ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước Việt Nam tuy là một quốc gia nhỏ bé nhưng được thiên nhiên ưu đãi
nhiều quan cảnh xinh đẹp, đa dạng và độc đáo, vừa mang tính chất văn hóa thế giới
vừa có tính lịch sử đặc thù của dân tộc Việt Nam. Với xu hướng phát triển khoa học
kỹ thuật như vũ bão thì nhu cầu thích tìm hiểu về thiên nhiên của con người ngày
càng gia tăng; những phong cảnh mang nét đẹp hoang sơ kèm theo bầu không khí
trong lành là những nơi hấp dẫn du khách trên thế giới. Vì thế, du lịch là một ngành
kinh tế có nhiều tác động đến môi trường hơn bất cứ một ngành kinh tế thị trường
nào khác.
Nhưng tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho du lịch chủ yếu được khai thác từ
môi trường nên hậu quả của nó (bao gồm suy thoái và ô nhiễm môi trường đất,
nước, không khí; mặt khác còn suy thoái và giảm sút về đa dạng sinh học…) không
thể lường hết được. Và hình thức du lịch sinh thái (DLST) đã ra đời.
1.2. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, khi đất nước phát triển theo hướng công nghiệp hóa
– hiện đại hóa, chất lượng cuộc sống được cải thiện và không ngừng nâng cao thì
con người càng có nhu cầu giải trí nhiều hơn; nhất là xu hướng nghỉ ngơi đi tham
quan du lịch; mặc dù ở mỗi người khi chọn loại hình thư giãn này với nhiều mục
đích khác nhau nhưng nhìn chung đều là để khám phá về thế giới xung quanh,
chiêm ngưỡng những cảnh quan đẹp hay viếng thăm các bảo tàng di tích lịch sử,
thậm chí chỉ là muốn tận hưởng cảm giác được gần gũi, hòa mình vào thiên
nhiên…. Chính vì thế, ngành du lịch đặc biệt là du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh
đang rất phát triển và thu hút một lượng du khách khá đông Do đó, đề tài “Khảo
sát hoạt động Du lịch sinh thái ở thành phố Hồ Chí Minh và xây dựng chương
trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong hoạt động Du lịch sinh thái”
sẽ tìm ra những giải pháp để nâng cao ý thức của mọi người về bảo vệ môi trường
khi tham gia loại hình du lịch này đúng nghĩa hơn.
Trang 1
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
1.3. Giới hạn của đề tài
Không gian nghiên cứu của đề tài mở rộng trên phạm vi cả nước nhưng sẽ
đi sâu vào khảo sát thực trạng DLST ở thành phố Hồ Chí Minh. Do hạn chế về thời
gian và điều kiện nên việc khảo sát thực địa của đề tài chỉ được tiến hành ở một số
nơi tiêu biểu của thành phố mang tên Bác này (như khu DLST ở Cần Giờ, khu di
tích lịch sử địa đạo Củ Chi, Thảo cầm viên…).
1.4. Mục tiêu của đề tài
Khảo sát tình hình hoạt động du lịch sinh thái ở thành phố Hồ Chí Minh để
đưa ra những biện pháp khả thi nhằm xây dựng chương trình nâng cao nhận thức
bảo vệ môi trường cho cộng đồng khi tham gia hoạt động này.
1.5. Nội dung nghiên cứu
Nắm vững các kiến thức về du lịch sinh thái;
Tổng quan về du lịch và du lịch sinh thái ở Việt Nam;
Khảo sát hiện trạng du lịch sinh thái tại các điểm du lịch trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh
Đánh giá tình hình nhận thức bảo vệ môi trường của cộng đồng ở một số
điểm du lịch sinh thái tại thành phố Hồ Chí Minh
Đưa ra các biện pháp trong công tác quản lý hoạt động du lịch sinh thái
Đề xuất giải pháp để xây dựng chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi
trường cho cộng đồng.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu
Đây là phương pháp được áp dụng đầu tiên trong quá trình làm đề tài; thu
thập, thanh lọc những tài liệu theo nội dung và sắp xếp theo từng đề mục, so sánh,
đối chiếu để chọn lọc, xử lý.
1.6.2 Phương pháp thống kê
Sau khi thu thập được nhiều dữ liệu, thống kê theo từng đề mục, nội dung
cần nghiên cứu. Xử lý các số liệu và đánh giá hiệu quả nhận thức bảo vệ môi trường
của xã hội thông qua hoạt động DLST.
Trang 2
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
1.6.3 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Tham khảo ý kiến chuyên gia và các nhà quản lý môi trường nhằm đưa ra
các giải pháp phù hợp, hiệu quả hơn trong công tác nâng cao nhận thức cho những
người tham gia vào DLST.
1.6.4 Phương pháp khảo sát thực địa
Điều tra nhận thức của cộng đồng mà tiêu biểu là du khách ở một số điểm
DLST ở Thành phố Hồ Chí Minh về môi trường và ý thức tham gia các hoạt động
bảo vệ môi trường để nhìn nhận, có cách đánh giá xác thực nhằm xây dựng chương
trình, đưa ra ý kiến đóng góp mang lại hiệu quả, phù hợp với thực tế hơn.
Phương pháp thực hiện: Phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu điều tra
Bảng tổng kết số phiếu điều tra thăm dò nhận thức của du khách tại một số điểm du
lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 1. Bảng tổng kết số phiếu điều tra tại các điểm du lịch
Tên khu du lịch Số phiếu điều tra (Phiếu)
Khảo sát tình hình DLST Khảo sát ý thức BVMT
Thảo Cầm Viên 120 120
Vàm Sát – Cần Giờ 25 25
Địa đạo Củ Chi 70 70
Bình Quới – Thanh Đa 95 95
Trang 3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
SINH THÁI Ở VIỆT NAM
2.1. Cơ sở lý thuyết về du lịch sinh thái
2.1.1. Định nghĩa du lịch sinh thái
Theo Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế: DLST là việc đi lại có trách nhiệm
tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho
người dân địa phương.
Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN): DLST là loại hình du lịch
và tham quan có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá
để thưởng thức, hiểu biết về thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong
quá khứ hoặc đang hiện hành; qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế
những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra và tạo ra ích lợi cho những
người dân địa phương tham gia tích cực ( Ceballos - Lascurain, 1996)
Và theo định nghĩa của Việt Nam: Du lịch sinh thái (Ecotourism) là một loại hình
du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường; có
đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của
cộng đồng địa phương.
Cho đến nay, khái niệm du lịch sinh thái vẫn còn hiểu dưới nhiều góc độ
khác nhau nhưng đa số ý kiến của các chuyên gia hàng đầu về DLST đều cho rằng
DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và
được nuôi dưỡng, quản lý theo hướng bền vững về mặt sinh thái. Khách du lịch sẽ
được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng cao
hiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên và văn hóa mà không gây ra những tác
động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hóa bản địa. DLST phải
hội tụ đủ các yếu tố cần: sự quan tâm tới thiên nhiên và môi trường; trách nhiệm với
xã hội và cộng đồng; là kết tinh của khoa học, du lịch, văn hóa, kinh tế, xã hội và hệ
sinh thái môi trường học.
Trang 4
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
Sơ đồ 1. Mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên và xã hội đối với DLST
Để phát triển một ngành “kinh tế xanh” có tính giáo dục môi trường cao, có
sức cạnh tranh và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng địa
phương thì Du lịch sinh thái là một lĩnh vực nên được chú ý nhiều hơn bởi vì nó
mang những mục tiêu nổi bật như sau:
Mục tiêu sinh thái – môi trường
Nhà quản lý khu du lịch sẽ phải xem xét đến khả năng gánh chịu (sức chứa)
của vùng sinh thái về lượng du khách; tính nhạy cảm của sinh vật và các hệ sinh
thái, vấn đề ô nhiễm môi trường, tải lượng rác thải, nước thải và các quá trình làm
gián đoạn sinh thái do du khách gây ra. Vì thế, phát triển DLST sẽ phải đi đôi với
việc bảo vệ môi trường (BVMT) sinh thái bền vững, từ đó đề ra cơ chế quản lý phù
hợp, liên tục đặt ra các kế hoạch, chương trình để truyền tải cho du khách.
Mục tiêu văn hóa – xã hội
Bảo tồn và phát huy nền văn hóa bản địa, lưu giữ những truyền thống, sinh
hoạt tốt đẹp của dân tộc. Do đó, trong quy hoạch DLST cần phải gắn kết việc giữ
gìn và phát huy các truyền thống văn hóa đặc trưng của địa phương, bảo tồn được
môi trường nhân văn trong sạch, đồng thời có những chính sách, biện pháp để khai
thác tốt các di sản văn hóa có giá trị phục vụ cho du lịch.
Mục tiêu hỗ trợ phát triển
Nghiên cứu về DLST không chỉ để tìm hiểu về thị hiếu du khách nhằm tối đa
hóa lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường mà còn cung cấp các thông tin tư liệu,
Trang 5
Sinh thái
môi trường học
Khoa học, du lịch Văn hóa, kinh tế, xã hội học
DLST
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
những định hướng chiến lược cơ bản để khuyến khích hỗ trợ cho sự phát triển, xúc
tiến, lập kế hoạch, thiết lập mối quan hệ giữa các ban ngành, tạo lực đẩy cho sự phát
triển của ngành “ công nghiệp xanh” này.
2.1.2. Các loại tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên DLST là các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm, các tuyến
hoặc các khu DLST bao gồm cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, giá trị nhân văn,
các công trình sáng tạo của nhân loại.
2.1.2.1. Tài nguyên thiên nhiên (TNTN)
• Rừng đặc dụng: Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù nơi có đa dạng sinh học
cao (khu bảo tồn cảnh quan lịch sử, văn hóa, môi trường; vườn quốc gia; khu dự trữ
thiên nhiên; khu bảo tồn loài, nơi cư trú).
• Các nhóm hệ sinh thái: nông nghiệp (miệt vườn, trang trại, công viên, làng
hoa ), hệ sinh thái điển hình.
• Các tài nguyên sinh thái đặc thù
2.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Đó là sự đa dạng văn hóa mà tiêu biểu là văn hóa bản địa
Văn hóa bản địa bao gồm:
• Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật, địa
hình… phục vụ cho cuộc sống của cộng đồng.
• Các đặc điểm sinh hoạt văn hóa, lễ hội truyền thống.
• Kiến trúc, công trình, di sản.
• Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
• Các di tích lịch sử, khảo cổ, văn hóa, tín ngưỡng.
• Ẩm thực.
2.1.2.3. Các sản phẩm du lịch sinh thái
• Cơ sở lưu trú: Các dạng nhà trọ, khu nghỉ dưỡng, các lều trại, các khu cắm
trại caravan, khách sạn…
• Chương trình du lịch (tours, packages)
Trang 6
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
• Khu, điểm du lịch (attractions): Là tất cả những phương tiện thiết bị kết
hợp giữa vùng tự nhiên và cơ sở hạ tầng, các di tích văn hoá lịch sử, các trung tâm
trình diễn nghệ thuật.
2.1.3. Các nguyên tắc của du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái (HST) đặc thù
làm đối tượng để phục vụ cho du khách yêu thiên nhiên, thưởng ngoạn cảnh quan
hay nghiên cứu về HST, nó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát
triển kinh tế du lịch với bảo vệ tài nguyên môi trường thiên nhiên và phát triển bền
vững. Vì vậy, nguyên tắc du lịch sinh thái có thể tóm tắt như sau:
• Giảm thiểu các tác động tiêu cực lên thiên nhiên và văn hóa có thể phá hủy
một điểm du lịch.
• Giáo dục du khách về tầm quan trọng của bảo tồn.
• Nhấn mạnh tầm quan trọng của các doanh nghiệp có trách nhiệm trong
việc hợp tác với chính quyền và dân cư địa phương để đáp ứng các nhu cầu của địa
phương đồng thời mang lại lợi ích cho bảo tồn.
• Mang lại thu nhập trực tiếp cho công tác bảo tồn, quản lý các khu vực tự
nhiên và các khu vực được bảo vệ.
• Nhấn mạnh sự cần thiết phải phân vùng du lịch địa phương và có kế họach
quản lý du khách tại những vùng hoặc khu vực có định hướng trở thành điểm du
lịch sinh thái.
• Nhấn mạnh việc sử dụng các nghiên cứu về môi trường và cơ sở xã hội
cũng như các chương trình kiểm tra dài hạn để đánh giá và giảm thiểu các tác động.
• Cố gắng tối đa hóa lợi nhuận kinh tế cho dân cư, doanh nghiệp và các cộng
đồng địa phương, đặc biệt là dân cư sống trong và xung quanh khu vực tự nhiên
được bảo vệ.
• Bảo đảm rằng phát triển du lịch không vượt quá các giới hạn môi trường
và xã hội do các nhà nghiên cứu cùng với dân cư địa phương xác định.
Trang 7
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
• Dựa trên cơ sở hạ tầng được thiết kế và xây dựng phù hợp với môi trường
tự nhiên và văn hóa đồng thời giảm tối thiểu việc sử dụng các nguồn nhiên liệu, bảo
tồn các loài động, thực vật hoang dã.
• Nghiên cứu hỗ trợ cho du lịch: phải cung cấp cho du khách những thông
tin đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi
trường tự nhiên, xã hội và văn hóa du lịch, qua đó góp phần thỏa mãn các nhu cầu
của du khách.
2.1.4. Các bên tham gia vào du lịch sinh thái
2.1.4.1 . Tổ chức phi chính phủ
• Cung cấp các tiêu chuẩn trong ngành du lịch sinh thái;
• Tạo ra thị trường phi lợi nhuận và các chương trình du lịch ra nước ngoài;
• Là các chuyên gia về du lịch bền vững;
• Xây dựng các dự án về du lịch sinh thái ở các nước trong khu vực lân cận
hoặc những quốc gia trên thế giới có tuyến tham quan này và ít có xu hướng kinh
doanh mà thường hướng vào công tác bảo tồn.
2.1.4.2. Cộng đồng địa phương
• Là một “sản phẩm” của hoạt động du lịch.
• Tham gia vào quy hoạch phát triển du lịch, vào hoạt động và quản lý du
lịch ở những vị trí, ngành nghề thích hợp;
• Có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực lên sự phát triển của DLST;
• Đóng góp vai trò trong công tác bảo tồn tài nguyên và di sản của địa
phương và quốc gia.
2.1.4.3. Các hãng lữ hành
Có trách nhiệm :
• Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường, văn hóa thông qua thông tin và giáo
dục cho khách hàng
• Giảm thiểu tác động lên môi trường và mang lại lợi ích về tài chính trực
tiếp cho công tác bảo tồn.
Trang 8
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
• Tôn trọng văn hóa địa phương và hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoặc những
nhà cung cấp dịch vụ địa phương.
• Quản lý một cách có trách nhiệm các hoạt động và dùng những quy tắc chỉ
đạo của địa phương để hướng dẫn thói quen của du khách.
2.1.4.4. Hướng dẫn viên du lịch
Ngoài những yêu cầu chung của một hướng dẫn viên du lịch thì hướng dẫn
viên DLST còn có những yêu cầu như sau:
• Phải có hiểu biết nhất định về lý thuyết DLST.
• Nhận biết các dạng hình hệ sinh thái với những thành phần và cấu trúc của
chúng cũng như nhận dạng, phân biệt một số loài động thực vật điển hình trong hệ
sinh thái đó.
• Phải có tính cách nhã nhặn, kiên trì để trình bày, giải thích nhưng cũng tỏ
rõ thái độ kiên quyết với những du khách có hành vi gây tệ hại cho sinh thái môi
trường (chọc phá thú, ngắt hoa, bẻ cành, dẫm lên cỏ…).
2.1.4.5. Các bộ, ngành liên quan
• Giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển DLST và hoạch định
chính sách, quản lý lãnh thổ.
• Tập trung chủ yếu vào quản lý sự phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng liên
quan tới giáo dục và môi trường.
2.1.4.6. Các nhà quản lý tài nguyên, điểm du lịch
• Tôn trọng cảnh quan môi trường ban sơ trong quy hoạch của điểm du lịch
để giảm thiểu tác động của việc xây dựng lên môi trường.
• Bảo vệ yếu tố tự nhiên như hệ động thực vật.
• Thiết kế các khu lưu trú phải hạn chế tối đa việc sử dụng các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, nhất là các nguồn tài nguyên không tái tạo được.
• Có chiến lược giảm sử dụng năng lượng và nước cũng như có kế hoạch
quản lý rác thải thông qua việc tái sử dụng và tái chế.
• Khuyến khích và hợp tác với cộng đồng địa phương tham gia vào DLST.
Trang 9
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
2.1.4.7. Khách du lịch
• Yếu tố quan trọng của chuyến du lịch: Khung cảnh thiên nhiên hoang dã,
văn hóa bản địa độc đáo và đa dạng.
• Những lợi ích của chuyến du lịch mà các khách DLST tìm kiếm đó là sự
hiểu biết/ có thêm kinh nghiệm về tự nhiên; về văn hóa, thư giãn, góp phần thay đổi
nhận thức bản thân và xã hội khi môi trường đang ngày càng xuống cấp.
2.2. Tổng quan về tình hình phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái
nói riêng
2.2.1. Khái quát chung về tình hình du lịch
Du lịch tại Việt Nam là một trong những ngành khá hấp dẫn, thu hút một
lượng khách khá đông đảo nhất là hiện nay, Việt Nam đang là điểm đến được khá
nhiều nước chọn lựa.
• Tốc độ tăng trưởng trung bình là 10.5 % và dự báo từ năm 2008 đến 2017
trung bình là 7.8 %. Xếp hạng thứ 6/176 quốc gia trên thế giới.
• Mỗi năm ngành du lịch đóng góp cho nhà nước 3.1 % GDP, còn kinh tế du
lịch đóng góp 11.2 %.
2.2.1.1. Những mặt thuận lợi
Với thế mạnh về tự nhiên và nhân văn, Việt Nam đứng trước cơ hội lớn để đẩy
mạnh phát triển du lịch sinh thái thành mũi nhọn của ngành du lịch.
Nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, lãnh thổ Việt Nam trải dài trên 15
độ vĩ tuyến với 3/4 là địa hình đồi núi và cao nguyên, hơn 3200 km đường bờ biển,
hàng ngàn hòn đảo, trải dài ở thềm lục địa Việt Nam là các rạn san hô quần tụ nhiều
loài sinh vật khác nhau, nhiều loài có màu sắc sặc sỡ và có giá trị kinh tế cao. Tính
đến năm 2006, cả nước đã có 128 khu rừng đặc dụng: Theo quyết định số
62/2005/QĐ-BNN ngày 22 tháng 10 năm 2005 về tiêu chí phân loại rừng đặc dụng:
Trang 10
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
Rừng đặc dụng Số lượng
Vườn quốc gia: 30
Khu bảo tồn thiên nhiên gồm: 62
° Khu dự trữ thiên nhiên: 49
° Khu bảo tồn loài – sinh cảnh: 13
Khu bảo vệ cảnh quan: 38
(Gồm khu rừng, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh)
Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học: 15
(khu bảo tồn biển)
(Nguồn: Bộ NN và PTNT, 2006)
Các tiềm năng nhân văn cho phát triển DLST ở Việt Nam cũng rất đa dạng và
phong phú thể hiện trên nền văn hóa đa dạng bản sắc của 54 dân tộc anh em trải qua
hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước thông qua:
- Các di tích lịch sử ghi dấu ấn những chiến tích năm xưa;
- Các lễ hội gắn liền với sinh hoạt văn hóa;
- Các làng nghề thủ công truyền thống với kỹ năng độc đáo;
- Nghệ thuật ẩm thực…
Tính đến tháng 8/2010, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó
có hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5000 di tích được xếp
hạng cấp tỉnh, 400 nguồn nước nóng từ 40 – 150
0
C; 117 bảo tàng; có 6 di sản được
UNESCO công nhận là Di sản thế giới tại Việt Nam và 8 khu dự trữ sinh quyển thế
giới.
Chính vì thế, đất nước ta có đủ các yếu tố để phát triển mạnh mẽ ngành du lịch đặc
biệt là DLST – một loại hình du lịch chứa yếu tố giáo dục cộng đồng. Do vậy,
DLST nên được quan tâm nhiều hơn để không chỉ có hướng đi đúng giúp bảo tồn,
gìn giữ và phát huy những giá trị tài nguyên quý giá của quốc gia mà còn trở thành
Trang 11
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
một trong những lĩnh vực chiếm ưu thế của tiến trình phát triển ngành công nghiệp
du lịch ở đất nước ta bền vững cả hiện tại và tương lai.
2.2.1.2. Tình hình du lịch
Trong những năm qua, ngành du lịch ở nước ta có những bước chuyển biến mạnh
mẽ cùng với tốc độ tăng trưởng khá nhanh thể hiện qua Biểu đồ 1
o Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh hơn trong những năm gần
đây (Năm 2009 có giảm sút do tình trạng khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu)
o Doanh thu từ các dịch vụ du lịch cũng tăng khá nhanh Lợi nhuận của
ngành du lịch mang lại chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng doanh thu của quốc
gia;
o Chính sách hỗ trợ và mở cửa của nhà nước hướng ra toàn cầu Là điều
kiện tốt để nhà nước ta tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư từ các nước trên thế giới
và trong khu vực;
o Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới
WTO. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức rất lớn cho ngành du lịch vì ngoài tăng
thêm lượng ngoại tệ từ các đoàn du khách quốc tế thì du lịch nước ta phải đối mặt
với nhiều khó khăn trong tương lai;
o Có sự đa dạng trong cơ cấu tổ chức về sản phẩm và loại hình du lịch.
Trong thời gian tới Việt Nam có những bước tiến dài trong hoạt động kinh
doanh du lịch.
Trang 12
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
Bảng 2. Thống kê khách quốc tế đến nước ta trong bốn tháng đầu năm 2011
Khách nước ngoài
(ngìn lượt người)
Tỉ lệ
(so với cùng kỳ 2010)
Tổng số 1971,5 110,5%
Mục đích của chuyến đi
Du lịch, nghỉ
dưỡng
1163,7 103%
Công việc 338,2 96,3%
Thăm thân nhân 341,5 162,8%
Phương tiện vận chuyển
Đường hàng không 1656,8 114,6%
Đường biển 15,7 98,1%
Đường bộ 299 92,8
Anh 54 105%
Trang 13
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
Nguồn: Nguồn: Tổng cục Thống kê
Nhìn vào bảng thống kê và những con số mà ngành du lịch đã đạt được trong
thời gian qua sẽ là nền tảng để ngành du lịch tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho:
- Đầu tư phát triển các loại hình du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái;
- Tạo cơ hội cho du lịch trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn;
- Góp phần tăng trưởng GDP cho nền kinh tế quốc dân, nâng cao mức
sống cho người dân ở những vùng có hoạt động du lịch ;
- Huy động nguồn kinh phí để bảo tồn và phục hồi các tài nguyên du
lịch đang bị xuống cấp.
- Giữ gìn và phát huy các giá trị tài nguyên trong tương lai;
- Xây dựng các chương trình tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường thông qua các hoạt động du lịch.
2.2.2. Thực trạng của hoạt động du lịch sinh thái tại Việt Nam
Vài thập kỷ gần đây, du lịch sinh thái phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia
trên thế giới và ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp xã
hội, đặc biệt đối với những người có nhu cầu tham quan du lịch, tìm hiểu lịch sử
thiên nhiên và văn hóa
Trang 14
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
Bảng 3. Một vài điểm du lịch mà du khách muốn đến nhất Việt Nam
Địa điểm du lịch Đặc điểm hấp dẫn thu hút
Du Lịch Hạ Long Là vùng vịnh được UNESCO công nhận là di sản
thiên nhiên thế giới với nhiều cảnh đẹp trù phú.
Du Lịch Huế Đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và có bề dày
truyền thống lịch sử - văn hoá như Kinh thành Huế, dòng
sông Hương, nhã nhạc cung đình Huế…
Phong Nha – Kẻ Bàng Một trong những công viên quốc gia và Di sản Thế
giới nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Bình. Nơi này có
một rừng đá vôi - một điểm thu hút phổ biến tại các điểm
du lịch này là hang động Tiên Sơn.
Du Lịch Nha Trang Có 19 hòn đảo với kho tàng di tích lịch sử khá
phong phú. Cũng là nơi có nhiều danh lam thắng
cảnh với những truyền thuyết gắn liền như: Hòn
Chồng, dốc Lết, thành cổ Diên Khánh, tháp Bà,
suối Hồ, suối Tiên, vịnh Vân Phong… Đặc sản nổi
tiếng là yến sào.
Du Lịch TP. Hồ Chí
Minh
Một địa điểm hấp dẫn bởi sự phồn hoa của một thành phố
phát triển nhất Việt Nam nhưng vẫn còn lưu giữ những
danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử mang đậm dấu
chân của cuộc chiến ngày xưa.
Từ bảng thống kê trên, ta rút ra được đặc điểm chung mà các nhà đầu tư tập trung
khai thác nguồn tài nguyên du lịch nhằm thu hút du khách đó là:
• Nhiều cảnh quan thiên nhiên mang nét đẹp hoang sơ;
• Nằm trong danh sách di sản văn hóa của Việt Nam và thế giới;
• Lưu giữ được những bản sắc văn hóa truyền thống đặc sắc của dân
tộc;
• Có những di tích lịch sử là minh chứng cho một thời hào hùng của đất
nước;
• Có chiến lược quy hoạch cụ thể và chi tiết cho từng vùng;
Trang 15
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
• Thiết kế các sản phẩm du lịch đa dạng và phong phú…
Ngày nay phát triển du lịch sinh thái đang là hướng đi được các nhà đầu tư
lựa chọn bởi những lợi ích về mặt kinh tế và có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát
triển bền vững cho xã hội của ngành du lịch trên quan điểm tài nguyên và môi
trường. Thế nhưng, DLST ở nước ta vẫn còn một số thuận lợi và khó khăn xuất phát
từ lợi ích của nhà đầu tư và nhu cầu của khách du lịch. Cụ thể:
2.2.2.1. Nhà đầu tư
a. Thuận lợi
Được nhà nước chú trọng đầu tư để phát triển với mục đích vừa tạo ra
doanh thu mà cũng bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên.
Nhà nước có những chính sách khuyến khích họat động phát triển
DLST hơn so với những loại hình khác.
Kích thích chính quyền địa phương có những cải thiện tốt hơn về cơ
sở hạ tầng như hệ thống điện nước, đường giao thông, bưu chính viễn thông
Nguồn vốn sử dụng để xây dựng DLST không nhiều; chủ yếu dựa vào
nguồn tài nguyên có sẵn và văn hóa bản địa;
Nguồn nhân lực phục vụ trong các khu sinh thái chủ yếu lấy trực tiếp
từ địa phương
Lợi nhuận kinh tế cao vì nhận được sự ủng hộ nhiệt tình và quan tâm
từ phía cộng đồng xã hội nhờ vào:
- Nhu cầu tìm hiểu về thiên nhiên của xã hội;
- Bảo vệ các giống loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng;
- Khôi phục các làng nghề truyền thống, văn hóa phi vật thể;
- Khơi dậy lòng nhân ái của con người đối với tài nguyên môi trường
b. Khó khăn
Công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản và quy hoạch phát triển thành
khu DLST còn hạn chế.
Tại các khu bảo tồn, các vườn quốc gia, công việc xây dựng các khu
vực theo từng chức năng chưa rõ ràng, chi tiết, và cụ thể.
Trang 16
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
Chưa có nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm trong thiết kế, quản lý
khu du lịch sinh thái vì tính mới mẻ của loại hình này;
Dễ phá hủy các cảnh quan sinh thái nguyên sơ trong quá trình xây
dựng, mở rộng các khu nghỉ dưỡng, giải trí và khu lưu trú
Chưa có quy định cụ thể nào về sức chứa của một khu DLST;
Chưa chú trọng đến các vấn đề môi trường mà chủ yếu quan tâm đến
mức độ hài lòng và thỏa mãn của khách du lịch;
Nguồn nhân lực được đào tạo có trình độ chuyên môn về quản lý
DLST chưa được đáp ứng đầy đủ;
Dễ xảy ra mâu thuẫn với địa phương nếu không có các biện pháp giải
quyết thỏa đáng;
Các sản phẩm DLST còn thiếu tính cạnh tranh và chưa đa dạng,
phong phú; đặc trưng cho sinh thái;
Chưa có các hình thức quảng bá du lịch phổ biến, tạo sự chú ý cho
khách nội địa và quốc tế.
c. Một số hạn chế về môi trường du lịch
Nếu các nhà đầu tư trong DLST chỉ chú trọng đến lợi ích kinh doanh hiện tại mà
không quan tâm đến sự phát triển bền vững trong tương lai thì về lâu dài sẽ gây ra
những ảnh hưởng xấu đến các nguồn tài nguyên, môi trường và xã hội.
Tác động đến môi trường đất do:
- Sử dụng bừa bãi các loại phân bón, chất tăng trưởng và thuốc bảo vệ
thực vật để chăm sóc cỏ hoặc cây trồng, vườn hoa.
- Khai thác đất đá trong khu du lịch phục vụ cho xây dựng các hạng
mục công trình;
- Nâng cấp và mở rộng nhiều cơ sở hạ tầng, chuyển đổi mục đích sử
dụng đất quá nhanh nhưng chưa có quy hoạch kỹ càng;
- Không thiết kế hệ thống xử lý nước thải, thu gom chất thải tại nguồn
làm phát sinh nhiều loại chất độc hại;
Trang 17
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
Tác động đến môi trường nước do:
- Các chất thải được đổ trực tiếp ra sông, suối khi
chưa có sự kiểm soát chất gây ô nhiễm;
- Phá rừng ngập mặn để xây bến cảng làm cho quá
trình trầm lắng tăng nhanh và nước bị đục;
- Sử dụng nguồn nguyên liệu không sạch vì vấn đề
chi phí lợi ích;
- Sử dụng quá nhiều phương tiện vận chuyển thô
sơ;
- Các con tàu chuyên chở khách không được lắp
hầm vệ sinh tự hoại;
- Chưa có các giải pháp hữu hiệu khắc phục sự cố
do rò rỉ dầu mỡ.
Tác động đến môi trường không khí do:
- Các chất thải từ các phương tiện chuyên chở khách hoạt động trong
khu du lịch;
- Khói thải từ phương tiện giao thông mà du khách mang tới;
Trang 18
Hình 1. Ô nhiễm biển do hoạt động du lịch
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
- Nạn kẹt xe kéo dài tại các tuyến đường đến khu du lịch vào các ngày
cao điểm như nghỉ lễ
- Ô nhiễm tiếng ồn cao bởi tình trạng quá tải, âm thanh từ các máy móc
xây dựng, vận hành thiết bị trong khu du lịch.
Tác động đến hệ sinh thái do:
- Chưa có các biện pháp bảo vệ nguyên vẹn cảnh quan sinh thái;
- Xây dựng nhiều hạng mục giải trí trên vùng sinh thái nhạy
cảm;
- Chiếm dụng nơi cư trú của một số loài; gây cản trở hoạt động
kiếm ăn, bắt mồi của một số động vật hoang dã;
- Sử dụng các loài nhất là nhiều loài quý hiếm trong vùng sinh
thái để thỏa mãn nhu cầu của một số khách du lịch
Tác động đến tài nguyên thiên nhiên, văn hóa truyền thống
- Sự du nhập của cách sống hiện đại đã thay thế cho các tập tục truyền
thống của các đồng bào dân tộc;
- Gây đảo lộn lối sống và phong tục ở một số địa phương;
- Làm mai một các làng nghề truyền thống;
- Nạn phá rừng, khai thác động thực vật trái phép tăng nhanh,
Tác động đến đời sống xã hội
- Ảnh hưởng đến sức khỏe của những người tham gia du lịch;
phát sinh một số dịch bệnh về đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh về mắt do ô nhiễm
du lịch.
- Gây hại đến khu nuôi trồng thủy sản của các hộ dân ven sông,
biển;
- Đóng góp một phần không nhỏ vào hiện trạng ô nhiễm của
quốc gia;
- Vấn đề sử dụng ngôn ngữ lai căng thay thế cho ngôn ngữ bản
địa ở một số địa phương;
- Tạo ra hành vi, lối sống thiếu thân thiện với môi trường;
Trang 19
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
- Gây nên sự khó chịu, nhàm chán cho khách du lịch;
- Không mang nội dung tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng.
2.2.2.2. Khách du lịch
Khách du lịch là thành phần rất quan trọng và quyết định sự phát triển cho khu
du lịch. Trong các tour DLST đòi hỏi du khách phải có ý thức về bảo vệ môi
trường, tôn trọng tài nguyên. Tuy nhiên tại rất nhiều điểm DLST, khách du lịch lại
là thành phần gây ra những hạn chế cho khu du lịch.
Trang 20
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
Gây suy giảm đa đạng sinh học bằng cách:
- Tạo ra quá trình chọn lọc tự nhiên cho HST sinh vật không mong
muốn;
- Chọc phá động vật gây ảnh hưởng đến đời sống của chúng;
- Có nhu cầu sử dụng những đặc sản quý hiếm từ tự nhiên cho hoạt
động ăn uống, làm sản phẩm lưu niệm
- Vứt rác bừa bãi làm ô nhiễm các nguồn tài nguyên - là môi trường
sống của nhiều thành phần sinh vật;
- Chưa có ý thức tôn trọng các khu hệ sinh thái nhạy cảm như đi trên
bãi đá ngầm, thả neo tại những bãi đá san hô (nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật
dưới nước)
- Là nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển quá mức của nhiều sinh
vật ngoại lai.
Gây cạn kiệt tài nguyên môi trường do:
- Sử dụng nguồn tài nguyên nước lãng phí;
- Chưa có ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và đúng
mục đích trong các khu lưu trú;
Tác động đến người dân địa phương
- Làm phai mờ nền văn hóa, biến đổi các phong tục có từ
lâu đời của đồng bào dân tộc thiểu số
- Gây ô nhiễm đến các khu nuôi trồng thủy sản và đời
sống sinh hoạt của dân cư bản địa;
- Là nguyên nhân của những hành vi khai thác tài nguyên,
thủy sản trái phép của người dân;
Trang 21
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
2.3. Tác động và vai trò giữa hoạt động DLST và môi trường
2.3.1. Tác động của môi trường đến hoạt động DLST
Môi trường được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng và tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, qua đó ảnh hưởng đến khả năng
thu hút du khách, đến sự tồn tại của hoạt động du lịch.
Những ảnh hưởng chủ yếu của môi trường đến hoạt động phát triển du lịch
được thể hiện theo sơ đồ dưới đây (Sơ đồ 2)
Sơ đồ 2. Sự tác động của môi trường đến hoạt động phát triển du lịch
Trang 22
Hình 2. Ảnh minh hoạ cạn kiệt tài nguyên
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
Như vậy có thể thấy trạng thái môi trường (chất lượng, điều kiện, sự cố-tai
biến) ở những mức độ và khía cạnh khác nhau sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp đến hoạt động phát triển du lịch.
2.3.2. Tác động của hoạt động phát triển du lịch sinh thái đến môi trường
Hoạt động phát triển du lịch đồng nghĩa với việc gia tăng lượng khách du
lịch, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử dụng tài
nguyên…, từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực của du lịch đến môi trường. Trong nhiều
trường hợp, do tốc độ phát triển quá nhanh của hoạt động du lịch vượt ngoài nhận
thức và năng lực quản lý nên đã tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên
và môi trường, gây ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái lâu dài.
Sơ đồ 3. Tác động giữa môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế - xã hội
Ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên nước
Du lịch sinh thái phát triển nhanh sẽ tác động xấu đến môi trường làm gia tăng:
Rác thải từ các cửa hàng ăn uống và từ ý thức của du khách;
Trang 23
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
Chất lượng nước giảm thấp do sự phân hủy các chất thải,
Thay đổi tính chất dòng chảy do việc giải phóng mặt bằng và san ủi đất.
Nước thải sinh hoạt từ hệ thống nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ khác;
Dầu mỡ từ các phương tiện giao thông tham gia vận chuyển hành khách; từ
quá trình vận hành các thiết bị máy móc xây dựng; bảo dưỡng các công trình du
lịch.
Hiện tượng phú dưỡng hóa tại các nguồn nước trong khu du lịch gây ô
nhiễm nguồn nước mặt nguồn nước ngầm.
Ảnh hưởng lên tài nguyên không khí
Ô nhiễm bụi, khí thải do quá trình xây dựng các công trình;
Khói thải từ hoạt động giao thông phục vụ du lịch tăng cao;
Sử dụng phương tiện thô sơ, hao tốn nhiều nguyên liệu làm phát thải nhiều
khí thải độc hại;
Ô nhiễm tiếng ồn;
Khói thải từ hoạt động nấu nướng của nhà hàng, của khách du lịch diễn ra
cùng thời điểm.
Ảnh hưởng lên tài nguyên đất
Ô nhiễm cao do sự gia tăng của rác thải và nước thải trong khu du lịch
Gây xói mòn ở các sườn dốc; tình trạng hoang hóa và sa mạc hóa xuất hiện
nhiều hơn do phá rừng, làm đường giao thông;
Bờ biển bị xuống cấp nghiêm trọng và dần mất đi;
Diện tích đất bị xâm chiếm và thu hẹp do:
Trang 24
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN
- Khai phá và chuyển đổi mục đích sử dụng thiếu tính hợp lý;
- Xây dựng và mở rộng nhiều khách sạn, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí phục
vụ du lịch;
- San lấp mặt bằng, phá rừng ngập nước để tạo ra các công trình du lịch .
Ảnh hưởng lên tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học
Đất bờ bị sụt lở và sự tồn đọng của rác thải làm tăng hàm lượng bùn, các chất cặn
gây ra nhiều chất độc hại là nguyên nhân:
Phá vỡ các cấu trúc hệ sinh thái tự nhiên;
Xuất hiện sinh vật ngoại lai cùng với sự phát triển nhanh của chúng;
Suy giảm đa dạng sinh học ở một số loài; mất cân bằng sinh thái do:
- Phá vỡ điều kiện sống của chúng;
- Làm thay đổi sinh lý và hành vi của động vật;
- Một số sinh vật quá nhạy cảm với sự biến đổi môi trường…
Vì thế cần có những hình thức tuyên truyền nâng cao ý thức về môi trường
trong quản lý du lịch cũng như cần tích cực phát huy những hình thức du lịch vì môi
trường để kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng thông qua hoạt động du lịch, giảm
thiểu những tác động nặng nề gây tổn thương đến môi trường.
2.3.3. Vai trò của hoạt động du lịch sinh thái và môi trường
DLST mang lại nhiều lợi ích cụ thể trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển bền
vững nguồn tài nguyên quốc gia.
Trang 25