Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Đánh giá mức độ ô nhiễm nước mặt và đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng nước sông, hồ trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 106 trang )



i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





VŨ XUÂN HỢI


ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƯỚC MẶT VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHẤT
LƯỢNG NƯỚC SÔNG, HỒ TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI



LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG










Thái Nguyên, 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


ii





VŨ XUÂN HỢI


ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƯỚC MẶT VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHẤT
LƯỢNG NƯỚC SÔNG, HỒ TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Chuyên ngành : Khoa học môi trường.
Mã số ngành : 60.44.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRỊNH THỊ THANH







Thái Nguyên– 2014


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS.TS. Trịnh Thị Thanh.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề
được công bố hoặc sử dụng để bảo vệ một học hàm nào.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Học viên



Vũ Xuân Hợi


























iv
LỜI CẢM ƠN.
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các
thầy cô giáo và sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan, các đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới:
Ban giám hiệu, Phòng quản lý đào tạo Sau đại học Trường Đại học Nông
Lâm - Đại học Thái Nguyên.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS.
Trịnh Thị Thanh đã tận tình hướng dẫn để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND quận Đống Đa, Phòng Tài
nguyên và Môi trường, Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Biến đổi khí hậu.
Xin cảm ơn các cơ quan, tổ chức, các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và gia
đình đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2014
Tác giả




Vũ Xuân Hợi

















v
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu tổng quát 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Ý nghĩa của đề tài 2
3.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học 2
3.2. Ý nghĩa thực tế 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.1.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.2. Cơ sở pháp lý 5
1.2. Tình hình ô nhiễm nước mặt, vấn đề quản lý sông, hồ Hà Nội 6
1.2.1. Tình hình ô nhiễm nước mặt. 6
1.2.2. Vấn đề quản lý sông, hồ Hà Nội 10
1.3. Những nghiên cứu về sông, hồ của Tp. Hà Nội 17
1.4. Những vấn đề còn tồn tại 22
1.5. Những vấn đề mà đề tài tập trung nghiên cứu, giải quyết 23
Chương 2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 24
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 24
2.2. Địa điểm và thời gian 24
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 24
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 24
2.3. Nội dung nghiên cứu 24
2.3.1. Tổng quan về các sông, hồ trên địa bàn quận Đống Đa 24
2.3.2. Thực trạng ô nhiễm của các sông, hồ của quận Đống Đa 24
2.3.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm và dự báo ô nhiễm nước các sông, các hồ 25


vi

2.3.4. Đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng nước sông, hồ 25
2.4. Phương pháp nghiên cứu 25
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 25
2.4.2. Phương pháp điều tra, lấy mẫu thực địa 25
2.4.3. Phương pháp phân tích 26
2.4.4. Phương pháp sử dụng chỉ số chất lượng nước (WQI) 27
2.4.5. Phương pháp tính tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm 30
2.4.6. Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu 31
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
3.1. Tổng quan về các sông hồ trên địa bàn quận Đống Đa 32
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Đống Đa 32
3.1.2. Khái quát về các sông, hồ trên địa bàn quận Đống Đa 35
3.1.2.1. Các sông trên địa bàn quận Đống Đa 35
3.1.2.2. Các hồ trên địa bàn quận Đống Đa 38
3.2. Thực trang ô nhiễm các sông, hồ của quận Đống Đa. 41
3.2.1. Kết quả phân tích 41
3.2.2. Sử dụng chỉ số WQI để đánh giá chất lượng nước sông, hồ 56
3.2.3. Đánh giá ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng chỉ số WQI đánh giá
mức độ ô nhiễm sông, hồ. 67
3.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm và dự báo ô nhiễm 69
3.3.1. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm các sông, hồ tại quận Đống Đa 69
3.3.2. Dự báo mức độ ô nhiễm 70
3.4. Đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng các sông, hồ 81
3.4.1.Các giải pháp tổng thể 81
3.4.2. Các giải pháp cụ thể 83
KẾT LUẬN VÀ KHIẾN NGHỊ 86
1. KẾT LUẬN 86
2. KIẾN NGHỊ: 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC 90



vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
BOD Nhu cầu ôxy sinh học.
BOD
5
Nhu cầu ôxy sinh hóa sau 5 ngày ở nhiệt độ 20
0
C
COD Nhu cầu ôxy hóa học
CECR Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng Đồng
DO Tổng oxy hòa tan trong nước
LVS Lưu vực sông
NH
4
+
Amoni
NO
3
-
Nitrat
NO
3
-
Nitrit

QCVN Quy chuẩn Việt Nam
PO
4
3-
Phosphat
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TCMT Tổng cục môi trường
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
TSS Tổng chất rắn lơ lửng
UBND Ủy ban nhân dân
WQI Chỉ số chất lượng nước
WQI
SI
Chỉ số chất lượng nước tính toán cho mỗi thông số













viii
DANH MỤC BẢNG



Bảng 1.1. Tổng lưu lượng và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải từ các
khu công nghiệp 9

Bảng 1.2: Tình hình cải tạo một số hồ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội 19

Bảng 2.1. Quy định các giá trị q
i
, BP
i
28

Bảng 2.2. Quy định các giá trị BP
i
và qi đối với DO
% bão hòa
29

Bảng 2.3. Quy định các giá trị BP
i
và q
i
đối với thông số pH 29

Bảng 2.4: Mức đánh giá chất lượng nước 30

Bảng 3.1. Bảng thống kê các yếu tố khí hậu khu vực Hà Nội 33

Bảng 3.2. Dân số các phường quận Đống Đa tại 4 phường 36


Bảng 3.3. Số lượng cơ sở sản xuất, dịch vụ kinh doanh nhỏ tại 4 phường khu vực
đoạn sông Tô Lịch chảy qua quận Đống Đa, Hà Nội. 37

Bảng 3.4. Tổng hợp các hồ trên địa bàn quận Đống Đa 41

Bảng 3.5. Kết quả tính toán WQI nước sông Tô lịch mùa khô 2012 56

Bảng 3.6. Kết quả tính toán WQI nước sông Tô lịch mùa mưa 2013 57

Bảng 3.7: Kết quả tính toán WQI nước sông Lừ mùa khô 2012 58

Bảng 3.8: Kết quả tính toán WQI nước sông Lừ mùa mưa 2013 59

Bảng 3.9. Kết quả WQI các hồ mùa khô 2012 60

Bảng 3.10. Kết quả WQI các hồ mùa mưa 2013. 60

Bảng 3.11. Mức đánh giá chất lượng nước theo chỉ số WQI do nghiên cứu đề xuất 61
Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả tính toán WQI các hồ 62

Bảng 3.13. Tổng hợp WQI theo mùa của các hồ 66

Bảng 3.14. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 71

Bảng 3.15. Định mức sử dụng nước sinh hoạt cho các cấp đô thị. 71

Bảng 3.16: Xu hướng lượng nước thải và tải lượng BOD
5
có trong nước thải sinh
hoạt trên địa bàn quận Đống Đa vào năm 2015, 2020 72


Bảng 3.17. Nồng độ chất ô nhiễm BOD5 có trong nước thải sản xuất 74

Bảng 3.18. Xu hướng biến đổi nồng độ chất ô nhiễm BOD5 có trong nước thải sản
xuất đến năm 2020 75

Bảng 3.19. Xu hướng biến đổi tải lượng BOD
5
trong nước thải sản xuất, dịch vụ 770

Bảng 3.20. Xu hướng biến đổi tải lượng BOD
5
có trong nước thải y tế 77



ix
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Tỷ lệ phân bố tài nguyên nước theo các LVS 6

Hình 1.2: Tỉ lệ giữa các vùng về tổng lượng các chất ô nhiễm trong nước thải
sinh hoạt 8

Hình 1.3: Mô hình phân cấp quản lý hồ 15

Hình 1.4. Ô nhiễm các hồ thông qua chỉ tiêu BOD
5
18


Hình 3.1. Bản đồ qui hoạch quận Đống Đa 32

Hình 3.2: Diễn biến pH và DO của nước sông Tô Lịch 42

Hình 3.3: Diễn biến BOD
5
và COD của nước sông Tô Lịch 43

Hình 3.4: Diễn biến TSS và NH
4
+
của nước sông Tô Lịch 44

Hình 3.5: Diễn biến PO
4
3-
và Coliform của nước sông Tô Lịch 45

Hình 3.6: Diễn biến pH và DO của nước sông Lừ 46

Hình 3.7: Diễn biến giá trị BOD
5
và COD của nước sông Lừ 47

Hình 3.8: Diễn biến TSS và NH
4
+
của nước sông Lừ 48

Hình 3.9: Diễn biến PO

4
3-
và Coliform của nước sông Lừ 49

Hình 3.10: Giá trị các thông số trong nước Hồ Kim Liên 50

Hình 3.11: Giá trị các thông số trong nước hồ Ba Mẫu 51

Hình 3.12: Giá trị các thông số trong nước hồ Linh Quang 51

Hình 3.13: Giá trị các thông số trong nước hồ Xã Đàn 52

Hình 3.14: Giá trị các thông số trong nước hồ Văn 52

Hình 3.15: Giá trị các thông số trong nước hồ Hào Nam 53

Hình 3.16: Giá trị các thông số trong nước hồ Hố Mẻ 53

Hình 3.17: Giá trị các thông số trong nước hồ Đống Đa 54

Hình 3.18: Giá trị các thông số trong nước hồ Văn Chương 55

Hình 3.19: Giá trị các thông số trong nước hồ Láng Thượng 55








1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, nền kinh tế thế giới trong
nửa sau thế kỷ XX đã phát triển rất nhanh. Sự phát triển mà người ta gọi là “Thần
kỳ” đó đã làm cho cuộc sống của con người thay đổi rất nhiều. Chất lượng cuộc
sống được nâng lên, tuổi thọ bình quân tăng….Nhưng bên cạnh đó, tăng trưởng
kinh tế đã làm xuất hiện những xu hướng tiêu cực đang ngày một ảnh hưởng
nghiêm trọng tới cuộc sống của hành tinh chúng ta. Suy thoái môi trường là một
trong những xu hướng đó. Các hệ sinh thái cơ bản đóng vai trò vào việc duy trì sự
sống trên trái đất như đất, rừng, nước…ngày nay đang bị suy thoái hết sức nghiêm
trọng. Tình trạng ô nhiễm nước là đáng báo động hơn cả, nhất là ở những khu đô thị
và công nghiệp. Ô nhiễm nước mặt với các loại tác nhân có độc tính cao như kim
loại nặng, vi sinh vật gây bệnh…ngày càng lan rộng và thậm chí xâm lấn sâu vào cả
nước ngầm. Đây là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của sự hủy hoại môi
trường tự nhiên. Môi trường nước rất dễ bị ô nhiễm, các ô nhiễm từ đất, không khí
đều có thể làm ô nhiễm nước, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người và các sinh vật
khác.
Quận Đống Đa nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội. Phía Bắc giáp quận Ba Đình,
phía Đông Bắc giáp quận Hoàn Kiếm (ranh giới là phố Lê Duẩn), phía Đông giáp
quận Hai Bà Trưng (ranh giới là phố Lê Duẩn và đường Giải phóng), phía Nam
giáp quận Thanh Xuân (ranh giới là đường Trường Chinh và đường Láng), phía Tây
giáp quận Cầu Giấy (ranh giới là sông Tô Lịch). Quận Đống Đa là quận có mật độ
dân số cao nhất thành phố Hà Nội.
Trên địa bàn Quận có 2 con sông chảy qua là sông Tô Lịch và Sông Lừ,
ngoài ra còn có nhiều hồ lớn nhỏ như: hồ Xã Đàn, hồ Đống Đa, hồ Linh Quang, hồ
Ba Mẫu,…Hệ thống sông, hồ ở đây đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận và
điều hoà nước và khí hậu, tạo cảnh quan, và là nơi vui chơi giải trí của cộng đồng.
Hiện nay, các sông, hồ Hà Nội nói chung cũng như quận Đống Đa nói riêng đang
tiếp nhận trên 400.000 m

3
nước thải, thải ra môi trường trong đó số lượng nước thải
được xử lý chỉ có 2,5%; gần 1.200m
3
rác thải sinh hoạt/ngày chưa được thu gom



2
đang xả vào các khu đất ven hồ, kênh mương. Chỉ số BOD, DO, NH
4
+
, Coliform,
ở các kênh hồ đều vượt quá quy định cho phép [7].
Do đó, cần phải có những phân tích, đánh giá mức độ ô nhiễm nước mặt để
đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường nước, cải thiện chất lượng
cuộc sống.
Từ thực tiễn trên, được sự nhất trí của Nhà trường, dưới sự hướng dẫn của cô
giáo PGS.TS. Trịnh Thị Thanh, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá mức độ ô
nhiễm nước mặt và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng nước sông, hồ trên địa
bàn quận Đống Đa, TP. Hà Nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu đặc điểm nguồn nước mặt trên địa bàn quận Đống Đa, phân tích
và đánh giá những tác động đến chất lượng nguồn nước, hiện trạng chất lượng
nguồn nước mặt hiện nay. Từ đó đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt; đề xuất
các giải pháp cải thiện, nâng cao chất lượng nước trong các sông, hồ; xây dựng bản
đồ khoanh vùng về hiện trạng ô nhiễm nước các dòng sông, các hồ trên địa bàn
quận Đống Đa.
2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hiện trạng chất lượng nước các dòng sông, nước các hồ trên địa bàn Quận,
phân tích và đánh giá mức độ ô nhiễm các dòng sông, các hồ;
- Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt và Dự báo mức độ ô nhiễm
các sông, hồ trên địa bàn quận Đống Đa;
- Đề xuất các giải pháp cải thiện, nâng cao chất lượng nước các sông, hồ
- Xây dựng bản đồ khoanh vùng ô nhiễm nước khoanh vùng về hiện trạng ô
nhiễm nước các dòng sông, các hồ.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
- Vận dụng những kiến thức đã học trong Nhà trường vào thực tế;
- Kết quả của đề tài là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về công nghệ, giải
pháp cải thiện chất lượng các dòng sông, các hồ bị ô nhiễm.



3
3.2. Ý nghĩa thực tế
- Chỉ ra những yếu tố gây ra tác động đến chất lượng nước các dòng sông,
các hồ trên địa bàn Quận;
- Phân tích và đánh giá mức độ ô nhiễm của các hồ, các dòng sông tại quận
Đống Đa;
- Xây dựng được bản đồ khoanh vùng các khu vực ô nhiễm cần phải khắc
phục;
- Là cơ sở giúp các cơ quan quản lý Nhà nước có biện pháp quản lý, xử lý
nhằm nâng cao chất lượng nước các dòng sông, các hồ trên địa bàn quận Đống Đa.























4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận
Một số khái niệm
* Khái niệm môi trường
Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam năm 2005 môi
trường được định nghĩa như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật
chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và sinh vật” [9].
* Một số khái niệm về tài nguyên nước
Một số khái niệm về nước được quy định trong Luật Tài nguyên nước năm
2012 cụ thể như sau:

- Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và
nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.
- Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và
thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
- Suy thoái nguồn nước là sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn nước
so với trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được quan trắc
trong các thời kỳ trước đó.
- Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước là khả năng nguồn nước có
thể tiếp nhận thêm một lượng nước thải mà vẫn bảo đảm chất lượng nguồn nước
cho mục đích sử dụng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho
phép áp dụng [10].
* Khái niệm về chỉ số chất lượng nước
- Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index- WQI) là một chỉ số được tính
toán từ các thông số quan trắc chất lượng nước, dùng để mô tả định lượng về chất



5
lượng nước và khả năng sử dụng của nguồn nước đó; được biểu diễn qua một thang
điểm [14].
-Các nguyên tắc xây dựng WQI bao gồm:
+ Bảo đảm tính phù hợp;
+ Bảo đảm tính chính xác;
+ Bảo đảm tính nhất quán;
+ Bảo đảm tính liên tục;
+ Bảo đảm tính sẵn có;
+ Bảo đảm tính có thể so sánh.

1.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường 2005 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực ngày 01/07/2006.
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường.
- Luật Tài nguyên nước 2012 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 06 năm 2012 và có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/01/2013.
- Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy
định chi tiết thực hiện một số điều của Luật Tài nguyên nước.
- Thông tư 27/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ
cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
- Thông tư 02/2009/TT - BTNMT ngày 19 tháng 03 năm 2009: Quy định đánh
giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước.
- Quyết định số 879/QĐ-TCMT ngày 01/07/2011 của Tổng cục Môi trường về
việc ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước.
- Các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), quy chuẩn kỹ thuật của Nhà nước Việt
Nam (QCVN) bắt buộc áp dụng.



6
1.2. Tình hình ô nhiễm nước mặt, vấn đề quản lý sông, hồ Hà Nội
1.2.1. Tình hình ô nhiễm nước mặt.
* Đặc điểm tài nguyên nước mặt của Nước ta
Nước ta có địa hình đồi núi chiếm đến 3/4 diện tích lãnh thổ, tập trung phần
lớn ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc và miền Trung, phần diện tích còn lại là châu thổ và
đồng bằng phù sa, chủ yếu là ở đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mặc dù lượng mưa trung bình nhiều

năm trên toàn lãnh thổ vào khoảng 1.940 mm/năm nhưng do ảnh hưởng của địa hình
đồi núi, lượng mưa phân bố không đều trên cả nước và biến đổi mạnh theo thời gian
đã và đang tác động lớn đến trữ lượng và phân bố tài nguyên nước ở Việt Nam.
Việt Nam có hơn 2.360 con sông có chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó có
109 sông chính. Toàn quốc có 16 lưu vực sông (LVS) với diện tích lưu vực lớn hơn
2.500 km
2
, 10/16 lưu vực có diện tích trên 10.000 km
2
. Tổng diện tích các LVS trên
cả nước lên đến trên 1.167.000 km
2
, trong đó, phần lưu vực nằm ngoài diện tích
lãnh thổ chiếm đến 72% [2].
Vị trí địa lý, đặc điểm điều kiện tự nhiên đặc thù nên khoảng 60% lượng
nước của cả nước tập trung ở LVS Mê Công, 16% tập trung ở LVS Hồng - Thái
Bình, khoảng 4% ở LVS Đồng Nai, các LVS lớn khác, tổng lượng nước chi chiếm
phần nhỏ còn lại (hình 1.1)

Hình 1.1: Tỷ lệ phân bố tài nguyên nước theo các LVS
(Nguồn:Báo cáo tài nguyên nước, những vấn đề và giải pháp quản lý khai
thác, sử dụng nước, Bộ TN&MT, 2009) [3].



7
Tổng lượng nước mặt của nước ta phân bố không đều giữa các mùa một
phần là do lượng mưa phân bố không đồng đều cả về thời gian và không gian, gây
nên lũ lụt thường xuyên và khô hạn trong thời gian dài. Lượng mưa thay đổi theo
mùa và thời điểm mùa mưa, mùa khô ở các vùng là khác nhau. Ở miền Bắc, mùa

khô bắt đầu vào tháng 11 và tháng 12, ở miền Trung và miền Nam mùa khô bắt đầu
muộn hơn, vào tháng 1. Mùa khô ở nước ta kéo dài từ 6 đến 9 tháng và khắc nghiệt,
lượng nước trong thời gian này chi bằng khoảng 20 - 30% lượng nước của cả năm.
Vào thời điểm này, khoảng một nửa trong số 15 LVS chính bị thiếu nước - bất
thường hoặc cục bộ.
* Tình hình ô nhiễm nước mặt của nước ta
Việt Nam đang trong quá trình CNH-HĐH đất nước. Tuy nhiên, việc khai
thác, sử dụng tài nguyên nước chưa hợp lý và thiếu bền vững đã và đang gây suy
giảm tài nguyên nước, ô nhiễm nguồn nước, trong khi hiệu quả sử dụng nước còn
thấp, tình trạng lãng phí trong sử dụng nước còn phổ biến.
Ô nhiễm nguồn nước xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do tiếp
nhận nhiều loại nguồn thải, môi trường nước mặt đang ở tình trạng ô nhiễm tại
nhiều nơi, tùy theo đặc trưng của từng khu vực khác nhau. Có 4 nguồn thải chính
tác động đến môi trường nước mặt ở nước ta: nước thải nông nghiệp, công nghiệp,
sinh hoạt và y tế. Mức độ gia tăng các nguồn nước thải hiện nay ngày càng lớn với
quy mô rộng ở hầu hết các vùng miền trong cả nước.
- Nước thải sinh hoạt chiếm trên 30% tổng lượng thải trực tiếp ra các sông
hồ, hay kênh rạch dẫn ra sông. Theo số liệu tính toán, Đông Nam bộ và đồng bằng
sông Hồng là 2 vùng tập trung nhiều lượng nước thải sinh hoạt nhất cả nước. Tỉ lệ
giữa các vùng trong cả nước về tổng lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh
hoạt được thể hiện trong hình 1.2.



8

Hình 1.2: Tỉ lệ giữa các vùng về tổng lượng các chất ô nhiễm
trong nước thải sinh hoạt
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2012- Môi trường nước mặt) [2].
- Nước thải công nghiệp: Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước, nhiều ngành công nghiệp được mở rộng quy mô sản xuất, cũng
như phạm vi phân bố. Cùng với đó là sự gia tăng lượng nước thải lớn, nhưng mức
đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải chưa đáp ứng yêu cầu. Vùng Đông Nam bộ, với
toàn bộ các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi tập trung các KCN
lớn, là vùng có lượng phát sinh nước thải công nghiệp lớn nhất cả nước. Số lượng
KCN có hệ thống xử lý nước thải vẫn đang ở mức trung bình (50-60%), hơn nữa
50% trong số đó vẫn chưa hoạt động hiệu quả.
Lưu lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải từ các
Khu công nghiệp trong cả nước được tổng hợp trong bảng 1.1 sau đây:






9
Bảng 1.1. Tổng lưu lượng và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải từ
các khu công nghiệp
Vùng Khu vực
Lượng
nước thải
Tổng lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)
(m
3
/ngày)

TSS

BOD
5


COD

Tổng N

Tổng P

Đồng bằng sông
Hồng
Hà Nội 36.577

8.047

5.011

11.668

2.122

2.926

Hải Phòng 14.02

3.086

1.922

4.474

814


1.122

Quảng Ninh 8.050

1.771

1.103

2.568

467

644

Hải Dương 23.806

5.237

3.261

7.594

1.381

1.904

Hưng Yên 12.350

2.717


1.692

3.940

716

988

Vĩnh Phúc 21.300

4.686

2.918

6.795

1.235

1.704

Bắc Ninh 38.946

8.568

5.336

12.424

2.259


3.116

Duyên hải miền
Trung
Đà Nẵng 23.792

5.234

3.260

7.590

1.380

1.903

Thừa Thiên Huế 4.200

924

575

1.340

244

336

Quảng Nam 13.024


2.865

1.784

4.154

755

1.042

Quảng Ngãi 3.950

869

541

1.260

229

316

Bình Định 13.842

3.045

1.890

4.416


803

1.107

Đông Nam Bộ
Tp. HCM 57.700

12.694

7.905

18.406

3.347

4.616

Đồng Nai 179.066

39.395

24.532

57.122

10.386

14.325


Bà Rịa- Vũng Tàu 93.550

20.581

12.816

29.842

5.426

7.484

Bình Dương 45.900

10.098

6.288

14.642

2.662

3.672

Tây Ninh 11.700

2.574

1.603


3.732

679

936

Bình Phước 100

22

14

32

6

8

Long An 25.384

5.585

3.478

8.098

1.472

2.031


Đồng bằng sông
Cửu Long
Cần Thơ 11.300

2.486

1.548

3.605

655

904

Cà Mau 2.400

528

329

766

139

192

(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2009- Môi trường Khu công nghiệp Việt
Nam, Bộ TN&MT, 2009) [1].

- Nước thải nông nghiệp: Nước thải nông nghiệp cũng là vấn đề đáng quan

tâm hiện nay. Đây là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt ở



10
các địa phương có nền kinh tế nông nghiệp phát triển như đồng bằng sông Cửu
Long. Nước thải từ hoạt động nông nghiệp có chứa hóa chất bảo vệ thực vật, hay
thuốc trừ sâu, là thành phần độc hại cho môi trường và sức khỏe con người. Làm
mất cân bằng sinh thải, giảm tính đa dạng sinh học của vùng. Đặc biệt, các khu vực
này, đời sống dân cư vẫn gắn với nguồn nước sông, dùng làm nước sinh hoạt hay sử
dụng để nuôi trồng thủy sản.

- Nước thải y tế: Nước thải y tế được xem là nguồn thải độc hại nếu không
được xử lý trước khi thải ra môi trường. Do thành phần nước thải y tế chứa nhiều
hóa chất độc hại với nồng độ cao và chứa nhiều vi trùng, vi khuẩn lây lan bệnh
truyền nhiễm. Mức độ gia tăng lượng nước thải y tế năm 2011 so với năm 2000 là
hơn 20%. Hầu hết các bệnh viện do Bộ Y tế quản lý đã được đầu tư hệ thống xử lý
nước thải tập trung. Tuy nhiên, tại các bệnh viện thuộc Sở y tế địa phương quản lý
hay các bệnh viện thuộc ngành khác quản lý, cũng như các cơ sở khám chữa bệnh
tư nhân nằm rải rác, phần lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải. Theo Cục Quản lý
môi trường y tế thuộc Bộ Y tế, năm 2011, nước ta có hơn 13.640 cơ sở y tế, khám
chữa bệnh. Mỗi ngày, các đơn vị này thải ra khoảng 120.000 m
3
nước thải Y tế,
trong khi đó, chỉ có 53,4% trong tổng số bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải y tế.
Trong đó, một số lượng lớn các chất độc hại trong nước thải y tế không thể xử lý
được bằng phương pháp xử lý nước thải thông thường [2].
1.2.2. Vấn đề quản lý sông, hồ Hà Nội
* Vấn đề quản lý sông trên địa bàn Tp. Hà Nội
Do địa bàn Hà Nội dốc từ Bắc xuống Nam, toàn bộ nước thải sinh hoạt và

nước thải công nghệp dịch vụ, các loại nước thải khác được đổ vào các con sông
thoát nước của Hà Nội (xả thải ra 4 con sông thoát nước chính là sông Tô lịch, sông
Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét và hồ Tây).
- Tổng lượng nước thải từ các nguồn khác nhau của thành phố khoảng
670.000 m
3
, trong đó có tới hơn 620.000 m
3
(93% tổng lượng nước thải) chưa được
xử lý xả thẳng vào hệ thống thoát nước. Lượng nước thải còn lại chỉ được xử lý sơ
bộ hoặc trong các bể tự hoại, các bể lắng trong các tuyến thoát nước chung. Nước
thải có chất dịch đen gồm các chất thải rất nguy hiểm đối với môi sinh như lignin,



11
sulfua hữu cơ, axit béo, các chất hữu cơ mạch vòng có chứa Clo. Tp. Hà Nội hiện
nay mới chỉ có 4 trạm xử lý nước thải tập trung (Kim Liên, Trúc Bạch, Bắc Thăng
Long - Vân Trì và một trạm xử lý nhỏ trong Khu đô thị mới Mỹ Đình), với tổng
công suất thiết kế 50.000 m
3
/ngày đêm nhưng hầu hết các trạm xử lý nước thải sinh
hoạt tập trung này có tỷ lệ xử lý còn rất thấp so với yêu cầu [16].
+ Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt phần lớn được qua xử lý sơ bộ tại
các bể tự hoại, sau đấy xả vào các tuyến cống chung. Song các bể tự hoại làm việc
kém hiệu quả do xây dựng không đúng quy phạm, không hút phân cặn và bể chỉ
dùng cho các khu vệ sinh, nên hàm lượng các chất bẩn trong nước thải rất cao.
Hàm lượng chất bẩn trong nước thải sinh hoạt lớn, là nguyên nhân làm cho
các sông mương, ao hồ trong khu vực dân cư bị ô nhiễm nặng. Ngoài ra, còn gây ô
nhiễm đất, ô nhiễm nước ngầm thông qua quá trình thấm và thẩm thấu.

+ Nước thải công nghiệp: Lưu lượng nước thải từ các khu công nghiệp và
dịch vụ chiếm hơn 55% tổng lượng nước thải của Hà Nội. Nước thải có nhiều chất ô
nhiễm đặc trưng cho các ngành sản xuất và nhìn chung nồng độ của chúng đều vượt
quy định cho phép theo tiêu chuẩn môi trường QCVN 40:2011/BTNMT – Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Hiện nay trên địa bàn Hà nội,
bên cạnh 9 khu công nghiệp tập trung cũ, đã hình thành thêm 5 khu công nghiệp
mới. Các loại nước thải này cần phải xử lý, tuy nhiên hiện nay chỉ mới khoảng
11.500 m
3
nước thải (tương đương 4,4%) được xử lý.
+ Nước thải bệnh viện: Trên địa bàn Tp.Hà Nội có trên 30 bệnh viện trung
ương, các bộ ngành và thành phố. Các bệnh viện này tập trung thành khu vực như
khu vực Bệnh viện Việt Đức, Bệnh vện C, Bệnh viện K, khu vực Bệnh viện Hữu
nghị, Bệnh viện quân y 108, khu vực Bệnh vện Nhi Việt nam - Thuỵ điển, Bệnh viện
phụ sản Hà nội hoặc phân bố rãi rác trên địa bàn thành phố. Ngoài ra còn có các
phòng khám tư nhân, phòng khám đa khoa,…Nước thải bệnh viện chứa nhiều chất
bẩn và độc hại. Hàm lượng chất bẩn hữu cơ theo BOD
5
cao. Đặc biệt trong nước thải
bệnh viện chứa nhiều vi trùng gây bệnh. Phần lớn nước thải bệnh viện đều chưa được
khử trùng và xử lý. Một số công trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học và



12
hoá học của các bệnh viện Hai Bà Trưng, Nhi Thuỵ điển làm việc không đúng quy
trình, hiệu quả xử lý thấp.
Việc xả nước thải chưa qua xử lý và khử trùng của các cơ sở y tế, bệnh viện
đã làm nhiễm bẩn một số nguồn nước khu vực xung quanh. Các mương hở như
mương Quỳnh lôi, mương Láng trung, mương Hào Nam hiện nay đang bị ô nhiễm

nặng do một phần tải lượng chất bẩn từ các bệnh viện đầu cống xả vào.
- Vấn đề quản lý sông, hồ của Tp. Hà Nội đang tồn tại nhiều bất cập trong
quản lý, khai thác và sử dụng. Đặc biệt, các sông hồ Hà Nội có chức năng chính là
tiêu thoát nước mưa, nước thải cho thành phố. Những khó khăn, bất cập trong công
tác quản lý sông đó là:
+Diện tích thoát nước bị thu hẹp: Nội đô Tp. Hà Nội có 4 con sông thoát
nước chính là sông Lừ, Sét, Tô Lịch và Kim Ngưu với tổng chiều dài 38,6km cùng
khoảng trên 40km kênh, mương. Sau khi Hà Nội sáp nhập có thêm sông Nhuệ.
Ngoài việc giảm về số lượng, thu hẹp diện tích do bị lấn chiếm, tình trạng ô nhiễm
môi trường của hệ thống sông, hồ ở Hà Nội cũng là một vấn đề cần giải quyết.
Hiện việc thoát nước ở Hà Nội chủ yếu nhờ các sông, mương nội tại của
thành phố và cuối cùng xả ra các sông lớn. Công ty thoát nước Hà Nội đang quản lý
685km cống, khoảng 13.000 ga thu/ga thăm, xấp xỉ 100km mương, 46 kênh, sông
và quản lý mực nước 44 hồ điều hòa, 4 trạm bơm và 3 trạm xử lý nước thải. Toàn
bộ hệ thống thoát nước Hà Nội được phân làm 3 lưu vực chính tại sông Tô Lịch,
sông Nhuệ và sông Cầu Bây. Tính bình quân trên toàn địa bàn thành phố, mật độ
cống hiện trung bình là 62m/ha và tỉ lệ đường cống so với đầu người ở Hà Nội là
0,35m/người - quá thấp so với các đô thị trên thế giới (trung bình 2m/người). Hệ số
phục vụ đường cống thoát nước chỉ chiếm khoảng 65 - 70% tổng chiều dài đường
phố và tập trung chủ yếu trong khu vực phố cũ. Tại nhiều khu vực chưa có hệ thống
cống. Với lưu vực sông Tô Lịch (khu vực nội thành) cũng có tới 74km cống xây
dựng trước năm 1954, cống có tiết diện nhỏ, xuống cấp nên khả năng thoát nước rất
kém, trong đó nhiều tuyến cống xuống cấp nghiêm trọng như tuyến Lò Đúc, Quán
Sứ Vì vậy, hệ thống thoát nước lưu vực sông Tô lịch với chiều dài 77,5km
2
sau
khi cải tạo xong sẽ đảm bảo tiêu thoát nước đối hệ thống kênh, mương, sông là




13
310mm/ngày; với hệ thống cống là 70mm/giờ. Kể cả khi gói thầu giai đoạn 2 hoàn
thành, thì mỗi khi mưa lớn, hệ thống thoát nước không thể tiêu hết nước ngay mà
phải chờ một thời gian từ nửa tiếng đến vài giờ đồng hồ nước mới rút hết. Với
những trận mưa như hồi tháng 10 năm 2008 (tổng lượng mưa ở khu vực Hà Nội phổ
biến từ 350 - 550 mm, có nơi lên tới 707mm), tình trạng gập úng vẫn diễn ra.
+ Khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng: Dự án thoát nước số II, sử
dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản được thực hiện trong giai đoạn 2006-2014, với
tổng diện tích khoảng 300ha đất, liên quan khoảng 7.000 hộ dân, trải dài theo các
tuyến mương, sông, hồ thuộc 8 quận, huyện của Hà Nội.
Trong 13 gói thầu, mới có 4 gói hoàn thành và đưa vào sử dụng, còn lại đang
thi công. Tuy nhiên, vấn đề giải phóng mặt bằng cho thực hiện các gói thầu gặp
nhiều khó khăn do tình hình quản lý, sử dụng đất rất phức tạp. Ngoài quận Cầu
Giấy đã hoàn thành, bàn giao mặt bằng, các quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh
Xuân, Đống Đa, Tây Hồ, Ba Đình và huyện Thanh Trì hiện vẫn đang vướng mắc.
+ Khó khăn trong quản lý: Hiện nay, việc quản lý hệ thống sông, hồ có nhiều
bất cập, sự phân cấp quản lý còn chưa thống nhất giữa các ban ngành, các địa
phương trong quản lý và khai thác. Sự phức tạp, chồng chéo trong quản lý, khai
thác dẫn đến tình trạng không thống nhất khiến hệ thống sông, hồ không phát huy
hết chức năng phục vụ công tác thoát nước và điều hòa vi khí hậu.
Việc quản lý yếu kém, chồng chéo vừa là nguyên nhân gây ra ô nhiễm vừa là
nguồn gốc gây khó khăn trong việc cải tạo sông, hồ đang bị ô nhiễm nặng. Hiện
nay, Hà Nội đã phân cấp các hồ về quận, huyện để tập trung công tác quản lý, khai
thác hồ về một đầu mối. Nhưng, khi được giao về địa phương, các hồ vẫn bị bỏ rơi,
bị lấn chiếm và xả rác. Trong khi đó, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên
Thoát nước Hà Nội lại chỉ được giao nhiệm vụ quản lý mực nước hồ và tiêu thoát
nước vào mùa mưa.
Cùng với khó khăn từ khâu quản lý, khó khăn do thiếu kinh phí cải tạo
sông, hồ dễ nhìn ra nhất và cũng khó giải quyết nhất bởi chi phí xử lý ô nhiễm
thường rất lớn.





14
* Vấn đề quản lý các hồ trên địa bàn Tp. Hà Nội
- Hồ ở Hà Nội có một bề dầy lịch sử đã trở thành biểu tượng và niềm tự hào
của thành phố, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng về giá
trị tài nguyên, điều hòa môi trường, giải trí, văn hóa và du lịch. Tuy nhiên, cùng với
sự phát triển kinh tế xã hội không theo quy hoạch nhất quán, nhiều hồ trong nội đô
đã và đang biến mất hoặc không còn giữ được vai trò của mình.
- Đối với các hồ Hà Nội nói chung và hồ ở quận Đống Đa nói riêng đều có 3
loại giá trị cần xem xét: Thứ nhất là giá trị về tài nguyên, dễ nhìn thấy và đánh giá
được. Thứ hai là giá trị về dịch vụ môi trường , không dễ nhìn thấy và rất dễ bị bỏ
qua mặc dù nhiều khi giá trị thứ hai này quan trọng gấp nhiều lần giá trị thứ nhất.
Thứ ba là giá trị về cảnh quan, du lịch, giải trí và tính độc đáo về văn hóa, di tích
lịch sử. Ngoài ra, hồ còn có giá trị mang thuộc tính đa dạng sinh học.
Hồ ở Hà Nội là một thành phần môi trường, vì thế, nó cũng có giá trị về tài
nguyên như cho những sản phẩm thủy sản, nguồn cung cấp nước. Về dịch vụ môi
trường, hồ Hà Nội có nhiều chức năng khác nhau, là nơi điều tiết nguồn nước ngầm,
úng lụt, lưu giữ và xử lý các chất cặn và chất độc.
- Hệ thống hồ ở Hà Nội là những hệ sinh thái thực hiện đồng thời nhiều chức
năng khác nhau, cho nên công tác quản lý hồ đòi hỏi sự tham gia của nhiều ban
ngành nhằm đảm bảo khả năng quản lý tốt các chức năng đa mục tiêu của hồ. Tuy
nhiên, chính tính đa ngành trong công tác quản lý hồ dẫn tới sự chồng chéo trong
quá trình quản lý, việc phân bổ chức năng nhiệm vụ và trách nhiêm giữa các bên có
liên quan chưa được rõ ràng gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý hồ.




15

Hình 1.3: Mô hình phân cấp quản lý hồ
(Nguồn: Tô Văn Trường, Bất cập trong quản lý hồ ở Hà Nội, 2011) [21]
Hệ thống quản lý mô tả trên đây là điển hình của cách quản lý từ trên xuống
và coi kiểm soát xử phạt là biện pháp chủ yếu. Hệ thống này có một thuận lợi lớn là
chức năng nhiệm vụ của các bên rất rõ ràng, các cấp đều biết mình phải làm gì, ở
khâu nào, và chịu trách nhiệm như thế nào. Hệ thống này cũng cho phép sự nhất
quán thông suốt từ trên xuống dưới và có thể triển khai diện rộng nhanh chóng theo
pháp lệnh. Nó cũng cho phép huy động các cơ quan từ trên xuống dưới tham gia khi
có các hoạt động cụ thể cho một mục tiêu nhất định hoặc công tác truyền thông, ví
dụ như nhân ngày Bảo vệ Môi trường thế giới thì tổng vệ sinh các hồ.
Tuy nhiên, nếu đặt vấn đề quản lý hồ theo quan điểm phát triển bền vững và
bảo vệ sinh thái thì việc quản lý theo hệ thống trên sẽ bộc lộ những bất cập. Ở cấp
bậc cao nhất trong thực hiện Luật, có tới năm Sở giúp cho UBND các chính sách về
bảo vệ hồ. Mỗi sở đều có chức năng khai thác hồ từ các góc cạnh khác nhau, không
xuất phát từ khía cạnh bảo vệ hệ sinh thái. Do vậy các chính sách đưa ra và các biện



16
pháp thực hiện đều không coi cách tiếp cận hệ sinh thái là một chiến lược. Điều này
khá nguy hiểm vì hệ sinh thái của hồ ao không được ưu tiên bảo vệ (không đạt được
mục tiêu cao nhất đã được đặt ra trong điều 63 Luật Bảo vệ Môi trường). Từ đó việc
bảo vệ hồ ở các cấp dưới cũng không tiếp cận hệ sinh thái hồ dẫn đến các dự án cải
tạo, phục hồi chỉ mang tính thực hiện nhiệm vụ.
Thiếu sự giám sát: nhìn sơ đồ quản lý trên, có thể thấy ngay việc thiếu giám
sát chất lượng sinh thái hồ (sức khỏe của hồ). Khi thiếu các cơ quan giám sát, cơ
chế giám sát, thì việc phát hiện những sai phạm cũng như hạn chế trong công tác
quản lý, xử lý hồ sẽ không được quan tâm.

- Mỗi hồ ở Hà Nội thường có ba đơn vị quản lý chính như các công ty cấp
thoát nước quản lý nước hồ và lòng hồ, các công ty công viên cây xanh quản lý cây
xanh ở hành lang bờ, các công ty môi trường đô thị thì chịu trách nhiệm về vệ sinh
xung quanh bờ. Các công ty này gần như làm công tác trong tư thế hết sức bị động,
vì hoàn toàn lệ thuộc vào ý thức của người dân và cộng đồng xung quanh. Nếu nơi
nào người dân có ý thức gìn giữ bảo vệ hồ, không xả rác thải ra thì công việc của
các công ty trên đỡ vất vả. Nếu nơi nào ý thức của người dân không cao, dù có nỗ
lực bao nhiêu cũng không thể theo kịp giải quyết ô nhiễm, tốn kém cả về tiền của và
nhân lực, và tạo nhiều bức xúc. Thiệt thòi nhất lại cũng chính là những người dân
và cộng đồng sống quanh hồ.
Chính quyền địa phương đóng vai trò trọng tâm trong công tác quản lý hồ,
theo cơ chế phối hợp, đồng hợp tác với các cấp chính quyền trung ương và cộng
đồng. Để chính quyền địa phương có thể thực hiện tốt công tác quản lý hồ, cần xây
dựng đầy đủ cơ sở pháp lý và chú trọng tới việc nâng cao năng lực cho cán bộ quản
lý tại địa phương. Việc quản lý chỉ có thể thực sự thành công và bền vững nếu chính
quyền biết dựa vào cộng đồng, tôn trọng, và huy động sự tham gia của người dân
trong công tác quản lý hồ.
Quy hoạch thoát nước Hà Nội đến năm 2030
Theo Quy hoạch Thoát nước thủ đô đến năm 2030 trình HĐND TP Hà Nội,
giai đoạn 2011-2015, Hà Nội sẽ giải quyết cơ bản chống ngập úng cho khu vực đô

×