Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên cứu xây dựng tiêu chí làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng dân cư nông thôn đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 78 trang )

ii

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC HÌNH v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Tổng quan về đồng bằng sông Cửu Long 3
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 3
1.1.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội 7
1.1.3. Tổng quan tác động của biến đổi khí hậu 10
1.1.3.1. Tác động tới môi trường tự nhiên 10
1.1.3.2. Tác động tới kinh tế - xã hội 14
1.2. Tổng quan về một số làng sinh thái trên thế giới và Việt Nam 19
1.2.1. Khái niệm làng sinh thái 19
1.2.2. Tổng quan một số làng sinh thái trên thế giới và Việt Nam 19
1.2.2.1. Trên thế giới 19
1.2.2.2. Việt Nam 22
1.2.2.3. So sánh mô hình LST của Thế Giới và Việt Nam 24
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu 25
2.2. Phương pháp tiếp cận 25
2.3. Phương pháp nghiên cứu 25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29
3.1. Đánh giá đặc điểm dân cư nông thôn khu vực nghiên cứu 29
3.1.1. Đánh giá tổng quan quá trình hình thành và phát triển dân cư nông thôn29
3.1.2. Đánh giá tập quán cư trú trước đây và hiện nay của cư dân ĐBSCL 30
3.1.3. Đặc điểm điều kiện sống khu vực khảo sát 32
3.2. Cơ sở để xây dựng các tiêu chí cho làng sinh thái 35
3.2.1. Cơ sở xác định tiêu chí 35


iii

3.2.2. Nguyên tắc cơ bản xây dựng tiêu chí 36
3.3. Xây dựng tiêu chí cho LST thích ứng với BĐKH 36
3.3.1. Đề xuất một số tiêu chí LST thích ứng với BĐKH vùng ĐBSCL 36
3.3.2. Xây dựng tiêu chí, chỉ tiêu đề xuất 43
3.3.2.1. Tiêu chí nguồn cấp nước 44
3.3.2.2. Tiêu chí xử lý chất thải 46
3.3.2.3. Tiêu chí về giao thông 49
3.3.2.4. Tiêu chí về năng lượng 51
3.3.2.5. Tiêu chí về nhà cộng đồng tránh, trú bão 53
3.3.2.6. Tiêu chí về cây xanh 54
3.3.3. Tổng điểm đánh giá cho các tiêu chí LST thích ứng với biến đổi khí hậu55
3.4. Áp dụng các tiêu chí đánh giá cho khu vực ấp Hiệp Dư và đề xuất một số
giải pháp 56
3.5. Đề xuất một số biện pháp cho việc áp dụng hiệu quả tiêu chí 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
PHỤ LỤC 70

iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Diện tích và dân số các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 7
Bảng 2. Dự báo diện tích đầm tôm do tác động của việc độ mặn tăng theo kịch bản
nước biển dâng 0,5m 15
Bảng 3. Tác động của BĐKH và NBD đối với sức khỏe và mạng lưới y tế 17
Bảng 4. Danh mục các tiêu chí đề xuất 37
Bảng 5. Các chỉ tiêu về cấp nước cho sinh hoạt 38
Bảng 6. Các chỉ tiêu về xử lý chất thải 39

Bảng 7. Các chỉ tiêu về giao thông 40
Bảng 8. Các chỉ tiêu về năng lượng 41
Bảng 9. Các chỉ tiêu về nhà sinh hoạt cộng đồng tránh, trú bão 42
Bảng 10. Các chỉ tiêu về cây xanh 43
Bảng 11. Điểm số chỉ tiêu đảm bảo có đủ nước cấp cho sinh hoạt 44
Bảng 12. Điểm số chỉ tiêu đa dạng hóa nguồn cấp nước cho sinh hoạt 45
Bảng 13. Điểm số chỉ tiêu có biện pháp sử dụng tiết kiệm nước 45
Bảng 14. Điểm số chỉ tiêu có công trình xử lý nước thải 46
Bảng 15. Điểm số chỉ tiêu tái sử dụng nguồn nước sau xử lý 47
Bảng 16. Điểm số chỉ tiêu phân loại rác tại nguồn 48
Bảng 17. Điểm số chỉ tiêu xử lý CTR đúng kỹ thuật, an toàn và hợp vệ sinh 49
Bảng 18. Điểm số chỉ tiêu đảm bảo giao thông thuận lợi 49
Bảng 19. Điểm số chỉ tiêu đường giao thông có tính đến kịch bản BĐKH và nước
biển dâng 50
Bảng 20. Điểm số chỉ tiêu chất lượng đường đảm bảo bền vững, an toàn 51
Bảng 21. Điểm số chỉ tiêu sử dụng nguồn năng lượng tái tạo 52
Bảng 22. Điểm số chỉ tiêu thông gió và chiếu sáng tự nhiên 53
Bảng 23. Điểm số chỉ tiêu không gian sinh hoạt 53
Bảng 24. Điểm số chỉ tiêu bảo đảm phòng chống lụt bão và nước biển dâng 54
Bảng 25. Điểm số chỉ tiêu trồng cây xanh khu vực công cộng 55
Bảng 26. Điểm số chỉ tiêu trồng cây xanh trong các hộ gia đình 55
Bảng 27. Lượng hóa đánh giá LST theo từng chỉ tiêu 56
Bảng 28. Lượng hóa đánh giá LST áp dụng tại khu vực ấp Hiệp Dư 63
v

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Vị trí địa lý khu vực đồng bằng sông Cửu Long 3
Hình 2: Nguy cơ ngập ĐBSCL ứng với mực nước biển dâng 1m [Bộ TN&MT] 11
Hình 3: Tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp 14

Hình 4: Xu hướng suy giảm nguồn lợi thủy sản do biến đổi khí hậu [FAO] 16
Hình 5: Sơ đồ cơ cấu tổ chức điểm dân cư nông thôn hiện nay 29
Hình 6: Vị trí ấp Hiệp Dư, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau 32
Hình 7: Chum đựng nước mưa và nước đóng chai khu vực nghiên cứu 33
Hình 8: Vườn, ao của người dân khu vực xã Nguyễn Huân 33
Hình 9: Rác thải sinh hoạt vứt bên sông và cạnh nhà 34
Hình 10: Công trình vệ sinh của người dân 34
Hình 11: Một số hình ảnh về nhà ở tại xã Nguyễn Huân 35
Hình 12: Các giải pháp tích nước ngọt của người dân ĐBSCL 57
Hình 13: Mô phỏng xử lý nước thải tái sử dụng tại nguồn 59
Hình 14: Đường, cầu liên thôn tại xã Nguyễn Huân 61
Hình 15: Đường thôn ấp Hiệp Dư, xã Nguyễn Huân 61

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH
Biến đổi khí hậu
BVMT
Bảo vệ môi trường
CTR
Chất thải rắn
CTRSH
Chất thải rắn sinh hoạt
ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
IPCC

Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
LST
Làng sinh thái
NBD
Nước biển dâng
PTBV
Phát triển bền vững
PTNT
Phát triển nông thôn
TN&MT
Tài nguyên và Môi trường
XLNT
Xử lý nước thải

1

MỞ ĐẦU

Biến đổi khí hậu (BĐKH) mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và nước biển
dâng hiện nay, là thách thức nghiêm trọng nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI.
BĐKH tác động trực tiếp tới các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và được coi là
thách thức lớn cho phát triển bền vững (PTBV) [IPCC, 2007]. Nó đã và đang tác
động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội và môi trường toàn cầu; trong những
năm qua nhiều nơi trên thế giới đã phải chịu nhiều thiên tai nguy hiểm như bão lớn,
lũ lụt, nước biển dâng và khí hậu khắc nghiệt.
Việt Nam là một trong những quốc gia bị tổn thương nặng nề nhất do biến
đổi khí hậu; đặc biệt đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong ba đồng
bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất bởi nước biển dâng [WB, 2007; Bộ
TN&MT, 2008, 2009, 2011]. ĐBSCL là vùng hạ lưu cuối cùng của lưu vực sông
Mekong trước khi chảy ra biển; đây là vùng đất thấp, được xem là vùng đất ngập

nước lớn nhất của Việt Nam. Hàng năm, từ tháng 8 đến tháng 10, vùng ĐBSCL bị
ngập lũ từ sông Mekong đặc biệt là các vùng Đồng Tháp Mười, vùng Tứ giác Long
Xuyên và vùng giữa sông Tiền và sông Hậu. Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực
bị tác động nặng nề nhất do BĐKH.
Những năm gần đây, khí hậu vùng ĐBSCL đang có nhiều biến đổi theo chiều
hướng xấu lượng mưa không đều, thủy triều dâng cao làm cho nước mặn xâm nhập
vào nước ngầm và đất liền ngày càng nhiều, đất đai bị xói mòn, mặn hóa, Các
cộng đồng dễ bị tổn thương bao gồm: nông dân, ngư dân (nhất là ở những khu vực
dễ bị tổn thương) là những đối tượng ít có cơ hội lựa chọn. Có thể thấy rằng những
tác động do biến đổi khí hậu và kịch bản biến đổi khí hậu thể hiện ở vùng ĐBSCL
là rõ ràng và chúng ta cần phải có những biện pháp ứng phó phù hợp cho khu vực
đồng bằng sông Cửu Long nói chung và khu vực dân cư nông thôn nói riêng; đặc
biệt là dân cư nông thôn khu vực ven biển.
Làng sinh thái là mô hình sống bền vững, hình thành bởi cộng đồng dân cư
sống ở các vùng ngoại ô, nông thôn, qua đó giảm các tác động tiêu cực đến vấn đề
2

môi trường; để đạt được điều này, một số nước trên thế giới đã xây dựng mô hình
làng sinh thái lồng ghép các kiểu hệ sinh thái, văn hóa, nhà sinh thái, sản phẩm
xanh, năng lượng thay thế, các thói quen xây dựng cộng đồng, v.v. Trong những
năm qua mô hình làng sinh thái ở Việt Nam đã được phát triển với các tiêu chí khác
nhau như bảo tồn nguồn gen, phát triển du lịch, phủ xanh đồi trọc ở khu vực trung
du miền núi phía bắc và phát triển kinh tế đồi rừng, và mô hình làng sinh thái lâm
nghiệp với tiêu chí bảo vệ vùng đệm cho khu bảo tồn thiên nhiên.
Hiện tại, mô hình sống khu vực dân cư nông thôn ĐBSCL chịu tác động của
biến đổi khí hậu như nước biển dâng, lũ lụt, xâm nhập mặn…; đặc biệt là các vùng
dân cư ven biển. Vì vậy, đòi hỏi ĐBSCL cần có mô hình sống bền vững dựa trên
các tiêu chí nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, không phá vỡ cân bằng sinh thái,
điều hòa các mối quan hệ giữa tự nhiên và con người nhằm sử dụng tối ưu các
nguồn tài nguyên sẵn có, hướng tới một sự cân bằng ổn định, bền vững cả về khía

cạnh tự nhiên lẫn xã hội. Trên cơ sở đó, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây
dựng tiêu chí làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng
dân cư nông thôn đồng bằng sông Cửu Long” là hết sức cần thiết. Kết quả xây
dựng làng sinh thái, sẽ làm căn cứ để các nhà quản lý và các cấp chính quyền đánh
giá tiêu chí xây dựng làng sinh thái thích ứng với BĐKH ở địa phương mình, đồng
thời có thể xây dựng mô hình LST theo các tiêu chí mẫu đề ra nhằm hướng tới một
mô hình sống bền vững có tính thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Mục tiêu: xây dựng tiêu chí làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu dựa
vào cộng đồng dân cư nông thôn đồng bằng sông Cửu Long.
Để đạt được mục tiêu đề tài thực hiện các nội dung sau:
- Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến đề tài, đặc biệt là các tài liệu về mô
hình làng sinh thái trên thế giới và Việt Nam.
- Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất tiêu chí làng sinh thái dựa vào cộng đồng dân cư nông thôn khu
vực đồng bằng sông Cửu Long; nghiên cứu áp dụng tại ấp Hiệp Dư, xã Nguyễn
Huân, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về đồng bằng sông Cửu Long
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a). Vị trí địa lý
Đồng bằng sông Cửu Long, còn được gọi là miền Tây Nam Bộ, nằm ở hạ lưu
châu thổ sông Mê Kông có diện tích 3,96 triệu ha [16]. Giới hạn địa lý của vùng này
được xác định từ vĩ độ 8
o
30’N - 10º40’N và kinh độ 104º26’E - 106
o
40’E; phía

Đông Bắc giáp vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh
Thái Lan, phía Đông Nam là biển Đông. Địa giới hành chính của vùng được xác
định bởi 12 tỉnh và 1 thành phố, bao gồm các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre,
Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà
Mau, Kiên Giang và Thành phố Cần Thơ.

Hình 1: Vị trí địa lý khu vực đồng bằng sông Cửu Long [5]
4

b). Đặc điểm địa hình
Phần lớn có cao độ trung bình từ 0,7-1,2 m so với mực nước biển. Dọc theo
biên giới Campuchia có địa hình cao hơn, cao trình từ 2,0-4,0 m, sau đó thấp dần
vào đến trung tâm đồng bằng ở cao trình 1,0-1,5 m, và chỉ còn 0,3-0,7 m ở khu vực
giáp triều, ven biển.
Ven bờ biển thường do hoạt động của hải lưu, gió và phù sa sông, tạo thành
các giồng cát cao ven biển có hình cung lồi ra phía biển, nằm xen kẽ các vùng trũng
thấp ngập triều. Vùng Bắc Đông là vùng rất khó khăn về tiêu thoát của vùng Đồng
Tháp Mười, hạ lưu vực sông Cái Lớn-Cái Bé và U Minh Thượng, U Minh Hạ là
những vùng đất thấp hơn cả, với cao độ từ 0,3-0,7 m, luôn ngập do triều cao, nước
mưa nội đồng và nước lũ thượng nguồn [16].
c). Đặc điểm khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên nền khí hậu ở ĐBSCL quanh năm
nắng ấm và sự phân mùa khô ẩm rất sâu sắc tuỳ theo hoạt động của hoàn lưu gió
mùa. Mùa khô thường trùng với mùa ít mưa, đây cũng là thời kỳ khống chế của gió
mùa Đông-Bắc kéo dài khoảng từ tháng XI đến tháng IV năm sau, khí hậu đặc
trưng là khô, nóng và rất ít mưa. Mùa ẩm trùng với mùa mưa, là thời kỳ khống chế
của gió mùa Tây-Nam kéo dài từ tháng V đến tháng X, có khí hậu đặc trưng là
nóng, ẩm và mưa nhiều. Khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long có sắc thái riêng, đó
là khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa cận xích đạo, nắng nhiều, nhiệt độ cao quanh năm,
mùa mưa về cơ bản là mùa hè, mùa khô xuất hiện vào các tháng giữa và cuối mùa

đông, đầu mùa hè.
Bức xạ tổng cộng trung bình năm khoảng (150-160) kcal/cm
2
, số giờ nắng
trung bình năm khoảng (2.200-2.800) giờ [14].
Khu vực có nền bức xạ khá cao, địa hình khá bằng phẳng nên nhiệt độ phân
bố tương đối đều trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, theo Đài khí tượng thủy
văn khu vực Nam Bộ (năm 2013) nhiệt độ không khí trung bình năm biến đổi trong
phạm vi (26-29)
o
C.
Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng (70-80)% [14].
5

Lượng mưa năm trung bình nhiều năm biến đổi trong phạm vi từ dưới 1.400
mm ở khu vực giữa sông Tiền - sông Hậu ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh
Long tăng lên trên 2.400 mm ở bán đảo Cà Mau. Mùa mưa xuất hiện các tháng V-
XI, trong đó 3 tháng có lượng mưa trung bình tháng lớn nhất xuất hiện vào các
tháng VII-IX; lượng mưa mùa mưa chiếm khoảng (88-95)% lượng mưa năm.[14]
d). Đặc điểm thủy văn
 Hệ thống sông ngòi, kênh rạch [5]
Chế độ thủy văn của ĐBSCL chịu sự chi phối hoàn toàn của sông Mê Kông;
phần lưu vực sông Mê Kông chảy ngang qua Việt Nam được gọi là sông Lớn, sông
Cái, hay sông Cửu Long. Hệ thống sông Cửu Long gồm nhiều con sông lớn nhỏ,
bao gồm:
Sông Hậu: chảy qua tỉnh An Giang (Châu Đốc, Long Xuyên), làm ranh giới
tự nhiên giữa các tỉnh Đồng Tháp và Cần Thơ, Vĩnh Long và Cần Thơ, Hậu Giang
và Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng và đổ ra biển trước kia bằng 03 cửa, bao gồm
cửa Định An, cửa Ba Thắc, cửa Tranh Đề. Cửa Ba Thắc khoảng thập niên 1970 đã
bị bồi lấp nên sông Hậu chỉ còn hai cửa biển ngày nay. Đoạn rộng nhất của con

sông này là giữa huyện Cầu Kè (Trà Vinh) và huyện Long Phú (Sóc Trăng) khoảng
gần 4 km.
Sông Tiền: có lòng sông rộng với nhiều cù lao ở giữa dòng, chảy qua Tân Châu
(An Giang), Hồng Ngự và Cao Lãnh (Đồng Tháp), Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre đến
Cai Lậy (Tiền Giang) thì chia làm bốn sông đổ ra biển bằng 06 cửa là sông Mỹ Tho
(45km), sông Hàm Luông (70km), sông Cổ Chiên (82km), sông Ba Lai (55km).
Ngoài hệ thống sông Cửu Long, ĐBSCL còn có một số hệ thống sông, kênh
lớn khác như sông Vàm Cỏ: có khoảng 10 chi lưu trong đó hai chi lưu trực tiếp tạo
nên dòng sông là sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây. Sông Sở Thượng và Sở
Hạ: nằm dọc biên giới Việt Nam - Campuchia (thuộc Đồng Tháp Mười). Cả 2 con
sông này đều chảy ra rạch Hồng Ngự (Đồng Tháp) rồi đổ ra sông Tiền. Sông Giang
Thành: là con sông nhỏ, xuất phát vùng núi phía Tây-Nam Campuchia, sau đó chảy
dọc theo biên giới Việt Nam - Campuchia và đổ ra biển tại thị xã Hà Tiên (Kiên
6

Giang). Sông Châu Đốc: bắt nguồn từ Campuchia, chảy song song và hợp lại với
sông Hậu tại Châu Đốc.
Sông Cái Lớn và Cái Bé: xuất phát từ cửa Ông Trang thuộc vịnh Thái Lan,
chảy ra cửa Bồ Đề thuộc biển Đông.
Hệ thống kênh đào: ở vùng ĐBSCL rất dày đặc, mục đích phục vụ sản
xuất nông nghiệp và giao thông thủy. Hiện nay, hệ thống này đã bao gồm kênh
trục, kênh cấp I, kênh cấp II, và kênh nội đồng. Hệ thống kênh đào nối sông Vàm
Cỏ với sông Tiền; nối sông Tiền với sông Hậu; nối sông Hậu với vịnh Thái Lan,
với sông Cái Lớn và một số sông khác; nối thông các vùng nằm sâu trong nội địa
ra sông chính.
 Dòng chảy
Chế độ dòng chảy: Mùa lũ hàng năm thường xuất hiện vào các tháng VII-XI.
Lượng dòng chảy mùa lũ chiếm khoảng (70-85)% lượng dòng chảy năm. Lũ thường
gây ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long. Mùa cạn từ tháng XII đến tháng VI năm
sau, lượng dòng chảy mùa cạn chiếm khoảng (15-30)% dòng chảy năm, 3 tháng liên

tục có dòng chảy nhỏ nhất xuất hiện vào các tháng II-IV [14].
Chế độ nước sông ở vùng đồng bằng ven biển còn chịu chi phối bởi thuỷ
triều Biển Đông và vịnh Thái Lan với chế độ triều tương ứng là bán nhật triều
không đều và nhật triều không đều. Hai loại triều với chế độ khác nhau này xâm
nhập vào trong sông ngòi kênh rạch, tạo nên bức tranh thuỷ triều rất phức tạp. Tuy
nhiên, thủy triều Biển Đông chiếm ưu thế so với thủy triều từ vịnh Thái Lan xâm
nhập vào.
Thủy triều: Thủy triều có ảnh hưởng sâu sắc đến dòng chảy vùng ven biển
ĐBSCL. Vùng ven biển phía Đông từ Cần Giờ đến mũi Cà Mau chịu ảnh hưởng
của thuỷ triều biển Đông; vùng ven biển phía Tây từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên chịu
ảnh hưởng của thủy triều biển Tây.
Thủy triều vùng ven biển Đông có chế độ bán nhật triều không đều, mỗi
ngày nước lên xuống 2 lần, có 2 đỉnh và 2 chân. Hai đỉnh triều chênh lệch nhau ít
nhưng 2 chân chênh lệch nhau nhiều. Với dạng triều này sẽ có tác dụng đưa nước
vào nội đồng nhiều hơn. Xu thế thuỷ triều ven biển Đông là từ Vũng Tàu đến Gành
Hào biên độ triều tăng lên nhưng thời gian xuất hiện đỉnh triều chậm dần.
7

Thủy triều ven biển Tây thuộc loại hỗn hợp thiên về nhật triều. Trong ngày
có 2 đỉnh, 2 chân nhưng những dao động lớn hoàn toàn chiếm ưu thế và thiên về
nhật triều. Có nghĩa là 2 đỉnh chênh lệch nhau đáng kể nhưng 2 chân xấp xỉ nhau.
Dạng triều này có thời gian duy trì mức nước thấp dài nên tạo ra việc tiêu tháo nước
thuận lợi.[14]
1.1.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội
a). Dân số
Dân số 13 tỉnh/ thành phố thuộc khu vực ĐBSCL là 17.390,5 nghìn người.
Tỉnh có dân số đông nhất hiện nay trên toàn khu vực là An Giang với 2.153,7 nghìn
người, tỉnh có số dân ít nhất là Hậu Giang, chỉ có 769,7 nghìn người. Diện tích và
dân số các tỉnh được cụ thể như dưới đây:
Bảng 1. Diện tích và dân số các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

Tên tỉnh
Diện tích
(km²)
Dân số
(Nghìn
người)
Tốc độ tăng
dân số (%)
Thành
thị (%)
Nông thôn
(%)
Mật độ
(Người/
km²)
Long An
4.491,9
1.469,9
8,3
17,95
82,05
327
Tiền Giang
2.508,6
1.703,4
6,7
14,74
85,26
679
Bến Tre

2.359,5
1.262,0
5,9
10,04
89,96
535
Trà Vinh
2.341,2
1.027,5
6,6
16,23
83,77
439
Vĩnh Long
1.520,2
1.040,5
7,6
15,57
84,43
684
Đồng Tháp
3.378,8
1.680,3
8,5
17,76
82,24
497
An Giang
3.536,7
2.155,3

8,5
29,99
70,01
609
Kiên Giang
6.348,5
1.738,8
10,4
27,30
72,70
274
Cần Thơ
1.409,0
1.222,4
9,1
66,32
33,68
868
Hậu Giang
1.602,4
773,8
7,5
26,35
73,65
483
Sóc Trăng
3.311,6
1.308,3
9,7
33,99

66,01
395
Bạc Liêu
2.468,7
876,8
9,9
27,26
72,74
355
Cà Mau
5.294,9
1.219,9
8,7
21,56
78,44
230
Tổng cộng
40.572
17.478,9
-
-
-
490
Nguồn: [19]
8

Dân số ở các tỉnh trên toàn khu vực chủ yếu tập trung ở các vùng nông thôn,
chỉ có Cần Thơ là thành phố có 66,32% dân số tập trung ở thành thị. Bến Tre là tỉnh
có tỷ lệ dân cư tập trung ở nông thôn cao nhất khu vực với gần 90%. Mật độ dân số
trung bình ở các tỉnh ĐBSCL là 490 người/km²; cao gấp 1,6 lần mật độ dân số trung

bình toàn quốc. Tỉnh/thành phố có mật độ dân số cao nhất ở khu vực là Cần Thơ,
với 868 người/km², trong khi đó ở Cà Mau mật độ dân số chỉ có 230 người/km².
b). Tóm lược hiện trạng phát triển kinh tế các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn vùng giai đoạn 2000-2011 đạt khoảng
11,5%/năm, năm 2012 đạt mức tăng khoảng 10% cao hơn nhiều so với mức tăng
của cả nước. Bên cạnh đó cơ cấu giữa các khu vực kinh tế đã có bước chuyển dịch
tích cực, giá trị dịch vụ đã được tăng lên đáng kể trong giai đoạn 2000 đến 2012.
Giá trị xuất nhập khẩu toàn vùng năm 2012 đạt 14,27 tỷ đô la, chiếm 9%
tổng giá trị xuất nhập khẩu của cả nước. Xuất khẩu đạt 10,07 tỷ đô la, nhập khẩu đạt
4,2 tỷ đô la. Năm 2012, thu nhập bình quân đầu người đạt 32,33 triệu
đồng/người.năm (tương đương 1.525 đô la).
- Nông, lâm, ngư nghiệp:
Giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp tăng từ 56.292 tỷ đồng năm 2000
lên 101.000 tỷ đồng năm 2010 và năm 2012 đạt 122.506 tỷ đồng. Tăng trưởng bình
quân giai đoạn 2000-2010 đạt 6,9%/năm. Hiệu quả thu nhập trên mỗi ha đất nông
nghiệp tăng nhanh từ 20,2 triệu đồng/ha.năm vào năm 2000 lên gần 38 triệu
đồng/ha.năm vào năm 2010 và 41 triệu đồng/ha.năm vào năm 2012.[19]
ĐBSCL đã hình thành các mô hình tập trung chuyên canh cây lúa, cây ăn trái
và thủy sản, áp dụng công nghệ cao, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn. Các Viện,
Trường, Trung tâm nghiên cứu tại vùng ĐBSCL đã tích cực lai tạo, cung ứng cây,
con giống, vật nuôi và sản xuất các chế phẩm sinh học, ứng dụng khoa học kỹ thuật
phục vụ nông nghiệp.
- Công nghiệp:
Giá trị sản lượng công nghiệp vùng ĐBSCL tăng bình quân trong giai đoạn
2001 - 2010 là 18,8%, năm 2012 giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1995) đạt
9

157.665 tỷ đồng, tăng 15,13% so với năm 2011 [19]. Các mặt hàng có sản lượng
tăng khá và đóng góp chính là cho mức tăng trưởng chung của ngành là chế biển
thủy sản đông lạnh, công nghiệp giày, phân bón, xi măng. Sản phẩm chế biến thủy

sản phát triển mạnh với hơn 60 chủng loại mặt hàng cung cấp khoảng 60% sản
lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu góp phần giải quyết công ăn việc làm cho
khoảng 6 triệu lao động.
Đã hình thành các khu công nghiệp tập trung cấp vùng và cấp quốc gia; toàn
vùng hiện nay có 78.931 cơ sở kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực công thương.
Đến nay đã hình thành 51 khu công nghiệp và chế xuất, thu hút 366 doanh nghiệp, tỷ
lệ lấp đấy cao và tạo việc làm cho khoảng 61.000 lao động [19].
- Dịch vụ:
Là một khu vực kinh tế phát triển ngành, đóng góp ngày càng lớn trong tỷ
trọng nền kinh tế. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng từ 43,5
nghìn tỷ đồng năm 2001 lên 279 nghìn tỷ đồng năm 2010, đạt 428,877 nghìn tỷ
đồng năm 2012, mức tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2010 đạt 20,8%.
Toàn vùng có 1.857 chợ, trong đó có 1.797 chợ hạng 3, 51 siêu thị, 09 trung tâm
thương mại.[19]
ĐBSCL là nơi hội tụ, giao thoa các dòng văn hóa của dân tộc Kinh, Khơme,
Chăm, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa mang
nét đặc trưng riêng của vùng; đóng vai trò quan trọng đối với môi trường sinh thái
của cả khu vực Nam Bộ và hạ lưu sông Mê Kông. Du lịch phát triển đa dạng và
phong phú về loại hình du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn
Các điểm du lịch tại đất mũi Cà Mau, du lịch biển Kiên Giang, Trà Vinh, Bạc
Liêu, Tiền Giang, Bến Tre, du lịch sinh thái ở Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, du
lịch di tích văn hóa ở An Giang và du lịch biển đảo ở Phú Quốc là những thế mạnh
của vùng. Cơ sở vật chất của ngành được đầu tư phát triển đặc biệt tại Vùng Kinh tế
trọng điểm ĐBSCL. Năm 2012 toàn vùng thu hút 21,8 triệu lượt khách du lịch,
trong đó có 2 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu đạt 4.456 tỷ đồng [19].
10

1.1.3. Tổng quan tác động của biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu sẽ tác động trực tiếp đến tài nguyên nước, năng lượng, sức
khỏe con người, nông nghiệp, an ninh lương thực, đa dạng sinh học, cơ sở hạ tầng,

cộng đồng dân cư và các lĩnh vực khác.
1.1.3.1. Tác động tới môi trường tự nhiên
a). Môi trường đất
- Diện tích đất có nguy cơ bị ngập: Kết quả xác định vùng có nguy cơ bị
ngập theo mực nước biển dâng cho thấy nếu nước biển dâng 1m có khoảng 39%
diện tích đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị ngập; dâng 0,5m có khoảng 5,4%
đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị ngập [3].
- Đất bị xâm nhập mặn: Do độ cao trung bình của vùng thấp, hệ thống sông
ngòi chằng chịt với nhiều cửa sông thông ra biển kết hợp với chế độ thủy triều phức
tạp; mức độ xâm nhập mặn vào nội địa cao nhất vào các tháng mùa khô từ tháng 5 –
11 có nắng gay gắt kéo dài, lượng nước mưa và lưu lượng nước trên sông xuống
thấp. Những vùng duyên hải chưa có hệ thống thủy lợi hoàn thiện như tỉnh Cà Mau,
Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng đang xảy ra xâm mặn nghiêm trọng. Tại Bến Tre, dọc
theo các tuyến sông Hàm Luông, sông Tiền, xâm mặn đã tiến sâu vào đất liền từ 40
- 50km. Theo Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, toàn bộ vùng Nam Măng Thít
(Vĩnh Long) có trên 8.000 ha đất canh tác bị xâm mặn nặng. Ở vùng phía Nam tỉnh
Vĩnh Long, các tuyến sông, kênh rạch ven biển như sông Tân Dinh, Rạch Chiếc -
Bào Môn, Rạch Mương Điều, Bang Chang, Rạch Tra chưa được xây cống ngăn
mặn, vì vậy mặn sẽ tiếp tục lên cao hơn về phía thượng lưu sông Tiền, sông Hậu.
Phạm vi ảnh hưởng xâm nhập mặn ở ĐBSCL hiện nay đã chiếm khoảng 50% diện
tích toàn vùng (khoảng trên 2 triệu hecta). Xâm nhập mặn đe dọa các vùng chuyên
canh cây ăn trái đặc sản, ảnh hưởng cấp nước tưới và nước cho sinh hoạt vào những
ngày độ mặn lên cao.
- Đất bị khô hạn và hoang mạc hóa: Sự phối hợp không hài hòa giữa chế độ
nhiệt và chế độ mưa tạo nên sự khắc nghiệt có khả năng thúc đẩy các quá trình hạn
hán, hoang mạc hóa của đất. Diện tích đất bị sa mạc hóa tại vùng ĐBSCL là
11

43.000ha [Bộ NN&PTNT]. Nguy cơ nắng nóng và đất đai bị khô cằn nhiều hơn làm
giảm năng suất trồng trọt.

- Đất bị ngập úng: Những năm gần đây thiên tai, lũ lụt, hiện tượng triều
cường xảy ra liên tiếp đã làm cho vấn đề ngập úng đất ở khu vực ĐBSCL ngày càng
trở nên nghiêm trọng. Từ năm 2004-2007, đỉnh triều cường trên sông Hậu tại thành
phố Cần Thơ mỗi năm tăng thêm 4 cm, gây nên tình trạng ngập lụt thường xuyên ở
một số tuyến đường phố trung tâm Thành phố Cần Thơ. Giả thuyết mực nước biển
dâng 1m thì vùng toàn vùng ĐBSCL có bản đồ ngập như dưới đây.

Hình 2: Nguy cơ ngập ĐBSCL ứng với mực nước biển dâng 1m [Bộ TN&MT]
- Sạt lở đất: Tình trạng sạt lở bờ biển, bờ sông trong nhiều năm qua đã gây
thiệt hại không nhỏ tại Đồng bằng sông Cửu Long. Đoạn đê biển đi qua huyện U
Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân của Cà Mau và huyện Hòn Đất của Kiên Giang,
thuộc tuyến biển Tây, dài khoảng 260km kéo dài từ Cà Mau đến Kiên Giang hiện bị
xói lở nghiêm trọng. Đoạn đê ở rạch Tiểu Dừa thuộc huyện U Minh, Cà Mau, bị sạt
lở gần 200m. Hiện có gần 150 đoạn bờ sông thuộc 10 tỉnh ven sông Tiền, sông Hậu
với diện tích hàng trăm ngàn mét vuông có thể bị sạt lở bất cứ lúc nào, hàng ngàn
hộ sống trong khu vực nguy hiểm cần được di dời
1
. Nghiêm trọng nhất là tại An
Giang, thời gian qua, hàng trăm hecta đất đã bị nước nhấn chìm.


1
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
12

b). Môi trường nước
ĐBSCL sẽ là vùng bị ảnh hưởng mạnh nhất, nước biển dâng cao hơn sẽ làm
cho nhiều vùng đồng bằng nước ngọt hiện nay trở thành vùng nước lợ, làm thay đổi
chế độ thủy văn dòng chảy và gây áp lực đến 90% diện tích ngập nước. Vì theo dự
báo, trong vài chục năm tới, nước biển sẽ dâng cao làm ngập lụt phần lớn ĐBSCL

vốn đã bị ngập lụt hàng năm, dẫn đến mất nhiều đất nông nghiệp. Sẽ có từ 15.000 –
20.000 km
2
đất thấp ven biển bị ngập hoàn toàn. Lưu lượng nước sông Mêkông
giảm từ 2 – 24% trong mùa khô, tăng từ 7- 15% vào mùa lũ [5]. Hạn hán sẽ xuất
hiện nhiều hơn. Nước lũ sẽ cao hơn tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An,
Tiền Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, thời gian
ngập lũ tại đây sẽ kéo dài hơn.
Theo báo cáo của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam cho biết, hiện nước
mặn từ 6 cửa sông thuộc hệ thống sông Mê kông đã xâm nhập vào nội địa vùng
ĐBSCL 70 km. Tại Long An, nước mặn từ sông Cửa Tiểu đã vào đến xã Thủy Tây
(huyện Thạnh Hóa); tại Bến Tre, nước mặn từ sông Cửa Đại đã vào đến xã Phú Túc
(huyện Châu Thành); tại Trà Vinh, nước mặn từ sông Hàm Luông đã vào đến xã
Long Thới (huyện Tiểu Cần); tại Hậu Giang, nước mặn từ sông Trần Đề đã vào đến
xã Phú Hữu; tại Vĩnh Long, nước mặn từ sông Định An, Cung Hầu đã vào đến xã
Quới An (huyện Vũng Liêm) và thị trấn huyện Trà Ôn. Trên địa bàn Cà Mau, nước
mặn từ sông Ông Đốc đã xâm nhập sâu 65km. Nước mặn từ sông Cái Lớn cũng
xâm nhập sâu 65 km đến thị xã Vị Thanh (Hậu Giang) [15].
Nước mặn từ 6 cửa sông nói trên và cửa Cổ Chiên (thuộc hệ thống sông Mê
kông); từ cửa sông Ông Đốc, Cái Lớn đã xâm nhập sâu từ 10 – 60 km đến địa bàn
53 xã thuộc các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc
Liêu, Kiên Giang, Cà Mau, Vĩnh Long, Hậu Giang. Hiện một số địa phuơng trong
vùng ĐBSCL đã xuất hiện tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng.
Ngoài ra, báo cáo khí tượng thuỷ văn các tỉnh ĐBSCL trong các đợt triều
cường từ cuối năm 2008 đến đầu năm 2009 đã làm cho vùng ngoài đê bao 8 tỉnh,
13

thành vùng lũ gồm: An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền
Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ bị ngập. Ngoài ra, triều cường làm nước sông dâng cao
đã làm khoảng 70.000 ha vườn cây ăn trái, hàng trăm km đường nông thôn bị ngập

sâu từ 10 – 30 cm. Quốc lộ 53 thuộc địa phận thị trấn huyện Long Hồ cũng bị ngập
trên chiều dài 200 m, sâu 15 cm. Hàng trăm nhà dân chưa kịp tôn nền cũng bị ngập.
Trước đó, đợt triều cường kết hợp mưa nhiều thời điểm giữa tháng 12 năm 2008
làm 100.000 ha nằm ngoài các đê bao tại ĐBSCL bị ngập từ 10 – 40 cm, chủ yếu là
vườn cây ăn trái. Nước ngập xảy ra ngay trong mùa khô gây trở ngại trong sản xuất,
sinh hoạt của người dân sống ngoài vùng đê bao [15].
c). Đa dạng sinh học
Sự tăng lên của nhiệt độ tác động đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm dịch
chuyển các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và hệ sinh thái biển, làm thay
đổi cơ cấu các loài thực vật và động vật ở một số vùng. Nước mặn sẽ xâm nhập sâu
vào nội địa giết chết nhiều loài động, thực vật nước ngọt của hệ sinh thái thủy sinh
và ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt cho sinh hoạt cũng như hệ thống canh tác, cơ
cấu cây trồng của nhiều vùng. Các hệ sinh thái địa cầu sẽ phải đối mặt với hai mối
đe dọa là sự gia tăng CO
2
khí quyển trên toàn cầu và những biến động khí hậu vùng
liên quan. Sự thích nghi không tốt với BĐKH đã khiến đa dạng sinh học suy giảm
nghiêm trọng.
Hệ sinh thái biển cũng sẽ bị tổn thương do BĐKH. Các rạn san hô là hệ rừng
nhiệt đới của biển, nơi sinh sống của nhiều loài hải sản quan trọng và nhiều loài
sinh vật biển khác, là lá chắn chống xói mòn bờ biển và bảo vệ rừng ngập mặn, sẽ
bị suy thoái do nhiệt độ nước biển tăng, đồng thời mưa nhiều làm cho nước ven
biển bị ô nhiễm phù sa và có thể cả các hóa chất nông nghiệp từ cửa sông đổ ra.
Tóm lại, các biến động của hệ sinh thái có thể đưa đến một sự thoái hóa về tính đa
dạng của chủng loại sinh vật của vùng đất liền ĐBSCL và biển ven bờ của 8 tỉnh
Bắc và Nam sông Hậu.
14

1.1.3.2. Tác động tới kinh tế - xã hội
a). Nông nghiệp

Ngành sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong nền kinh
tế; tuy nhiên, trong những năm gần đây, BĐKH đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến
ngành và gián tiếp gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Quá trình tác động
được thể hiện như sau:











Hình 3: Tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp
2

Do tác động của BĐKH, các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL liên tục đối mặt với
tình trạng nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng trong mùa khô và nước ngập do
triều cường vào mùa mưa, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp và an
ninh lương thực. Diện tích ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long tăng, xâm nhập
mặn rộng và sâu hơn (theo kịch bản nếu nước biển dâng cao 0,5m, đến năm 2050,
diện tích ngập lụt có thể lên tới 3.514.403 ha chiếm khoảng 89% so với diện tích
toàn ĐBSCL; trong đó khoảng 64% diện tích ĐBSCL bị ảnh hưởng xâm nhập mặn,
ảnh hưởng đến khoảng 2,5 triệu ha đất lúa [14]. Bên cạnh đó, thời tiết thay đổi thất
thường, hạn hán làm gia tăng các dịch bệnh cây trồng, vật nuôi; một số loài sâu
bệnh tăng cao, thậm chí có thể phát sinh một số loại sâu bệnh mới gây hại trong sản



2
TSKH Trương Quang Học, năm 2009.
BĐKH
Khí hậu nông nghiệp
Kỹ thuật nông nghiệp
Năng suất tiềm năng
Sản lượng thực thu
Kinh tế nông nghiệp
15

xuất cũng như trong quá trình bảo quản, sơ chế lương thực, thực phẩm; nhiều loại
cây trồng bị thoái hóa làm giảm sản lượng và năng suất.
b). Thủy hải sản
Biến đổi khí hậu làm nhiệt độ tăng, gia tăng bão và áp thấp nhiệt đới, nước
biển dâng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi thủy sản cũng như diện tích nuôi
trồng thủy hải sản. Sự tăng nhiệt độ có thể làm suy giảm sản lượng thủy sản trong
các ao, vuông tôm. Dưới ảnh hưởng trực tiếp từ việc giảm mưa trong mùa khô,
đồng thời cùng với sự tăng nhiệt độ không khí sẽ làm tăng lượng bốc hơi tại các
đầm nuôi vì vậy sẽ làm tăng độ mặn trong các đầm này. Theo dự báo Trung tâm
Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng như trong bảng dưới đây.
Bảng 2. Dự báo diện tích đầm tôm do tác động của việc độ mặn tăng theo kịch bản
nước biển dâng 0,5m
Tỉnh
Đơn
vị
Sự tăng nước mặn, ppt
Tổng
<0
0-1
1-2

2-3
3-4
4-8
Bạc Liêu
ha
20.720
48.041
14.451
16.563
6.189
2.014
107.978
Bến Tre
ha
11.806
30.027




41.833
Cà Mau
ha
109.420
34.739
1.607
1.972
2.588
15.821
166.147

Kiên Giang
ha
27.059



747
1.776
29.583
Sóc Trăng
ha
2.652
14.613
4.300



31.565
Tiền Giang
ha
2.559
1.201




3.760
Trà Vinh
ha
12.848

17.837




30.685
Vĩnh Long
ha
25
124




148
Tổng

187.089
146.581
16.101
18.535
9.524
19.612
411.699
Nguồn: Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng – MCD, năm 2007
Khí hậu thay đổi sẽ làm thay đổi sự phân bố các giống loài thủy hải sản trong
môi trường biển, làm biến động chủng loài và nguồn lợi cá biển. BĐKH sẽ làm các
loài cá biển vùng nhiệt đới phát triển mạnh. Các loài cá vùng biển lạnh sẽ giảm, chu
kỳ di cư của cá giảm. Các loài cá tầng nổi có xu hướng di chuyển ra xa bờ hay di
chuyển lên phía Bắc.

16


Hình 4: Xu hướng suy giảm nguồn lợi thủy sản do biến đổi khí hậu [FAO]
Theo dự báo của tổ chức nông nghiệp thế giới, BĐKH sẽ làm giảm sản lượng
thủy hải sản trên toàn thế giới nói chung và tại vùng biển của tỉnh nói riêng. Từ năm
1950 đến nay, sản lượng nguồn lợi thủy hải sản tại các vùng biển đã giảm khoảng
trên 20% và dự đoán sẽ tiếp tục giảm đến 100% vào năm 2050.
Ngoài ra, sự gia tăng của bão, áp thấp nhiệt đới do BĐKH gây ra sự biến
động ngư trường, các cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản bị phá hoại, giảm năng suất
nuôi và đánh bắt, gây thiệt hại mùa vụ.
c). Giao thông
Giao thông đường bộ ở nông thôn ĐBSCL phát triển ở mức thấp, chậm,
chất lượng kém và còn nhiều cầu thô sơ. Giao thông giữa các tỉnh ven biển Đông
như Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng còn bị đứt quãng, một số xã vùng sâu vùng
xa chưa có đường ô tô tới trung tâm (Hậu Giang còn 10 xã, Bạc Liêu còn 18 xã).
Mật độ đường bộ ở ĐBSCL đạt 0,2km/km
2
, thấp hơn so với toàn quốc
(0,342km/km
2
), mật dộ dân số được sử dụng đường bộ là 0,52km/1vạn
dân. Khi xảy ra BĐKH, nước biển dâng một phần diện tích vùng bị ngập nước;
điều đó cũng có nghĩa hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh sẽ bị tác động mạnh
mẽ. Ví dụ như các tuyến đường liên huyện, liên xã, tuyến đường nông thôn cũng
xảy ra tình trạng ngập nặng trong những đợt mưa to kết hợp với triều cường.
Tiêu biểu như tuyến đường dẫn từ huyện Cái Nước vào huyện Trần Văn Thời,
huyện Đầm Dơi… (Cà Mau).[14]
Giao thông thủy ở ĐBSCL có lợi thế phát triển, mật độ đường thủy là
0,68km/km

2
, cao hơn nhiều so với các nơi khác trong cả nước; với 2 tuyến đường
17

thủy chính: Thành phố Hồ Chí Minh đi Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh đi Kiên
Lương. Hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy chủ yếu là lúa gạo, vật liệu xây
dựng, vật tư nông nghiệp… hiện chiếm tới 90% tổng sản lượng hàng hóa được vận
chuyển, riêng 2 tuyến chính chiếm 70-80%. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi BĐKH hệ
thống giao thông này chịu những tác động không nhỏ. Nguồn cung cấp nước cho
các tuyến vận tải thủy không ổn định do sự thay đổi lượng mưa và do ảnh hưởng
bởi hiện tượng thời tiết cực đoan (bão, mưa lớn, hạn hán). Những thay đổi này sẽ
dẫn đến việc tăng hoặc giảm mực nước cũng như tốc độ dòng chảy; điều này gây
ảnh hưởng đến sự lưu thông qua lại của các tàu thuyền.[14]
e). Tác động đến sức khỏe con người và y tế
Y tế là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng trực tiếp do biến đổi khí hậu,
trong đó vấn đề lớn nhất là sức khỏe con người. Tác động chủ yếu của biến đổi khí hậu
đối với y tế, sức khoẻ con người thông qua việc phá huỷ điều kiện môi trường và các
hệ sinh thái tự nhiên, vốn là nền tảng của sức khoẻ và sự sống, gây ra các thiên tai, hiện
tượng khí hậu cực đoan và các thảm họa về môi trường. Tác động của BĐKH và NBD
đối với sức khỏe cộng đồng và mạng lưới y tế như sau:
Bảng 3. Tác động của BĐKH và NBD đối với sức khỏe và mạng lưới y tế [12]
Các yếu tố
khí hậu
Đối tượng tác động
Tác động
Sự thay đổi
về
nhiệt độ
và lượng
mưa (các

thông số
nhạy cảm có
thể là số
ngày nóng
liên tục có
Các bệnh liên
quan đến
sự thay đổi nhiệt độ, ví
dụ: Sốt cao do quá nóng
(hyperthermia), mất
nhiệt do quá lạnh.
Tăng nguy cơ bệnh tật, tử vong do các đợt nắng
nóng
kéo dài, xảy ra đối với những người làm
việc ngoài trời, người già, trẻ em, người nghèo,
người vô gia cư. Tình trạng bệnh tật cũng sẽ
trầm trọng thêm do nắng nóng tăng cường, mưa
ít dẫn đến hạn hán, thiếu nước.
Các bệnh dị ứng (viêm
mũi dị ứng, hen,
suyễn…)
Gia tăng các bệnh dị ứng do nhiệt độ và độ ẩm
tăng, do gia tăng nồng độ ozone ở tầng đối lưu;
đặc biệt là ở trẻ em, người có sức đề kháng yếu.
18

Các yếu tố
khí hậu
Đối tượng tác động
Tác động

nhiệt độ trên
38C, trong
điều kiện
ngập lụt
hoặc không
có mưa; số
ngày mưa
liên tục, số
ngày không
mưa liên tục,
số ngày có
nhiệt độ thấp
hơn 10C).
Các bệnh truyền nhiễm
và dịch bệnh.
Gia tăng
các bệnh do nhiễm ký
sinh trùng.

Nhiệt độ và độ ẩm tăng là điều kiện thuận lợi
cho muỗi phát triển, làm gia tăng các bệnh như
sốt rét, sốt xuất huyết đặc biệt ở những đối tượng
có sức đề kháng kém như trẻ em, người già,
người bệnh; người nghèo, người sống ở khu dân
cư có thu nhập thấp, điều kiện vệ sinh kém;
người sống ở vùng có nguy cơ bị ngập lụt.
Chuyển dịch vùng nhiễm bệnh do các chủng
loại vi rút, vi khuẩn di
chuyển lên các vĩ độ cao
hơn cùng với sự thay đổi nhiệt độ. Gia tăng và

lan truyền dịch bệnh do sự lây nhiễm giữa
người – người, động vật – người (như cúm).
Tăng diện tích vùng nhiễm bệnh đối với bệnh
lan truyền qua đường nước như dịch tả (Vibrio
Cholera), đặc biệt ở những nơi không có khả
năng tiếp cận nguồn nước sạch, vùng thấp, có
nguy cơ ngập.
Tăng một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa
do nhiệt độ và độ ẩm tăng. Tạo điều kiện thuận
lợi cho các loài nấm mốc phát triển.
Sự thay đổi
về nhiệt độ
và lượng
mưa.
Các bệnh do
ô nhiễm
không khí.
Tăng nguy cơ bị viêm đường hô hấp, viêm
phổi, và
đột tử do gia tăng lượng khí oxit axit
(NO
2
,
SO
2
…)
và bụi; đặc biệt là trẻ em, người
làm việc ngoài trời, người già, người bệnh hô
hấp. Tăng nguy cơ ung thư đường hô hấp.
Các hiện

tượng
khí
hậu cực đoan
khác: bão,
Tính mạng
con người.
Tăng nguy cơ bị thương hoặc tử vong do bão,
áp thấp nhiệt đới
ngày càng tăng lên cả về
cường độ lẫn tần suất. Các đối tượng dễ bị tổn
thương nhất là người già và trẻ em.
19

Các yếu tố
khí hậu
Đối tượng tác động
Tác động
lụt.
Cơ sở hạ tầng, thiết bị

ngành y tế.
Tăng mức độ phá hoại, hư hỏng đối với các cơ
sở hạ tầng y tế
(bệnh viện, trạm y tế…) và các
thiết bị y tế, cứu trợ.

1.2. Tổng quan về một số làng sinh thái trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Khái niệm làng sinh thái
Làng sinh thái là một cộng đồng sống có truyền thống hay có nét đặc trưng,
nó sử dụng các quy trình có sự tham gia của địa phương để tạo nên sự đa chiều bền

vững cả về sinh thái, kinh tế, xã hội và văn hóa nhằm cải tạo môi trường tự nhiên và
xã hội (GEN-Global ecovillage network) [25].
Theo GS.TS. Nguyễn Văn Trương - Viện trưởng Viện Kinh tế sinh thái đưa ra
khái niệm “Làng sinh thái là một hệ sinh thái có một không gian sống của một cộng
đồng người nhất định. Hệ sinh thái này vừa có chức năng sản xuất ra những thứ cần
thiết cho nhu cầu của cộng đồng mà không phá vỡ cân bằng sinh thái. Trong hệ, con
người có vai trò trung tâm để điều hòa các mối quan hệ nhằm sử dụng tối ưu các
nguồn tài nguyên sẵn có, hướng tới một sự cân bằng ổn định, bền vững cả khía cạnh
tự nhiên lẫn khía cạnh xã hội”.
Các nghiên cứu về làng sinh thái tại Việt Nam cho thấy làng sinh thái là mô
hình sống bền vững, hình thành bởi cộng đồng dân cư sống ở các vùng ngoại ô,
nông thôn, qua đó giảm các tác động tiêu cực đến vấn đề môi trường, kết hợp phát
triển kinh tế dựa trên các yếu tố sinh thái.
1.2.2. Tổng quan một số làng sinh thái trên thế giới và Việt Nam
1.2.2.1. Trên thế giới
a). Làng sinh thái ở Hà Lan
Làng sinh thái Zaanse Schans nằm cách thành phố Amsterdam khoảng 15
km về phía Tây Bắc. Ngôi làng sinh thái với tiêu chí xanh, sạch và tự sản xuất
thực phẩm tiêu dùng, phương tiện giao thông phổ biến nhất của làng là xe đạp,
không chỉ có không khí trong lành nơi đây còn có những kiểu nhà đặc trưng với
20

mái ngói và ống khói cao cùng phong cách sống giản dị và chân tình của người
dân nông thôn.[5]
Làng sinh thái Het Carre nằm giữa Roterdam và Hague, được xây dựng năm
2003, ngôi làng điển hình về sử dụng năng lượng sạch. Những ngôi nhà hiện đại ở đây
có hệ thống sưởi ấm dựa trên nguồn năng lượng mặt trời, các thiết bị cấp nhiệt, bơm
nhiệt, tấm pin mặt trời và máy nước nóng năng lượng mặt trời là sản phẩm phổ biến.
b). Làng sinh thái BedZED (London, Anh)
Dự án Làng sinh thái BedZED nằm ở khu Wallington, phía Nam London

(Anh). BedZED do tổ chức môi trường mang tên Tập đoàn Phát triển BioRegional
khởi xướng, nhằm cung cấp chất lượng cuộc sống cao hơn mà không sử dụng quá
nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đưa tỷ lệ tiêu thụ tài nguyên về mức “bền
vững”, đồng thời vẫn không làm giảm bớt sự tiện nghi của cuộc sống hiện đại, năng
động. Nguyên tắc chủ đạo của các cộng đồng này là không carbon, không rác thải,
giao thông bền vững, nguyên vật liệu địa phương và bền vững, thực phẩm địa
phương, tiết kiệm nước, bảo tồn động thực vật, tôn trọng di sản văn hóa.
c). Làng sinh thái Tengtou, Chiết Giang (Trung Quốc)
Làng Tengtou cách thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang khoảng 2 km, được
biết đến với mô hình đặc biệt, phát triển kinh tế thân thiện với môi trường. Tất cả
các hộ dân cư được trang bị hệ thống năng lượng mặt trời sưởi ấm, đun nước, tiết
kiệm hơn 50.000 kWh điện mỗi năm. Ngoài ra làng còn xây dựng nhà vệ sinh thân
thiện với môi trường, trong đó hệ thống nước được dùng là nước mưa được lưu trữ,
tiết kiệm khoảng 9.500 m
3
nước mỗi năm.
Trong làng Tengtou, đối với khu dân cư, nước mưa và nước thải được quản
lý riêng biệt. Làng có hệ thống thu gom, xử lý chất thải, sử dụng quy trình xử lý
thân thiện với môi trường. Đồng thời, người dân thay đổi thói quen mua sắm bằng
túi vải thay vì sử dụng túi nilon.
d). Làng sinh thái Nakhon Sawan (Thái Lan)
Làng sinh thái Nakhon Sawan (Thái Lan) là một điển hình về sự thành công
của làng sinh thái trên đất rừng bị chặt phá; ngôi làng được chính phủ hỗ trợ xây

×