Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghiên cứu phân loại mức độ ô nhiễm nước thải một số cụm công nghiệp ở thành phố hải phòng và đề xuất giải pháp giảm thiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 109 trang )


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường



Trang iv
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
MỤC TIÊU & NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
CHƢƠNG 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1. TỔNG QUAN VỀ PHÂN LOẠI Ô NHIỄM NƢỚC THẢI 5
1.1.1. Quy định của Nhà nƣớc về phân loại ÔNMT. 5
1.1.2. Hiện trạng phân loại ÔNNT - ÔNMT ở Việt Nam 6
1.2. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ - XỬ LÝ NƢỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ
GIỚI & TẠI VIỆT NAM 8
1.2.1. Hiện trạng quản lý-xử lý nƣớc thải công nghiệp tại một số quốc gia trên thế giới 8
1.2.2. Hiện trạng xử lý nƣớc thải công nghiệp tại Việt Nam 12
1.3. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KCN/CCN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HẢI PHÒNG 17
1.3.1. Giới thiệu chung về thành phố Hải Phòng 17
1.3.2. Thống kê số liệu các Khu công nghiệp hiện có trên địa bàn Hải Phòng 20
CHƢƠNG 2 – ĐỐI TƢỢNG & PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. ĐỐI TƢỢNG & PHẠM VI NGHIÊN CỨU 23
2.1.1. Cơ sở lựa chọn thay thế đối tƣợng nghiên cứu là các KCN 23
2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu 24
2.1.3. Phạm vi nghiên cứu 37
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 37
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.3.1. Phƣơng pháp kế thừa, tổng hợp tài liệu 38
2.3.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực tế tại hiện trƣờng 38
2.3.3. Phƣơng pháp quan trắc, phân tích các thông số ô nhiễm môi trƣờng 39


2.3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu, thống kê, đánh giá 41
CHƢƠNG 3 – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 44
3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI CỦA 05 KCN 44
3.1.1. Thông tin chung 44
3.1.2. Kết quả quan trắc nƣớc thải công nghiệp tập trung & so sánh với QCVN 40:2011 . 54

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường



Trang v
3.1.3. Lựa chọn các cơ sở công nghiệp để lấy mẫu phân loại cơ sở ÔNNT 56
3.2. TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI Ô NHIỄM NƢỚC THẢI CÁC DOANH NGHIỆP ĐƢỢC
LỰA CHỌN 58
3.2.1. Kết quả quan trắc các thông số ô nhiễm 58
3.2.2. Phân loại ô nhiễm nƣớc thải theo thông tƣ 04/2012/TT-BTNMT 64
3.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM NƢỚC THẢI
ĐỐI VỚI KCN NAM CẦU KIỀN 66
3.3.1. Giải pháp về mặt quản lý 66
3.3.2. Giải pháp về mặt công nghệ 69
3.3.3. Giải pháp về mặt vận hành – bảo dƣỡng hệ thống XLNT 82
KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC 92
PHỤ LỤC 1: DANH MỤC CÁC KCN/CCN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI
PHÒNG 92
PHỤ LỤC 2. DANH MỤC CÁC NHÀ MÁY THUỘC 05 KCN TRONG PHẠM VI
NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 95
PHỤ LỤC 3. PHIẾU ĐIỀU TRA MẪU CHO DOANH NGHIỆP VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ
KCN/CCN. 99



Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường



Trang vi
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Một số công nghệ xử lý nƣớc thải KCN/CCN tại Mỹ 9
Bảng 1.2. Quy định giá trị thông số nƣớc thải đầu vào, đầu ra – KCN Biên Hòa 1 14
Bảng 1.3. Bảng tổng hợp các KCN/CCN trên địa bàn thành phố Hải Phòng 21
Bảng 2.1. Phƣơng pháp phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm 40
Bảng 3.1. Thông tin chung về 05 KCN 45
Bảng 3.2. Đặc điểm hệ thống xử lý nƣớc thải 05 KCN nghiên cứu 45
Bảng 3.3. Chỉ tiêu chất lƣợng nƣớc thải đầu vào, đầu ra – KCN Đình Vũ 46
Bảng 3.4. Chỉ tiêu chất lƣợng nƣớc thải đầu vào, đầu ra – KCN Nomura 49
Bảng 3.5. Giới hạn các thông số đầu vào, đầu ra TXLNT Đồ Sơn 51
Bảng 3.6. Chỉ tiêu chất lƣợng nƣớc thải đầu vào, đầu ra – KCN Tràng Duệ 52
Bảng 3.7. Chỉ tiêu chất lƣợng nƣớc thải đầu vào, đầu ra – KCN Nam Cầu Kiền 53
Bảng 3.8. Một số thông số quan trắc chất lƣợng nƣớc thải đầu ra của các KCN 54
Bảng 3.9. Các cơ sở lựa chọn lấy mẫu phân tích nƣớc thải phục vụ việc phân loại ô nhiễm
57
Bảng 3.10. Kết quả quan trắc chất lƣợng nƣớc thải các cơ sở sản xuất lựa chọn 62
Bảng 3.11. Tổng hợp các thông số & tải lƣợng ô nhiễm nƣớc thải của 10 Doanh nghiệp 64
Bảng 3.12. Dự toán chi phí xây dựng TXLNT tập trung KCN Nam Cầu Kiền 79
Bảng 3.13. Dự toán chi phí vận hành TXLNT - KCN Nam Cầu Kiền 81
Bảng P.1. Danh mục các CCN trên địa bàn TP Hải Phòng 92
Bảng P.2. Danh mục các KCN trên địa bàn TP Hải Phòng 94
Bảng P.3. Danh mục các cơ sở công nghiệp thuộc 05 KCN nghiên cứu 95

Biểu mẫu 1. Bảng hỏi dành cho cán bộ thuộc khối quản lý KCN/CCN 99
Biểu mẫu 2. Bảng hỏi dành cho công nhân thuộc Doanh nghiệp hoạt động trong
KCN/CCN 102


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường



Trang vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ các tỉnh/ thành phố đã phân loại & Xử lý ONMT trên cả nƣớc – 2011 6
Biểu đồ 1.2. Tỷ lệ các tỉnh đã phân loại & Xử lý ONMT trên ĐBSCL – 2012 7
Biểu đồ 1.3. Tỷ lệ nƣớc thải công nghiệp & sinh hoạt tại Trung Quốc (2002) 10
Hình 1.1. Hệ thống thoát nƣớc điển hình tại các đô thị châu Âu 11
Hình 1.2. Hồ xử lý sinh học, KCN Amata – Đồng Nai 13
Hình 1.3. Sơ đồ công nghệ XLNT tập trung – KCN Tân Tạo 15
Hình 1.4. Trạm XLNT thuộc KCN Đại An – Hải Dƣơng 16
Hình 1.3. Bản đồ điều chỉnh quy hoạch các KCN/CCN trên địa bàn thành phố Hải Phòng
đến năm 2025 22
Hình 2.1. Mặt bằng vị trí 05 KCN trong phạm vi nghiên cứu đề tài 25
Hình 2.2. Khu công nghiệp Đình Vũ 27
Hình 2.3. Một số hình ảnh TXLNT Đình Vũ 28
Hình 2.4. Phối cảnh tổng thể KCN Đồ Sơn 29
Hình 2.5. Toàn cảnh khu công nghiệp Nomura 31
Hình 2.6. Mặt bằng tổng thể KCN Tràng Duệ 33
Hình 2.7. Đƣờng vào KCN Nam Cầu Kiền 35
Hình 2.8. Khảo sát & phỏng vấn tại hiện trƣờng 39
Hình 3.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nƣớc thải – KCN Đình Vũ 48

Hình 3.2. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nƣớc thải – KCN Nomura 50
Biểu đồ 3.1. Tƣơng quan các thông số quan trắc nƣớc thải đầu ra KCN so với QCVN 40:
2011 54
Biểu đồ 3.2. So sánh các thông số quan trắc với QCVN – các doanh nghiệp thuộc KCN Đồ
Sơn 59
Biểu đồ 3.3. So sánh các thông số quan trắc với QCVN – các doanh nghiệp thuộc KCN
Nam Cầu Kiền 60
Biểu đồ 3.4. So sánh các thông số quan trắc với QCVN – các doanh nghiệp thuộc KCN
Tràng Duệ 61

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường



Trang viii
Hình 3.3. Sơ đồ xử lý sơ bộ nƣớc thải sinh hoạt bằng bể tự hoại 3 ngăn (hiện đang vận
hành) 70
Hình 3.4. Sơ đồ xử lý sơ bộ nƣớc thải sinh hoạt bằng bể Bastaf (đề xuất) 71
Hình 3.5. Mô hình tuần hoàn nƣớc của Nhà máy thép 73
Hình 3.6. Quy trình xử lý sơ bộ nƣớc thải – Nhà máy đóng tàu 74
Hình 3.7. Quy trình xử lý sơ bộ nƣớc thải – Nhà máy giấy 74
Hình 3.8. Đề xuất sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc thải KCN Nam Cầu Kiền 76
Hình 3.9. Mƣơng nƣớc thải & nƣớc mƣa bao quanh KCN Nam Cầu Kiền 79

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường



Trang ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ



BOD
Nhu cầu ô xy sinh hóa
BTNMT
Bộ Tài nguyên Môi trƣờng
CHXHCN
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CN
Công nghiệp
CCN
Cụm công nghiệp
COD
Nhu cầu ô xy hóa học
CTNH
Chất thải nguy hại
KCN
Khu công nghiệp
ÔNMT
Ô nhiễm môi trƣờng
ÔNNTCN
Ô nhiễm nƣớc thải công nghiệp
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
TSS
Tổng hàm lƣợng chất lơ lửng
TXLNT
Trạm xử lý nƣớc thải
UBND
Ủy ban Nhân dân


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường



Trang 1
MỞ ĐẦU
Theo nguồn (Bộ Tài nguyên & Môi trƣờng, 2010) [1], tính đến hết năm
2009, cả nƣớc có khoảng 249 KCN. Trong đó mới chỉ có 43.3% các KCN đi vào
hoạt động có công trình xử lý nƣớc thải tập trung, tuy nhiên nhiều công trình hoạt
động thực tế lại rất kém. Ngoài ra, hàng trăm cụm, điểm công nghiệp đƣợc UBND
các tỉnh, thành phố quyết định thành lập.
Hải Phòng là Thành phố cảng lớn nhất miền Bắc (Cảng Hải Phòng) và công
nghiệp ở Vùng duyên hải Bắc Bộ. Hải Phòng là thành phố lớn thứ 3 của Việt
Nam sau TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội. Hải Phòng còn là 1 trong 5 thành phố trực thuộc
trung ƣơng, đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ.
Tính đến tháng 12/2011, theo nguồn (Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng,
2012) [8], dân số Hải Phòng là 1.907.705 ngƣời, trong đó dân cƣ thành thị chiếm
46,1% và dân cƣ nông thôn chiếm 53,9%, là thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam,
sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Hải Phòng có vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế ở Việt Nam, xác
định đến năm 2015 sẽ cơ bản trở thành thành phố công nghiệp cùng với Quảng
Ninh, đi trƣớc cả nƣớc 5 năm và dự kiến vào trƣớc năm 2020, muộn nhất là 2025 sẽ
là thành phố thứ 3 xếp loại đô thị đặc biệt và tầm nhìn từ năm 2025 đến năm 2050
sẽ trở thành thành phố quốc tế.
Hoạt động sản xuất công nghiệp ở Hải Phòng cũng là nguyên nhân chủ yếu
gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nƣớc. Ví dụ tại khu vực Quán Toan, không
khí tại khu vực trƣờng học bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các chỉ số về khí Đioxit lƣu
huỳnh (SO
2

), axit sunfua (H
2
S) và các loại Nito oxit (NO
x
) đều vƣợt quá quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về Môi trƣờng, Kết quả một số đợt quan trắc chất lƣợng nƣớc vào
năm 2010 trên các sông Giá, Rế, Đa Độ tại nhiều điểm cho thấy thông số BOD
5

vƣợt từ 1,03 – 1,7 giới hạn cho phép; COD vƣợt 1,24 – 3,5 lần; TSS vƣợt từ 1,1 –

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường



Trang 2
2,65 lần; NH
4
+
vƣợt từ 4,8 – 15,9 lần làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng
sống của ngƣời dân trong khu vực.
Nguy cơ ô nhiễm ngày càng cao nhƣng các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp và nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ tại Hải Phòng chƣa đƣợc phân loại
ô nhiễm để quản lý, xử lý và kiểm soát ô nhiễm có hiệu quả, đúng quy định đang là
vấn đề gây bức xúc cho nhiều cấp, nhiều ngành và ngƣời dân thành phố Hải Phòng.
Cùng với sự đóng góp rất tích cực cho Ngân sách thành phố, việc xử lý và
thu gom nƣớc thải tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, KCN/CCN là một
vấn đề quan trọng đặt ra đối với công tác bảo vệ Môi trƣờng của KCN/CCN nói
riêng và thành phố Hải Phòng nói chung.
Do vậy, việc nghiên cứu cũng nhƣ phân loại ô nhiễm nƣớc thải công nghiệp

tại trên địa bàn thành phố Hải Phòng là hết sức cần thiết.
Việc phân loại này sẽ góp phần đánh giá mức độ ô nhiễm của nƣớc thải công
nghiệp một số KCN/CCN trong khu vực nghiên cứu và cho thấy nhu cầu có một hệ
thống XLNT đạt quy chuẩn là cần thiết và cấp bách.
Thông tƣ 04/2012/TT-BTNMT ban hành ngày 08/05/2012 thay thế thông tƣ
07/2007/TT-BTNMT là công cụ đƣợc sử dụng nhằm đánh giá, phân loại nƣớc thải
tại 05 KCN trong phạm vi nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã thay thế hƣớng nghiên cứu về
nƣớc thải công nghiệp từ CCN sang các KCN và một số doanh nghiệp/ nhà máy
hoạt động trong địa bàn các KCN kể trên vì một số lý do sau:
- Các cụm công nghiệp tại thành phố Hải Phòng chỉ tập trung vào một số
ngành nghề chính nhƣ đóng tàu, dịch vụ cảng. Trong khi đó, hoạt động sản
xuất của các doanh nghiệp trong các KCN khá đa dạng, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc phát triển hƣớng nghiên cứu.

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường



Trang 3
- Mặt khác, điều kiện tiếp cận và thu thập số liệu đầu vào của các CCN trong
quá trình nghiên cứu gặp nhiều khó khăn, hầu nhƣ không thu thập đƣợc số
liệu chi tiết. Trái lại, số liệu các KCN có đƣợc là đầy đủ, thuận lợi cho việc
nghiên cứu.
- Trong tổng số 39 CCN của thành phố Hải Phòng, tính đến thời điểm 2012
hầu nhƣ các CCN này chƣa có TXLNT tập trung. Các CCN mới chỉ tiến
hành đầu tƣ hệ thống cống thu gom nƣớc thải từ các nhà máy, doanh nghiệp
nằm trong địa phận quản lý và xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận hoặc cống
thoát nƣớc của khu vực.
- Trong tổng số 16 KCN đang hoạt động tại thành phố Hải Phòng, đối với các

KCN nhƣ Đình Vũ, Nomura, Nam Cầu Kiền, Tràng Duệ, Đồ Sơn: Các nhà
máy, doanh nghiệp có trụ sở tại các KCN này đều là những doanh nghiệp có
quy mô sản xuất và có thƣơng hiệu lớn với ngành nghề sản xuất đa dạng
cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đề xuất các phƣơng pháp cải tiến công
nghệ xử lý nƣớc thải cục bộ.
- Mặt khác, hệ thống XLNT tại 05 KCN này đã và đang đƣợc xây dựng hoặc
đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ. Một số KCN nhƣ KCN Nomura, Đình
Vũ đã có TXLNT với công nghệ hiện đại, chất lƣợng nƣớc thải đầu ra đáp
ứng (Quy chuẩn Quốc gia QCVN 40:2011/BTNMT, 2011) [13].
Trên cơ sở lựa chọn 05 KCN nói trên và một số doanh nghiệp hoạt động
trong phạm vi 05 KCN làm đối tƣợng nghiên cứu, một số giải pháp cải tiến công
nghệ nhằm giảm thiểu ô nhiễm sẽ đƣợc đề xuất trong khuôn khổ Luận văn này đã
đƣợc đề xuất với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào công tác quản lý, bảo vệ
môi trƣờng nƣớc tại các KCN trên địa bàn cả nƣớc nói chung và Hải Phòng nói
riêng.

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường



Trang 4
MỤC TIÊU & NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Dựa trên cơ sở kế thừa phƣơng pháp luận đã đƣợc nghiên cứu cũng nhƣ qua
quá trình khảo sát, đánh giá hiện trạng, luận văn sẽ cung cấp cơ sở khoa học và thực
tiễn nhằm đƣa ra một bức tranh tổng thể về hiện trạng môi trƣờng nƣớc thải công
nghiệp cũng nhƣ hiện trạng xử lý nƣớc thải tại 5 KCN lớn trên địa bàn thành phố
Hải Phòng.
Từ đó, luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
- Nghiên cứu các văn bản/ quy định nhà nƣớc về Phân loại nƣớc thải công
nghiệp, sự cần thiết của việc phân loại ô nhiễm môi trƣờng nói chung và ô

nhiễm nƣớc thải công nghiệp nói riêng. Liệt kê hiện trạng tình hình Phân loại
nƣớc thải công nghiệp trên địa bàn cả nƣớc và ở Hải Phòng.
- Đánh giá hiện trạng hệ thống xử lý nƣớc thải tại 05 KCN Đình Vũ, Đồ Sơn,
Nomura, Tràng Duệ, Nam Cầu Kiền và so sánh các thông số ô nhiễm nƣớc
thải cơ bản của 05 KCN với quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng.
- Lựa chọn một số doanh nghiệp và tiến hành đánh giá, phân loại cơ sở gây ô
nhiễm môi trƣờng theo (Thông tƣ 04/2012/TT-BTNMT, 2012) [18].
- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu về mặt quản lý, công nghệ và vận hành bảo
dƣỡng đối với KCN lựa chọn nghiên cứu chi tiết.


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường



Trang 5
CHƢƠNG 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ PHÂN LOẠI Ô NHIỄM NƢỚC THẢI
1.1.1. Quy định của Nhà nƣớc về phân loại ÔNMT.
Việc phân loại các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nhằm mục đích xác định
các cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, có
hiệu quả kinh tế thấp cần phải di dời, xóa bỏ hoặc phải thực hiện phƣơng án hoàn
thiện công nghệ, xử lý môi trƣờng…
Thông tƣ 07/2007/TT-BTNMT ra đời quy định tiêu chí xác định làm căn cứ
phân loại cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng, gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng đối
với tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt động phát sinh chất thải
trên lãnh thổ nƣớc CHXHCN Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan đến
các hoạt động xác định cơ sở gây ÔNMT, gây ÔNMT nghiêm trọng.
Ngày 8/5/2012, Thông tƣ 04/2012/TT-BTNMT ra đời thay thế thông tƣ
07/2007/TT-BTNMT điều chỉnh một số bất cập trong Thông tƣ 07 (tổng quát hơn,

chuẩn hóa việc lấy mẫu tiếng ồn, độ rung, mùi và có quy định riêng đối với một số
cơ sở sản xuất mang tính đặc thù, chỉ tính đến hàm lƣợng mà chƣa xem xét đến tải
lƣợng thải…) nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn, đảm bảo tính khả thi của việc
triển khai thực hiện.
Tiếp đó, Thủ tƣớng chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 04/2013/QĐ-
TTg ngày 14/01/2013 về thẩm quyền quyết định danh mục và biện pháp xử lý cơ sở
gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày
01/03/2013. Quyết định nêu rõ phạm vi đối tƣợng điều chỉnh, thẩm quyền quyết
định cũng nhƣ trách nhiệm tổng hợp và xử lý của các đơn vị liên quan. Quyết định
này điều chỉnh và thay thế Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg về phê duyệt Kế hoạch
xử lý triệt để các cơ sở gây ÔNMT nghiêm trọng.

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường



Trang 6
Qua đó cho thấy, Nhà nƣớc đã có những biện pháp rất cứng rắn trong công
tác Phân loại và xử lý ô nhiễm môi trƣờng.
1.1.2. Hiện trạng phân loại ÔNNT - ÔNMT ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Bộ tài nguyên Môi trƣờng (2011), hiện nay, mới
có 9 tỉnh, thành phố hoàn thành 100% việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng
nghiêm trọng theo đúng kế hoạch; 12 tỉnh, thành phố đã hoàn thành ở mức trên
75%; 13 tỉnh, thành phố hoàn thành ở mức từ 50-75% và 4 tỉnh, thành phố hoàn
thành dƣới 50%. Tính đến năm 2011, cả nƣớc vẫn còn 26 tỉnh, thành chƣa thực hiện
phân loại, lập danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng hoặc đã
lập danh mục nhƣng chƣa đƣợc UBND tỉnh phê duyệt.
Biểu đồ dƣới đây thể hiện tỷ lệ (%) các tỉnh/ thành phố trên cả nƣớc đã/ chƣa
thực hiện việc phân loại và xử lý ÔNMT. Qua đó cho thấy, tỷ lệ các tỉnh thành chƣa
thực hiện phân loại vẫn đang chiếm ở mức cao nhất là 39,68% (tƣơng đƣơng với 25

tỉnh thành).

Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ các tỉnh/ thành phố đã phân loại & Xử lý ONMT trên cả nƣớc –
2011
Nguồn: Tổng cục Môi trường (2011)
Theo báo cáo các tỉnh ĐBSCL, tính đến thời điểm 2012, có 9/13 tỉnh trong

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường



Trang 7
khu vực đã thực hiện phân loại các cơ sở gây ÔNMT nghiêm trọng. Trong số 7 tỉnh
(Bạc Liêu, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng và Trà Vinh)
có thêm 116 cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, đặc biệt là tỉnh Long An
với 70 cơ sở. 2 tỉnh Bến Tre và Cà Mau không phát sinh cơ sở gây ô nhiễm môi
trƣờng nghiêm trọng mới. Ngoài ra, trong tổng số các cơ sở nói trên, 55 cơ sở đã
hoàn thành các biện pháp xử lý triệt để, chiếm tỷ lệ 47,5%, còn lại 61 cơ sở vẫn
đang triển khai các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để theo yêu cầu của UBND các
tỉnh.

Biểu đồ 1.2. Tỷ lệ các tỉnh đã phân loại & Xử lý ONMT trên ĐBSCL – 2012
Nguồn: Tổng cục Môi trường (2011)
Tại Đồng Nai là địa phƣơng có tập trung số lƣợng lớn các KCN, theo số liệu
thống kê năm 2009, có 30 cơ sở sản xuất đƣợc phân loại vi phạm các tiêu chuẩn về
nƣớc thải, khí thải trong đó 13 cơ sở gây ÔNMT nghiêm trọng. Đa số các cơ sở gây
ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng nằm tại TP Biên Hòa, KCN Biên Hòa 1, KCN
Bàu Xéo (Trảng Bom) và KCN Long Thành. Theo quyết định 891/QĐ-UBND tỉnh
Đồng Nai ban hành ngày 28/3/2012, có 37 cơ sở sản xuất gốm mỹ nghệ, 314 cơ sở
chăn nuôi, 128 cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ thuộc diện di dời ra khỏi đô thị


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường



Trang 8
do đƣợc phân loại cơ sở gây ÔNMT nghiêm trọng và có biện pháp xử lý.
Tại Bình Dƣơng, tính đến tháng 1/2013, đã có trên 95% cơ sở gây ô nhiễm
môi trƣờng nghiêm trọng hoàn thành xử lý triệt để.
Tại Quảng Nam, theo Báo cáo kết quả thực hiện phân loại cơ sở gây ÔNMT
nghiêm trọng thuộc khu vực công ích cho thấy: 03 cơ sở gây ÔNMT thuộc đối
tƣợng công ích đang tiến hành xây dựng hệ thống XLNT và dự kiến trong năm
2013 sẽ đi vào hoạt động, 05 cơ sở đang lập các thủ tục đầu tƣ xây dựng công trình
xử lý ô nhiễm trong năm 2013. Trong 04 cơ sở gây ÔNMT nghiêm trọng thuộc khu
vực tƣ nhân đã có 01 cơ sở đang xây dựng hệ thống XLNT công suất 70 m
3
/ngày
đêm. 03 cơ sở còn lại đã thực hiện việc nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý nƣớc thải.
Tuy nhiên kết quả phân tích nƣớc thải của 03 cơ sở trên vẫn vƣợt giới hạn cho phép
theo QCVN 40:2011.
Tại Bình Định, có 17 cơ sở có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng đƣợc xem xét
để xử lý theo 4 tiêu chí: giải thể, di dời, đối mới công nghệ, xây dựng lại hệ thống
xử lý chất thải.
Tại Hải Phòng, tính đến thời điểm đầu năm 2012, Hải Phòng chƣa thực hiện
đánh giá, phân loại các cơ sở sản xuất gây ONMT, gây ONMT nghiêm trọng mặc
dù đây cũng là một trong những đô thị Công nghiệp có quy mô lớn nhất trên phạm
vi cả nƣớc với các ngành nghề sản xuất đa dạng, có nguy cơ gây ô nhiễm cao. Đặc
biệt đây là thành phố cảng biển, có tiềm năng khai thác du lịch lớn. Do vậy, việc
nghiên cứu phân loại mức độ ô nhiễm của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố
Hải Phòng là rất cần thiết.

1.2. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ - XỬ LÝ NƢỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
TRÊN THẾ GIỚI & TẠI VIỆT NAM
1.2.1. Hiện trạng quản lý-xử lý nƣớc thải công nghiệp tại một số quốc gia trên

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường



Trang 9
thế giới
Tại Mỹ là quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới, việc xử lý nƣớc thải
công nghiệp là vấn đề quan trọng đặt ra đối với nƣớc này. Theo nguồn (Tuomo
Laine and Associates, 2007) [35], các công nghệ xử lý nƣớc thải công nghiệp hiện
đang áp dụng tại một số khu vực trên toàn nƣớc Mỹ nhƣ sau:
Bảng 1.1. Một số công nghệ xử lý nƣớc thải KCN/CCN tại Mỹ
KCN-CCN, địa danh
Công trình xử lý
Tiền xử

Xử lý cơ
học và
hóa học
Xử lý sinh
học hiếu khí
Xử lý sinh
học kỵ khí
Khử
trùng
American Cyanamid,
Missouri




x

Witco Corporation,
New Jersey

x



Armour, Ohio


x


Shell Chemical, Texas


x


Organic Chemical
Manufacturer, PR
x

x



American Bottoms
Reg. Facility, Illinois
x
x
x


Agricultural Chemical
Facility, PR
x
x



Big "N" Shopping
Center, New Jersey
x



x
Anheuser-Busch,
Indiana
x

x


Pfizer Corporation,

Puerto Rico
x

x


Pharmaceutical
Manufacturer, P.R.


x



Theo nguồn (Takaoshi Wako, 2012) [33], tại Nhật Bản – quốc gia có nguồn
tài nguyên nƣớc vô cùng eo hẹp do vị trí địa lý đặc thù, ƣớc tính đến cuối năm 2010
có khoảng 274.000 doanh nghiệp là đối tƣợng cần đƣợc kiểm soát ô nhiễm (các cơ
sở khai khoáng, chăn nuôi gia súc, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, sản xuất giấy,

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường



Trang 10
sản xuất trang thiết bị y tế, sản xuất xi măng – thép, các nhà máy xử lý nƣớc thải,
bãi chôn lấp rác thải v.v…). Tiêu chuẩn nƣớc thải đầu ra đƣợc áp dụng vào các Nhà
máy và các cơ sở sản xuất để đáp ứng Tiêu chuẩn chất lƣợng môi trƣờng
(Environment quality standard – EQS). Trong mối tƣơng quan giữa tác động pha
loãng nƣớc thải và nƣớc nguồn, giá trị dòng thải ra đƣợc xác định ở mức gấp 10 lần
so với tiêu chuẩn chất lƣợng môi trƣờng tại cùng một thời điểm.

Tại Trung Quốc, quốc gia đông dân số nhất thế giới và có tốc độ phát triển
kinh tế - công nghiệp nhanh nhất trong thời điểm hiện tại, theo nguồn (U.S
Department of Commerce, 2005) [36], tổng lƣu lƣợng nƣớc sử dụng cho công
nghiệp vào năm 2010 là 92,9 tỷ mét khối, ƣớc tính đến năm 2030 là 189,9 tỷ mét
khối. Tổng lƣu lƣợng nƣớc thải xả ra vào năm 2002 là 63,1 tỷ mét khối trong đó
nƣớc thải công nghiệp chiếm đến 61,5% và nƣớc thải sinh hoạt chiếm 38,5%. Tổng
lƣu lƣợng nƣớc thải đô thị đƣợc xử lý vào năm 2002 là 13.5 tỷ mét khối chiếm tỷ lệ
39,9% và đến năm 2005 tỷ lệ này tăng lên 45%.

Biểu đồ 1.3. Tỷ lệ nƣớc thải công nghiệp & sinh hoạt tại Trung Quốc (2002)
Tính đến thời điểm 2001, có trên 61.220 trạm XLNT công nghiệp đã đƣợc
xây dựng, 85,6% lƣợng nƣớc thải xả ra môi trƣờng đáp ứng Tiêu chuẩn có liên
quan. Năm 2002, tỷ lệ nƣớc thải xả ra môi trƣờng tại Trung Quốc đáp ứng tiêu
chuẩn đạt đến 88.3%. Phƣơng pháp xử lý sinh học đƣợc áp dụng rộng rãi trong việc

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường



Trang 11
xử lý nƣớc thải tại quốc gia này do các thành tựu mà nó mang lại với giá thành xây
dựng và chi phí vận hành tƣơng đối thấp. Một số công nghệ xử lý sinh học mang lại
hiệu suất cao đã đƣợc phát triển và sử dụng trong xử lý nƣớc thải công nghiệp. Ví
dụ nhƣ bể UASB (Upflow anaerobic sludge bed) đƣợc sử dụng để xử lý nƣớc thải
có nồng độ pha chế ở mức cao, công nghệ cố định vi sinh vật đƣợc xử lý nƣớc thải
dệt nhuộm và quy trình A/A/O đƣợc áp dụng rộng rãi cho xử lý nƣớc thải có chứa
làm lƣợng Amoni cao. Và còn một loạt các công trình xử lý sinh học mới khác đƣợc
áp dụng cho các ngành công nghiệp khác tại quốc gia này.
Theo nguồn (H.Bloch, 2005) [29], tại các quốc gia châu Âu, mô hình quản
lý nƣớc thải sinh hoạt và công nghiệp nói chung đƣợc quy định trong chỉ thị của

Hội đồng liên minh châu Âu số 91/221/EEC liên quan đến xử lý nƣớc thải đô thị.

Hình 1.1. Hệ thống thoát nƣớc điển hình tại các đô thị châu Âu
Theo nguồn (H.Zhou and D.W.Smith, 2002) [30] và (Claudia Muro and
Associates, 2009) [27], một số phƣơng pháp xử lý đã và đang đƣợc áp dụng tại các

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường



Trang 12
quốc gia Châu Âu là công nghệ xử lý sinh học dùng màng lọc (membrane), hồ xử lý
sinh học trong điều kiện tự nhiên v.v…
Các mô hình KCN/ CCN sinh thái, KCN/CCN xanh, KCN/CCN sản xuất
sạch hơn, mô hình cụm liên kết ngành, mô hình công nghiệp & đô thị gắn liền phát
triển sản xuất với phát triển đô thị, giải quyết nhu cầu về nhà ở và sinh hoạt cho
công nhân làm việc, ít gây ô nhiễm môi trƣờng văn phòng làm việc, nhà ở, bệnh
viện, trƣờng học và các dịch vụ: giải trí, nghỉ nghơi, vui chơi … để tạo điều kiện
sinh hoạt tốt nhất cho ngƣời lao động và cộng đồng dân cƣ. Cùng với sự phát triển
đô thị hóa và công nghiệp hóa ngày càng nhanh trong những năm gần đây, Việt
Nam hiện đang khuyến khích sử dụng mô hình này thay thế cho mô hình KCN cũ
để hạn chế những ảnh hƣởng đến môi sinh của cộng đồng dân cƣ.
1.2.2. Hiện trạng xử lý nƣớc thải công nghiệp tại Việt Nam
Theo nguồn (Bộ Tài nguyên & Môi trƣờng, 2010) [1], năm 2009 có 57%
các KCN đang hoạt động chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung dẫn đến trên
60% trong số 1 triệu m
3
nƣớc thải/ ngày đêm từ các KCN xả thẳng vào các nguồn
tiếp nhận không qua xử lý gây ô nhiễm môi trƣờng trên diện rộng ở nhiều nơi.
Những khu vực chịu tác động lớn nhất của tình trạng này là lƣu vực sông Nhuệ/

Đáy, lƣu vực sông Đồng Nai và các ao hồ, sông tại các đô thị.
Theo số liệu thống kê năm 2009 tại Đồng Nai, coliform trong nƣớc thải của
Công ty phát triển KCN Biên Hòa vƣợt 1.233 lần, Công ty TNHH Viết Hậu (huyện
Trảng Bom) vƣợt 31.000 lần, Công ty cổ phần may Đồng Tiến vƣợt 3.100 lần, Nhà
máy giấy Tân Mai vƣợt 77 lần, Công ty TNHH Shing Mark Vina vƣợt 1.600 lần
Một số KCN đã có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung nhƣng hệ thống này
hoạt động không hiệu quả hoặc mang tính đối phó. Theo đánh giá của các chuyên
gia lập Báo cáo Môi trƣờng quốc gia 2009, chỉ có 50% TXLNT tập trung là đạt tiêu
chuẩn. Nhiều KCN hiện nay do không đánh giá đƣợc tầm quan trọng của công tác

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường



Trang 13
xử lý nƣớc thải công nghiệp đối với môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng nên còn tìm
cách kéo dài hoặc trì hoãn việc đầu tƣ xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung.
Hoặc doanh nghiệp chủ đầu tƣ xây dựng KCN chỉ tiến hành đầu tƣ khi diện tích sử
dụng đất đã lấp đầy, trong khi trƣớc đó, nƣớc thải công nghiệp không đƣợc kiểm
soát và xử lý triệt để đã thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận là hệ thống kênh mƣơng
nƣớc thải sinh hoạt, các sông – hồ - đầm tự nhiên.
Tại Đồng Nai, theo sở Tài nguyên và Môi trƣờng Đồng Nai, năm 2010, đã có
90% KCN (19/21KCN) trên địa bàn Đồng Nai có hệ thống xử lý nƣớc thải tập
trung. Tỷ lệ đấu nối nƣớc thải của các nhà máy ở các KCN vào hệ thống xử lý nƣớc
thải tập trung tăng 15% trong giai đoạn 2008 đến 2009. Trong đó có 05 KCN có tỷ
lệ đấu nối nƣớc thải vào hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung đạt 100% là các KCN
Amata, Loteco, Tam Phƣớc, Long Thành và Nhơn Trạch 3. Hình dƣới đây minh
họa công nghệ xử lý nƣớc thải KCN Amata – Đồng Nai.

Hình 1.2. Hồ xử lý sinh học, KCN Amata – Đồng Nai

Một số KCN khác sử dụng công nghệ xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên
nhƣ hệ thống hồ xử lý hiếu kị khí nhƣ KCN Biên Hòa 1 (Đồng Nai) và KCN Tân
Hiệp Đông (Bình Dƣơng) cũng đều sử dụng công trình xử lý chính là bể Aerotank.
Đối với KCN Biên Hòa: Nhà máy xử lý nƣớc thải KCN này đƣợc xây dựng
từ năm 2000 – 2001 bởi công ty Glowtech-Singapore với công suất 5,000 m
3
/ngày

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường



Trang 14
đêm. Công nghệ và thiết bị tƣơng đối hiện đại, các thiết bị chính đƣợc nhập hoàn
toàn từ nƣớc ngoài với giá trị đầu tƣ khoảng 42 tỷ đồng Việt Nam. Các công trình
xử lý đƣợc xây dựng theo kết cấu bê tông cốt thép, hợp khối trên diện tích 2ha.
Công nghệ xử lý sinh học sử dụng bể Aerotank. Nhà máy này đƣợc đánh giá là một
trong số ít các nhà máy xử lý nƣớc thải tập trung hoạt động hiệu quả và tƣơng đối
ổn định song do thiết bị chủ yếu đƣợc nhập từ nƣớc ngoài nên sẽ gặp khó khăn
trong công tác vận hành, bảo dƣỡng sau này.
Bảng 1.2. Quy định giá trị thông số nƣớc thải đầu vào, đầu ra – KCN Biên Hòa 1
STT
Thông số
Đơn vị
Nƣớc thải đầu
vào
Nƣớc thải đầu
ra
1
Nhiệt độ

o
C

40
2
pH

5,13 – 8,50
6,00 – 9,00
3
BOD
5
(20
o
C)
mg/l
132 - 912
50,00
4
COD
mg/l
95 - 700
100,00
5
Chất rắn lơ lửng (TSS)
mg/l
122,5 – 185,0
100,00
6
Tổng N

mg/l
25,8 – 62,95
30
7
Tổng P
mg/l
0,64 – 1,53
4
8
Coliform
mg/l
9,3x10
6

5,000
Gần đây, xu hƣớng đầu tƣ trạm quan trắc để xử lý môi trƣờng, góp phần sản
xuất sạch hơn (SXSH) tại các KCN đang đƣợc rất nhiều các chủ đầu tƣ quan tâm.
Để thực hiện kiểm soát chất lƣợng nƣớc sau khi xử lý tại các cửa xả, các KCN đã
đầu tƣ xây dựng và vận hành các trạm quan trắc gồm: KCN Nhơn Trạch 3, giai
đoạn 1 và 2, KCN Tam Phƣớc. Trạm quan trắc trong KCN Bàu Xéo cũng sẽ vận
hành trƣớc ngày 30/12/2011. Đây là những KCN đầu tiên trong các KCN trên toàn
tỉnh Đồng Nai thực hiện nhiệm vụ này.
Đối với KCN Tân Tạo có vị trí thuộc quận Bình Tân – Thành phố Hồ Chí
Minh: Hệ thống này cũng áp dụng công nghệ xử lý sinh học với bể Aerotank. Tuy
nhiên, hệ thống không xử lý đƣợc kim loại nặng, hoạt động không ổn định, chất
lƣợng nƣớc thải đầu ra không đạt tiêu chuẩn, nguyên nhân chủ yếu do các Nhà máy,

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường




Trang 15
doanh nghiệp trong KCN Tân Tạo không xử lý sơ bộ nƣớc thải trƣớc khi xả vào hệ
thống thu gom và xử lý chung của toàn KCN.














Hình 1.3. Sơ đồ công nghệ XLNT tập trung – KCN Tân Tạo
Tại Hải Dƣơng, theo quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2015 định
hƣớng 2020, tổng diện tích KCN khoảng 3.800 ha. Tính đến năm 2010, có 10 KCN
hoạt động với diện tích gần 2.100 ha. KCN Nam Sách và Đại An đầu tƣ xây dựng
TXLNT tập trung song không đồng bộ hoặc quy mô hệ thống không tƣơng xứng
Nƣớc thải KCN
Bể gom
Bể điều hòa
Bể sục khí bùn
hoạt tính
Bể Arotank
Bể lắng bùn

Đo lƣu lƣợng
Bể chứa (tiếp xúc,
khử trùng)
Bể gom bùn
Vận chuyển tới
bãi chôn lấp
Máy ép bùn
Điều chỉnh pH
Dinh dƣỡng
Không khí
Không khí

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường



Trang 16
với lƣợng nƣớc thải của các doanh nghiệp thải ra nên chƣa vận hành đƣợc, điển
hình nhƣ KCN Phố Nối B tại Hải Dƣơng, lƣu lƣợng nƣớc thải chỉ đạt 500
m
3
/ng.đêm trong khi công suất xây dựng TXLNT là 10.800 m
3
/ng.đêm (gấp 21,6
lần) . Các KCN còn lại tại địa bàn chƣa có TXLNT tập trung.

Hình 1.4. Trạm XLNT thuộc KCN Đại An – Hải Dƣơng
Ngoài những KCN thuộc địa phận tỉnh Hải Dƣơng đã xây dựng các trạm xử
lý nƣớc thải, một số KCN vẫn chƣa hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trong đó có hệ thống
xử lý nƣớc thải chung nhƣ KCN Lai Cách, Cẩm Điền – Lƣơng Điền (huyện Cẩm

Giàng), Cộng Hòa (huyện Chí Linh), KCN Nam Tài (huyện Kim Thành) hình thành
trên cơ sở cụm công nghiệp cũ.
Tại Hải Phòng, một số KCN lớn nhƣ Nomura, Đình Vũ đã xây dựng TXLNT
tập trung, các KCN/CCN còn lại chƣa xây dựng hoặc công trình ở mức đối phó. Chi
tiết về hiện trạng xử lý nƣớc thải công nghiệp tại các KCN trên địa bàn Hải Phòng
đƣợc mô tả trong các phần sau.

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường



Trang 17
1.3. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KCN/CCN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
1.3.1. Giới thiệu chung về thành phố Hải Phòng
1.3.1.1. Vị trí địa lý, hiện trạng dân cư
Hải Phòng là một trong những thành phố lớn của nƣớc ta, có vị trí địa lý và
điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Hải Phòng nằm cách Hà
Nội 100km về phía đông và là thành phố lớn thứ hai của miền Bắc, là một trong
những trung tâm công nghiệp chính và là một cực của tam giác tăng trƣởng kinh tế
ở miền Bắc nƣớc ta bao gồm: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Về ranh giới hành chính, Hải Phòng tiếp giáp các tỉnh thành sau:
- Phía Đông giáp biển Đông
- Phía Tây giáp tỉnh Hải Dƣơng
- Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình
- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh.
Theo nguồn (Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng, 2012) [8], thành phố có
tọa độ địa lý:
- Từ 20
o

30’39’ – 21
o
01’15’ Vĩ độ Bắc;
- Từ 106
o
23’39’ – 107
o
08’39’ Kinh độ Đông.
Hải Phòng nằm ở vị trí giao lƣu thuận lợi với các tỉnh trong nƣớc và quốc tế
thông qua hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển, đƣờng sông và
đƣờng hàng không.

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường



Trang 18
1.3.1.2. Vị trí địa lý, đặc điểm địa chất
Từ Bắc xuống Nam, Hải Phòng bao gồm 5 vùng đất đƣợc phân chia bởi 6
con sông bao gồm sông Bạch Đằng, Hạ Lý, Lạch Tray, Văn Úc, Thái Bình và sông
Hoá. Địa hình vùng phía Bắc của thành phố có dáng dấp của một vùng trung du với
vùng đồng bằng xen kẽ với các đồi, núi trong khi địa hình phía Nam lại thấp và khá
bằng phẳng nhƣ một vùng đồng bằng ven biển. Đồi núi của Hải Phòng tuy chỉ
chiếm khoảng 15% tổng diện tích của toàn thành phố.
1.3.1.3. Đặc điểm địa chất thủy văn
Hải Phòng có 2 tầng nƣớc ngầm, tầng thứ nhất là trầm tích bao gồm hỗn hợp
đất sét và cát, xuất hiện ở độ sâu trung bình là 18m, tầng 2 bị nhiễm mặn. Nƣớc
ngầm phần lớn nhiễm phèn, muối và sắt. Nƣớc ngầm khu vực Quán Trữ (Kiến An)
có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống…
1.3.1.4. Điều kiện khí tượng

Khí hậu Hải Phòng mang đặc điểm chung của vùng đồng bằng Bắc Bộ và có
đặc điểm riêng của một thành phố ven biển, đƣợc chia làm 2 mùa rõ rệt:
Mùa hạ thời tiết nóng, ẩm và mƣa nhiều, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10
hàng năm. Mùa Đông thời tiết lạnh giá và ít mƣa; mùa đông kéo dài từ tháng 9 đến
tháng 3 năm sau.
Vì địa hình kéo dài theo bờ biển nên khí hậu của thành phố Hải Phòng chịu
sự chi phối mạnh mẽ của biển. Nhiệt độ không khí tƣơng đối ôn hòa: mùa đông ấm
hơn và mùa hè mát hơn so với các khu vực nằm sâu trong đất liền. Tuy nhiên, do
trực tiếp chịu ảnh hƣởng của bão, sự biến động lớn trong chế độ mƣa kết hợp với
nƣớc triều dâng cũng là nguyên nhân gây úng lụt cục bộ, ảnh hƣởng đến sản xuất
nông nghiệp.
Nhiệt độ

Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học – Chuyên ngành Khoa học Môi trường



Trang 19
Khí hậu duyên hải đƣợc thể hiện rõ nhất ở chế độ nhiệt. Nhiệt độ không
xuống quá thấp nhƣ ở trung tâm đồng bằng. Ba tháng mùa đông có nền nhiệt độ
trung bình thấp hơn 20
o
C, tháng lạnh nhất trong năm là tháng 1 với nhiệt độ trung
bình 12.1
o
C. Năm 2011 là năm Hải Phòng có nền nhiệt độ ổn định, nhiệt độ cao
nhất trong 6 là 28.3
o
C.
Lượng mưa

Lƣợng mƣa phân bố khá đồng đều trên toàn thành phố với lƣợng mƣa trung
bình năm 2011 là 149,8 mm. Mùa mƣa kéo dài 6 tháng, từ tháng 4 đến tháng 10, tập
trung tới hơn 80% lƣợng mƣa toàn năm. Lƣợng mƣa tăng dần từ đầu mùa tới giữa
mùa mƣa, đạt tới cực đại ghi nhận vào tháng 8 năm 1975 với lƣợng mƣa trung bình
ghi đƣợc lên tới 903mm.
Độ ẩm, nắng
Độ ẩm trung bình năm là 88.2%. Các tháng mùa xuân có độ ẩm cao nhất
trong năm (tháng 2, tháng 3, tháng 4 với độ ẩm trung bình tháng giao động từ 83% -
91%). Thời kỳ khô hạn nhất là những tháng mùa đông, tháng thấp nhất là tháng 12
với độ ẩm trung bình là 79%. Tổng số giờ nắng trung bình năm 2011 là 1.438 giờ.
Nói chung, mùa hè có nắng nhiều, mỗi tháng có trên 160 giờ nắng. Tháng nhiều
nắng nhất trong năm 2011 là tháng 7 với 212 giờ nắng. Trong lịch sử ghi nhận là
tháng có số giờ nắng nhiều nhất tại Hải Phòng là tháng 7 năm 1965 với 262 giờ
nắng.
Gió, bão
Về mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3), gió thƣờng thổi tập trung theo hai
hƣớng là hƣớng Đông Bắc hoặc hƣớng Bắc với tốc độ gió trung bình từ 3,9-4,4m/s.
Mùa hạ (từ tháng 4 đến tháng 10) hƣớng gió luôn là hƣớng Đông Nam hoặc hƣớng
Nam với tốc độ gió trung bình đạt 4-5m/s. Vào mùa hạ, khi có giông và bão, tốc độ
gió có thể đạt tới trên 40m/s trong bão. Mùa đông, khi có gió mùa tràn về, gió giật

×