Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Cơ sở sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển du lịch bền vững huyện krôngbông, tỉnh đăk lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 93 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ SINH THÁI CẢNH QUAN VÀ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 3
1.1. Sự phát triển của Sinh thái cảnh quan trên thế giới và ở Việt Nam 3
1.1.1. Sự phát triển của Sinh thái cảnh quan trên thế giới 3
1.1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu sinh thái cảnh quan ở Việt Nam 5
1.1.3. Những vấn đề lý luận trong phân tích sinh thái cảnh quan cho các mục
đích thực tiễn 8
1.1.4. Những nghiên cứu trên địa bàn huyện Krông Bông 9
1.2. Tình hình nghiên cứu du lịch bền vững 10
1.2.1 Tình hình nghiên cứu ở trên thế giới và Việt Nam. 10
1.2.2 Khái niệm và nguyên tắc về phát triển du lịch bền vững 11
1.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Krông Bông 18
1.3.1. Vị trí địa lý 18
1.3.2. Điều kiện tự nhiên 19
1.3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Krông Bông 29
1.4. Hiện trạng phát triển du lịch ở Krông Bông 32
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
34
2.1. Đối tượng nghiên cứu 34
2.2. Phạm vi nghiên cứu 34
2.3. Phương pháp nghiên cứu 34
2.3.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu 34
2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa 35
2.3.3. Phương pháp bản đồ và GIS 35
2.3.4. Hệ thống phân loại cảnh quan 35
2.3.5. Phương pháp phân tích và đánh giá tổng hợp 45
CHƢƠNG 3: KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 50
3.1. Đặc điểm cảnh quan của huyện Krông Bông 50


3.2. Đánh giá cảnh quan cho phát triển du lịch 57
3.2.1 Hệ thống các tiêu chí đánh giá 57
3.2.2. Đánh giá riêng các yếu tố tài nguyên du lịch tự nhiên theo cấu trúc cảnh quan 67
3.3. Đề xuất và định hướng phát triển du lịch bền vững trên địa bàn huyện Krông
Bông. 74
3.3.1. Quan điểm định hướng phát triển du lich bền vững 74
3.3.2. Đề xuất loại hình du lịch tiềm năng 75
3.3.3. Bố trí tuyến điểm du lịch 76
3.3.4 Định hướng thị trường khách du lịch 78
3.3.5 Định hướng hạng mục ưu tiên đầu tư phát triển du lịch bền vững 80
KẾT LUẬN 83
KIẾN NGHỊ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 88

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Hệ thống phân loại cảnh quan của Phạm Hoàng Hải và nnk (1997) 41
Bảng 2: Hệ thống phân loại cảnh quan áp dụng cho bản đồ cảnh quan huyện Krông
Bông, tỉ lệ 1: 50.000 44
Bảng 3: Thang điểm và bậc trọng số của chỉ tiêu đánh giá 47
Bảng 4: Chú giải bản đồ cảnh quan của huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk 51
Bảng 5: Loại và nhóm loại cảnh quan huyện Krông Bông 52
Bảng 6. Phân loại khí hậu tốt - xấu đối với sức khỏe[3] 58
Bảng 7: Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người [24] 60
Bảng 8: Đánh giá mức độ thích hợp của thời tiết cho hoạt động du lịch 60
Bảng 9: Trọng số của các chỉ tiêu đánh giá cho phát triển du lịch 68
Bảng 10: Đánh giá riêng các chỉ tiêu của loại CQ phục vụ cho hoạt động du lịch 68
Bảng 11: Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thuận lợi cho phát triển du lịch
theo các đơn vị cảnh quan 71
Bảng 12: Phân hạng mức độ thuận lợi các CQ cho phát triển du lịch 74

Bảng 13: Đề xuất loại hình du lịch tiềm năng tại địa phương 75
Bảng 14 : Đánh giá cảnh quan phù hợp với từng loại hình du lịch 76
Bảng 15: Định hướng thị trường khách du lịch 78
Bảng 16: Đinh hướng sử dụng cảnh quan du lịch theo hướng phát triển bền vững . 81


DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Krông Bông 18
Hình 2: Thác Krông Kmar 25
Hình 3: Hang Đăk Tuar 26
Hình 4: Vườn quốc gia Chư Yang Sin 27
Hình 5 : Sơ đồ khái quát nội dung quá trình đánh giá tổng hợp 46

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

- FAO
:
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
(Food and Agriculture Organization of the United Nations)
- UNESCO
:
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp
quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization)
- IALE
:
Hiệp hội quốc tế về sinh thái cảnh quan (The International
Assosiation of Landscape Ecology)
- KT - XH

:
Kinh tế xã hội
- UBND
:
Ủy ban nhân dân
- CQ
:
Cảnh quan
- STCQ
- ĐGCQ
:
:
Sinh thái cảnh quan
Đánh giá cảnh quan
- TNTN
:
Tài nguyên thiên nhiên
- PTBV
:
Phát triển bền vững
- DLBV
- DLST
- VQG

:
:
:

Du lịch bền vững
Du lịch sinh thái

Vườn quốc gia






1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong nhiều thập kỷ vừa qua, đặc biệt là từ những năm 1950 trở lại đây, du
lịch toàn cầu đã phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng bình quân về lượng
khách là 6,9%/năm; về doanh thu là 11,8%/năm và đã trở thành một trong những
ngành kinh tế hàng đầu trên thế giới (Nguồn: báo cáo tổng hơp: Du lịch Bền Vững -
Tổng cục du lịch).
Du lịch nói chung và du lịch bền vững (DLBV) nói riêng đã và đang phát
triển nhanh chóng không những ở Việt Nam mà còn trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt
trong những năm gần đây, sự phát triển du lịch theo xu thế phát triển bền vững như
là một hiện tượng và một xu thế phát triển ngày càng chiếm được sự quan tâm của
nhiều người, bởi đó là loại hình du lịch có trách nhiệm, hỗ trợ cho các mục tiêu bảo
tồn môi trường tự nhiên, các giá trị văn hoá bản địa, phát triển cộng đồng, đồng thời
đem lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch
nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Đắk Lắk là một trong 5 tỉnh của Tây Nguyên và là một tỉnh có nhiều tiềm
năng phát triển kinh tế – xã hội và du lịch; là một hạt nhân kinh tế quan trọng của
Tây Nguyên. Nằm trong tỉnh Đắk Lắk, huyện Krông Bông là một huyện có nhiều
khu cảnh quan tự nhiên hấp dẫn như: VQG Chư Yang Sin, thác Krông Kmar, Hang
đá Đắk Tuar… , đang ngày càng được quan tâm trong sử dụng để đầu tư cho phát
triển du lịch vì sự phong phú của tự nhiên, sự đa dạng của hệ sinh thái và cảnh quan
đẹp. Chúng được coi là nền tảng cho sự phát triển du lịch nói chung và nhất là phát

triểnt DLBV do đó đã mang lại lợi ích rất lớn, rất rõ rệt về mặt kinh tế và xã hội
nhưng đồng thời lại đảm bảo được mục tiêu phát triển bền vững.
Cho đến nay, việc phát triển du lịch đã đưa lại cả những thay đổi tích cực và
tiêu cực tới các khu vực có hoạt động du lịch phát triển, những thay đổi này liên
quan đến thiên nhiên và môi trường, đến nền kinh tế và văn hoá xã hội của cộng
đồng địa phương. Mặc dù không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực, nhưng


2
ngày càng có nhiều minh chứng cho thấy rằng việc thúc đẩy phát triển du lịch sẽ có
rất nhiều tác động tích cực nếu được hướng dẫn và quản lý đúng đắn.
Phát triển du lịch bền vững chính là cơ hội thúc đẩy nền kinh tế phát triển,
góp phần nâng cao đời sống kinh tế - văn hoá của cộng đồng và bảo tồn được môi
trường nhạy cảm. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên tác giả chọn đề tài: “Cơ sở
sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển du lịch bền vững huyện KrôngBông, Tỉnh
Đăk Lắk”
2. Mục tiêu, nhiệm vụ
*Mục tiêu:
Xác lập cơ sở khoa học cho phát triển du lịch tại huyện Krông Bông, tỉnh
Đắk Lắk, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm định hướng phát triển du lịch hướng
tới mục tiêu phát triển bền vững
* Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài
nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của huyện cho hoạt động du lịch.
- Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch khu vực nghiên cứu dưới góc độ Du
Lịch bền vững.
- Cơ hội và những thách thức đối với phát triển du lịch ở Krông Bông
- Kiến nghị giải pháp định hướng phát triển du lịch bền vững.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian nghiên cứu của luận văn là khu vực Huyện Krông

Bông - Tỉnh Đắk Lắk.
- Phạm vi khoa học: luận văn tập trung nghiên cứu cấu trúc sinh thái cảnh
quan của huyện từ đó đề xuất định hướng phát triển du lịch bền vững.
4. Các Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp số liệu
4.2. Phương pháp khảo sát thực địa
4.3. Phương pháp bản đồ và GIS
4.4. Hệ thống phân loại cảnh quan
4.5. Phương pháp phân tích và đánh giá tổng hợp


3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ SINH THÁI CẢNH QUAN VÀ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1. Sự phát triển của Sinh thái cảnh quan trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Sự phát triển của Sinh thái cảnh quan trên thế giới
Sinh thái học cảnh quan là một khoa học liên ngành nghiên cứu về CQ, đặc
biệt là về thành phần, cấu trúc, chức năng của CQ. Sinh thái học cảnh quan nghiên
cứu các mô hình CQ, mối quan hệ tác động giữa các yếu tố trong mô hình đó, và
cách thức thay đổi của mô hình CQ theo thời gian, cũng như các nguyên tắc ứng
dụng trong quá trình con người cải biến CQ.
Đã có rất nhiều những nghiên cứu sinh thái cảnh quan nhưng trước hết phải
kể đến các nghiên cứu của Wu.J và R.Hobbs từ cuối thế kỷ XIX. Sinh thái học cảnh
quan là khoa học nghiên cứu và cải thiện các mối quan hệ giữa quá trình phát triển
đô thị và hệ sinh thái trong môi trường với các hệ sinh thái đặc trưng. Hai ông cũng
chỉ rõ đặc điểm nổi bật nhất của hệ STCQ là sự nhấn mạnh vào mối quan hệ giữa
các quá trình, mô hình và quy mô, cũng như tập trung vào các vấn đề sinh thái và
môi trường trên quy mô rộng. Các chủ đề nghiên cứu quan trọng trong hệ STCQ
bao gồm sự thay đổi của hệ sinh thái trong cảnh quan, sử dụng đất và thay đổi độ
che phủ đất, nhân rộng mô hình phân tích CQ có liên quan với quá trình sinh thái,

bảo tồn CQ và tính bền vững CQ [9,11,28,30].
Thuật ngữ Sinh thái cảnh quan được Carl Troll nhà địa lý học người Đức
đưa ra năm 1939, Ông đã phát triển nhiều khái niệm cơ sở cho khoa học STCQ từ
việc phân tích ảnh hàng không để nghiên cứu tương tác giữa môi trường và thảm
thực vật [11,29]. Từ năm 1939 đến 1970, việc nghiên cứu về STCQ trên nền tảng
của Địa lý học dựa trên việc nghiên cứu các thành phần địa lý đã phát triển mạnh ở
Đông Âu, Canađa và Úc. Sau đó được các nhà nghiên cứu của Nga và Canada ứng
dụng để nghiên cứu sinh thái các khu vực rộng lớn, thành lập bản đồ hệ sinh thái,
xây dựng các hệ thống CQ ở Nga.
Sau năm 1970, STCQ phát triển mạnh mẽ ở Châu Âu với các công trình
nghiên cứu về phân loại thực vật và địa lý khu vực. Tuy nhiên các nghiên cứu này


4
chỉ mới tập trung nghiên cứu sự tác động của con người đối với CQ ở những khu
vực nhỏ. Những công trình nghiên cứu của các tên tuổi nổi tiếng thuộc trường phái
châu Âu như Carl Troll, Izaak Zonneveld, M.Godron hay Richard Forman đều bắt
nguồn từ Địa lý học, chủ yếu dựa trên phân tích ảnh hàng không, nhấn mạnh chủ
thể con người trong STCQ ở quy mô nhỏ và vai trò của văn hóa CQ. Ngoài ra, quan
niệm về sinh thái học cảnh quan của trường phái châu Âu còn tích hợp cả khoa học
sử dụng đất đai. Trường phái này phân loại CQ dựa trên các hệ thống “nhân tạo”
được xây dựng sẵn. Trường phái Tây Âu cũng xuất hiện từ lâu đời, gắn liền với
khoa học sinh thái hơn là khoa học cảnh quan [29].
Trong khi đó, trường phái Sinh thái học cảnh quan ở châu Mỹ lại có nhiều
điểm tiến bộ hơn khi sử dụng các phương pháp định lượng trong nghiên cứu của
mình như công nghệ viễn thám, GIS hoặc số liệu thống kê không gian. Đối lập với
trường phái châu Âu, đối tượng nghiên cứu của trường phái châu Mỹ là các hệ
thống tự nhiên hoặc bán tự nhiên, như các công viên quốc gia. Các lý thuyết và mô
hình cũng được đầu tư phát triển. Trường phái này chỉ phát triển mạnh vào cuối
những năm 80 của thế kỷ trước [30,31].

Đến những năm 1980, STCQ mới phát triển như một khoa học thực sự và
được đánh dấu bởi sự ra đời của Hiệp hội quốc tế về Sinh thái cảnh quan (IALE-
The International Assosiation of Landscape Ecology) năm 1982. Từ những năm
1985 trở lại đây STCQ phát triển một cách nhanh chóng, có tầm ảnh hưởng đến sự
phát triển KT-XH với một số lượng lớn các công trình nghiên cứu cả lý thuyết và
ứng dụng trong các ngành sản xuất. Lý thuyết STCQ nhấn mạnh vai trò của các tác
động của con người trong cấu trúc và chức năng CQ. Đồng thời cũng đề xuất các
phương pháp để khôi phục lại CQ bị suy thoái và nhận thức một cách rõ ràng STCQ
bao gồm cả con người như những thực thể gây ra sự thay đổi trong CQ [9,12,26].
Từ việc nghiên cứu các đặc trưng quan trọng của STCQ là cấu trúc và chức
năng (Forman và Godron năm 1986), đến nghiên cứu xây dựng các cách phân loại
chức năng CQ (De Groot năm 1992)[28], xây dựng bản đồ các vùng sinh thái ở các
nước Hà Lan, Hoa Kỳ, Mêxicô, Canađa,… đến nay Sinh thái học cảnh quan đi sâu


5
vào nghiên cứu ĐGCQ, tìm ra các mối liên hệ trong cấu trúc và chức năng CQ,
phân tích tính đa dạng và đánh giá giá trị sử dụng của các đơn vị CQ (Troy và
Wilson năm 2006, Meyer và Grabaum năm 2008), Sinh thái cảnh quan ngày nay
gắn liền nghiên cứu với ứng dụng thực tiễn [25,26,28,30].
Từ những năm 1990 trở lại đây: Nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng của
STCQ tiếp tục phát triển mạnh mẽ theo xu hướng ứng dụng cảnh quan vào bảo vệ
môi trường dựa trên công nghệ nghiên cứu tiên tiến và hiện đại như Viễn thám,
GIS, các mô hình không gian để thành lập bản đồ CQ, bản đồ ĐGCQ. Sử dụng các
phương pháp nghiên cứu định lượng trong phân tích, ĐGCQ mang lại các kết quả
chính xác về các dữ liệu đất, các yếu tố khí hậu, thảm thực vật và có giá trị thực tiễn
lớn
1.1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu sinh thái cảnh quan ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu CQ chủ yếu dựa trên nền tảng lý luận
khoa học Cảnh quan của các nhà địa lý Xô Viết, tùy vào từng giai đoạn phát triển

kinh tế - xã hội của đất nước mà khoa học địa lý nói chung và nghiên cứu cảnh quan
nói riêng có sự vận dụng để đáp ứng với nhu cầu thực tiễn.[25]
Trong giai đoạn đầu tiên (từ 1954 đến 1980), các công trình chủ yếu phát
hiện sự phân hóa lãnh thổ theo hướng phân vùng địa lý tự nhiên. Các công trình của
các tác giả trong nước giai đoạn này trước hết phải kể đến “Địa lý tự nhiên Việt
Nam” của Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự Lập năm 1963. Các tác giả đã đưa ra hệ
thống phân vị Địa lý tự nhiên Việt nam gồm 6 cấp dựa trên cả 2 quy luật phân hoá
địa đới và phi địa đới nhưng chưa có chỉ tiêu cho từng cấp phân vị vì thế nên không
thể áp dụng rộng rãi. Năm 1970, Uỷ ban khoa học kỹ thuật Nhà nước đã nghiên cứu
và tiến hành Phân vùng địa lý tự nhiên lãnh thổ Việt Nam với hệ thống gồm 7 cấp
phân vị, ngắn gọn và tương đối hoàn chỉnh, có chỉ tiêu cho từng cấp phân vị. Đây là
công trình có ý nghĩa lớn trong công tác điều tra và sử dụng lãnh thổ. Cũng trong
giai đoạn này đáng chú ý là công trình “Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam” năm
1976 của Vũ Tự Lập đã tìm ra những đặc điểm, quy luật phân hoá của địa lý tự
nhiên Việt Nam; công trình có giá trị về mặt lý luận, trong đó tác giả cũng đưa ra


6
một hệ thống phân vị mà mỗi cấp có một chỉ tiêu riêng xác định, đưa ra khái niệm
Cảnh địa lý và vận dụng quan điểm tổng hợp trong nghiên cứu CQ lãnh thổ Việt
Nam, phản ánh được sự thống nhất biện chứng trong các quy luật phân hoá địa đới
và phi địa đới trong tự nhiên lãnh thổ Việt Nam [ 9,11,25,29]
Có thể nói trong giai đoạn này cơ sở lý luận về khoa học cảnh quan đã được
các nhà địa lý Việt Nam tiếp thu có hệ thống, vận dụng một cách linh hoạt phù hợp
điều kiện cụ thể của thiên nhiên Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu bước đầu đã
đáp ứng phần nào đối với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước lúc bấy giờ
và đặt nền móng cho nghiên cứu cảnh quan ở nước ta sau này.
Từ sau 1980 cho đến nay, có rất nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu CQ về cả
những vấn đề lý luận và vận dụng vào thực tiễn các vùng, miền lãnh thổ Việt Nam.
Những năm 1992 Hội Địa lý Việt nam đã có nhiều báo cáo khoa học về quan

điểm và phương pháp luận nghiên cứu STCQ như:
- Năm 1991, Trương Quang Hải Phân kiểu cảnh quan Miền Nam Việt Nam;
- Năm 1992, Nguyễn Trần Cầu với Cảnh quan học- Sinh thái học và việc
nghiên cứu thành lập bản đồ Cảnh quan sinh thái;
- Năm 1993, Nguyễn Thế Thôn Bàn về Sinh thái cảnh quan và Cảnh quan
sinh thái. Sau đó năm 2000, Ông đã tiếp tục nghiên cứu “Về lý thuyết cảnh quan
sinh thái”, năm 2001 đưa ra “Nguyên tắc và phương pháp thiết kế mô hình kinh tế -
môi trường trên cơ sở lý thuyết cảnh quan sinh thái và cảnh quan sinh thái ứng
dụng”;
- Năm 1993, tập thể tác giả thuộc Trung tâm Địa lý tự nhiên đã Nghiên cứu
xây dựng bản đồ cảnh quan lãnh thổ Việt Nam
- Năm 1996, Nguyễn Cao Huần, Nguyễn Ngọc Khánh, Phạm Hoàng Hải đã
nghiên cứu Các đơn vị phân loại cảnh quan Việt Nam. Tiếp đó Nguyễn Cao Huần
và Trần Anh Tuấn đã nghiên cứu Phân loại cảnh quan nhân sinh Việt Nam vào
năm 2000;
- Năm 1997, Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh
nghiên cứu xây dựng Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên


7
nhiên, bảo vệ lãnh thổ môi trường Việt Nam. Năm 2000, Phạm Hoàng Hải Nghiên
cứu về các nguyên tắc và hệ thống phân vị cảnh quan Việt Nam. Theo hướng
nghiên cứu này ông đã tiếp tục "Nghiên cứu đa dạng cảnh quan Việt Nam, phương
pháp luận và một số kết quả thực tiễn nghiên cứu" năm 2006 và “Phân vùng sinh
thái cảnh quan ven biển Việt Nam để sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi
trường”. Các công trình này đã đưa ra các hệ thống phân loại khác nhau phù hợp
với từng phạm vi lãnh thổ và mục đích nghiên cứu, đồng thời đã cung cấp những
vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu cảnh quan các vùng lãnh thổ Việt
Nam ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu CQ phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên thiên

nhiên và bảo vệ môi trường nhằm phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững ngày
càng được các nhà khoa học quan tâm. Trong những năm gần đây xu hướng nghiên
cứu CQ đi vào cụ thể từng vùng lãnh thổ của các miền, khu, tỉnh ở nước ta. Năm
1990, Phạm Hoàng Hải Đánh giá tổng hợp các ĐKTN và TNTN lãnh thổ nhiệt đới
ẩm, gió mùa dải ven biển Việt Nam cho mục đích phát triển sản xuất nông - lâm
nghiệp và bảo vệ môi trường; Năm 1993, tiếp tục Đánh giá tổng hợp các ĐKTN và
TNTN lãnh thổ nhiệt đới ẩm, gió mùa Việt Nam cho mục đích phát triển sản xuất và
bảo vệ môi trường. Đồng thời hướng nghiên cứu Sinh thái hoá CQ cũng phát triển
mạnh mẽ, có thể kể đến công trình của Nguyễn Văn Vinh (1996), nghiên cứu STCQ
vùng gò đồi Quảng Bình; Phạm Thế Vĩnh (2002), nghiên cứu cảnh quan sinh thái
dải ven biển đồng bằng sông Hồng; Nguyễn Cao Huần, Nguyễn An Thịnh (2004)
nghiên cứu, đánh giá STCQ Sa Pa tỉnh Lào Cai; Nguyễn Xuân Độ (2005), nghiên
cứu cảnh quan Đăk Lăk; Trương Quang Hải (2008), Nghiên cứu và xác lập cơ sở
khoa học cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững
vùng núi đá vôi Ninh Bình Bên cạnh đó có nhiều công trình ứng dụng công nghệ
viễn thám, GIS để nghiên cứu, ĐGCQ phục vụ các mục đích khác nhau trong phát
triển các ngành kinh tế - xã hội.
Như vậy, các công trình nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau, trên nhiều
địa phương khác nhau, với quy mô lãnh thổ không giống nhau, nhưng mục đích và


8
kết quả các công trình này đều hướng đến việc khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên
đất, nước, rừng hay sử dụng hợp lí lãnh thổ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát
triển ngành (nông – lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch, công nghiệp), phục hồi bảo tồn
tài nguyên, môi trường sinh thái, đảm bảo an sinh xã hội.
1.1.3. Những vấn đề lý luận trong phân tích sinh thái cảnh quan cho các mục
đích thực tiễn
* Quan niệm về sinh thái cảnh quan
Sinh thái học cảnh quan hay sinh thái cảnh quan (STCQ) là nghiên cứu mối tác

động giữa các kiểu phân bố không gian và các quá trình sinh thái. Đó là các lĩnh vực
nghiên cứu về những nguyên nhân, hậu quả của đa dạng không gian với các cấp độ
khác nhau trong mối liên quan với cấu trúc, chức năng của các hệ sinh thái (LOICZ.
1996, 1997, 1998). [1,6,7]. Nó đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và thiết kế
các qui hoạch tổng thể trong các mối liên hệ hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo tồn.
Thực chất đây là lĩnh vực nghiên cứu liên ngành kể cả bảo tồn thiên nhiên, xây dựng,
kiến trúc, phát triển cơ sở hạ tầngMột số đặc điểm chính của sinh thái cảnh quan bao gồm:
- Sinh thái học cảnh quan nghiên cứu các cấp độ không gian rộng lớn (một vùng, một
khu vực). nghiên cứu tác động sinh thái học của các kiểu phân bố không gian lên các
hệ sinh thái;
- Sinh thái học cảnh quan nghiên cứu các thể 'khảm' trong việc bố trí khu bảo tồn, khu
dân cư, nơi sống, thảm thực vật, nông nghiệplà bức tranh tổng thể của các mảnh nhỏ
nhiều màu sắc. Nó còn đề cập đến chiều hướng tác động của sự phân bố không gian đến
các quá trình sinh thái;
- Sinh thái cảnh quan thúc đẩy phát triển mô hình và nghiên cứu lý thuyết quan hệ
không gian, thu thập dữ liệu mô tả mới về không gian và các quá trình động thái hệ
sinh thái nói chung và cảnh quan nói riêng.
Các xu hướng nghiên cứu hiện nay cho thấy sinh thái cảnh quan tập trung trên 3 lĩnh
vực cơ bản là cấu trúc, chức năng và sự thay đổi trong không gian và thời gian:


9
- Cấu trúc: Nghiên cứu các kiểu không gian, cách bố cục, sắp xếp các hệ thống bao
gồm khu bảo tồn, vùng phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịchcho
một vùng rộng lớn;
- Chức năng: Nghiên cứu các mối tác động qua lại giữa các thành phần không gian
của cảnh quan bao gồm sự vận động của sinh vật, chu trình vật chất và năng lượng,
mối quan hệ giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo tồn;
- Thay đổi: chấp nhận rằng cả cấu trúc và chức năng luôn thay đổi theo thời gian,
những sự thay đổi về khí hậu, địa mạo, địa chất  đều tác động đến cấu trúc và chức năng

cảnh quan và ngược lại. Sinh thái cảnh quan đi sâu nghiên cứu tạo ra các mô hình phát
triển bền vững trong việc kết hợp hài hoà giữa kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
* Nghiên cứu cảnh quan
Theo Nguyễn Thượng Hùng “Nghiên cứu CQ thực chất là nghiên cứu về các
quá trình tương hỗ giữa các hợp phần tự nhiên, nguồn gốc phát sinh, quá trình phát
triển và quy luật phân hoá của tự nhiên nhằm phát hiện và phân chia ra các thể
tổng hợp tự nhiên, các đơn vị CQ có tính đồng nhất tương đối trong lãnh thổ làm cơ
sở đánh giá tổng hợp các ĐKTN, TNTN và kinh tế - xã hội để lập quy hoạch sử
dụng hợp lí, phát triển kinh tế - xã hội và BVMT” [2,7,8,25].
* Đánh giá cảnh quan
Theo Lê Đức An, ĐGCQ hay đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN là “xác định
mức độ thuận lợi của các tổng thể lãnh thổ tự nhiên (về tất cả hoặc một số các hợp
phần) cho các mục đích hoạt động đời sống và kinh tế, phục vụ công tác quy hoạch,
tổ chức sản xuất lãnh thổ” [2,7]. Cùng với quan niệm này, Nguyễn Cao Huần cho
rằng: “thực chất của ĐGCQ là đánh giá tổng hợp các tổng thể TN cho mục đích cụ
thể nào đó (nông nghiệp, thuỷ sản, du lịch, tái định cư…)” [6,7].
1.1.4. Những nghiên cứu trên địa bàn huyện Krông Bông
Cho đến nay, hầu hết các công trình nghiên cứu về huyện Krong Bông đều
năm trong những nghiên cứu chung về khu vực Tây Nguyên hoặc Tỉnh Đắk Lắk.
Trước hết phải kể đến nghiên cứu của Bảo Huy và Võ Hùng “Kiến thức sinh thái
địa phương trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng của cộng đồng dân tộc thiểu


10
số Tây Nguyên, năm 2002”; Sau đó là nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuấn và Lê Đức
Khánh “Phân tích kinh tế hộ của cộng đồng dân tộc M'nông ở buôn M'Năng Dơng,
xã Yang Mao, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk, năm 2005”; Tiếp đó năm 2007,
Bảo Huy và cộng sự nghiên cứu về “Đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố và bảo
tồn một số loài lâm sản ngoài gỗ quan trọng ở VQG Chư Yang Sin”; Năm 2008,
Cao Thị Lý nghiên cứu về Bảo tồn đa dạng sinh học: “Những vấn đề liên quan đến

quản lý tổng hợp tài nguyên rừng ở một số khu bảo tồn thiên nhiên vùng Tây
Nguyên”.
Nhìn chung hầu hết các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào tài nguyên rừng
mà chưa có những nghiên cứu một cách tổng hợp tài nguyên thiên nhiên cũng như
mối quan hệ giữa các hoạt động sử dụng tài nguyên đối với các vấn đề môi trường
nảy sinh trong huyện. Do đó, trong thời gian tới rất cần những nghiên cứu một cách
tổng thể sinh thái cảnh quan từ đó xây dựng những mô hình khai khác và sử dụng
hợp lý tài nguyên thiên nhiên cũng như bảo vệ môi trường.
1.2. Tình hình nghiên cứu du lịch bền vững
1.2.1 Tình hình nghiên cứu ở trên thế giới và Việt Nam.
Ban đầu việc cung ứng các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách còn
mang tính sơ khai và chỉ chú trọng đến lợi nhuận mà không quan tâm đến sự tác
động xấu của du lịch đến môi trường. Từ đó xuất hiện hình thức du lịch đầu tiên
trong lịch sử và còn tồn tại cho tới ngày nay là “du lịch thương mại” hay “du lịch ồ
ạt”[5]
Đầu năm 1980, xuất hiện những thuật ngữ “các loại hình du lịch thay thế”,
để chỉ các hoạt động du lịch có quan tâm đến môi trường bao gồm: “du lịch xanh”,
“du lịch mềm”, “du lịch có trách nhiệm”
Từ năm 1975 đến 1980, Krippendorf và Jungk là những nhà khoa học đầu
tiên cảnh báo về những suy thoái sinh thái do hoạt động du lịch gây ra. Họ đã đưa ra
khái niệm “du lịch rắn” để chỉ những hoạt động du lịch ồ ạt và “du lịch mềm” để chỉ
một chiến lược mới tôn trọng môi trương.


11
Năm 1996, xuất hiện một khái niệm mới là “du lịch bền vững” ủng hộ chủ
trương phát triển du lịch mà ít ảnh hưởng xấu tới môi trường trên cơ sở cải tiến và
nâng cấp từ khái niệm “du lịch mềm” của Kippedorf và Jungk. [5,10]
Giáo sư Bemeber – một chuyên gia hàng dầu về du lịch trên thế giới đã nhận
đinh: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả thì có bấy nhiêu định nghĩa”.

Vào năm 1996, hưởng ứng Earth Summit, ngành du lịch toàn cầu đại diện
bởi ba tổ chức quốc tế gồm Hội đồng Lữ hành Du lịch Thế giới (WTTC), Tổ chức
Du lịch Thế giới (WTO) và Hội đồng Trái đất (Earth Council), đã ứng dụng các
nguyên tắc của Agenda 21 vào du lịch, phối hợp xây dựng một chương trình hành
động với tên gọi “Chương trình nghị sự 21 về Du lịch: Hướng tới phát triển Bền
vững về Môi trường” (Agenda 21 for the Travel & Tourism Industry: Towards
Environmentally Sustainable Development). Chương trình này có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng đối với các doanh nghiệp du lịch, các Chính phủ, các cơ quan du lịch
quốc gia, các tổ chức thương mại và người đi du lịch [1,5,10].
Ở Việt nam, do nhiều điều kiện khách quan và chủ quan, nghiên cứu về phát
triển du lịch bền vững mới chỉ hạn chế ở một số công trình có liên quan như nghiên
cứu cơ sở cho phát triển du lịch sinh thái, đánh giá tác động của hoạt động du lịch
đến tài nguyên môi trường… Gần đây, Tổng cục Du lịch đã phối hợp với Tổ chức
Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) triển khai nghiên cứu du lịch bền vững dưới
góc độ du lịch cộng đồng tại Sapa. Cho đến nay, việc nghiên cứu một cách có hệ
thống các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam còn chưa
được thực hiện.
1.2.2 Khái niệm và nguyên tắc về phát triển du lịch bền vững
1.2.2.1 Khái niệm
Theo Ủy ban Môi trường và Phát triển Quốc tế (1987): Du lịch bền vững là
một quá trình nhằm đáp ứng những nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến
khả năng của những thế hệ mai sau [5,10,15]:


12
Theo Hội đồng Lữ hành quốc tế (1996)” Du lịch bền vữn là việc đáp ứng các
nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng
đáp ứng cho các thế hệ du lịch tương lai;
Theo Luật du lịch Việt Nam (2006): Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch
đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng

nhu cầu về du lịch của tương lai;
Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới - WTO đưa ra tại Hội nghị về
Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992 thì “Du
lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu
hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc
bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong
tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa
mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì
được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái
và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”. [10,13,16]
Mặc dù còn những quan điểm chưa thật sự thống nhất về khái niệm Phát
triển du lịch bền vững, tuy nhiên cho đến nay đa số ý kiến các chuyên gia trong lĩnh
vực du lịch và các lĩnh vực có liên quan khác ở Việt Nam đều cho rằng:
“Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự
nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan
tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn
và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển
hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần
nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương”.
1.2.2.2 Những nguyên tắc cơ bản đảm bảo phát triển du lịch bền vững
[5,10],13,14]
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có định hướng tài nguyên rõ rệt và có
nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Chính vì
vậy sự phát triển du lịch bền vững đòi hỏi có sự nỗ lực chung và đồng bộ của toàn


13
xã hội. Phát triển du lịch bền vững cần hướng tới việc đảm bảo đạt được 3 mục tiêu
cơ bản sau:
Đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế: đảm bảo sự tăng trưởng, phát

triển ổn định lâu dài về mặt kinh tế của du lịch, góp phần tích cực vào phát triển
kinh tế của quốc gia và cộng đồng.
Đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường: thể hiện ở việc sử dụng
hợp lý các tiềm năng tài nguyên và điều kiện môi trường .Việc khai thác, sử dụng
tài nguyên du lịch cho phát triển cần được quản lý sao cho không chỉ thỏa mãn nhu
cầu hiện tại mà còn đảm bảo cho nhu cầu phát triển du lịch qua nhiều thế hệ. Bên
cạnh đó trong quá trình phát triển, các tác động của hoạt động du lịch đến môi
trường sẽ được hạn chế đi đôi với những đóng góp cho các nỗ lực tôn tạo tài
nguyên, bảo vệ môi trường.
Đảm bảo sự bền vững về xã hội : theo đó sự phát triển du lịch có những đóng
góp cụ thể cho phát triển xã hội, đảm bảo sự công bằng trong phát triển
Để đảm bảo đạt được 3 mục tiêu cơ bản trên, phát triển du lịch bền vững cần
tuân thủ các nguyên tắc cụ thể sau:
a. Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý
Sự phát triển bền vững nói chung và phát triển du lịch bền vững nói riêng cần
đảm bảo việc lưu lại cho thế hệ tương lai nguồn tài nguyên không kém hơn so với
những gì mà các thế hệ trước được hưởng. Điều này có nghĩa là trong quá trình khai
thác sử dụng các nguồn tài nguyên cần phải tính đến các giải pháp nhằm ngăn chặn
sự mất đi của các loại sinh vật, sự suy giảm những chức năng thiết yếu của các hệ
sinh thái có giá trị du lịch như các khu rừng nguyên sinh, các vùng đất ngập nước,
các rạn san hô và khả năng bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Điều
này cũng còn có nghĩa là tài nguyên và môi trường du lịch cần được hiểu đó không
phải là "hàng hóa cho không" mà phải được tính vào chi phí đầu vào của sản phẩm
du lịch để có được nguồn đầu tư cần thiết cho việc bảo tồn và tái tạo tài nguyên,
kiểm soát và ngăn chặn sự xuống cấp môi trường. Duy trì hoạt động du lịch trong
giới hạn "sức chứa" (Carrying Capacity) được xác định.


14
Khái niệm "Sức chứa" ở đây cần được hiểu từ 5 khía cạnh: vật lý, sinh học,

tâm lý, xã hội và quản lý. Trên quan điểm bảo vệ tài nguyên, môi trường đảm bảo
cho phát triển bền vững, khái niệm "sức chứa" cần được hiểu từ khía cạnh sinh học
và xã hội.
b. Hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải ra MT
Việc khai thác sử dụng quá mức tài nguyên và không kiểm soát được lượng
chất thải từ hoạt động du lịch sẽ góp phần dẫn đến sự suy thoái môi trường mà hậu
quả của nó là sự phát triển không bền vững của du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội
nói chung.
Đối với một số loại tài nguyên như nước, rừng hoạt động du lịch đòi hỏi
nhu cầu cao. Ví dụ nhu cầu nước sinh hoạt cho một người dân trung bình là 50
lít/ngày, song nhu cầu này đối với khách du lịch trung bình gấp 4 lần, thậm chí là 10
lần. Mỗi sân golf trung bình tiêu thụ 1 lượng nước ngầm để tưới cỏ là 3000m
3
/ngày.
Chính vì vậy ở nhiều khu du lịch ở Gam bia, Thái Lan v.v Tình trạng thiếu nước
sinh hoạt là nghiêm trọng, trong khi nguồn nước thải từ các khu du lịch đó lại rất
lớn gây ô nhiễm đất và nguồn nước.
c. Phát triển phải gắn liền với nỗ lực bảo tồn tính đa dạng
Tính đa dạng về thiên nhiên, về văn hóa và xã hội là nhân tố đặc biệt quan
trọng tạo nên sự hấp dẫn của du lịch, làm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du
lịch, tăng cường sự phong phú về sản phẩm du lịch. Nơi nào có tính đa dạng cao về
tự nhiên, văn hóa và xã hội, nơi đó sẽ có khả năng cạnh tranh cao về du lịch và có
sức hấp dẫn lớn, đảm bảo cho sự phát triển. Chính vì vậy việc duy trì và tăng cường
tính đa dạng thiên nhiên, văn hóa và xã hội là hết sức quan trọng cho sự phát triển
bền vững lâu dài của du lịch và cũng là chỗ dựa sinh tồn của ngành du lịch.
Du lịch cũng góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa bằng việc khích lệ các hoạt
động văn hóa dân gian, thúc đẩy việc sản xuất các hàng truyền thống, chia sẻ lợi ích
từ nguồn thu cho việc tôn tạo, bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa Du lịch còn tạo
thêm công ăn việc làm, góp phần làm đa dạng hóa xã hội.



15
Tuy nhiên trong quá trình phát triển của mình, bên cạnh những đóng góp tích cực
vào quá trình bảo tồn tính đa dạng, hoạt động du lịch cũng dễ làm tổn hại đến nó
nếu không được quản lý và giám sát có hiệu quả.
Sự đa dạng văn hóa bản địa cũng bị đe dọa khi người dân bản địa biến nó
thành hàng hóa bán cho khách du lịch. Việc tiêu chuẩn hóa các sản phẩm văn hóa
để phục vụ khách đang làm mất đi nhiều giá trị văn hóa đặc sắc độc đáo riêng của
địa phương. Tính đa dạng văn hóa cũng sẽ bị ảnh hưởng khi cộng đồng địa phương
có những điều chỉnh hóa văn hóa bản địa riêng của mình để đáp ứng thị hiếu theo
nhu cầu của khách và điều này còn thường dẫn tới sự điểu chỉnh về tinh thần "phục
vụ".
Sự đa dạng của hệ thống xã hội và hệ thống sinh thái của một vùng hay ở
một địa phương cũng sẽ bị ảnh hưởng khi các ngành nghề truyền thống ít thu nhập
như đánh bắt cá, canh tác nông nghiệp bị những công việc dịch vụ du lịch có thu
nhập cao hơn lấn át và theo thời gian những nghề này sẽ dần bị mất đi nhường chỗ
cho một số nghề "độc tôn".
d. Phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng cao vì vậy
mọi phương án khai thác tài nguyên để phát triển phải phù hợp với các quy hoạch
chuyên ngành nói riêng và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội nói chung ở phạm vi
quốc gia, vùng và địa phương. Ngoài ra, đối với mỗi phương án phát triển cần tiến
hành đánh giá tác động môi trường nhằm hạn chế các tác động tiêu cực đến tài
nguyên và môi trường. Điều này sẽ góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững
của du lịch trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác cũng như với việc sử dụng
có hiệu quả tài nguyên, đảm bảo môi trường.
e. Chú trọng việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương trong quá trình phát
triển
Để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và từng ngành kinh tế nói riêng việc
khai thác các tiềm năng tài nguyên là điều tất yếu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trên

một địa bàn lãnh thổ nếu mỗi ngành chỉ biết đến lợi ích của mình không có sự hỗ


16
trợ đối với sự phát triển kinh tế và chia sẻ quyền lợi với cộng đồng địa phương thì
sẽ làm cho kinh tế và cuộc sống người dân địa phương gặp nhiều khó khăn, kém
phát triển. Điều này buộc cộng đồng địa phương phải khai thác tối đa các tiềm năng
tài nguyên của mình làm đẩy nhanh quá trình cạn kiệt tài nguyên và tổn hại đến môi
trường sinh thái. Kết quả các quá trình đó sẽ gây những tác động tiêu cực đến sự
phát triển bền vững của ngành du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung. Chính
vì vậy việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương là một nguyên tắc quan trọng
trong phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương còn được thể
hiện thông qua những chi phí cần thiết từ nguồn thu du lịch cho việc bảo tồn tài
nguyên và duy trì môi trường. Điều này sẽ góp phần đảm bảo cho sự phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương nói riêng và sự phát triển bền vững nói chung của lãnh
thổ.
f. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động phát
triển du lịch.
Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch không chỉ giúp họ
tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống mà còn làm cho họ có trách nhiệm hơn với
tài nguyên, môi trường du lịch, cùng ngành du lịch chăm lo đến việc nâng cao chất
lượng sản phẩm du lịch. Điều này rất có ý nghĩa, góp phần quan trọng đối với sự
phát triển bền vững của du lịch.
Kinh nghiệm thực tế về phát triển du lịch ở nhiều nước cho thấy sự tham gia
của địa phương là cần thiết bởi bản thân người dân địa phương, nền văn hóa, môi
trường, lối sống và truyền thống của họ là những nhân tố quan trọng thu hút khách
du lịch.
g. Chú trọng việc đào tạo nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường
Đối với bất kỳ sự phát triển nào, con người luôn đóng vai trò quyết định. Một

lực lượng lao động được đào tạo có trình độ nghiệp vụ không những đem lại lợi ích
về kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Sự phát triển


17
bền vững đòi hỏi ở đội ngũ những người thực hiện không chỉ trình độ nghiệp vụ mà
còn nhận thức đúng đắn về tính cần thiết của việc bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Việc đào tạo đúng hướng sẽ tạo cho đội ngũ cán bộ nhân viên thái độ chăm
lo, có trách nhiệm hơn với đất nước, văn hóa truyền thống, tôn giáo và lối sống
cũng như với tài nguyên môi trường. Để đảm bảo lợi ích lâu dài của ngành du lịch
việc sử dụng và đào tạo cán bộ nhân viên người địa phương là cần thiết bởi họ có
những hiểu biết sâu sắc hơn về tự nhiên, văn hóa bản địa cũng như mối quan tâm
nhiều hơn tới cộng động địa phương.
h. Tăng cường tính trách nhiệm trong hoạt động xúc tiến, quảng cáo DL
Xúc tiến, quảng cáo luôn là một hoạt động quan trọng đối với phát triển du
lịch, đảm bảo sự thu hút khách, tăng cường khả năng cạnh tranh của các sản phẩm
du lịch. Chiến lược quảng cáo, tiếp thị đối với du lịch bền vững bao gồm việc xác
định đánh giá và luôn rà soát để xác định đúng khả năng đáp ứng của các nguồn tài
nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, cũng như việc cân đối các sản phẩm du lịch cụ thể.
Hoạt động quảng cáo, tiếp thị thiếu trách nhiệm sẽ tạo cho khách những hy
vọng không thực tế do thông tin không đầy đủ và thiếu chính xác dẫn đến sự thất
vọng của du khách về các sản phẩm du lịch được quảng cáo. Kết quả của hoạt động
này sẽ là thái độ tẩy chay của du khách đối với cộng đồng và những sản phảm du
lịch của địa phương ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của du lịch. Việc quảng
cáo, tiếp thị cung cấp cho khách du lịch những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm
sẽ nâng cao sự tôn trọng của du khách đối với môi trường thiên nhiên, văn hóa và
xã hội và các giá trị nhân văn nơi tham quan, đồng thời sẽ làm tăng đáng kể sự thỏa
mãn của khách đối với các sản phẩm du lịch. Điều này sẽ góp phần làm giảm những
tác động tiêu cực từ hoạt động thu hút khách, đảm bảo cho tính bền vững trong phát
triển du lịch.

i. Coi trọng việc thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu
Công tác nghiên cứu là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của
bất cứ ngành kinh tế nào, đặc biệt là những ngành có nhiều mối quan hệ trong phát


18
triển và phụ thuộc vào nhiều điều kiện về tự nhiên, môi trường, văn hóa - xã hội
như ngành du lịch.
Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững cần có những căn cứ khoa học vững chắc
dựa trên việc nghiên cứu các vấn đề có liên quan. Hơn thế nữa, trong quá trình phát
triển nhiều yếu tố chủ quan và khách quan nảy sinh sẽ có những tác động cần phải
nghiên cứu để có những giải pháp phù hợp điều chỉnh sự phát triển. Như vậy việc
thường xuyên cập nhật các thông tin, nghiên cứu và phân tích chúng là cần thiết,
không chỉ đảm bảo cho hiệu quả của hoạt động kinh doanh mà còn đảm bảo cho sự
phát triển bền vững trong mối quan hệ với cơ chế chính sách, với việc bảo vệ tài
nguyên và môi trường
Những nguyên tắc cơ bản trên đây nếu được thực hiện đầy đủ sẽ là đảm bảo
chắc chắn cho sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch, phát triển bền vững
chính là chìa khóa cho sự thành công lâu dài của ngành du lịch.
1.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Krông Bông
1.3.1. Vị trí địa lý
Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Krông Bông


19
Huyện thành lập từ ngày 19 tháng 9 năm 1981, trên cơ sở chia tách 10 xã
phía Nam của huyện Krông Pắc. Nằm ở phía Đông Nam của tỉnh cách thành phố
Buôn Ma Thuột khoảng 50 km, ranh giới hành chính của huyện như sau [20,23]:
- Phía Bắc giáp 3 huyện Krông Pắc, Ea Kar, M’Đrăk.
- Phía Nam giáp huyện Lắk.

- Phía Đông Nam giáp vùng núi hiểm trở ngăn cách giữa tỉnh Đắk Lắk với 2
tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng.
- Phía Tây giáp huyện Krông A Na và huyện Cư Kuin.
Toàn huyện có 1 thị trấn và 13 xã gồm: Thị trấn Krông Kmar và các xã:
Yang Reh, Ea Trul, Hòa Sơn, Khuê Ngọc Điền, Hòa Tân, Cư Kty, Hòa Thành,
Dang Kang, Hòa Lễ, Hòa Phong, Cư Pui, Cư Đrăm, Yang Mao. Với tổng diện tích
tự nhiên toàn huyện là 1.259,23 km
2
và dân số là 88.183 người (2011)
1.3.2. Điều kiện tự nhiên
1.3.2.1. Địa hình
Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột với Trường Sơn Nam
nên địa hình của huyện bị chia cắt rất mạnh, thấp dần theo hướng Đông - Nam
xuống Tây - Bắc, địa hình của huyện chia thành 3 dạng địa hình chính: núi cao, núi
thấp và thung lũng. [23]
Dạng địa hình núi cao: Tập trung thành vòng cung lớn bao quanh 3 phía Bắc,
Đông, Nam; mức độ chia cắt mạnh: độ cao trung bình từ 1.500 - 2.500m, độ dốc
phổ biến trên 25
0
, bao gồm một số dãy núi cao như Chư Yang Sin (độ cao 2.442m),
đỉnh Chư Yang Hanh (độ cao 1.991m), đỉnh Cư Bukso (độ cao 1.538m). Trên dạng
địa hình này chủ yếu là rừng tự nhiên.
Dạng địa hình núi thấp: Phân bố ở khu vực phía Bắc - Đông Bắc huyện và
trải dài từ Đông sang Tây; độ cao trung bình từ 500m - 1.000m, bao gồm một số
đỉnh núi như đỉnh Cư Goa (độ cao 953m), đỉnh Cư Drang (độ cao 698m), đỉnh Cư
Ya Trang (độ cao 982m), độ dốc phổ biến từ 15
0
- 25
0
. Nhìn chung, dạng địa hình

này thích hợp cho phát triển nông nghiệp,


20
Dạng địa hình thung lũng ven sông: Phân bố ven các sông lớn như sông
Krông ANa, sông Krông Bông, Krông Pắc; địa hình tương đối bằng, độ cao trung
bình dưới 500m, độ dốc dưới 8
0
. Do hạ lưu các con sông hẹp nên nhiều khu vực bị
ngập nước sau các trận mưa lớn, nhưng sau đó nước rút nhanh; thổ nhưỡng chủ yếu
là phù sa và đất xám, khá thích hợp với canh tác lúa và các cây công nghiệp ngắn
ngày.
1.3.2.2. Đất đai
Tổng diện tích tự nhiên huyện Krông Bông là 125.923 ha, trong đó: sử dụng
vào mục đích nông nghiệp là 107.726,98 ha, chiếm 85,59%; sử dụng vào mục đích
phi nông nghiệp là 4.542,35 ha, chiếm 3,61%; đất chưa sử dụng 13.653,8 ha chiếm
10,86% diện tích tự nhiên. Toàn huyện có 4 nhóm đất chính với 15 loại đất sau:
[20,23]
* Nhóm đất phù sa: Diện tích 12.890 ha, phân bố tập trung ở khu vực thung
lũng ven sông thuộc các xã phía Tây và phía Bắc huyện. Đất được bồi đắp phù sa
hàng năm do ngập lụt nên khá phì nhiêu. Thành phần cơ giới đất từ trung bình đến
nặng, tương đối giàu mùn và đạm, hàm lượng lân tổng số từ trung bình đến nghèo.
Nhóm đất này thích hợp với cây lúa, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Theo
nguồn gốc phát sinh được chia thành 4 đơn vị chú giải bản đồ:
- Đất phù sa được bồi (Pb): phân bố tập trung ven sông suối thuộc các xã
Hòa Phong, Cư Kty, Hòa Thành và Hòa Tân. Đất có tầng dày lớn (>100cm), khá
phì nhiêu, hơi chua, thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ, một số ngập vào mùa
mưa, phân bố ven sông suối, thích hợp cho trồng lúa nước, các cây hàng năm như
ngô, đậu đỗ và các cây công nghiệp ngắn ngày như bông, thuốc lá…
- Đất phù sa glây (Pg): phân bố chủ yếu ở các xã Hòa Lễ, Hòa Phong,, thuộc

dạng đất cát pha, một số có đá lẫn trên 30%.
- Đất phù sa có đất có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf):
- Đất phù sa ngòi suối (Py): Diện tích 1.484 ha, chiếm tỷ lệ 1,18% DTTN
toàn huyện.

×