Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Tiểu luận môn bảo trì hệ thống TÌM HIỂU VỀ MODEM – PRINTER - SCANNER

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.24 KB, 9 trang )

BÀI TẬP
TÌM HIỂU VỀ MODEM – PRINTER - SCANNER
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 3
• Nguyễn Hoàng Anh (MSV: 1000321)-
• Nguyễn Thị Ngọc Ánh
• Nguyễn Thị Giang
• Nguyễn Thị Lợi
• Nguyễn Tuấn Thành
MỤC LỤC
I. MODEM (Modulator and Demodulator) 3
1. Khái niệm 3
2. Lắp đặt Modem External 4
II. MÁY IN (PRINTER) 5
1. Sơ lược về máy in 5
2. Các loại máy in 5
3. Kết luận 9
III. MÁY QUÉT (SCANNER) 9
I. MODEM (Modulator and Demodulator)
1. Khái niệm
Mạng Internet truyền theo đường dây điện thoại, vì thế để nối mạng Internet
chúng ta phải có Modem để chuyển đổi qua lại giữa tín hiệu tương tự (analog) của
điện thoại và tín hiệu kỹ thuật (digital) của PC.
Có hai loại Modem: loại gắn ngoài PC (External)và loại gắn trong
(Internal)chính là một card sử dụng bus ISA hoặc PCI. Cách gắn Modem Internal
giống như một card bình thường. Ở đây chúng ta chỉ khảo sát cách gắn Modem
External.
Hình 1: Modem External
Hình 2: Modem Internal
3
2. Lắp đặt Modem External
• Lắp đặt đường dây ADSL vào modem


• Nếu có dùng dung với máy điện thoại thì lắp điện thoại qua Filter hoặc Splitter
• Nối modem từ cổng mạng vào card mạng của máy tính
• Nếu có nhiều máy tính dùng chung 1 đường dây ADSL thì các máy tính phải
nối vào Hub/Switch
Hình 3: Lắp đặt Modem
Hình 4: Mặt sau của Modem External
• Sau khi lắp đặt thiết bị xong ta quan sát đèn Link ADSL của Modem. Nếu sáng
xanh (không nhấp nháy) là Modem đồng bộ. Ngược lại nếu đèn Link ADSL tắt
hoặc nhấp nháy tức là Modem chưa đồng bộ, cần kiểm tra lại các đầu nối.
4
Hình 5: Mặt trước một Modem
II. MÁY IN (PRINTER)
1. Sơ lược về máy in
Cũng như các thiết bị khác, máy in cũng trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Từ
các máy in đen, trắng ban đầu với một vài kiểu chữ đơn giản, đến nay máy in đã có
nhiều bước tiến đáng kể. Tốc độ và tính dễ sử dụng là những cải tiến đầu tiên có thể
thấy được. Việc in ấn càng lúc càng dễ sử dụng hơn.
Tất cả các máy in đều có cùng một tác vụ: tạo cho một mẫu các điểm (dots)
trên giấy. Văn bản và hình ảnh đều được tạo nên từ các điểm. Các điểm càng nhỏ, bản
in ra càng đẹp. Không giống như độ phân giải của màn hình được đo bằng đơn vị
pixel, độ phân giải trong in ấn có đơn vị dpi (dots per inch – số điểm trong mỗi inch).
Như thế số lượng các điểm càng lớn (tức là điểm càng nhỏ) thì độ phân giải càng cao.
2. Các loại máy in
a, Máy in ma trận điểm
Tên thường gọi là máy in kim, dùng nguyên tắc gõ đầu kim theo một hình mẫu
(ma trận) lên giấy để tạo hình ảnh. Đây là một loại máy in “cổ”, rất ồn ào khi in, chất
lượng in không cao. Tuy nhiên, máy in lim vẫn còn xuất hiện trên thị trường hiện nay,
chất lượng được cải tiến nhờ sử dụng 24 kim thay cho 9 kim như loại cũ, làm cho nét
in liền mạch hơn. Ưu điểm của máy in kim là giá thành thấp và tiết kiệm mực trên mỗi
trang in.

5
Hình 6: Máy in kim
Hình 7: Hình ảnh chữ in kim
b, Máy in phun mực
Hình ảnh được đưa lên trên giấy bằng cách phun mực từ một ma trận các vòi
phun thật nhỏ. Nhờ cơ chế này mà máy in phun mực không gây ra tiếng kêu như máy
in kim. Độ phân giải của máy in phun mực gần như máy in Laser. Máy in phun mực
vẫn còn khá phổ biến với loại DeskJet của hãng HP. Máy in phun mực có giá cả hợp
lý, tốc độ in, chất lượng khá tốt.
Hình 8: Máy in phun mực DeskJet của HP
Hình 9: Bộ tiếp mực cho máy in phun
6
c, Máy in Laser
Phát triển trên cơ sở của máy photocopy, dùng một bộ phần gọi là động cơ in,
sử dụng các tia laser in bột mực đen lên giấy. Ưu điểm nổi bật của máy in Laser so với
các loại máy in khác đó là chất lượng in cao (độ phân giải lớn), tốc độ nhanh và k gây
tiếng ồn. Cơ cấu làm việc của máy in Laser khá phức tạp, để có được chất lượng in
cao, máy in phải thực hiện 5 việc cùng 1 lúc:
• Nhận và dịch các tín hiệu từ máy tính
• Dịch các tín hiệu thành các lệnh, những lệnh này điều khiển việc kích hoạt và
di chuyển tia laser
• Điều khiển việc di chuyển của giấy
• Làm cho giấy nhạy cảm để nhận bột tĩnh điện mà đen
• Đốt chảy bột đã dính lên giấy
Máy in Laser ngày nay là máy in đứng đầu trong các loại máy in trắng đen.
Hình 10: Máy in Laser của hãng HP
7
Hình 11: Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy in Laser
d, Máy in màu
Thực tế các ảnh màu trên các trang in được tạo từ 4 màu cơ bản: xanh lam, đỏ,

vàng, đen. Máy in sẽ trộn các hộp mực chứa màu riêng biệt này thành ảnh màu. Về cơ
bản các máy in màu được chế tạo từ các kỹ thuật đã dùng trong các máy in đen trắng
truyền thống. Máy in kim màu sử dụng 3 hoặc 4 ru-băng mực màu. Máy in phun mực
màu sử dụng 3 hay 4 đầu in, mỗi đuầ kèm một hộp màu riêng biệt, máy in phun mực
màu là loại phổ biến nhất hiện nay trong các máy in màu. Gần đây có xuất hiện các
loại máy in Laser màu nhưng giá cả còn khá đắt.
Hình 12: Máy in màu của Canon
8
3. Kết luận
Trong thị trường máy in hiện nay có những thương hiệu như HP, EPSON và
CANON… Khi mua máy in ta nên cân nhắc về giá cả hộp mực cho máy in, số lượng
trang in trong một hộp mực. độ phân giải của máy in và bộ nhớ lưu trữ. Ngoài ra tốc
độ in cũng là yếu tố kĩ thuật cần quan tâm. Trong máy in, tốc độ in được đo bằng đơn
vị ppm (pages per minute - số trang trong mỗi phút). Tuy nhiên lưu ý là đơn vị này
không chính xác lắm, tốc độ ghi trên các máy in thường là tốc độ tối ưu, tức là khi in
các văn bản giống nhau và không có hình ảnh, chỉ cần thay đổi văn bản như thay đổi
phông chữ, thêm các hình ảnh, v…v
III. MÁY QUÉT (SCANNER)
Nhiệm vụ của máy quét là chuyển đổi các hình ảnh tự bên ngoài thành các tập
tin điện tử cho máy tính xử lý. Ta có thể dùng trình điều khiển máy quét để tạo ra các
file được định dạng khác. Các đặc tính kỹ thuật quan trọng của máy quét là độ phân
giải thể hiện qua số lượng dpi và số lượng màu sắc hiển thị thể hiện qua số bit. Tuy
nhiên để sử dụng hết năng suất của một máy quét tốt thì ta phải có một Monitor và
một Video card tốt.
Hình 13: Máy quét scanner
9

×