Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu chức năng môi trường hồ chứa quan sơn nhằm sử dụng hợp lý cho phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 88 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4
1.1. Tổng quan về chức năng môi trường
4
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu hồ chứa Quan Sơn
13
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
17
2.1. Nội dung nghiên cứu
17
2.2. Phương pháp nghiên cứu
17
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
22
3.1. Đánh giá khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng
môi trường về hồ chứa Quan Sơn
22
3.1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực hồ chứa Quan Sơn
22
3.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội khu vực hồ chứa Quan Sơn
28
3.1.3. Hiện trạng môi trường khu vực hồ chứa Quan Sơn
34
3.2. Nghiên cứu, đánh giá chức năng môi trường của hồ chứa Quan Sơn
41
3.2.1. Chức năng hỗ trợ, cung cấp không gian sống và giảm thiểu rủi ro
từ các sự cố môi trường (lũ lụt, úng ngập)


41
3.2.2. Chức năng cung cấp tài nguyên
51
3.2.3. Chức năng chứa và đồng hòa chất thải
62
3.3. Định hướng sử dụng, khai thác hợp lý hồ chứa Quan Sơn cho phát
triển bền vững.
66
3.3.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường
66
3.3.2. Định hướng sử dụng, khai thác hợp lý hồ chứa cho phát triển bền
vững
69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
77
A. Kết luận
77
B. Kiến nghị
78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
79
PHỤ LỤC
81
CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BOD: Nhu cầu ôxy sinh học
BVTV: Bảo vệ thực vật
CO: Carbon oxit
CO
2

: Carbon dioxit
COD: Nhu cầu ôxy hóa học
CTNH: Chất thải nguy hại
DO: Dầu diesel
ĐTM: Đánh giá tác động môi trường
GPMB: Giải phóng mặt bằng
GTGT: Giá trị gia tăng
NH
4
+
: Amoni
NO
3
-
: Nitrat
PO
4
3-
: Phốt phát
PCCC: Phòng cháy chữa cháy
QLMT: Quản lý môi trường
QĐ-TTg: Quyết định Thủ tướng
QĐ-BYT: Quyết định Bộ Y tế
Sở TN&MT: Sở Tài nguyên và Môi trường
SO
2
: Sul phua dioxit
SS: Chất rắn lơ lửng
TSP: Tổng hạt bụi lơ lửng
TSS: Tổng chất rắn lơ lửng

UBND: Ủy ban nhân dân
WHO: Tổ chức Y tế Thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1: Hệ thống chỉ tiêu chủ đề của Ủy ban phát triển bền vững
9
Bảng 2.1: Các thiết bị sử dụng trong quan trắc môi trường
18
Bảng 2.2: Phương pháp phân tích và thiết bị sử dụng
19
Bảng 2.3: Phương pháp phân tích các chất ô nhiễm không khí
19
Bảng 2.4: Phương pháp phân tích đất và thiết bị sử dụng
20
Bảng 3.1: Chế độ nhiệt độ trung bình tháng, năm khu vực nghiên cứu
24
Bảng 3.2: Độ ẩm tương đối trung bình tháng, năm khu vực nghiên cứu
25
Bảng 3.3: Tốc độ gió trung bình tháng, năm khu vực nghiên cứu
25
Bảng 3.4: Lượng bốc hơi trung bình tháng, năm khu vực nghiên cứu
26
Bảng 3.5: Đặc trưng thống kê mưa tại các trạm quanh vùng dự án
26
Bảng 3.6: Kết quả phân tích mẫu đất khu vực nghiên cứu
34
Bảng 3.7: Kết quả phân tích mẫu nước mặt khu vực nghiên cứu
35

Bảng 3.8: Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh
37
Bảng 3.9: Diện tích và mật độ dân số các xã khu vực hồ Quan Sơn
42
Bảng 3.10: Quy mô công trình hồ chứa
51
Bảng 3.11: Tổng hợp năng lực cung cấp nước tưới của hồ Quan Sơn
52
Bảng 3.12: Thông số kỹ thuật chính của cống lấy nước
53
Bảng 3.13: Thông số kỹ thuật chính của kênh lấy nước
53
Bảng 3.14: Hiện trạng hệ thống kênh và các công trình trên kênh
54
Bảng 3.15: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong 5 năm (2007
– 2011)
55
Bảng 3.16: Doanh thu của Công ty trong 5 năm (2007 – 2011)
55
Bảng 3.17: Kết quả phân tích mẫu nước thải của Công ty Cổ phần thủy
sản và du lịch Quan Sơn
63
Bảng 3.18: Tổng hợp số lượng gia cầm, thủy cầm nuôi tại hồ Quan Sơn
64
Bảng 3.19: Tải lượng ô nhiễm từ ngành chăn nuôi
65
Bảng 3.20: Dự báo khối lượng chất thải từ chăn nuôi gia cầm, thủy cầm
66
Bảng 3.21: Nồng độ các chất ô nhiễm sau bể tự hoại
68

Bảng 3.22: Mực nước cao nhất cuối các tháng mùa lũ hồ Tuy Lai 1, hồ
Tuy Lai 2, hồ Quan Sơn 3;
70
Bảng 3.23: Mực nước thấp nhất cuối các tháng mùa lũ hồ Tuy Lai 1, hồ
Tuy Lai 2, hồ Quan Sơn 3;
71
Bảng 3.24: Xây dựng chương trình quản lý môi trường
75
Bảng 3.25: Các chỉ tiêu giám sát môi trường khí
75
Bảng 3.26: Các chỉ tiêu giám sát chất lượng môi trường nước mặt
76
Bảng 3.27: Các chỉ tiêu giám sát chất lượng môi trường nước thải
76




DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 1: Sơ đồ tổng thể hướng tuyến trục đường Đỗ Xá - Quan Sơn
phía nam tỉnh Hà Tây (cũ)
16
Hình 3.1: Sơ đồ vị trí hồ chứa Quan Sơn
23
Hình 3.2: Biểu đồ so sánh hàm lượng COD, BOD
5
, SS giữa các vị trí
quan trắc trong hồ chứa Quan Sơn
37

Hình 3.3: Biểu đồ so sánh hàm lượng SO
2
, NO
X
, bụi tổng số giữa các vị
trí quan trắc trong hồ chứa Quan Sơn
39
Hình 3.4: Trạm bơm Đồi Mo cung cấp nước tưới cho sản xuất nông
nghiệp
44
Hình 3.5: Đập đất ngăn lũ của hồ chứa Quan Sơn
47
Hình 3.6: Đập tràn xả lũ Cầu Dậm
49
Hình 3.7: Biều đồ tăng trưởng khách du lịch của Công ty Cổ phần thủy
sản và du lịch Quan Sơn
57
Hình 3.8: Biều đồ tăng trưởng doanh thu từ ngành du lịch của Công ty
Cổ phần thủy sản và du lịch Quan Sơn
58
Hình 3.9: Quy trình nuôi thuỷ sản của Công ty CP thủy sản và du lịch
Quan Sơn
59
Hình 3.10: Biều đồ tăng trưởng sản lượng thủy sản của Công ty Cổ phần
thủy sản và du lịch Quan Sơn
60
Hình 3.11: Biều đồ tăng trưởng doanh thu từ ngành thủy sản của Công
ty Cổ phần thủy sản và du lịch Quan Sơn
61
Hình 3.12: Chăn nuôi gia cầm, thủy cầm tại hồ Quan Sơn

65
Hình 3.13: Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn
67
Hình 3.14: Hệ thống thu nước mưa chảy tràn
68




1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Hồ chứa Quan Sơn thuộc huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội với diện tích
mặt nước khoảng 959ha, chứa trong mình gần 100 ngọn núi đá với thảm thực vật đa
dạng cùng nhiều di tích lịch sử, là một thắng cảnh du lịch nổi tiếng của địa phương.
Chính vì vậy mà Hồ Quan Sơn được mệnh danh là "Hạ Long trên cạn" là điểm du
kịch khá hấp dẫn đối với du khách.
Cách thủ đô Hà Nội 50km trên tuyến du lịch Chùa Hương - khu nước khoáng
Kim Bôi, hồ Quan Sơn có lợi thế nằm trong tổng thể cụm tam giác du lịch tâm linh
- nghỉ ngơi - giải trí - dưỡng bệnh. Đến Quan Sơn du khách không khỏi ngỡ ngàng
trước cảnh đẹp trời mây, sông núi trùng điệp nơi đây. Quan Sơn còn ẩn chứa nhiều
dấu ấn một vùng văn hoá mang đậm các sắc thái lễ hội truyền thống và nếp sống
thuần khiết của làng quê Việt Nam. Sự hấp dẫn của Quan Sơn là cái đẹp tự nhiên,
thuần phác đến mức hoang sơ. Điểm đầu tiên du khách đặt chân tới là bến đò hồ
Giang Nội, một trong ba hồ lớn ở Quan Sơn. Đứng trên bờ, du khách đã nhìn thấy
những dãy núi đá trùng điệp soi mình dưới dòng nước xanh mát của hồ. Núi ở đây
có tới 20 ngọn lớn nhỏ, kéo dài và ôm ấp các hồ nước. Lại có nhiều hòn đá lớn,
vách dựng đứng nằm giữa lòng hồ trông xa như những hòn đảo nhỏ.
Ngoài chức năng du lịch hồ chứa Quan Sơn còn có chức năng chính là cung

cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp của các xã trong huyện Mỹ Đức. Hệ thống
cấp nước từ hồ Quan Sơn cho các xã của huyện Mỹ Đức có 7 trục kênh chính sau:
1.) Trạm bơm và hệ thống kênh Đồi Mo: Diện tích phụ trách của hệ thống
kênh này giới hạn từ kênh Đồng Mít thuộc xã Đồng Tâm (ở phía Bắc) cho tới kênh
Đồng Thơn – thôn Nội xã Thượng Lâm (ở phía Nam). Phía Đông giáp kênh 7 xã và
phía Tây giáp hệ thống hồ Quan Sơn. Cụm công trình này tưới cho khoảng 305ha
lúa của 2 xã Đồng Tâm và Thượng Lâm.
2.) Cống lấy nước và hệ thống kênh hồ 1: Diện tích tưới của hệ thống này
nối tiếp với hệ thống kênh Đồi Mo và kéo dài tới thôn Quýt. Cống đầu mối bằng

2
BTCT có kích thước 1,6 x 2,6m, với lưu lượng thiết kế 4,2m
3
/s. Hệ thống kênh
chính bằng đất có chiều dài 4.338m diện tích phục vụ thực tế của của cụm công
trình này là 337ha.
3.) Cống lấy nước và hệ thống kênh hồ 2: Phục vụ diện tích tưới của xã An
Mỹ 665ha. Nối tiếp với hệ thống tưới từ kênh hồ 1 và kéo dài tới giáp kênh An Mỹ.
Cống đầu mối bằng BTCT có kích thước 1,6 x 2,3m, với lưu lượng thiết kế 4,6m
3
/s.
Hệ thống kênh chính có chiều dài 6.930m, diện tích phục vụ thực tế của của cụm
công trình này là 665ha, ngoài nhiệm vụ đưa nước tưới cho diện tích canh tác dọc
theo 2 bên bờ, kênh hồ 2 còn có nhiệm vụ đưa nước vào kênh 7 xã để cấp cho các
trạm bơm dã chiến: trạm bơm Mỹ Thành và trạm bơm An Mỹ, phục vụ diện tích
tưới khoảng 50 ha vùng phía dưới của xã Mỹ Thành.
4.) Cống và hệ thống kênh Đồng Bưởi: Tưới cho 1/2 diện tích lúa của xã An
Mỹ. Hệ thống kênh có chiều dài 1.372m. Cống đầu mối có kích thước 0,8x1,0m.
Diện tích tưới 137ha thuộc xã An Mỹ.
5.) Cống và hệ thống kênh Núi Mối: Tưới cho 1/2 diện tích còn lại của xã An

Mỹ và một phần của xã Tuy Lai. Chiều dài kênh 988m, mặt cắt kênh tương tự như
kênh Đồng Bưởi, diện tích phục vụ tưới 77ha cho 1 phần diện tích của 2 xã An Mỹ
và Tuy Lai.
6.) Cống và hệ thống kênh Bình Lạng: Đây là hệ thống kênh có chiều dài
tương đối lớn 4.514m. Cống đầu mối bằng BTCT có kích thước 2,2 x 2,7m, với lưu
lượng thiết kế 5,9 m
3
/s. Diện tích phục vụ thực tế của của cụm công trình này là
886ha cho xã Hồng Sơn và 1 phần của xã Hợp Tiến.
7.) Cống và hệ thống kênh Cầu Dậm: Cống Cầu Dậm có 2 cửa kích thước
2,8x1,78m. Chiều dài kênh 8.599m, tưới cho 1.238ha lúa của các xã Hợp Tiến, Phù
Lưu Tế và 1 phần thị trấn Đại Nghĩa.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài luận văn: “Nghiên cứu chức năng môi
trường hồ chứa Quan Sơn nhằm sử dụng hợp lý cho phát triển bền vững” được
thực hiện nhằm nghiên cứu đánh giá các chức năng môi trường của hồ chứa Quan

3
Sơn, các tác động đến môi trường hồ chứa từ đó có những định hướng sử dụng hợp
lý cho phát triển bền vững.
2. Cấu trúc của đề tài luận văn
Bản luận văn này bao gồm các nội dung chính sau;
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo và phụ lục


















4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về chức năng môi trƣờng
1.1.1. Khái niệm chung về chức năng môi trường
1.1.1.1. Khái niệm chung về môi trường
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản
xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Điều 1, Luật Bảo
Vệ Môi Trường của Việt Nam, 1993).
- Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các
thực thể của tự nhiên mà ở đó, cá thể, quần thể, loài có quan hệ trực tiếp hoặc
gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình (Vũ Trung Tạng, 2000). Từ định
nghĩa này ta có thể phân biệt được đâu là môi trường của loài này mà không phải là
môi trường của loài khác. Chẳng hạn như mặt biển là môi trường của sinh vật
màng nước (Pleiston và Neiston), song không phải là môi trường của những loài

sống ở đáy sâu hàng ngàn mét và ngược lại.
- Đối với con người, môi trường chứa đựng nội dung rộng hơn. Theo
định nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trường của con người bao gồm toàn bộ các
hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (đô thị,
hồ chứa ) và những cái vô hình (tập quán, niềm tin, nghệ thuật ), trong đó con
người sống bằng lao động của mình, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và
nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình. Như vậy, môi trường sống đối
với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể
sinh vật là con người mà còn là “khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự
nghỉ ngơi của con người”.
- Thuật ngữ Trung Quốc gọi môi trường là “hoàn cảnh” đó là từ
chính xác chỉ điều kiện sống của cá thể hoặc quần thể sinh vật. Sinh vật và con
người không thể tách rời khỏi môi trường của mình. Môi trường nhân văn (Human
environment - môi trường sống của con người) bao gồm các yếu tố vật lý, hóa học

5
của đất, nước, không khí, các yếu tố sinh học và điều kiện kinh tế - xã hội tác
động hàng ngày đến sự sống của con người.
1.1.1.2. Khái niệm chung về chức năng môi trường
Đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng thì môi trường sống có các
chức năng cơ bản sau:
i). Môi trường là không gian sống cho con người và thế giới sinh vật
- Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi một người đều cần một không gian
nhất định để phục vụ cho các hoạt động sống như: nhà ở, nơi nghỉ, nơi để sản
xuất Như vậy chức năng này đòi hỏi môi trường phải có một phạm vi không gian
thích hợp cho mỗi con người. Không gian này lại đòi hỏi phải đạt đủ những tiêu
chuẩn nhất định về các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, cảnh quan và xã hội.
- Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi tuỳ theo trình độ khoa
học và công nghệ. Tuy nhiên, trong việc sử dụng không gian sống và quan hệ với
thế giới tự nhiên, có 2 tính chất mà con người cần chú ý là tính chất tự cân bằng

(homestasis), nghĩa là khả năng của các hệ sinh thái có thể gánh chịu trong điều
kiện khó khăn nhất và tính bền vững của hệ sinh thái.
ii). Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời
sống và sản xuất của con người
- Trong lịch sử phát triển, loài người đã trải qua nhiều giai đoạn. Bắt đầu từ
khi con người biết canh tác cách đây khoảng 14 - 15 nghìn năm, vào thời kỳ đồ đá
giữa cho đến khi phát minh ra máy hơi nước vào thế kỷ thứ XVII, đánh dấu sự khởi
đầu của công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong mọi lĩnh vực. Nhu cầu của con
người về các nguồn tài nguyên không ngừng tăng lên về cả số lượng, chất lượng và
mức độ phức tạp theo trình độ phát triển của xã hội. Chức năng này của môi trường
còn gọi là nhóm chức năng sản xuất tự nhiên gồm:
- Rừng tự nhiên: Có chức năng cung cấp nước, bảo tồn tính đa dạng sinh học và
độ phì nhiêu của đất, nguồn gỗ củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái.
- Các thuỷ vực: Có chức năng cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi giải
trí và các nguồn thuỷ hải sản.

6
- Động, thực vật: Cung cấp lương thực, thực phẩm, các nguồn gen quý hiếm.
- Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, nước, gió: có chức năng
duy trì các hoạt động trao đổi chất.
- Các loại quặng, dầu mỏ: cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các hoạt
động sản xuất
iii). Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra
trong quá trình sống
Trong quá trình sống, con người luôn đào thải ra các chất thải vào môi
trường. Tại đây các chất thải dưới tác động của vi sinh vật và các yếu tố môi trường
khác sẽ bị phân huỷ, biến đổi từ phức tạp thành đơn giản và tham gia vào hàng loạt
các quá trình sinh địa hoá phức tạp. Trong thời kỳ sơ khai, khi dân số của nhân loại
còn ít, chủ yếu do các quá trình phân huỷ tự nhiên làm cho chất thải sau một thời
gian biến đổi nhất định lại trở lại trạng thái nguyên liệu của tự nhiên. Sự gia

tăng dân số thế giới nhanh chóng, quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá làm số
lượng chất thải tăng lên không ngừng dẫn đến chức năng này nhiều nơi, nhiều chổ
trở nên quá tải, gây ô nhiễm môi trường. Khả năng tiếp nhận và phân huỷ
chất thải trong một khu vực nhất định gọi là khả năng đệm (buffer capacity)
của khu vực đó. Khi lượng chất thải lớn hơn khả năng đệm, hoặc thành phần chất
thải có nhiều chất độc, vi sinh vật gặp nhiều khó khăn trong quá trình phân huỷ thì
chất lượng môi trường sẽ giảm và môi trường có thể bị ô nhiễm. Chức năng
này có thể phân loại chi tiết như sau:
- Chức năng biến đổi lý - hoá học (phân huỷ hoá học nhờ ánh sáng, hấp thụ,
tách chiết các vật thải và độc tố)
- Chức năng biến đổi sinh hoá (sự hấp thụ các chất dư thừa, chu trình ni tơ và
cacbon, khử các chất độc bằng con đường sinh hoá).
- Chức năng biến đổi sinh học (khoáng hoá các chất thải hữu cơ, mùn hoá,
amôn hoá, nitrat hoá và phản nitrat hoá).
iv). Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người

7
Môi trường trái đất được xem là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con
người. Bởi vì chính môi trường trái đất là nơi:
- Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hoá của vật
chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người.
- Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tín chất tín hiệu
và báo động sớm các hiểm hoạ đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như
phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiện
tượng tai biến tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa
- Cung cấp và lưu giữ cho con người các nguồn gen, các loài động thực vật,
các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ để
thưởng ngoạn, tôn giáo và văn hoá khác.
v). Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài
Các thành phần trong môi trường còn có vai trò trong việc bảo vệ cho đời

sống của con người và sinh vật tránh khỏi những tác động từ bên ngoài như: tầng
Ozon trong khí quyển có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ trở lại các tia cực tím từ năng
lượng mặt trời.
1.1.2. Khái niệm và các tiêu chí về phát triển bền vững
1.1.2.1. Khái niệm về phát triển bền vững
- Thuật ngữ "Phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong
ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và
Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển
của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng
những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học".
- Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo
Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và
Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát
triển bền vững là "Sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà
không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ
tương lai ". Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh

8
tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều
này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội phải
bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội -
môi trường.
- Sau đó, năm 1992, tại Rio de Janeiro, các đại biểu tham gia Hội nghị về Môi
trường và Phát triển của Liên hiệp quốc đã xác nhận lại khái niệm này, và đã gửi đi
một thông điệp rõ ràng tới tất cả các cấp của các chính phủ về sự cấp bách trong việc
đẩy mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trường.
- Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững (còn gọi là
Hội nghị Rio +10 hay Hội nghị thượng đỉnh Johannesburg) nhóm họp tại
Johannesburg, Cộng hòa Nam Phi với sự tham gia của các nhà lãnh đạo cũng như các
chuyên gia về kinh tế, xã hội và môi trường của gần 200 quốc gia đã tổng kết lại kế

hoạch hành động về phát triển bền vững 10 năm qua và đưa ra các quyết sách liên quan
tới các vấn đề về nước, năng lượng, sức khỏe, nông nghiệp và sự đa dạng sinh thái.
- Theo Tổ chức ngân hàng phát triển Châu Á (ADB): “Phát triển bền vững là
một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và
nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu
của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các
nhu cầu của thế hệ trong tương lai”.
1.1.2.2. Các tiêu chí về phát triển bền vững
Năm 1995, trong phiên họp lần thứ 3 của Hội đồng phát triển bền vững của
Liên hợp quốc. Chương trình xây dựng các tiêu chí phát triển bền vững đã được
thông qua, đồng thời cũng phát đi lời kêu gọi các tổ chức của Liên hợp quốc, các tổ
chức liên chính phủ và phi chính phủ tham gia các hợp phần của chương trình này.
Mục tiêu chính của chương trình phát triển bền vững là xây dựng các tiêu chí phát
triển bền vững tiếp cận tới các nhà hoạch định chính sách tầm quốc gia thông qua
việc xác định các chỉ tiêu này. Giải thích về phương pháp luận xây dựng các chỉ tiêu
và tập huấn nguồn nhân lực. Thông qua việc triển khai chương trình ở một số nước
lựa chọn trong giai đoạn 1995 – 2000, những chủ đề then chốt để phát triển các chỉ

9
tiêu phát triển bền vững nhằm phục vụ trong quá trình ra quyết định ở tầm quốc gia
đã được mô tả chi tiết.
Tháng 8 năm 1996 Hội đồng phát triển bền vững công bố dự thảo 134 chỉ
tiêu cho các nước sử dụng để báo cáo cho thế giới về sự phát triển bền vững . Sự nỗ
lực phối hợp giữa các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các viện nghiên cứu, các tổ
chức phi chính phủ và các cá nhân đã giúp Hội đồng phát triển bền vững công bố
vào năm 2001 khuôn khổ mới và 58 chỉ tiêu cốt lõi phát triển bền vững nhằm hỗ trợ
các nước trong việc đo lường bước tiến triển hướng tới sự phát triển bền vững.
Khuôn khổ chỉ tiêu cuối cùng gồm 15 chủ đề và 38 chủ đề nhánh được xây dựng
nhằm dẫn dắt việc phát triển các chỉ tiêu quốc gia sau năm 2001.
Bảng 1: Hệ thống chỉ tiêu chủ đề của Ủy ban phát triển bền vững

CHỦ ĐIỂM: XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ NHÁNH
CHỈ TIÊU
Công bằng
Nghèo đói
1. Phần trăm dân số sống dưới mức
nghèo khổ
2. Chỉ số Gini về bất cân đối thu nhập
3. Tỷ lệ thất nghiệp
Công bằng về giới
4. Tỷ lệ trung bình của nữ so với nam
Y tế
Tình trạng dinh
dưỡng
5. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em
Tỷ lệ chết
6. Tỷ lệ chết dưới 5 tuổi
7. Kỳ vọng sống của trẻ mới sinh
Điều kiện vệ sinh
8. Phần trăm dân số có thiết bị vệ sinh
phù hợp
Nước sạch
9. Dân số được sử dụng nước sạch

Tiếp cận dịch vụ y tế
10. Phần trăm dân số tiếp cận được

10
các dịch vụ y tế ban đầu

11. Tiêm chủng cho trẻ em
12. Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh
thai
Giáo dục
Cấp giáo dục
13. Phổ cập tiểu học đối với trẻ em
14. Tỷ lệ người trưởng thành đạt mức
giáo dục cấp II
Biết chữ
15. Tỷ lệ biết chữ ở người trưởng
thành
Nhà ở
Điều kiện sống
16. Diện tích nhà ở bình quân đầu
người
An ninh
Tội phạm
17. Số tội phạm trong 100.000 dân số
Dân số
Thay đổi dân số
18. Tỷ lệ tăng dân số
19. Dân số thành thị chính thức và cư
trú không chính thức.
CHỦ ĐIỂM: MÔI TRƯỜNG
CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ NHÁNH
CHỈ TIÊU
Không khí
Thay đổi khí hậu
20. Phát thải khí gây hiệu ứng nhà

kính
Phá hủy tầng ozon
21. Mức độ tàn phá tầng ozon
Chất lượng không khí
22. Mức độ tập trung của chất thải khí
ở khu vực thành thị
Đất
Nông nghiệp
23. Đất canh tác và diện tích cây lâu
năm

11
24. Sử dụng phân hóa học
25. Sử dụng thuốc trừ sâu
Rừng
26. Tỷ lệ che phủ rừng
27. Cường độ khai thác gỗ
Hoang hóa
28. Đất bị hoang hóa
Đô thị hóa
29. Diện tích thành thị chính thức và
phi chính thức
Đại dương, biển
và bờ biển
Khu vực bờ biển
30. Mức độ tập trung của tảo trong
nước biển
31. Phần trăm dân số sống ở khu vực
bờ biển
Nghư nghiệp

32. Loài hải sản chính bị bắt hàng năm
Nước sạch
Chất lượng nước
33. Mức độ cạn kiệt của nguồn nước
ngầm và nước mặt so với tổng nguồn
nước
34. BOD trong khối nước
35. Mức tập trung của Faecal Coliform
trong nước sạch
Đa dạng sinh học
Hệ sinh thái
36. Diện tích hệ sinh thái chủ yếu
được lựa chọn
37. Diện tích được bảo vệ so với tổng
diện tích
Loài
38. Sự đa dạng của số loài được lựa
chọn

12
CHỦ ĐIỂM: KINH TẾ
CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ NHÁNH
CHỈ TIÊU
Cơ cấu kinh tế
Hiện trạng kinh tế
39. GDP bình quân đầu người
40. Tỷ lệ đầu tư trong GDP
Thương mại
41. Cán cân thương mại hàng hóa và

dịch vụ
Tình trạng tài chính
42. Tỷ lệ nợ GNP
43. Tổng viện trợ ODA hoặc nhận
viện trợ ODA so với GNP
Tiêu dùng vật chất
44. Mức độ sử dụng vật chất
Sử dụng năng lượng
45. Tiêu thụ năng lượng bình quân đầu
người hàng năm
46. Tỷ lệ tiêu dùng nguồn năng lượng
có thể tái sinh
47. Mức độ sử dụng năng lượng
Mẫu hình sản xuất
và tiêu dùng
Xả thải và quản lý xả
thải
48. Xả thải rắn của công nghiệp và đô
thị
49. Chất thải nguy hiểm
50. Chất thải phóng xạ
51. Chất thải tái sinh
Giao thông vận tải
52. Khoảng cách vận chuyển theo đầu
người theo một cách thức vận chuyển.
CHỦ ĐIỂM: THỂ CHẾ
CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ NHÁNH
CHỈ TIÊU


13
Khuôn khổ thể
chế
Qúa trình thực hiện
chiến lược PTBV
53. Chiến lược phát triển bền vững
quốc gia
Hợp tác quốc tế
54. Thực thi các công ước quốc tế đã
ký kết
Năng lực thể chế
Tiếp cận thông tin
55. Số lượng người truy cập
Internet/1.000 dân
Cơ sở hạ tầng thông
tin liên lạc
56. Đường điện thoại chính/1.000 dân
Khoa học và công
nghệ
57. Đầu tư cho nghiên cứu và phát
triển tính theo % của GDP
Phòng chống thảm
họa
58. Thiệt hại về người và của do các
thảm họa thiên nhiên.

1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu hồ chứa Quan Sơn
Hồ chứa Quan Sơn là một cảnh quan tự nhiên nổi tiếng và đặc trưng của tỉnh
Hà Tây cũ nay là thủ đô Hà Nội với nhiều ý nghĩa về mặt sinh thái, môi trường và
kinh tế - xã hội.

Các nghiên cứu về hồ chứa Quan Sơn hiện có chưa nhiều và cũng rất mới
trong thời gian gần đây. Các nghiên cứu này chỉ dừng ở mức điều tra cơ bản về đa
dạng sinh học, báo cáo hiện trạng môi trường và nghiên cứu về nguồn lợi thủy
sản những nghiên cứu trên chưa đi sâu và đánh giá về chức năng môi trường của
hồ chứa từ đó có những biện pháp khai thác tài nguyên từ hồ có hiệu quả mà vẫn
bảo vệ được môi trường.
Một số công trình nghiên cứu về hồ chứa Quan Sơn có thể kể đến như sau;
1. Trịnh Thị Hoa (2010). “Hiện trạng nguồn lợi thủy sản và định hướng
nuôi trồng thủy sản bền vững ở vùng hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố

14
Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ khoa học, trường Đại học khoa hoc tự nhiên – Đại học
Quốc gia Hà Nội.
2. Phạm Văn Mạch (2010). “Báo cáo chuyên đề hiện trạng chất lượng môi
trường nước và đa dạng các nhóm sinh vật nổi, sinh vật đáy hồ Quan Sơn, huyện
Mỹ Đức, thành phố Hà Nội” (Tài liệu lưu hành nội bộ).
3. Đào Thị Nga (2010). “Đa dạng sinh học cá và mối quan hệ của chúng
với chất lượng môi trường nước ở vùng hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố
Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ khoa học, trường Đại học khoa hoc tự nhiên – Đại học
Quốc gia Hà Nội.
4. Sở Khoa học công nghệ và môi trường Hà Tây (2001). “Điều tra hiện
trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường vùng hồ Quan Sơn,
huyện Mỹ Đức – Hà Tây”, Báo cáo tổng kết đề tài.
Ngoài ra UBND Tỉnh Hà Tây cũ trước kia và nay là UBND thành phố Hà
Nội cũng đã có các phương án quy hoạch – kế hoạch sử dụng và khai thác hồ chứa
Quan Sơn như sau;
1. Quyết định số 222/2002/QĐ-UB ngày 27 tháng 02 năm 2002 của UBND
Tỉnh Hà Tây quyết định về việc “Duyệt quy hoạch phát triển du lịch khu vực hồ
chứa Quan Sơn huyện Mỹ Đức đến năm 2010”.
Tổng thể khu du lịch được phân chia thành 2 khu chức năng:

Khu vực I: Khu vực Quan Sơn (xã Hợp Tiến)
Khu vực II: Vĩnh An (xã Hồng Sơn)
1. Khu vực Quan Sơn:
Diện tích khoảng 361,24 ha, bao gồm:
Văn phòng Công ty thuỷ sản và dịch vụ: 5,3 ha
Khu hồ Giang Nội: 83,9 ha
Khu Hồ Sông: diện tích mặt nước sử dụng 110 ha
Khu núi từ núi đá Bạc ven theo hồ Giang Nội đến Thung Voi, mặt nước cắt
ngang sang điểm gianh giới ba xã Hợp Tiến, Hồng Sơn - Cao Dương và Thung Mơ

15
do xã Hợp Tiến quản lý, diện tích núi đá 113 ha, diện tích trồng trọt 24 ha, diện tích
đất chuyên dùng 25 ha.
- Mục tiêu: Phát triển thành một trung tâm dịch vụ vui chơi giải trí mặt hồ,
ven núi đá và trên cạn trên cơ sở kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và cung cấp nước
cho nông nghiệp.
- Tổ chức không gian:
+ Phần diện tích Văn phòng công ty thuỷ sản và dịch vụ du lịch dự kiến xây
dựng các công trình: Bến xe, cửa hàng dịch vụ, hội trường, văn phòng làm việc, nhà
nghỉ CBNV, khu công viên văn hoá, sân thể thao.
+ Phần diện tích hồ Giang Nội và hồ Sông: Xây dựng âu thuyền, nhà thuyền,
nhà thuỷ toạ, trạm cứu nạn, khu vực thể thao nước, các hệ thống chiếu sáng mặt hồ
và ven núi.
+ Khu vực núi Thung Mơ, núi rừng xã Hợp Tiến: Xây đựng cầu phà lối lên,
lối xuống, khu dịch vụ, khu thể thao, xây dựng các khuôn viên nhỏ (nhà nghỉ, vườn
hoa ) và hệ thống chiếu sáng.
2. Khu vực Vĩnh An
- Diện tích khoảng 833 ha, bao gồm: Diện tích của công ty thuỷ sản và dịch
vụ du lịch: 7,7 ha; phần mở rộng khu núi mối Hồng Sơn 25 ha; Hồ Ngái 200 ha;
khu vực Thung Cống: 30 ha; Núi Đá: 427 ha; Đất lâm nghiệp: 194 ha; Đất chuyên

dùng: 22ha; Đất chưa sử dụng: 76ha
Mục tiêu: Phát triển khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, tham quan, nghiên
cứu, trồng rừng môi sinh, trồng dược liệu trên cơ sở kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản
và cung cấp nước cho nông nghiệp.
Tổ chức không gian: Phần diện tích công ty thuỷ sản và dịch vụ du lịch, diện
tích núi Mối dự kiến xây dựng bến xe, phòng chỉ dẫn, hội trường, văn phòng làm
việc, nhà nghỉ cán bộ công nhân viên, khu dịch vụ, công trình thể thao, hệ thống
giao thông và chiếu sáng.
Phần diện tích mặt nước hồ Ngái: Xây dựng âu thuyền, cầu qua đập tràn, công
viên văn hoá, vườn dược liệu, rừng môi sinh, cáp trượt và hệ thống đường điện.

16
2. Quyết định số 1916/QĐ-UBND ngày 19/ 10/2007 của UBND tỉnh Hà Tây
cũ (nay là thành phố Hà Nội) quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công
trình Cải tạo, nâng cấp hồ chứa nước Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội;
3. Công văn số 1740/TTgCP-CN ngày 15/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ
về việc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng đường trục phía Nam, đường Đỗ Xá
- Quan Sơn, tỉnh Hà Tây theo hình thức Hợp đồng BT và một số Dự án phụ trợ để
thu hồi vốn đầu tư;
Hình 1: Sơ đồ tổng thể hướng tuyến trục đường Đỗ Xá - Quan Sơn
phía nam tỉnh Hà Tây (cũ)






17
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của luận văn bao gồm;
1. Khái quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu. Đánh
giá hiện trạng môi trường đất, nước, không khí khu vực nghiên cứu.
2. Đánh giá các chức năng môi trường của hồ chứa Quan Sơn
3. Đề xuất các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động đến môi trường
hồ chứa Quan Sơn cho phát triển bền vững.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
Đã thu thập số liệu thông qua các cơ quan như Văn phòng UBND huyện Mỹ
Đức, phòng Tài nguyên và môi trường, phòng Thống kê, phòng Kinh tế huyện Mỹ
Đức, Công ty khai thác công trình thủy lợi Mỹ Đức trực thuộc Công ty thủy lợi
Sông Đáy, Công ty Cổ phần thủy sản và du lịch Quan Sơn…. Qua đó chọn lọc các
số liệu quan trọng, phù hợp để đưa vào sử dụng. Phương pháp thu thập số liệu có độ
tin cậy cao với những số liệu chủ yếu là:
- Số liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Mỹ Đức và khu vực
hồ chứa Quan Sơn.
- Số liệu về việc cung cấp nước từ hồ chứa Quan Sơn tưới cho sản xuất nông
nghiệp các xã phía Bắc huyện Mỹ Đức.
- Số liệu về tình hình kinh doanh dịch vụ du lịch, khai thác và nuôi trồng
thủy sản tại khu vực hồ chứa Quan Sơn.
- Quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước Quan Sơn – huyện Mỹ Đức –
thành phố Hà Nội.
2.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa và lấy mẫu hiện trường
- Đây là phương pháp thu nhận thông tin quan hệ giữa các chủ thể và đối
tượng điều tra nhằm hiểu rõ được hoàn cảnh thực tế của đối tượng cần điều tra.
Phương pháp này còn giúp cho việc kiểm tra lại số liệu đã thu thập. Mức độ tin cậy

18
của số liệu phụ thuộc vào quy mô điều tra, đối tượng được điều tra, tính khách quan

của người cung cấp số liệu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân
tích trong phòng thí nghiệm các thông số về chất lượng môi trường: Để xác định hiện
trạng môi trường khu vực nghiên cứu. Các phương pháp này được tiến hành theo
đúng quy định hiện hành của các TCVN, QCVN tương ứng. Việc phân tích mẫu
được tiến hành tại phòng thí nghiệm do Viện Công nghệ mới – Viện khoa học và
công nghệ quân sự thực hiện. Kết quả phân tích và số liệu thu được là đáng tin cậy.
- Xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung
quanh, chất lượng nước mặt, chất lượng môi trường đất, độ ồn tại khu vực nghiên cứu.
- Tiến hành quan trắc môi trường nước mặt, không khí, tiếng ồn tại hiện trường
bằng các máy đo nhanh. Một số các chỉ tiêu hóa lý khác của môi trường đất, nước,
không khí được xác định bằng cách lấy mẫu và phân tích tại phòng thí nghiệm. Phương
pháp lấy và bảo quản mẫu được thực hiện đúng theo QCVN.
Bảng 2.1: Các thiết bị sử dụng trong quan trắc môi trường
TT
Đối tƣợng đo
Thiết bị sử dụng
1
Tiếng ồn
Integrating Sound Level Meter, Type
6226, Mỹ
2
Bụi lơ lửng
Epam-5000, Mỹ
3
Thiết bị mẫu không khí
Pas 2000, Mỹ
4
Máy đo nhanh chất lượng nước
Water Checker U10 - HORIBA, Nhật

5
Thiết bị lấy mẫu nước
Water Sampling - SIBATA, Nhật
6
Máy đo vi khí hậu
Thermohydrometer, Italia
7
Thiết bị lấy mẫu và phân tích đất
Z-Kit - OAKFIELD, Mỹ
- Phương pháp và thiết bị quan trắc chất lượng môi trường nước mặt


+ Phương pháp quan trắc
Các chỉ tiêu pH, nhiệt độ, độ đục, độ dẫn điện, độ muối, DO được đo nhanh
tại chỗ. Các chỉ số khác được lấy mẫu và phân tích tại phòng thí nghiệm. Việc lấy
mẫu được tiến hành theo các tiêu chuẩn hướng dẫn lấy mẫu nước mặt và nước
ngầm: TCVN 6000-2005: Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn lấy mẫu nước

19
ngầm, TCVN 5996-2005: Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn lấy mẫu ở sông
và suối. Bảo quản mẫu được thực hiện theo các hướng dẫn trong các tiêu chuẩn về
phương pháp phân tích các chỉ tiêu.
+ Thiết bị và phương pháp phân tích
Bảng 2.2: Phương pháp phân tích và thiết bị sử dụng
TT
Chỉ tiêu
Phƣơng pháp phân tích
Thiết bị sử dụng
1
Nhu cầu oxi hóa

học COD
Phương pháp Bicromat
Kali
COD Reactor, HACH-USA
2
Nhu cầu oxi
sinh hóa BOD
5

Phương pháp phân tích
oxi tiêu thụ sau 5 ngày
Đầu đo YSI-52-Mỹ
Tủ ấm BOD
5
, Lovibond-Pháp
3
NH
4
+
, NO
2
-
,
NO
3
-
, Cl
-
, SO
4

2-
Phương pháp so màu
quang phổ
Máy quang phổ khả kiến
DR/2000, HACH-USA
4
Các kim loại
nặng
Phương pháp quang phổ
hấp thụ nguyên tử
Máy quang phổ hấp thụ nguyên
tử AAS-320, PERKIN ELMER-
USA
5
Tổng chất rắn
lơ lửng (TSS)
Phương pháp chuẩn
(Standard method)
Máy đo tổng chất rắng lơ lửng
DR/2010, HACH-USA
6
Độ cứng
(CaCO
3
)
Phương pháp chuẩn độ
dùng EDTA
Thiết bị chuẩn độ, Buret
- Phương pháp và thiết bị quan trắc môi trường không khí
+ Phương pháp quan trắc

Nồng độ bụi tổng TSP, tiếng ồn được đo trực tiếp bằng máy đo xách tay.
Các thông số CO, NO
2
, SO
2
được lấy mẫu bằng cách bơm định lượng một thể
tích không khí xác định qua dung dịch hấp thụ và phân tích trong phòng thí nghiệm.
+ Phương pháp đo tiếng ồn
Tiến hành theo TCVN 5964 - 2005: Âm học - Mô tả và đo tiếng ồn môi
trường. Các đại lượng và phương pháp đo chính. Theo tiêu chuẩn này, các phép đo
được thực hiện tại vị trí cách các cấu trúc phản xạ (không kể mặt đất) ít nhất 3,5m ,
độ cao 1,2 - 1,5m so với mặt đất.
+ Thiết bị và phương pháp phân tích không khí
Bảng 2.3: Phương pháp phân tích các chất ô nhiễm không khí
TT
Chỉ tiêu
Phƣơng pháp phân tích
1
SO
2

Phương pháp trắc quang dùng Thorin.

20
Hấp thụ SO
2
bằng dung dịch H
2
O
2

30%
2
NO
x
Phương pháp Griess-Ilesvay.
Dùng NaOH 0,5M để hấp thụ NOx.
3
CO
Phương pháp Paladi clorua.
Dùng dung dịch PdCl để hấp thụ CO.
- Phương pháp và thiết bị phân tích đất
+ Phương pháp quan trắc
Mẫu đất được lấy và bảo quản theo TCVN 4046-2005: Đất trồng trọt-
Phương pháp lấy mẫu. Mẫu đất được lấy ở trung điểm của tầng, chiều dầy lớp đất là
10cm, khối lượng 1kg.
+ Thiết bị và phương pháp phân tích
Bảng 2.4: Phương pháp phân tích đất và thiết bị sử dụng
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Phƣơng pháp phân tích
1
pH
-
Máy đo pH metter theo TCVN 4401:2004
2
K
tổng số
%
Máy đo quang kế ngọn lửa theo TCVN 4053:2004

3
N
tổng số
%
TCVN 4051:1985
4
P
tổng số
%
TCVN 4052: 1985
5
Cr
ppm
Quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS), TCVN 6496:2004
6
Cd
ppm
Quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS), TCVN 6496:2004
7
Hg
ppm
Quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)
8
Zn
ppm
Quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS), TCVN 6496:2004
9
Fe
ppm
So màu quang điện với máy

UV-Visible Pectrophotometer
2.2.3. Phương pháp thống kê, so sánh
Các số liệu thống kê được lấy từ quá trình thu thập tài liệu, số liệu điều tra từ
các ban ngành, đoàn thể nên có độ tin cậy cao.

×