Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Nghiên cứu xác định giống và ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng phát triển một số giống đậu tương rau tại thắng mố yên minh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.21 MB, 123 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




HÀ THỊ THANH NGA




NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT
ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU
TƯƠNG RAU TẠI THẮNG MỐ - YÊN MINH – HÀ GIANG





LUẬN VĂN THẠC SĨ






HÀ NỘI - 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






HÀ THỊ THANH NGA



NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT
ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU
TƯƠNG RAU TẠI THẮNG MỐ - YÊN MINH – HÀ GIANG



CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ : 60.62.01.10



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRỊNH KHẮC QUANG
TS. VŨ ĐÌNH CHÍNH



HÀ NỘI - 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học
vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày 200 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn


Hà Thị Thanh Nga














Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN


Để có được công trình nghiên cứu khoa học này, tôi xin cảm ơn Viện Nghiên
cứu Rau quả, Khoa Sau đại học của Học Viện nông nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện
cho tôi được học tập, nghiên cứu bảo vệ thành công luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn toàn thể cán bộ, viên chức Viện Nghiên cứu Rau
quả đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ Trạm khuyến nông huyện Yên
Minh, tỉnh Hà Giang nơi đã tạo điều kiện, giúp đỡ, ủng hộ tôi trong quá trình
triển khai đề tài luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng, những thầy cô đã
hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý cho tôi nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình học
tập, thực hiện đề tài và hoàn thiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS. Trịnh Khắc Quang và TS. Vũ Đình Chính- Hai người thầy đã hướng dẫn
và giúp đỡ tôi không chỉ những kiến thức khoa học mà còn có cả tình cảm và sự
động viên to lớn.
Hoàn thành được luận văn này, tôi xin biết ơn sự quan tâm giúp đỡ, động
viên mọi mặt của gia đình, của bạn bè.
Hà nội, ngày 20 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn


Hà Thị Thanh Nga



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC



Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục chữ viết tắt viii
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1 Tình hình sản xuất đậu tương rau trên thế giới và Việt Nam 5
1.1.1 Tình hình sản xuất đậu tương rau trên thế giới 5
1.1.2 Tình hình sản xuất đậu tương rau tại Việt Nam 8
1.2 Một số kết quả nghiên cứu về đậu tương rau trên thế giới và Việt Nam 10
1.2.1 Một số kết quả nghiên cứu về đậu tương rau trên thế giới 10
1.1.2 Một số kết quả nghiên cứu về đậu tương rau ở Việt Nam 23
Chương 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1 Vật liệu, thời gian, địa điểm nghiên cứu 29
2.1.1 Vật liệu nghiên cứu 29
2.1.2 Thời gian, địa điểm và điều kiện đất đai nghiên cứu 29
2.2 Nội dung nghiên cứu: 29
2.3 Phương pháp nghiên cứu 29
2.3.1 Thí nghiệm 1 29
2.3.2 Thí nghiệm 2 30
2.3.3 Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm 31
2.4 Các chỉ tiêu theo dõi 32
2.4.1 Các đặc điểm nông sinh học 32

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv


2.4.2 Một số yếu tố cấu thành năng suất đậu tương rau: 33
2.4.3 Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu 36
2.5 Phương pháp xử lý số liệu 37
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38
3.1 Đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh trưởng các giống đậu tương rau 38
3.1.1 Đặc điểm hình thái các giống đậu tương rau 38
3.1.2 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các dòng, giống: 40
3.2 Một số yếu tố cấu thành năng suất và chất lượng của các dòng, giống 51
3.2.1 Một số yếu tố cấu thành năng suất quả xanh của các dòng, giống 51
3.2.3 Kích thước quả và một số yếu tố hình thái quả xanh thương phẩm của
các dòng, giống. 53
3.2.4 Năng suất quả xanh thương phẩm của các dòng, giống đậu tương rau. 55
3.3.5 Hàm lượng dinh dưỡng của các dòng, giống đậu tương rau 57
3.3 Một số yếu tố cấu thành năng suất hạt khô của các dòng, giống đậu
tương rau 59
3.3.1 Kết quả nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất hạt khô của các
dòng, giống 59
3.3.2 Năng suất hạt khô của các dòng, giống đậu tương rau 61
4.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sự sinh trưởng,
phát triển và năng suất của hai giống đậu tương thí nghiệm trong điều
kiện vụ hè thu tại Yên Minh – Hà Giang 62
4.2.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số đặc điểm nông sinh học của
hai giống đậu tương thí nghiệm 63
3.4.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá của hai giống đậu
tương thí nghiệm 66
3.4.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng tích lũy chất khô 68
3.4.4 Ảnh hưởng mật độ trồng đến khả năng hình thành nốt sần của hai
giống đậu tương thí nghiệm 69


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.4.5 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng chống chịu của hai giống
đậu tương thí nghiệm 71
3.4.6 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất của
hai giống đậu tương rau 73
3.4.7 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thu nhập thuần của hai giống đậu
tương thí nghiệm 77
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 81
1 Kết luận 81
2 Đề nghị 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

3.1 Đặc điểm hình thái của các giống đậu tương rau 39
3.2 Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của các dòng, giống 40
3.3 Thời gian sinh trưởng của các dòng, giống (ngày) 41

3.4 Một số đặc điểm sinh trưởng của các dòng, giống 43
3.5 Chỉ số diện tích lá của các dòng, giống (m
2
lá/m
2
đất) 45
3.6 Khả năng tích luỹ chất khô của các dòng, giống (g/cây) 46
3.7 Số lượng và khối lượng nốt sần của các dòng, giống 48
3.8 Mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các dòng, giống 50
3.9 Một số yếu tố cấu thành năng suất quả xanh của các dòng, giống 52
3.10 Kích thước quả và một số yếu tố hình thái quả xanh thương phẩm của
các dòng, giống 53
3.11 Năng suất quả xanh và năng suất quả xanh thương phẩm của các
dòng, giống 55
3.12 Hàm lượng dinh dưỡng của các dòng, giống 58
3.13 Một số yếu tố cấu thành năng suất hạt khô của các dòng, giống đậu
tương rau 60
3.14 Năng suất hạt khô lý thuyết và thực thu của các dòng, giống 61
3.15 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số đặc điểm nông sinh học của
đậu tương rau 64
3.16 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá 67
3.17 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng tích luỹ chất khô (g/cây) 68
3.18 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số lượng và khối lượng nốt sần 70
3.19 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng
chống đổ của hai giống đậu tương rau tham gia thí nghiệm 72
3.20 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số yếu tố cấu thành năng suất
quả xanh 74

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii


3.21 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất quả xanh và năng suất quả
xanh thương phẩm 76
3.22 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến lãi thuần của hai giống đậu tương
rau thí nghiệm trên 1ha 79
























Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1. CT: Công thức
2. TSQ: Tổng số quả
3. KL: Khối lượng
4. KLQX: Khối lượng quả xanh
5. NSQXTPLT: Năng suất quả xanh thương phẩm lý thuyết
6. NSQXTPTT: Năng suất quả xanh thương phẩm thực thu
7. NSQXLT: Năng suất quả xanh lý thuyết
8. NSQXTT: Năng suất quả xanh thực thu
9. NXHKTT: Năng suất hạt khô thực thu










Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Rau có vị trí quan trọng trong đời sống con người, là nguồn cung cấp các

vitamin, muối khoáng, chất xơ và năng lượng cho con người trên khắp hành

tinh.
Khi đời sống con người ngày càng cao thì nhu cầu về rau cũng sẽ tăng

theo.
Nhiều cơ quan nghiên cứu về dinh dưỡng đã dự báo sang thế kỷ 21 hầu

hết các
khẩu phần của con người có xu thế giảm xuống, song riêng khẩu phần

rau ngày
càng tăng. Trong số các loại rau hiện có, các cây rau thuộc họ đậu

(Fabaceae)
như đậu đũa, đậu côve, đậu vàng, đậu xanh luôn được đánh giá

là loại rau có
giá trị dinh dưỡng cao. Những năm gần đây, ngày càng có nhiều

dạng đồ ăn được
chế biến từ rau cao cấp trong đó có đậu tương rau
Đậu tương rau là loại đậu tương có đặc điểm quả và hạt có kích thước lớn, thu
hái và sử dụng khi còn xanh. Đây là loại đậu tương được chọn theo mục đích ăn tươi
hoặc rau đông lạnh có hàm lượng protein tương đương đậu tương thường, hương vị
dịu hơn và dễ đun nấu hơn khi so với đậu tương thường.
Người Nhật Bản sử dụng đậu tương rau hơn 400 năm qua với số lượng hàng
năm lên đến 110.000 tấn (Nakano.H, 1991). Đậu tương rau được thu hoạch khi quả

còn xanh ở sau giai đoạn R6 và trước giai đoạn R7 khi hạt phát triển chiếm từ 80 –
90% độ rộng khoang hạt trong quả (Shanmugasundaram và cs, 1992)
Qua các nghiên cứu cho thấy: dinh dưỡng trong hạt đậu tương rau rất cao ở cả
2 dạng, hạt non và hạt khô. Trong 100 g hạt non có 11,4 g protein; 6,6 g lipid; 7,4 g
carbohydrate; 15,6 g chất sơ dễ tiêu; 70 mg canxi; 140 mg photpho; 140 mg kali; 100
mg vitamin A; 27 g vitamin C, ngoài ra còn có các khoáng chất và vitamin khác như
sắt, natri, vitamin B1, B2, B3… (Masuda, 1996). Trong hạt khô có hơn 40% protein,
khoảng 20% chất béo (không cholesterol), 33% carbohydrate , 6% chất sơ và 5% tro
(tính trên một đơn vị khối lượng hạt khô)(Shamugasundaram. S, 1996), ngoài ra còn
có một số khoáng chất (photpho, kali, canxi, sắt,…), các vitamin (A, B1, B2, E…) và
các chất có hoạt tính sinh học khác (Japan External Trade Organization. 1983).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

Ở Đậu tương rau hàm lượng Protein và dầu thấp hơn đậu tương hạt, ngược
lại, hàm lượng đường Sucarose, Isoflavone và Saponin lại rất cao. Một số kết quả
nghiên cứu gần đây cho biết Isoflavone có tác dụng tốt cho người mắc mạch vành
tim, ngăn ngừa ung thư vú cho phụ nữ, ung thư tiền liệt tuyến của đàn ông, ung thư
đường ruột ở người, làm giảm bớt bệnh loãng xương cho phụ nữ ở tuổi mãn kinh
Đậu tương rau rất có lợi cho sức khoẻ con người đặc biệt trong việc chống lại
các bệnh về thoái hoá và đóng vai trò quan trọng trong việc trung hoà các axit dư thừa
trong quá trình tiêu hoá, hỗ trợ điều trị bệnh táo bón (Kale và cs, 1999). Mặt khác các
axit béo linolic và linoleic cùng với photpho lipit, lecithin trong đậu tương ngăn cản sự
tích tụ cholesterol trong thành mạch máu, hạn chế bệnh cao huyết áp (Horri. M, 1997).
Hạt đậu tương còn được sử dụng trong chữa bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em, người già
và còn có tác dụng hạn chế trao đổi chất xương ở phụ nữ. Các nghiên cứu cho thấy các
chế và phụ phẩm chế biến từ đậu tương rau còn có khả năng hạn chế gây bướu cổ, ức
chế sinh trưởng của tế bào ung thư và chất phytoestrogen có thể hạ thấp được mức
cholesterol ở tỷ lệ 10% (Bùi Tường Hạnh, 1997; Vander và cs, 1996)

Đậu tương rau có thời gian sinh trưởng 75-85 ngày nếu thu hoạch quả xanh
và 100-120 ngày nếu thu hoạch hạt với năng suất quả biến động 8- 10 tấn và năng
suất hạt là 2-3 tấn/ha. Một số nghiên cứu ở Nhật bản, Đài Loan,Thái Lan … đã
khẳng định rằng đậu tương rau có thể tuyển chọn để đưa vào sản xuất hàng hoá.
Theo Tomas A.L (2001), giá đậu tương rau tại thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn
Quốc biến động từ 2- 4 USD/kg và giá trị thu nhập từ sản xuất đậu tương rau là
20.000- 40.000 USD/ha/vụ, cao hơn 4-8 lần so với sản xuất đậu tương thường (nếu
trồng đậu tương thường với năng suất 2 tấn/ha, tính giá 250 USD/ tấn). Do vậy cây
đậu tương rau có thể đưa vào luân canh, xen canh gối vụ trong cơ cấu cây trồng ở
Việt Nam, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân
Để phát triển kinh tế cho các tỉnh miền núi phía bắc thì việc đưa cây trồng có giá
trị kinh tế như đậu tương rau vào cơ cấu cây trồng cũng là một giải pháp . Bên cạnh
việc mở rộng thị trường tiêu thụ ở nước ngoài bằng việc nâng cao chất lượng sản
phẩm từ khâu sản suất chế biến và bảo quản sau thu hoạch, phải song song với việc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

thúc đẩy thị trường tiêu thụ trong nước là rất quan trọng.
Tuy nhiên, muốn trồng đậu tương rau đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo ra sản
phẩm hàng hóa lớn có chất lượng và thúc đẩy ngành đậu tương rau của Việt Nam
phát triển. Rất cần phải có bộ giống đậu tương rau mới năng suất cao với chất lượng
quả xanh thương phẩm tốt, mẫu mã đẹp. Bên cạnh việc xác định được bộ giống đậu
tương rau thích hợp cho các vùng sản xuất cần phải hoàn thiện về quy trình kỹ thuật
thâm canh hợp lý. Trong các biện pháp kỹ thuật thâm canh làm tăng năng suất, việc
xác định mật độ trồng hợp lý cho đậu tương rau là một trong những giải pháp nhằm
giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế. Để giải quyết phần nào vấn đề trên, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Nghiên cứu xác định giống và ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng
phát triển một số giống đậu tương rau tại Thắng Mố - Yên Minh – Hà Giang"

2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
- Xác định được một số giống đậu tương rau thích hợp với điều kiện sinh thái
và xác định mật độ trồng thích hợp góp phần phát triển sản xuất đậu tương rau trong
điều kiện vụ hè thu ở Yên Minh - Hà Giang
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu
tương rau trong điều kiện vụ hè thu tại Hà Giang
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, phát triển, mức độ chống
chịu và năng suất đối với hai giống đậu tương rau DT02 và AGS398.
2.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần xác định được khả năng
thích ứng của các giống đậu tương rau trong điều kiện vụ hè thu trên đất Yên Minh
– Hà Giang
- Cung cấp các thông tin về đặc điểm nông sinh học, khả năng sinh trưởng của
các giống đậu tương rau, làm phong phú nguồn vật liêu khởi đầu phục vụ cho công
tác chọn giống

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

- Đánh giá được một số giống đậu tương rau nhập nội triển vọng, phù hợp với
điều kiện sinh thái của vùng nghiên cứu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình sản xuất đậu tương rau trên thế giới và Việt Nam

1.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương rau trên thế giới
Đậu tương rau có thời gian sinh trưởng 75-85 ngày nếu thu hoạch

quả xanh và
100-120 ngày nếu thu hoạch hạt với năng suất quả biến động 8-

10 tấn và năng suất
hạt là 2-3 tấn/ha. Một số nghiên cứu ở Nhật bản, Đài

Loan,Thái Lan … đã khẳng định
rằng đậu tương rau có thể tuyển chọn để đưa

vào sản xuất hàng hoá. Theo Tomas A.L
(2001), giá đậu tương rau tại thị

trường Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc biến động từ 2-
4 USD/kg và giá trị thu

nhập từ sản xuất đậu tương rau là 20.000- 40.000 USD/ha/vụ,
cao hơn 4-8 lần

so với sản xuất đậu tương thường (nếu trồng đậu tương thường với
năng suất

2 tấn/ha, tính giá 250 USD/ tấn).
Theo Liu và Shanmugasundaram (1982), kích thước quả xanh 2 hạt tối thiểu
phải ≥ 4,5 cm chiều dài x 1,4 cm chiều rộng mới được chấp nhận trên thị trường thế
giới (cụ thể ở thị trường Nhật Bản). Ngoài vị ngọt nhẹ khi ăn, vỏ quả đậu tương rau
phải có màu xanh, lông trắng hoặc vàng sáng, quả có từ 2 hạt/quả trở lên, khối lượng
100 hạt khô ≥ 30 gam, không có vết hư hại do sâu bệnh gây ra trên quả và số lượng

không quá 175 quả/500 gam quả tiêu chuẩn (Shanmugasundaram, et al. 1989)
Vì giá trị dinh dưỡng cũng như kinh tế đem lại nên thời gian qua, việc

nghiên cứu, phát triển sản xuất, thương mại sản phẩm đậu tương rau được

nhiều tổ chức quốc gia và tổ chức quốc tế quan tâm
Trên thế giới diện tích và sản lượng đậu tương rau ngày càng có xu

hướng phát triển trong đó phân bố chủ yếu ở các nước Nhật Bản, Đài Loan,

Hàn
Quốc, Trung Quốc, Thái Lan
Tại Nhật Bản, đậu tương rau được xếp vào một trong 29 chủng loại rau

quan trọng đặt dưới sự quản lý trực tiếp của chính phủ về giá cả tối thiểu

(Hirosi Nakano, 1991). Tổng diện tích đậu tương rau trên toàn quốc là 14.400 ha
(xếp thứ 18 trong tất cả các loại giống rau), với tổng sản lượng

khoảng
104.500 tấn (xếp thứ 24 trong tất cả các loại rau). Trong 5 năm đầu

của thập kỷ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

90, tổng sản lượng đậu tương rau bán buôn và xuất khẩu có

khuynh hướng

bị dừng lại, trong lúc đó tổng lượng phải nhập khẩu lại tăng

lên tương đối rõ
rệt. Theo số liệu năm 2004, tiêu thụ đậu tương rau ở Nhật

Bản là 160.000 tấn,
tính theo đầu người là 0,29kg, với giá bán giao động

trong khoảng 4,2 USD/kg
(Trần Văn Lài, 2005)
Đâu tương rau ở Nhật Bản cũng là một trong số những cây trồng nhập khẩu
quan trọng nhất (chủ yếu ở dạng đông lạnh). Năm 2005, Nhật Bản trồng 14.000 ha
đậu tương rau với sản lượng 52.800 tấn quả xanh thương phẩm, trị giá khoảng 521
triệu USD. Tuy nhiên, trong năm đó Nhật Bản đã nhập 56.867 tấn đậu tương rau
thương phẩm dưới dạng quả tươi và đông lạnh trị giá lên đến hơn 150 triệu đô la
(Jetro, 2007). Mặc dù số liệu thống kê về nhu cầu đậu tương rau của thị trường Nhật
Bản và châu Á chưa có nhưng chuỗi siêu thị và các tòa nhà thương mại chính ở Nhật
Bản khẳng định rằng hiện nay đang thiếu hụt khoảng 10.000 tấn đậu tương rau
thương phẩm (Lumpkin and Konovsky, 1991). Đài Loan đang là nước cung cấp đậu
tương rau cho Nhật Bản. Tuy nhiên với nhu câu ngày càng tăng thì Đài Loan sẽ
không thể cung cấp số lượng nhiều hơn nữa với thời gian sớm hơn và giá cả hợp lý,
và như vậy Nhật Bản sẽ phải tìm kiếm các quốc gia khác để đáp ứng đủ nhu cầu
hiện tại về đậu tương rau. Việt Nam được coi là một vị trí thuận lợi để có thể đáp
ứng nhu cầu đó, cụ thể vào các tháng 1, 2, 3 và 4 khi thị trường thường xuyên cần
khoảng 10.000 tấn đậu tương rau thương phẩm dạng quả tươi và đông lạnh với trị
giá lên tới 86 triệu USD. Tuy nhiên để vươn tới thị trường Nhật Bản vẫn còn là một
thách thức đối với ngành sản xuất đậu tương rau của Việt Nam mà yếu tố quyết định
chính là năng suất và chất lượng thương phẩm đậu tương rau
Tại Trung Quốc diện tích đậu tương rau khoảng 280.000 ha, năng suất đạt 4-
6 tấn/ha ở vụ xuân và 6,5-7 tấn ở vụ hè với tổng sản lượng 1,2-1,6 triệu tấn (40%

tiêu thụ nội địa, 60% xuất khẩu). Sản xuất tập trung tại 3 vùng chính:
Lưu vực Trường Giang, Tô Giang, Thượng Hải, Chiết Giang, An Huy,
Giang Tây, Hồ Bắc, Hồ Nam với diện tích 150.000 ha.
Vùng Tây Nam Trung Quốc dọc biển như Phúc Kiến, Quảng Đông với diện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

tích 30.000-50.000 ha.
Một số tỉnh như Sơn Đông, Hà Nam, Thiên Tân, Bắc Kinh với diện tích
80.000 ha (Junyi Gai, 2001)
Ở Thái Lan người ta đã nghiên cứu thử nghiệm đậu tương rau từ nhiều
năm nay.

Năm 1999, diện tích là 2.000 ha; năm 2001 lên tới 2.500 ha với
tổng sản

lượng 12.000 tấn/năm, trong đó 2.000 tấn phục vụ các siêu thị, nhà
hàng và

hàng không; 10.000 tấn xuất khẩu sang Nhật (S.Srisombun, 2001).
Trên thế giới Mỹ là nước đứng đầu về sản xuất đậu tương thường và đã
chuyển sang phát triển sản xuất đậu tương rau từ rất lâu. Hai vùng sản xuất đậu
tương chính là Sunrich (Minnesota) và Caseadian (Washington). Vào những năm
1990 Mỹ đã đề ra kế hoạch thu hái đậu tương khi còn xanh chuyển thành rau ăn.
Hiện nay cũng như trong tương lai người ta đánh giá đậu tương rau bằng cảm quan
và chất lượng của nó, đồng thời người ta cũng nghiên cứu tới khả năng chế biến
đậu tương rau hiện có và đang trồng ở Mỹ đem lại lợi nhuận cao cho người nông
dân (Mr. Pararan và Vong chalerm, 1994)
Theo Shui- Ho cheng, tổng sản lượng đậu tương rau của Đài Loan biến

động trong khoảng 42.389 tấn (1983) đến 63.163 tấn (1990). Sự tăng đáng kể về
sản lượng này là

hai nguyên nhân: tăng diện tích trồng trọt và tăng năng suất do
áp dụng các

giống mới với kỹ thuật canh tác thích hợp
Đài Loan: khoảng giữa những năm 80 có khoảng 80% tổng sản lượng đậu

tương rau sản xuất tại Đài Loan được sử dụng vào mục đích xuất khẩu, 20%

còn lại dùng cho tiêu thụ nội địa, lượng đậu tương rau tiêu thụ trong nước ở

Đài
Loan có xu hướng tăng lên nhưng không thật ổn định từ 4.710 tấn (năm

1984),
tăng lên 15.824 tấn (năm 1987) sau đó lại giảm xuống 8.688 tấn (năm

1989) và
đến năm 1990 người ta ước tính số lượng đậu tương rau tiêu thụ nội

địa lại tăng
lên trên 20.000 tấn (Shiu Ho Cheng, 1991)
Theo Liu (1991) trong tổng số 66.569 tấn rau đông lạnh xuất khẩu của

Đài Loan năm 1980, có đến 22.355 tấn đậu tương rau đông lạnh, năm 1981

sản
lượng đậu tương rau đông lạnh của Đài Loan xếp hàng thứ 10 trong tổng


số toàn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

bộ các cây trồng nói chung, và xếp thứ nhất trong các cây phục vụ cho

xuất khẩu.
Giá trị xuất khẩu tăng từ 47,61 triệu USD (năm 1987) đến 50,1

triệu USD
(năm 1989- tính theo giá FOB) và ước tính 75 triệu USD năm

1990. Về giá
đậu tương rau ở Đài Loan cũng có tăng theo thời gian, năm 1987

giá là 1,12 USD
đến năm 1990 tăng lên 1,7 USD và đến năm 1994 tăng lên

2,03 USD
1.1.2. Tình hình sản xuất đậu tương rau tại Việt Nam
Cây đậu tương đã được phát triển ở nước ta từ rất sớm ngay từ khi nó còn là
một cây hoang dại, nó được con người thuần hoá, chọn lọc và trồng trọt như một cây
thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Do những tác dụng nhiều mặt đối với đời sống
con người trong cuộc sống, cây đậu tương đã được người dân Châu Á coi là: “Cây
vào hàng cốc ngọc thực nuôi sống con người” (Ngô Thế Dân và Cs, 1999). Đậu
tương rau ở nước ta là một cây trồng còn mới nhưng thực ra lại rất quen thuộc, từ xa
xưa người dân đã có thói quen luộc đậu tương còn xanh để ăn nhưng mức độ sử
dụng còn ít, chưa phổ biến thành sản phẩm hàng hoá . Chúng ta chưa có thói quen sử

dụng đậu tương rau thay thế cho các loại rau khác. Chi phí cho sản xuất đậu tương
rau không tăng là mấy so với đậu tương thường nhưng trồng đậu tương rau lại rút
ngắn được thời gian thu hoạch, không tốn công nhiều trong việc phơi và làm sạch hạt
đậu tương
Theo Mai Quang Vinh (2009): đậu tương rau có quả và hạt to gấp đôi, hàm
lượng dinh dưỡng cao hơn so với hạt đậu tương thông thường. Hơn nữa, hạt đậu
tương rau dễ tiêu hóa nên có thể sử dụng trong bữa ăn hằng ngày. Quả đậu tương
non có thể ăn luộc hoặc sử dụng trong các món xào nấu. Đối với hạt già phơi khô,
khi nấu chín hạt mềm bở, bùi, ngon đậm, dùng cho các món hầm, nấu chè, bánh kẹo,
làm sữa đậu nành… Ở nước ta, cây đậu tương rau đã được đưa vào trồng từ khoảng
10 năm trở lại đây. Mặc dù năng suất, hiệu quả cao song diện tích trồng đậu tương
rau ở nước ta còn rất khiêm tốn. Hiện cây đậu tương rau được trồng chủ yếu ở Đà
Lạt, ở miền bắc trong các năm 2007-2008, Viện Di truyền nông nghiệp và Viện
Nghiên cứu rau quả đã tiến hành trồng thử nghiệm ở nhiều nơi cho thấy khả năng
thích ứng rộng, kết quả tốt, được Bộ NN&PTNT công nhận là giống sản xuất thử.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

Việc nghiên cứu sản xuất đậu tương rau ở nước ta cũng đã được triển khai
trong một số năm gần đây. Tuy nhiên diện tích còn khiêm tốn và tập trung chủ yếu ở
các tỉnh phía Nam
Tại Miền Nam, đậu tương rau đã được Công ty Dịch vụ kỹ thuật Nông nghiệp An
Giang (Antesco) nhập giống (Adamamne 305) và phát triển sản xuất tại địa bàn các
huyện Chợ Mới, Châu Phú và Thành phố Long Xuyên. Kết quả sản xuất tại các địa bàn
được đánh giá giống có khả năng sinh trưởng tốt, cho năng suất khá (4-5 tấn/ha). Vụ
Đông năm 1994-1995 tỉnh An Giang đã trồng 250 ha đậu tương rau hấp đông lạnh xuất
khẩu (Vương Thái Huy- Báo Nông nghiệp, 1995)
Năm 2013 Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) đã mở
rộng vùng trồng đậu tương rau ở huyện Châu Phú – An Giang, tăng diện tích trồng đậu

tương rau lên 300 héc-ta. Công ty đã đầu tư vùng nguyên liệu 150 héc-ta ở huyện Chợ
Mới và Châu Phú, trong đó Châu Phú 100 héc-ta; sản lượng thu hoạch 1.500 tấn nguyên
liệu đậu tương rau. Nông dân trồng đậu được công ty cung cấp giống, kỹ thuật, hỗ trợ
vay vốn, bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá 14.500 đồng/kg. Trừ chi phí nông dân đạt lợi
nhuận 45-50 triệu đồng/héc-ta (Baoangiang.com.vn, 2013)
Trong năm 1998-1999, Công ty Việt Hưng (Đài Loan) đã hợp tác với Viện Cây
lương thực Cây thực phẩm sản xuất thử đậu tương rau xuất khẩu trên địa bàn 2 tỉnh Hải
Hưng và Thái Bình với nguồn giống mang từ Đài Loan sang. Kết quả cho thấy các
giống đậu tương rau của Đài Loan đưa vào vùng sinh thái Bắc Bộ là thích ứng cao, cây
sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh và cho năng suất rất khả quan (7-8 tấn quả/ha/vụ). Tuy
nhiên, do vùng sản xuất manh mún (mỗi nơi từ 2-3 ha), khó thu gom, chọn lọc và chờ
đợi cấp đông dẫn tới thời gian chờ đợi lâu, giảm chất lượng và tăng giá thành sản
phẩm. Công ty đành chuyển vào miền Nam tìm nơi sản xuất và xuất khẩu (Đoàn Xuân
Cảnh, 1999).
Tại Đà Lạt, từ 1999, Công ty Cổ phần Nông sản thực phẩm Lâm Đồng đã
nhập giống, tổ chức sản xuất và thu mua sản phẩm đậu tương rau. Kết quả triển khai
tại các huyện Đức Trọng, Đơn Dương cho thấy các giống nhập từ Đài Loan sinh
trưởng và phát triển rất khá, năng suất đạt 6-7 tấn/ha và hiện nay, một số sản phẩm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

của Công ty đã được bán nhiều tại các siêu thị, nhà hàng tại Thành phố Hồ Chí
Minh và Hà Nội.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có giống đậu tương rau nào được đưa

vào sản xuất trên quy mô lớn. Hiện nay, đậu tương rau ở Việt Nam mới được

trồng trên quy mô nhỏ (Trần Văn Lài và CS, 2005, 2006). Diện tích đậu


tương
rau ở các tỉnh phía Bắc mới chỉ dừng ở mức thử nghiệm một vài

ha/năm. Ở
các tỉnh phía Nam tại An Giang, Đà Lạt chỉ có 200 – 300 ha/năm,

chủ yếu lấy
quả thương phẩm phục vụ xuất khẩu với giống chủ lực là

Kaohsiung 75, giống
nhập nội từ Đài Loan. Nguyên nhân hạn chế chính đó là

chúng ta vẫn chưa tự túc
sản xuất được hạt giống đậu tương rau.
Năm 2008 cây đậu tương rau bắt đầu được trồng thử nghiệm trên đất
Chương Mỹ, Hà Nội. Tại các khu vực trồng như xã Thượng Vực và xã Thụy
Hương, cây đâu tương rau đều cho năng suất rất cao (năng suất quả tươi đạt 10-12
tấn/ha và 18-20 tạ/ha hạt khô). Quá trình canh tác cũng rất đơn giản, có thể trồng
được cả 3 vụ trong năm nên cây đậu tương rau được đánh giá là cây trồng mới cho
hiệu qủa cao cần được nhân rộng.
Vụ đông năm 2013, xã Điệp Nông đã ký hợp đồng với công ty chế biến xuất
nhập khẩu Đồng Giao, tỉnh Hải Dương, trồng 30 ha giống đậu tương rau, có nguồn
gốc từ Nhật Bản. Với những ưu điểm nổi trội như, kỹ thuật trồng đơn giản áp dụng
theo phương pháp gieo gốc rạ, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thích ứng với các
vụ trong năm, thời gian sinh trưởng ngắn, trong vòng 70 ngày là cho thu hoạch, bình
quân năng suất đạt 3 tạ quả/sào, với giá bán hiện tại 6000 đồng/kg, trừ chi phí người
nông dân thu lãi 1,3 – 1,4 triệu đồng/sào.Với những ưu điểm nổi trội về canh tác và
hiệu quả kinh tế, có thể thu hoạch trong khi thời tiết mưa ẩm, không phải phơi sấy,
cây có thể tận dụng làm thức ăn chăn nuôi (Đài Phát Thanh Hưng Hà, 2013).
1.2. Một số kết quả nghiên cứu về đậu tương rau trên thế giới và Việt Nam

1.2.1. Một số kết quả nghiên cứu về đậu tương rau trên thế giới
Đậu tương tuy có nguồn gốc ôn đới nhưng không phải là cây chịu được rét.
Tuỳ theo đặc tính của giống mà tổng tích ôn biến động khoảng 1700-2700◦C. Nhiệt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

độ làm ảnh hưởng đến các quá trình sinh trưởng, phát triển và các quá trinh sinh lý
khác của cây đậu tương. Đậu tương có thể sinh trưởng trong phạm vi nhiệt độ không
khí từ 27- 42◦C. Nhiệt độ tối thiểu và tối đa cho đậu tương nảy mầm nằm trong
phạm vi từ 10-40◦C. Dưới 10◦C thì sự vươn dài của trục mầm dưới lá bị ảnh hưởng.
Nhiệt độ thích hợp cho quá trình sinh trưởng là 22-27◦C (Whigham D.K 1983), sự
vận chuyển các chất trong cây bị ngừng lại ở nhiệt độ 2-3◦C (Lê Song Dự, 1988).
Thời kỳ ra hoa kết quả cây cần nhiệt độ khoảng 28-37◦C, nếu gặp nhiệt độ thấp làm
ảnh hưởng xấu đến việc ra hoa, nếu gặp nhiệt độ ở khoảng 10◦C ngăn cản sự phân
hoá hoa, dưới 18◦C làm cho khả năng đậu quả thấp. Nhiệt độ cao hơn 40◦ C ảnh
hưởng tới quá trình hình thành đốt.
Mặc dù là cây trồng cạn nhưng nước cũng rất

quan trọng và là một trong
những yếu tố hạn chế chủ yếu đến sản xuất đậu

tương. Nhu cầu về nước sẽ tăng
dần theo thời gian sinh trưởng của cây và nhu

cầu đó cũng thay đổi tuỳ vào điều
kiện khí hậu kỹ thuật trồng trọt và thời gian

sinh trưởng. Trong suốt quá trình
sinh trưởng cây đậu tương cần lượng nước


từ 350-600 mm. Thời kỳ mọc mầm
cây cần đủ ẩm và nhu cầu về nước tăng

khi cây lớn lên, đặc biệt thời kỳ quả
mẩy nhu cầu về nước của cây đậu tương

là cao nhất. Chiều cao cây, số đốt,
đường kính thân, số hoa, tỷ lệ đậu quả, số

hạt trọng lượng hạt đều có tương quan
thuận với độ ẩm đất. Do vậy muốn đạt

được năng suất cao cần phải đảm bảo cho
cây thường xuyên đủ ẩm, nếu gặp

hạn đặc biệt vào các giai đoạn quan trọng
phải tìm mọi cách khắc phục để

đảm bảo độ ẩm cho cây. Ở nước ta, nước là một
trong những yếu tố chính làm

ảnh hưởng tới thời vụ gieo trồng và năng suất đậu
tương nói chung và đậu tương rau nói riêng
Đậu tương rau là cây có phản ứng chặt chẽ với độ dài ngày, là

cây ngày
ngắn điển hình. Do vậy ánh sáng là yếu tố gây ảnh hưởng sâu sắc đến

hình thái của

cây đậu tương như chiều cao cây, diện tích lá và nhiều đặc tính

khác của cây. Độ
dài của thời gian chiếu sáng là yếu tố có ý nghĩa quyết định

tới sự ra hoa đậu
tương, cây sẽ ra hoa khi độ dài ngày ngắn hơn trị số giới hạn

của giống. Cây đậu
tương mẫn cảm với độ dài ngày ở thời kỳ cây con lúc cây

có hai lá kép. Độ dài

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

ngày cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ đậu quả, tốc độ quả lớn lên
Đậu tương rau có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Nếu bón đủ
phân hữu cơ và vô cơ thì đất nào cũng có thể trồng được, nhưng thích hợp

nhất là
đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ thoát nước, độ pH= 6,5-6.8 (Whigham

D.K,
1983). Trong điều kiện nghèo dinh dưỡng nếu bón 45 kg N, 51 kg P
2
0
5
,


95 kg
K
2
0 cho 1 ha vẫn có thể cho năng suất 27 tạ/ha. Về địa lý đậu tương có thể
trồng ở vĩ độ 55


Bắc đến vĩ độ 55


Nam và cao lên tới 2000m so với mực nước
biển (Whigham D.K, 1983).
Đậu tương rau cần N, P, K trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển.
Đạm có vai trò thúc đẩy quá trình phát triển thân lá.

Kali thúc đẩy quá trình
tích luỹ vật chất của sự quang hợp vào quả tăng khả

năng chống chịu trên đồng
ruộng, ảnh hưởng đến phẩm chất quả. Lân giúp

quá trình hình thành nốt sần ở
rễ, cải thiện chất lượng quả, giúp cây cứng cáp

và chống lại sâu bệnh hại. Theo
A. Scheibe để tạo năng suất hạt khô 23,94

tạ/ha cây cần hút 140,25 kg N;32,5 kg
P
2

0
5
; 72 kg K; 75 kg Ca.
Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật mà xuất nông nghiệp ngày
nay

đã tạo ra một khối lượng lương thực, thực phẩm khổng lồ cung cấp cho đời

sống
của nhân dân, giải quyết được vấn đề an ninh lương thực cho con người.
Để
được
những thành tựu đó là do sự kết hợp hài hòa của nhiều yếu tố, một

trong những yếu tố
góp phần đạt được kết quả đó phải nói đến cuộc cách

mạng về giống.
Nhiều nước như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan đã quan tâm nghiên
cứu đến đậu tương rau trong gần 100 năm nay, bao gồm nhiều lĩnh vực như chọn
giống nhân giống, kỹ thuật thâm canh, bảo

quản chế biến sản phẩm
Năng suất và chất lượng đậu tương rau phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống,
điều kiện đất đai, khí hậu, các biện pháp quản lý, chăm sóc… nhưng trong đó yếu
tố giống có ảnh hưởng rất lớn. Một trong những mục tiêu chọn giống đậu tương
rau hiện nay là chọn giống có năng suất và phẩm chất đậu tương rau thương phẩm
cao. Giống đậu tương rau muốn có năng suất thương phẩm cao phải có kích
thước, khối lượng quả và hạt lớn, tỉ lệ quả 2 hạt trở lên cao, số quả tiêu chuẩn/kg


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

nhỏ. Theo Liu và Shanmugasundaram (1982), kích thước quả xanh 2 hạt tối thiểu
từ 4,5 cm chiều dài x 1,4 cm chiều rộng mới được chấp nhận trên thị trường thế
giới (cụ thể ở Nhật Bản). Ngoài có vị ngọt khi ăn, quả đậu tương rau còn có màu
xanh, lông trắng hoặc vàng sáng, có từ 2 hạt/quả trở lên, khối lượng 100 hạt khô ≥
30 gam, không có vết hư hại do sâu bệnh và không quá 175 quả/500 gam quả tiêu
chuẩn (Shanmugasundaram và cs, 1989). Do đó, có rất nhiều giống đậu tương
nhưng chỉ một số nhỏ trong chúng được trồng với mục đích làm đậu tương rau
(Shanmugasundaram và cs, 1992).
Các nước sản xuất đậu tương rau phát triển như Nhật Bản, Đài Loan,

Trung Quốc, Thái Lan, Triều Tiên rất quan tâm đến công tác nghiên cứu cải

thiện giống, thiết lập chương trình nhân giống và xây dựng hệ thống sản xuất

giống phù hợp.
Tại Đài Loan với sự hợp tác của Trung tâm rau màu Thế giới (AVRDC) các
cơ quan khoa học đã thiết lập một chiến lược nghiên cứu giống có hệ thống với
mục đích rất rõ ràng với các đặc tính rất cụ thể (Shanmugasundaram và cs, 1991):
1. Tiềm năng năng suất cao tương tự, hoặc tốt hơn so với giống đã chọn lọc
từ trước (giống KS1).
2. Dễ thu hoạch tương tự như giống KS1.
3. Màu quả và màu hạt tương tự với giống RYXOKOH (giống được chọn từ
trước)
4. Cấu trúc quả thể hiện qua chỉ tiêu độ chắc tương tự như giống
RYXOKOH.
5. Độ ngọt tương tự với giống KS1.
6. Vị thơm tương tự giống KS1.

7. Hương vị sản phẩm tương tự giống KS1.
8. Thời gian thu hoạch kể từ khi thu quả đầu tiên đến khi kết thúc, dài hơn so
với giống KS 1.
9. Trên vỏ quả không có vết đốm.
10. Thuận tiện cho việc thu hoạch bằng cơ giới

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

Do đó,

trong vòng 9 năm (1982-1990) từ 173 cặp lai (kể cả lai đơn, lai ngược
và lai cải

tiến) các nhà nghiên cứu đậu tương rau Đài Loan đã tạo ra và đưa vào
sản xuất

8 giống có ưu thế lai bao gồm AGS 292, G9053, GS 83006- 7, AGS
294, GC

84136- P-4-1-8, GC 84134-P-9-3-5-1, 1 GL 83006-15 và G10134 với
năng

suất quả biến động trong khoảng 10,3-12,6 tấn/ha. Giống đậu tương
LS301,

được sử dụng làm đậu tương rau năm 1987, giống LS201 thuộc nhóm II,
sớm

hơn giống LS301 bình quân 2 ngày, hoa màu tím, đài hoa màu ghi, hạt

vàng

tối, hạt nặng trung bình 230mg, hàm lượng Protein 470g/kg, dầu 2149 g/kg


tính chống đổ tốt năng suất khá cao (Fehr và cs, 1990).
Có rất nhiều chỉ tiêu theo dõi được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đánh
giá đậu tương rau như số ngày ra hoa, số ngày thu hoạch quả xanh, chiều cao cây,
số quả/cây, số quả 1, 2, 3 hạt, tỷ lệ quả 2 + 3 hạt, khối lượng quả xanh/cây, khối
lượng quả 1, 2, 3 hạt, tỷ lệ khối lượng quả 2 + 3 hạt, số quả tiêu chuẩn/kg, khối
lượng hạt/kg quả xanh, khối lượng 100 hạt khô, Dựa trên những thí nghiệm có
được từ việc nghiên cứu đậu tương rau ở Đài Loan, mô hình dạng cây đậu tương
rau lý tưởng đối với vùng nhiệt đới (trong đó có Đài Loan) bao gồm các đặc tính
sau (Shanmugasundaram và cs., 1991)
1)

Kiểu hình đứng, khoẻ với bộ rễ tốt.
2)

Thời gian từ ra hoa đến tắt hoa ≥ 40 ngày .
3)

Có từ 10 – 14 đốt.
4)

Phân cành ít.
5)

Lá chét hình trứng nhọn.
6)


Giai đoạn R6 – R7 kéo dài.
7)

Ít mẫn cảm với quang chu kỳ và nhiệt độ.
8)

Có từ 15 – 20 quả/cây.
9)

Chiều rộng quả ≥ 1,4 cm.
10)

Chiều dài quả ≥ 5,0 cm.
11)

Tỷ lệ quả 2 + 3 hạt ≥ 75%.
12)

Màu vỏ quả và hạt xanh sáng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

13)

Lông trắng.
14)

Rốn hạt màu trắng hoặc nâu nhạt.

15)

Dễ tuốt quả.
16)

Chiều cao đóng quả tối thiểu từ 10 cm.
17)

Kháng bệnh đốm nâu và sương mai.
18)

Kháng bệnh rỉ sắt.
19)

Khối lượng 100 hạt khô ≥ 30 g.
20)

Không có vết hư hại trên quả
Năm 1987, Kaohsiung DAIS cho ra đời giống đậu tương rau chọn tạo chính
thức đầu tiên bằng phương pháp chọn lọc dòng thuần, Kaohsiung No.1, có nguồn gốc
từ 1 trong số 51 giống đậu tương rau do AVRDC nhập nội từ Nhật Bản mang tên
Taisho Shiroge (Shanmugasundaram, 1990; Cheng, 1991). Ngay sau đó Kaohsiung
No.1 đã thay thế Tzurunoko và Ryokkoh ngoài sản xuất và chiếm diện tích lên đến
90% tổng diện tích trồng đậu tương rau ở Đài Loan vào năm 1990 với tổng giá trị
xuất khẩu lên đến 63 triệu USD. Các phương pháp chính sử dụng trong lai tạo và
chọn lọc để cải tiến giống đậu tương rau tại AVRDC và Kaohsiung DAIS là phương
pháp chọn lọc phả hệ (pedigree), chọn lọc hạ bậc 1 hạt (single seed descent - SSD) và
phương pháp lai trở lại (backcross).
Kết quả nghiên cứu đậu tương rau ở Đài Loan cho thấy: đậu tương rau yêu
cầu đất pha cát hoặc đất thịt nhẹ, tưới tiêu tốt. Nhiệt độ và ánh sáng, chế độ phân bón

của nó cũng tương tự như đậu tương (Mr Praran vong chalerm, 1994)
Đài Loan là nơi đầu tiên và chủ yếu xuất khẩu đậu tương rau cho Nhật Bản.
Kim ngạch xuất khẩu đậu tương rau tăng từ 21 triệu USD vào năm 1981 lên đến 63
triệu USD vào năm 1987 (Shanmugasundaram et al., 1989). Lượng đậu tương rau
xuất khẩu trong năm 2005 chiếm tới 75% tổng lượng đậu tương rau nhập khẩu của
Nhật Bản (Nguyen Quoc Vong và cs., 2007). Do đó công tác cải tiến giống đậu
tương rau được chú ý sớm từ đầu những năm 50. Với mục tiêu phát triển giống đậu
tương rau phù hợp với thị trường Nhật Bản, một loạt các đặc tính mong muốn của
người tiêu dùng Nhật Bản đối với sản phẩm đậu tương rau được làm căn cứ để

×