Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đánh giá nhận thức về bảo vệ môi trường của sinh viên trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.52 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM















TẠ NGỌC THẢO




ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC VỀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG












THÁI NGUYÊN - 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM















TẠ NGỌC THẢO




ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC VỀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN


Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số ngành: 60 44 03 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG




Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN KHẮC THÁI SƠN








THÁI NGUYÊN - 2014

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là

trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận văn



TẠ NGỌC THẢO

ii
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của thầy cô giáo và sinh viên, đã
tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Khắc Thái
Sơn - Người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi nghiên cứu và
thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, góp ý chân thành của các Thầy, Cô giáo
Khoa Môi trường, Phòng Quản lý đào tạo Sau Đại học, Phòng Công tác HS-
SV, Phòng Thanh tra khảo thí, Phòng Hành chính tổ chức và các bạn sinh
viên Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi thực
hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, đồng nghiệp và bạn bè
đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 22 tháng 10 năm 2014


Tác giả luận văn


TẠ NGỌC THẢO

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Ý nghĩa của đề tài 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
1.1.1. Cơ sở lí luận của đề tài 3
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 4
1.1.3. Cơ sở pháp lí của đề tài 5
1.2. Khái quát về môi trường và bảo vệ môi trường 7
1.2.1. Khái niệm về môi trường, Bảo vệ môi trường 7
1.2.2. Khái niệm về truyền thông môi trường 8
1.2.3. Giáo dục môi trường 9
1.2.4. Vai trò và ý nghĩa của công tác giáo dục môi trường 11

1.2.5. Các yếu tố cấu thành môi trường 11
1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng môi trường 12
1.3. Những nghiên cứu về nhận thức của người dân đối với bảo vệ môi trường 13
1.3.1. Những nghiên cứu về nhận thức của người dân đối với Bảo vệ
môi trường trên thế giới 13
1.3.2. Những nghiên cứu về nhận thức của người dân về Bảo vệ môi
trường ở Việt Nam 16
1.3.3. Những nghiên cứu về nhận thức của sinh viên về bảo vệ môi trường 19

iv
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 24
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 24
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 24
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 24
2.2.1. Thời gian nghiên cứu 24
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu 24
2.3. Nội dung nghiên cứu 25
2.4. Phương pháp nghiên cứu 25
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 25
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 26
2.4.3. Phương pháp xử lí và phân tích số liệu 27
2.4.4. Phương pháp biểu đạt kết quả 28
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29
3.1. Khái quát về sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 29
3.1.1. Khái quát về trường Đại học Nông Lâm 29
3.1.2. Khái quát về sinh viên trường Đại học Nông Lâm 30
3.1.3. Thực trạng nhận thức Bảo vệ môi trường của sinh viên hiện nay 30
3.2. Đánh giá nhận thức về bảo vệ môi trường của sinh viên trường Đại

học Nông Lâm Thái Nguyên 32
3.2.1. Đánh giá nhận thức Bảo vệ môi trường theo ngành học 32
3.2.2. Đánh giá nhận thức về Bảo vệ môi trường của sinh viên Trường
Đại học Nông Lâm theo khóa học 34
3.2.3. Đánh giá nhận thức về Bảo vệ môi trường của sinh viên Trường
Đại học Nông Lâm theo học lực 35
3.2.4. Đánh giá nhận thức về Bảo vệ môi trường của sinh viên Trường
Đại học Nông Lâm theo dân tộc 36

v
3.2.5. Đánh giá nhận thức về Bảo vệ môi trường của sinh viên Trường
Đại học Nông Lâm theo giới tính 37
3.2.6. Đánh giá nhận thức về Bảo vệ môi trường của sinh viên Trường Đại
học Nông Lâm theo quê quán 38
3.2.7. Đánh giá chung về tình hình Bảo vệ môi trường của sinh viên
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 38
3.3. Giải pháp nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và chương trình
hành động của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 43
3.3.1. Giải pháp nâng cao nhận thức về Bảo vệ môi trường cho sinh
viên Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 43
3.3.2. Chương trình hành động về Bảo vệ môi trường của sinh viên
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 49
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
PHỤ LỤC 55

vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT Bảo vệ môi trường

MT Khoa Môi trường
LN Khoa Lâm nghiệp
CNTY Khoa Chăn nuôi thú y
KT&PTNT Khoa Kinh tế & phát triển nông thôn
CNSH &CNTP Khoa Công nghệ sinh học & công nghệ thực phẩm
NH Khoa Nông học
QLTN Khoa Quản lý tài nguyên
SV Sinh viên
KTX Ký túc xá


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Số lượng sinh viên trường Đại học Nông Lâm 30
Bảng 3.2. Kết quả nhận thúc về Bảo vệ môi trường theo ngành học 33
Bảng 3.3. Kết quả câu hỏi “Khi thấy bạn em vứt rác vào bể nước
hành động của em là gì?” 34
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp kết quả câu hỏi “trách nhiệm Bảo vệ môi
trường là của ai?” 35
Bảng 3.5. Kết quả câu hỏi “Khi dùng xong nước còn thừa hành động
của em là gì?” 35
Bảng 3.6. Bảng đánh giá nhận thức về Bảo vệ môi trường theo dân tộc 36
Bảng 3.7. Bảng đánh giá ý thức tham gia Bảo vệ môi trường của sinh
viên theo giới tính 37
Bảng 3.8. Nhận thức về Bảo vệ môi trường theo quê quán 38
Bảng 3.9. Đánh giá nguyên nhân chưa Bảo vệ môi trường của sinh
viên trường Đại học Nông Lâm 38
Bảng 3.10. Ý thức tham gia tuyên truyền hay đi nghe những buổi tập

huấn tuyên truyền về bảo vệ môi trường 39
Bảng 3.11. Ở giảng đường em hay vứt rác ở đâu 40
Bảng 3.12. Các chương trình Bảo vệ môi trường qua các nguồn 41
Bảng 3.13. Đánh giá về các chương trình Bảo vệ môi trường hiện nay
của nhà trường 41
Bảng 3.14. Đánh giá mức độ tham gia Bảo vệ môi trường mình sinh
sống của sinh viên trong trường 42

viii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Phát phiếu khảo sát tại giảng đường
27
Hình 3.1. Tình nguyện của câu lạc bộ môi trường tại sân trường 49
Hình 3.2. Hình ảnh trong cuộc thi vẽ tranh của sinh viên 50
Hình 3.3. Đạp xe tuyên truyền bảo vệ môi trường 51

1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiệm vụ Bảo
vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng. Thực hiện Luật Bảo vệ
môi trường 2005 (sửa đổi), Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII)
và Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về Bảo vệ
môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, công tác Bảo vệ môi
trường ở nước ta trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, nhận
thức về Bảo vệ môi trường trong các cấp, các ngành và nhân dân đã được
nâng lên, hệ thống chính sách, thể chế từng bước được hoàn thiện, phục vụ
ngày càng có hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường.
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội

của tỉnh Thái Nguyên và vùng Việt Bắc: Có vị trí thuận lợi, quan trọng trong
việc phát triển Kinh tế - Xã hội và các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
Thành phố Thái Nguyên là tỉnh tập trung nhiều trường Đại học, Cao đẳng và
Trung học cơ sở cùng với các trường từ cấp tiểu học tới Trung học phổ thông.
Đại học Thái Nguyên là một Đại học vùng, đa cấp, đa ngành và là một Đại
học trọng điểm của Việt Nam. Đại học Thái Nguyên có 8 trường Đại học
thành viên và 2 khoa trực thuộc, 5 trung tâm, 3 viện nghiên cứu. Là một trong
số 5 Đại học theo mô hình đại học hai cấp, đại học được giao trọng trách. Là
trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh, các trường đại học, cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn, đồng thời thực hiện nhiệm
vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, góp phần quan trọng trong
việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng trung du, miền núi phía Bắc - vùng có
nhiều đồng bào các dân tộc sinh sống. Hàng năm, Đại học Thái Nguyên tuyển
sinh hàng chục nghìn sinh viên hệ chính quy và không chính quy, đồng thời
cũng "cho ra lò" hàng vạn sinh viên có trình độ đại học và trên đại học ra
phục vụ xã hội. Với quy mô lớn như vậy sự hiểu biết về Bảo vệ môi trường

2
của sinh viên các trường Đại học Thái Nguyên như thế nào. Từ tầm quan
trọng và thực tiễn trên, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Khắc Thái
Sơn, tôi đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Đánh giá nhận thức về Bảo vệ
môi trường của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”. Nhằm
xem xét, đánh giá ý thức Bảo vệ môi trường của sinh viên trường Đại Học
Nông Lâm, từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá sự nhận thức về Bảo vệ môi trường của sinh viên trường
Đại học Nông lâm Thái Nguyên, nhằm đề xuất biện pháp góp phần nâng
cao nhận thức về Bảo vệ môi trường thông qua việc tuyên truyền, tham gia
bảo vệ môi trường.

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khái quát được về sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Thấy được sự khác nhau giữa các khóa học, các ngành học, các học lực,
các dân tộc, các giới tính của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
về nhận thức Bảo vệ môi trường
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và nhận
thức của sinh viên về công tác Bảo vệ môi trường ngay từ những năm đầu.
3. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài nhiên cứu thành công có ý nghĩa vô cùng quan trọng về cả mặt lý
luận và thực tiễn.
Đề tài tìm hiểu đánh giá nhận thức về Bảo vệ môi trường và các vấn đề
liên quan đến môi trường hiện nay. Đánh giá theo các chỉ tiêu khác nhau để từ
đó có cách nhìn nhận chính xác và khách quan đối với nhận thức của sinh
viên trong trường nói chung.
Đồng thời đề tài còn đưa ra những biện pháp nhằm góp phần nâng cao
nhận thức của sinh viên với các vấn đề môi trường hiện nay.

3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lí luận của đề tài
Ta thấy rằng Bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ
cấp bách không của riêng ai. Nhưng điều đáng nhấn mạnh trước hết là việc
giáo dục ý thức Bảo vệ môi trường trong khu dân cư hay trong nhà trường
chưa được chú trọng đúng mức. Ý thức Bảo vệ môi trường vì thế chưa hình
thành rõ nét trong tầng lớp nhân dân nói chung và sinh viên nói riêng.
Tình trạng trường học ít cây xanh hoặc không có cây xanh vẫn còn phổ
biến; học sinh, sinh viên vứt rác bừa bãi, hút thuốc lá khi đến trường vẫn còn
diễn ra hàng ngày. Ngay bên trong một số trường học, dù đã có những thùng

đựng rác lớn nhưng rác vẫn được vứt bừa bãi. Những điểm công cộng ở gần
các trường học: nhà ga, bến xe, chợ… hiện tượng xả rác bừa bãi là khá phổ
biến. Tình trạng sử dụng điện, nước lãng phí cũng đã trở nên “quen thuộc”
trong các nhà trường .
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. (Theo Điều 1,
Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam)[2]
Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất
đá, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hệ sinh
thái vật chất khác[2]
Các hoạt động Bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường
trong lành sạch đẹp, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu với môi trường
ứng phó với sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải
thiện môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên,
bảo vệ đa dạng sinh học [1]

4
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ
hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ
tương lai[2]
Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và đảm
bảo tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước, bảo vệ quốc gia phải gắn
với Bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu[1]
Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm
của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Hoạt động Bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là
chính kết hợp với khôi phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng
môi trường[1]
Bảo vệ môi trường phải phù hợp với qui định, đặc điểm tự nhiên, văn

hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Giáo dục Bảo vệ môi trường là tổng hợp các biện pháp quản lý, duy trì
sử dụng hợp lý, phục hồi nâng cao, hiệu quả môi trường tự nhiên, giúp con
người & thiên nhiên có sự hài hòa phù hợp[4]
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Môi trường và Bảo vệ môi trường đang là vấn để nóng trên toàn cầu.
Nên việc Bảo vệ môi trường không phải là việc làm của một cá nhân nào mà
là của toàn xã hội. Vậy muốn có những hành động Bảo vệ môi trường ta nên
giáo dục từ trong nhận thức của mỗi cá nhân. Giáo dục truyền thông môi
trường có ý nghĩa quan trọng tác động lên ý thức của ta
Giáo dục truyền thông môi trường là biện pháp nâng cao nhận thức có
hiệu quả nhất về tất cả các vấn đề. Có thể ti vi, đài báo suốt ngày tuyên truyền
nhưng cũng không làm cho chúng ta hiểu hay chúng ta không hay để ý đến
nó. Nhưng một buổi giáo dục truyền thông, một vở kịch truyền thông sẽ để lại
dấu ấn sâu sắc, nhận thức tăng lên [4]


5
Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội đời sống của sinh viên
ngày một nâng cao kéo theo lượng rác, chủng loại cũng ngày càng đa dạng,
lượng rác phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau trong đó rác thải sinh hoạt
chiếm đến 80%. Nguồn phát sinh chính của rác thải sinh hoạt đó là các phòng
trọ kí túc xá (KTX).
Tại các phòng trọ KTX đã thải ra các loại rác như: rau, củ, quả thối
hỏng, các loại xương động vật, giấy vụn chai, lo, thủy tinh vỡ…đặc biệt trong
số chất thải sinh ra còn có một số chất thải nguy hại như (bóng đèn, pin, đồ
điện hỏng…) đây là chất thải nguy hại nếu không được thu gom đúng sẽ ảnh
hưởng đến môi trường và con người.
Ngoài nguồn phát sinh trên còn có một lượng rác thải nhỏ sinh ra từ các
giảng đường, các phòng ban của nhà trường, hệ thống giao thông đi lại trong

trường, sự rơi rụng của lá cành cây.
1.1.3. Cơ sở pháp lí của đề tài
Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước Việt Nam tới công tác giáo dục,
đào tạo, nâng cao nhận thức về Bảo vệ môi trường thể hiện qua việc Ban hành
các Văn bản Pháp luật
Công tác Bảo vệ môi trường nói chung và công tác giáo dục, đào tạo và
nâng cao nhận thức về môi trường nói riêng đã được Đảng, Nhà nước ta quan
tâm từ nhiều năm nay và đã có những chủ trương, biện pháp giải quyết các vấn
đề môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Điều này đã
được thể hiện rất rõ trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam:
Cơ sở pháp luật của Bảo vệ môi trường là các văn bản về luật quốc tế
và luật quốc gia về lĩnh vực môi trường.
- Hiến pháp năm 1992 nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 ban hành ngày 29 tháng 11 năm
2005 có hiệu lực ngày 01/07/2006.

6
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP;
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính
phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính
phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày
09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết va hướng dẫn
thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường.
- Chỉ thị 36-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 25/6/1998 về “Tăng
cường công tác Bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước” đã chỉ rõ: “Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của

đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với
cuộc đấu tranh xoá đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hoà
bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới”. Chỉ thị đã đưa ra 8 giải
pháp lớn về bảo vệ môi trường, trong đó giải pháp đầu tiên là: “Thường
xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và các phong
trào quần chúng bảo vệ môi trường”.
- Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 16/9/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Thái
Nguyên về một số giải pháp cấp bách tăng cường công tác Bảo vệ môi trường
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt đề án “Đưa các nội dung Bảo vệ môi trường vào hệ
thống giáo dục quốc dân”.
- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng
Chính phủ về “Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020”.

7
- Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành “Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt
Nam” (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam).
- Quyết định số 1672/2007/QĐ-UBND ngày 22/8/2009 của Chủ tịch
UBND tỉnh Thái Nguyên về việc điều chỉnh bổ sung, nộp, quản lý và sử dụng
phí vệ sinh trên địa bàn TP.Thái Nguyên.
- Thông tư số 103 ngày 30/11/ 2005 của bộ tài chính hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 107/2005/ NĐ-CP ngày 09/11/2005 của chính phủ về phí
Bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
- Thông tư 46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 của Bộ tài nguyên
và môi trường, quy định về Bảo vệ môi trường làng nghề.
- Nghị quyết liên tịch số 01/2005/NQTL-HPN-BTNMT về việc phối
hợp hành động Bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững.

1.2. Khái quát về môi trường và bảo vệ môi trường
1.2.1. Khái niệm về môi trường, Bảo vệ môi trường
* Khái niệm về môi trường: Theo luật Bảo vệ môi trường đã được nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa IX. Kỳ họp thứ 4 (từ ngày 6 đến
30 - 12 - 1993) định nghĩa khái niệm môi trường như sau
:
Môi trường bao gồm
các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người có ảnh hưởng tới
đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật [2]
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá
học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu
tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không
khí, động, thực vật, đất, nước Môi trường tự nhiên cho ta không khí để
thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người
các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa
đựng các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống
con người thêm phong phú.

8
Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao
gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi
trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công
viên nhân tạo.
Môi trường theo nghĩa rộng là tổng quan các nhân tố như không khí,
nước, đất, ánh sáng, âm thanh, cảnh quan, xã hội, vv…. Có ảnh hưởng tới
chất lượng cuộc sống con người và các tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho
sinh sống và sản xuất của con người. Môi trường theo nghĩa hẹp là các nhân
tố như: Không khí, đất, nước, ánh sáng, vv… liên quan đến chất lượng cuộc
sống con người, không xét tới tài nguyên.

* Khái niệm bảo vệ môi trường: Theo luật Bảo vệ môi trường năm
2005

Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành
sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái ngăn chặn, khôi
phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường do
khai thác, sử dụng hợp lý & tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên” [1].
Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên & môi trường, thống
nhất quản lý và Bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, Bảo
vệ môi trường có trách nhiệm tính chất về giáo dục đào tạo nghiên cứu, phổ
biến kiến thức khoa học pháp luật về bảo vệ môi trường[1].
Luật Bảo vệ môi trường có ghi rõ trong điều 6 “Bảo vệ môi trường là
trách nhiệm của toàn dân, tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi
trường, thi hành pháp luật về Bảo vệ môi trường có quyền và có trách nhiệm
tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về Bảo vệ môi trường”.
1.2.2. Khái niệm về truyền thông môi trường
Khái niệm về truyền thông môi trường là một quá trình tương tác xã
hội hai chiều nhằm giúp cho những người có liên quan hiểu được các yếu tố
môi trường then chốt, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của chúng và cách tác
động vào các vấn đề có liên quan một cách thích hợp để giải quyết các vấn đề
về môi trường[8].

9
Truyền thông môi trường không nhằm quá nhiều vào việc phổ biến
thông tin mà nhằm vào việc chia sẻ nhận thức về phương thức sống bền vững
và nhằm khả năng giải quyết các vấn đề môi trường cho các nhóm người
trong xã hội.
Mục tiêu của truyền thông môi trường nhằm
Thông tin cho người bị tác động bởi các vấn đề môi trường biết tình
trạng của họ, từ đó họ quan tâm đến việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục.

Huy động các kinh nghiệm, kỹ năng, bí quyết địa phương tham gia vào các
chương trình bảo vệ môi trường[8].
Thương lượng hoà giải các xung đột, khiếu nại, tranh chấp về môi
trường giữa các cơ quan, trong nhân dân. Tạo cơ hội cho mọi thành phần
trong xã hội tham gia vào việc bảo vệ môi trường, xã hội hoá công tác bảo vệ
môi trường. Khả năng thay đổi các hành vi sẽ được hữu hiệu hơn thông qua
đối thoại thường xuyên trong xã hội.
1.2.3. Giáo dục môi trường
Khái niệm về giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt
động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được
sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển
một xã hội bền vững về sinh thái[4].
Mục đích của giáo dục môi trường nhằm vận dụng những kiến thức và
kỹ năng vào gìn giữ, bảo tồn, sử dụng môi trường theo cách bền vững cho cả
thế hệ hiện tại và tương lai. Nó cũng bao hàm cả việc học tập cách sử dụng
những công nghệ mới nhằm tăng sản lượng và tránh những thảm hoạ môi
trường, xoá nghèo đói, tận dụng các cơ hội và đưa ra những quyết định khôn
khéo trong sử dụng tài nguyên. Hơn nữa, nó bao hàm cả việc đạt được những
kỹ năng, có những động lực và cam kết hành động, dù với tư cách cá nhân
hay tập thể, để giải quyết những vấn đề môi trường hiện tại và phòng ngừa
những vấn đề mới nảy sinh.

10
Giáo dục Bảo vệ môi trường nhằm giúp cho mỗi các nhân và cộng
đồng có sự hiểu biết về bảo vệ môi trường. Ở Việt Nam, chương trình giáo
dục môi trường được triển khai trong các bậc học từ Mầm non đến Đại học
đối với chương trình giáo dục Bảo vệ môi trường cho học sinh và sinh viên
tập trung vào các nội dung chính sau[6].
Hiểu biết bản chất các vấn đề môi trường, nhận thức ý nghĩa, tầm quan
trọng các vấn đề môi trường, phương pháp hành động để nâng cao năng lực

chọn phong cách sống, thích hợp với việc xử lý và khôn ngoan các nguồn thài
nguyên thiên nhiên.
Giáo dục môi trường phải đi đôi với giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh. Tôi cho rằng hiệu quả giáo dục môi trường muốn bền vững thì phải hình
thành cho các em những thới quen tốt, những kỹ năng sống liên quan đến bảo
vệ môi trường. Chẳng hạn, chúng ta rèn các em thói quen đổ rác thải đúng nơi
quy định; trong học tập, chúng ta nên khuyên các em biết tiết kiệm. Trong khi
lựa chọn mua hàng tiêu dùng, nên chọn mua những sản phẩm có ghi “sản
phẩm xanh”, sản phẩm không độc hại với môi trường hoặc loại hàng hóa có
bao bì dễ tiêu hủy trong tự nhiên hoặc có thể dùng lại nhiều lần,…
Huy động mọi nguồn lực, từng bước đầu tư và nâng cấp cơ sở vật chất
trường học, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường về ánh sáng, không khí, về cung
cấp nước sạch, và có công trình vệ sinh đạt chuẩn. Phấn đấu có nhiều phim tư
liệu, tài liệu, báo chí, thiết bị phục vụ công tác giáo dục môi trường.
Quan điểm phát triển bền vững có thể trở thành hiện thực hay không,
điều đó phụ thuộc rất lớn vào nhóm đối tượng còn ngồi trên ghế nhà trường.
Nếu việc thực hiện công tác giáo dục môi trường trong trường học được cụ
thể, thiết thực, đồng bộ và hiệu quả, thì sẽ góp phần đáng kể cho sinh viên
chúng ta được phát triển một cách hoàn thiện hơn về trí tuệ và nhân cách, biết
sống thân thiện với môi trường, để việc Bảo vệ môi trường không là khẩu
hiệu chung chung mà trở thành nếp nghĩ, thành thói quen, thành hành động cụ
thể của mọi sinh viên.

11
1.2.4. Vai trò và ý nghĩa của công tác giáo dục môi trường
Năm 1987, tại Hội nghị về môi trường ở Moscow do UNEP và
UNESCO đồng tổ chức, đã đưa ra kết luận về tầm quan trọng của giáo dục
môi trường: “Nếu không nâng cao được sự hiểu biết của công chúng về những
mối quan hệ mật thiết giữa chất lượng môi trường với quá trình cung ứng liên
tục các nhu cầu ngày càng tăng của họ, thì sau này sẽ khó làm giảm bớt được

những mối nguy cơ về môi trường ở các địa phương cũng như trên toàn thế
giới. Bởi vì, hành động của con người tùy thuộc vào động cơ của họ và động
cơ này lại tùy thuộc vào chính nhận thức và trình độ hiểu biết của họ. Do đó,
giáo dục môi trường là một phương tiện không thể thiếu để giúp mọi người
hiểu biết về môi trường”.
Hội nghị quốc tế về Giáo dục môi trường của Liên hợp quốc tổ chức tại
Tbilisi vào năm 1977 đã đưa ra khái niệm: “Giáo dục môi trường có mục đích
làm cho cá nhân và các cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi
trường tự nhiên và môi trường nhân tạo là kết quả tương tác của nhiều nhân tố
sinh học, lý học, xã hội, kinh tế và văn hóa; đem lại cho họ kiến thức, nhận
thức về giá trị, thái độ và kỹ năng thực hành để họ tham gia một cách có trách
nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường và
quản lý chất lượng môi trường”.
1.2.5. Các yếu tố cấu thành môi trường
- Thạch quyển hoặc địa quyển hoặc môi trường đất (Lithosphere): bao
gồm lớp vỏ trái đất có độ dày 60 - 70km trên phần lục địa và từ 2-8km dưới
đáy đại dương và trên đó có các quần xã sinh vật.
- Thủy quyển (Hydrosphere) hay còn gọi là môi trường nước (Aquatic
environment) là phần nước của trái đất bao gồm nước đại dương, sông, hồ,
suối, nước ngầm, băng tuyết, hơi nước trong đất và không khí.
- Khí quyển (Atmosphere) hay môi trường không khí: là lớp không khí
bao quanh trái đất.
- Sinh quyển (Biosphere) môi trường sinh vật: gồm động vật, thực vật
và con người, là nơi sống của các sinh vật khác[12].

12
1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng môi trường
- Yếu tố tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt, nhiệt độ, ánh sáng,
không khí…
- Yếu tố nhân tạo: vùng dân cư, khu công nghiệp, do chăn nuôi, hoạt động

giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón trong nông nghiệp.
Chất lượng môi trường đang bị suy thoái rất nghiêm trọng. Các yếu tố ảnh
hưởng hay chính là những nguyên nhân gây suy giảm chất lượng môi trường:
Trước hết phải kể đến sự phát triển của các ngành công nghiệp ồ ạt,
đặc biệt là các ngành công nghiệp gây ô nhiễm. Mỗi năm hoạt động sản xuất
thải vào không khí 150 triệu tấn khí SO
2
, 200 triệu tấn CO
2
, 350 000 tấn
CFC
3
(theo Phạm Thành Dung - Môi trường sinh thái, Tạp trí giáo dục lý
luận số 3-99) Những chất mà những yếu tố khác trong hệ thống, trong chỉnh
thể sinh thái không thể hấp thu được, nên đã gây tác hại đến tầng ozon, đến
nguồn nước sạch.
Nguyên nhân thứ hai phải kể đến là tệ nạn phá rừng ngày càng nghiêm
trọng trên phạp vi toàn cầu. Có thể nói rừng cung cấp nước cho đời sống của
thực vật và cho sản xuất của xã hội, làm cho không khí trong lành, rừng là
năng suất mùa màng Rừng đóng vai trò quan trọng như thế nhưng hiện nay
trên thế giới đang kêu cứu. Cứ mỗi phút trôi qua có tới 21,2 ha rừng nhiệt đới
bị phá hủy. Sự mất mát quá lớn của rừng tất yếu dẫn đến nghèo kiệt đất đai và
sự mất dần những sinh vật quý hiếm, sự tăng hàm lượng CO
2
trong khí quyển
- một trong chất khí quan trọng nhất gây nên “hiệu ứng nhà kính”.
Một nguyên nhân nữa là do mất cân bằng tài nguyên và dân số. Dân số
tăng nhanh đòi hỏi phải khai thác các tài nguyên tự do nhiều hơn, với nhịp
điệu cao hơn, chất thải các loại tăng nhanh hơn dẫn tới phá vỡ cân bằng, vắt
kiệt tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm môi trường.

Chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hạt nhân cũng là nguyên
nhân vừa gây ô nhiễm vừa gây hủy diệt thiên nhiên thông qua chiến tranh [23]

13
1.3. Những nghiên cứu về nhận thức của người dân đối với bảo vệ môi trường
1.3.1. Những nghiên cứu về nhận thức của người dân đối với Bảo vệ môi
trường trên thế giới
Ngày nay việc nâng cao nhận thức về Bảo vệ môi trường cho người dân
và học sinh đang được tất cả các nước trên thế giới quan tâm.
Trung Quốc: Quốc vụ viện Trung Quốc ngày 12-8 ban hành sáng kiến
đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi
trường. Sáng kiến đề xuất đến năm 2015, sản lượng ngành công nghiệp tiết
kiệm năng lượng và Bảo vệ môi trường đạt 4.500 tỉ nhân dân tệ, trở thành
ngành công nghiệp trụ cột của nền kinh tế.
Ngoài ra, Trung Quốc sẽ đẩy nhanh việc thực hiện các dự án đổi mới
công nghệ tiết kiệm năng lượng. Sáng kiến cũng kêu gọi áp dụng biện pháp
kiểm soát và quản lý ô nhiễm nguồn nước, không khí, thổ nhưỡng… Chính
phủ Trung Quốc công bố sáng kiến trên trong bối cảnh các vấn đề ô nhiễm
môi trường gây ra sự bất mãn rộng rãi trong công chúng, đây cũng là nguyên
nhân trực tiếp thúc đẩy cơ quan chức năng đẩy nhanh phát triển ngành công
nghiệp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường
.
Canada: Công nghệ sạch là lĩnh vực quan trọng, được tạo thành từ
nhiều ngành và đang được công nhận rộng rãi.
Lĩnh vực năng động này đang tăng lên nhanh chóng trên quy toàn cầu,
với tổng đầu tư không ngừng tăng, từ 2 tỷ USD năm 2005 lên 9 tỷ USD năm
2011 bất chấp cuộc suy thoái kinh tế năm 2008.
Chính phủ Canada đánh giá các lợi ích gắn liền với lĩnh vực công nghệ
sạch là sự ra đời các công ty công nghệ và lao động tay nghề cao, năng lực
cạnh tranh cao của tất cả các lĩnh vực kinh tế, giảm lượng phát thải khí gây

hiệu ứng nhà kính và giải pháp cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Thực tế, với sự xuất hiện các giải pháp sáng tạo góp phần nâng cao tính
cạnh tranh, nhiều quốc gia đang tận dụng những cơ hội do ngành công nghệ
sạch mang lại để đạt được thịnh vượng kinh tế bền vững.

14
Bộ trưởng Denis Lebel nhấn mạnh chính phủ Canada tiếp tục tập trung
vào mục tiêu tăng trưởng việc làm và hỗ trợ cho các công nghệ sạch tiên tiến.
Tại Canada, công nghệ sạch đang trở thành lĩnh vực chiến lược quan
trọng nhất của nền kinh tế xanh, đóng góp cho sự thịnh vượng.
Nhật Bản: Chính quyền các địa phương ở Nhật Bản rất tích cực và chủ
động trong công tác Bảo vệ môi trường ở địa phương; đặc biệt là các hoạt
động xây dựng cơ sở hạ tầng, huy động vốn, thúc đẩy các hoạt động Bảo vệ
môi trường ở các khu đô thị và doanh nghiệp; đồng thời phối hợp chặt chẽ với
chính quyền trung ương nhằm thực thi có hiệu quả các biện pháp chống ô
nhiễm môi trường và thúc đẩy hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề môi
trường cụ thể của từng địa phương.
Cách đây khoảng một thập niên, với sự hỗ trợ của chính quyền trung
ương, chính quyền địa phương ở một số khu vực ở Nhật Bản đã xúc tiến
chương trình môi trường với tên gọi “Kế hoạch quản lý môi trường khu vực
nhằm ngăn ngừa ô nhiễm và Bảo vệ môi trường tự nhiên”. Kế hoạch này được
sự hỗ trợ kỹ thuật từ Bộ Môi trường Nhật Bản và sự đóng góp tài chính của
nhân dân và doanh nghiệp từ các địa phương và tạo thành phong trào rộng lớn
trên phạm vi toàn quốc. Nhờ đó, môi trường ở các đô thị lớn và một số địa
phương ở Nhật Bản đã được cải thiện rất nhiều. Phong trào này cho đến nay
vẫn được duy trì. Bên cạnh đó, các quan hệ giữa Chính phủ và chính quyền
các địa phương còn được củng cố và tăng cường thông qua các chương trình
trao đổi thông tin định kỳ về môi trường giữa Bộ trưởng Bộ Môi trường với
những người đứng đầu ngành môi trường của các địa phương, tạo thành một
mạng thông tin khép kín về môi trường giữa những người có trách nhiệm

trong quản lý môi trường. Đồng thời, Chính phủ ủng hộ các sáng kiến độc lập
về Bảo vệ môi trường ở các địa phương dựa trên các đạo luật về môi trường
được Quốc hội ban hành trước đó. Bằng những sáng kiến độc lập này, trong
hơn một thập kỷ qua đã có tới hàng chục quỹ hỗ trợ, bảo vệ và phát triển môi

15
trường được thành lập ở khắp các đô thị lớn ở Nhật Bản. Điều lưu ý là, nguồn
tài chính từ các quỹ này được sử dụng để sản xuất các chương trình hỗ trợ
giáo dục môi trường cho học sinh như: Băng video, tài liệu đọc thêm, hỗ trợ
các hoạt động tình nguyện, cung cấp chuyên gia tư vấn môi trường cho các
nhóm dân cư sống ở các khu đô thị lớn Các dự án hỗ trợ Bảo vệ môi trường
ở thành phố Osaka, Nara, Kobe, đều được tài trợ bởi các quỹ này.
Chính phủ Nhật Bản coi việc thúc đẩy giáo dục môi trường, nhất là cho
lứa tuổi học đường là nhiệm vụ quan trọng. Giáo dục môi trường không chỉ
cung cấp các kiến thức cần thiết về môi trường, mà nó còn tạo cơ hội cho con
người biết sống hoà hợp với môi trường. Minh chứng cụ thể nhất là năm 1993
Luật môi trường cơ bản được ban hành trong đó có một chương đề cập tới vần
đề thúc đẩy giáo dục môi trường. Cụ thể là, khuyến khích các hoạt động giảng
dạy và nghiên cứu về môi trường và yêu cầu mỗi cá nhân cần tham gia tích
cực vào quá trình giáo dục môi trường. Giáo dục về môi trường được thực
hiện theo hình thức “học suốt đời” kể từ khi cắp sách đến trường, cho đến lúc
lớn lên và cả khi đã ở tuổi già. Cách thức giáo dục về môi trường cũng rất
phong phú và đa dạng như học ở trường, ở nhà, ở cộng đồng và ở nơi làm
việc. Để giải quyết vấn đề môi trường ở Nhật Bản, điều vô cùng quan trọng là
mỗi người phải tự giác nâng cao ý thức tự học tập và tích cực tham gia vào
các hoạt động bảo vệ môi trường. Bộ còn tổ chức các chương trình hướng dẫn
các giáo viên cách hướng học sinh vào các hoạt động “thân thiện với môi
trường”. Hệ thống thông tin trao đổi giữa các trường cũng được đề cao và mở
rộng. Tại các trường bồi dưỡng cho giáo viên sư phạm người ta cũng đưa vào
chương trình nghiên cứu về giáo dục môi trường.

Tại Nhật Bản người ta xây dựng câu lạc bộ môi trường dành riêng cho
học sinh tiểu học và trung học cơ sở (Junior-Eco-Club). Hàng năm câu lạc bộ
đã thu hút được sự tham gia đông đảo các em học sinh. Các hoạt động tự
nguyện Bảo vệ môi trường của người dân, tổ chức doanh nghiệp, chính quyền

×