Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Quản lý môi trường trong hoạt động du lịch văn hóa ở viên chăn, lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 129 trang )

ii


Mục lục

MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BVMT DU LỊCH 2
VĂN HÓA THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN 2
1.1. Tổng quan cơ sở lý luận về môi trƣờng du lịch và vấn đề BVMT DL 2
1.1.1. Một số khái niệm 2
1.1.2. Các tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên và môi trƣờng 10
1.1.3. Nhận định chung về phát triển du lịch bền vững từ góc độ môi trƣờng 14
1.1.4. Tác động giữa hoạt động du lịch với môi trƣờng tự nhiên 18
1.1.5. Các nguồn tác động từ hoạt động du lịch đến môi trƣờng tự nhiên 19
1.1.6. Một số bài học kinh nghiệm về bảo vệ môi trƣờng tự nhiên 19
1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 21
1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 22
1.3.1. Điều kiện tự nhiên 22
1.3.2 Tình hình kinh tế - xã hội và văn hóa ở Viên Chăn 23
1.3.3 Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại Viên Chăn 25
1.4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề BVMT DLVH ở Viên Chăn 30
1.5. Cơ sở pháp lý hiện nay về bảo vệ môi trƣờng du lịch văn hóa ở Viên Chăn 33
1.5.1. Về du lịch 33
1.5.2. Về môi trƣờng 36
1.6. Định hƣớng phát triển du lịch văn hóa ở Viên Chăn đến năm 2020 42
iii

1.6.1. Quan điểm và tầm nhìn phát triển du lịch văn hóa ở Viên Chăn 42
1.6.2. Mục tiêu cơ bản trong phát triển du lịch văn hóa ở Viên Chăn đến năm 2020 43
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 45


2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 45
2.2.1. Phƣơng pháp tổng hợp tài liệu 45
2.2.2. Phƣơng pháp đánh giá nhanh 46
2.2.3. Phƣơng pháp khảo sát thực địa 46
2.2.4. Phƣơng pháp tham vấn ý kiến chuyên gia 47
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 48
3.1. Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa ở Viên Chăn 48
3.1.1. Các hình thức du lịch văn hóa ở Viên Chăn 48
3.1.2 Du lịch tâm linh 50
3.1.3 Du lịch lễ hội 59
3.1.4 Hiện trạng phát triển du lịch văn hóa ở Viên Chăn 67
3.2. Các vấn đề môi trƣờng nảy sinh từ hoạt động du lịch văn hóa ở Viên Chăn 71
3.2.1. Đánh giá mức độ tuân thủ các quy định, chính sách quản lý môi trƣờng 71
3.2.2. Rác thải 75
3.2.3 Nƣớc thải 78
3.2.4. Xâm hại các di tích, các hành vi tổn hại đến tâm linh 79
3.2.5. Ảnh hƣởng tiêu cực đến bản sắc văn hóa dân tộc Lào 82
3.3. Các vấn đề môi trƣờng từ bên ngoài tác động đến du lịch văn hóa 84
3.3.1 Các dịch vụ phi văn hóa đi kèm 84
iv

3.3.2. Phát triển ngành kinh tế gây tác động ảnh hƣởng đến môi trƣờng chùa chiền 85
3.4. Các nguyên nhân chủ yếu gây ra các vấn đề môi trƣờng 86
3.4.1. Về nhận thức còn yếu 86
3.4.2 Thiếu quy hoạch chuyên cho du lịch văn hóa, cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển du
lịch văn hóa 88
3.4.3. Năng lực và kỹ năng quản lý môi trƣờng của cơ quan và cán bộ ngành du lịch đang
còn hạn chế 89
3.4.4. Tổ chức lễ hội còn hình thức, chƣa chú trọng bảo vệ môi trƣờng 90
3.5. Các ƣu tiên quản lý môi trƣờng 91

3.5.1 Danh sách các vấn đề môi trƣờng trong hoạt động du lịch văn hóa ở Viên Chăn 91
3.5.2 Các vấn đề ƣu tiên về quản lý 93
3.6. Những định hƣớng bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động du lịch văn hóa ở Viên
Chăn đến năm 2020 96
3.7. Đề xuất những giải pháp quản lý và bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch văn
hóa ở Viên Chăn 98
3.7.1. Giải pháp chính sách 98
3.7.2. Giải pháp về quy hoạch 101
3.7.3. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho khách du lịch và cộng đồng địa phƣơng 102
3.7.4. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch văn hóa 104
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1
KẾT LUẬN 1
KHUYẾN NGHỊ 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO 5
PHỤ LỤC 9
v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT
Bộ tài nguyên môi trƣờng
CHDCND
Cộng hòa dân chủ nhân dân
DLST
Du lịch sinh thái
UBND
Ủy ban nhân dân
QP - AN
Quốc phòng – Anh ninh
QHPT
Quy hoạch phát triển

WTO
Tổ chức du lịch thế giới
WTTC
Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế



vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Bảng số liệu thống kê khách du lịch đến Viên Chăn từ năm 1993 – 2012 26
Bảng 2: Thống kê các văn bản pháp luật của Lào và Viên Chăn về BVMT du lịch 41
Bảng 3. Doanh thu từ khách du lịch quốc tế năm 2012 . Error! Bookmark not defined.
Bảng 4 Thống kê số lƣợng cơ sở lƣu trú cho khách du lịch Viên Chăn 2011-2012 69
Bảng 5: Thành phần điển hình của rác thải từ kinh doanh khách sạn và các dịch vụ ở
các khu du lịch tại thành phố Viên Chăn 76



vii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Bản đồ hành chính khu vực thủ đô Viên Chăn 4
Hình 2: Bản đồ thủ đô Viên Chăn 23
Hình 3: Chùa Hỏ Phạ Kẹo 51
Hình 4 : Thạt Đăm 52
Hình 5: Chùa Sỉ Sạ Kệt 54
Hình 6: Chùa Inpeng 55
Hình 7: Chùa Ông Tự 56

Hình 8: Chùa Thát Luổng 58
Hình 9: Tƣợng đài chiến thắng Pạ Tu Xay 59
Hình11: Ngƣời dân chơi hội năm mới 61
Hình 10: Ngƣời dân đi tắm Phật tại chùa 61
Hình 12: Hội đua thuyền 63
Hình 13: Hội Phật Vệt Xẳn Đon,ngƣời dân ngồi tụng kinh 65
Hình 14: Dâng cơm cho sƣ 66
Hình15: Hoạt động thả đồ trên sông 67
1

MỞ ĐẦU
Nƣớc Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân (CHDCND) Lào có diện tích 236.800 km
2
và có chiều dài khoảng 1.898 km, là một quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không giáp
với biển. Với địa hình là bình nguyên và cao nguyên, có nhiều núi non bao phủ bởi
rừng xanh, có con Sông Mê Kông chảy dọc gần hết biên giới phía tây. Lào là đất nƣớc
có khoảng 6.514.432 triệu dân với tốc độ tăng dân số trung bình 2,4% năm và mật độ
dân số trung bình cả nƣớc 22 ngƣời/km
2
, thấp nhất châu Á, riêng ở thủ đô Viên Chăn
mật độ dân số tập trung đến 152 ngƣời/km
2
. Bên cạnh lợi thế địa lý, tập trung dân cƣ,
Viên Chăn cũng là nơi có các di tích văn hóa và lịch sử xƣa và nay nổi tiếng, có các lễ
hội riêng biệt hàng năm thu hút sự tham gia của nhiều ngƣời dân địa phƣơng. Nhờ
những đổi thay tích cực của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế, du khách đến
Lào nói chung và đến Viên Chăn nói riêng tăng hàng năm. Quá trình phát triển du lịch
văn hóa gắn với các lễ hội bƣớc đầu đã thu đƣợc kết quả đáng ghi nhận, nhƣng cũng
phải đối mặt với các thách thức về môi trƣờng. Các vấn đề môi trƣờng nảy sinh từ hoạt
động du lịch văn hóa nhƣ: rác thải, vệ sinh môi trƣờng, tiếng ồn, các dịch vụ phi văn

hóa, văn hóa đồi trụy, xâm hại di tích, trật tự trị an,… Trong khi, chính du lịch văn hóa
lại chịu các tác động xấu từ bên ngoài, đôi khi ảnh hƣởng tới bản sắc văn hóa dân tộc,
đến cơ sở hạ tầng du lịch văn hóa, đến không gian du lịch văn hóa, đến vệ sinh môi
trƣờng các địa điểm du lịch văn hóa. Nguyên nhân có thể do thiếu quy hoạch không
gian du lịch văn hóa, do lấn chiếm trái phép của các công trình dân sinh xung quanh
các địa điểm du lịch văn hóa, du nhập các hình thức lễ hội phi truyền thống làm phức
tạp bản sắc lễ hội của dân tộc Lào,… Tình hình trên đã đặt ra nhu cầu tăng cƣờng quản
lý môi trƣờng trong hoạt động du lịch văn hóa ở Viên Chăn, góp phần giảm thiểu các
tác động môi trƣờng tiêu cực, hƣớng tới du lịch văn hóa bền vững, góp phần tôn tạo và
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Lào ở thủ đô Viên Chăn. Chính vì thế, việc chọn đề tài
luận văn cao học“Quản lý môi trường trong hoạt động du lịch văn hóa ở Viên Chăn,
Lào” hy vọng góp phần giải guyết các vấn đề nói trên.
2

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BVMT DU LỊCH
VĂN HÓA THỦ ĐÔ VIÊN CHĂN
1.1. Tổng quan cơ sở lý luận về môi trƣờng du lịch và vấn đề BVMT DL
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm về môi trƣờng
Theo định nghĩa của UNESCO (1981): Môi trƣờng của con ngƣời bao gồm toàn
bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con ngƣời tạo ra, trong đó con ngƣời sống
bằng lao động của mình, khai thác tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn
nhu cầu của con ngƣời. Nhƣ vậy, môi trƣờng sống đối với con ngƣời không chỉ là nơi
tồn tại, sinh trƣởng và phát triển cho một thực thể sinh vật là con ngƣời mà còn là
"khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự nghỉ ngơi của con ngƣời".
Luật Bảo vệ Môi trƣờng Lào (2005) đã đƣa ra khái niệm môi trƣờng, theo đó:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người,
có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên
nhiên”. Theo khái niệm này, môi trƣờng đƣợc hiểu là sự tổng hòa của các thành phần
tự nhiên. Nói cách khác, môi trƣờng đƣợc hiểu là môi trƣờng tự nhiên.

* Bảo vệ môi trường trong Luật Bảo vệ Môi trƣờng của Lào (2005) đƣợc chỉ ra
là những hoạt động góp phần gìn giữ cho môi trƣờng tự nhiên trong lành; phòng ngừa,
hạn chế tác động xấu tới môi trƣờng; phục hồi môi trƣờng bị ô nhiễm, suy thoái; cải
thiện, nâng cao chất lƣợng môi trƣờng.
Nhƣ vậy, ta thấy rằng để phát triển du lịch thì điều kiện đầu tiên không thể thiếu
là tài nguyên thiên nhiên. Trong đó thì môi trƣờng tự nhiên nhƣ môi trƣờng nƣớc,
không khí, đất đai, đồi núi là yếu tố chính nhằm đem đến sự thỏa mãn cho du khách du
lịch. Theo luật bảo vệ môi trƣờng công bố ngày 10/01/1994: Môi trƣờng bao gồm các
yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con
ngƣời và thiên nhiên. Khi du lịch ngày càng phát triển thì đồng nghĩa với tác động
không nhỏ đến môi trƣờng, có ảnh hƣởng tới đời sống, sản xuất sự tồn tại, phát triển
3

của con ngƣời và tự nhiên nhƣ suy thoái đất đai, nguồn nƣớc, cảnh quan tự nhiên sẽ bị
phá vỡ, dần dần thì vẻ đẹp tự nhiên sẽ không còn nữa và thayvào đó là các hệ thống xử
lý rác thải mà thôi.
1.1.1.2. Khái niệm về du lịch
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch. Vào năm 1963, Hội nghị Liên
Hợp Quốc tế về Du lịch ở Roma đã định nghĩa “Du lịch là tổng hòa các mối quan hệ,
hiện tƣợng, các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lƣu trú của cá
nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thƣờng xuyên của họ hay ngoài nƣớc của họ với
mục đích hòa bình. Nơi họ đến lƣu trú không phải là nơi làm việc của họ.”
Theo định nghĩa theo Hội nghị Quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Cannada
tháng 06/1991 “Du lịch là hoạt động của con ngƣời đi tới một nơi ngoài môi trƣờng
thƣờng xuyên (nơi ở của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã
đƣợc các tổ chức du lịch quy định trƣớc, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến
hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”.
Hoặc “Du lịch là hoạt động của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của
mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dƣỡng trong khoảng thời gian
nhất định” (theo Điều 10 Pháp lệnh Du lịch của Việt Nam).

Theo Bộ Văn hóa thông tin và du lịch, Tổng cục du lịch Lào: “Du lịch là các
hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của
mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dƣỡng trong một
khoảng thời gian nhất định”.
Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ƣu thế về tài nguyên du lịch
tự nhiên, đƣợc quy hoạch, đầu tƣ phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách
du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trƣờng. Sản phẩm du lịch là tập hợp
các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch.
Các địa điểm du lịch của Lào đƣợc chia làm 7 vùng chính: Viên Chăn, Xiengkhoang,
Luang Prabang, Thakhek, Savanakhet, Huaphan và Champasak.
4

Thủ Đô Viên Chăn: Tổng cộng trên lãnh thổ quốc gia Lào có 1.400 ngôi chùa mà
Viên Chăn chiếm số lƣợng chùa nhiều nhất nên nó đƣợc mệnh danh là xứ chùa của quốc
gia Lào. Tại đây, có các ngôi chùa nổi tiếng nhƣ chùa That Luang, Chùa Phra Keo, Chùa
Ông Tự, Chùa Sí Mƣơng, Chùa Sisaket, Vƣờn Phật Suốn Xiêng Khuôn (tục gọi là Suốn
Phụt tức Vƣờn Chƣ Phật), quần thể hàng trăm bức tƣợng đúc theo Phật thoại, trong vùng
Thà-Đừa, cách Viên Chăn khoảng 25 km, gần cầu Hữu Nghị Lào-Thái.
Hình 1: Bản đồ hành chính khu vực thủ đô Viên Chăn
Ở Viên Chăn có một ngôi chùa Việt tên Bàng Long, khá nguy nga. Từ chợ sáng
trên đại lộ Lan Xang, đã thấy sừng sững đài Anou Savary(đài chiến sĩ vô danh), sau
1975 đƣợc đổi tên thành Khải Hoàn Môn (Pa tu Xay), toạ lạc giữa bùng binh ranh giới
phố Viêng Chăn và khu vực Thát Luang. Đài Anou Savary đƣợc tạo dựng từ 1958,
phần dƣới và ngoài mô phỏng theo đài Arc de Triumphe tại Paris, phần trên và trong
5

gồm những nét kiến trúc, phù điêu đặc thù Lào. Đứng trên tầng cao nhất của Anou
Savary ta có thể thấy toàn diện cảnh quan Viên Chăn.
Con đƣờng huyết mạch ở Viên Chăn là đƣờng Sí Mƣơng-Samsenthay, sầm uất
trù phú, dấu ấn kiến trúc còn lại của thực dân Pháp chạy xuyên suốt từ khu Thát Khao

lên trung tâm Ô - Điên - SengLao, ra đến vùng Si Khay - Wattay, rồi bỗng dƣng ngừng
lại, nhƣờng cho kiến trúc cổ truyền Lào: Nhà sàn.
Viên Chăn nằm ven sông Mêkông đối diện tỉnh NongKhai (Thái Lan). Tại
đây, năm 1994 chính phủ Úc đã tài trợ xây chiếc Cầu Hữu Nghị Lào-Thái(Lao-Thai
Friendship Bridge) dài 1240m. Chính nhờ chiếc cầu này mà đã ra mở ra hƣớng phát
triển mới cho du lịch 2 nƣớc, kết nối hành lang Đông – Tây và mở ra sự phát triển cho
ngành du lịch của cả 3 nƣớc Đông Dƣơng.
Bờ sông Viên Chăn chƣa đƣợc khai thác đúng mức, chủ yếu mới ở mặt hàng ăn,
quán cóc. Quán cóc ven bờ sông Viên Chăn rất đa dạng về thực phẩm, với nhiều món
ăn ngon và lạ miệng [22].
1.1.1.3. Du lịch sinh thái
Ngày nay sự hiểu biết về du lịch sinh thái đã phần nào đƣợc cải thiện, thực sự đã
có một thời gian dài du lịch sinh thái là chủ đề nóng của các hội thảo về chiến lƣợc và
chính sách bảo tồn và phát triển các vùng sinh thái quan trọng của các quốc gia và thế
giới. Thực sự đã có nhiều nhà khoa học danh tiếng tiên phong nghiên cứu lĩnh vực này,
điển hình nhƣ: Một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái (DLST), định nghĩa
DLST lần đầu tiên vào năm 1987 nhƣ sau: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu
vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu,
trân trọng và thƣởng ngoạn phong cảnh và giới động - thực vật hoang dã, cũng nhƣ
những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) đƣợc khám phá trong những khu vực
này” trích trong bài giảng Du lịch sinh thái của Nguyễn Thị Sơn.
6

Năm 1994 nƣớc Úc đã đƣa ra khái niệm “DLST là Du lịch dựa vào thiên nhiên,
có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trƣờng thiên nhiên đƣợc quản lý bền
vững về mặt sinh thái”.
Theo Hiệp hội DLST Hoa Kỳ, năm 1998 “DLST là du lịch có mục đích với các
khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trƣờng, không
làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo
vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phƣơng”.

Một định nghĩa khác của Honey (1999) “DLST là du lịch hƣớng tới những khu
vực nhạy cảm và nguyên sinh thƣờng đƣợc bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít tác hại
và với quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trƣờng, nó
trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho ngƣời dân địa phƣơng và nó
khuyên khích tôn trọng các giá trị về văn hóa và quyền con ngƣời”.
Ở Việt Nam vào năm 1999 trong khuôn khổ hội thảo xây dựng chiến lƣợc quốc
gia về phát triển du lịch sinh thái đã đƣa ra định nghĩa nhƣ sau: “Du lịch sinh thái là
hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trƣờng có tác
động tích cực đến việc bảo vệ môi trƣờng và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về
tài chính cho cộng đồng địa phƣơng và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”.
Năm 2000, Lê Huy Bá cũng đƣa ra khái niệm về du lịch sinh thái “DLST là một
loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tƣợng để phục vụ cho những
khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thƣởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về
các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du
lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng nhƣ giáo dục tuyên truyền và bảo
vệ, phát triền môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững”.
Trong luật du lịch năm 2005, có một định nghĩa khá ngắn gọn “Du lịch sinh thái
là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phƣơng với sự
tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”. Theo quy chế quản lý các hoạt
động du lịch sinh thái tại các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên, do bộ Nông nghiệp và
7

PTNT ban hành năm 2007, thì Du lịch Sinh thái đƣợc hiểu là “Du lịch sinh thái: Là
hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phƣơng với sự tham
gia của cộng đồng dân cƣ ở địa phƣơng nhằm phát triển bền vững”.
Theo Hiệp hội Du lịch Sinh Thái (The Internatonal Ecotourism society) thì
“DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trƣờng và
cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phƣơng” [12].
1.1.1.4. Du lịch văn hóa
Hiện nay, du lịch bao gồm rất nhiều hình thức đa dạng và phong phú nhƣ du lịch

sinh thái, du lịch bền vững, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo
dục, du lịch MICE (viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive (khen thƣởng),
Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm)… và du lịch văn hóa.
Đối với các nƣớc đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế và trong
nƣớc, cần đẩy mạnh phát triển ngành nghề du lịch, du lịch văn hóa đƣợc coi là một
trong những sản phẩm chủ đạo.
Vậy, du lịch văn hóa là gì ? “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản
sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa truyền thống”.
Những yếu tố thu hút khách du lịch đến với loại hình này chủ yếu là các bản sắc
văn hóa, nét đặc trƣng khác biệt của nền văn hóa đó ví dụ nhƣ những lễ hội truyền
thống, những phong tục tín ngƣỡng, tôn giáo, lối sống, lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc…
hình thành nên nền văn hóa của ngƣời dân nơi mà khách du lịch đến thăm quan. Khách
du lịch tìm đến du lịch văn hóa để thu nhập thông tin mới, tìm hiểu và trải nghiệm
những nền văn hóa khác nhau mọi nơi trên thế giới. Do vậy, du lịch vănhóa không chỉ
đơn thuần là du lịch mà còn gắn liền với các loại hình văn hóa củađịa phƣơng nơi có
hoạt động du lịch đang diễn ra.
Loại hình này hiện nay đang rất phổ biến trên thế giới và theo báo cáo gần đây
của OECD đã nhấn mạng tầm quan trọng của du lịch văn hóa trong khu vực phát triển
8

trên thế giới. Hiện nay, ở nƣớc ta văn hóa truyền thống nói chung và văn hóa dân tộc
nói riêng ở các dân tộc thiểu số vùng cao đang bị phai mờ do sự du nhập của các loại
hình văn hóa ở các nƣớc đã phát triển và hiện đại hơn vào nƣớc ta.
Phần lớn các nơi thu hút khách du lịch văn hóa ở nƣớc ta đều là những nơi còn
khó khăn, đói kém. Bởi thế, thu hút khách du lịch văn hóa đồng nghĩa với việc phát
triển đƣợc kinh tế, giảm thiểu đói nghèo, nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân.
Đặc trƣng cơ bản của du lịch văn hóa:
- Tính đa dạng: du lịch văn hóa với chất lƣợng cao đƣợc tạo nên bởi sự đa dạng
trong đối tƣợng phục vụ, mục đích phục vụ hay điểm đến của du lịch văn hóa nhƣ các

cảnh quan thiên nhiên, kỳ quan thế giới, các di tích lịch sử - văn hóa cho đến các lễ hội
truyền thống, các phong tục tập quán lâu đời, các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian
mang đậm đà bản sắc dân tộc. Ngoài ra, cần kể đến các cơ sở vật chất và các dịch vụ
kèm theo.
- Tính đa thành phần: không hề có một giới hạn nào cho những đối tƣợng liên
quan đến du lịch văn hóa. Du khách tham gia vào du lịch văn hóa, các tổ chức Nhà
nƣớc và tƣ nhân, các doanh nhân trong và ngoài nuớc đầu tƣ, hoạt động trong lĩnh vực
du lịch, những nhân viên, hƣớng dẫn viên du lịch, cộng đồng địa phƣơng đều rất đa
dạng, gồm nhiều thành phần khác nhau trong xã hội, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp
vào các hoạt động du lịch văn hóa. Vì vậy, tính đa thành phần còn bao hàm trong đó cả
tính xã hội hóa cao.
- Tính đa mục tiêu: du lịch văn hóa mang lại lợi ích nhiều mặt nhƣ bảo tồn các
tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng, di tích lịch sử – văn hóa, duy trì và phát triển văn
hóa phi vật thể, nâng cao chất lƣợng phục vụ du khách, nâng cao chất lƣợng đời sống
của ngƣời phục vụ du lịch, mở rộng học hỏi và giao lƣu văn hóa, kinh tế, nâng cao ý
thức trách nhiệm cho cộng đồng [4].
1.1.1.5. Khái niệm về du lịch bền vững
9

Du lịch bền vững là khái niệm mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến, nâng cấp và
hoàn thiện khái niệm du lịch của những năm 90 và thực sự đƣợc mọi ngƣời quan tâm
trong những năm gần đây. Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế (WTTC) cho rằng: “Du
lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà
vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai. Khái
niệm này chỉ ra rằng mội hoạt động du lịch ở hiện tại không được xâm phạm đến lợi
ích của thế hệ tương lai và phải luôn tôn trọng đảm bảo duy trì hoạt động ấy một cách
liên tục và lâu dài”.
Theo định nghĩa mới của tổ chức Du lịch thế giới (WTO) đƣa ra tại hội nghị về
môi trƣờng và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janerio năm 1992: "Du lịch bền
vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của

khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo
các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền
vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh
tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn
hoá, đa dạng về sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho
cuộc sống của con người" (Nguồn: Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 3/2001). Trong định
nghĩa mới này thì du lịch đã đƣợc hiểu một cách đầy đủ hơn nó đƣợc xem xét trên cả
ba lĩnh vực kinh tế- xã hội- môi trƣờng.
Và mới đây hội nghị Bộ trƣởng du lịch các nƣớc Đông Á - Thái Bình Dƣơng tổ
chức tại Việt Nam đã đƣa ra quan điểm về du lịch bền vững đó là: “Các hình thức du
lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách, ngành du lịch và cộng đồng địa phương
nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau, du lịch khả
thi về kinh tế nhưng không phá huỷ môi trường mà tương lai của du lịch phụ thuộc vào
đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phương”.
10

Phát triển du lịch bền vững là một vấn đề không thể thiếu đƣợc trong quá trình đi
lên của đất nƣớc nói chung và của ngành du lịch nói riêng. Tuy nhiên, bảo vệ và cải thiện
môi trƣờng phải đƣợc coi là yếu tố không thể tách rời của quá trình phát triển du lịch [3].
1.1.2. Các tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên và môi trường
Tác động của hoạt động du lịch đến môi trƣờng sẽ có thể dẫn đến những hậu
quả làm thay đổi đặc điểm sử dụng tài nguyên, hay đặc tính của môi trƣờng. Đầu tiên
là tác động đến tài nguyên thiên nhiên, phát triển du lịch và các hoạt động có liên quan
góp phần làm cho các tài nguyên thiên nhiên bị xuống cấp về mặt môi trƣờng. Đó là
hậu quả của việc sử dụng đất đai, xây dựng các cơ sở dịch vụ du lịch và các hoạt động
liên quan đến việc vận hành và bảo dƣỡng các công trình du lịch cần thiết để duy trì
các hoạt động giải trí cho du khách. Tác động về môi trƣờng, về hoạt động du lịch đối
với tài nguyên thiên nhiên đƣợc thể hiện một cách rõ nét nhất là những bộ phần: tài
nguyên nƣớc, tài nguyên không khí, tài nguyên đất, tài nguyên sinh học.
+ Tác động đến tài nguyên nƣớc: việc phát triển cơ sở vật chất du lịch chủ yếu tập

trung vào xây dựng các công trình dịch vụ phục vụ nhu cầu của du khách. Có thể phân
loại các tác động về môi trƣờng của hoạt động này đối với tài nguyên nƣớc: tác động
trƣớc mắt và tác động lâu dài thƣờng là do việc vận hành và bảo dƣỡng các công trình
du lịch. Những tác động trƣớc mắt bao gồm việc thải bừa bãi các vật liệu xây dựng, đất
đá và các vật liệu nạo vét, đặc biệt là những nơi chặt phá rừng ngập mặn, làm cho chất
lƣợng nƣớc giảm đi rất nhiều. Việc giải phóng mặt bằng và san ủi đất để xây dựng các
công trình và làm đƣờng có thể sẽ gây ra xói mòn và sụt lở đất, ảnh hƣởng trực tiếp đến
chất lƣợng nƣớc, các hoạt động trong quá trình xây dựng sẽ làm ô nhiễm nguồn nƣớc,
do việc vứt rác và đổ rác bừa bãi vào các nguồn nƣớc, cũng nhƣ thải một lƣợng xăng
dầu nhất định trong quá trình vận hành các thiết bị xây dựng. Một số tác động lâu dài
bao gồm: đất bị sụt lở hoặc rác rƣởi trôi dạt sẽ làm tăng thêm lƣợng bùn và các chất cặn,
vì thế mà chất lƣợng nguồn nƣớc kém đi. Một hậu quả đáng kể là xói mòn, nhiểm bẩn
bởi nƣớc thải, ô nhiễm nƣớc mặt bởi rác rƣởi và các thứ khác. Nƣớc thải chƣa đƣợc xử
11

lý, hoặc thiết bị làm việc không đảm bảo chất lƣợng, do đó tác động lâu dài đến chất
lƣợng nƣớc ngầm cũng nhƣ nƣớc mặt. Hoạt động của du khách cũng là nguyên nhân gây
nên ô nhiễm nguồn nƣớc nhƣ vứt rác bừa bãi (khi qua phà) đổ các chất lỏng…
+ Tác động đến môi trƣờng không khí: bụi và các chất ô nhiễm không khí xuất
hiện chủ yếu là do hoạt động giao thông, do sản xuất và sử dụng năng lƣợng. Tăng
cƣờng sử dụng giao thông cơ giới là nguyên nhân đáng kể gây nên bụi và ô nhiễm
không khí. Không khí ồn ào phát sinh do việc tăng cƣờng sử dụng các phƣơng tiện nhƣ
thuyền, phà gắn máy, xe máy… Cũng nhƣ hoạt động của du khách tại các điểm dịch vụ
du lịch nhƣ ở các sàn nhảy… tạo nên hậu quả trƣớc mắt và lâu dài.
+ Tác động đến tài nguyên đất: khi một số khu vực tự nhiên có giá trị nhƣ bãi
tắm, cách rừng xanh trong nhiều trƣờng hợp bị ngăn lại không cho dân địa phƣơng vào
vì chúng trở thành tài sản riêng của khách sạn hoặc tƣ nhân kinh doanh ngành du lịch.
Phát triển du lịch kéo theo việc xây dựng kết cấu hạ tầng khách sạn và các công trình
dịch vụ du lịch. Điều này tất yếu dẫn đến việc xâm lấn đến diện tích đất nƣớc trƣớc đây
trồng trọt và chăn nuôi. Đây là bƣớc chuyển đổi dạng sử dụng đất với hiệu quả sử dụng

cao hơn, nhƣng lại làm giảm đi quỹ đất nông nghiệp.
+ Tác động đến tài nguyên sinh vật nhƣ: ô nhiễm môi trƣờng sống, cùng với việc
mất đi cảnh quan tự nhiên, những khu đất trồng trọt và chăn nuôi là nguyên nhân làm
cho một số loại thực vật và động vật dần dần bị mất nơi cƣ trú. Một số hoạt động thái
quá của du khách nhƣ chặt cây, bẻ cành, săn bắn chim thú tại những khu rừng tự nhiên
cũng là nguyên nhân làm giảm sút cả số lƣợng và chất lƣợng sinh vật trong phạm vi
khu du lịch. Trong môi trƣờng bảo tồn động vật hoang dã, việc vứt rác bừa bãi gây tác
động trực tiếp đến cuộc sống trƣớc mặt cũng nhƣ lâu dài của các loài động vật; nhiều
khi còn ảnh hƣởng đến sức khỏe của nhân viên phục vụ cũng nhƣ du khách đến khu du
lịch bởi các dịch bệnh phát sinh từ các chất thải không đƣợc xử lý. Hoạt động của du
khách có tác động lớn đến các hệ sinh thái. Các khu rừng nguyên sinh đặc biệt dễ bị
tổn thƣơng khi có nhiều du khách. Những hoạt động nhƣ sự đi lại của xe, giẫm đạp lên
12

cỏ, hái hoa quả bừa bãi,…làm mất nhiều loại động thực vật. Ở các khu bảo tồn động
vật hoang dã, hoạt động du lịch ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng sống của động vật: thay
đổi tập tính, trở nên sợ sệt…
+ Tác động đến cộng đồng dân cƣ sở tại. Bởi vì du lịch là tổng thể của những
hiện tƣợng và những mối quan hệ phát sinh do sự tác động qua lại giữa khách du lịch,
ngƣời kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cƣ địa phƣơng và thu
hút khách du lịch. Các chủ thể này tác động qua lại lẫn nhau trong mối quan hệ với các
hoạt động du lịch mà du khách là trung tâm. Đối với cộng đồng dân cƣ địa phƣơng, du
lịch là một cơ hội để tìm việc làm, tạo thu nhập đồng thời họ cũng là những nhân tố
hấp dẫn khách du lịch bởi lòng hiếu khách và phong tục tập quán,bản sắc văn hóa. Mặt
khác cộng đồng dân cƣ nơi khác đến du lịch cũng chịu tác động nhiều chiều của hoạt
động du lịch. Cộng đồng đƣợc hiểu là một nhóm dân cƣ cùng sinh sống trên một lãnh
thổ qua nhiều thế hệ và có những đặc điểm chung về sinh hoạt và văn hóa truyền thống,
sử dụng tác nguồn tài nguyên, môi trƣờng. Cộng đồng là nền tảng của phát triển xã hội,
cuộc sống của cộng đồng dựa trên việc khai thác tài nguyên nơi mình sinh sống cùng với
việc phát triển các phong tục, tập quán riêng mang dậm bản sắc của mỗi cộng đồng. Việc

khai thác càng tăng trong sự phát triển chung, vì vậy tác động và ảnh hƣởng của nó ở các
mức độ khác nhau đến cuộc sống cộng đồng dân cƣ cũng ngày một gia tăng.
Tác động của du lịch lên cộng đồng có cả mặt tích cực và tiêu cực. Trong luận
văn này nhấn mạnh đến tác động tiêu cực. Trong một số các dự án phát triển du lịch,
ngƣời dân địa phƣơng bị buộc phải rời khỏi nơi cƣ trú và rời bỏ các nghành nghề
truyền thống gắn bó với họ qua nhiều thế hệ. Cộng đồng dân cƣ địa phƣơng sẽ không
đƣợc chia sẻ hoặc chia sẻ không thỏa đáng lợi nhuận từ việc phát triển du lịch.
Nếu nhƣ các nhà kinh doanh không tuân thủ theo nguyên tắc phát triển du lịch
bền vững. Những mâu thuẫn xã hội sẽ đƣợc nảy sinh giữa các thành viên của cộng
đồng do có sự tranh chấp các lợi thế để có đƣợc nguồn thu tốt hơn từ du lịch. Điều này
sẽ ảnh hƣởng đến mối quan hệ gắn bó đặc trƣng cho cuộc sống truyền thống của cộng
13

đồng. Bên cạnh đó, các lối sống mới đƣợc khách du nhập sẽ có tác động nhiều mặt đến
cộng đồng nhất là giới trẻ. Các xung đột mới có thể nảy sinh và gây ra chia rẽ cộng
đồng. Truyền thống văn hóa của địa phƣơng có thể sẽ bị thƣơng mại hóa để đáp ứng
nhu cầu của du khách. Đã có ngƣời cảnh báo những hiệu ứng nhƣ vậy và gọi là sự xâm
lăng văn hóa, thông qua hoạt động du khách không đƣợc quản lý tốt. Ngoài ra, chất
lƣợng cuộc sống cộng đồng cũng có thể bị ảnh hƣởng do giá cả sinh hoạt tăng vì cầu
tăng vƣợt khả năng cung.
Những tác động không thuận lợi nói trên sẽ là những nguyên nhân gây ra xung
đột du lịch và kết quả là quá trình phát triển du lịch không bền vững và sẽ không đem
lại hiệu quả kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trƣờng nhƣ mong muốn. Ngay cả khi
không xảy ra xung đột giữa cộng đồng và phát triển du lịch nhƣng nếu thiếu kiểm soát và
không có sự tham gia tích cực của cộng đồng thì sự suy thoái môi trƣờng tự nhiên và các
thay đổi giá trị văn hóa sẽ làm mất dần tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch. Để loại
trừ đƣợc những tác động ngƣợc chiều của sự phát triển du lịch đối với cộng đồng dân cƣ
và ngƣợc lại, rất cần phát triển du lịch bền vững. Mục tiêu của phát triển du lịch bền
vững và đem lại lợi ích cho cộng đồng và phát triển du lịch bền vững chỉ có thể thực hiện
đƣợc khi đƣợc sự tham gia của cộng đồng. Để phát triển du lịch bền vững cần có kế

hoạch quản lý các nguồn tài nguyên để thỏa mãn các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ
của con ngƣời trong khi vẫn duy trì đƣợc sự phát triển lâu dài cho thế hệ mai sau.
Nhƣng chung quy thì khi nói đến con ngƣời và tổng thể mối quan hệ giữa nó và
con ngƣời thì chúng ta phải quan tâm đến cả hai khía cạnh, tích cực và tiêu cực mà các
yếu tố đem lại. Sự sống của con ngƣời chỉ có thể duy trì sống trong môi trƣờng không
khí trong lành, có cây xanh và tính cộng sinh giữa các loại mà thôi. Cũng nhƣ du lịch
và các yếu tố liên quan đến nó nhƣ khách du lịch, cộng đồng dân cƣ, nhà cung cấp,
chính quyền nhân dân sở tại. Tất cả đều nhằm mục đích phát triển ngành du lịch, ngành
đƣợc mệnh danh là ngành công nghiệp không khói.
14

1.1.3. Nhận định chung về phát triển du lịch bền vững từ góc độ môi trường
Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO) thì: phát triển du lịch bền vững là việc phát
triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu về hiện tại của du khách và ngƣời
dân bản địa, trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên
cho phát triển du lịch trong tƣơng lai “Phát triển du lịch bền vững là đáp ứng đầy đủ
nhất, tiện nghi nhất các nhu cầu của khách du lịch, tạo sức hút du khách đến các vùng,
điểm du lịch ngày nay đồng thời bảo vệ và nâng cao chất lƣợng cho tƣơng lai”.
Sự phát triển với quy mô lớn và tốc độ nhanh, mạnh của ngành du lịch Lào trong
những năm gần đây (đặc biệt là cuối những năm của thế kỷ 20) đã và đang gây ra
những bất cập, những hạn chế về môi trƣờng. Theo quan điểm chung, môi trƣờng du
lịch đƣợc hiểu là các điều kiện, các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhân văn của
từng vùng lãnh thổ cụ thể, mà trong đó các hoạt động du lịch tồn tại và phát triển. Rõ
ràng sự phát triển ngành du lịch luôn có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với sự phát
triển kinh tế, xã hội chung của từng vùng và của cả nƣớc, liên quan đến các công việc
cụ thể, các quá trình khai thác tài nguyên môi trƣờng. Trên thực tế ở nƣớc ta, tại rất
nhiều vùng, điểm du lịch truyền thống, nổi tiếng và có nhiều tiềm năng đã và đang phải
chịu những áp lực khá lớn từ phía các khía cạnh môi trƣờng. Đặc biệt là những khu vực
đó xuất hiện ngày càng mạnh các hiện tƣợng, các quá trình ô nhiễm, sự xuống cấp
nhanh chóng của điều kiện môi trƣờng kinh tế, xã hội và nhân văn, sự suy giảm tới

mức báo động của nhiều dạng tài nguyên, các yếu tố môi trƣờng tự nhiên, sinh thái,…
Đứng trƣớc một thực tế nhƣ vậy, để có thể phát triển ngành kinh tế này thì những vấn
đề về môi trƣờng cũng cần phải đƣợc đạt ra và giải quyết một cách nghiêm túc, đầy đủ
sao cho vừa phát triển, vừa khai thác vừa hiểu quả cao nhất về du lịch nhƣng lại phải
đảm bảo sự phát triển lâu dài.
Trên cơ sở phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu tổng hợp, áp dụng các tiêu chí, các
nguyên tắc và những giải pháp phát triển bền vững kinh tế, xã hội chung, môi trƣờng
du lịch nói riêng. Môi trƣờng du lịch có hấp dẫn khách du lịch hay không trƣớc tiên
15

phải kể đến các yếu tố tài nguyên du lịch. Khách du lịch đến mục đích của họ là tham
quan, để thỏa mãn “con mắt” của họ. Khi mà đời sống của con ngƣời ngày càng tăng
thì nhu cầu đi du lịch của ngƣời ta càng cao. Quanh năm suốt tháng phải tiếp xúc với
bụi bẩn, ồn ào của chốn đô thị, những ngày nghỉ con ngƣời ta muốn thoát khỏi cuộc
sống bình thƣờng đó, và họ đi du lịch. Chỉ đến những nơi có thiên nhiên đẹp, trong
lành, và yên tĩnh sẽ thỏa mãn đƣợc nhu cầu của họ. Chính vì điều đó, môi trƣờng rất
quan trọng trong kinh doanh du lịch. Sự suy giảm về trữ lƣợng và chất lƣợng của các
tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa cơ bản đối với cuộc sống của con ngƣời nhƣ: đất đai,
nƣớc, rừng, thủy sản, khoáng sản và các dạng tài nguyên năng lƣợng. Sự suy thoái này
trong thập kỷ 21 có khả năng dẫn tới tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng về lƣơng thực,
hay về các nhu cầu cần thiết của con ngƣời nói chung. Ô nhiễm môi trƣờng sống của
con ngƣời với tốc độ nhanh và phạm vi lớn hơn trƣớc. Không khí, nƣớc, đất đai, các đô
thị, khu công nghiệp, ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hƣởng xấu đến không chỉ ngành du
lịch, mà còn nguy hại hơn đó là sức khỏe, đời sống của con ngƣời cũng nhƣ sự suy tồn
và phát triển của các sinh vật khác trên trái đất. Để phần nào khắc phục đƣợc những bất
cập trên thì cần đảm bảo sự cân đối hài hòa giữa phát triển du lịch với các kế hoạch,
các phƣơng án quy hoạch phát triển các ngành kinh tế khác theo một nội dung thống
nhất trong phát triển kinh tế, xã hội, của từng vùng, nghiên cứu và cho toàn lãnh thổ
của đất nƣớc. Trong nguyên tắc này cần chú ý tới việc xem xét tỷ trọng của ngành du
lịch, đánh giá thực trạng cũng nhƣ dự kiến khả năng phát triển trên quan điểm kiểm

soát, khống chế chung, xuất phát từ khía cạnh quản lý khai thác hợp lý nguồn tài
nguyên và môi trƣờng du lịch.
Du lịch và môi trƣờng có mối quan hệ rất gắn bó với nhau, cũng nhƣ mối quan
hệ giữa con ngƣời và môi trƣờng. Môi trƣờng cung cấp nơi cƣ trú và các điều kiện cho
cuộc sống con ngƣời và muôn loài sinh vật; môi trƣờng cũng là nơi tiếp nhận lƣu trữ và
xử lý những gì mà con ngƣời và các sinh vật khác thải ra. Chừng nào còn giữ đƣợc sự
cân bằng giữa các quá trình đó thì sự sống trong thiên niên và cuộc sống của con ngƣời
16

vẫn có thể tiếp tục duy trì bình thƣờng. Nhƣng nếu sự cân bằng đó bị phá vỡ mà chủ
yếu do con ngƣời gây ra, thì việc duy trì sự sống và cuộc sống bị đe dọa. Hoạt động du
lịch có tác động đến môi trƣờng về nhiều mặt. Do nhu cầu phát triển du lịch nhiều diện
tích đất đai bị khai phá để xây dựng cơ sở hạ tầng, nhƣ làm đƣờng giao thông, khách
sản, các công trình thể thao, các khu vui chơi giả trí…Điều đó gây phá hoại hoặc làm
tổn hại tới cảnh quan thiên nhiên, các hệ sinh thái . Các sân có thể gây nên tình trạng
suy thái đất, ô nhiễm,nguồn nƣớc, thậm chí gây nên sự cạnh tranh trong việc sử dụng
nƣớc cho sinh hoạt và sản xuất, nhất là ở những nơi hiếm nƣớc. Hoạt động du lịch luôn
ngắn liền với việc khai thác các tiềm năng tài nguyên môi trƣờng tự nhiên nhƣ cảnh
đẹp hùng vĩ của núi rừng,…và các giá trị văn hóa nhân văn. Trong nhiều trƣờng hợp,
hoạt động du lịch văn hóa trên cơ sở của một hoặc tập hợp các đặc tính của môi trƣờng
tự nhiên nhƣ một hang động, một quả đồi, một khúc sông, một khu rừng…hay một đền
thờ, một quần thể di tích. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mà sự tồn tại của nó gắn
liền với môi trƣờng, nên môi trƣơng du lịch có tác động qua lại với tất cả các yếu tố
của môi trƣờng chung. Sự suy giảm của môi trƣờng nói chung ở một khu vực đồng
nghĩa với sự đi xuống của hoạt động du lịch cũng nhƣ chất lƣợng của môi trƣờng du
lịch ở khu vực đó.
Hoạt động du lịch có thể gây tác động khác tới tài nguyên nƣớc đặc biệt là các
chất thải, các chất cây ô nhiễm do các khách sạn nhà hàng, các hoạt động vận tải thủy
và khách du lịch tạo nên. Hiên nay ở nƣớc ta, tình trạng rác thải bừa bãi tại các địa
điểm du lịch, vui chơi giả trí còn phổ biến, điều đó không những ảnh hƣởng tới vệ sinh

công cộng và môi trƣờng, mà còn gây cảm giác khó chịu cho du khách. Khi hoạt động
du lịch nhộn nhịp lên, thì khi đó cũng là điều đe dọa tới chất lƣợng không khí. Trƣớc
hết là ô nhiễm không khí do giao thông vận tại. tổ chức du lịch thế giới đã thống kê có
khoảng 37% - 45% du khách tới bằng đƣờng bộ và khoảng 40% - 45 % du khách tới
bằng máy bay. Không giống nhƣ đối với ô tô, ô nhiễm từ máy bay (trừ tiếng ồn) ít khi
đƣợc nhận thấy trực tiếp. Thế nhƣng riêng trong năm 1990 ngành hàng không đã tiêu
17

thụ hết khoảng 176 triệu tấn xăng, từ đó thải ra 550 triệu tấn khí nhà kính CO
2
và 3,5
triệu tấn NO
x
, gây mƣa axít và ô nhiễm quang hóa.
Không chỉ không khí mà còn nhiều vấn đề khác nhƣ: ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm
nguồn nƣớc. Ngoài ra sự phát triển du lịch còn tạo ra mối đe dọa tới các hệ sinh thái,
nhƣ phá những khu vực rừng để xây dựng cơ sở hạ tầng, làm mất hoặc chia cắt nơi cƣ
trú các nơi sinh vật, khai thác bừa bãi các tài nguyên rừng để sản xuất các sản phẩm
phục vụ cho khách du lịch nhƣ tiêu bản các thú rừng, hoa lan rừng, tắc kè, đồi mồi,
…tại nhiều điểm du lịch của nƣớc Lào. Hàng năm trên thế giới có khoảng 200.000 ha
rừng bị cháy, trên 500 loài thực vật Địa trung hải, cùng một số động vật đang bị đe dọa
tuyệt chủng. Hiện có rất nhiều chƣơng trình, dự án của các nƣớc và tổ chức quốc tế
đang đƣợc tiến hành để cứu sự đa dạng sinh học tại nơi đây. Tuy du lịch mang lại lợi
ích kinh tế, xã hội to lớn những các tác động tiêu cực của du lịch đối với môi trƣờng
càng ngày càng trở nên rõ rẹt hơn. Các quốc gia đều nhận thấy mối nguy hại này đã
ban hành nhiều văn bản phát luật để ngăn ngừa và hạn chế tác động tiêu cực của du
lịch đối với môi trƣờng,cả môi trƣờng tự nhiên, nhân tạo và các đối tƣợng ý ngĩa về
lịch sử, văn hóa khảo cổ học. Nhà nƣớc cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật có
liên quan đến bảo vệ môi trƣờng, bản sắc văn hóa và thần phong mĩ tục trong hoạt
động du lịch. Ngoài Luật du lịch bảo vệ và phát triển rừng, luật tài nguyên nƣớc có các

quy định chung, về bảo tồn, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch để phát
triển du lịch bền vững,có quy định nghiêm cấm mọi hoạt động du lịch làm ảnh hƣởng
xấu tới môi trƣờng. Ngoài ra, còn có một số nghị định và chỉ thị của chính phủ về việc
bảo đảm trật tự trị an, vệ sinh môi trƣờng,an toàn thực phẩm tại các cở lƣu trú,các địa
điểm du lịch, mà còn nhằm bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động du lịch. Vấn đề cấp
bách hiện nay là phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, vì thực tế
đây là một trong các nhau yếu nhất, đặc biệt thể hiện rõ tại các cơ sở và địa điểm du
lịch [20].
18

1.1.4. Tác động giữa hoạt động du lịch với môi trường tự nhiên
1.1.4.1. Tác động tích cực
- Bảo tồn thiên nhiên.
- Giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động dân sinh, kinh
tế tại các khu vực nhạy cảm (vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên…).
- Góp phần đảm bảo chất lƣợng nƣớc trong và ngoài khu vực phát triển du lịch
nếu nhƣ các giải pháp kỹ thuật trong cấp thoát nƣớc đƣợc áp dụng.
- Góp phần cải thiện các điều kiện vi khí hậu nhờ các dự án thƣờng có yêu cầu
tạo thêm các vƣờn cây, công viên cảnh quan, hồ nƣớc, thác nƣớc nhân tạo…
- Góp phần làm tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du lịch nhờ
những dự án có các công viên cảnh quan, khu nuôi chim thú…hoặc bảo tồn đa dạng
sinh học thông qua nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch.
- Tăng cƣờng hiểu biết về môi trƣờng của cộng đồng địa phƣơng thông qua việc
trao đổi và học tập với du khách nƣớc ngoài.
1.1.4.2. Tác động tiêu cực
- Hoạt động du lịch làm tăng áp lực chất thải sinh hoạt, đặc biệt ở các trung tâm
du lịch, góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc.
- Ảnh hƣởng tới nhu cầu và chất lƣợng nƣớc. Tăng mức độ suy thoái và ô nhiễm
các nguồn nƣớc ngầm do nhu cầu sử dụng nƣớc sinh hoạt của du khách, đặc biệt ở các
vùng ven biển do khả năng xâm nhập mặn cao khi áp lực các bể chứa giảm mạnh vì

khai thác quá mức cho phép.
- Tăng sức ép lên quỹ đất tại các vùng ven sông vốn đã rất hạn chế tại vùng ven
sông, miền núi trung du…
- Các hệ sinh thái và môi trƣờng đảo rất nhạy cảm và dễ bị tổn thƣơng do sức ép
của phát triển du lịch. Tài nguyên thiên nhiên biến đổi theo chiều hƣớng xấu đi do phát
triển du lịch không hợp lý. Nhiều cảnh quan đặc sắc bị thay đổi hay suy giảm cùng với
việc phát triển các khu du lịch mới.
19

- Khu vực có tính đa dạng cao: khu rừng nhiệt đới, hang động, cảnh quan…cũng
dễ bị tổn thƣơng do phát triển du lịch quá tải.
- Ô nhiễm tiếng ồn: tiếng ồn từ các phƣơng tiện giao thông và du khách gây phiền
hà cho ngƣời dân địa phƣơng và du khách khác.
1.1.5. Các nguồn tác động từ hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên
- Các nguồn tác động của dự kiến bố trí các công trình xây dựng trong dự án phát
triển du lịch.
- Các nguồn tác động đầu vào của dự án phát triển du lịch.
- Nguồn tác động trong các giai đoạn phát triển.
- Các tác động đầu ra.
1.1.6. Một số bài học kinh nghiệm về bảo vệ môi trường tự nhiên
1.1.6.1. Liên quan đến quản lý nhà nƣớc
Tại Nepal, dự án bảo tồn khu vực Annapuna (ACAP) là một ví dụ điển hình về
việc xây dựng Quỹ bảo tồn từ các hoạt động du lịch, dự án đƣợc sử dụng tiền từ nguồn
thu vé vào cổng khu bảo tồn Annapuna (15 USD/khách nƣớc ngoài và 1,5 USD/khách
từ các nƣớc trong khu vực Nam Á) cho các chƣơng trình bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng
trong khu vực. Trong dự án Upper Mustang (phần mở rộng của các chƣơng trình
ACAP), Chính phủ Vƣơng quốc Nepal đã quyết định trích trả loại 60% lợi nhuận du
lịch vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng trong khu vực.
1.1.6.2. Liên quan đến việc quản lý khu, điểm du lịch
Một trong những kinh nghiệm đƣợc phổ biến cho lĩnh vực này là dự án Du lịch

sinh thái bản địa ở Ryo Blanco tại Ecuador. Dự án này đã có biện pháp xây dựng các
điểm đón khách cách trung tâm cộng đồng khoảng 1km, để giảm bớt mật độ xây dựng
các cơ sở lƣu trú tại các khu trung tâm nhằm hạn chế tác động tiêu cực xảy ra giữa
khách du lịch và ngƣời dân địa phƣơng. Tại Senegan, dự án Du lịch Nông thôn tổng
hợp ở Casamance lại chú ý đến vấn đề hạn chế công suất phục vụ của các nhà trọ,
“khống chế công suất đƣợc đón tối đa 20-40 khách/lần và chỉ đƣợc xây dựng ở các

×