Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Tài liệu ôn thi luật quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.97 KB, 30 trang )

1. Luật quốc tế là một hệ thống pháp luật độc lập
Luật quốc tế hiện đại là tổng thể những nguyên tắc, những qui phạm pháp luật quốc tế do
các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế xây dựng trên cơ sở tự nguyện & bình
đẳng, thông qua đấu tranh & thương lượng nhằm điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt (chủ
yếu là quan hệ chính trị) giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau (trước tiên & chủ yếu
giữa các quốc gia) trong những trường hợp cần thiết pháp luật quốc tế được bảo đảm thi
hành bằng những biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập thể do chính các chủ thể pháp
luật quốc tế thi hành hoặc bằng sức đấu tranh của nhân dân cùng dư luận tiến bộ thế giới.
Hệ thống là bao gồm tổng thể cơ quan, bộ phận mà nó bổ sung, hổ trợ trong một chỉnh
thể thống nhất.
Pháp luật quốc gia cũng được hiểu là một hệ thống, mỗi quốc gia có một hệ pháp luật
riêng & theo nghĩa nầy luật quốc tế cũng được coi là một hệ thống pháp luật bao gồm
những hệ thống nguyên tắc, những qui phạm pháp luật quốc tế nhằm điều chỉnh các mối
quan hệ giữa các quốc gia với nhau
Luật quốc tế được coi là một hệ thống pháp luật độc lập bởi vì so với hệ thống pháp luật
của từng quốc gia, luật quốc tế có những đặc thù cơ bản mà các dấu hiệu của luật mỗi
quốc gia không có các dấu hiệu đặc thù đó( nói thêm về đặc điểm của luật quốc tế ở câu
2)

2. Khái niệm & đặc điểm cơ bản của luật quốc tế
Khái niệm: Luật quốc tế hiện đại hay còn gọi là công pháp quốc tế là tổng thể những
nguyên tắc, những qui phạm pháp luật quốc tế do các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp
lí quốc tế xây dựng trên cơ sở tự nguyện & bình đẳng, thông qua đấu tranh & thương
lượng nhằm điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt (chủ yếu là quan hệ chính trị) giữa các chủ
thể luật quốc tế với nhau (trước tiên & chủ yếu giữa các quốc gia) trong những trường
hợp cần thiết luật quốc tế được bảo đảm thi hành bằng những biện pháp cưỡng chế riêng
lẻ hoặc tập thể do chính các chủ thể luật quốc tế thi hành hoặc bằng sức đấu tranh của
nhân dân cùng dư luận tiến bộ Thế giới.
Đặc điểm: Từ khái niệm nêu trên, luật quốc tế có những đặc điểm cơ bản như sau:
Đối tượng điều chỉnh : nếu như luật trong nước điều chỉnh về quan hệ xã hội phát
sinh trong phạm vi lãnh thổ quốc gia & quan hệ có iếu tố nước ngoài thì luật quốc tế chỉ


điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống uốc tế như quan hệ chính trị
,kinh tế,văn hóa,khoa học-kỷ thuật,môi trường…giữa các chủ thể của luật quốc tế với
nhau mà chủ yếu là những quan hệ chính trị. Tuy nhiên không phải tất cả quan hệ quốc tế
đều là đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế
(VD: quan hệ quốc tế theo con đường các tổ chức chính trị –xã hội…không do luật quốc
tế chính trị điêù chỉnh)
Trình tự xây dựng các qui phạm pháp luật quốc tế: trong hệ thống quốc tế dựa trên
nguyên tắc cơ bản bình đẳng về chủ quyền các quốc gia nên không có cơ quan làm luật.
Con đường duy nhất để hình thành các qui phạm pháp luật quốc tế đó là sự thỏa thuận
giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau dưới hình thức ký kết các điều ước quốc tế ( qui
phạm thành văn) ; cùng nhau thừa nhận những tập quán quốc tế trong quan hệ giữa
họ( qui phạm bất thành văn). Đây là đặc trưng quan trọng nhất.
Chủ thể của luật quốc tế:
• Các quốc gia có chủ quyền: chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực đối nội là
quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình, quyền làm luật, quyền giám
sát việc thi hành pháp luật, quyền xét xử những hành vi vi phạm pháp luật của quốc gia.
Trong lĩnh vực đối ngoại đó là quyền độc lập trong hệ thống quốc tế ,tự do quan hệ
không lệ thuộc vào bất cứ thế lực nào, hai mối quan hệ này có quan hệ mật thiết với
nhau,chỉ vì khi quốc gia có quyền tối cao trong quan hệ đối ngoại thì mới có quyết định
trong quan hệ đối ngoại, Quốc gia là chủ thể đặc biệt khi tham gia vào họat động tư pháp
quốc tế, được miễn trừ về tư pháp quốc tế: quyền miễn trừ về xét xử, quyền miễn trừ về
tài sản, quyền miễn trừ về thi hành án.
• Các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập được xem là quốc gia đang hình
thành, đứng lên đấu tranh giành độc lập, thành lập quốc gia có chủ quyền, có quyền tham
gia đại diện ký kết các điều ước quốc te ávới các quốc gia khác, tự do không bị lệ thuộc
vào bất cứ quốc gia nào.
• Các tổ chức quốc liên chính phủ ( liên quốc gia) là tổ chức thành lập trên sự
liên kết giữa các quốc gia, & họat động dưới sự thỏa thuận giữa các quốc gia (VD: LHQ,
Asian, EU…).
• Tổ chức phi chính phủ được thành lập dưới sự thỏa thuận giữa các thể nhân

với pháp nhân thì không được coi là chủ thể của luật quốc tế, không được thừa nhận của
luật quốc tế (VD: Hội luật gia thế giới, Hội Liên hiệp phụ nữ thế giới…)
• Tư cách chủ thể của tòa thánh Vatican tòa thánh Vatican không phải là một
quốc gia, tư cách chủ thể của Vatican được đặt ra
Biện pháp bảo đảm thi hành luật quốc tế khi xây dựng các điều ước quốc tế các bên
thường thỏa thuận các biện pháp cưỡng chế để áp dụng cho các quốc gia vi phạm. Đó là
những quan hệ mà tự các chủ thể thỏa thuận xây dựng các biện pháp nhất định vì lợi ích
của chính họ. Các chủ thể bị hại được quyền sử dụng một số biện pháp nhất định cho
quốc gia gây hại. Biện pháp cưỡng chế được thể hiện dưới hai hình thức:
Cưỡng chế cá thể : trên bình diện quốc tế không có cơ quan cưỡng chế tập trung
thường trực, những biện pháp do chính chủ thể của luật quốc tế thực hiện dưới hình thức
cá thể, riêng lẻ tức là chủ thể bị hại được quyền sử dụng những biện pháp cưỡng chế trả
đũa hay biện pháp tự vệ đối với chủ thể gây hại cho mình (rút đại sứ về nước, cắt đứt
quan hệ ngoại giao, bao vây kinh tế, giáng trả…)
Biện pháp cưỡng chế tập thể tức là quốc gia bị hại có quyền liên minh các quốc gia
trên cơ sở các cam kết phù hợp để chống lại quốc gia gây hại cho mình.
LHQ giao cho HĐBA LHQ có nhiệm vụ giữ gìn hòa bình & an ninh của các quốc gia
trong khuôn khổ tuân thủ hiến chương LHQ, có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng
chế & trừng phạt kể cả dùng vũ lực chống lại các quốc gia vi phạm.
Ngoài ra vấn đề dư luận tiến bộ trên thế giới & sự đấu tranh của nhân dân các nước cũng
là biện pháp để cho pháp luật quốc tế phải tuân theo.

3. So sánh điều ước quốc tế & tập quán quốc tế
Điều ước quốc tế : được coi là văn bản pháp lí quốc tế do các chủ thể của luật quốc
tế thỏa thuận xây dựng trên cơ sở tự nguyện & bình đẳng nhằm ổn định thay đổi hay
chấm dứt quyền & nghĩa vụ pháp lí đối với nhau trong bang giao quốc tế phù hợp với
những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
Tập quán quốc tế: là qui tắc xử sự chung được hình thành trong quan hệ quốc tế do
một hoặc một số quốc gia đưa ra & áp dụng lâu dài trong thực tiễn (được áp dụng từ hai
chủ thể trở lên)

Giống nhau
Cả hai đều là nguồn chính của luật quốc tế, là những hình thức chứa đựng các qui
phạm pháp luật quốc tế, đều có giá trị hiệu lực như nhau.
Bản chất như nhau đều là dựa trên sự thỏa thuận giữa các chủ thể với nhau, điều
ước quốc tế thỏa thuận ký kết, tập quán quốc tế thỏa thuận thừa nhận.
Nội dung của cả điều ước quốc tế & tập quán quốc tế phải phù hợp với những
nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế .
Đều điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế với
nhau như những quan hệ về chính trị, văn hóa, kinh tế…
Khác nhau
Hình thức thể hiện : sự thỏa thuận Điều ước quốc tế là ký kết những qui phạm pháp
luật tồn tại dưới dạng văn bản,thể hiện rõ ràng cụ thể, còn sự thỏa thuận của tập quán
quốc tế là để đi đến thừa nhận những qui phạm pháp luật bất thành văn
Quá trình hình thành Trình tự lập pháp đối với điều ước quốc tế là chính xác & cụ
thể hơn thông qua một thủ tục kí kết bao gồm các quá trình đàm phán, sọan thảo văn bản,
thông qua văn bản, ký điều ước quốc tế,phê chuẩn hoặc phê duyệt
Trình tự lập pháp của tập quán quốc tế thông qua sự áp dụng thừa nhận những qui
tắc xử sự trong thực tiễn trãi qua một thời gian dài lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời
gian liên tục.
Phạm vi điều chỉnh của điều ước quốc tế có phạm vi rộng hơn tập quán quốc tế

4. So sánh luật quốc tế & luật quốc gia
Luật quốc tế hiện đại là tổng thể những nguyên tắc, những qui phạm pháp luật quốc tế do
các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế xây dựng trên cơ sở tự nguyện & bình
đẳng, thông qua đấu tranh & thương lượng nhằm điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt (chủ
yếu là quan hệ chính trị) giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau (trước tiên & chủ yếu
giữa các quốc gia) trong những trường hợp cần thiết cần thiết luật quốc tế được bảo đảm
thi hành bằng những biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập thểà do chính các chủ thể luật
quốc tế thi hành hoặc bằng sức đấu tranh của nhân dân cùng dư luận tiến bộ Thế giới.
Về đối tượng điều chỉnh pháp luật quốc gia điều chỉnh những quan hệ xã hội phát

sinh trong nội bộ phạm vi lãnh thổ , còn pháp luật quốc tế điều chỉnh những quan hệ xã
hội phát sinh trong đời sống sinh họat quốc tế giữa các chủ thể luật quốc tế.
Về chủ thể chủ thể luật quốc gia là thể nhân, pháp nhân & nhà nước tham gia với tư
cách là chủ thể đặc biệt khi nhà nước là một bên trong quan hệ, còn chủ thể của pháp luật
quốc tế là các quốc gia có chủ quyền, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập, các tổ
chức liên chính phủ & các chủ thể khác.
Về trình tự xây dựng Pháp Luật: việc xây dựng pháp luật & trình tự xây đựng pháp
luật của pháp luật quốc gia do cơ quan lập pháp thực hiện còn xây dựng & trình tự xây
dựng pháp luật quốc tế do không có cơ quan lập pháp nên khi xây dựng các qui phạm
thành văn bất thành văn chủ iếu do sự thỏa thuận giữa các chủ thể có chủ quyền quốc gia
của luật quốc tế.
Về biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật quốc gia có bộ máy cưỡng chế tập trung
thường trực như quân đội, cảnh sát,tòa án nhà tù…làm biện pháp bảo đảm thi hành, còn
pháp luật quốc tế thì không có bộ máy cưỡng chế tập trung thường trực mà chỉ có một số
biện pháp cưỡng chế nhất định mang tính tự cưỡng chế dưới hình thức riêng rẽ hoặc tập
thể
Về phương pháp điều chỉnh các ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc gia có
phương pháp điều chỉnh khác nhau còn các ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc tế
thì chỉ có một phương pháp điều chỉnh là sự thỏa thuận.

5. Phân tích bản chất của luật quốc tế hiện đại trên cơ sở so sánh với LQT củ .
Luật quốc tế hiện đại là tổng thể những nguyên tắc, những qui phạm pháp luật quốc tế do
các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế xây dựng trên cơ sở tự nguyện & bình
đẳng, thông qua đấu tranh & thương lượng nhằm điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt (chủ
yếu là quan hệ chính trị) giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau (trước tiên & chủ yếu
giữa các quốc gia) trong những trường hợp cần thiết luật quốc tế được bảo đảm thi hành
bằng những biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập thểà do các chủ thể luật quốc tế thi
hành hoặc bằng sức đấu tranh của nhân dân cùng dư luận tiến bộ Thế giới.
Như ta biết, nếu như luật quốc gia đều có liên quan chặt chẽ đến hạ tầng kỷ thuật nhất
định & sự phát triển của nó gắn với một hình thái kinh tế – xã hội cụ thể thì luật quốc tế

cũng vậy. Do ảnh hưởng của CM tháng10 Nga, do kết quả đấu tranh của các lực lượng
tiến bộ cách mạng & yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Luật quốc tế đã có những thay
đổi sâu sắc & thực chất là luật quốc tế mới về chất. Luật quốc tế hiện đại & bản chất tiến
bộ khác hẳn với luật quốc tế cũ. Điều này dễ nhận thấy qua qúa trình tham gia vào quan
hệ pháp lý quốc tế & là chủ thể của luật quốc tế. Luật quốc tế củ còn có những nguyên
tắc, chế định phản động như quyền tiến hành chiến tranh, quyền của kẻ chiến thắng, chế
định chiếm cứ đầu tiên, chế định thuôc địa, chế định bảo hộ…
Từ sau CM tháng10 Nga, Luật quốc tế hiện đại không còn là pháp luật bị áp đặt bởi sức
mạnh, bởi các quốc gia mạnh, các qui phạm của luật quốc tế đã & đang xây dựng trên cơ
sở thỏa thuận, đàm phán, thương lượng. Do đó không một quốc gia nào có quyền áp đặt
các qui phạm pháp luật cho các quốc gia khác khi không cósự đồng ý thỏa thuận của họ,
“quyền chiến tranh” không còn tồn tại trong luật quốc tế hiện đại & thay vào đó các
nguyên tắc, các chế định mới hết sức quan trọng, tiến bộ, dân chủ như: cấm chiến tranh
xâm lược, cấm dùng vũ lực & đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Đồng thời luật quốc tế hiện đại kế thừa & phát triển tiến bộ thêm các nguyên tắc & qui
phạm mang tính dân chủ của luật quốc tế cũ như : nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền
giữa các quốc gia, không can thiệp vào nội bộ của nhau, tận tâm thực hiện các cam kết
quốc gia, điều này có thể hiện đại đã loại trừ sự phân biệt giữa các quốc gia, giữa các
nước văn minh & các nước lạc hậu, giữa các nước phát triển & các nước chậm phát triển.
Các nước lớn nhỏ đều có quyền tham gia vào quan hệ quốc tế & trở thành chủ thể luật
quốc tế hiện đại.
Sự phân tích trên cho ta thấy rằng luật quốc tế chỉ có thể được xây dựng trên nền tảng dân
chủ, tiến bộ chung & chỉ có trên cơ sở được thoả thuận chấp nhận của tất cả các quốc gia.
Tuy nhiên, mức độ dân chủ tiến bộ của từng qui phạm luật quốc tế còn tùy thuộc vào sự
tương quan lực lượng giữa tiến bộ & phản dân chủ trên chiến trường quốc tế & trong nội
bộ của mỗi quốc gia.

6 .Phân tích các yếu tố cấu thành quốc gia
Sự tồn tại của một quốc gia chủ thể cơ bản của luật quốc tế có liên quan mật thiết với
hình thức tổ chức nhà nước, mặc dù hình thức tổ chức của nhà nước rất đa dạng, tuy

nhiên ở mọi giai đọan phát triển của lich sử nhà nước & pháp luật quốc gia được thừa
nhận là chủ thể cơ bản của luật quốc tế
Cho đến nay dù chưa có một định nghĩa thống nhất về quốc gia, tuy nhiên theo luật quốc
tế hiện địa thì để coi quốc gia là một thực thể của luật quốc tế, quốc gia phải có các tiêu
chí sau:
- Có lãnh thổ xác định - Có dân cư ổn định - Có chính phủ có chủ quyền- Có khả năng
thiết lập & thực hiện các quan hệ đối ngoại.
Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời,
dưới lòng đất, lãnh thổ của quốc gia phải được xác định rõ ràng bởi đường biên giới trên
đất liền với các quốc gia lân cận hay vùng không thuộc quốc gia nào, quốc gia đó phải
được xác định trên bản đồ địa lí hành chánh thế giới với vị trí & địa danh rõ ràng, tuy
nhiên giữa các quốc gia có thể có các vùng lãnh thổ tranh chấp, nhưng để đảm bảo yếu tố
lãnh thổ xác định thì quốc gia đó phải có vùng lãnh thổ hòan tòan được xác định rõ ràng
thuộc chủ quyền của mình.
Một quốc gia không thể tách rời yếu tố con người nghĩa là có dân cư ổn định trên
lãnh thổ đó, đa phần dân cư phải là công dân nước sở tại, sinh sống ổn định lâu dài là
những người có địa vị pháp lí có quyền & nghĩa vụ đối với quốc gia, quốc gia cũng thực
hiện quyền & nghĩa vụ của mình đối với công dân của mình, có lich sử truyền thống văn
hóa gắn bó lâu dài với quốc gia sở tại.
Chiùnh phủ là yếu tố cần phải có để điều hành xã hội, có chủ quyền được nhân dân
tín nhiệm có đầy đủ chủ quyền & quyền lực trong việc thực hiện các quan hệ đối nội , đối
ngoại, nghĩa là có thực quyền điều hành quốc gia trong lập pháp, hành pháp & tư pháp
quyết định vận mệnh chính trị của dân tộc, tự do lựa chọn hình thức, thể chế chính trị,
kinh tế, văn hóa – xã hội cho đất nước mình, chính phủ đó phải nắm được quyền lực đối
ngoại nghĩa là nắm quyền đại diện quốc gia tham gia vào các quan hệ quốc tế.
Quốc gia phải có khả năng thiết lập & thực hiện các quan hệ đối ngoại trong cả mặt
thể hiện vai trò một chủ thể luật quốc tế, có khả năng về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã
hội để có thể thực hiện quyền quyết định mọi vấn đề của quốc gia mà các quốc gia khác
không có quyền can thiệp, đồng thời quốc gia ấy phải tôn trọng & thực thi đầy đủ các
nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế khi tham gia vào các quan hệ quốc tế.


7. Quốc gia là chủ thể đầu tiên, chủ thể cơ bản & chủ yếu luật quốc tế
Quan hệ pháp luật quốc tế là những quan hệ phát sinh tồn tại & phát triển chủ yếu giữa
các quốc gia với nhau. Quốc gia là chủ thể đầu tiên, chủ thể trước hết xây dựng pháp luật
quốc tế. Trong quá trình thi hành luật quốc tế, quốc gia cũng là chủ thể đầu tiên cho việc
thi hành pháp luật quốc tế
Chủ thể của luật quốc tế hiện đại là những thực thể đang tham gia quan hệ pháp lí luật
quốc tế một cách đôc lập có đầy đủ quyền & nghĩa vụ pháp luật quốc tế đồng thời phải
gánh chịu trách nhiệm pháp lí quốc tế một cách độc lập do chính hành vi vi phạm pháp
luật quốc tế gây ra trên cơ sở các qui phạm pháp luật quốc tế. Hầu hết các nhà làm luật
công nhận quốc gia là chủ thể chủ yếu cơ bản của luật quốc tế hiện đại bởi vì :
Quốc gia cũng là chủ thể cơ bản của luật quốc tế bởi vì nếu không có quốc gia thì
bản thân luật quốc tế không có cơ sở tồn tại và phát triển.Khi các quốc gia ra đời có mối
quan hệ mật thiết với nhau và chịu sự điều chỉnh trong quan hệ quốc tế, quốc gia được
coi là hạt nhân của tòan bộ hệ thống pháp luật quốc tế.
Quốc gia là chủ thể đầu tiên, chủ thể trứơc hết xây dựng pháp luật quốc tế; quốc gia
là chủ thể ban đầu của luật quốc tế bởi vì nó xuất hiện như một chủ thể đầu tiên của luật
quốc tế. Trong quá trình thi hành luật quốc tế, quốc gia cũng là chủ thể đầu tiên cho việc
thi hành pháp luật quốc tế.
Quốc gia cũng là chủ thể cơ bản & chủ yếu trong việc thi hành áp dụng biện pháp
cưỡng chế việc tuân thủ áp dụng pháp luật quốc tế .
Quốc gia là chủ thể duy nhất có quyền tạo lập ra & khả năng tạo lập ra chủ thể mới
luật quốc tế đó là các tổ chức liên chính phủ.
 Quốc gia là chủ thể cơ bản, chủ thể ban đầu luật quốc tế bởi vì quốc gia là một thực
thể bao gồm 3 yếu tố cơ bản:
• Lãnh thổ: là một trong những yếu tố cần thiết cho sự ra đời tồn tại & phát
triển của mỗi quốc gia. Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất bao gồm vùng đất,
vùng nước, vùng trời, dưới lòng đất, lãnh thổ của quốc gia phải được xác định rõ ràng bởi
đường biên giới trên đất liền với các quốc gia lân cận hay vùng không thuộc quốc gia
nào, quốc gia đó phải được xác định trên bản đồ địa lí hành chánh thế giới với vị trí & địa

danh rõ ràng, tuy nhiên giữa các quốc gia có thể có các vùng lãnh thổ tranh chấp, nhưng
để đảm bảo yếu tố lãnh thổ xác định thì quốc gia đó phải có vùng lãnh thổ hòan tòan
được xác định rõ ràng thuộc chủ quyền của mình.
• Dân cư : một quốc gia không thể tách rời yếu tố con người nghĩa là có dân
cư ổn định trên lãnh thổ đó, đa phần dân cư phải là công dân nước sở tại, sinh sống ổn
định lâu dài là những người có địa vị pháp lí có quyền & nghĩa vụ đối với quốc gia, quốc
gia cũng thực hiện quyền & nghĩa vụ của mình đối với công dân của mình, có lich sử
truyền thống văn hóa, nguồn gốc gắn liền với lãnh thổ mà họ đang sinh sống ,gắn bó lâu
dài với quốc gia sở tại.
• Chính phủ : là yếu tố cần phải có để điều hành xã hội, có chủ quyền được
nhân dân tín nhiệm có đầy đủ chủ quyền & quyền lực trong việc thực hiện các quan hệ
đối nội , đối ngoại, nghĩa là có thực quyền điều hành quốc gia trong lập pháp, hành pháp
& tư pháp quyết định vận mệnh chính trị của dân tộc, tự do lựa chọn hình thức, thể chế
chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội cho đất nước mình, chính phủ đó phải nắm được
quyền lực đối ngoại nghĩa là nắm quyền đại diện quốc gia tham gia vào các quan hệ quốc
tế, có khả năng thiết lập quan hệ pháp luật quốc tế
[ Khi một quốc gia đáp ứng được các điều kiện về lãnh thổ,dân cư ổn định, quốc gia có
chủ quyền, chính phủ có khả năng quan hệ pháp luật quốc tế thì kể từ thời điểm đó quốc
gia trở thành chủ thể đương nhiên, chủ thể mới của luật quốc tế mà không phụ thuộc bất
kỳ sự công nhận nào.

8.Vì sao tổ chức liên chính phủ là chủ thể phái sinh, thứ sinh không có chủ quyền
Chủ thể của luật quốc tế hiện đại là một thực thể đang tham gia quan hệ pháp lí luật quốc
tế một cách độâc lập có đầy đủ quyền & nghĩa vụ pháp luật quốc tế đồng thời phải gánh
chịu trách nhiệm pháp lí quốc tế một cách độc lập do chính hành vi vi phạm pháp luật
quốc tế gây ra trên cơ sở các qui phạm pháp luật quốc tế.
Luật quốc tế công nhận quốc gia là chủ thể chủ yếu của luật quốc tế, bên cạnh đó còn các
tổ chức liên chính phủ, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập & tư cách chủ thể
Vatican cũng được xem là chủ thể luật quốc tế, trong đó tổ chức liên chính phủ là chủ thể
phái sinh, thứ sinh không có chủ quyền vì những lý do sau:

Tổ chức liên chính phủ được thành lập do sự thỏa thuận của các quốc gia, tư cách chủ thể
của các tổ chức liên chính phủ có từ thời điểm các văn bản, hiến chương, điều lệ phát
sinh hiệu lực.
Quyền năng chủ thể của tổ chức liên chính phủ không giống nhau, quyền năng đó dựa
trên các văn bản, hiến chương điều lệ,quy chế của các tổ chức đó.
Các tổ chức liên chính phủ xuất hiện & tồn tại do các quốc gia thành lập nên, không tự
nhiên mà có, mà do thỏa thuận của các quốc gia có chủ quyền với nhau.Các quốc gia thỏa
thuận thành lập cũng như thỏa thuận, quyền & nghĩa vụ của các tổ chức liên chính phủ
phải dựa trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản luật quốc tế hiện đại. Vì chỉ được xem là
chủ thể của luật quốc tế hiện đại khi các tổ chức này được thøanh lập phù hợp với những
nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại.
Các tổ chức liên chính phủ được thành lập nhằm những mục đích nhất định & trong
những lĩnh vực họat động, phạm vi họat động của tổ chức đó do các quốc gia thành viên
qui định cho nó. Vì mỗi tổ chức liên chính phủ chỉ giải quyết một công việc cụ thể &
trong khuôn khổ sự thỏa thuận của các quốc gia giao cho nó.
Là chủ thể chuyên biệt bởi vì nó chỉ họat động gói ghém trong phạm vi hiến chương
điều lệ của tổ chức đó qui định, nếu họat động ra ngoài điều lệ thì vi phạm hiến chương
điều lệ của tổ chức, họat động trong một số lĩnh vực chuyên môn, trong lĩnh vực họat
động nhất định.
Là chủ thể hạn chế luật quốc tế bởi vì chủ thể nó rộng lớn nhưng không thể so sánh
với chủ thể của luật quốc gia.
Là chủ thể không có chủ quyền của luật quốc tế bởi vì tổ chức quốc tế liên chính
phủ không phải là chủ thể có chủ quyền của luật quốc tế, vì chủ quyền quốc gia là chủ
quyền độc lập trong luật quốc tế mà tổ chức liên chính phủ không thể có được chủ quyền
đó.
Tư cách chủ thể của tổ chức liên chính phủ có từ thời điểm khi các văn bản hiến chương,
điều lệ phát sinh hiệu lực.
Tư cách chủ thể luật quốc tế cũng nằm trong hai phạm trù năng lực pháp luật & năng lực
hành vi, tuy nhiên quyền năng chủ thể được gọi là thuộc tính tự nhiên vốn có của quốc
gia, bởi vì sự tồn tại của nó khẳng định tư cách chủ thể, không cần bất kì một sự cộng

nhận nào.
Quyền năng chủ thể của tổ chức liên chính phủ nó không dựa vào thuộc tính “ tự nhiên “
vốn có như quốc gia mà quyền năng này được ghi nhận ngay chính trong hiến chương,
điều lệ thành lập nên tổ chức do các quốc gia thỏa thuận thành lập.

9.Tại sao thể nhân, pháp nhân không là chủ thể của luật quốc tế hiện đại
Theo các nhà làm luật quốc tế thì chủ thể luật quốc tế hiện đại là các quốc gia có chủ
quyền, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập, các tổ chức liên chính phủ & Vatican .
Ngoài 4 chủ thể trên luật quốc tế hiện đại không có chủ thể nào khác. Vì vậy thể nhân,
pháp nhân không được xem là chủ thể luật quốc tế hiện đại .
Nói thể nhân, pháp nhân không được xem là chủ thể luật quốc tế hiện đại vì những lý do
sau:
Các tổ chức liên chính phủ xuất hiện & tồn tại do các quốc gia thành lập nên, không
tự nhiên mà có, mà do thỏa thuận của các quốc gia có chủ quyền với nhau. Các quốc gia
thỏa thuận thành lập cũng như thỏa thuận, quyền & nghĩa vụ của các tổ chức liên chính
phủ phải dựa trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản luật quốc tế hiện đại. Tư cách chủ thể
của tổ chức liên chính phủ có từ thời điểm khi các văn bản hiến chương, điều lệ phát sinh
hiệu lực.
Quyền năng chủ thể có giới hạn được gọi là chủ thể hạn chế, vì vậy các tổ chức
quốc tế khác nhau sẽ có quyền năng chủ thể luật quốc tế không giống nhau
Là chủ thể không có chủ quyền của luật quốc tế bởi vì tổ chức quốc tế liên chính
phủ không phải là chủ thể có chủ quyền của luật quốc tế, vì chủ quyền quốc gia là chủ
quyền độc lập trong luật quốc tế mà tổ chức liên chính phủ không thể có được chủ quyền
đó.
Trong quan hệ pháp luật quốc tế là quan hệ bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia với
nhau vì khi ngồi vào bàn đàm phán thỏa thuận ký kết điều ước quốc tế các quốc gia đều
là những con người cụ thể, đây là những người được quốc gia giao cho họ, ủy quyên cho
họ được xây dựng nên những qui phạm pháp luật quốc tế. Đây là những con người luôn
đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, không tính đến lợi ích cá nhân .Nếu con người đó vượt
qua thẩm quyền được quốc gia giao cho họ thì những điều ước quốc tế sẽ không đựơc

thực hiện .
Thể nhân, pháp nhân chỉ là người đại diện một tổ chức nào đó, người này hoạt động nhân
danh cho một nhóm người, một tổ chức phi chính phủ, nhóm người này không có tư cách
chủ thể luật quốc tế, không thể ngang hàng với quốc gia được. Như vậy thể nhân, pháp
nhân không xếp ngang hàng với quốc gia cho nên nó không là chủ thể luật quốc tế hiện
đại. Với những lý lẽ trên, tổ chức liên chính phủ là chủ thể phái sinh, thứ sinh & chủ thể
hạn chế không có chủ quyền

10.Cơ sở để công nhận chính phủ Defacto (chính phủ thực tế đó) là hợp pháp
Công nhận trong luật quốc tế hiện đại được hiểu là hành vi pháp lí mang tính chính trị
của quốc gia công nhận, dựa trên ý chí độc lập của các bên công nhận nhằm thể hiện thái
độ của mình đối với đường lối chủ trương chính sách, chế độ kinh tế, chính trị, văn hoá,
xã hội của quốc gia được công nhận, tạo tiền đề cho việc thiết lập các quan hệ pháp lí
quốc tế, mong muốn thiết lập quan hệ bình thường với quốc gia được công nhận.
Hình thức công nhận chính phủ Defacto: là hình thức công nhận chính thức nhưng ở mức
độ không đầy đủ & toàn diện có nghĩa là quan hệ với nhau ở một vài lĩnh vực nào đó.
Việc công nhận quốc gia mới này bao hàm cả việc công nhận chính phủ mới nằm trong
quốc gia đó. Đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên của hai thể loại, song trong sự trùng lắp đó
tồn tại sự đối lập nhau vì quốc gia mới vẫn là một ,nhưng chính phủ mới có thể thay đổi.
Chính phủ mới ra đời có 2 loại:
Chính phủ hợp hiến hợp pháp (chính phủ De Jure) chính phủ này được thành lập
thông qua qui định trong hiến pháp hoặc trong pháp luật quốc gia đó. Những chính phủ
này được thông qua trong việc bầu cử, luật quốc tế hiện đại không đặt ra việc công nhận
chính phủ hợp hiến hợp pháp.(VD: HP Pháp qui định 7 năm bầu tổng thống một lần, tổng
thống không được làm quá 2 nhiệm kỳ)
Chính phủ thực tế (chính phủ De Facto ): chính phủ này được thành lập không phù
hợp với hiến pháp & pháp luật của quốc gia đó ,được thành lập thông qua cuộc đảo
chính, luật quốc tế hiện đại chỉ đặt ra việc công nhận chính phủ De Facto (VD: 5/ 97
Tướng quân Cavena lật đổ tống thống nước Côngô, làm tống thống phải tị nạn ở nước
ngoài & chết ở nước ngoài)

Công nhận chính phủ mới này không phải là công nhận chủ thể mới của luật quốc tế mà
là công nhận người đại diện “ hợp pháp” cho một quốc gia trong bang giao quốc tế.
Sự công nhận chính phủ thực tế (CP Defacto) là hợp pháp phải dựa trên những tiêu chí
sau:
Chính phủ mới phải được đông đảo quần chúng nhdân tự nguyện, tự giác ủng hộ.
Chính phủ mới phải khả năng duy trì & thực hiện được quyền lực của mình trong
một thời gian dài ổn định, tự giải quyết được các công việc của đất nước
Chính phủ mới phải có khả năng kiểm soát được toàn bộ hoặc phần lớn lãnh thổ
của quốc gia đó một cách độc lập & tự quản lí được mọi công việc của quốc gia.
Căn cứ vào 3 điều kiện trên, tùy thuộc vào sự nhìn nhận của từng quốc gia để có sự công
nhận chính phủ thực tế đó là hợp pháp, điều này cũng có nghĩa là sẽ có những quốc gia
công nhận thực tế đó là hợp pháp nhưng cũng có những quốc gia sẽ không công nhận
thực tế đó.

11.So sánh phê chuẩn, phê duyệt & gia nhập
• Phê chuẩn là sự đồng ý chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
của các bên ký kết (thông thường là cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước đó) xác nhận
điều ước quốc tế đã có hiệu lực đối với mình. Thông thường những điều ước quốc tế liên
quan đến vấn đề chính trị, ANQP, biên giới lãnh thổ thì phải phê chuẩn.(VD: Ở VN vấn
đề này được qui định tại điều 10 Pháp lệnh về ký kết thực hiện điều ước quốc tế năm
1993)
• Phê duyệt là tuyên bố đơn phương ( hành vi pháp lí đơn phương)của cơ
quan có thẩm quyền trong nước công nhận một đều ước quốc có hiệu lực đối với quốc gia
mình.
• Gia nhập là tuyên bố đơn phương của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia,
công nhận một điều ước quốc tế có hiệu lực đối với quốc gia mình, chính thức ràng buộc
quyền và nghĩa vụ của mình đối với một điều ước quốc tế mà mình chưa phải là thành
viên của điều ước quốc tế đó.
Giống nhau:
Phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập đều là hành vi đơn phương nhằm công nhận hiệu lực

điều ước quốc tế đối với quốc gia mình. Phê chuẩn, phê duyệt xác nhận điều ước quốc tế
Ù đã có hiệu lực đối với quốc gia mình. Gia nhập chính thức ràng buộc quyền và nghĩa
vụ của mình đối với một điều ước quốc tế mà mình chưa phải là thành viên điều ước
quốc tế đó.
Khác nhau:
Về thời điểm Thời điểm gia nhập khác với thời điểm phê chuẩn, phê duyệt. Phê
chuẩn, phê duyệt được thực hiện đối với quốc gia sáng lập ra điều ước quốc tế, trong thời
điểm kí kết điều ước quốc tế theo trình tự thủ tục phức tạp. Gia nhập điều ước quốc tế chỉ
diễn ra trong khi điều ước quốc tế đã phát sinh hiệu lực & chỉ áp dụng đối với quốc gia
chưa là thành viên tham gia ký kết điều ước quốc tế.
Về phạm vi: Phê chuẩn, phê duyệt diễn ra cả đối với điều ước quốc tế đa phương &
song phương. Gia nhập điều ước quốc tế chỉ diễn ra đối với điều ước quốc tế đa phương
Về thẩm quyền(điều 32 điêu 44): Thẩm quyền phê chuẩn điều ước quốc tế thuộc
thẩm quyền của cơ quan lập pháp là sự đồng ý chính thức của cơ quan có thẩm quyền (cơ
quan quyền lực tối cao) của nhà nước đó. Thẩm quyền phê duyệt thuộc thẩm quyền cơ
quan hành pháp, thường tiến hành ở cơ quan nhà nước thấp hơn như Chính phủ, cấp Bộ
Gia nhập thì thuộc thẩm quyền của cả cơ quan lập pháp & cơ quan hành pháp.
Về mức độ quan trọng: điều ước quốc tế cần phải phê chuẩn ở mức độ quan trọng
cao hơn, điều ước quốc tế cần phê duyệt ở mức độ quan trong thấp hơn.

12.Phân biệt bãi bỏ điều ước quốc tế & huỷ bỏ điều ước quốc tế
• Bãi bỏ hiệu lực của điều ước quốc tế là tuyên bố đơn phương mà quốc gia
đưa ra tuyên bố nhằm chấm dứt hiệu lực của Điều ước quốc tế nào đó đối với quốc gia
mình.
• Huỷ bỏ hiệu lực điều ước quốc tế là tuyên bố đơn phương của một quốc gia
nhằm chấm dứt hiệu lực của điều ước nào đó đối với quốc gia mình mà không được qui
định trong Điều ước.
Giống nhau: đều là tuyên bố đơn phương mà quốc gia đưa ra tuyên bố nhằm chấm
dứt hiệu lực của điều ước quốc tế nào đó đôí với quốc gia mình.
Khác nhau:

Tuyên bố hủy bỏ điều ước phải được điều ước cho phép.
Tuyên bố bãi bỏ điều ước không cần được điều ước cho phép.
Có 5 cơ sở tuyên bố hủy bỏ điều ước:
Có sự vi phạm về thẩm quyền &ø thủ tục ký kết theo qui định của pháp luật trong
nước của các bên ký kết.
Điều ước quốc tế ký kết mà trong đó có một trong các bên chỉ hưởng quyền mà
không thực hiên nghĩa vụ.
Khi xuất hiện điều khoản Rebutsic Stantibus tức là khi hoàn cảnh trong nước bị thay
đổi căn bản các bên không thể thực hiện được điều ước vì vậy có quyền tuyên bố hủy bỏ
điều ước.
Tuy nhiên trong điều khoản này không áp dụng đối với các Điều ước về: biên giới
lãnh thổ, điều ước mang tính trung lập nhân đạo. Điều ước mà các quốc gia cam kết, nó
sẽ không hết hiệu lực cả khi xảy ra chiến tranh.
Nội dung của điều ước trái với nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế
Khi các bên thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế trường hợp này thường áp
dụng cho điều ước vô thời hạn.
Ví dụ: Điều ước thành lập hiệp ứơc Vacsava, điều ước này qui định 20 năm nhưng thực
hiện được 15 năm thì ngồi lại thỏa thuận với nhau chấm dứt Điều ước quốc tế này.

13. Phân biệt tuyên bố bảo lưu & tuyên bố giải thích
• Bảo lưu điều ước quốc tế là tuyên bố đơn phương của một quốc gia đưa ra
ký phê duyệt, phê chuẩn hoặc gia nhập điều ước nhiều bên nhằm loại trừ hoặc thay đổi
hệ quả pháp lý của một hoặc một số qui định của điều ước.
• Giải thích điều ước quốc tế là việc làm sáng tỏ nội dung của điều ước nhằm
mục đích thực hiện điều ước một cách kịp thời và chính xác tránh sự hiểu lầm và ngây
mâu thuẩn giữa các bên.
Giống nhau: đều là tuyên bố đơn phương của quốc gia đưa ra nhằm công nhận hiệu
lực điều ước quốc tế đối với quốc gia mình
Khác nhau:
Về mục đích Tuyên bố bảo lưu chỉ nhằm thay đổi một hệ quả pháp lý, lọai trừ hệ

quả pháp lí của một số điều khoản nhất định của điều ước quốc tế
Ví dụ: VN bảo lưu điều 24 công ước Chicago , bảo lưu loại trừ
Tuyên bố giải thích là việc làm sáng tỏ nội dung sự thật của điều ước, thuật ngữ của
những điều khoản trong điều ước quốc tế nhằm mục đích thực hiện điều ước một cách
kịp thời và chính xác.
Về thời điểm đưa ra tuyên bố: Tuyên bố bảo lưu được thực hiện trong bất kỳ giai
đoạn nào của điều ước (đàm phán, soạn thảo, thông qua, ký kết, phê chuẩn, phê duyệt, gia
nhập) .
Tuyên bố giải thích được thực hiện khi điều ước quốc tế đã phát sinh hiệu lực & khi có
tranh chấp xảy ra (tức là trong quá trình thực hiện điều ước quốc tế)
Về thể loại Tuyên bố bảo lưu chỉ được áp dụng đối với điều ước quốc tế đa phương
mà không cấm bảo lưu, còn tuyên bố giải thích điều ước quốc tế thì được áp dụng cho cả
điều ước quốc tế song phương & đa phương
Tuyên bố bảo lưu diễn ra ở cơ quan có thẩm quyền theo luật định, Tuyên bố giải thích do
chủ thể giải thích
Về giá trị pháp lí Tuyên bố bảo lưu có giá trị pháp lí trên bình diện quốc tế. Còn
tuyên bố giải thích do một quốc gia đơn phương đưa ra.
Về ý nghĩa Tuyên bố bảo lưu nếu được chấp thuận thì có giá trị pháp lí quốc tế còn
tuyên bố giải thích điều ước quốc tế thì không có giá trị pháp lí.

14.Bảo lưu điều ước quốc tế đây là một quyền hay là sự ưu tiên
Bảo lưu điều ước quốc tế là hành vi đơn phương của một chủ thể luật quốc tế tuyên bố
nhằm thay đổi hay loại trừ hệ quả của một hay một số điều khoản nhất định của điều ước,
những điều khoản đó được gọi là điều khoản bảo lưu.
Bảo lưu điều ước đây là một quyền &ø quyền này không phải là quyền tuyệt đối, bởi vì
có những hạn chế sau:
Bảo lưu không diễn ra với điều ước song phương bởi vì trong những điều ước song
phương thường thỏa thuận ý chí của hai quốc gia với nhau. Trong trường hợp một bên
nào đó không thực hiện nổi một số điều của điều ước thì đây là lời đề nghị mới của bên
đối phương, nếu được bên dối phương đồng ý. Nếu không đồng ý thì không thực hiện

được quyền bảo lưu.
Đối với những điều ước đa phương mà có điều khoản qui định hoặc các bên thỏa
thuận miệng với nhau rằng không cho phép bảo lưu thì quyền bảo lưu không được thực
hiện. Đối với những điều ước nhiều bên trong đó chỉ qui định cho phép bảo lưu một hoặc
một vài điều khoản cụ thể nhất định nào đó thì quyền bảo lưu không được thực hiện đối
với những điều khoản còn lại. Đối với những điều ước cho phép tự do lựa chọn một hoặc
một số những điều khoản nào đó để bảo lưu thì quyền bảo lưu cũng không được thực
hiện đối với những điều khoản không phù hợp với mục đích và đối tượng của điều ước.
Khộng phải là quyền ưu tiên vì không thể có sự ưu tiên một điều khoản của một điều ước
quốc tế đối với một quốc gia nào khác.
Quyền bảo lưu diễn ra trong bất kỳ giai đọan nào của quá trình ký kết điều ước, tuy nhiên
nếu điều ước qui định điều ước này chỉ phát sinh hiệu lực sau khi phê chuẩn nhưng quốc
gia lại tuyên bố bảo lưu từ những giai đoạn đầu của quá trình ký kết điều ước quốc tế thì
khi phê chuẩn quốc gia đó nhắc lại điều khoản bảo lưu mới có gía trị pháp lý.
Quốc gia có quyền bảo lưu thì cũng có quyền rút bảo lưu hay hủy bỏ bảo lưu trong bất kỳ
thời điểm nào xét thấy cần thiết.
Bảo lưu có giá trị một năm kể từ khi đưa ra tuyên bố bảo lưu mà không có quốc gia nào
phản đối.
Thực tiễn bảo lưu của VN:
VN bảo lưu những điều khoản điều ước qui định phải đưa những tranh chấp bất đồng về
việc giải thích hoặc áp dụng điều ước ra trước trụ sở quốc tế để giải quyết hoặc thông qua
một thủ tục giải quyết bắt buộc khác bất kể các bên tranh chấp có đồng ý hay không.
VN ta bảo lưu những điều khỏan của diều ước quốc tế không phù hợp với những quan
điểm mang tính chất chỉ đạo của nhà nước ta
Ví dụ: Nguyên tắc mang tính chất của VN là bình đẳng nam nữ mà công ước về người
phụ nữ khi lấy chồng nước ngoài mặc nhiên mất đi quốc tịch của mình điều này đi ngược
lại với nguyên tắc nam nữ bình đẳng cho nên VN đã bảo lưu công ước trên.
VN bảo lưu những điều khoản hạn chế sự tham gia của một số quốc gia & phong trào giải
phóng dân tộc
Ví dụ: Điều 48, 50 tại Công ước viên 1961 về quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao Chỉ

những quốc gia nào không phải là thành viên của Liên hiệp quốc thì được Liên hiệp quốc
cho phép tham gia thì mới trở thành thành viên của điều ước trên.

15. So sánh giữa người hai quốc tịch & không quốc tịch
• Người có hai quốc tịch là tình trạng pháp lí của một người xét cùng một lúc
mang quốc tịch của hai quốc gia khác nhau.
• Người không quốc tịch là tình trạng pháp lí của người không là công dân
của quốc gia nào.
Giống nhau
Do pháp luật của các nước có qui định khác nhau về cách thức hưởng & mất quốc tịch.
Do kết hôn, li hôn nhận làm con nuôi mà có yếu tố nước ngoài. Người 2 quốc tịch là họ
được hưởng quốc tịch một nước nhưng chưa mất quốc tịch, còn người không quốc tịch là
do họ thôi quốc tịch cũ nhưng chưa được nhập quốc tịch mới.
Khác nhau
Đối với người có hai quốc tịch: cảø hai nước mà họ mang quốc tịch đều coi
người đó là công dân nước mình dẫn đến hậu quả bất lợi cho đương sự, khó khăn trong
việc yêu cầu được bảo hộ ngoại giao, các quốc gia đều coi họ là công dân dẫn đến tranh
chấp quyền bảo hộ ngoại giao đối với đương sự.
Đối với người không quốc tịch: không được hưởng quyền & nghĩa vụ công dân
của bất kỳ quốc gia nào. Không được hưởng quyền & nghĩa vụ theo những điều ước quốc
tế mà quốc gia sở tại dành cho người nước ngoài. Không được hưởng bảo hộ ngoai giao
của bất kỳ nước nào, do vậy địa vị pháp lí của người không quốc tịch rất thấp kém.
Đối với người hai quốc tịch thì những quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư
pháp quốc tế thì áp dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu , cụ thể coi người hai quốc tịch là
công dân một trong hai nước & cho phép nước đó bảo hộ ngoại giao cho người đó .
Đối với người không quốc tịch thì pháp luật quốc gia phải qui định về những điều
kiện thuận lợi hơn đơn giản hơn về mặt thủ tục để người đó có thể gia nhập quốc tịch vào
nước mình.

16. Luật quốc tế điều chỉnh về lãnh thổ quốc gia. Phân tích quyền tối cao của quốc

gia đối với lãnh thổ
Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời &
vùng lòng đất thuộc chủ quyền hoàn toàn riêng biệt hoặc tuyệt đối của một quốc gia, lãnh
thổ quốc gia là toàn vẹn & bất khả xâm phạm.
Lãnh thổ quốc gia và vấn đề điều chỉnh của luật quốc gia được thể hiện trong các bộ luật
đấât đai, luật biên giới, hiến pháp điều chỉnh lãnh thổ được qui định trong luật về phân
cấp quản lí.
Xuất phát từ quyền lợi các quốc gia bị ảnh hưởng trực tiếp đến quyền & lợi ích của các
quốc gia khác ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia về lãnh thổ
Ảnh hưởng gián tiếp đến quyền & lợi ích đến các quốc gia khác
Nguyên nhân dẫn đến các cuộc chiến tranh xung đột tranh chấp với các quốc gia khác.
Trong hệ thống các qui phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh lãnh thổ về : Phương pháp
hoạch định biên giới lãnh thổ quốc gia. Qui chế pháp lí lãnh thổ,của biên giới quốc gia
xác định rõ vùng lãnh thổ nào thuộc chủ quyền quốc gia, vùng lãnh thổ nào thuộc cộng
đồng. Những nội dung liên quan đến giải quyết tranh chấp về lãnh thổ, biên giới.
Phân tích quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ
Mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn đối với lãnh thổ của mình, chủ quyền đó gọi là
quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ. Đây chính là quyền tối cao của quốc gia thực
hiện trên phạm vi lãnh thổ của mình. Quyền tối cao này là thuộc tính không thể tách rời
của quốc gia tức là chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ xuất hiện kể từ khi quốc gia
được hình thành trên cơ sở phù hợp với nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Quyền này
được thể hiện như sau:
Kể từ thời điểm quốc gia mới ra đời thì chủ quyền của lãnh thổ được xác lập chỉ khi quốc
gia không còn tồn tại thì chủ quyền quốc gia mới mất đi.
Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ biểu hiện ở quyền thiêng liêng và bất khả
xâm phạm của quốc gia trên hai phương diện: quyền lực và vật chất, hai phương diện này
có mối quan hệ mật thiết & biện chứng với nhau .
Về phương diện quyền lực được thể hiện: quyền lực của quốc gia được thực hiện trên
phạm vi lãnh thổ của chính quốc gia mình. Quyền lực này là quyền tối cao đối với tất cả
mọi người, mọi tổ chức hoạt động trên phạm vi lãnh thổ của Quốc gia.

Quyền lực tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ được thực hiện thông qua hoạt động của
hệ thống các cơ quan nhà nước bao gồm: cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp bao trùm
lên tất cả lĩnh vực trong đời sống xã hội của Quốc gia.
Quyền lực này mang tính hòan tòan & riêng biệt không chia xẻ với bất cứ quốc gia nào
khác & là chủ quyền thiêng liêng của mỗi quốc gia, mọi dân cư & tài sản tồn tại trên lãnh
thổ quốc gia đều lệ thuộc vào quyền lực đó.
Các Quốc gia khác có nghĩa vụ tôn trọng quyền lực của quốc gia chủ nhà không có quyền
chia sẻ áp đặt quyền lực của mình lên lãnh thổ của quốc gia khác. Mọi hành vi xâm phạm
tới quyền tối cao của quốc gia sở tại đều bị coi là trái với pháp luật quốc tế
Về phương diện vật chất được thể hiện: Chỉ có quốc gia là “người” có đầy đủ quyền
năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt vấn đềø lãnh thổ trên cơ sở lợi ích phù hợp với sự
lựa chọn tự do của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ đó.
Quyền tối cao của quốc gia về phương diện vật chất có thể coi là quyền sở hữu của quốc
gia đối với tài sản là lãnh thổ của quốc gia mình. Như vậy trong trường hợp một quốc gia
mất quyền định đoạt đối với lãnh thổ thì quốc gia đó coi như không có quyến tối cao đối
với lãnh thổ đó.
[ Tóm lại: quốc gia có quyền hoàn toàn tuyệt đối với lãnh thổ của mình, nhưng quyền tối
cao của từng vùng khác nhau. Ví dụ: vùng lòng đất thì tính chất chủ quyền của quốc gia
hoàn toàn tuyệt đối &ø riêng biệt, còn vùng nước, biên giới tính chất chủ quyền của quốc
gia mang tính chất hoàn toàn & đầy đủ.

17. Nội dung qui chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia
Qui chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia được thể hiện trên nguyên tắc: bất khả xâm phạm
& toàn vẹn lãnh thổ. Đây không phải là nguyên tắc cơ bản nhưng là nguyên tắc quan
trọng trong luật quốc tế và nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe
dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế ( điều 2 khoản 4 Hiến chương liên hiệp quốc )
Bất khả xâm phạm có nghĩa là các quốc gia không được xâm lược bằng vũ trang hoặc
không có vũ trang vào lãnh thổ của một quốc gia khác.
Toàn vẹn lãnh thổ : là cấm chia cắt bằng vũ lực lãnh thổ của quốc gia khác hoặc lấn
chiếm một bộ phận của lãnh thổ quốc gia.

Nội dung của nguyên tắc này:
Nghiêm cấm xâm chiếm lãnh thổ bằng cách đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.Mỗi quốc gia có
quyền hoàn toàn tự do chọn lựa cho mình một chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội
phù hợp với nguyện vọng của cộng đồng sống trên đó mà không có sự can thiệp từ bên
ngoài dưới bất kì hình thức nào.
Biên giới quốc gia là ổn định & bất khả xâm phạm, đường biên giới của quốc gia được
vạch ra một cách hợp pháp & được thừa nhận trên thực tế, không bị thay đổi hoặc vi
phạm dưới bất kì hình thức nào, cấm dùng lực lượng quân sự xâm nhập lãnh thổ, gây rối
biên giới, di dời cột mốc biên giới.
Không được sử dụng lãnh thổ quốc gia khi chưa có sự đồng ý của quốc gia chủ nhà, bất
kì một hành vi nào sử dụng một phần hay toàn bộ lãnh thổ của một quốc gia khác mà
không có sự đồng ý của quốc gia chủ nhà đều là bất hợp pháp.
Không được sử dụng lãnh thổ của mình hoặc cho quốc gia khác sử dụng nhằm gây thiệt
hại cho quốc gia thứ ba.
Quốc gia tự qui định chế độ pháp lý đối với từng vùng lãnh thổ quốc gia. Quốc gia có
quyền sở hữu hoàn toàn đối với tất cả các tài nguyên thiên nhiên trong vùng lãnh thổ
quốc gia . Quốc gia thực hiện quyền tài phán đối với công dân, tổ chức kể cả cá nhân, tổ
chức nước ngoài trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia mình. Quốc gia có quyền áp dụng
các biện pháp cưỡng chế, điều chỉnh, kiểm soát họat động của các pháp nhân & người
nước ngoài kể cả trường hợp quốc hữu hóa, tịch thu, trưng thu tài sản cá nhân của tổ
chức, cá nhân nước ngoài có bồi thường hoặc không bồi thường.
Quốc gia có nghĩa vụ bảo vệ & cải tạo môi trường quốc gia theo những nguyên tắc chung
của pháp luật quốc tế. Quốc gia có quyền sử dụng hay thay đổi lãnh thổà phù hợp với lợi
ích cộng đồng dân cư sống trên phần lãnh thổ đó.

18. So sánh biên giới quốc gia trên bộ & biên giới quốc gia trên biển
• Biên giới quốc gia trên bộ là đường biên giới được vạch ra trên đất liền,
đảo, sông, hồ… cơ sở pháp lí đường biên giới trên bộ luôn kí kết dựa trên điều ước quốc
tế.
• Biên giới quốc gia trên biển: là ranh giới giữa vùng biển thuộc chủ quyền

hoàn toàn của quốc gia với những vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia khác hoặc với
những vùng biển không thuộc chủ quyền của Quốc gia.
Giống nhau:
Cả hai đều là đường biên giới và đều thuộc chủ quyền của Quốc gia.
Khác nhau:
 Cách xác định biên giới Quốc gia:
• Trên bộ được trải qua 3 bước:
Hoạch định biên giới quốc gia : là một quá trình xây dựng phương hướng, vị trí,
tính chất của đường biên giới quốc gia trên văn bản chính, thiết lập đường biên giới quốc
gia ở trong hiệp định và có bản đồ chi tiết đính kèm.
Phân giới thực địa: là giai đọan chuyển hóa đường biên giới từ điều ước quốc tế
thành đường biên giới thực tế. Thông thường công việc này là do một UB hổn hợp của
hai bên hữu quan cử ra để đối chiếu các qui định trong điều ước quốc tế, với bản đồ để
đánh dấu các điểm trên thực tế UB liên hiệp chỉ có quyền chuyển hóa đúng với điều ước
quốc tế không được sửa chửa thay đổi sai sót.
Cấm mốc: là hoạt động cuối cùng của quá trình phân giới thực địa. Sau khi các bên
đã đồng ý và hoàn thành các công việc cần thiết ở giai đoạn hai thì UB sẽ tiến hành cấm
theo mốc cụ thể tại các điểm đã được hai bên đánh dấu, đường biên giới là đường nối liền
các cột đã được cấm mốc.
• Trên biển: xác định biên giới đối với hai quốc gia nằm kề nhau hoặc đối diện nhau mà
có chung vùng nước nội thủy hay có chung vùng nước lãnh hải dựa trên nguyên tắc thỏa
thuận giữa các quốc gia bằng việc kí kết điều ước quốc tế về biên giới , mô tả cụ thể về vị
trí đặc điểm tính chất ,toạ độ cụ thể & chính xác
Thông thường đường biên giới quốc gia trên biển sẽ được phân định trong điều ước quốc
tế theo phương pháp cách đều đối với hai quốc gia có đường biên giới nằm kề cận nhau,
hoặc đường trung tuyến đối với quốc gia có bờ biển kề nhau, nếu không có thỏa thuận
khác.
Xác định biên giới trên biển của quốc gia mà không ảnh hưởng hay đụng chạm tới bất kì
vùng biển của một quốc gia nào khác, đường biên giới quốc gia trên biển chỉ nhằm phân
định chính xác giới hạn lãnh thổ quốc gia của quốc gia đó đối với vùng biển tiếp liền của

đại dương không phải là lãnh thổ của quốc gia, quốc gia ven biển phải công bố chính
thức đường cơ sở, chiều rộng lãnh hải, đồng thời phải công khai, chính thức đường biên
giới trên biển của quốc gia trên hải đồ tỷ lệ lớn.
 Thủ tục
• Trên bộ: bắt buộc trong mọi trường hợp đều phải thông qua điều ước song
phương giữa hai nước hữu quan.
• Trên biển: Việc xác định ranh giới phía ngoài lãnh hải thông qua điều ước
song phương.
 Tính chất chủ quyền:
• Trên bộ: hoàn toàn mang tính chất tuyệt đối.
• Trên biển: đường biên giới chưa hoàn chỉnh mang tính chất không được
tuyệt đối vì các tàu thuyền qua lại vô hại mà không cần xin phép.

19. Khái niệm & chế độ pháp lí vùng đặc quyền kinh tế
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng nằm phía ngoài lãnh hải tiếp giáp với lãnh hải, tính từ
đường cơ sở cho biết chiều rộng pháp lí của vùng đặc quyền kinh tế không quá 200 hải lí
kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải ( điều 55, 57). Chế độ pháp lí
vùng đặc quyền kinh tế là vùng được khai thác chứ không được quản lí
Quyền của quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế: Quyền chủ quyền & thực
hiện tài phán của quốc gia : quyền chủ quyền các quốc gia sẽ được thực hiện các quyền
của họ đối với tất cả tài nguyên thiên nhiên nằm trong vùng đặc quyền kinh tế tiến hành
về việc thăm dò & khai thác, bảo tồn & quản lí các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc
không sinh vật của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển & lòng đất dưới đáy biển
cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò & khai thác vùng nầy nhằm mục đích
kinh tế như việc sản xuất năng lượng trữ nước hải lưu & gió ( điều 56 công ước về luật
biểïn) Quốc gia ven biển có quyền tài phán sẽ hưởng quyền tài phán lắp đặt & sử dụng
các công trình thiết bị nhân tạo, tài phán về lĩnh vực nghiên cứu khoa học, tài phán về
việc bảo vệ & giữ gìn môi trường biển có nghĩa là đặt ra các qui cách các đảo nhân tạo,
công trình nhân tạo
Nghĩa vụ của quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế có nghĩa vụ chung khi

thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đàm phán của quốc gia ven biển thì quốc gia ven
biển không được làm ảnh hưởng các quyền của quốc gia khác trên biển. Quyền & nghĩa
vụ của các quốc gia khác ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế nói chung là các quyền
tự do hàng hải, tự do lắp đặt dây cáp, ống dẫn ngầm. Các quốc gia không có biển & địa lí
không thuận lợi sẽ được hưởng các quyền ưu tiên đánh bắt số cá dư trong vùng đặc quyền
kinh tế, nhưng quyền nầy có thực hiện được hay không là phụ thuộc vào các quốc gia ven
biển, phải phụ thuộc vào các điều kiện sau: quốc gia đó phải có vị trí không thuận lợi, vị
trí quốc gia đó không có biển & phải nằm trong khu vực, tiểu khu vực, quốc gia ven biển
phải tuyên bố khả năng không khai thác hết nguồn hải sản trong vùng đặc quyền kinh tế.

20.Khái niệm, chế độ pháp lí & quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng
lãnh hải
Lãnh hải là vùng nước biển có chiều rộng nhất định được giới hạn bởi một bên là đường
cơ sở và phía bên kia là đường biên giới quốc gia ven biển (ranh giới phía ngoài của lãnh
hải.)
Đặc điểm về chế độ pháp lí lãnh hải : xét về các bộ phận cấu thành lãnh hải : là một bộ
phận cấu thành lãnh thổ quốc gia ( vùng nước) . Chủ quyền quốc gia đối với lãnh hải là
chủ quyền hòan tòan & đầy đủ ( đối với mực nước biển ở lãnh hải) không áp dụng đối
với đường biển , lòng đất,vùng trời bởi vì các vùng này là chủ quyền tuyệt đối của quốc
gia.
Chế độ pháp lí của lãnh hải : theo điều 19 luật biển quốc tế 1982 thì những hành vi sau
được xem là gây thiệt hại cho quốc gia ven biển:
Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực để chống lại chủ quyền tòan vẹn lãnh thổ hoặc nền độc lập
chính trị của nước ven biển, qua lại nhưng thực hiện diễn tập quân sự, thu thập tình báo
để gây thiệt hại quốc phòng an ninh quốc gia ven biển, tuyên truyền nhằm làm thiệt hại
quốc phòng an ninh quốc gia ven biển, phóng đi hay tiếp nhận lên tàu các phương tiện
bay, phương tiện quân sự, bốc dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống trái với các
qui định về hải quan thuế quan hay nhập cư các quốc gia ven biển. Gây ô nhiễm mội
trường & nghiêm trọng. Đánh bắt thủy hải sản trong vùng lãnh hải, nghiên cứu khoa
học.Làm rối loạn họat động của hệ thống giao thông liên lạc hoặc trang thiết bị hay công

trình khác của quốc gia ven biển. Mọi hoạt động khác không liên quan đến hoạt động qua
lại.
Quyền tài phán quốc gia ven biển đối với tàu thường nước ngoài
Quyền tài phán ở chiều hướng hành trình của tàu, hành trình của tàu đi qua lãnh hải một
cách binh thường
Quyền tài phán về hình sự : hướng của tàu từ nội thủy đi ra lãnh hải mà vi phạm pháp
luật thì quốc gia ven biển có quyền áp dụng tài phán đối với hành vi vi phạm hình sự
Hướng đi của tàu qua lãnh hải một cách đơn thuần về nguyên tắc quốc gia không được
thực hiện quyền tài phán hình sự trên con tàu nước ngoài để tiến hành việc bắt giữ hay
điều tra sau một vụ vi phạm hình sự xảy ra trên con tàu trừ trường hợp sau : nếu hậu quả
của vụ vi phạm đó mở rộng đến quốc gia ven biển, được quyền tài phán hình sự nếu vụ vi
phạm đó có tính chất phá hoại hòa bình hoặc an ninh trật tự trong lãnh hải nước ven biển.
Nếu thuyền trưởng hay viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự mà tàu mang quốc tịch có
yêu cầu. Nếu các biện pháp này là cần thiết để trấn áp các hành vi buôn lậu ma túy& các
chất kích thích khác.
Hướng mà tàu đi từ ngoài đi vào lãnh hải mà không vào nội thủy: về nguyên tắc quốc gia
ven biển không được áp dụng các biện pháp kiểm tra bắt giữ nào trên con tàu đối với
những vi phạm hình sự xảy ra ở trên tàu trước khi tàu vào lảnh hải của quốc gia ven biển.
Quyền tài phán trên lĩnh vực dân sự : quốc gia có quyền thực hiện quyền tài phán của
mình đối với tàu nước ngoài đang neo đậu lãnh hải hoặc đang đi qua lãnh hải sau khi rời
nội thủy.
Chỉ đi qua lãnh hải một cách đơn thuần thì quốc gia ven biển không được giữ lại hoặc bắt
tàu thay đổi hành triønh chỉ nhằm mục đích xét xử dân sự đối người trên tàu ( trừ trường
hợp khi con tàu vi phạm nghĩa vụ đã cam kết đối với quốc gia ven biển)
Quyền tài phán về hành chánh: trên lãnh hải trong công ước 1982 không có qui định nào
về xử phạt hành chánh, nhưng trong lãnh hải nếu tàu dân sự vi phạm hành chánh thì quốc
gia ven biển có quyền áp dụng quyền tài phán đối với tàu dân sự vi phạm.

21.Khái niệm & cách xác định thềm lục địa
Tại điều 76 công ước quốc tế về luật biển 1982 thì thềm lục địa bao gồm đáy biển & lòng

đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của thềm lục
địa hoặc cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải 200 hải lí , khi bờ ngoài
của rìa lục địa quốc gia đó ở khỏang cách gần hơn.
Thềm lục địa không được mở rộng quá giới hạn 350 hải lí hoặc không vượt quá 100 hải lí
kể từ đáy đẳng sâu 2500m, là đường nối các điểm có độ sâu trung bình là 2500m, có 2
cách xác định thềm lục địa
Nếu thềm lục địa hẹp nhỏ hơn 200 hải lí quốc gia ven biển có quyền tuyên bố thềm
lục địa bằng 200 hải lí.
Nếu thềm lục địa rộng hơn 200 hải lí quốc gia ven biển xác định thềm lục địa theo 2
cách : tuyên bố thềm lục địa 350 hải lí hoặc nối các đường đẳng sâu 2500m & tính thêm
100 hải lí
Chế độ pháp lí bao gồm quyền & nghĩa vụ các quốc gia ven biển. Quốc gia ven biển
được quyền thực hiện quyền chủ quyền của họ đối với tài nguyên thiên nhiên, thực hiện
quyền về thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên. Nếu quốc gia ven biển không khai
thác tài nguyên ven biển thì các quốc gia khác không được quyền khai thác.
Quyền tài phán cụ thể có đặc quyền cho phép & điều chỉnh việc khoan ở thềm lục địa với
bất kì mục đích nào, có quyền tiến hành & áp dụng các biện pháp thích hợp để bảo vệ
mội trường biển, xây dựng & cho phép xây dựng qui định các điều kiện thể thức khai
thác các đảo nhân tạo.
Về nghĩa vụ các quốc gia ven biển không được cản trở vùng nước vùng trời trên vùng đặc
quyền kinh tế .
Nghĩa vụ về việc đóng góp nếu quốc gia ven biển khai thác tài nguyên bên ngoài giới hạn
ngòai 200 hải lí phải đóng góp cho cơ quan quyền lực theo công ước.
Các quốc gia ven biển có quyền tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do lắp đặt dây cáp,
ống dẫn ngầm trong thềm lục địa phù hợp với qui ước của công ước

22. Khái niệm & chế độ pháp lí của vùng tiếp giáp lãnh hải
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải & tiếp liền với lãnh hải, tại
đó quốc gia ven biển thực hiện các thẩm quyền có tính riêng biệt & hạn chế đối với các
tàu thuyền nước ngòai .

Vùng tiếp giáp lãnh hải theo công ước quốc tế về luật biển 1982 qui định rộng không quá
24 hải lí tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải (điều 33).Vùng tiếp giáp
lãnh hải là một bộ phận đặc thù của vùng đặc quyền kinh tế.Vùng tiếp giáp lãnh hải khác
về bản chất so với vùng lãnh hải, đây là vùng biển mà quốc gia ven biển được hưởng các
quyền mang tính chất chủ quyền trên những lĩnh vực nhất định mang tính chất cảnh giác.
Các quyền thuộc chủ quyền quốc gia ở vùng biển này bao gồm ngăn ngừa những vi phạm
đối với các luật & qui định về hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hoặc
trong lãnh hải của mình , trừng trị những vi phạm đối với các luật & qui định nói trên xảy
ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải của mình.
Chế độ pháp lí tại khỏan 3 điều 23 qui định
Quốc gia ven biển có thẩm quyền đối với các hiện vật có tính lịch sử & khảo cổ nằm trên
đáy biển của vùng tiếp giáp lãnh hải. Quyền kiểm tra giám sát các họat động liên quan
đến các lĩnh vực hải quan, thuế quan, y tế & nhập cư. Quốc gia ven biển được quyền xử lí
trừng trị các vi phạm về 4 qui định về hải quan thuế quan, y tế, nhập cư.

23. Quyền ưu đãi miễn trừ của cơ quan đại diện ngoại giao
Cơ quan đại diện ngoại giao là cơ quan của nhà nước có trụ sở đóng trên lãnh thổ nước sở
tại để thực hiện quan hệ ngoại giao đối với quốc gia đó hoặc với quốc gia khác nếu các
quốc gia có liên quan đồng ý.
Quyền ưu đãi miễn trừ là việc mà quốc gia nước sở tại tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất,
tốt nhất dành cho các cơ quan & thành viên cơ quan ngoại giao cũng như gia đình ho,ï để
họ thực hiện tốt nhất chức năng nhiệm vụ ngoại giao trên cơ sở phù hợp hiến pháp quốc
tế.
Quyền ưu đãi dành cho cơ quan đại diện ngoại giao ( điều 20 - điều 28)
Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở những tòa nhà dành cho cơ quan đại diện ngoại
giao, những bộ phận nhà cửa & đất đai thuộc tòa nhà đó bất kể chủ là ai được dùng vào
công việc của đoàn kể cả nhà ở của đoàn ( điều 1 công ước Viên 1961)
Chính quyền sở tại không được phép vào khi không được sự đồng ý của người đứng
đầu cơ quan đại diện ngoại giao,cá nhân & các cấp có thẩm quyền của nước sở tại không
được xâm nhập cơ quan đại diện ngoại giao trong mọi trường hợp, dưới bất kì hình thức

nào, xuất phát từ việc đảm bảo bí mật nhà nước của cơ quan đại diện ngoại giao.
Nước nhận đại diện có nghĩa vụ bảo vệ , thi hành kịp thời các biện pháp ngăn chặn
sự xâm chiếm hoặc làm hư hại an ninh , danh dự cơ quan đại diện không bị xâm phạm
( điều 22 công ứơc Viên 1961). Mặc dù vậy nước cử đại diện không lợi dụng quyền miễn
trừ để họat động trái chức năng ngoại giao.
Tài sản trong trụ sở kể cả phương tiện giao thông không bị khám xét trưng thu hoặc
áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án.
Quyền bất khả xâm phạm về hồ sơ lưu trữ & tài liệu của cơ quan đại diện bất kể thời
gian địa điểm (điều 24 công ước Viên 1961).Quyền tự do liên lạc bằng tất cả các phương
tiện hợp pháp, liên lạc với nước mình, liên lạc với cơ quan đại diện ngoại giao khác & cơ
quan lãnh sự của nước mình đóng tại nước sở tại hoặc nước thứ 3.
Quyền được miễn thuế được miễn tất cả các thứ thuế & lệ phí trừ các khoản dịch
vụ .Quyền bất khả xâm phạm về bưu phẩm, thư tín ngoại giao, vali ngoại giao không bị
mở, không bị giữ ( điều 27 ). Quyền treo quốc kì & quốc huy tại trụ sở tại nhà riêng &
phương tiện đi lại của người đứng đầu cơ quan đại diện .

24. Quyền ưu đãi, miễn trừ của thành viên cơ quan đại diện ngoại giao.
Quyền ưu đãi miễn trừ dành cho viên chức
• Quyền bất khả xâm phạm về thân thể một cách tuyệt đối họ không bị bắt
hoặc giam giữ dưới bất kì hình thức nào( điều 29 ) nước nhận đại diện phải có sự đối xử
trọng thị thích đáng & có những biện pháp hợp lí để ngăn chặn các hành vi xâm phạm
đến thân thể đến tự do phẩm giá của viên chức.
• Quyền tự do đi lại trong phạm vi mà pháp luật nước sỡ tại qui định trừ các
vùng mà nước chủ nhà hạn chế .
• Quyền miễn trừ về xét xử hình sự, dân sự, xử phạt hành chánh trừ các vụ
kiện dân sự sau: Vụ kiện về bất động sản trên lãnh thổ thuộc sỡ hữu riêng của viên chức
ngoại giao. Vụ kiện về về thừa kế nếu viên chức ngoại giao tham gia tố tụng dân sự với
tư cách riêng. Vụ kiện về họat động thương mại hoặc nghề nghiệp tự do của viên chức
vượt ra ngoài chức năng của mình.
• Quyền được miễn thuế & lệ phí hải quan ( trừ chi phí lưu kho,cước vận

chuyển & những cước phí về những dịch vụ tương tự đối với đồ dùng của cá nhân &
thành viên gia đình), miễn kiểm tra hải quan nếu họ có đầy đủ xác định hành lí không
chứa các đồ đạc cấm xuất nhập cảnh.
• Các quyền ưu đãi miễn trừ trên cũng dành cho thành viên gia đình viên
chức ( điêù 37)
Quyền ưu đãi miễn trừ dành cho nhân viên kỷ thuật & nghiệp vụ, phục vu
• Nhân viên hành chánh- kỉ thuật & các thành viên gia đình họ nếu không
phải là công dân nước sở tại hoặc không thường trú tại nước nầy được hưởng các quyền
ưu đãi tương đương với viên chức đó là quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nơi ở,
quyền miễn trừ xét xử về hình sự.
• Quyền được miễn thuế & lệ phí đối với thu nhập cá nhân, ngược lại nếu là
công dân của nước sở tại có nơi thường trú nước sở tại thì quyền miễn trừ về hải quan
hẹp hơn, chỉ được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự & xử phạt vi phạm hành chánh
trong khi thi hành công vụ ( điều 37)
• Nhân viên phục vụ nếu không phải là công dân nước sở tại không thường
trú tại nước sở tại sẽ được miễn các thuế đánh vào tiền công thu nhập, còn về tất cả các
mặt khác được quyền ưu đãi & miễn trừ trong chừng mực được nước đại diện cho phép.
Tuy nhiên nước nhận đại diện phải thi hành quyền tài phán của nước mình đối với những
người này để không làm cản trở việc thi hành thực hiện chức năng của đòan ngoại giao.

×