Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

tiểu luận môn tài chính quốc tế tìm hiểu về đầu tư gián tiếp quốc tế vào việt nam và của việt nam ra nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.67 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
BÀI TẬP NHÓM
MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Đề tài: Tìm hiểu về đầu tư gián tiếp quốc tế vào Việt
Nam và của Việt Nam ra nước ngoài
Giảng viên hướng dẫn : TS. Đỗ Thị Kim Hoa
Nhóm thực hiện : 08
Học viên thực hiện : Nguyễn Thị Thuỳ Trang
Trịnh Tuấn Trung
Trần Ánh Tuyết
Bouasone VILAYVONG
Bounpasong XAIYAPHONE
Trần Hải Yến
Lớp : CH21H
HÀ NỘI, THÁNG 05 NĂM 2013
2
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN

























3
MỤC LỤC
MỤC LỤC 4
LỜI NÓI ĐẦU 5
I. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP FPI 6
1. Khái niệm và đặc trưng của đầu tư gián tiếp nước ngoài 6
1.1. Khái niệm 6
1.2. Đặc trưng của FPI 6
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài (FPI) 6
2.1. Nhân tố chính trị 6
2.2. Nhân tố kinh tế 7
2.3. Nhân tố văn hóa - xã hội 7
2.4. Nhân tố pháp lý 7
3. Tác động tích cực và tiêu cực của FPI 8
3.1. Những tác động tích cực 8
3.2. Một số tác động tiêu cực 9
II. ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP CỦA NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM 10
1. Sự cần thiết và tiềm năng thu hút đầu tư gian tiếp nước ngoài tại Việt Nam 10
1.1. Sự cần thiết thu hút FII 10

1.2. Tiềm năng thu hút FII của Việt Nam 11
2. Thực trạng đầu tư gián tiếp của nước ngoài vào Việt Nam 11
2.1. Nhìn lại chặng đường phát triển và thu hút vốn FII của Việt Nam 11
2.2. Tình hình đầu tư gián tiếp nước ngoài từ năm 2006 đến nay 13
III. ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM 19
1. Các hình thức đầu tư 19
1.1. Đầu tư của chính phủ 19
1.2. Đầu tư của các doanh nghiệp 21
2. Mục tiêu đầu tư 22
IV. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ GIẢI PHÁP 23
1. Đánh giá chung 23
1.1. Đánh giá về tình hình đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam 23
1.2. Đánh giá về tình hình đầu tư gián tiếp Việt Nam ra nước ngoài 23
2. Một số giải pháp kiểm soát và điều tiết FPI 25
KẾT LUẬN 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
4
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với đầu tư trực tiếp (FDI), dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI)
đang đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nói chung và nền
kinh tế Việt Nam nói riêng. Sự tham gia của các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài vào
Việt Nam và sự đầu tư gián tiếp từ Việt Nam ra nước ngoài ngày càng đóng vai trò
quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Đối với nền kinh tế đang phát
triển như Việt Nam, FPI là nguồn vốn lớn với tốc độ nhanh đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế- xã hội. Nguồn vốn từ FPI có vai trò rất quan trọng đối với kinh tế vi mô và vĩ
mô. Thông qua nguồn vốn FPI từ nước ngoài vào Việt Nam sẽ thúc đẩy sự tham gia
của các nhà đầu tư trong nước. Bên cạnh đó việc đầu tư gián tiếp từ Việt Nam ra nước
ngoài sẽ giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, cũng như có nhiểu
ảnh hưởng tới thị trường vốn nói chung và thị trường tài chính quốc tế nói riêng.
Bên cạnh tác động tích cực của đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam cũng

như đầu tư gián tiếp từ Việt Nam ra nước ngoài, cũng có không ít tác động tiêu cực đối
với nền kinh tế nước ta. Vì vậy việc xây dựng cơ chế kiểm soát, điều tiết dòng vốn FPI
vào và ra khỏi Việt Nam là vần đề cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Đầu tư gián tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam cũng như từ Việt Nam ra nước
ngoài là vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng đến Việt Nam cả vấn đề vi mô và vĩ mô, do
thời gian có hạn cho nên nhóm trình bày chỉ tập trung vào một số vấn đề cơ bản vì vậy
khó tránh khỏi những hạn chế, vì vậy chúng em rất mong có sự góp ý của cô để nhóm
có thể củng cố thêm vốn hiểu biết còn hạn chế của mình.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
5
I. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP FPI
1. Khái niệm và đặc trưng của đầu tư gián tiếp nước ngoài
1.1. Khái niệm
Đầu tư gián tiếp nước ngoài (thường được viết tắt là FPI | Foreign Portfolio
Investment) là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới. Nó chỉ các hoạt động
mua tài sản tài chính nước ngoài nhằm kiếm lời. Hình thức đầu tư này không kèm theo
việc tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp giống như
trong hình thức Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Theo quy định trong khoản 3, điều 3 của LUẬT ĐẦU TƯ mới: “Đầu tư gián
tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ
có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các quy định chế tài trung gian
khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.”
1.2. Đặc trưng của FPI
- Thứ nhất, nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp và phát
hành chứng khoán hoặc các hoạt động quản lý nói chung của cơ quan phát hành
chứng khoán.
- Thứ hai, nhà đầu tư không kèm theo cam kết chuyển giao tài sản vật chất, công
nghệ, đào tạo lao động và kinh nghiệm quản lý như trong trực tiếp đầu tư (FDI).
FPI là đầu tư tài chính thuần túy trên thị trường tài chính.
Như vậy có thể thấy, FPI là một khái niệm khá mới mẻ, nhất là ở nước ta, vì

chúng xuất hiện và phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của thị trường
chứng khoán quốc gia và quốc tế.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài (FPI)
2.1. Nhân tố chính trị
Đối với nhân tố chính trị, đây là vấn đề được quan tâm đầu tiên của các nhà đầu
tư nước ngoài khi có ý định đầu tư vào một nước mà đối với họ còn nhiều khác biệt.
Khi đó một đất nước với sự ổn định và nhất quán về chính trị cũng như an ninh và trật
tự xã hội được đảm bảo sẽ bước đầu gây chọ được tâm lý yên tâm tìm kiếm cơ hội làm
ăn cũng như có thể định cư lâu dài. Môi trường chính trị ổn định là điều kiện tiên
quyết để kéo theo sự ổn định của các nhân tố khác như kinh tế, xã hội. Đó cũng chính
là lý do tại sao các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư vào một nước lại coi trọng yếu tố
chính trị đến vậy.
6
2.2. Nhân tố kinh tế.
Đối với nhân tố kinh tế, bất cứ quốc gia nào dù giàu hay nghèo, phát triển hoặc
đang phát triển đều cần nguồn vốn nước ngoài để phát triển kinh tế trong nước tùy
theo các mức độ khác nhau. Những nước có nền kinh tế năng động, tốc độ tăng trưởng
cao, cán cân thương mại và thanh toán ổn định, chỉ số lạm phát thấp, cơ cấu kinh tế
phù hợp thì khả năng thu hút vốn đầu tư sẽ cao.
Ngoài ra, đối với các nhà đầu tư thì một quốc gia có lợi thế về vị trí địa lý,
thuận lợi cho lưu thông thương mại, sẽ tạo ra được sự hấp dẫn lớn hơn. Nó sẽ làm
giảm chi phí vận chuyển cũng như khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn, rộng hơn.
Còn tài nguyên thiên nhiên, đối với những nước đang phát triển thì đây là một trong
những lợi thế so sánh của họ. Bởi nó còn chứa đựng nhiều tiềm năng do việc khan
hiếm vốn và công nghệ nên việc khai thác và sử dụng còn hạn chế, đặc biệt là những
tài nguyên như dầu mỏ, khí đốt … đó là những nguồn sinh lời hấp dẫn thu hút nhiều
mối qua tâm của các tập đoàn đầu tư lớn trên thế giới.
2.3. Nhân tố văn hóa - xã hội.
Môi trường văn hóa – xã hội ở nước nhận đầu tư cũng là một vấn đề được các
nhà đầu tư rất chú ý và coi trọng. Hiểu được phong tục tập quán, thói quen, sở thích

tiêu dùng của người dân nước nhận đầu tư sẽ giúp cho nhà đầu tư thuận lợi trong việc
triển khai và thực hiện một dự án đầu tư. Thông thường mục đích đầu tư là nhằm có
chỗ đứng hoặc chiếm lĩnh thị trường của nước sở tại với kỳ vọng vào sức tiêu thụ tiềm
năng của nó. Chính vì vậy, mà trong cùng một quốc gia, vùng hay miền nào có sức
tiêu dùng lớn, thu nhập bình quân đầu người đi kèm với thị hiếu tiêu dùng tăng thì sẽ
thu hút được nhiều dự án đầu tư hơn.
Ngoài ra để đảm bảo cho hoạt động đầu tư được hiện thực hóa và đi vào hoạt
động đòi hỏi quốc gia tiếp nhận đầu tư phải đảm bảo một cơ sở hạ tầng đủ để đáp ứng
tốt nhất các nhu cầu đầu tư kể từ lúc bắt đầu triển khai, xây dựng dự án cho đến giai
đoạn sản xuất kinh doanh khi dự án đi vào hoạt động. Đó là cơ sở hạ tầng công cộng
như giao thông, liên lạc… các dịch vụ đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất như điện,
nước cũng như cácdịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như ngân hàng
- tài chính. Bên cạnh đó nước sở tại cũng cần quan tâm đến việc trang bị một cơ sở hạ
tầng xã hội tốt, đào tạo đội ngũ chuyên môn có tay nghề, nâng cao trình độ nhận thức
cũng như trình độ dân trí của người dân, luôn ổn định tình hình trật tự an ninh - xã hội,
có như vậy mới tạo nên sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
2.4. Nhân tố pháp lý.
Pháp luật và bộ máy hành pháp có liên quan đến việc chi phối hoạt động của
nhà đầu tư ngay từ khi bắt đầu tìm kiếm cơ hội đầu tư cho đến khi dự án kết thúc thời
hạn hoạt động. Đây là yếu tố có tác động trực tiếp cũng như gián tiếp đến hoạt động
7
đầu tư. Nếu môi trường pháp lý và bộ máy vận hành nó tạo nên sự thông thoáng, cởi
mở và phù hợp với thông lệ quốc tế, cũng như sức hấp dẫn và đảm bảo lợi ích lâu dài
cho các nhà đầu tư thì cùng với các yếu tố khác, tất cả sẽ tạo nên một môi trường đầu
tư có sức thu hút mạnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
3. Tác động tích cực và tiêu cực của FPI
3.1. Những tác động tích cực
Thứ nhất, trực tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư gián tiếp và gián tiếp làm tăng
tổng vốn đầu tư trực tiếp của xã hội.
Vốn ĐTGTNN gia tăng sẽ làm phát sinh hệ quả tích cực gia tăng dây chuyền

đến dòng vốn đầu tư gián tiếp trong nước. Nói cách khác, các nhà đầu tư trong nước sẽ
"nhìn gương" các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài và tăng động lực bỏ vốn đầu tư gián
tiếp của mình, kết quả là tổng đầu tư gián tiếp xã hội sẽ tăng lên.
Hơn nữa, khi dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài gia tăng, thì đó sẽ là một sự
bảo đảm và tạo động lực mới hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư khác mạnh dạn thông
qua các quyết định đầu tư trực tiếp mới của mình, kết quả là gián tiếp góp phần làm
tăng đầu tư trực tiếp xã hội từ phía các nhà đầu tư cả nước ngoài, cũng như trong nước.
Thứ hai, góp phần tích cực vào phát triển thị trường tài chính nói riêng, hoàn
thiện các thể chế và cơ chế thị trường nói chung
Việc gia tăng và phát triển bộ phận thị trường vốn ĐTGTNN sẽ làm cho TTTC
(đặc biệt là TTCK) Việt Nam trở nên đồng bộ, cân đối và sôi động hơn, khắc phục
được sự thiếu hụt, trống vắng và trầm lắng, thậm chí đơn điệu, kém hấp dẫn kéo dài
của thị trường này trong thời gian qua. Hơn nữa, điều kiện và như là kết quả đi kèm
với sự gia tăng dòng vốn ĐTGTNN này là sự phát triển nở rộ các định chế và dịch vụ
tài chính - chứng khoán, trước hết là các loại quỹ đầu tư, công ty tài chính, và các thể
chế tài chính trung gian khác, cũng như các dịch vụ tư vấn, bổ trợ tư pháp và hỗ trợ
kinh doanh, xác định hệ số tín nhiệm, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán và thông tin thị
trường; Tất cả những điều này trực tiếp và gián tiếp góp phần phát triển mạnh mẽ
hơn các bộ phận và tổng thể TTTC nói riêng, các thể chế và cơ chế thị trường nói
chung trong nền kinh tế chuyển đổi Việt Nam.
Thứ ba, góp phần tăng cường cơ hội và đa dạng hóa phương thức đầu tư, cải
thiện chất lượng nguồn nhân lực và thu nhập của đông đảo người dân.
Việc phát triển thị trường vốn đầu tư gián tiếp cả bề rộng lẫn bề sâu sẽ mang
lại những cơ hội mới và sự đa dạng hoá trong lựa chọn các phương thức đầu tư
cho các nhà đầu tư tiềm năng nước ngoài và trong nước. Đông đảo các nhà đầu tư
nước ngoài và cả trong nước, từ người dân, các doanh nhân đến các tổ chức và pháp
nhân đầu tư chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp sẽ có thêm điều kiện lựa chọn sử
dụng vốn của mình để đầu tư dưới các hình thức trực tiếp tự mình hay thông qua các
8
định chế tài chính trung gian để mua - bán các cổ phiếu, trái phiếu và chứng khoán có

giá khác của Việt Nam trên TTTC trong nước và nước ngoài=> mức sống cao hơn.
Hơn nữa, thông qua quá trình tham gia đầu tư gián tiếp này, các nhà đầu tư trong nước
và người dân sẽ được dịp "cọ xát", rèn luyện và bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ
năng, bản lĩnh đầu tư, nâng cao trình độ bản thân nói riêng, chất lượng nguồn nhân lực
nói chung, phù hợp yêu cầu và điều kiện kinh doanh thị trường, hiện đại.
Thứ tư, Góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước theo các
nguyên tắc và yêu cầu kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế.
Việc quản lý và quản trị doanh nghiệp phát hành chứng khoán sẽ được thực
hiện nghiêm túc, hiệu quả hơn. Hơn nữa, về nguyên tắc, các nhà đầu tư chỉ ưa lựa
chọn đầu tư vào chứng khoán của các doanh nghiệp đáng tin cậy, đang và sẽ có triển
vọng phát triển tốt trong tương lai. Chính điều này sẽ cho phép quá trình "chọn lọc
nhân tạo", "bỏ phiếu" cho sự hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp này trở nên khách
quan và phù hợp cơ chế thị trường hơn. Hệ thống luật pháp, cũng như các cơ quan, bộ
phận và cá nhân trong hệ thống quản lý nhà nước liên quan đến TTTC, nhất là đến đầu
tư gián tiếp nước ngoài sẽ phải được hoàn thiện, kiện toàn và nâng cao năng lực. Trên
cơ sở đó, năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với nền kinh tế nói chung, TTTC
nói riêng sẽ được cải thiện hơn.
3.2. Một số tác động tiêu cực
Thứ nhất, làm tăng mức độ nhạy cảm và bất ổn về kinh tế có nhân tố nước
ngoài.
Khác với FDI là nguồn vốn đầu tư lâu dài chủ yếu dưới dạng vật chất (công
đoàn nhà máy, mua sắm thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất), khó
chuyển đối hoặc thanh khoản, vốn ĐTGTNN được thực hiện dưới dạng đầu tư tài
chính thuần tuý với các chứng khoán có thể chuyển đổi và mang tính thanh khoản cao
trên TTTC, nên các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài dễ dàng và nhanh chóng mở rộng
hoặc thu hẹp, thậm chí đột ngột rút vốn đầu tư của mình về nước, hay chuyển sang đầu
tư dưới dạng khác, ở địa phương khác tuý theo kế hoạch và mục tiêu kinh doanh của
mình. Đặc trưng nổi bật này cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên nguy cơ tạo
và khuếch đại độ nhạy cảm và chấn động kinh tế ngoại nhập của dòng vốn ĐTGTNN
đối với nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt khi việc chuyển đổi và rút vốn

đầu tư gián tiếp nói trên diễn ra theo kiểu "tháo chạy" đồng loạt trên phạm vị rộng và
số lượng lớn sẽ dẫn đến khủng hoảng.
Thứ hai, Làm gia tăng nguy cơ bị mua lại, sáp nhập, khống chế và lũng đoạn
tài chính đối với các doanh nghiệp và tổ chức phát hành chứng khoán.
Sự gia tăng tỷ lệ nắm giữ chứng khoán, nhất là các cổ phiếu, cổ phần sáng lập,
được biểu quyết của các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài đến một mức "vượt ngưỡng"
9
nhất định nào đó sẽ cho phép họ tham dự trực tiếp vào chi phối và quyết định các hoạt
động sản xuất - kinh doanh và các chủ quyền khác của doanh nghiệp, tổ chức phát
hành chứng khoán, thậm chí lũng đoạn doanh nghiệp theo phương hướng, kế hoạch,
mục tiêu riêng của mình, kể cả các hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp. Điều đó
có nghĩa là, tính chất gián tiếp của vốn đầu tư nước ngoài đã chuyển hoá thành tính
trực tiếp. Nhà đầu tư gián tiếp sẽ chuyển hoá thành nhà đầu tư trực tiếp. Thậm chí, về
lôgíc, quá trình "diễn biến hoà bình" này đạt tới quy mô và mức độ nào đó còn có thể
làm chuyển đổi về chất quyền sở hữu và tính chất kinh tế ban đầu của doanh nghiệp và
quốc gia.
Thứ ba, làm tăng quy mô, tính chất và sự cấp thiết đấu tranh với tình trạng tội
phạm kinh tế quốc tế như: hoạt động lừa đảo, họa động rửa tiền, họa động tiếp vốn cho
các kinh doanh phi pháp và các họa động khủng bố…
Sự cộng hưởng của các hoạt động tội phạm và các tác động mặt trái của dòng
vốn gián tiếp, nhất là khi chúng diễn ra một cách có tổ chức sẽ gây tổn hại tới hoạt
động kinh tế lành mạnh và tàm tăng tính dễ tổn thương, có thể gây lạm phát cao trong
bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
II. ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP CỦA NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
1. Sự cần thiết và tiềm năng thu hút đầu tư gian tiếp nước ngoài tại Việt
Nam
1.1. Sự cần thiết thu hút FII
Trên thế giới, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan trọng
đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này bao gồm đầu tư trực tiếp (FDI)
và đầu tư gián tiếp (FII). Trong khi nguồn vốn FDI có vai trò trực tiếp thúc đẩy sản

xuất, thì FII lại có tác động kích thích thị trường tài chính phát triển theo hướng nâng
cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng tính minh bạch, tạo điều kiện cho
doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn mới; nâng cao vai trò quản lý
nhà nước và chất lượng quản trị doanh nghiệp, có tác động thúc đẩy mạnh mẽ các mối
quan hệ kinh tế.
Đối với Việt Nam, thu hút nguồn vốn FII mang một ý nghĩa rất quan trọng. Để
thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, Việt Nam cần một lượng vốn
đầu tư rất lớn (khoảng 140 tỷ USD) cho giai đoạn (2005-2010) để xây dựng, từng
bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội. Các doanh nghiệp Việt Nam
đang trong quá trình cải cách và cổ phần hóa nhằm gia tăng năng lực và hiệu quả cạnh
tranh khi gia nhập WTO. Cổ phần hóa phải đi đôi với việc hình thành các thị trường
vốn, các kênh huy động vốn mà hạt nhân là thị trường chứng khoán (TTCK).Các mối
quan hệ kinh tế gia tăng, dòng vốn lưu chuyển nhanh sẽ góp phần tạo ra các hiệu ứng
tốt tác động đến các doanh nghiệp. Lợi ích của hội nhập không những được đánh giá
10
thông qua sự luân chuyển (vào, ra) dễ dàng của dòng hàng hóa, dòng người mà còn có
cả dòng vốn.Việc tham gia của các nhà đầu tư FII sẽ có tác động mạnh mẽ đến thị
trường tài chính, giúp cho thị trường tài chính minh bạch và hoạt động hiệu quả hơn,
xác lập giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết một cách chuyên nghiệp, giảm
thiểu những dao động “phi thị trường” và góp phần giải quyết một cách cơ bản các
mối quan hệ kinh tế (vốn, công nghệ, quản lý…).
Hơn nữa, FII có thể giúp vốn cho doanh nghiệp trong nước, giúp doanh nghiệp
tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh, do vậy FII rất quan trọng đối với các
doanh nghiệp trong nước đang thiếu vốn.
Tuy nhiên, dòng vốn FII cũng tiềm ẩn những rủi ro hơn so với các kênh huy
động vốn từ nước ngoài khác. Do vậy, thúc đẩy thu hút FII ổn định, tương xứng với
tiềm năng, góp phần tạo động lực phát triển thị trường vốn, nâng cao năng lực quản trị
của nhà doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam đang từng ngày phát triển và mở rộng
là vấn đề cần được quan tâm.
1.2. Tiềm năng thu hút FII của Việt Nam

Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, các yếu tố sản xuất trong quá trình tái sản xuất
hàng hóa, dịch vụ được dịch chuyển tự do hơn từ nơi này sang nơi khác, nhằm phát
huy lợi thế so sánh của mỗi quốc gia thông qua các cam kết mở cửa thị trường. Việt
Nam đang nổi lên như một quốc gia có nhiều tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh vị trí địa lý thuận lợi, chính trị ổn định, tiềm năng tăng trưởng kinh tế dài
hạn, Việt Nam còn là một quốc gia có nhiều lợi thế so sánh hấp dẫn nhà đầu tư như:
nguồn lao động, thị trường, tài nguyên. Hơn nữa, vận nước đang lên, Việt Nam ngày
càng khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của mình trên bản đồ kinh tế khu vực
và thế giới. Sự quan tâm của khu vực và thế giới tới Việt Nam cộng với sự thành công
của các nhà đầu tư hiện hữu tại đây sẽ mở ra cơ hội lớn trong thu hút vốn đầu tư nước
ngoài.
Nhìn chung, nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FII) là một tiềm năng rất lớn đối với
thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Với các yếu tố thuận lợi khách quan,
Việt Nam hoàn toàn có khả năng khai thác tiềm năng dòng chảy vốn FII của thế giới
phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
2. Thực trạng đầu tư gián tiếp của nước ngoài vào Việt Nam
2.1. Nhìn lại chặng đường phát triển và thu hút vốn FII của Việt Nam
Sự ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam với sàn giao dịch đầu tiên tại
TPHCM vào tháng 7-2000 và sàn giao dịch Hà Nội vào tháng 3-2005 cùng với sự phát
triển nhanh và ổn định của nền kinh tế đã giúp Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn đối với
các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhiều nhà đầu tư có tổ chức danh tiếng trên thế giới cho rằng đây là thời điểm
11
tốt nhất để đầu tư vào thị trường Việt Nam. Chính vì vậy trong 3 năm (2002-2005) và
10 tháng đầu năm 2006 đã có khoảng 23 quỹ có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập
mới tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư trên 1,6 tỷ USD, nâng tổng số vốn đầu tư
gián tiếp nước ngoài ước tính trên 2,4 tỷ USD.
Tuy nhiên, mặc dù tăng trưởng một cách đáng kể nhưng vốn đầu tư gián nước
ngoài chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn 4,5% trên GDP Việt Nam và chỉ bằng 42,1%
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2005.

• Trước và sau khủng hoảng tài chính
Thực tế đã có một dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam từ
những năm đầu của thập niên 90 khi Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa và
lần đầu tiên có Luật Công ty,Luật Đầu tư nước ngoài. Trong thời gian đó đã có 7 quỹ
đầu tư được thành lập với tổng số vốn khoảng 400 triệu USD.Vietnam Fund là quỹ
đầu tiên tham gia thị trường tài chính Việt Nam với tổng số vốn khoảng 54 triệu USD.
Quỹ thành lập cuối cùng trong giai đoạn này là Vietnam Enterprise Investment
Fund (VEIL) được quản lý bởi Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital từ tháng 7-1995
với số vốn 35 triệu USD. Templeton Vietnam Opportunities Fund là quỹ có tổng số
vốn lớn nhất, được quản lý bởi Công ty Quản lý quỹ Templeton Investment
Management của Mỹ và thành lập vào tháng 9-1994 trước khi Hiệp định Thương mại
Việt - Mỹ được ký kết.
Khi cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á bùng nổ năm 1997, Templeton Vietnam
và Vietnam Lazard Fund lần lượt rút vốn khỏi Việt Nam, trong lúc Vietnam
Investment Fund (VIF) và Beta Fund tiếp tục hoạt động nhưng đã thu hẹp quy mô của
quỹ chỉ còn 5 - 10% so với ban đầu.
Chỉ có 3 quỹ tiếp tục hoạt động sau khủng hoảng là Vietnam Fund (VF),
Vietnam Frontier Fund (VFF) và VEIL, nhưng trong đó VF và VFF đã chấm dứt hoạt
động vào năm 2001 và 2004. Chỉ có quỹ VEIL vẫn còn hoạt động và được xem là
thành công nhất cho đến thời điểm hiện nay.
• Làn sóng đầu tư trỗi dậy
Bốn năm sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, mặc dù Việt Nam được đánh
giá là một trong những nước ít bị ảnh hưởng nhất nhưng tình hình đầu tư gián tiếp
nước ngoài vẫn không sáng sủa hơn. Trong thời gian 1998 - 2002, không những không
có một quỹ đầu tư mới nào được thành lập mà các quỹ thành lập trước đó lại đua nhau
rút vốn hoặc giảm quy mô hoạt động.
Mãi cho đến tháng 4-2002, nguồn vốn này xuất hiện trở lại với sự mở đầu của
Quỹ Mekong Enterprise Fund (MEF) với số vốn 18.5 triệu USD và dưới sự quản lý
12
của Công ty Quản lý quỹ Mekong Capital. Kể từ năm 2004, hoạt động đầu tư gián tiếp

nước ngoài bắt đầu chuyển sang trang mới khi có 13 quỹ đầu tư mới được thành lập
với tổng số vốn lên đến 908 triệu USD, nâng tổng nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước
ngoài vào Việt Nam đạt trên 1,1 tỷ USD.
Như vậy, từ sau năm 2004 là giai đoạn bắt đầu bùng nổ các quỹ đầu tư nước
ngoài cả về số lượng và quy mô quỹ. Đây chính là thành quả của những cải cách quan
trọng trong quản lý kinh tế của Chính phủ Việt Nam để kích thích sự phát triển thị
trường tài chính, mà trong đó đáng kể nhất là gia tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà
đầu tư nước ngoài ở các công ty niêm yết trên sàn từ 30% lên 49%, đẩy mạnh tốc độ
cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước có vốn lớn và việc bãi bỏ số lượng các ngân
hàng được nắm giữ bởi một tổ chức nước ngoài.
Ngoài ra, trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh
chóng với tốc độ bình quân trên 7.5%/năm cùng với việc hệ số tín nhiệm quốc gia
được tổ chức Moody đánh giá cải thiện từ B3 lên B1 và sự kiện Việt Nam gia nhập
WTO đã giúp Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.
Chính vì thế từ đầu năm 2006 đến nay, dòng vốn đầu tư gián tiêp nước ngoài
đổ mạnh vào thị trường Việt Nam.Nếu không tính đến dòng vốn đầu tư trực tiếp thì từ
đầu năm đến nay có khoảng 12 quỹ thành lập với tổng số vốn khoảng trên 750 triệu
USD.
2.2. Tình hình đầu tư gián tiếp nước ngoài từ năm 2006 đến nay
Năm 2006 - Bước tiến quan trọng.
Năm 2006,sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
tháng 11/2006 là bước chuyển biến tương đối toàn diện của nền kinh tế Việt Nam
trong tiến trình hội nhập quốc tế.Động thái này vừa tác động trở lại đối với công cuộc
đổi mới trong nước,vừa nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.Cũng trong
tháng 11 của năm 2006,Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC lần thứ
14 đã mở ra một cơ hội lớn cho Việt Nam trong việc phát triển kinh tế,thu hút dòng
vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong những năm tiếp theo.
Đặc biệt đầu tư gián tiếp của nước ngoài ròng đổ vào Việt Nam đạt 1,3 tỷ
USD,tăng mạnh so với mức 861 triệu USD của năm 2005 do quản lý hoạt động đầu tư
gián tiếp đã thông thoáng theo hướng nâng tỷ lệ tham gia đầu tư chứng khoán đối với

nhà đầu tư nước ngoài lên 49%.
Năm 2007- Sự nóng lên của Thị trường chứng khoán.
Đúng như dự đoán,trong năm 2007,cán cân thặng dư vốn của Việt Nam cao gấp
5,7 lần mức thặng dư năm 2006.Nguyên nhân chủ yếu là do giải ngân đầu tư trực tiếp
nước ngoài,vay ODA và đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam (cổ phiếu,trái
phiếu) đều đạt tốc độ tăng trưởng cao.
13
Một phân tích quan trọng được công bố rộng rãi của Merrill Lynch cho rằng, về
dài hạn TTCK Việt Nam đầy triển vọng, khiến nhiều nhà đầu tư quốc tế muốn có cổ
phiếu của Việt Nam trong danh mục đầu tư của mình. Ngoài ra, còn có yếu tố thời sự
ngắn hạn như Việt Nam tổ chức thành công Năm APEC 2006, gia nhập WTO, Mỹ trao
PNTR cho Việt Nam. Rồi sau đó,các nhà tài trợ quốc tế đã đưa ra mức tài trợ lớn chưa
từng có cho Việt Nam, tới trên 4,5 tỷ USD. Đó là dấu hiệu làm TTCK nóng lên trong
một thời gian ngắn.
Tuy nhiên chưa có dấu hiệu nào cho thấy vốn đầu tư gián tiếp ngắn hạn của
nước ngoài vào nhiều,tỉ lệ đó chỉ khoảng 1%, là không đáng kể. Đa số nhà đầu tư nước
ngoài hiện nay (vào TTCK) là dạng đầu tư chiến lược, họ đặt kỳ vọng khoảng 10-15
năm sau, đó là dấu hiệu tốt cho TTCK Việt Nam.Hơn nữa, thực tế các nhà đầu tư quốc
tế ngắn hạn có thể chưa có điều kiện quan tâm đến TTCK mới nổi như Việt Nam.
Biểu đồ: Cán cân vốn của Việt Nam 2004-2007
( Nguồn: trích dẫn từ www.gso.gov.vn/)
Năm 2008- Khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Năm 2008,thế giới cũng như Việt Nam đã chứng kiến diễn biến phức tạp và
những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.Kinh tế thế giới tăng
14
trưởng chậm lại,nhiều nước phát triển như Mỹ,Nhật Bản,các nước thuộc liên minh
châu Âu đã lâm vào tình trạng suy thoái kinh tế:thương mại toàn cầu,thị trường chứng
khoán thế giới sụt giảm;giá cả quốc tế biến động bất thường;hàng loạt các định chế tài
chính lớn trên thế giới phá sản,giải thể hoặc sáp nhập…Với độ mở cửa nền kinh tế
lớn,kinh tế Việt Nam không tránh khỏi chịu tác động bởi những diễn biến phức tạp của

môi trường kinh tế thế giới.Cuộc khủng hoảng tài chính còn gây ra tác động đến thị
trường chứng khoán do tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư,dòng vốn nước ngoài đổ vào
thị trường chứng khoán giảm.Điều này khiến thặng dư cán cân vốn giảm 36% so với
mức thặng dư của năm 2007.Nguyên nhân là do khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến
vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) ròng giảm mạnh so với năm 2007.
Biểu đồ: Cán cân vốn của Việt Nam 2005-2008
( Nguồn: trích dẫn từ www.gso.gov.vn/)
Năm 2009- Đối mặt với khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho các nhà đầu tư lo ngại trước
những bất ổn của thị trường và bán chứng khoán để nắm giữ những tài
khoản ít rủi ro hơn khiến dòng vốn đầu tư gián tiếp sụt giảm nghiêm trọng,
15
trong đó đầu tư gián tiếp vào các nước đang phát triển châu Á giảm mạnh nhất,
khoảng 68,1 tỉ đôla, tiếp đến là vào các nước đang phát triển, giảm 55 tỉ đôla.
Khủng hoảng tài chính toàn cầu không chỉ làm giảm dòng vốn đầu tư giản tiếp
mà còn tác động tiêu cực đến mọi luồng vốn vào các nước đang phát triển. Khu vực bị
ảnh hưởng nhiều nhất là các nước đang phát triển châu Á vì thị trường chứng khoán
của các nước này còn quá non trẻ (so với thị trường chứng khoán đã tồn tại hàng trăm
năm của các nước phát triển khác) và thường có sức thu hút mạnh các dòng vốn đầu tư
ngắn hạn; Tuy nhiên, dòng vốn đầu tư gián tiếp tăng nhanh thì cũng dễ đột ngột giảm
nếu có dấu hiệu bất ổn trên thị trường. Hiện tượng này đã xảy ra khi khủng hoảng tài
chính xuất hiện.Theo Bloomberg, đầu tư gián tiếp vào các nước đang phát triển giảm
34% năm 2009 (khoảng 600 tỉ USD).
Vốn đầu tư gián tiếp rút ra khỏi Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2009 lên tới
500 triệu USD và đạt khoảng 600 triệu USD năm 2009 (tương đương với dòng vốn rút
ra của năm 2008). Mặc dù chứng khoán Việt Nam giảm nhưng Việt Nam vẫn là một
trong số ít nền kinh tế mởi nổi nhận được dòng vốn đầu tư ròng vào danh mục đầu tư
chứng khoán năm 2009.Theođánhgiá các chỉ số chứng khoán chính trên thế giới của
trang web indexq.org, chỉ số chứng khoản của Việt Nam tăng 34,67% và nằm trong
nhóm những chỉ số tăng mạnh nhất trên thế giới trong 6 tháng đầu năm 2009. Ở châu

Á, Việt Nam thua Inđônêsia (36,97%); Ấn Độ (41,86%); Trung Quốc (42,17%). Ở
Châu Âu, Việt Nam thua Nga (57,93%). Ở châu Mỹ, Việt Nam thua Brazil (35,33%);
Argentina (44,71%); Peru (76,5%). Nếu xét theo chu kỳ sóng tăng kể từ thời điểm
chạm đáy (tháng 2/2009), chỉ số chứng khoán Việt Nam thuộc nhóm dẫn đầu thế giới
với mức tăng 80,48%. Đặc biệt, các nhà đầu tư Mỹ rất quan tâm đến thị trường chứng
khoán Việt Nam. Việc cởi mở ngành dịch vụ Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn đến quyết
định của các nhà đầu tư Mỹ. Gần 50% vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam là của các
nhà đầu tư Mỹ. Sở dĩ các nhà đầu tư Mỹ tăng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam là do:
Thứ nhất, nhờ có sự tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững của nền kinh tế Việt
Nam và sự cải thiện trong môi trường pháp luật, thương mại. Tuy nhiên, việc ban hành
Luật Chứng khoán mới là lý do chính của sự gia tăng đầu tư gián tiếp của Mỹ vào Việt
Nam.
Thứ hai, vị thế chính trị ngày càng cao của Việt Nam trên thị trường thế giới và
quá trình cổ phần hóa mạnh mẽ các doanh nghiệp nhà nước cũng là nguyên nhân thúc
đẩy luồng vốn đầu tư gián tiếp của Mỹ vào Việt Nam, làm cho các nhà đầu tư yên tâm
khi bỏ vốn vào thị trường này.
Năm 2010 - Vốn FII vẫn theo xu hướng tăng.
Nhìn chung, các dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua TTCK chủ yếu được
đầu tư thông qua các định chế quỹ đầu tư chuyên nghiệp và một số nhà đầu tư cá nhân.
Trong đó, nhiều quỹ đầu tư được lập tại các vùng “thiên đường thuế” như Cayman;
16
Brirtich Island…đầu tư với cơ chế hưởng lợi từ các chính sách ưu đãi thuế và năng
động trong việc đầu tư, giải ngân vốn, nên chu chuyển dòng vốn vào ra khỏi Việt Nam
khá phức tạp.
Mặc dù có nhiều biến động trong năm, dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài đẩy
mạnh cơ cấu lại danh mục đầu tư vào các nhóm cổ phiếu lớn trên thị trường. Tuy
nhiên, khác với những năm trước lượng vốn thường được rút ra khỏi Việt Nam, thì cả
năm 2010 tổng mức vốn thuần vào Việt Nam khoảng 1,1 tỷ USD.
Giá trị danh mục đầu tư hiện thời vào cuối năm 2010 của nhà đầu tư nước ngoài
vào khoảng 6,5 tỷ USD, trong đó tỷ trọng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư chiếm

khoảng 78,2%, trái phiếu khoảng 10% và giá trị số dư tiền gửi khoảng 5,3%.
Nhìn chung, diễn biến dòng vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2010 không mấy
phức tạp, tổng lượng vốn vào ra, kết dư thuần trên 1,1 tỷ USD cho thấy dòng vốn nước
ngoài đang có xu hướng vào TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, xét tương quan với dòng
vốn vào các quốc gia trong khu vực Đông Á thì dòng chảy vào Việt Nam khá thấp.
Một vấn đề lo ngại khác tác động tới tâm lý nhà đầu tư nước ngoài đó là yếu tố
lạm phát và thâm hụt cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế, trong điều
kiện dự trữ ngoại hối mỏng (nếu xem xét trên số tuần nhập khẩu thì hiện nay quá thấp)
gây bất ổn cho khu vực doanh nghiệp (đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu của VN chiếm tỷ
trong khoảng 70% vào tăng trưởng GDP). Vì vậy, dòng vốn đầu tư nước ngoài trong
thời gian tới sẽ có dấu hiệu chậm lại.
Năm 2011 - Việt Nam, địa chỉ thu hút vốn đầu tư gián tiếp.
Tổng giá trị tài sản của dòng vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng
khoán Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại khoảng hơn 7 tỷ USD. Điều này khẳng
định Việt Nam vẫn đang là địa chỉ thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài khá
mạnh.
Sự khả quan này trước hết thể hiện trên thị trường trái phiếu. Thông tin từ Sở
GDCK Hà Nội cho thấy, thành phần nhà đầu tư mua trái phiếu Chính phủ được mở
rộng hơn với sự tham gia của: quỹ nước ngoài, công ty bảo hiểm. Đặc biệt, thị trường
đã thu hút được sự tham gia trở lại của các ngân hàng nước ngoài có uy tín như:
HSBC, Deutsche Bank, Standard Charted Bank…
Trên thị trường sơ cấp, tính đến hết tháng 8/2011, nhà đầu tư nước ngoài đã
mua ròng gần 8 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ.Trên thị trường thứ cấp, khoảng 1
năm trở lại đây (tính đến hết ngày 31/8/2011), giá trị giao dịch bán của nhà đầu tư
nước ngoài khoảng 14 nghìn tỷ đồng; giao dịch mua khoảng 20 nghìn tỷ đồng.
Điều này chứng tỏ nhà đầu tư đang nắm giữ khoảng 6 nghìn tỷ đồng trên thị
trường này.So với trước đó, mức độ giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài được giữ
vững, thậm chí tăng khá mạnh trong thời điểm nền kinh tế còn gặp nhiều khó
17
khăn.Bên cạnh đó, trên thị trường cổ phiếu niêm yết, 8 tháng đầu năm, nhà đầu tư

nước ngoài vẫn mua ròng với số tiền gần 3 nghìn tỷ đồng.
Việc các tổ chức lớn cũng liên tục rót tiền vào các doanh nghiệp ở Việt Nam,
cho thấy dòng vốn gián tiếp đầu tư mang tính dài hạn cũng rất khả quan. Một số
thương vụ rót vốn điển hình: Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) đầu tư 182 triệu USD
để mua 10% vốn của Vietinbank; Diageo - tập đoàn kinh doanh đồ uống bỏ hàng chục
triệu USD mua cổ phần của Halico; Fortis (Ấn Độ) chi 64 triệu USD mua 65% cổ
phần của Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ…
Ngoài ra, một dòng vốn nước ngoài khác, chủ yếu từ các quỹ đầu tư, đang chảy
vào thị trường Việt Nam theo những cách thức khác nhau. Đơn cử như việc Công ty
Auxesia Holdings (Hoa Kỳ) thiết lập một mạng lưới nhà đầu tư nước ngoài xuất phát
từ mong muốn loại hình doanh nghiệp đầu tư của họ để từ đó lựa chọn và tiếp cận
doanh nghiệp.
Quỹ tăng trưởng SEAF Blue Waters Việt Nam lại không đầu tư cổ phần, mà
cung cấp những khoản vốn trung gian có quy mô từ 100 nghìn đến 2 triệu USD. Tính
đến thời điểm này, SEAF đã giải ngân cho khoảng 16 doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các
lĩnh vực khác nhau.
Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài được đánh giá là một yếu tố thuận lợi
góp phần cho việc cân đối cán cân thanh toán, ổn định cung - cầu ngoại tệ và tỷ giá
trên thị trường, bên cạnh các nguồn vốn khác. Đặc biệt, trong bối cảnh tín dụng ngân
hàng khó khăn như hiện tại dẫn đến không ít doanh nghiệp thiếu vốn.
Với xu hướng dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vẫn đang chảy vào khá
mạnh dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể khẳng định rằng nhà đầu tư đang có sự
kỳ vọng vào sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam. Để dòng vốn này có hiệu quả, bên
cạnh việc sử dụng vốn đúng mục đích của doanh nghiệp, Nhà nước cần xây dựng các
cơ chế quản lý, giám sát vốn đầu tư gián tiếp, có biện pháp quản lý dòng tiền vào ra
trên tài khoản vốn. Đồng thời, phải duy trì tốt quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia để kịp
thời can thiệp khi thị trường có biến động.
Năm 2012 dòng vốn FII vào Việt Nam đạt 300 triệu USD
Ngày 2/1/2013 Ủy ban Chứng khoán cho biết, mặc dù nền kinh tế được đánh
giá là gặp nhiều khó khăn nhưng vốn đầu tư nước ngoài gián tiếp (FII) trong năm đã

đạt 300 triệu USD vượt năm 2011 (năm 2011 là 240 triệu USD).
Trong năm qua dòng vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào hoạt động thâu tóm,
sáp nhập cũng đạt trên 1,5 tỷ USD. Đồng thời hoạt động huy động trái phiếu qua Sở
giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã tăng gấp 2 lần so với năm 2011. Năm 2012 khối
ngoại đã mua ròng gần 4.600 tỷ đồng trên hai sàn Hà Nội và Tp HCM, giá trị mua
ròng trong năm 2012 gần gấp 3 lần so với năm 2011.
18
Về hoạt động thâu tóm, sáp nhập các doanh nghiệp niêm yết trong năm vừa qua
tiếp tục đón nhận dòng vốn ngoại lớn thông qua kênh phát hành riêng lẻ như
Vietcombank, Kinh Đô, Thiết bị Y tế Việt Nhật (JVC), Coteccons, Gò Đàng (AGD),
PVI… Hầu hết các thương vụ này đều có giá trị vài chục triệu USD, thậm chí hơn 500
triệu USD như trường hợp của Vietcombank và hơn 740 triệu USD như thương vụ của
Vietinbank.
Năm 2013-sự trở lại của vốn đầu tư gián tiếp vào thị trường chứng khoán
Theo số liệu được Bộ Tài chính công bố ngày 10/4/2012, dòng vốn đầu tư gián
tiếp nước ngoài vào thuần trong tháng 3/2013 đạt khoảng 44 triệu USD, trong cả quý
I/2013 là 133 triệu USD.
Năm 2013 vốn đầu tư gián tiếp tăng mạnh trên thị trường chứng khoán.
Hãng tin tài chính Bloomberg cho biết, từ đầu năm đến ngày 28/5, các quỹ
ngoại đã mua ròng lượng cổ phiếu Việt Nam trị giá 254 triệu USD, cao nhất trong
cùng kỳ các năm từ 2008 đến nay. Khối ngoại tin tưởng rằng, lợi nhuận của các doanh
nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có được năm tăng trưởng
đầu tiên kể từ 2010, nhờ lạm phát đi xuống và chi phí vay vốn giảm.
Bloomberg cũng dẫn dữ liệu từ Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam cho
biết, trong 4 tháng đầu năm, số nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản giao dịch chứng
khoán tại thị trường Việt Nam là lớn hơn trong cả năm 2012. Từ đầu năm tới ngày
30/4, đã có 16.238 nhà đầu tư nước ngoài được cấp tài khoản giao dịch chứng khoán
tại Việt Nam, so với con số 16.001 nhà đầu tư nước ngoài được cấp tài khoản trong
năm 2012.
Chỉ số VN-Index đã tăng 25% từ đầu năm, đưa Việt Nam trở thành thị trường

tăng điểm mạnh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Tính đến ngày 22/3/2013, vốn huy
động qua phát hành cổ phiếu và cổ phần hóa đạt khoảng 1.153 tỷ đồng.
Chính phủ cũng có dự kiến sẽ khởi động một chương trình thử nghiệm tăng trần
sở hữu của khối ngoại lên 49% cho một số công ty với hi vọng dòng vốn đầu tư gián
tiếp vào Việt Nam sẽ giúp khôi phục tình hình chứng khoán và bất động sản hiện nay.
III. ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM
1. Các hình thức đầu tư
1.1. Đầu tư của chính phủ
Chủ thể đầu tư là Cơ quan nhà nước bao gồm chính phủ, ngân hàng nhà nươc
việt nam
Loại hình: phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế
Phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế là một kênh huy động vốn FPI hiệu
19
quả được nhiều nước sử dụng, đặc biệt là các nước phát triển, bao gồm trái phiếu
chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp.Với Việt nam, việc phát hành trái phiếu ra thị
trường quốc tế vẫn còn khá mới mẻ. Cho tới nay, Việt nam mới chỉ phát hành trái
phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế.
Phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) ra thị trường quốc tế là một kênh huy
động vốn hữu hiệu với nền kinh tế các nước đang phát triển. Nguồn vốn huy động
được sẽ đáp ứng nhu cầu phát triển, đầu tư của Chính phủ.
Sau khi gia nhập WTO, ngày 26/01/2010, Việt nam đã phát hành thành công 1
tỷ USD TPCP thời hạn 10 năm trên thị trường quốc tế với lợi tức 6,95%. Trong tổng
số trái phiếu phát hành có 56% từ các nhà đầu tư Mỹ, 28% từ nhà đầu tư Châu Á và
16% từ các nhà đầu tư Châu Âu. Về cơ cấu nhà đầu tư, các quỹ đầu tư và công ty quản
lý tài sản mua 73%, các quỹ bảo hiểm và hưu trí mua 10%, ngân hàng 7% và các nhà
đầu tư khác. Trái phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán tại Singapore và
đáo hạn ngày 29/01/2020. Số tiền thu được từ đợt phát hành này tập trung vào các mục
tiêu hoàn trả vốn ngân sách Nhà nước, phần còn lại dành cho các Tập đoàn Dầu khí,
Tổng Công ty Hàng hải Việt nam, Tổng Công ty Sông Đà và Tổng Công ty lắp máy
Việt nam đầu tư bổ sung các dự án lọc hóa dầu Dung Quất, dự án xây dựng thủy điện

Xê Ca Mản 3, nhà máy thủy điện Hủa Na và mua tầu vận tải biển. Trước đó vào tháng
10/2005, Việt nam cũng đã hoàn thành đợt chào bán TPCP quốc tế đầu tiên với giá trị
phát hành là 750 triệu USD, thời hạn 10 năm và lợi suất là 7,125%, sau đó cho Tập
đoàn Công nghiệp Tầu thủy Việt nam vay lại.
Việc phát hành TPCP ra thị trường quốc tế đã tạo nền tảng, là cơ sở để các
doanh nghiệp phát hành trái phiếu của mình ra thị trường thế giới. Tuy nhiên cũng
phải gần 4 năm sau khi TPCP phát hành, Việt Nam mới có doanh nghiệp đầu tiên phát
hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.
Giữa tháng 6/2009, Chính phủ ban hành Nghị định 53/2009/ NĐ-CP điều chỉnh
hoạt động vay, trả nợ nước ngoài thông qua hình thức phát hành trái phiếu ra thị
trường quốc tế của Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ
30/07/2009. Nghị định này xây dựng hành lang pháp lý quan trọng cho việc huy động
vốn FPI thông qua phát hành trái phiếu quốc tế.
Tháng 11/2009, Công ty CP Vincom đã phát hành thành công 100 triệu USD
trái phiếu chuyển đổi và đã niêm yếu trái phiếu này trên sàn giao dịch Singapore, trở
thành doanh nghiệp Việt nam đầu tiên phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế. Trái
phiếu chuyển đổi Vincom có kỳ hạn 5 năm, được phát hành bằng đồng USD, không có
tài sản đảm bảo, có lãi suất hàng năm là 6% thanh toán 6 tháng/lần vào cuối kỳ. Trái
phiếu này có thể được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông của Vincom với mức giá
chuyển đối được tính toán trên cơ sở giá đóng cửa của cố phiếu Vincom là
108.000đồng/Cổ phiếu vào ngày phát hành.
20
Tiếp sau Vincom là một loạt các doanh nghiệp khác cũng thực hiện huy động
vốn FPI thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế như Tập
đoàn Hoàng Anh Gia Lai công bố phát hành 1,1 triệu trái phiếu chuyển đổi tương
đương 1.100 tỷ đồng cho đối tác chiến lược Temasek Holdings (Singapore), hợp đồng
thu xếp vốn 200 triệu USD giữa Ngân hàng Đầu tư toàn cầu Credit Suisse với Tổng
Công ty phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) mà trong đó Credit Suise sẽ phát hành trái
phiếu chuyển đổi cho KBC với lãi suất 6%-6,2% hay huy động thành công 250 triệu
USD thông qua phát hành trái phiếu quốc tế của Ngân hàng Vietinbank với mức lãi

suất 8,0%/năm kỳ hạn 5 năm…
Ngoài ra, vốn FPI còn có thể được huy động thông qua việc niêm yết trái phiếu
trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, do điều kiện niêm yết trên các sàn giao dịch quốc tế
rất khó khăn nên những tên tuổi lớn ở Việt nam như Tổng Công ty Tài chính Cổ phần
Dầu khí Việt nam (PVFC), ACB, BIDV, Sacombank hay Vinamilk, FPT đã có kế
hoạch niêm yết trên sàn giao dịch Singapore nhưng vì nhiều lý do nên không thành.
Cho đến nay mới chỉ có duy nhất quỹ đầu tư Indochina Capital Holding Limited thuộc
tập đoàn Indochina Capital là quỹ đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán
London với quy mô ban đầu là 500 triệu USD vào tháng 3/2007.
Như vậy, thông qua phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế đã mang lại
nguồn vốn FPI không nhỏ, góp phần tích cực với sự phát triển kinh tế đất nước.
1.2. Đầu tư của các doanh nghiệp
Trên thực tế, hoạt động đầu tư gián tiếp (ĐTGT) của các nhà đầu tư Việt Nam
ra nước ngoài là rất hạn chế, một mặt do khuôn khổ pháp lý chưa có những quy định
cụ thể cho việc đầu tư ra nước ngoài và phần nào đó là việc tìm hiểu thông tin về các
loại chứng từ có giá của nước ngoài còn hạn chế, hình thức đầu tư gián tiếp của các
nhà đầu tư Việt Nam thời gian qua là đầu tư thông qua thị trường chứng khoán của
nước ngoài. Nhu cầu đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của nhà đầu tư cá nhân và pháp
nhân Việt Nam đang hiện hữu và có xu hướng ngày càng tăng khi TTCK Lào và
Campuchia hình thành và mở cửa.
Vì sức hút trên mà đến nay, một số CTCK Việt Nam đã hiện diện tại TTCK
Lào và Campuchia. Giữa năm 2011, CTCK Campuchia - Việt Nam (CVS) đã đi vào
hoạt động tại Campuchia. Ngoài xuất hiện tại Campuchia, CTCK SBS cũng đã đặt
chân vào TTCK Lào, với việc thành lập CTCK Lanexang. Các CTCK hiện diện tại
Lào, Campuchia đã và đang triển khai các sản phẩm tài chính kết nối nhà đầu tư trong
khu vực Đông Dương. CVS cũng như một số tổ chức khác có kế hoạch hỗ trợ nhà đầu
tư cá nhân Việt Nam mở tài khoản giao dịch tại thị trường Campuchia, Lào
Cùng với làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đặc biệt là vào các thị trường
mới như Lào, Campuchia, Myanmar và một phần nào đó là Châu phi…, nhu cầu
ĐTGT của Nhà đầu tư Việt Nam ra các TTCK nước này cũng đang có xu hướng gia

21
tăng. Lý do là bởi tuy những thị trường này còn sơ khai, có rất nhiều tiền năng, được
đánh giá tương ứng với thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn năm 2007, nhưng
đã triển khai phương thức giao dịch thoáng hơn TTCK Việt Nam như áp dụng phương
thức thanh toán T+2, không cần cung cấp lý lịch tư pháp khi mở tài khoản giao dịch ,
nên mang lại cơ hội đầu tư hấp dẫn.
Tuy nhiên, cản trở lớn nhất đối với việc triển khai hoạt động đầu tư ra nước
ngoài của nhà đầu tư trong nước chính là khó khăn trong việc chuyển tiền, bởi Việt
Nam hiện chưa có quy định về ĐTGT ra nước ngoài. Đáng nói là ngay cả khi còn
thiếu quy định pháp lý, thì hoạt động ĐTGT ra nước ngoài của NĐT Việt Nam đã bắt
đầu xuất hiện. “Khoảng trống” pháp lý càng kéo dài, càng tạo điều kiện cho việc xuất
hiện những hiện tượng lách luật. Khi đó, vừa không quản lý được hoạt động ĐTGT ra
nước ngoài, vừa có nguy cơ gây nên những “phản ứng phụ” không mong muốn đối với
hoạt động quản lý ngoại hối.
Thực tế trên cộng với đòi hỏi của quá trình hội nhập với TTCK trong khối
ASEAN nói riêng, các khu vực khác trên thế giới nói chung, đang tạo sức ép cần sớm
có chủ trương hướng dẫn và quản lý hoạt động ĐTGT ra nước ngoài.
Vừa qua, Hội nghị Tổng giám đốc các Sở GDCK ASEAN lần thứ 16 được tổ
chức tại Singapore trong tháng 4/2012 vừa qua, với sự tham gia của HOSE, HNX và
các Sở GDCK Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Singapore, lãnh đạo các
Sở GDCK ASEAN đã chính thức tuyên bố thực hiện Liên kết giao dịch ASEAN
(ASEAN Link) từ tháng 6/2012. Trong đó, 2 Sở GDCK thực hiện kết nối đầu tiên là
Sở GDCK Singapore và Sở GDCK Malaysia, Sở GDCK Thái Lan sẽ tham gia kết nối
vào tháng 8/2012. ASEAN Link đánh dấu bước khởi đầu quan trọng tiến đến loại bỏ
các rào cản khi thực hiện giao dịch xuyên biên giới trong khu vực ASEAN. Qua đó,
giúp NĐT dễ dàng tiếp cận những cơ hội đầu tư, cũng như khai thác cơ hội tăng
trưởng của khu vực…
2. Mục tiêu đầu tư
Sinh lời: Đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam có nguồn dự trữ ngoại tệ nên
cần lựa chọn các kênh đầu tư sinh lời.Nguồn dự trữ ngoại tế đó nếu không mang đi

đầu tư sẽ không sinh ra giá trị. Do đó ngân hàng nhà nuwocsVN cũng lựa chọn các
phương hương để gia tăng lợi nhuận trong đó có thể kể tới đầu tư gián tiếp nước ngoài
như trái phiếu trái phiếu chính phủ.
Đối với các cá nhân và tổ chức, trong điều kiện thị trường chứng khoán trong
nước còn đang trầm lắng, các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức tìm kiếm các cơ hội sinh
lời khác tại các thị trường mới trong đó phải kể đến thị trường Lào- nơi được xem là
thị trường chứng khoán mới và nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư
Đảm bảo an toàn: đây là kênh mang lại lợi nhuận ổn định trong điều kiện hầu
22
như không có rủi ro.
Tinh thanh khoản cao: lựa chọn các cổ phiếu có tính thanh khoản cao để đảm
bảo khi có nhu cầu, NHNN có thể bán được trái phiếu, thu hồi ngoại tệ nhằm đáp ứng
nhu cầu trong nước.
IV. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ GIẢI PHÁP
1. Đánh giá chung
1.1. Đánh giá về tình hình đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Nhìn chung, tình hình vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam đang trên
đà tăng trưởng mạnh trong đầu năm 2013. Các nhà đầu tư quốc tế đang mua vào cổ
phiếu Việt Nam với tốc độ mạnh mẽ nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Họ bị hấp dẫn
bởi mức giá rẻ nhất ở Đông Nam Á và các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế từ phía
chính phủ.
Tuy nhiên, xét tương quan với dòng vốn vào các quốc gia trong khu vực Đông
Á thì dòng vốn chảy vào Việt Nam vẫn còn thấp. Điều đó cho thấy việc lo ngại từ các
chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam (đặc biệt là chính sách tiền tệ) trong cộng đồng
nhà đầu tư nước ngoài là khá lớn. Chính sách vĩ mô về tài chính của Việt Nam chưa
thật sự ổn định, yếu tố lạm phát và thâm hụt cán cân thương mại, cán cân thanh toán
quốc tế trong điều kiện dự trữ ngoại hối mỏng gây bất ổn cho khu vực doanh ngiệp.
Xu hướng dóng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ tiếp tục tăng trong năm
2013, nhưng về lâu dài Việt Nam cần điều chỉnh lại thể chế kinh tế, có các chính sách
tiếp tục thúc đẩy dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài và đồng thời cân bằng dòng lưu

chuyển vốn (quản lý ngoại hối).
Hiện nay, Công tác thu thập dữ liệu và bảo vệ nguồn vốn FII phục vụ cho điều
hành chính sách kinh tế vĩ mô hiện chưa thể thực hiện được một cách chính xác. Cơ
quan chức năng chỉ kiểm soát được dòng vốn FII trên thị trường chứng khoán tập
trung trên cơ sở cấp mã số giao dịch. Còn đối với việc tham gia của nhà đầu tư nước
ngoài trên thị trường tự do (OTC) thì không kiểm soát được.
1.2. Đánh giá về tình hình đầu tư gián tiếp Việt Nam ra nước ngoài
Nhu cầu đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của nhà đầu tư cá nhân và pháp nhân
Việt Nam đang hiện hữu và có xu hướng ngày càng tăng khi TTCK Lào và Campuchia
hình thành và mở cửa.
Tuy nhiên hiện nay, Việt Nam chưa có quy định và thể chế cụ thể về việc đầu
tư gián tiếp ra nước ngoài, “Khoảng trống” pháp lý càng kéo dài, càng tạo điều kiện
cho việc xuất hiện những chiêu lách rào. Khi đó, vừa không quản lý được hoạt động
đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, vừa có nguy cơ gây nên những “phản ứng phụ” không
mong muốn đối với hoạt động quản lý ngoại hối. Thị trường tiền tệ, tài chính đang đòi
23
hỏi Việt Nam phải sớm có quy định điều chỉnh hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước
ngoài.
Thực tế hiện nay, đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của Việt Nam còn thấp, có thể
nhận định do các nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân quan trọng nhất đối với Việt nam chính là nguồn dự trữ ngoại
hối thấp, nền kinh tế không ổn định, cán cân thương mại thâm hụt (không có khả năng
cung cấp nguồn ngoại hối để đầu tư ra nước ngoài). Vì vậy lượng ngoại tệ cần phải giữ
lại để đáp ứng các nhu cầu khác cho nền kinh tế như ổn định tỷ giá, bù đắp thâm hụt…
- Việt Nam chưa chú trọng đầu tư gián tiếp ra nước ngoài (có thể VN chưa tập
trung phân tích tình hình thế giới để tìm kiếm cơ hội đầu tư có lợi hoặc VN muốn thu
hút đầu tư gián tiếp hơn). Hiện nay thị trường thế giới đang có nhiều biến động như
mối lo ngại nợ công châu Âu hay sự suy giảm kinh tế Mỹ cũng khiến các ngoại tệ
mạnh bị mất giá trong đó đặc biệt là USD. Vì vậy, việc mua các tài sản bằng USD
cũng chưa hẳn là hướng đầu tư tốt nhất.

- Không có hành lang pháp lý hướng dẫn DTGT ra nước ngoài (nguồn FDI
quản lý bằng luật đầu tư, nguồn FPI quản lý bằng luật chứng khoán Nghị định Số
160/2006/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối).
Người cư trú là tổ chức, cá nhân được đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức đầu
tư gián tiếp nếu đáp ứng đủ điều kiện do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể điều kiện, trình tự, thủ tục
và việc sử dụng ngoại hối để đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
Tuy nhiên, chưa có văn bản nào hướng dẫn thi hành về việc trên. Do vậy, có thể
khẳng định rằng pháp luật Việt Nam không cấm hình thức đầu tư gián tiếp, nhưng cụ
thể việc chuyển tiền ra nước ngoài đầu tư và thu lợi nhuận từ khoản đầu tư này và thực
hiện ra sao vẫn chưa có khung pháp lý, nên không thể chuyển tiền ra nước ngoài được
- Có thể một phần do nguyên nhân chính trị nên Việt Nam không đầu tư nhều
vào trái phiếu chính phủ Mỹ. Trong một bài phân tích của Ngân hàng nhà nước về mối
quan hệ Mỹ-Trung cũng xuất hiện các yếu tố bất thường và Mỹ liên tục gây sức ép với
Trung Quốc (các cuộc diễn tập hải quân với quy mô lớn giữa Mỹ và Nhật bản, Mỹ và
Hàn quốc ở vùng biển gần với Trung quốc, làm cho Trung Quốc cảm thấy không yên
tâm, mặt khác một số nghị sĩ quốc hội Mỹ lại chuẩn bị đưa vấn đề Trung quốc thao
túng tỷ giá đồng nhân dân tệ ra quốc hội, yêu cầu chính phủ Mỹ có thái độ cứng rắn
với Trung Quốc) cũng là nguyên nhân khiến Trung Quốc giảm dự trữ bằng trái phiếu
chính phủ Mỹ. Tương tự như vậy, mối quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Mỹ vẫn bị
ảnh hưởng bởi lịch sử chiến tranh và các vụ kiện tụng về việc chống bán phá giá,
chống trợ cấp với các mặt hàng cá basa, tôm đông lạnh … cũng có thể khiến Việt Nam
dè dặt hơn trong việc lựa chọn trái phiếu chính phủ Mỹ để đầu tư mặc dù đây vẫn là
24
trái phiếu ổn định bậc nhất trên thế giới
2. Một số giải pháp kiểm soát và điều tiết FPI
Để tăng cường thu hút vốn FPI đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực
này, thiết nghĩ việc xây sựng cơ chế kiểm soát, điều tiết dòng vốn FPI vào và ra khỏi
việt Nam là vấn đề cấp bách và cần thiết trong bối cảnh sự tham gia của các Nhà đầu
tư nước ngoài trên TTCK gia tăng, ảnh hưởng ngày càng lớn và trực tiếp đến nền kinh

tế Việt Nam. Nếu không có cơ chế kiểm soát, điều tiết hợp lý, TTCK và nền kinh tế có
thể bị tổn thương bởi những tác động tiêu cực do các hiệu ứng nảy sinh từ chính các
đặc tính của dòng vốn FPI. Có thể áp dụng một số giải pháp cơ bản nhằm kiểm soát và
điều tiết dòng vốn này như sau:
Thứ nhất, nhanh chóng xây dựng hệ thống thống kê và cung cấp thông tin đầy
đủ, chính xác về lượng chứng khoán các Nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ, tỷ lệ
nắm giữ trong tổng số chứng khoán phát hành, từ đó phân tích, dự báo xu hướng biến
động và những ảnh hưởng có thể tạp ra từ động thái mua, bán chứng khaons của các
Nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là năng lực và kinh nghiệm phân tích, dự báo về
TTCK của đội ngũ cán bộ chuyên trách cần được coi trọng.
Thứ hai, Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ chế độ báo cáo tình hình hoạt động
mua, bán chứng khoán của các nhà đầu tư nước ngoài. Tổ chứ, cá nhân nước ngoài
mua, bán chứng khoán phải đăng ký mã số giao dịch với Trung tâm giao dịch chứng
khoán. Vấn đề chuyển ngoại tệ vào và ra khoie Việt Nam phải tuân thủ theo đúng quy
định về quản lý ngoại hối của Pháp luật Việt Nam.
Thứ ba, Nhanh chóng xây dựng chiến lược thu hút vốn FPI nằm trong tổng thể
chiến lược thu hút và sử dụng vốn của các quốc gia và gắn chặt với chiến lược phát
triển kinh tế. Trong chiến lược thu hút vốn FPI cần dự tính được nhu cầu vốn FPI của
nền kinh tế và tỷ lệ hợp lý của nguồn vốn này trong tổng thể vốn đầu tư, sao cho vốn
FPI phát huy tác dụng tích cực nhất đến sự phát triển kinh tế xã hội.
Thứ tư, Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ngân hàng – tài chính
– chứng khoán trong việc quản lý dòng vốn FPI nhằm đảm bảo sự an toàn, vững chắc
và lành mạnh của hệ thống tài chính. Nâng cao sức cạnh tranh của các định chế tài
chính trong nước, đặc biệt là các ngâng hàng, đảm bảo khả năng chống chọi với những
rủi ro, bất ổn do FPI gây ra.
Thứ năm, Từ từ nới lỏng quy định về tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của Nhà đầu tư
nước ngoài cho phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế và các định chế tài
chính. Cần loại bỏ tâm lý lo ngại rằng, mức tỷ lệ nắm giữ giới hạn 49% như quy định
hiện hành là quá cao và có thể gây ra những bất lợi cho nền kinh tế và TTCK Việt
Nam. Thực tế cho thấy nhiều nước trong khu vực đã nới lỏng tối đa tỷ lên nắm giữ của

nhà đầu tư nước ngoài, Ví dụ như Indonesia (100%), Malaysia (100%), Thái Lan
25

×