Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đề thi luật quốc tế có đáp an chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.46 KB, 10 trang )

THỜI GIAN LÀM BÀI 60 PHÚT
SINH VIÊN KO ĐƯỢC SỬ DỤNG TÀI LIỆU
ĐỀ 01:
Câu 01 : các nhận định sau đây đúng hay sai giải thích tại sao?
a/ Phương thức hình thành các quy phạm pháp luật quốc tế là do hội đồng bảo an liên hiệp
quốc xây dựng nên
SAI. QPPL QT là quy tắc xử sự do các quốc gia và chủ thể khác của LQT thoả thuận xây dựng nên
hoặc cùng nhau thừa nhận giá trị pháp lý ràng buộc của chúng chứ không phải do hội đồng bảo an
LHQ xây dựng nên.
b/ Hiệu lực của một điêu ước quốc tê ko có giá trị ràng buột bên thứ 03.
SAI:
Về nguyên tắc, một ĐUQT không tạo ra nghĩa vụ hay quyền hạn nào cho bên thứ ba, trừ khi có sự
đồng ý của quốc gia đó. Nhưng căn cứ theo mục 6, điều 2 HCLHQ quy định: LHQ đảm bảo để các
nước không phải hội viên LHQ cùng hành động theo các nguyên tắc này vì nó cần thiết để duy trì
nền hoà bình và an ninh quốc tế, vì vậy có những điều ước quốc tế không ghi nhận nghĩa vụ của
quốc gia thứ 3, nhưng nghi nhận quyền của quốc gia thứ 3 cũng như có những Điều ước quốc tế có
thể giao nghĩa vụ cho quốc gia thứ 3 bất kể quốc gia này có chấp thuận hay không (chỉ áp dụng trong
trường hợp vì hoà bình an ninh thế giới).
c/ Khi phát sinh tranh chấp các chủ thể của luật quốc tê có nghĩa vụ đưa tranh chấp đó ra giải
quyết tại tòa án quốc tế hoặt trọng tài Quốc tế.
SAI:
Căn cứ Điều 33 HCLHQ quy định về các phương pháp giải quyết tranh chấp của các chủ thể LQT:
Các quốc gia có quyền lựa chọn bất kỳ biện pháp nào để giải quyết tranh chấp giữa họ với nhau mà
chủ yếu là các biện pháp như: Đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, toà án, sử dụng các
tổ chức hoặc các Hiệp định khu vực hoặc bằng các biện pháp hoà bình khác chứ không có nghĩa vụ
nhất thiết phải đưa tranh chấp đó ra giải quyết tại Toà án quốc tế hoặc trọng tài quốc tế khi có phát
sinh tranh chấp giữa các chủ thể của LQT.
d/ Công nhận quốc tế ko đặt ra đối với chính phủ de jure vì chính phủ này được thành lập
thông qua cuộc đảo chính.
SAI: Công nhận quốc tế không đặt ra đối với chính phủ de jure không phải vì chính phủ nào được
thành lập thông qua cuộc đảo chính mà vì :


Dưới gốc độ pháp lý quốc tế , dựa vào cơ sở pháp lý hình thành chính phủ, có thể phân chia chính
phủ làm hai loại là chính phủ de jure (hợp hiến, hợp pháp) và chính phủ de facto (bất hợp hiến, bất
hợp pháp – chính phủ thực tế). Trong LQT hành vi công nhận chỉ được đặt ra khi có sự xuất hiện của
chính phủ de facto chứ không đặt ra với chính phủ de jure nhưng không phải vì chính phủ này được
thành lập thông qua cuộc đảo chính mà vì chính phủ này được thành lập hợp hiến, hợp pháp nên
không cần thiết phải được LQT công nhận.
Câu 02 : Nêu và phân tích các trường hợp ngọai lệ của nguyên tắc tự nguyện thực hiện các
cam kết quốc tế ( Pacta sunt servanda )
Các trường hợp ngoại lệ:
- ĐUQT mà mình đã ký kết hoặc tham gia có nội dung trái với HCLHQ và các nguyên tắc cơ
bản của LQT
- Khi ký kết các ĐUQT, các bên đã vi phạm các quy định của Pháp luật quốc qia về thẩm
quyền và thủ tục ký kết;
- Khi một trong các bên tham gia điều ước vi phạm nghiêm trọng điều ước hoặc chỉ hưởng
quyền mà không thực hiện nghĩa vụ của họ;
- Khi những điều kiện để thực hiện điều ước đã thay đổi cơ bản (thay đổi tư cách chủ thể của
LQT)
Theo nội dung của nguyên tắc này, mọi quốc gia đều phải có nghĩa vụ thực hiện với sự thiện chí
các nghĩa vụ của mình phù hợp với HCLHQ, các nguyên tắc và quy phạm được LQT thừa nhận.
Các quốc gia không được viện dẫn những lý do không chính đáng để từ chối thực hiện các nghĩa
vụ đã cam kết trong các điều ước. Mặc dù vậy, nguyên tắc này cũng quy định một số trường hợp
ngoại lệ áp dụng đối với các quốc gia (chủ thể của LQT) trong một số trường hợp nêu trên (các
trường hợp ngoại lệ) LQT quy định không phải bất kỳ quốc gia nào khi tham gia vào các điều
ước quốc tế đều phải cam kết thực hiện nguyên tắc này một cách máy móc, cứng nhắc vì trong
một số trường hợp như nội dung của ĐUQT mà mình tham gia trái với HCLHQ và các nguyên
tắc cơ bản, vi phạm các quy định của pháp luật quốc tế về thẩm quyền, thủ tục ký kết…thì xem
như ĐUQT đã vi phạm các các điều kiện và được xem là vô hiệu tuyệt đối. Vì vậy các thành viên
của ĐUQT (Quốc gia) không nhất thiết phải thực hiện đúng theo nguyên tắc “Tự nguyện thực
hiện các cam kết quốc tế”.
Câu 03 : anh chị hãy so sánh điêu ước quốc tê và tập quán quốc tê. Nêu cách giải quyết xung

đột pháp luật giữa điều ước quốc tê và tập quán quốc tê và lý giải tại sao phải chọn cách giải
quyết đó.
Khác nhau
Diễn giải ĐUQT Tập quán QT
1. Hình thức tồn tại
2. Quá trình lập pháp
3. Nguồn gốc sự ra đời
4. Giá trị thực tế áp dụng
-Văn bản
-Chính xác, nhanh chóng theo
4 bước: đàm phán, soạn thảo,
thông qua văn bản, ký kết
(phê chuẩn/phê duyệt)
-Sau tập quán QT
-Ưu tiên áp dụng khi có sự
tranh chấp phát sinh từ các
chủ thể của LQT
-Bất thành văn
-Trải qua quá trình lâu dài,
thông qua nhiều lần. là những
quy tắc xử sự chung được các
quốc gia áp dụng trong quan hệ
với nhau, được nhiều quốc gia
thừa nhận như quy phạm pháp
lý.
-Ra đời sớm hơn
-
Giống nhau:
- Đều là nguồn của LQT
- Bản chất: Được hình thành từ sự thoả thuận, thừa nhận

- Nội dung phù hợp với 7 nguyên tắc cơ bản của LQT
- Có giá trị pháp lý như nhau
- Nội dung đều chứa đựng các QPPL Quốc tế
 Cách giải quyết xung đột pháp luật:
So với TQQT thì ĐUQT có những điều kiện thuận lợi, có nhiều ưu thế hơn, vì vậy khi có sự xung
đột pháp luật giữa ĐUQT và TQQT nếu như các chủ thể của Luật quốc tế không có sự thoả thuận áp
dụng ĐUQT hay TQQT thì hầu như các chủ thể của Luật quốc tế đều chọn ĐUQT làm cơ sơ pháp lý
để giải quyết, vì:
- Như chúng ta đã biết quá trình lập pháp của ĐUQT nhanh, chính xác dựa trên cơ sở sự thoả
thuận của các quốc gia quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên tham gia và phải
thoả mản được các điều kiện được quy định trong việc lập pháp ĐUQT.
- Về hình thức thì ĐUQT tồn tại dưới hình thức bằng văn bản, quy định cụ thể, rõ ràng rất đễ
cho các bên áp dụng khi có sự xung đột xảy ra. Còn TQQT tồn tại dưới hình thức bất thành
văn, trên thực tế khi giải quyết xung đột rất khó đưa vào áp dụng, vì các chủ thể luôn lý giải
hướng sao cho có lợi cho mình.
ĐỀ 02
Câu 01 : nhận định sau đây đúng hay sai giải thích tại sao
a/ Mọi sự thỏa thuận giữa các chủ thể của luật quốc tế đều tạo thành các điều ước quốc tế
SAI ( nêu khái niệm và điều kiện thỏa thuận). Vì :
Không phải mọi sự thỏa thuận của các chủ thể của LQT đều là ĐƯQT.
Theo khái niệm thì ĐƯQT là văn bản pháp lý quốc tế do các chủ thể của LQT thỏa thuận xây
dựng nên, nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ với nhau trong bang giao quốc tế phải phù hợp với những
nguyên tắc cơ bản của LQT hiện đại.
Muốn trở thành ĐƯQT thì sự thỏa thuận đó phải đảm bảo điều kiện thỏa thuận, tức là được ký
kết dựa trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng giữa các chủ thể của LQT với nhau. (do dựa trên ngtắc
độc lập về chủ quyền giữa các qgia, phải tự nguyện, bình đẳg đưa ra ý kiến trong xác lập quyền và
nghĩa vụ theo tâm tư nguyện vọng của mình)
b/ Theo nội dung của nguyên tắc Pacta sunt servanda trong quan hệ quốc tế các quốc gia phải có
nghĩa vụ thực hiện một cách thiện chí, đầy đủ mọi điều ước quốc tế mà mình là thành viên. SAI
( nêu các trường hợp ngoai lệ của nguyên tắc này). Vì:

Theo nguyên tắc Pacta sunt servanda thì các q.gia phải có nghĩa vụ thực hiện một cách thiện chí và
đầy đủ quyền và nghĩa vụ trong các cam kết QT mà mình là thành viên. Tuy nhiên trong các trường
hợp sau thì q.gia không có nghĩa vụ phải thực hiện các ĐƯ, cam kết mà mình là thành viên khi :
+ ĐƯ, cam kết đó được ký kết có nội dung trái với hiến chương LHQ và các ng tắc cơ bản của LQT
hiện đại.
+ Khi ký kết ĐƯ, các bên vi phạm các qđ của PL QG về thẩm quyền và thủ tục ký kết và khi ĐƯ đó
được ký kết không trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng.
+ Khi 1 bên vi phạm nghiêm trọng ĐƯ, chỉ hưởng quyền mà khôg thực hiện nghĩa vụ làm ảnh
hưởng quyền của bên kia.
+ Khi xuất hiện điều kiện rebus sis satntbus : những điều kiện thực hiện điều ước đã thay đổi cơ
bản như : có sự thay đổi tư cách chủ thể của LQT, xảy ra chiến tranh giữa 2 q.gia ký điều ước song
phương.
c/ Trong luật quốc tế hiện đại, công nhận là điều kiện cần thiết cho sự hình thành các quốc gia
SAI ( công nhận quốc tế chỉ là yếu tố khẳng định quốc gia này và quốc gia kia ).
Trong LQT hiện đại, công nhận được áp dụng đối với chính phủ De Facto, nó không có ý nghĩa
trong việc hình thành các q.gia mà nó chỉ là hành vi pháp lý, sự nhìn nhận của qgia này đối với q.gia
kia về đường lối chính sách, chế độ chính trị - xã hội của bên được công nhận và trong việc xác lập
các quan hệ quốc tế bình thường đối với q.gia được công nhận.
d/ Chỉ quốc gia mới được xem là chủ thể cơ bản và chủ yếu của luật quốc tế ĐÚNG. Vì:
Qgia có chủ quyền thỏa mãn đầy đủ nhất các yếu tố là chủ thể của LQT: là thực thể tham gia vào qhệ
PL QT 1 cách độc lập, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ quốc tế và có khả năng gánh vác những trách
nhiệm pháp lý quốc tế do chính hành vi của mình gây ra. Tổ chức liên chính phủ là chủ thể của LQT
cũng được hình thành dựa trên các q.gia tham gia vào 1 ĐƯQT thành lập nên nên nó có tư cách chủ
thể. Như vậy dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các q.gia, các q.gia tham gia và qh QT
là chủ thể cơ bản và chủ yều của luật QT.
e/ Luật quốc tế ko có cơ quan cưỡng chế để đảm bảo thi hành luật quốc tế (ko có cơ quan cưỡng
chế thường trực nhưng có các biện pháp cưỡng chế ( riêng lẽ, tập thể do chính các quốc gia thực
hiện). Đúng. Vì:
Dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các q.gia cho nên không thể có cơ quan nào đứng
trên quốc gia để ban hành luật nên không có thành lập 1 cơ quan cưỡng chế để đảm bảo thi hành luật

quốc tế. Mà có các biện pháp cưỡng chế nhất định do chính các quốc gia thành viên thỏa thuận nên
như: hình thức cưỡng chế cá thể và biện pháp cưỡng chế tập thể.
Câu 02 : Các quốc gia A,B,C,D,E ký kết hiệp định khung về hợp tác kinh tế
1/ theo nguyên tắc consensus. Anh chị hãy giải thích nguyên tắc consensus được thông qua ntn ?
2/ A,B muốn bảo lưu một vài điều khỏan trong hiệp định, hỏi thời điểm A,B có thể đưa ra bảo lưu
của mình ?
3/ Trong quá trình thực hiện C,D muốn tuyên bố bãi bỏ hiệp định, E muốn tuyên bố hủy bỏ hiệp
định. Anh chị hãy nêu các điều kiện pháp lý để các nước nói trên thực hiện quyền bãi bỏ và hủy bỏ
hiệp định của mình.
ĐỀ 03 :
Câu 01 : Nhận định sau đây đúng hay sai giải thích tại sao ?
a/ Quan hệ pháp luật có sự tham gia của quốc gia là đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế SAI .
Vì: trong mqh giữa luật QT và luật q.gia thì q.gia vừa là chủ thể của luật QT, vừa là chủ thể của L
q.gia, cho nên qhệ pháp luật có sự tham gia của 01 bên là quốc gia và 1 bên là thể nhân hay pháp
nhân là đối tượng điều chỉnh của luật q.gia, mà không phải là đối tượng điều chỉnh của LQT, ví dụ:
NN Việt Nam ký hợp đồng với tập đoàn dầu khí nước ngoài thuộc đối tượng đ.chỉnh của LQG. Chỉ
các qhệ pl có sự tham gia giữa các q.gia với nhau hay các chủ thể của Luật QT với nhau mới là đối
tượng điều chỉnh của LQT.
b/ Nghị quyết của hội đồng bảo an liên hiệp quốc là điều ước quốc tế.
Sai. Vì:
ĐƯQT là văn bản pháp lý do các chủ thể của LQT thỏa thuận xây dựng nên nhằm xác lập, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ QT với nhau trong bang giao QT và phải phù hợp với nguyên tắc
cơ bản. ĐƯQT đảm bảo các đk là nguồn chính của LQT còn NQ của hội đồng bảo an là NQ của tổ
chức liên chính phủ chỉ là phương tiện hỗ trợ nguồn của LQT. NQ là văn bản trong quá trình tác
nghiệp hoạt động được HDBA đề ra, không phải là kết quả của sự đàm phán ký kết giữa các chủ thể
LQT nên k phải là ĐƯQT.
c/ Sự công nhận trong luật quốc tế là hành vi thực hiện nghĩa vụ pháp lý bắt buộc đối với mọi
chủ thể luật quốc tế. Sai. Vì:
Sự công nhận trong LQT là hành vi thuộc quyền của các chủ thể LQT. Công nhận là hành vi thể hiện
quan điểm chính trị - pháp lý của QG trong việc công nhận hay k công nhận 1 qgia mới hoặc 1 CPhủ

mới nhằm thể hiện thái độ của mình đối với đường lối, chính sách, chế độ CT-XH của bên được
công nhận và xác lập những qhệ qtế bình thường với bên được công nhận. Do vậy, công nhận hay
không công nhận là hoàn toàn xuất phát từ ý chí độc lập và sự tự nguyện của các chủ thể LQT cho
nên là hành vi thuộc quyền của qgia.
d/ Hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế là nghĩa vụ pháp lý bắt buộc đối với mọi chủ thể.
Đúng. Vì :
Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng pp hòa bình được quy định tại khoản 3, điều 2
HC LHQ và tuyên bố 24/10/1970 của Đại hội đồng LHQ: Đó là một trong trong những nguyên tắc
cơ bản của LQT, là QP mệnh lệnh cho nên nó có giá trị pháp lý bắt buộc đối đối với các chủ thể của
LQT, vì thế là nghĩa vụ pháp lý bắt buộc đối với mọi chủ thể của LQT.
Câu 02 : Anh chị hãy cho biết trong hòan cảnh nào, cộng đồng quốc tế được phép “can thiệp”
vào công việc nội bộ của một quốc gia.
Một trong 7 ngtắc cơ bản của LQT là nguyên tắc không can thiệt vào công việc nội bộ của QG khác
được ghi nhận tại khoản 7, điều 2 HC LHQ. Tuy nhiên trong 2 trường hợp ngoại lệ sau thì cộg đồng
QT được phép can thiệp vào công việc nội bộ của 1 quốc gia:
+ Khi có xung đột vũ trang nội bộ ở QG, nội chiến kéo dài, đã đến mức độ nghiêm trọng, đe dọa hoà
bình và an ninh khu vực và QT thì HĐBA có quyền can thiệp để bình ổn nguy cơ đó. (điều 39, 40,
41 chương VII HCLHQ)
+ Liên hợp quốc quyết định can thiệp vào q.gia nào đó có sự vi phạm nghiêm trọng các quyền cơ
bản của con người như phân biệt chủng tộc, diệt chủng, để bảo đảm quyền con người, nhân quyền ở
các qgia đó. (Công ước về quyền con người của LHQ 1966 và Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền
năm 1948)
* Hoặc vi phạm nghĩa vụ pháp lý QTế quan trọng khác mà sự vi phạm này có thể đe dọa hoà bình và
an ninh quốc tế như: sản xuất, tàng trữ, sử dụng, chuyển giao, mua bán, thử vũ khí hạt nhân.
VD : Irắc. (khoản 1, Điều 1 HC LHQ).
Câu 03 : Anh chị hãy phân tích mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế theo các
khía cạnh sau đây :
- Vai trò, vị trí của cả hai loại nguồn này trong hệ thống luật quốc tế và trong quan hệ quốc tế
liên chính phủ.
- Sự tác động qua lại giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế.

- So sách giá trị hiệu lực của hai lọai nguồn này.
* Vai trò, vị trí của 2 loại nguồn:
- Trong hệ thống PL QT: ĐƯQT và TQQT đều là nguồn chính của LQT.
+ Trong LSử: TQQT xuất hiện sớm hơn so với ĐƯQT, thời kỳ cổ đại và trung đại trong qhệ quốc tế
áp dụng TQQT, ngày nay ĐƯQT được áp dụng nhiều hơn để điều chỉnh các qhệ giữa các chủ thể
của luật quốc tế : do sự thay đổi về cơ cấu, thành phần quy phạm LQT hiện đại.
- Trong quan hệ QT liên chính phủ: TC Liên 9 phủ được thành lập và hoạt động trên cơ sở 1 ĐƯQT
do các q.gia là thành viên thỏa thuận. Quyền năng của tổ chức liên 9 phủ hạn chế trong phạm vi
ĐƯQT quy định.
* Sự tác động qua lại giữa ĐƯQT và TQQT:
- Tập quán QT tác động đến sự hình thành và phát triển của ĐƯQT: nhiều quy phạm ĐƯQT có
nguồn gốc từ quy phạm TQQT. Cùng với sự tiến bộ của LQT, nhiều QP TQQT không đủ sức điều
chỉnh dần được thay thế và phát triển thành QP ĐƯ.
- ĐƯQT tác động trở lại đến sự hình thành và phát triển của TQQT: được xuất hiện chủ yếu ở các
ĐƯQT có tính phổ cập, đối với QG chưa là thành viên của ĐƯQT, dùng 1 số QP của ĐƯ làm quy
tắc xử sự trong qhệ QT.
* So sánh giá trị hiệu lực của ĐƯQT và TQQT:
Vì bản chất của ĐƯQT và TQQT đều là sự thỏa thuận của các chủ thể LQT nên nó có giá trị
pháp lý ngang nhau. Khi có tranh chấp nếu:
+ Cả 2 bên thỏa thuận áp dụg TQQT hay ĐƯQT thì tòa án sẽ áp dụng QP tập quán hay ĐƯQT
đó.
+ Trường hợp 2 bên không thỏa thuận được, mà trong trường hợp có qh xh cụ thể mà được
ĐƯQT và TQQT cùng điều chỉnh nhưng nội dung của chúng mâu thuẫn nhau thì cơ quan có thẩm
quyền sẽ ưu tiên áp dụng ĐƯQT do ĐƯQT có những ưu thế hơn so với TQQT:
- ĐƯQT được thể hiện bằng VB ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các bên rõ ràng hơn (TQQT
tồn tại dưới dạng bất thành văn, không quy định rõ ràng quyền và nvụ các bên)
- Trình tự, kỹ thuật lập pháp của ĐƯQT rõ ràng, chính xác và cụ thể hơn.
- Thông qua việc đàm phán, ký kết ĐƯQT thì các quy phạm PLQT hìanh thành một cách
nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các mqh trong qhệ qtế ngày nay.
ĐỀ 04 ;

I/ Câu hỏi tự luận :
a/ Phân biệt nguồn của luật quốc tế (điều ước quốc tế, tập quán quốc tế) và nguồn của luật quốc
gia : con đường hình thành, hình thức biểu hiện.
Luật Quốc tế Luật quốc gia
Trình tự XD các QPPL
- Qhệ QT dựa trên ng tắc bình đẳng về chủ
quyền của các qgia, không có cơ quan nào đứng
trên các quốc gia để ban hành luật và bắt buộc
các quốc gia tuân theo do đó :
+ Không có cơ quan làm luật (k có cơ quan lập
pháp chung).
+ Nhưng không thiếu các QPPL để điều chỉnh
các mqh
+ Hình thành dựa trên sự thỏa thuận giữa các chủ
thể quốc tế khác nhau. Sự thỏa thuận thể hiện
dưới 2 hình thức :
• Cùng nhau thỏa thuận ký các ĐƯQT,
hoặc gia nhập ĐƯQT mà mình chưa là
thành viên.
• Cùng nhau thỏa thuận thừa nhận các QP
tập quán QT
- Do nhà nước ban hành, QPPL là ý chí
của g.cấp thống trị nâng lên thành luật.
- Có cơ quan ban hành luật : cơ quan lập
pháp là Quốc hội hoặc 1 số cơ quan khác
của bộ máy nhà nước ban hành theo thẩm
quyền được qđịnh bởi PL q.gia đó.
Về đối tượng điều chỉnh:
- Điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các
chủ thể quốc tế với nhau

- Điều chỉnh những quan hệ Xh mang tính điển
hình và phổ biến trong phạm vi 1 lãnh thổ q.gia
Chủ thể :
- Quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ, cá
dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết,
vativăng
- Thể nhân và pháp nhân là chủ thể chủ yếu của
luật quốc gia. NN tham gia vào với tư cách đặc
biệt tham gia vào 1 bên của mqh
Biên pháp đảm bảo thi hành:
- Không có bộ máy cưỡng chế, cq cưỡng chế tập
trung đứng trên các quốc gia để thực hiện chức
năng cưỡng chế các qgia và các chủ thể khác của
LQT.
- Có những biện pháp cưỡng chế nhất định do
chính các chủ thể LQT thỏa thuận nên :
+ Hình thức cưỡng chế cá thể (phi vũ trang: trả
đũa, cắt đứt qhệ ngoại giao, tự vệ vũ trang)
+ Hình thức cưỡng chế tập thể (phi vũ trang, vũ
trang)
Được qđịnh ở hiến chương LHQ.
Tuân thủ các QPPL QT là vì lợi ích của chính
qgia đó, của các chủ thể, góp phần rất lớn đảm
- Có bộ máy cưỡng chế nhà nước được NN thành
lập để đảm bảo thực hiện : toà án, kiểm sát, công
an, quân đội, nhà tù
bảo cho LQT được tn theo.
Phương thức tồn tại:
- ĐƯQT: thành văn
- TQQT: bất thành văn

- QPPL: thành văn VBPL
Phương thức điều chỉnh:
- PP điều chỉnh duy nhất là thỏa thuận - Nhiều pp điều chỉnh: thoả thuận, mệnh lệnh,
Mối quan hệ qua lại:
- LQT ra đời sau LQG. LQT là phương tiện để
q.gia thực hiện chính sách đối ngoại của mình.
- LQG ra đời sớm hơn LQT, LQG tác động tới
sự ra đời, tồn tại và phát triển của LQT
- LQG là cơ sở cho việc thực hiện các qui định
của LQT mà q.gia là thành viên ký kết và tham
gia
b/ Nhận xét về giá trị hiệu lực của quy phạm tập qn và quy phạm điều ước.
- TQQT và ĐƯQT có giá trị hiệu lực pháp lý như nhau. Vì điều là kết quả của sự thỏa thuận
của các chủ thể của LQT.
- TQQT được áp dụng khi khơng có QPĐƯQT điều chỉnh hoặc khi các chủ thể lựa chọn
TQQT để điều chỉnh.
II/ Câu hỏi trắc nghiệm :
hãy cho biết các nhận định sau là đúng hay sai ? giải thích.
1/ Một trong những trường hợp ngọai lệ của ngun tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực
là hội đồng bảo an liên hợp quốc có quyền sử dụng vũ lực để thủ tiêu mối đe dọa hòa bình và an
ninh quốc tế.ĐÚNG.
Vì: căn cứ Điều 42 HC LHQ khi Hội đồng bảo an nhận thấy những biện pháp phi vũ trang ở điều 41
k thích hợp hoặc tỏ ra k thích hợp HĐBA có thể thi hành mọi hành động xét thấy cần thiết cho việc
duy trì hoặc khơi phục hòa bình và an ninh QT.
2/ Sự cơng nhận chính phủ mới chỉ đặt ra đối với chính phủ Dejure. Sai.
Vì: trong LQT hành vi cơng nhận chỉ được đặt ra đối với chính phủ De Facto (chính phủ bất hợp
hiến), chứ k đặt ra đối với chính phủ Dejure (chính phú hợp hiến) được hình thành phù hợp với hiến
pháp và pháp luật q.gia đó, là cơng việc nội bộ của qgia nên các qgia khác k có quyền can thiệp.
3/ Các ngun tắc cơ bản của luật quốc tế là các quy phạm mệnh lệnh của luật quốc tế. Đúng.
Vì : đó là 1 trong những đặc điểm của luật QT, các ng tắc của luật QT có tính bắt buộc chung , là

những quy phạm có tính mệnh lệnh (Jus cogens) có giá trị pháp lý cao nhất, bắt buộc đối với các
chủ thể của LQT, là tư tưởng mang tính chỉ đạo, là cơ sở, nền tảng của tồn bộ hệ thống PL QT,
những QPPL QT trái với ngun tắc đều bị coi là bất hợp pháp, trong mọi trường hợp chủ thể nào
của LQT vi phạm ngun tắc cơ bản đều bị coi là hành vi vi phạm PLQT nghiêm trọng nhất.
4/ Phê chuẩn và phê duyệt điều ước quốc tế là giống nhau. SAI.
Vì: về bản chất thì phê chuẩn và phê duyệt giống nhau vì đều là hành vi pháp lý của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền nhằm cơng nhận 1 ĐƯQT nào đó có hiệu lực đối với q.gia mình, nhưng khác về
thẩm quyền : thẩm quyền phê chuẩn thuộc về cơ quan lập pháp, thẩm quyền phê duyệt thuộc về cơ
quan hành pháp. Mức độ quan trọng của ĐƯQT được phê chuẩn cao hơn mức độ quan trọng của
ĐƯQT được phê duyệt. Thẩm quyền loại phê chuẩn, loại nào phê duyệt do luật q.gia quy định, đã
phê chuẩn thì khơng phê duyệt nữa và ngược lại.
ĐỀ THI MÔN: KHÁI LUẬN CHUNG VỀ LUẬT QUỐC TẾ
THỜI GIAN LÀM BÀI: 60 PHÚT - KHÔNG ĐƯC SỬ DỤNG TÀI LIỆU
oOo
Chưa sửa
Câu 1: (3 điểm)
Nêu những ưu thế của Điều ước quốc tế so với Tập quán quốc tế.
• Về giá trò pháp lý:
Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế có giá trò pháp lý ngang nhau, như nhau vì
cả 2 đều là nguồn cơ bản, chủ yếu của Luật quốc tế
• Về giá trò áp dụng:
Việc lựa chọn điều ước quốc tế hay tập quán quốc tế để điều chỉnh một quan hệ
quốc tế cụ thể là do các quốc gia hữu quan thỏa thuận với nhau. Nhưng thông thường
cách giải quyết là ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế hơn tập quán quốc tế vì:
Tập quán quốc tế tồn tại dưới dạng không thành văn, không quy đònh rõ quyền và
nghóa vụ. Trong khi đó điều ước quốc tế là loại nguồn thành văn, vì thế quy đònh các
quyền và nghóa vụ của các bên một cách chi tiết, rõ ràng, cụ thể, chính xác dẫn đến dễ
hiểu, dễ áp dụng, dễ vận dụng trên thực tế và tất nhiên cam kết của các bên trong điều
ước quốc tế rõ ràng hơn vì trình tự xây dựng điều ước quốc tế với một quy trình chặt chẽ
(đàm phán, soạn thảo, thông qua văn bản,ký kết, phê chuẩn hoặc phê duyệt) làm tăng

tính pháp lý của điều ước quốc tế. Chính vì vậy, điều ước quốc tế được coi là một cơ sở
pháp lý rất quan trọng để các cơ quan tài phán quốc tế giải quyết tranh chấp nếu có.
Đồng thời, thông quan việc đàm phán, ký điều ước quốc thì các quy phạm pháp
luật quốc tế (quy phạm điều ước) hình thành một cách nhanh tế chóng, nó đáp ứng được
nhòp độ phát triển nhanh trong quan hệ quốc tế ngày nay.
Câu 2: (3 điểm)
Cho biết những khẳng đònh sau đây đúng hay sai? Tại sao?
1) Công nhận trong quan hệ quốc tế chỉ đặt ra khi có sự xuất hiện của quốc gia mới.

Sai, vì chính phủ hợp hiến, hợp pháp (De Jure) không bao giờ đặt ra vấn đề
công nhận. Vì quốc gia đảm bảo các điều kiện: Có lãnh thổ xác đònh, có cộng đồng dân
cư ổn đònh, có chính phủ, có khả năng thiết lập quan hệ với các quốc gia và các chủ thể
khác của Luật quốc tế – có chủ quyền, có quyền tự quyết – đương nhiên là chủ thể cũa
Luật quốc tế. Do vậy, công nhận không bao giờ tạo ra tư cách chủ thể luật quốc tế,
nhưng nếu công nhận thì quan hệ quốc tế phát triển còn không công nhận thì quan hệ
quốc tế không phát triển.
2) Tất cả các dân tộc trên thế giới đều là chủ thể của Luật quốc tế.

Sai, vì chỉ có dân tộc đang giành quyền tự quyết mới là chủ thể đặc biệt của
Luật quốc tế. Điều kiện để trở thành dân tộc đang giành quyền tự quyết là:
- Dân tộc này phải là một dân tộc đang bò áp bức, bốc lột bởi một quốc gia,
một dân tộc khác.
- Dân tộc này phải thành lập được cơ quan lãnh đạo phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc (có cương lónh hoạt động, có mục đích thành lập một quốc gia độc lập) cơ
quan lãnh đạo này phải có người đại diện hợp pháp cho dân tộcđó trong quan hệ quốc
tế.
- Trên thực tế phải đang tồn tại cuộc đấu tranh.
3) Hiến chương Liên hiệp quốc là hiến pháp của cộng đồng quốc tế.

Sai, vì bản chất của Luật quốc tế là sự thỏa thuận. Vì vậy Hiến chương

Liên hiệp quốc chỉ ràng buộc với những quốc gia thành viên của nó mà thôi,
không ràng buộc những quốc gia không tham gia. Vì vậy, không thể coi là hiến
pháp của cộng đồng.
Câu 3: (4 điểm)
Anh (chò) hãy chứng minh Luật quốc tế là một hệ thống pháp luật độc lập.
Luật quốc tế hiện đại là tổng thể những nguyên tắc, những qui phạm pháp luật
quốc tế do các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế xây dựng trên cơ sở tự
nguyện & bình đẳng, thông qua đấu tranh & thương lượng nhằm điều chỉnh mối quan hệ
nhiều mặt (chủ yếu là quan hệ chính trò) giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau (trước
tiên & chủ yếu giữa các quốc gia) trong những trường hợp cần thiết pháp luật quốc tế
được bảo đảm thi hành bằng những biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập thể do chính
các chủ thể pháp luật quốc tế thi hành hoặc bằng sức đấu tranh của nhân dân cùng dư
luận tiến bộ thế giới. Hệ thống là bao gồm tổng thể cơ quan, bộ phận mà nó bổ sung, hổ
trợ trong một chỉnh thể thống nhất.
Pháp luật quốc gia cũng được hiểu là một hệ thống, mỗi quốc gia có một hệ pháp
luật riêng & theo nghóa nầy luật quốc tế cũng được coi là một hệ thống pháp luật bao
gồm những hệ thống nguyên tắc, những qui phạm pháp luật quốc tế nhằm điều chỉnh
các mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau
Luật quốc tế được coi là một hệ thống pháp luật độc lập bởi vì so với hệ thống
pháp luật của từng quốc gia, luật quốc tế có những đặc thù cơ bản mà các dấu hiệu của
luật mỗi quốc gia không có các dấu hiệu đặc thù đó
Đặc điểm của Luật quốc tế:
 Đối tượng điều chỉnh : nếu như luật trong nước điều chỉnh về quan hệ xã
hội phát sinh trong phạm vi lãnh thổ quốc gia & quan hệ có yếu tố nước ngoài thì luật
quốc tế chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống quốc tế như quan
hệ chính trò , kinh tế, văn hóa, khoa học-kỷ thuật,môi trường…giữa các chủ thể của luật
quốc tế với nhau mà chủ yếu là những quan hệ chính trò. Tuy nhiên không phải tất cả
quan hệ quốc tế đều là đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế
 Trình tự xây dựng các qui phạm pháp luật quốc tế: trong hệ thống quốc tế
dựa trên nguyên tắc cơ bản bình đẳng về chủ quyền các quốc gia nên không có cơ quan

làm luật. Con đường duy nhất để hình thành các qui phạm pháp luật quốc tế đó là sự
thỏa thuận giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau dưới hình thức ký kết các điều ước
quốc tế ( qui phạm thành văn) ; cùng nhau thừa nhận những tập quán quốc tế trong quan
hệ giữa họ( qui phạm bất thành văn). Đây là đặc trưng quan trọng nhất.
 Chủ thể của luật quốc tế:
• Các quốc gia có chủ quyền: chủ quyền quốc gia trong lónh vực đối
nội là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình, quyền làm luật,
quyền giám sát việc thi hành pháp luật, quyền xét xử những hành vi vi phạm pháp luật
của quốc gia.
Trong lónh vực đối ngoại đó là quyền độc lập trong hệ thống quốc tế ,tự do quan
hệ không lệ thuộc vào bất cứ thế lực nào, hai mối quan hệ này có quan hệ mật thiết với
nhau,chỉ vì khi quốc gia có quyền tối cao trong quan hệ đối ngoại thì mới có quyết đònh
trong quan hệ đối ngoại, Quốc gia là chủ thể đặc biệt khi tham gia vào họat động tư
pháp quốc tế, được miễn trừ về tư pháp quốc tế: quyền miễn trừ về xét xử, quyền miễn
trừ về tài sản, quyền miễn trừ về thi hành án.
• Các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập được xem là quốc gia
đang hình thành, đứng lên đấu tranh giành độc lập, thành lập quốc gia có chủ quyền, có
quyền tham gia đại diện ký kết các điều ước quốc te ávới các quốc gia khác, tự do không
bò lệ thuộc vào bất cứ quốc gia nào.
• Các tổ chức quốc liên chính phủ ( liên quốc gia) là tổ chức thành
lập trên sự liên kết giữa các quốc gia, & họat động dưới sự thỏa thuận giữa các quốc gia
(VD: LHQ, Asian, EU…).
• Các thức thể khác có quy chế pháp lý đặc biệt
 Biện pháp bảo đảm thi hành luật quốc tế khi xây dựng các điều ước quốc
tế các bên thường thỏa thuận các biện pháp cưỡng chế để áp dụng cho các quốc gia vi
phạm. Đó là những quan hệ mà tự các chủ thể thỏa thuận xây dựng các biện pháp nhất
đònh vì lợi ích của chính họ. Các chủ thể bò hại được quyền sử dụng một số biện pháp
nhất đònh cho quốc gia gây hại. Biện pháp cưỡng chế được thể hiện dưới hai hình thức:
 Cưỡng chế cá thể : trên bình diện quốc tế không có cơ quan cưỡng chế
tập trung thường trực, những biện pháp do chính chủ thể của luật quốc tế thực hiện dưới

hình thức cá thể, riêng lẻ tức là chủ thể bò hại được quyền sử dụng những biện pháp
cưỡng chế trả đũa hay biện pháp tự vệ đối với chủ thể gây hại cho mình (rút đại sứ về
nước, cắt đứt quan hệ ngoại giao, bao vây kinh tế, giáng trả…)
 Biện pháp cưỡng chế tập thể tức là quốc gia bò hại có quyền liên minh
các quốc gia trên cơ sở các cam kết phù hợp để chống lại quốc gia gây hại cho mình.
LHQ giao cho HĐBA LHQ có nhiệm vụ giữ gìn hòa bình & an ninh của các quốc
gia trong khuôn khổ tuân thủ hiến chương LHQ, có thẩm quyền áp dụng các biện pháp
cưỡng chế & trừng phạt kể cả dùng vũ lực chống lại các quốc gia vi phạm.
Ngoài ra vấn đề dư luận tiến bộ trên thế giới & sự đấu tranh của nhân dân các
nước cũng là biện pháp để cho pháp luật quốc tế phải tuân theo.

×