Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Hiệu quả của phương pháp tổ chức hoạt động của các giáo viên bộ môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.04 KB, 6 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm dạy học
LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ CỦA HOẠT ĐỘNG
TỔ- NHÓM TRONG CÁC TIẾT DẠY Ở TRƯỜNG THCS ?
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
- Bạn là một giáo viên rất yêu nghề?
- Bạn là một giáo viên có nhiều kinh nghiệm?
- Bạn là người thường xuyên sử dụng thủ pháp tổ- nhóm trong các tiết lên lớp?
- Bạn là người hiểu rõ những ưu điểm của hoạt động tổ nhóm?
- Bạn cũng hiểu rõ những hạn chế của hoạt động này?
- Vậy bạn đã có những biện pháp gì để phát huy những ưu điểm và khắc phục
những hạn chế củahoạt động này?
Đó là một vấn đề mà chắc hẳn nhiều giáo viên THCS đã và đang trăn
trở, và tôi cũng là một rong số đó. Với kinh nghiệm và thời gian có hạn, tôi
muốn trao đổi với các bạn đồng nghiệp một số sáng kiến nhỏ nhằm khắc phục
những hạn chế của hoạt động tổ-nhóm - hoạt động được xem là không thể thiếu
trong hoạt động dạy học hiện nay.
II. THỰC TRẠNG VIỆC TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG TỔ NHÓM TRONG
CÁC GIỜ DẠY TẠI TRƯỜNG THCS.
- Là một giáo viên mỗi chúng ta phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề. Trong đó việc dự giờ là một trong nững
hoạt động học tập rất bổ ích và tích cực trong hoạt động sư phạm của người
giáo viên. Khi đi dự giờ chắc hẳn các bạn và tôi không chỉ dự giờ những tiết
dạy thuộc lónh vực chuyên môn của mình mà còn dự những tiết dạy thuộc nhiều
lónh vực chuyên môn khác không ngoài mục đích học hỏi và rút kinh nghiệm.
Bản thân tôi đã rút ra rằng đa số các giáo viên rất tích cực khai thác những hoạt
động tổ nhóm khi lên lớp và nó cũng đã phát huy được nhiều mặt tích cực như:
+ Gúp lớp học có không khí sôi nổi.
+ Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
+ Tập hợp được nhiều ý kiến làm cho những phương án trả lời thêm
phong phú.
+ Tạo cơ hội để những học sinh khá giỏi giúp đỡ những học sinh yếu.


- Tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận rằng hoạt động này vẫn có nhiều
nhược điểm đặc biệt là đối với những tiết học tại những trường ở vùng sâu,
vùng xa, những trường lớp đông học sinh mà trang thiết bò dạy học lại hạn chế.
Người thực hiện: Đào Xuân Thành – Trường THCS Hoàng Văn Thụ
Sáng kiến kinh nghiệm dạy học
Sau đây tôi xin mạnh dạn nêu ra những hạn chế của phương pháp này đối với
một số bộ môn ở trường THCS:
1. Môn tiếng Anh:
Đối với bộ môn này thì hoạt động tổ nhóm là hoạt động không thể thiếu
trong hầu hết những giờ học từ khối 6 đến 9. Tuy nhiên hoạt động tổ nhóm
trong các giờ học tiếng Anh đã bộc lộ hững hạn chế sau:
+ Thường xuyên gây ồn cho những lớp bên cạnh.
+ Giáo viên khó kiểm soát, bảo quát lớp.
+ Giáo viên khó kiểm soát việc phát âm cũng như phương hướng trả lời
của học sinh.
+ Nhiều học sinh lười biếng học yếu có cơ hội dựa dẫm vào những học
sinh khác nên không hoạt động, không suy nghó hoặc chỉ giả bộ cho qua
chuyện.
2. Môn Lòch sử:
Đối với bộ môn này hoạt động tổ nhóm cũng được triển khai với tần suất
khá thường xuyên. Các hoạt động tổ nhóm này thường là thảo luận để trả lời
câu hỏi, những hạn chế khi triển khi hoạt động tổ nhóm ở bộ môn này là:
+ Nhiều học sinh lười biếng hoặc yếu không có ý kiến thảo luận hoặc chỉ
tham gia qua loa cho xong chuyện.
+ Các thành viên trong tổ-nhóm thường giao cả trách nhiệm cho tổ- nhóm
trưởng hoặc thư ký.
+ Khi đại diện các nhóm trả lời thường thì đó chủ yếu là ý kiến của chính
người trình bày.
+ Các tổ-nhóm thường không có đủ thời gian để tập hợp ý kiến của tất cả
các thành viên.

3. Môn Vật lý:
Đối với bộ môn này hoạt động tổ- nhóm được triển khai trong cả giờ lý
thuyết và nhiều hơn trong các giờ thực hành. Khi dự giờ môn vật lý tôi thấy
việc tổ chức hoạt động tổ- nhóm gặp nhiều khó khăn như: Thiết bò, đồ dùng thí
nghiệm thì hạn chế, học sinh đông, thời gian thí nghiệm ngắn. Mỗi nhóm ít nhất
cũng gần 10 em và đa số kết quả hoặc câu trả lời cho hoạt động làm thí nghiệm
đều chủ yếu đến từ những học sinh khá giỏi, còn những học sinh trung bình
hoặc yếu không tự tin hoặc là ngồi chờ người khác trả lời.
4. Môn Đòa lý:
Hoạt động tổ- nhóm ở bộ môn này thường chủ yếu là trả lời câu hỏi hoặc
phân tích bản đồ. Việc kết quả trả lời của cả nhóm chủ yếu là ý kiến của một
vài học sinh khá giỏi cũng xảy ra thường xuyên. Việc đứng lên hoặc lên bảng
Người thực hiện: Đào Xuân Thành – Trường THCS Hoàng Văn Thụ
Sáng kiến kinh nghiệm dạy học
trình bày củng chủ yếu là những học sinh này. Giả sử giáo viên muốn gọi
những học sinh trung bình, yếu cũng chẳng đủ thời gian.
5. Môn Ngữ văn :
Hoạt động tổ- nhóm ở bộ môn này cũng chủ yếu là thảo luận trả lời câu
hỏi và thường diễn ra ở phần tổng kết bài. Việc phát hiện câu trả lời và đại
diện nhóm để trả lời câu hỏi cũng chủ yếu đền từ nhũng học sinh khá, giỏi.
III. NGUYÊN NHÂN :
Qua nghiên cứu từ các tiết dự giờ ở các bộ môn có triển khai các hoạt
động tổ- nhóm, xét tính hiệu quả và những hạn chế của phương pháp này tôi
thấy nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế đó là :
1. Số học sinh ở mỗi lớp quá đông, trung bình là khoảng 35 đến 40 em và
như vậy khi chia nhóm các giáo viên thường chia theo tổ, hai bàn quay mặt với
nhau hoặc ít nhất cũng theo bàn học. Nếu chia theo bàn học thì vò trí ngồi của
các em cũng khá xa nhau tạo điều kiện cho những học sinh trung bình, yếu
hoặc lười biếng ỷ lại.
2. Thời gian dành cho thảo luận tổ- nhóm là quá ít. Những học sinh yếu

trung bình chưa kòp có câu trả lời thì học sinh khá giỏi đã có câu trả lời và như
vâỵ thì coi như những học sinh yếu , trung bình cũng đã có câu trả lời. Tác động
này sẽ tạo ra thói quen không tốt và độ ì khi học sinh tham gia các hoạt động
tổ- nhóm.
3. Trang thiết bò dạy học, thiết bò thí nghiệm quá ít không đủ để chia hoạt
động tổ- nhóm nhỏ hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn
đến những hạn chế của hoạt động tổ- nhóm ở các bộ môn có làm thí nghiệm
(không có phòng thí nghiệm).
4. Các câu hỏi thảo luận thường là chưa gợi mở đối với những học sinh
trung bình, yếu. Điều này làm cho những học sinh trung bình, yếu thiếu tự tin
và không kòp đưa ra các phương án trả lời. Theo tôi thì đây là một trong những
nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến những hạn chế của hoạt động tổ-nhóm.
5. Các giáo viên thường là không phân loại học sinh để chia tổ - nhóm
cho phù hợp và việc này cũng dẫn đến các câu hỏi thường là cào bằng, không
phân loại được học sinh.
6. Nhiều giáo viên thường chọn giải pháp mỗi tổ-nhóm thảo luận 1 câu
hỏi khác nhau. Như vậy sẽ tạo thói quen học tủ ở học sinh. Học sinh chỉ chú ý
vaò những câu hỏi của nhóm mình và hầu như không để ý đến ý kiến , câu trả
lời của các nhóm khác khi sửa bài.
7. Giáo viên khó bao quát được tất cả các đối tượng học sinh. Khi sửa câu
hỏi cũng không giám gọi những học sinh trung bình, yếu để trả lời vì sợ tốn thời
gian.
Người thực hiện: Đào Xuân Thành – Trường THCS Hoàng Văn Thụ
Sáng kiến kinh nghiệm dạy học
IV. GIẢI PHÁP.
Với kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu chưa thực sự nhiều nên tôi chỉ
xin nêu ra một số giải pháp nhỏ nhằm khắc phục những hạn chế của hoạt động
tổ-nhóm trong các giờ dạy ở một số bộ môn trong trường THCS.
1. Nên chuẩn bò câu hỏi thảo luận ở dạng câu hỏi trắc nghiệm.
- Để những học sinh trung bình, yếu có thể tham gia trả lời câu hỏi đồng

thời vừa tiết kiệm được thời gian thì giáo viên nên nghiên cứu để đưa ra những
câu hỏi mang tính gợi mở, những câu hỏi này nên ở dạng trắc nghiệm. Đối với
dạng câu hỏi trắc nghiệm những học sinh trung bình, yếu có thể suy nghó để
chọn đáp án đúng nhất. Điều này tạo cơ hội cho các em có thể tự tin hơn khi
tham gia thảo luận.
- Câu hỏi thảo luận có rất nhiều dạng, các dạng câu hỏi thảo luận phù
hợp với hoạt động tổ-nhóm là:
+ Dạng câu hỏi đúng sai: Giáo viên đưa ra một số câu liên quan đến mục
đích của câu hỏi thảo luận và yêu cầu học sinh xác đònh xem những câu đó
đúng hay sai.
+ Dạng trắc nghiệm có nhiều phương án trả lời : Mỗi câu hỏi có nhiều
phương án trả lời . học sinh suy nghó để chọn phương án trả lời đúng nhất.
+ Dạng bài tập nối một mệnh đề hoặc câu hỏi ở cột A với mệnh đề hoặc
câu trả lời ở cột B. Giáo viên có thể đưa ra ở cột A một số câu hỏi và bên cột B
một số câu trả lời đã bò xáo trộn. Học sinh thảo luận để nối cho đúng.
+ Dạng bài tập nối thông tin, điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
+ Dạng bài tập sửa lỗi câu, sửa thông tin sai.
- Sau đây tôi xin đưa ra một ví dụ về cách chuẩn bò câu hỏi thảo luận ở
dạng trắc nghiệm đối với hoạt động tổng kết bài trong tiết dạy truyện cổ tích
Em bé thông minh – Ngữ Văn 6: ( Học sinh được chia làm các nhóm 4 người ):
Câu hỏi 1: Yếu tố nào có vai trò quan trọng nhất trong các lần chiến thắng của
em bé thông minh?
a. Năng lực trí tuệ b. Hiểu biết
c. Nhạy cảm d. Kinh nghiệm
Câu hỏi 2: Tại sao em bé thông minh được hưởng vinh quang?
a. Nhờ may mắn và tinh ranh
b. Nhờ sự giúp đỡ của thần linh.
c. Nhờ sự yêu mến của vua.
d. Nhờ thông minh, hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân.
Câu hỏi 3: Xác đònh những nhận đònh sau là đúng hay sai với nội dung hoặc ý

nghóa của truyện cổ tích em bé thông minh?
a. Ca ngợi những con người thông minh, hiểu biết và linh hoạt.
Người thực hiện: Đào Xuân Thành – Trường THCS Hoàng Văn Thụ
Sáng kiến kinh nghiệm dạy học
b. Ca ngợi trí tuệ, kinh nghiệm của nhân dân lao động.
c. Khẳng đònh tài năng con người đưa tới mọi thắng lợi trong cuộc sống.
d. Tố cáo sự bóc lột, ức hiếp nhân dân lao động của bọn quan lại.
e. Bài học về cách ứng xử: lấy độc trò độc.
f. Trong cuộc sống may hơn khôn.
Các bạn nghó sao nếu các câu hỏi thảo luận trên ở dạng câu hỏi lấy thông tin và
chúng sẽ mất bao nhiêu thời gian? Còn nếu ở dạng trắc nghiệm như trên, chúng
sẽ rất gợi mở đối với tất cả các đối tượng học sinh và tốn khoảng vài phút để
thực hiện đồng thời tất cả học sinh đều có thể có đáp án trả lời để ghi vào phiếu
thảo luận của mình.
2. Chia tổ nhóm một cách hợp lý: (càng nhỏ càng tốt).
- Những hạn chế của hoạt động tổ-nhóm như đã nêu trên chủ yếu xuất
phát từ nguyên nhân tổ-nhóm quá đông. Vì vậy ta nên chia các nhóm càng nhỏ
càng tốt. Nên để hai bàn quay mặt vào nhau và hai người ngồi bàn trên sẽ cùng
nhóm với hai người ngồi bàn dưới. Như vậy nhóm thảo luận khoảng 4 người.
Đây là điều kiện khá lý tưởng cho một cuộc thảo luận đạt hiệu quả cao.
3. Tất cả học sinh phải có phiếu thảo luận (yêu cầu học sinh chuẩn bò trước
phiếu đáp án thảo luận ở nhà hoặc giáo viên phát cho học sinh):
- Khi thực hiện điều này thì em nào cũng phải có phiếu thảo luận và giáo
viên bộ môn dùng phiếu này làm căn cứ để đánh giá xem học sinh đó có ý thức
tham gia vào hoạt động tổ-nhóm hay không và nên có hình thức động viên kòp
thời.
- Sau khi tất cả các học sinh trong nhóm đã có đáp án trả lời cho câu hỏi
thảo luận thì nhóm trưởng sẽ đọc câu hỏi hoặc yêu cầu tất cả các thành viên
trong nhóm thống nhất câu trả lời ( điều này có thể thực hiện được một cách dễ
dàng khi câu hỏi thảo luận ở dạng trắc nghiệm và tất cả các thành viên đã

hoàn thành trong phiếu thảo luận của mình). Sau đó học sinh phải giữ phiếu
thảo luận của mình lại để khi cần giáo viên bộ môn kiểm tra. (Đối với những
bộ môn có hoạt động tổ- nhóm ở tiết thực hành hoặc làm thí nghiệm thì phiếu
thảo luận được gọi là phiếu kết quả thí nghiệm hoặc thực hành). Một học sinh
trong nhóm làm thí nghiệm mỗi thành viên phải quan sát và ghi kết quả vào
phiếu của mình.
4. Đánh giá ý thức tham gia vào hoạt động tổ-nhóm của học sinh:
- Căn cứ vào phiếu thảo luận của học sinh sau một tháng giáo viên bộ
môn có thể lấy ngay một điểm miệng hoặc điểm thưởng. Đây là biện pháp
khuyến khích học sinh và cũng răn đe những học sinh không tích cực đồng thời
giúp giáo viên kiểm soát được học sinh trong các hoạt động này.( Việc này
cũng có thể giao cho tổ-nhóm trưởng tổng hợp, báo cáo về giáo viên bộ môn ).
Người thực hiện: Đào Xuân Thành – Trường THCS Hoàng Văn Thụ

×