về phát
triển bền vững,…Tƣ tƣởng cốt lõi của phát triển bền vững là sự kết hợp chặt chẽ,
hợp lý, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và
bảo vệ môi trƣờng. Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trƣởng
kinh tế ổn định, thực hiện tốt công bằng và tiến bộ xã hội, sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ, nâng cao chất lƣợng môi trƣờng sống.
Quan điểm về bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững đã đƣợc Đảng và
Nhà nƣớc ta khẳng định và đề cập sớm trong Kế hoạch quốc gia về Môi trƣờng và
Phát triển (1991 - 2000), trong Luật Bảo vệ Môi trƣờng (1993) đƣợc sửa đổi, bổ
sung năm 2005 và 2014, Nghị định 26/VP, Chỉ thị 36 ngày 25/6/1998 của Bộ Chính
trị, Nghị quyết số 41 của Bộ chính trị (15/11/2004), Định hƣớng chiến lƣợc phát
triển bền vững ở Việt Nam (2006), Chiến lƣợc Bảo vệ môi trƣờng quốc gia đến
2010 và định hƣớng đến năm 2020,… Phát triển bền vững từ lâu đã trở thành đƣờng
lối, quan điểm nhất quán của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc ta.
Coi phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu, Đảng và Nhà
nƣớc Việt Nam nhấn mạnh một số quan điểm quan trọng nhất trong vấn đề bảo vệ
môi trƣờng sau đây [4]:
- Bảo vệ môi trƣờng là vấn đề sống còn của nhân loại, là nhân tố bảo đảm

sức khỏe và chất lƣợng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát
triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và thúc đẩy hội nhập
kinh tế quốc tế.
- Bảo vệ môi trƣờng vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dụng cơ
bản của phát triển bền vững. Khắc phục tƣ tƣởng chỉ coi trọng phát triển kinh tế - xã
hội, coi nhẹ môi trƣờng.
19

- Bảo vệ môi trƣờng vừa là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia
đình và của mỗi ngƣời,…
- Bảo vệ môi trƣờng là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa
ngành, và liên vùng cao,… cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy
Đảng, sự quản lý của Nhà nƣớc, sự tham gia tích cực của mặt trận tổ quốc và các
đoàn thể nhân dân.
Thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị, Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2005,
nhận thức của cán bộ và nhân dân về bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc nâng cao hơn. Tuy
nhiên, trên thực tế, các giải pháp đề ra chƣa đạt đƣợc hiệu quả mong đợi, khiến
quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành của nhân dân bị xâm hại ở nhiều nơi,
nhiều lúc, có nơi ở mức độ nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến đời sống của một bộ
phận nhân dân và gây tác hại lâu dài đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Nguyên nhân của tình trạng nói trên là: (i) Chƣa nhận thức đúng đắn về tầm
quan trọng của việc bảo vệ môi trƣờng, còn quan điểm chỉ chú trọng phát triển kinh
tế, coi nhẹ môi trƣờng; (ii) Công tác quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng còn
yếu kém, pháp luật về bảo vệ môi trƣờng chƣa hoàn thiện; (iii) Nguồn lực đầu tƣ
bảo vệ môi trƣờng còn nhỏ bé, dàn trải, chƣa hợp lý; (iv) Thực thi pháp luật bảo vệ
môi trƣờng chƣa nghiêm, chế tài chƣa phù hợp,…
Để khắc phục những yếu kém nói trên, bên cạnh tăng cƣờng công tác giáo
dục và nâng cao nhận thức có hệ thống về pháp luật bảo vệ môi trƣờng, và tầm quan
trọng của việc bảo vệ môi trƣờng trong toàn xã hội, cần sớm áp dụng tiếp cận quyền
trong bảo vệ môi trƣờng, đặc biệt ở cấp cơ sở.

1.3. Khái quát về phƣờng Khƣơng Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi
đã trở thành một trung tâm chính trị, văn hóa và kinh tế ngay từ những buổi đầu tiên
của lịch sử đất nƣớc. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008,
Hà Nội hiện nay có 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành.

×