Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Hồng Bàng thị truyện như một truyền thống được kiến tạo của người Việt Nam thời trung đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.83 KB, 30 trang )

"Hồng Bàng thị truyện” như một truyền thống được kiến tạo của
người Việt Nam thời trung đại
(Tác giả Liam C. Kelley; Hoa Quốc Văn dịch)
Trong một thời kì xấp xỉ nghìn năm khi những vùng đất mà ngày nay thuộc miền Bắc và một số
phần của miền Trung Việt Nam đang nằm bên trong những đường biên của các đế chế Trung Hoa
khác nhau, thông tin về khu vực đó phần lớn được ghi chép bởi các tác giả Trung Hoa. Những
người này gom thông tin trong các bộ sử qua các triều đại về những cuộc nổi dậy và sự bổ nhiệm
các quan lại đến khu vực ấy, và xếp chúng trong những loại mục của những cuốn sách mang tính
bách khoa và tuyển tập về những gì mà họ xem là nhân vật và sản vật kì lạ đến từ vùng ngoại
biên của đế chế. Ngay khi khu vực này trở nên tự chủ [thoát] khỏi sự cai trị của Trung Hoa vào
thế kỉ X, người Việt Nam bắt đầu soạn các cuốn biên niên sử về vùng đất của họ
(1)
.
Trong quá trình này, họ cũng ghi chép thông tin chi tiết về những nhóm dân nào đó từng sống ở
đây thậm chí trước thời Trung Hoa cai trị, và về nhóm dân mà các tác giả Trung Hoa không đề
cập đến. Cho rằng có thông tin về các giai đoạn xa xưa của lịch sử trong các công trình của
người Việt Nam, vốn không tồn tại trong các nguồn tư liệu Trung Hoa, các học giả về cơ bản đã
kết luận: người Việt Nam hẳn đã có những truyền thống lịch sử của riêng mình được họ lưu
truyền bằng miệng và rồi cuối cùng được viết ra ngay khi vùng đất của họ thoát khỏi sự cai trị
của Trung Hoa
(2)
. Cái nhìn bao rộng này là sai lầm. Thay vào đó, rõ ràng thông tin mới lạ mà các
tác giả Việt Nam trung đại ghi chép về lịch sử cổ xưa của họ được kiến tạo ở một thời điểm nào
đó trong các thế kỉ ngay trước khi và/hay sau khi Việt Nam trở thành một chính thể độc lập vào
thế kỉ X, và nó cấu thành cái mà chúng ta có thể gọi là một “truyền thống được kiến tạo”
(3)
.
Trong khi mọi truyền thống được kiến tạo ở một thời điểm nào đó, khái niệm về một “truyền
thống được kiến tạo” biểu thị một kiểu truyền thống riêng biệt. Như đã được mô tả bởi Eric
Hobsbawn, một truyền thống được kiến tạo là một truyền thống được tạo ra trong một thời đoạn
có sự biến chuyển xã hội khi những truyền thống “cũ” và những người truyền bá chúng trở nên


bất lực hoặc bị bài bác, hay khi có một nhóm nào đó nỗ lực tạo ra một bước đột phá với quá khứ
bằng cách cân nhắc dừng theo những lối đi cũ. Những truyền thống được kiến tạo thường được
tạo tác khá nhanh. Chúng yêu cầu và ngụ ý sự tiếp nối với quá khứ, và chúng tận dụng “những
chất liệu cổ xưa để xây dựng những truyền thống được kiến tạo của một kiểu thức mới vì những
mục tiêu mới”
(4)
.
Những thông tin mà người Việt Nam trung đại ghi chép về lịch sử của họ trước thời kì Trung
Hoa cai trị ứng hợp với khái niệm về một truyền thống được kiến tạo này. Bài viết này sẽ chứng
minh luận điểm này bằng việc khảo xét một bài văn có tên “Truyện về họ Hồng Bàng” (Hồng
Bàng thị truyện) [từ đây người dịch sẽ dùng Hồng Bàng thị truyệnthay vì “Truyện về họ Hồng
Bàng” như tác giả - HQV] trong một tác phẩm ở thế kỉ XV mang tên Lĩnh Nam chích quái liệt
truyện, một tác phẩm mà tôi sẽ gọi [tắt] là Liệt truyện. Hồng Bàng thị truyện kể lại thông tin về
những cội nguồn của cái mà ngày nay chúng ta gọi là “lịch sử Việt Nam”. Nó lần theo một bảng
phả hệ [bắt đầu] từ vị thủ lĩnh Trung Hoa mang tính huyền thoại, Thần Nông, đến một dãy các vị
được cho là vua, tức các vua Hùng, những người đã cai trị một chính thể được gọi là Văn Lang ở
đồng bằng sông Hồng trong thiên niên kỉ đầu trước Công nguyên [CN]. Ngô Sĩ Liên đã thâu
nhập những thông tin phả hệ tương tự này vào cuốn Đại Việt sử kí toàn thư ở cuối thế kỉ XV của
ông, và các học giả cho rằng ông đã thu lượm chất liệu này từ Liệt truyện. Sự thâu nhập của nó
trong Toàn thư, như tôi sẽ dùng cái tên này để gọi cuốn sách, về cơ bản đã chuyển những thông
tin này vào một văn bản chính thức về những cội nguồn của các tập đoàn mang tính triều đại ở
Đồng bằng sông Hồng. Ngày nay, thông tin cốt lõi từ ghi chép này, tức là những thông tin về các
vua Hùng và vương quốc Văn Lang của họ, ở Việt Nam được thừa nhận rộng rãi coi như là bằng
chứng lịch sử về những cội nguồn cổ xưa của lịch sử Việt Nam và về đất nước của người Việt
Nam. Tuy nhiên, như chúng ta sẽ thấy dưới đây, một sự tin tưởng như thế khó có thể được duy trì
ngay khi người ta khảo xét một cách nghiêm nhặt câu chuyện này và văn bản khởi nguồn ra nó.
Thay vào đó, có chứng cớ cho thấy thông tin mà chúng ta tìm thấy trong Hồng Bàng thị
truyện cấu thành một truyền thống được kiến tạo thời trung đại.
Như chúng ta sẽ thấy, việc nghi ngờ tính xác thực của thông tin trong Hồng Bàng thị truyện chắc
chắn không phải là một việc làm mới lạ. Các học giả Việt Nam tiền hiện đại làm vậy ở một mức

độ có hạn, và rồi họ được tiếp nối bởi những học giả có quốc tịch khác ở thế kỉ XX. Cho đến
thập kỉ 1960s, người ta có thể tìm thấy nhiều nhận xét đầy hoài nghi về thông tin trong câu
chuyện này từ các công trình của các học giả Việt Nam, Trung Hoa và Pháp
(5)
. Tuy nhiên, rõ ràng
lúc bấy giờ quá trình lịch sử lâu dài của sự chất vấn thông tin trong Hồng Bàng thị truyện đã
bước vào một ngã rẽ mới. Các học giả Việt Nam dân chủ cộng hoà (DRV) đã có một nỗ lực có
dự tính nhằm “chứng minh” sự tồn tại trong lịch sử của các vua Hùng, và thông tin trong Hồng
Bàng thị truyện đóng vai trò then chốt trong nỗ lực đó. Nó là những ý kiến tranh luận và cách
tiếp cận của thực thể học thuật được tạo ra bởi những học giả DRV bắt đầu từ cuối thập kỉ 1960s,
và vẫn giữ vai trò chủ đạo ở Việt Nam ngày nay, mà đây chính là điều bài viết này chủ yếu phản
bác lại. Cùng thời, với tư cách một nghiên cứu bằng tiếng Anh cho độc giả đọc tiếng Anh, bài
viết này cũng thách thức một số điểm trong chuyên khảo của Keith Taylor năm 1983, cuốn Sự
hình thành của Việt Nam [The Birth of Vietnam], một công trình được viết trong sự đồng tình với
quan điểm mà các học giả DRV đã bắt đầu trình bày ở cuối thập kỉ 1960s và đầu thập kỉ 1970s.
Liệt truyện, sự truyền miệng và các dị bản
Trong khi ngày nay Liệt truyện được xem là một nguồn tư liệu quan trọng về lịch sử cổ xưa của
Việt Nam, thì ở đây lại có một hiện tượng bất thường xảy ra. Tình trạng hiện tại của những bản
sao hiện tồn của tác phẩm phơi bày ra điều này. Liệt truyện rõ ràng chưa từng được xuất bản.
Ngày nay, có khoảng 14 bản chép tay của văn bản ở Việt Nam, với nhiều dị biệt giữa chúng
(6)
.
Trong khi chúng ta không biết phần lớn các bản chép tay được làm ra khi nào, thì nhiều bản có
chứa một bài tựa có nội dung dừng lại ở năm 1492. Bài tựa này được cho là của một ông Vũ
Quỳnh nào đó, người từng lưu ý trong bài tựa ấy rằng những câu chuyện hiện có trong Liệt
truyện được viết bởi nhiều người khác nhau. “Không có ghi chép nào về thời điểm chúng được
khởi thảo hay người đã hoàn thành chúng” Vũ Quỳnh nói về các truyện đó. “Có lẽ một bản thảo
đã được tạo ra bởi những học giả xuất sắc ở thời Lí và Trần, và rồi chúng được nhuận sắc thời
gần đây bởi những bậc đáng kính vốn am hiểu và hiếu cổ”
(7)

. Một năm sau khi Vũ Quỳnh viết
những dòng này, một người được biết tên là Kiều Phú đã viết một bài hậu tự, bài này xuất hiện
trong một dị bản của Liệt truyện. Cuối cùng, ở thế kỉ XVIII, học giả-quan chức Lê Quý Đôn đã
chép rằng “theo truyền thống” [tương truyền], Liệt truyện là công trình của một học giả có tên là
Trần Thế Pháp, nhưng Lê Quý Đôn không biết ông này là ai
(8)
. Tuy nhiên, các học giả hiện đại lại
cho rằng Trần Thế Pháp là một học giả sống ở thế kỉ XIV
(9)
.
Theo đó, vẫn còn nhiều điều chưa biết về Liệt truyện. Nó có thể được khởi thảo ở một thời điểm
nào đó trong thời Lý Trần (1009 – 1400 sau CN), và rồi sau đó được nhuận sắc trước khi Vũ
Quỳnh và Kiều Phú, từng người, có lẽ tạo đã ra cho mình một bản thảo riêng của văn bản vào
cuối thế kỉ XV. Văn bản này có xu hướng thay đổi theo thời gian. Chẳng hạn, Vũ Quỳnh lưu ý
trong bài tựa của ông rằng khi ông đọc Liệt truyện lần đầu tiên, văn bản “là một mớ tuyệt nhiên
hỗn độn của những chữ sai lạc. Không quan tâm đến sự thô bỉ của nó (chỗ này có lẽ Liam C
Kelley nhầm, lẽ ra phải là “không ngại mình thô lậu” – HQV), tôi kiểm xét và đính chính nó”
(10)
.
Không rõ là sự đính chính đó chỉ dừng lại ở những chữ sai lầm hay còn mở rộng sang địa hạt nội
dung. Kiều Phú, trái lại, có vẻ đã có những thay đổi đáng kể văn bản. Ông chép trong bài hậu tự
của mình rằng dựa trên sự tham khảo các công trình khác của ông, và theo sự suy xét thận trọng
của bản thân, ông đã đính chính và xoá bỏ những thông tin xa lạ
(11)
.
Trong khi có nhiều nhân tố về văn bản này khiến cho nó có vấn đề, một số học giả trong những
thập kỉ gần đây đã nhất quyết đặt sang một bên những sự bất ổn xung quanh nó và ôm ấp một
niềm tin vào giá trị hiển nhiên của tác phẩm như một nguồn tư liệu về lịch sử Việt Nam cổ đại.
Cụ thể là, khi các học giả DRV cố gắng kiến tạo một lịch sử mới cho vùng đất của họ trong
những năm giao thời hậu thuộc địa từ thập kỉ 1950s đến thập kỉ 1970s, nhiều người đã tiến tới

xem Liệt truyện như một nguồn tư liệu cực kì giá trị. Tức là, họ xem nó như là một kho truyền
thuyết đã được lưu truyền qua nhiều thế kỉ trong “nhân dân” hoặc “dân gian”, và nó có thể được
sử dụng hợp thức như những tài liệu lịch sử
(12)
. Bằng việc thiết lập cái nhìn này, các học giả hiện
đại hẳn phải điều hoà hai tuyên bố đối lập về Liệt truyện từ thời tiền hiện đại. Trong bài tựa năm
1492 của mình, Vũ Quỳnh lưu ý rằng:
Từ trước thời Xuân Thu và Chiến Quốc (722 – 221 trước CN), không xa thời thái cổ, phong tục
phương Nam vẫn còn giản phác. Chưa có sử sách gì của vương quốc để ghi chép các sự kiện. Vì
vậy, [nhiều thông tin về] hầu hết các sự kiện đã bị mất mát. Những điều may mắn tiếp tục còn
tồn tại và không bị huỷ hoại là do những sự lưu truyền bằng miệng của nhân dân/dân gian”
(13)
Rồi ở thế kỉ XVIII, Lê Quý Đôn viết về Liệt truyện rằng: “Cuốn sách này vay mượn và phát triển
nhiều [thông tin từ các văn bản khác] nhiều đến nỗi không thể kể xiết”. Rồi ông cung cấp một ví
dụ về hiện tượng này này bằng việc trích dẫn các văn bản Trung Hoa đã gợi hứng cho một câu
chuyện trong Liệt truyện
(14)
. Trong khi Vũ Quỳnh quy nguồn gốc của ít nhất một số chất liệu
trong Liệt truyện cho sự truyền khẩu của “nhân dân/dân gian” thời cổ, thì Lê Quý Đôn cho rằng
nhiều nội dung trong công trình này được lấy từ những nguồn bên ngoài.
Như khi các học giả DRV đã cố tạo ra một lịch sử cho đất nước mới độc lập của họ, họ quay
sang Liệt truyện để tìm thông tin về thời kì ở thiên niên kỉ đầu trước CN khi các vua Hùng được
cho là đã nắm quyền ở đây, và họ phải giải quyết việc đánh giá tính mâu thuẫn về nguồn gốc của
những chất liệu này
(15)
. Rốt cuộc, những gì các học giả bắt tay vào làm sau đó, và những gì họ
tiếp tục làm bây giờ, là khăng khăng cho rằng trong khi những câu chuyện này có thể chịu ảnh
hưởng ở mức độ nhất định bởi ghi chép của giới tinh hoa trong những thế kỉ sau khi chúng được
tạo ra, thì song le, chúng vẫn là những câu chuyện được truyền miệng từ thời cổ
(16)

. Tuy nhiên,
khi đưa ra khẳng định như vậy, không học giả nào theo hiểu biết của tôi đã từng kiểm tra một
công trình như Liệt truyệnkĩ lưỡng và cho thấy chính xác thông tin gì được thêm vào sau này và
chúng đến từ đâu, thông tin gì đền từ các câu chuyện truyền miệng, và làm thế nào chúng ta xác
định được tất cả điều đó. Thay vào đó, các học giả chỉ đưa ra những tuyên bố chung chung thừa
nhận ảnh hưởng của giới tinh hoa trong khi bảo lưu vị trí đứng đấu của nhân tố truyền miệng
(17)
.
Kết nối với niềm tin này, rằng nằm ở cốt lõi của một câu chuyện như Hồng Bàng thị truyện là
những thông tin đã được truyền miệng qua nhiều thế kỉ, là một sự chứng minh rằng có một “nhân
dân/dân gian” xuyên qua thời kì trước khi Liệt truyện được sáng tác, dân gian đó đã gìn giữ và
lưu truyền những thông tin đó. Tuy nhiên, điều này là một khẳng định có vấn đề. Ai đích xác là
“nhân dân/dân gian” đối với một thành viên của giới tinh hoa có học ở thế kỉ XV, như Vũ
Quỳnh? Giới học thuật về lịch sử Trung Hoa đã chứng minh rằng điều đó chỉ xảy ra ở thế kỉ XX
khi người Trung Hoa có học bắt đầu có hứng thú nghiêm túc với, và bắt đầu nhận dạng, “người
bình dân” hay “dân gian”
(18)
. Việt Nam có xu hướng giống như thế, và khi các sử gia ở DRV lần
đầu tiên khai thácLiệt truyện vào những năm 1950-170, họ cũng làm thế trong một thời đoạn mà
lĩnh vựcvăn học dân gian Việt Nam mới bắt đầu phát triển và bắt đầu chú tâm vào người bình
dân
(19)
. [Vấn đề là ở chỗ], công việc này chịu ảnh hưởng bởi chủ nghĩa dân tộc lãng mạn tương tự
như những gì đã ảnh hưởng đến các xu hướng văn hoá dân gian ở các nước khác trên thế giới ở
mức độ nào, và các sử gia chịu ảnh hưởng bởi những ý niệm đang nảy nở lúc bấy giờ ở mức độ
nào là một chủ điểm cho đến nay chưa được chú ý [giải quyết]
(20)
. Hệ quả là, các học giả Việt
Nam không chất vấn sự tạo dựng [khái niệm] “nhân dân/dân gian” của họ và xem xét mức độ
khác biệt của khái niệm “nhân dân/dân gian” với quan niệm của Vũ Quỳnh ở thế kỉ XV. Khi ông

ta nói về “nhân dân/dân gian”, có phải Vũ Quỳnh nói đến những người nông dân không biết chữ?
Hay ông ta có ý nói những người có học như bản thân ông? Đó là những câu hỏi cơ bản cần
được đặt ra nhưng chưa được chú ý [giải quyết].
Một vấn đề khác là các học giả chưa hướng sự quan tâm đến quá trình truyền miệng. Các học giả
Việt Nam mường tượng sự lưu truyền các truyện truyền miệng xảy ra thông qua một quá trình,
mà theo Stuart Blackburn, chúng ta có thể gọi là quá trình “kế thừa trực hệ” – những câu chuyện
truyền nhau bởi những thành viên của một nhóm có cùng ngôn ngữ từ thế hệ này sang thế hệ
kia
(21)
. Trong khi các học giả này chấp nhận sự tiếp xúc giữa người Việt Nam và các nhóm sắc
tộc khác và thừa nhận rằng một số thông tin trong một cuốn sách như Liệt truyện có thể được kế
thừa từ các nhóm người như Mường hay bắt nguồn từ một nguồn tư liệu chung, thì họ lại cho
người Việt là trung tâm của sự lưu truyền này
(22)
.
Có vô số những vấn đề với một niềm tin như thế. Người ta quan tâm đến chứng cứ mà họ trích
dẫn nhằm chứng minh rằng người dân sống ở đồng bằng sông Hồng vào thiên niên kỉ đầu trước
CN về cơ bản là giống với người dân sống ở đó thời trung đại. Các học giả Việt Nam cho rằng
những phát hiện khảo cổ học ở đồng bằng sông Hồng từ thế kỉ đầu trước CN, như các trống đồng
Đông Sơn, và những bằng chứng về các cuộc khởi nghĩa trong xấp xỉ một ngàn năm Trung Hoa
cai trị, như cuộc khởi nghĩa của chị em họ Trưng ở thế kỉ đầu sau CN, đều chỉ ra sự tồn tại của
một nhóm dân cư ổn định ở khu vực này trong suốt thời kì dài
(23)
. Tuy nhiên, kiểu chứng cứ này
không nhất thiết ủng hộ cho một tuyên bố như thế.
Thứ nhất, việc kết hợp các di vật khảo cổ với nhóm người đã tạo ra những câu chuyện trong Liệt
truyện đòi hỏi một điều là người ta đã phóng chiếu sự tồn tại của một nhóm sắc tộc được cho là
đã tồn tại trong lịch sử (“người Việt”) được nhận dạng từ các văn bản trung đại lên những di vật
khảo cổ tiền sử. Như Siân Jones đã nói, các học giả những người đã can dự vào một sự thực hành
như vậy luôn luôn nhận diện một cách thiếu phê phán một nhóm sắc tộc đặc thù từ các nguồn tư

liệu lịch sử rồi sau đó tìm kiếm “những hồ sơ sắc tộc” trong các ghi chép khảo cổ học liên quan
với nhóm sắc tộc được cho là đã tồn tại trong lịch sử. Khi làm như vậy, họ đã bỏ qua bản chất
chủ quan của cả các nguồn tư liệu lịch sử lẫn những dấu hiện nhận dạng sắc tộc, và bỏ qua cả
thực tế là văn hoá vật chất không nhất thiết tương ứng với sắc tộc
(24)
. Thứ hai, sự tồn tại của các
cuộc nổi dậy khác nhau trong suốt quá trình một ngàn năm không nhất thiết phản ánh sự tồn tại
của một nhóm văn hoá ổn định, cái nhóm có thể duy trì và lưu truyền các câu chuyện truyền
miệng. Trên thực tế, khi Keith Taylor, không giống như các học giả Việt Nam, thực sự nỗ lực
chứng minh sự tồn tại của một nhóm dân cư ổn định xuyên suốt một thiên niên kỉ Trung Hoa cai
trị, ông đã phải viện dẫn các thuật ngữ lai ghép, như “Hán Việt” và “Đường Việt”, để giải thích
các giai đoạn tiếp xúc tăng dần [giữa người Việt] với người Trung Hoa
(25)
. Và điều này đặt ra
những câu hỏi về khả năng giống nhau thế nào giữa “Đường Việt” của thế kỉ IX sau CN với “Lạc
Việt” ở thiên niên kỉ đầu trước CN, và làm thế nào các câu chuyện có thể được lưu truyền trong
một xã hội đầy biến động như thế.
Và một vấn đề có can hệ nhiều hơn là: Liệt truyện được ghi chép bằng chữ Hán cổ, một ngôn
ngữ không được dùng rộng rãi để nói và hẳn là không được những người được cho là thuộc
phạm trù vua Hùng biết đến trong hầu hết lịch sử được biết của nó. Hơn nữa, nếu những cư dân
đó sở hữu một kiểu cổ xưa của cái rốt cuộc sẽ trở thành ngôn ngữ tiếng Việt [sau này], như một
số học giả ở Việt Nam tin tưởng, thì phải nhận thức rằng thứ ngôn ngữ nói đó đã thay đổi khá đột
ngột qua các thế kỉ, đặc biệt là khi khối từ vựng Trung Hoa xâm nhập vào, trước hết là ở một
mức độ hạn chế bắt đầu trong thời nhà Hán (206B trước CN – 220 sau CN), và rồi rộng mở hơn
trong suốt thời kì trung đại
(26)
. Vì vậy, nếu những thông tin cốt lõi trong một câu chuyện
như Hồng Bàng thị truyện bắt nguồn trong các câu truyện dân gian được lưu truyền từ thời viễn
cổ, thì các học giả cần phải giải thích làm thế nào có thể xảy ra điều đó, và những sự lưu truyền
nào đã chuyển tải các thông tin khi ngôn ngữ tiếng Việt phát triển qua các thế kỉ và khi những

thông tin truyền miệng này rốt cuộc được dịch sang tiếng Hán cổ. Một nỗ lực tiến được hành để
quyết định xem cái gì nằm trong phạm vi truyền miệng trước khi thông tin được chuyển thành
bản viết, và làm thế nào chúng ta nhận ra các dấu hiệu của ngôn ngữ truyền miệng trong các
nguồn tư liệu viết như thế, đã trở thành [vấn đề] trung tâm trong lĩnh vực văn học truyền miệng ở
phương Tây nhiều thập kỉ qua. Tuy nhiên, các học giả phải điều tra một cách có phê phán những
chủ điểm này trong trường hợp Việt Nam
(27)
.
Vì vậy, có nhiều vấn đề cẩn phải khảo xét sâu rộng hơn nhằm chứng minh rằng những thông tin
lịch sử cốt lõi về thời viễn cổ của Việt Nam có thể được lưu truyền bằng miệng qua nhiều thế kỉ.
Nghĩa là, các học giả ở phương Tây từ lâu đã nhận ra rằng sự kiếm tìm sự thật lịch sử trong các
câu chuyện truyền miệng thế này là cực kì có vấn đề, và trong trường hợp xấu nhất đó là một “sự
truy cầu điều hão huyền”
(28)
. Một sự tiếp cận hiệu quả hơn cho các nhà sử học là kiểm xét quá
trình lưu truyền truyền thống truyền miệng, vì điều đó có tính lịch sử. Do đó, không quan tâm
đến việc có hay không có một sự thật lịch sử trong một câu chuyện truyền miệng, [thay vào đó]
dạng thức tồn tại của nó có thể nói cho chúng ta nhiều điều về một thời điểm cụ thể trong quá
khứ
(29)
. Thay vì tìm hiểu thông tin đã không “được khảm nạm bằng những sự sắp đặt bắt nguồn
từ những luồng văn hoá của các thế kỉ sau”, theo giả thiết của Taylor, chúng ta có thể tìm tòi để
xác định từ những thứ “đồ khảm nạm” này thời điểm và lí do một câu chuyện được trình bày
bằng một cách thức nào đó
(30)
. Khi chúng ta làm như vậy, chúng ta cũng cần tâm niệm về khả
năng những bản thảo viết về những thứ ngày ngay chúng ta tin là có thể bắt nguồn từ các câu
chuyện truyền miệng thực ra có thể bắt nguồn từ dạng thức viết. Chẳng hạn, trong hoàn cảnh
châu Âu, Ruth Bottingheimer đã cho rằng không phải một dân gian mù chữ đã sáng tạo ra các
truyện thần kì đầu tiên sau đó phổ biến chúng thông qua hình thức kể chuyện bằng miệng cho

đến khi những câu chuyện đó rốt cuộc được chép lại. Thay vào đó, những câu chuyện thần kì đầu
tiên được viết bởi những thành viên của giới tinh hoa có học và lần đầu tiên được phổ biến ra
thông qua các bản in
(31)
.
Cần có thái độ phê phán khi giữ cái nhìn như thế trong đầu khi khảo sát Liệt truyện.Trong khi
phần lớn các học giả đã dám chắc rằng chất liệu cốt lõi trong công trình này bắt nguồn từ các
truyện dân gian, thì một niềm tin như thế không thích ứng với những gì mà chúng ta biết về thể
loại của văn bản này, tức là thể “chí quái”. Những ghi chép về việc kì lạ là một dạng văn bản và
giới trí thức Trung Hoa bắt đầu viết trong thời Lục Triều đầy hỗn loạn về chính trị (220-589 sau
CN). Chúng bao gồm những mẩu truyện tương đối ngắn về con người và sự kiện được xem là
“kì lạ” hoặc “kì quái”. Để viết những ghi chép như vậy, các học giả cụ thể nào đó phải dựa vào
các thông tin truyền miệng, nhưng họ cũng đào xới vào các văn bản hiện còn để tìm kiếm thông
tin. Ở thời Tống (960 – 1276 sau CN), có một hứng thú được khôi phục lại đối với thể loại này
và nhiều tập truyện chí quái được tạo ra. Liệt truyện có vẻ như được viết ở một thời điểm nào đó
sau giai đoạn này
(32)
.
Bởi giới trí thức thường sáng tác những truyện chí quái bằng cách lựa chọn và nhuận sắc một
cách sáng tạo những thông tin từ các văn bản hiện tồn, nên một số học giả đã xem những tác
phẩm này là tiền thân của thể loại tiểu thuyết. Kenneth DeWoskin chẳng hạn, đã nhấn mạnh
những nhân tố bịa đặt hay tưởng tượng của những văn bản này và cho rằng sự xuất hiện của
những truyện chí quái đánh dấu sự sinh thành của tiểu thuyết ở Trung Hoa. Tiếp theo là sự phát
triển của các truyện ngắn [truyền kì] ở thời nhà Đường (619-907 sau CN) và sau đó là các tiểu
thuyết bạch thoại ở thời Minh Thanh (1368 – 1911 sau CN)
(33)
. Trong khi đó, Robert Campany đã
phản bác lại quan điểm này. Campany tin rằng truyện chí quái đã thoát ra khỏi một truyền thống
mang tính vũ trụ học trong đó trung tâm sưu tầm những đồ vật và báo cáo dị thường từ vùng
ngoại biên như một phương tiện để đem lại trật tự cho thế giới. Ông cho rằng những truyện chí

quái đã thực hiện một chức năng tương tự, trong đó chúng bàn luận về sự dị thường bằng thứ
ngôn ngữ rõ ràng của trước tác lịch sử, bằng cách đó chúng “cho nhập tịch” cái kì lạ
(34)
. Campany
cũng lưu ý rằng những người thuộc các thị hiếu tri thức khác nhau – chúng ta có thể mệnh danh
vì mục tiêu giản dị ở đây là: Đạo sĩ, Nhà sư và học giả Khổng giáo – đã sử dụng các truyện chí
quái để trình bày những quan điểm hỗ trợ cho niềm tin của họ về thế giới.
Trong bài tựa của mình, Vũ Quỳnh dứt khoát đặt Liệt truyện vào thể loại chí quái. Ông ví tác
phẩm với cuốn Sưu thần kí ở thế kỉ IV của Can Bảo, một trong những tác phẩm khá sớm của thể
chí quái
(35)
. Ông cũng đặt tác phẩm trong một bối cảnh Nho học phổ biến khi cho rằng tất cả các
truyện về cơ bản “đề cao cái tốt và trừng phạt cái xấu” (khuyến thiện trừng ác), mệnh đề đóng
vai trò cơ bản đối với một thể loại các văn bản chữ Hán là “sách đạo đức” [thiện thư]
(36)
. Thể văn
này xuất hiện ở thời Tống và sử dụng khái niệm “nghiệp báo” của Phật giáo để nói về tầm quan
trọng của việc thực hành đức hạnh Khổng giáo. Nhiều tác phẩm như thế đã khẳng định rằng nội
dung của chúng được phi lộ bởi các vị thần, một thực hành nghi lễ gắn với các Đạo sĩ
(37)
.
Do đó, Liệt truyện rõ ràng là một bộ phận của những khuynh hướng văn chương rộng hơn lúc
bấy giờ. Trong phạm vi vấn đề người ta nên xem nó là sự thật hay hư cấu, tôi cho rằng Liệt
truyện là cả hai. Như chúng ta sẽ thấy dưới đây, có nhiều phần trong Hồng Bàng thị truyện rõ
ràng là hư cấu. Tuy nhiên, cũng hiển nhiên là mục đích của bài tiểu luận này là viết về sự tồn tại
của một chính thể ở Đồng bằng sông Hồng thời trung đại đặt trong một bối cảnh địa lí và lịch sử
rộng lớn hơn. Theo đó, ngược với bản chất hư cấu trong phần nhiều câu chuyện, bản thân nỗ lực
tạo ra câu chuyện như thế đã là một sự thật lịch sử mà chúng ta có thể đặt trong một thời đại lịch
sử đặc tương đối đặc thù. Bây giờ chúng ta hãy chuyển sang [bàn về] Hồng Bàng thị truyện và
khảo sát những nhân tố hư cấu và có thực của nó một cách kĩ lưỡng hơn.

Dòng dõi, Những cuộc hôn phối tại địa phương và sách Hoa Dương Quốc chí
Hồng Bàng thị truyện là một câu chuyện mang tính phả hệ về một thị tộc được định danh là
Hồng Bàng, một cái tên chưa bao giờ được giải thích. Nó bắt đầu bằng việc chỉ ra những nguồn
gốc của thị tộc này từ vị thủ lĩnh trong thần thoại Trung Hoa là Thần Nông
(38)
. Câu chuyện kể
rằng Thần Nông có hậu duệ tên là Đế Minh, Đế Minh lại có người con là Đế Nghi. Đế Minh đi
tuần thú về phía Nam đế chế, đến tận một nơi gọi là Ngũ Lĩnh, thuộc về vùng ranh giới phía Bắc
của khu vực mà ngày ngay thuộc tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây. Ở đó ông gặp người con gái
của một nàng Vụ Tiên nào đó, một cái tên mà nghĩa đen là “nàng tiên xinh đẹp”, và đưa cô ta về
phương Bắc cùng ông. Người phụ nữ này sau đó sinh cho ông một người con trai tên là Lộc Tục.
Đế Minh muồn truyền ngôi cho người con trai này, nhưng Lộc Tục từ chối và thay vào đó cố nài
xin truyền ngôi cho người anh cùng cha khác mẹ là Đế Nghi. Đế Minh do đó phong Đế Nghi làm
người thừa kế của mình và giao cho ông cai trị phương Bắc, trong khi phong Lộc Tục là “Kinh
Dương Vương” và giao cho ông cai trị phương Nam, lãnh địa của ông được gọi là nước Xích
Quỷ (nghĩa đen là “Quỷ đỏ”).
Đoạn mở đầu này theo đó bàn về cách một hậu duệ của thủ lĩnh huyền thoại Trung Hoa là Thần
Nông, cưới một người con gái phương Nam, và cách đứa trẻ của cuộc hôn nhân đó, tức Kinh
Dương Vương, được giao nhiệm vụ cai trị phương Nam. Việc tấn phong này cho thấy rằng Kinh
Dương Vương đứng ở một vị trí thấp hơn so với người anh cùng cha khác mẹ là người cai trị
phương Bắc. Một sự sắp đặt như thế dĩ nhiên phản ánh mối quan hệ chủ-thần mà Trung Hoa và
Việt Nam duy trì trong thời đại Liệt truyện được viết ra. Trong khi đó, toàn bộ câu chuyện này,
phản chiếu một đoạn văn trong một văn bản sớm hơn, cuốn Hoa Dương quốc chí.
Cuốn Hoa Dương quốc chí, được viết vào thế kỉ IV sau CN và là cuốn sử hầu như về một khu
vực mà ngày nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên của Trung Hoa. Trong thiên niên kỉ đầu tiên trước CN, Tứ
Xuyên được chia làm 2 nước Ba và Thục, và Hoa Dương quốc chíquan tâm đến các nước này.
Phần Thục chí bắt đầu bằng một đoạn văn khá giống với đoạn mở đầu trong Hồng Bàng thị
truyện. Tuy nhiên, thay vì bắt đầu với Thần Nông,Thục chí lại bắt đầu với Nhân Hoàng, một thủ
lĩnh được cho là sống trước Thần Ông, mà Thần Nông lại sống trước Hoàng Đế. Nhân Hoàng
cũng được cho là đã chia thế giới được biết thành chín khu vực. Thục chí bắt đầu như sau:

“Nước Thục dựng nước bắt đầu từ Nhân Hoàng, ông đã đặt Thục ngang hàng với Ba. Thời
Hoàng Đế, con ông là Chang Yi lấy con gái họ Thục Sơn, sinh ra một con trai tên là Cao Dương,
trở thành Đế Cốc. Đế Cốc phong tước vị cho các thành viên của các chi bàng hệ trong gia tộc
mình ở đất Thục, nơi họ đã phụng sự [vương quốc] qua nhiều thế hệ với tư cách là hầu tước và
nam tước. Điều đó được tiếp nối qua các triều Hạ, Thương, Chu”
(40)
.
Rõ ràng như mọng đợi, thông tin trong đoạn văn này rất giống với đoạn mở đầu Hồng Bàng thị
truyện của Liệt truyện. Đặc biệt, cũng như Hồng Bàng thị truyện, văn bản này tạo nên sự kết nối
về phả hệ với một thủ lĩnh Trung Hoa huyền thoại, có một đứa con được sinh ra từ cuộc hôn
nhân giữa một phụ nữ địa phương với một hậu duệ của vị thủ lĩnh ấy, và rồi có những thành viên
khác của gia đình cá nhân ấy được phong làm người cai trị địa phương ấy. Nói khác đi, cả Liệt
truyện và Hoa Dương quốc chí tạo ra một câu chuyện giống nhau nhằm kết nối những địa điểm
tương ứng với một nhân vật ở thời cổ đại của Trung Hoa. Nếu chúng ta xem xét đoạn mở
đầu Toàn thư ở thế kỉ XV của Ngô Sĩ Liên, một văn bản được viết gần như ngang với thời điểm
Vũ Quỳnh “hiệu đính” Liệt truyện và viết bài tựa cho nó, chúng ta sẽ thấy thậm chí còn nhiều sự
tương đồng hơn nữa với Hoa Dương quốc chí.
Trong Toàn thư, Ngô Sĩ Liên tái tạo lại thông tin phả hệ từ Liệt truyện trong đó nối Thần Nông
với Kinh Dương Vương. Tuy nhiên, ông bắt đầu xử lí chất liệu này bằng một chú thích của riêng
mình trong đó chỉ ra những mối liên hệ khác giữa nước ông và các vị thủ lĩnh Trung Hoa cổ xưa
khác nữa. Trong chú thích này, Ngô Sĩ Liên gọi quê hương ông là Giao Chỉ, một cái tên cổ mà
Trung Hoa đã đặt cho vùng đất chính của đồng bằng sông Hồng, và gọi là Nam Giao, một khái
niệm xuất hiện ở một trong những văn bản Trung Hoa cổ nhất, cuốn Thượng thư, trong đó có lẽ
cũng chỉ một khu vực tương tự. Ông cũng đề cập đến các thủ lĩnh Trung Hoa cổ khác, như
Hoàng Đế huyền thoại, [Đế] Nghiêu, và bề tôi của ông, Hy Thúc, cũng như nhân vật nửa lịch sử
[nửa huyền thoại] là Vũ, người sáng lập nổi tiếng của triều Hạ (khoảng thế kỉ XXI trước CN đến
thế kỉ XVI trước CN). Trích dẫn:
“Thời Hoàng Đế, muôn nước được thiết lập và Giao Chỉ phân ranh giới về phía Tây Nam, xa
ngoài đất của Bách Việt
(41)

. Đế Nghiêu sai Hy [Thúc] đến ở Nam Giao để định vị đất Giao Chỉ ở
phương Nam. Rồi vua Vũ chia thiên hạ làm chín châu. Đất Bách Việt thuộc về đất Dương Châu.
Giao Chỉ thuộc về đất ấy
(42)
.
Hoàng Đế, Nghiêu và Vũ đều được ghi chép là có đóng góp cho sự phân định ranh giới và sắp
đặt của thế giới như nó được biết đối với người Trung Hoa thời cổ, và Ngô Sĩ Liên kết nối vùng
đất của ông với những cá nhân đó và với những nỗ lực của họ. “Muôn nước” là một khái niệm có
thể tìm thấy trong các nguồn tư liệu Trung Hoa cổ. Tuy nhiên, tôi không biết có đoạn văn nào
trong bất kì nguồn tư liệu nào khẳng định rằng “Giao Chỉ được phân định ranh giới” ở thời
Hoàng Đế hay không. Tương tự, có một dòng trong sách Thượng thư khẳng định rằng vị thủ lĩnh
thời xưa, Nghiêu, đã sai một người có tên là Hy Thúc đến ở Nam Giao, nhưng mục đích của ông
là để xác định nông lịch
(43)
. Thượng thư không đề cập gì đến Giao Chỉ hay vị trí của nó ở phương
Nam. Và cuối cùng, Vũ được cho là đã chia thiên hạ thành chín châu, cũng như Nhân Hoàng
trước đó đã từng chia thiên hạ thành 9 vùng, nhưng những văn bản đề cập đến điều này chẳng
nói gì đến Giao Chỉ trong hệ thống sắp đặt ấy cả.
Vì vậy, Ngô Sĩ Liên đã kiến tạo những mối liên hệ nhất định giữa vùng đất của ông và những
hành động của những nhân vật nhất định trong thời viễn cổ Trung Hoa. TrongToàn thư, ông đặt
thông tin này ngay trước ghi chép về phả hệ [họ Hồng Bàng] từ Thần Nông đến Kinh Dương
Vương, những ghi chép bắt nguồn từ Liệt truyện. Đặt bên nhau, thông tin này thiết lập vô số mối
liên hệ giữa những nhân vật ở Trung Hoa thời cổ và khu vực mà rốt cuộc Việt Nam sẽ xuất hiện.
Hơn thế, nó đã vận hành đúng với cung cách phản chiếu rất sát đoạn mở đầu của “Thục Chí”
trong Hoa Dương quốc chí. Do đó, trong khi Ngô Sĩ Liên và (các) tác giả của Liệt truyện tham
gia vào nhiều sự sáng tạo khi họ soạn những công trình của mình, lúc đó đã từng có sự tồn tại
một mô hình rõ ràng cho những dự đồ như thế trong Hoa Dương quốc chí.
Kinh Dương Vương và “Truyện Liễu Nghị”
Trong khi chúng ta chỉ có thể tư biện rằng đoạn mở đầu trong Hồng Bàng thị truyệnđược gợi ý từ
một tác phẩm như Hoa Dương quốc chí, thì những đoạn khác trong câu chuyện cho thấy những

sự song hành trực tiếp hơn với những thông tin trong các văn bản hiện còn. Câu chuyện tiếp tục
kể rằng Kinh Dương Vương, nhân vật được giao cai trị phương Nam, có thể đi vào các vùng
nước [thuỷ phủ], một khái niệm mà các nguồn tài liệu Trung Hoa dùng để chỉ nơi ở của các vị
thần nước và các vua rồng. Có lẽ không gian phải là ở thuỷ phủ để ông gặp một phụ nữ có tên
Thần Long, nghĩa là “Rồng thiêng”, là con gái của một Động Đình quân nào đó, một người có
cùng cái tên với một hồ lớn ở trung tâm Trung Hoa ngày nay. Kinh Dương Vương cưới Thần
Long và Thần Long sinh ra một con trai, Sùng Lãm, người sẽ được gọi là Lạc Long Quân. Rồi
câu chuyện lưu ý rằng Lạc Long Quân nắm quyền cai trị vương quốc của cha và dạy cho dân cày
cấy và nuôi tằm. Nó cũng lưu ý rằng lúc bấy giờ xuất hiện một trật tự tôn ti giữa đấng chí tôn và
bề tôi, giữa người trên và kẻ dưới, cũng như những mối quan hệ đúng đắn giữa cha với con, giữa
chồng với vợ
(44)
.
Những nhân vật như Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân không được đề cập trong các nguồn
tư liệu Trung Hoa. Trong khi những bình luận trong đoạn văn về một trật tự tôn ti đúng đắn xuất
hiện trong giai đoạn xa xưa này rõ ràng phản ánh cái nhìn của Khổng giáo, thì nhiều học giả lại
có xu hướng tin rằng Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân hẳn phải là những người anh hùng
văn hoá có thật của người Việt Nam, và phải tìm hiểu để lí giải nguồn gốc của họ. Chẳng hạn,
học giả được chú ý là Đào Duy Anh đã cố gắng làm điều đó với trường hợp Kinh Dương Vương
trong một số công trình học thuật của mình cuối những năm 1940 đầu 1950. Đào Duy Anh, cũng
như nhiều hoc giả khác lúc bấy giờ, tin rằng người Việt Nam trong lịch sử đã di cư xuôi về phía
Nam đến đồng Bằng sông Hồng từ những khu vực ở Nam Trung Hoa
(45)
. Ông chỉ ra rằng khu vực
xuang quanh sông Dương Tử nơi có hồ Động Đình đã được biết đến từ thời cổ là khu vực của hai
châu Kinh [Jing;荊] và Dương [Yang;楊]. Những chữ trong tên hai châu này đồng âm với những
chữ “Kinh” và “Dương” trong cái tên Kinh Dương Vương [涇陽], nhưng chúng được viết khác
nhau. Đào Duy Anh nhận ra điều này và cho rằng câu chuyện về Kinh Dương Vương có lẽ bắt
nguồn từ khi người Việt đang sống dọc sông Dương Tử ở khu vực châu Kinh và Dương, và rằng
qua nhiều thế kỉ người Việt truyền miệng câu chuyện này khi họ di cư về phía Nam đến đồng

bằng Sông Hồng. Khi câu chuyện rốt cuộc được viết ra, ai đó đã chọn các từ đồng âm của Kinh
và Dương, do đó làm mờ đi sự kết nối sử thực giữa Kinh Dương Vương và những vùng địa lí là
“Kinh” và “Dương” mà ngày nay là miền Trung Trung Hoa. Do đó, Đào Duy Anh cho rằng một
khi nhận ra nghĩa đen của Kinh và Dương, sự tồn tại của một Động Đình Quân cũng có nghĩa
[cho thấy] rằng những cái tên đó đều gắn với một khu vực có cùng tên gọi, nơi mà ông nghĩ rằng
đó là quê gốc của người Việt
(46)
.
Đây là một lí thuyết khéo léo, và tôi lưu ý ở đây để cung cấp một ví dụ về kiểu nỗ lực mà các học
giả Việt Nam đã làm để hợp lí hoá những thông tin lạ lẫm trong Liệt truyệnvà kết nối nó với một
hình thức lịch sử khả chứng hơn. Tuy nhiên, rốt cuộc, lí thuyết này không chính xác. Trước hết,
ngày nay ý tưởng cho rằng người Việt di cư xuống phía Nam vào Việt Nam đã không còn hợp
khẩu vị nữa khi các nhà ngôn ngữ học hiện thời xem những cội nguồn của người Việt nằm ở khu
vực ngày nay là miền Trung Việt Nam và những phần phía Đông của Lào
(47)
. Thứ hai, lí thuyết
này bỏ qua những mối liên hệ rõ ràng giữa đoạn văn này và một truyện ngắn thời Đường có
tên Liễu Nghị truyện của Lí Triều Uy vào thế kỉ VIII. Câu chuyện này xuất hiện đầu tiên trong
một tập truyện chí quái triều Đường, tập Dị văn kí của Trần Hãn. Sau đó nó được đưa vào một bố
tổng tập ở thế kỉ X là Thái Bình quảng kí ở một chương dành trọn cho những thông tin nói về
rồng.
“Câu chuyện về Liễu Nghị” xảy ra trong thời Nghi Phụng (676-678) dưới sự trị vì của Đường
Cao Tông. Nó kể về một học giả trẻ tên là Liễu Nghị người, sau khi thi trượt ở kinh đô, quyết
đính đến thăm một người bạn ở quận Kinh Dương [涇陽] tỉnh Sơn Tây. Lưu ý rằng những chữ
Kinh, Dương trong tên quận ở đây giống với chữ trong tên Kinh Dương Vương. Trên đường đi,
Liễu Nghị gặp một cô gái chăn dê và phát hiện ra rằng cô gái là con của Long quân hồ Động
Đình. Bố mẹ cô đã gả cô cho Kinh Xuyên quân ở Sơn Tây, nhưng ông ta đã đối xử tệ với cô và
cuối cùng ruồng rẫy cô. Rồi cô nhờ cậy Liễu Nghi mang thư gửi cho cha mình, Long quân hồ
Động Đình, và tóm lại, cuối cùng Liễu Nghị đã lấy cô con gái của Long quân
(48)

.
Câu chuyện này rõ ràng là sự gợi ý cho cuộc hôn nhân giữa Kinh Dương Vương và Thần Long,
con gái của Động Đình quân mà chúng ta thấy trong Liệt truyện và Toàn thư. Trên thực tế, nó là
một mối liên hệ không phải không được lưu ý trong quá khứ, bởi nó được bình luận trong Toàn
thư. Văn bản Toàn thư được đặt rải rác với những chú thích ngắn gọn. Không rõ là ai hoặc là
Ngô Sĩ Liên hoặc là một học giả nào đó sau này đã viết những lời bình luận này. Dù thế nào, sau
đoạn nói về cuộc hôn nhân này, Toàn thư cũng có một bình luận có phần khó hiểu sau đây:
“Theo Đường kỉ, Kinh Dương lúc bấy giờ có người phụ nữ chăn dê, xưng là con gái út của Động
Đình quân, lấy con thứ hai của Kinh Xuyên, nhưng sau đó nàng bị bỏ. Cô giao một bức thư cho
Liễu Nghị, người đệ trình một kỉ vật choi Động Đình quân. Thế thì, những cuộc hôn nhân qua
nhiều thế hệ giữa Kinh Xuyên và Động Đìnhđã có một lịch sử lâu dài”
(49)
.
Bất kể là ai viết bình luận này rõ ràng đều biết những thông tin trong Liễu Nghị truyện,mặc dù
ông khẳng định rằng nó bắt nguồn từ “Đường kỉ”
(50)
. Tuy nhiên, lời bình luận khá rối rắm, đặc
biệt là dòng cuối khi nó lưu ý rằng những cuộc hôn nhân giữa Kinh Xuyên và Động Đình “có
một lịch sử lâu dài”. Như đã nói ở trên, Kinh Dương và Kinh Xuyên đều là 2 địa điểm ở tỉnh Sơn
Tây, và cả hai đều được đề cập đến trong Liễu Nghị truyện. Rõ ràng, người nào đó viết bình luận
này đã gần như kết hợp Kinh Dương Vương với Kinh Dương ở Sơn Tây khi mà những chữ này
là giống nhau. Có vẻ như người chú thích đang cố gắng nói rằng từ khi Kinh Dương Vương cưới
con gái Động Đình quân thời xa xưa, và từ khi có một cuộc hôn nhân ở thời Đường giữa con gái
út của Động Đình Quân và một người nào đó ở khu vực Kinh Dương, thì đã có một lịch sử hôn
nhân lâu dài giữa hai vùng đất này.
Vấn đề là một trong những nhân vật đã cưới con gái Động Đình Quân là một con người, Kinh
Dương Vương, còn người kia lại là con trai của một con sông, Kinh Xuyên. Điều này rõ ràng là
phi lí nhìn từ thực tế lịch sử, nhưng nó có thể hiểu được bởi thông tin từLiễu Nghị truyện là hư
cấu, cũng như câu chuyện về Kinh Dương Vương. Rốt cuộc, một số học giả Việt Nam có vẻ
nhận ra điều này. Cuốn Khâm định Việt sử thông giám cương mục ở thế kỉ XIX, một cuốn sử mà

nội dung được kiểm duyệt bởi triều đình nhà Nguyễn, đã không nhắc gì đến cuộc hôn nhân giữa
Kinh Dương Vương và con gái Động Đình quân, một dấu hiệu cho thấy ai đó đã nhận ra rằng
thông tin này rõ ràng là một kiến tạo.
Lạc Long Quân, Âu Cơ và Liễu Nghị truyện
Trở lại với Hồng Bàng thị truyện, câu chuyện tiếp tục kể rằng mặc dù Lạc Long Quân thay thế
cha ông, Kinh Dương Vương, trong vai trò lãnh đạo nước Xích Quỷ, ông dành nhiều thời gian ở
dưới thuỷ phủ và chỉ xuất hiện khi người dân cần ông giúp đỡ. Gợi lại cái cách một trong những
vị tổ của ông, Đế Minh, đã có chuyến du chơi phương Nam, Đế Lai cũng làm tương tự. Ở đó ông
để vợ ông, Âu Cơ, ở một lâu đài trong khi ông đi thăm thú để thưởng thức sự giàu có của vùng
đất [lạ], quên cả việc trở về phương bắc. Người dân phải chịu đựng sự “phiền nhiễu” này và gọi
Lạc Long Quân trợ giúp. Lạc Long Quân quay trở lại và thấy Âu Cơ một mình. Ông biến mình
thành một chàng trai trẻ đẹp và hai người yêu nhau. Rồi Lạc Long Quân đem Âu Cơ đi, và khi
Đế Lai sai tuỳ tùng của mình đi tìm Âu Cơ, Lạc Long Quân đã biến hoá bằng vô số cách để doạ
đuổi họ đi. Đế Lai đành phải quay về phương Bắc
(51)
.
Rồi Liệt truyện kể rằng Âu Cơ đẻ ra một kiểu bọc trứng. Nghĩ rằng đây là điềm không lành, bà
bỏ cái bọc ở ngoài đồng hoang, nhưng sau đó nó cho ra 100 quả trứng, mỗi quả nở ra thành một
người con trai
(52)
. Lạc Long Quân trở về thuỷ phủ và Âu Cơ bị bỏ lại, phải một mình nuôi dưỡng
các con. Không thể chịu được cảnh này, Âu Cơ gọi Lạc Long quân lên và cố gắng bỏ con lại cho
ông để có thể trở về phương Bắc
(53)
. Lạc Long Quân liền nói:
“Ta thuộc giống rồng, và là thủ lĩnh của loài dưới nước, nàng là thuộc giống tiên, sống ở trên
cạn. Tuy khí âm dương kết hợp lại mà sinh ra con cái, nhưng mà thủy hỏa tương khắc. Chúng ta
không cùng nòi giống. Sẽ rất khó sống với nhau lâu được. Chúng ta nên chia tay nhau. Ta sẽ đem
năm mươi con về Thủy Phủ, nơi chúng sẽ được các xứ mà cai trị. Năm mươi người con sẽ theo
nàng sống trên cạn, và sẽ chia nước ra mà cai trị”

Năm mươi người con trai theo Âu Cơ sau đó tôn người có khả năng nhất trong số họ lên làm thủ
lĩnh, gọi là Hùng Vương, và xưng nước của họ là nước Văn Lang
(54)
.
Đoạn văn này cực kì nổi tiếng khi nhiều học giả thời hiện đại đã viết về đoeeì mà họ xem là có ý
nghĩa sâu sắc chỉ mối tương tác giữa những người ở vùng nước và những người ở vùng cạn. Đặc
biệt, các học giả đã xem điều này là sự biểu tượng hoá mối tương tác giữa một nền văn hoá biển
và một nên văn hoá lục địa ở một thời điểm xa xôi nào đó trong quá khứ, một mối tương tác mà
các học giả này nói rằng đã xác định một cách sâu sắc đặc trưng của dân Việt
(55)
. Chẳng hạn,
Keith Taylor đã cho rằng:
“Những truyền thống huyền thoại xung quanh Lạc Long Quân và nguồn gốc của các vua Hùng
đã phi lộ một nền văn hoá mang thiên hướng biển đang tiến tới sự liên hệ với môi trường đất
liền. Nền văn minh đến với một người anh hùng văn hoá từ biển, người đã vượt lên trên sức
mạnh của lục địa bằng cách chiếm vợ của kẻ thù và biến cô ta thành mẹ của những đứa con thừa
tự của mình. Chủ đề về người anh hùng văn hoá bản địa này đang trung hoà một mối đe đoạ của
phương Bắc bằng cách chiếm lại nguồn gốc tính chính đáng của nó, báo hiệu một mối quan hệ
lịch sử giữa người Việt và người Trung Hoa. Nguồn gốc huyền thoại của các vua Hùng phản ánh
một cơ sở văn hoá biển với những sự trưởng thành về chính trị dưới sự ảnh hưởng mang tính lục
địa. Ý tưởng này sau đó được giới trí thức Việt Nam đưa vào phả hệ của Lạc Long Quân và Âu
Cơ, cái đã gom tuyến đường nước phương Nam với tuyến lục địa phương Bắc vào một gia đình
hoàng gia đơn nhất, trong cái gia đình đó người sáng lập được lựa chọn lùi lên tận vị hoàng đế
Trung Hoa trong huyền thoại đầu tiên”
(56)
.
Quan điểm của Taylor ở đây là, người Việt Nam đã sở hữu một “chủ đề về người anh hùng văn
hoá bản địa đang trung hoà một sự đe đoạ của phương Bắc bằng cách chiếm lại nguồn gốc tính
chính đáng của nó” trước khi tiếp xúc với người Trung Hoa. Tuy nhiên, không rõ người mà “mối
đe doạ phương Bắc” bị làm nền bởi “một người anh hùng văn hoá trừ vùng biển” này là ai.

Khẳng định của ông rằng “Nguồn gốc huyền thoại của các vua Hùng phản ánh một cơ sở văn
hoá biển với những sự trưởng thành về chính trị dưới sự ảnh hưởng mang tính lục địa” cũng ngụ
ý rằng các thủ lĩnh Việt Nam đã kế thừa “những sự trưởng thành về chính trị dưới sự ảnh hưởng
mang tính lục địa” trước khi tiếp xúc với người Trung Hoa. Nhưng một lần nữa, không rõ “sự tác
động từ lục địa” hay “những sự trưởng thành chính trị” này là gì. Tuy nhiên theo Taylor, những
chủ đề này, như được thể hiện trong câu chuyện về Lạc Long Quân và Âu Cơ, đã hiện diện trong
thời điểm tiếp xúc với Trung Hoa. Rồi ở một thời điểm nào đó tiếp sau, giới trí thức Việt Nam đã
trau chuốt câu chuyện này bằng cách thêm những thông tin phả hệ sớm hơn, [tức là] dẫn ngược
lên đến tận Thần Nông.
Việc một văn bản dường như được viết sau cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông ở thế kỉ XIII
chứa đựng “chủ đề về người anh hùng văn hoá bản địa đang trung hoà một mối đe đoạ của
phương Bắc” nên dẫn chúng ta tới sự hoài nghi tính cổ xưa của của một chủ đề như thế. Tương
tự, việc những vị thủ lĩnh chính trị trong một câu chuyện được viết bằng Hán văn cổ bởi một
thành viên hay một số thành viên của giới tinh hoa Việt Nam Hán hoá được mô tả là đã kế thừa
“những sự trưởng thành về chính trị dưới sự ảnh hưởng mang tính lục địa” cũng nên dẫn chúng
ta đến sự băn khoăn liệu “những huyền thoại cổ” này phản chiếu những cách nhìn trung đại ở
mức độ nào. Nói cho công bằng, có thể có một câu chuyện nào đó được kể bởi “dân gian” không
biết chữ ở một nơi nào đó ở Đồng bằng sông Hồng về một Lạc Long Quân và Âu Cơ nào đó mà
những học giả trung đại đã ghi chép lại và trau chuốt nó. Tuy nhiên, ngay cả nếu một câu chuyện
như thế tồn tại, vẫn thật nguy hiểm khi phú cho nó tính cổ xưa và ý nghĩa văn hoá sâu sắc mà các
học giả sở hữu, đặc biệt khi có khả năng có nhiều chứng cứ tầm thường hơn minh chứng cho
nguồn tư liệu [để sản sinh] một câu chuyện như thế. Chẳng hạn, một văn bản Trung Hoa thế kỉ
XVII dựa trên những tài liệu được thu thập trong giai đoạn đô hộ [Đại Việt] đầu thế kỉ XV của
nhà Minh bao gồm một câu chuyện địa phương về một con cá sấu trong đó phần kết câu chuyện
cung cấp những thông tin dưới đây:
“Cá sấu mỗi lần đẻ mấy chục quả trứng. Trứng nở, một số bò xuống nước thành cá sấu, một số
bò lên bờ, thành loài rắn lạ. Cá sấu mẹ có khi nuốt chúng để cho chúng không nảy nở nhiều”
(57)
.
Do đó, có phải câu chuyện về năm mươi người con trai theo Lạc Long Quân xuống biển và năm

mươi người con trai theo Âu Cơ lên non thực sự là sự phản ánh kí ức văn hoá sâu sắc nào đó của
cuộc tiếp xúc giữa những phương thức sống dưới biển và trên lục địa? Hay có phải nó đơn thuần
là một truyện kể trung đại được đan dệt bởi một học giả bản địa người được gợi hứng bởi một
truyện kể hư cấu về những con cá sấu ở địa phương? Chúng ta không thể chắc chắn được, nhưng
rõ ràng rất đáng khảo sát bối cảnh trung đại để tìm ra một nguồn tư liệu tiềm năng cho những
thông tin trong những truyện này. Và trong khi toàn bộ hiểu biết và truyền thuyết địa phương có
thể là một nguồn cảm hứng cho câu chuyện Lạc Long Quân và Âu Cơ, thì chúng ta cũng không
nên loại trừ khả năng câu chuyện này được gợi hứng từ những nguồn tài liệu viết.
Tất nhiên, có vô số câu chuyện về rồng và tiên trong văn học Trung Hoa liên quan đến những
khu vực phía Nam sông Dương Tử. Theo đó, để xác định xem liệu có bất kì cái gì thống nhất
trong câu chuyện về Lạc Long Quân và Âu Cơ hay không, sẽ là khôn ngoan khi trước hết nên
đào xới danh mục các câu chuyện Trung Hoa viết về rồng và tiên. Chỗ tốt nhất để bắt đầu có lẽ
là Liễu Nghị truyện, và như đã biết, có những mối liên hệ rõ ràng giữa câu chuyện đó với câu
chuyện về Kinh Dương Vương và Thần Long. Và hoá ra, cũng có những sự tương đồng
giữa Liễu Nghị truyện và đoạn văn trong Liệt truyện đã dẫn ở trên. Những mối liên hệ ở đây
không trực tiếp như những mối quan hệ liên quan đến Kinh Dương Vương và Thần Long, nhưng
chúng gợi ý một cách mạnh mẽ rằng câu chuyện này ít nhất gợi một số ý tưởng cho câu chuyện
về Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Trong Liễu Nghị truyện, Liễu Nghị chuyển một bức thư cho Long quân hồ Động Đình sống dưới
long cung vì lợi ích của con gái ông. Khi Liễu Nghị đến cung điện, văn bản ghi chép những
thông tin sau đây:
[Liễu] Nghị hỏi [một người chỉ đường cho ông đến long cung]:
- Động Đình quân đang ở đâu?
- Chủ nhân của chúng tôi đang ở gác Huyền Châu. Ông đang bàn bạc về Hoả kinh với Thái
Dương đạo sĩ. Họ có lẽ sắp kết thúc rồi.
- Hoả kinh nói về cái gì?
- Chủ nhân của chúng tôi là rồng. Sức mạnh thần thánh của rồng liên quan đến nước; với một
giọt nước ông có thể chụp lên cả các ngọn núi và thung lũng. Trong khi đó, Đạo sĩ là người. Sức
mạnh thần thành cua người liên quan đến lửa; với một ngọn đèn, ông ấy có thể đốt cháy cung A
Phòng [một cung điện được xây dựng bởi Tần Thuỷ hoàng đế]. Vì hai loại trí tuệ thần thánh là

khác nhau về chức năng, nên sự biến hoá huyền diệu cũng rất khác nhau”
(58)
.
Khi khẳng định của Lạc Long Quân với Âu Cơ có thêm một ý nghĩa mới sau khi đọc đoạn văn
này, thì tất nhiên không có cách nào khác phải thừa nhận chắc chắn rằng tác giả Hồng Bàng thị
truyện đã lấy ý tưởng từ Liễu Nghị truyện để giải thích rằng sự khác biệt giữa nòi rồng, Lạc Long
Quân, và dòng tiên/trên cạn, Âu Cơ, là do sự khác biệt giữa lửa và nước. Tuy nhiên, khi ai đó
xem xét cái cách thông tin trong hai văn bản bao quanh các loại rồng, tiên, người, lửa, nước, khí,
âm và dương, thì rõ ràng là chúng ta đang quan tâm nhiều đến những ý tưởng từ toàn bộ lĩnh vực
hiểu biết và truyền thuyết của Đạo giáo hơn là những ý tưởng thuộc về một ý thức mang tính lịch
sử sâu sắc về sự chạm trán xa xưa giữa hai nền văn hoá khác nhau.
Lạc và Hùng
Sau khi lần theo một phả hệ từ Thần Nông đến Lạc Long Quân, Hồng Bàng thị truyệnkết thúc
với một lời luận bàn về các vua Hùng và nước Văn Lang. Thông tin trong phần cuối này, giống
như toàn bộ các thông tin trước, không thể tìm thấy trong các nguồn tư liệu lịch sử Trung Hoa,
trừ một trường hợp không hoàn toàn – cái tên “Hùng”. Một nguồn tư liệu lịch sử Trung Hoa chép
rằng có những vị thủ lĩnh ở đồng bằng sông Hồng vào thiên niên kỉ thứ nhất trước CN được gọi
là “Hùng”. Tuy nhiên, cũng có những nguồn tư liệu khác khẳng định rằng những vị thủ lĩnh này
được gọi là “Lạc”. Sự không nhất quán này là cội nguồn của một cuộc tranh luận đã được thổi
bùng lên lúc mạnh lúc yếu suốt thế kỉ trước.
Đó là học giả Pháp, Henri Maspero, người bắt đầu cuộc tranh luận này vào đầu thế kỉ XX khi
ông lưu ý rằng trong các nguồn tư liệu lịch sử Trung Hoa những kí tự để ghi cả “Lạc” [ 雒] và
“Hùng” [雄] xuất hiện trong một đoạn văn đề cập đến những vị thủ lĩnh ở Đồng bằng sông Hồng
trước khi xuất hiện sự cai trị của Trung Hoa trong khu vực này. Maspero khảo xét những nguồn
tư liệu này và kết luận rằng một người sao chép Trung Hoa đã chép nhầm từ “Lạc” [ 雒] sang
“Hùng” [雄] vào một thời điểm nào đó, và người Việt đơn thuần chỉ duy trì lỗi chép nhầm này.
Maspero không phủ nhận rằng đã từng có những vị thủ lĩnh ở Đồng bằng sông Hồng trước khi có
sự sáp nhập vùng đất này vào đế chế Tần và Hán. Thay vào đó, ông đơn thuần cho rằng những vị
thủ lĩnh này được gọi là Lạc hơn là Hùng
(59)

. Tuy nhiên, có một vẻ ngạo mạn thực dân trong nhận
định của Maspero rằng người Việt Nam đơn thuần chỉ sao lại một lỗi lầm mà chẳng nhận ra nó
và từ đó đã gọi những vị vua lập nước của mình bằng một khái niệm sai lầm qua nhiều thế kỉ.
Hiểu rõ giọng điệu và những ngụ ý trong quan niệm của Maspero, ta không ngạc nhiên khi nhận
định của ông rốt cuộc gây ra nhiều tranh cãi. Sự tranh cãi bắt đầu từ thập kỉ 1940, và cho đến
cuối thập kỉ 1960 đầu thập kỉ 1970 nó đạt đến một kết luận mang tính chính trị, theo đó ngả về
cái tên “Hùng”
(60)
. Tuy nhiên, nó cũng phải tiến đến một kết luận khoa học. Trong khi các học giả
bàn luận liên miên về việc chọn chữ nào là đúng, lạc hay hùng, thì ít người tranh luận về đoạn
văn lớn hơn mà trong đó có các chữ xuất hiện ở những nguồn tư liệu Trung Hoa cổ xưa. Tuy
nhiên, khi nhìn vào đoạn văn và lịch sử văn bản của nó, đáp án cho câu hỏi khái niệm nào đúng
hơn trở nên rõ ràng hơn.
Sự tranh cãi này tập trung xung quang và nguồn tư liệu được cho là gốc. Hai trong số đó có chứa
chữ “Lạc”, và một chứa chữ “Hùng”. Tất cả các công trình này nay đã mất, nhưng những đoạn
văn [còn lại] của chúng được trích dẫn trong các tác phẩm hiện còn. Nguồn tư liệu chính đầu tiên
là Giao Châu ngoại vực kí. Những chứng cớ về văn bản gợi ý rằng công trình này có niên đại từ
hoặc cuối thế kỉ III hoặc đầu thế kỉ IV sau CN
(61)
. Đoạn văn trong công trình này có chép về
những vị thủ lĩnh xưa ở Đồng bằng Sông Hồng được bảo lưu trong cuốn Thuỷ kinh chú ở thế kỉ
VI của Lịch Đạo Nguyên. Trích dẫn:
“Giao Châu ngoại vực chí chép rằng ‘trong quá khứ, trước khi Giao Chỉ có quận và huyện, vùng
đất này đã có ruộng Lạc. Ruộng này theo sự lên xuống của nước lũ, và vì vậy người dân đã khai
khẩn ruộng này để trồng cấy, họ được gọi là dân Lạc. Lạc vươngvà Lạc hầu được bổ nhiệm để
cai trị các quận huyện khác nhau. Nhiều huyện có các lạc tướng. Lạc tướng đeo ấn đồng treo trên
dây thao xanh”
(62)
.
Đoạn văn này chứa đựng những thông tin trái ngược. Nó có ý miêu tả một giai đoạn trước khi

Trung Hoa vào cai trị (tức là trước khi người Trung Hoa thiết lập “các quận và huyện””), nhưng
nó lại dùng thuật ngữ Trung Hoa, như “hầu”, “tướng”, “huyện”, và “ấn đồng buộc trên dây thao
xanh” trong sự miêu tả của nó. Điều này tạo ra sự bối rối. Ai bổ nhiệm các Lạc vương/hầu?
Những người có “ấn đồng treo trên dây thao xanh” là ai? Làm thế nào Lạc dân từng cai trị “các
quận huyện” nếu họ sống ở một giai đoạn trước khi có sự thiết lập [các đơn vị hành chính] quận
và huyện? Cuối cùng, một điểm khác biệt không rõ ràng ở đoạn văn này là: khái niệm “Lạc” chỉ
cái gì? Trong đoạn văn, chữ này thể hiện một âm của tiếng nước ngoài hơn là nghĩa. Nhiều học
giả đã cho rằng nó hẳn phải biểu thị cái gì đó trong một thứ ngôn ngữ bản xứ có liên quan đến lời
khẳng định rằng “Ruộng này theo sự lên xuống của nước lũ”, rồi văn bản khẳng định rằng “vì
vậy người dân đã khai khẩn ruộng này để trồng cấy, họ được gọi là Lạc dân”. Tuy nhiên, bản
thân chữ này chẳng cung cấp chứng cứ gì ngoài việc nó rõ ràng được dùng để tái hiện một âm
hơn là một nghĩa.
Nguồn tài liệu có nội dung gốc khác hàm chứa khái niệm “Lạc”, và thường được trích dẫn trong
cuộc tranh cãi dài lâu này, là một công trình được biết đến dưới nhiều cái tên. Một văn bản đề
cập đến nó có tên là Ích Châu truyện, và một tiền thân của văn bản tương tự có đề cập đến nó có
tên là Quảng Châu kí. Chúng ta hãy dừng lại một chút ở đây để khảo sát dấu tích về văn bản của
nguồn tư liệu này, như nó đã bộc lộ nhiều về bản chất của những nguồn tài liệu mà cuộc tranh
luận về “Hùng” hay “Lạc” đã dựa vào.
Có một cuốn biên niên sử Trung Hoa cổ được biết với cái tên Sử kí được soạn vào thế kỉ đầu sau
CN. Sau đó, ở thế kỉ VIII, một học giả có cái tên Tư Mã Trinh đã viết một tập bình luận cho văn
bản này lấy tên là Sử kí sách ẩn. Trong tập bình luận này, Tư Mã Trinh đưa vào hầu như toàn bộ
thông tin tương tự về đồng bằng sông Hồng như đã trích ở trên. Nguồn của trích dẫn này là một
công trình có tên Ích Châu truyện. Tuy nhiên, Tư Mã Trinh đã chỉ ra trong lời bình luận của
mình rằng, ông đã thực sự không được tham khảo văn bản này. Thay vào đó, ông thu được thông
tin ấy từ một trích dẫn trong một công trình được viết bởi một “Diêu thị” nào đó. Nhiêu Tông Di
đã xác định rằng Diêu thị này có thể là Yao Cha (Diêu …)?, một học giả/quan chức đã qua đời ở
đầu thế kỉ VII và là người đã viết phần bình luận, phần này nay đã không còn, cho cuốn Hán
thư. Có lẽ xuất phát từ cuốn này mà Tư Mã Trinh đã thu được đoạn trích về Đồng Bằng Sông
Hồng vốn có nguồn gốc từ Ích Châu truyện.
Vậy là ở thế kỉ VIII, Tư Mã Trinh đã trích dẫn một công trình của Yao Cha, một học giả/quan

chức đã chết ở thế kỉ trước, người lại trích dẫn sách Ích Châu truyện. Đối với văn bản mà Yao
Cha đã trích, không rõ khi nào nó được viết, và do ai. Nhiêu Tông Di tìm thấy một ít văn bản có
cái tên hoặc là Ích Châu truyện hoặc là Ích Châu kí có từ các giai đoạn triều Hán, thời Tam Quốc
và thời Lương (206 trước CN – 557 sau CN). Vì vậy, trong khi không rõ chính xác bao giờ Ích
Châu truyện như trích dẫn của Tư Mã Trinh được soạn, thì đoạn văn về đồng bằng sông Hồng
của nó như sau:
“Triệu thị dẫn Ích Châu truyện, trong đó nói rằng: Giao Chỉ có Lạc điền, ruộng ấy dựa vào sự lên
xuống của nước lũ. Người dân sống cạnh ruộng ấy được gọi là Lạc dân. Ở đó có Lạc vương và
lạc hầu. [Thủ lĩnh] các quận khác nhau tự gọi mình là Lạc tướng. Với ấn đồng treo trên dây thao
xanh, họ giống như những quan địa phương các huyện hiện nay”
(63)
.
Hẳn nhiên là đoạn văn này rõ ràng hơn đoạn văn tương tự trong Giao Châu ngoại vực kí.Những
vấn đề như thông tin trái ngược về Lạc vương và Lạc hầu được bổ nhiệm cai trị các quận và
huyện ở một giai đoạn trước khi các quận huyện được thiết lập, và nghi vấn về người bổ nhiệm
họ, đã được loại trừ.
Một ít thế kỉ sau khi Tư Mã Trinh thâu nhập thông tin này vào lời bình luận của ông cho sách Sử
kí, thông tin này được giản hoá còn xa hơn. Nó xuất hiện khi lời bình luận của Tư Mã Trinh, cho
đến thời điểm này nó đã là một văn bản độc lập, được sáp nhập vào thực thể văn bản Sử kí và
được xuất bản kết hợp cả chính văn và phần bình luận ở thời Nam Tống (1127 – 1279 sau CN).
Khi điều này xảy ra, vì lí do nào đó tên của văn bản mà Diêu thị đã tham khảo nhiều thế kỉ trước
đã được đổi tên từ Ích Châu truyện thànhQuảng Châu kí. Một số thay đổi cũng được tiến hành
khi trích dẫn đoạn văn, đến nỗi nó xuất hiện như dưới đây:
Trong phần “Sách ẩn” (ở Sử kí), Diêu thị đã dẫn Quảng châu kí trong đó nói rằng “Giao Chỉ có
ruộng Lạc, ruộng đó dựa vào sự lên xuống của nước. Nhân dân sống ở bên ruộng ấy được gọi là
Lạc hầu. Những thủ lĩnh cấp huyện khác nhau tự gọi họ là Lạc tướng. Với ấn đồng treo trên dây
thao xanh, họ giống như những quan địa phương các huyện hiện nay”
(64)
.
Thêm vào sự thay đổi tiêu đề, sự khác nhau đáng chú khác trong phiên bản này là nó không còn

đề cập đến “Lạc dân” hay “Lạc vương” nữa. Đây là một điểm quan trọng mà chúng tôi sẽ còn trở
lại. Ở đây, chúng ta hãy thuần tuý lưu ý rằng rõ ràng thông tin này, được quy cho hoặc Ích Châu
truyện hoặc Quảng Châu kí, đã trải qua những lĩnh vực phức tạp của quá trình truyền tin và nó
đã thay đổi dọc theo con đường đó. Từ văn bản có thể là bản nguồn nào đó, thông tin này được
trích dẫn bởi Diêu thị ở thế kỉ VII, sau đó ông này lại được Tư Mã Trinh trích dẫn lại ở thế kỉ
VIII, ở đây những bình luận của Tư Mã Trinh được thay đổi khi chúng được gộp vào một ấn bản
mới của cuốn Sử kí,cuốn này được soạn trong thời Nam Tống ở khoảng thế kỉ XII đến XIII.
Nguồn tư liệu cơ bản cuối cùng nói về những thủ lĩnh cổ xưa ở Đồng bằng sông Hồng là
cuốn Nam Việt chí. Công trình này được cho là của học giả thế kỉ V, Thân Hoài Viễn
(65)
. Ngày
nay, chúng ta biết về công trình này khi nó được trích dẫn trong 2 cuốn “loại thư” ở thế kỉ thứ 10.
Có một phiên bản dài hơn của tư liệu này nằm trong cuốn Thái Bình quảng kí, và ngắn hơn trong
cuốn Thái Bình hoàn vũ kí. Đoạn văn dài hơn trong Thái Bình quảng kí như sau:
“Đất Giao Chỉ khá là phì nhiêu. Cư dân sống ở đó, và cho đến khi [những cư dân gốc] học cách
trồng trọt bằng cách gieo hạt. Đất trồng ở đó đen và màu mỡ, và Khí rất mạnh [hùng]. Vì vậy,
ruộng đất ở đó nay được gọi là ruộng Hùng, và người dân, được gọi là dân Hùng. Có những
người cầm đầu được gọi là Hùng vương. Có những người hầu cận được gọi là Hùng hầu, và đất
đai được chia cho các Hùng tướng (Đoạn này xuất phát từNam Việt chí)
(66)
.
Có một vài điểm cần lưu ý về đoạn văn này. Trước hết là đoạn văn này, như trong Ích Châu
truyện và Quảng Châu kí, đã bỏ sót sự đề cập đến “các quận và huyện”. Văn bản này không chỉ
ra rằng nó đang đề cập đến một thời điểm nào đó trong quá khứ, trước thời Trung Hoa cai trị,
như trong Giao Châu ngoại vực kí đã làm. Kết quả là, nó loại trừ những mâu thuẫn rõ ràng về
nghĩa, như khẳng định rằng có người được bổ nhiệm cai trị những quận huyện trong một giai
đoạn trước khi có sự thiết lập các quận huyện, và đề cập đến các con dấu bằng đồng xâu dây thao
xanh – trang phục Trung Hoa của các quan chức – trong giai đoạn trước khi Trung Hoa cai trị
này.
Điểm tiếp theo phải lưu ý là chữ “Hùng” trong đoạn văn này thể hiện nghĩa, chứ không phải âm,

như khái niệm “Lạc” trong các văn bản trên kia. Cái “khí” trong đất mạnh [hùng], và bởi vì vậy
nên nhân dân ở vùng này cũng được gọi là Hùng, hay mạnh. Nói khác đi, tác giả này không đơn
thuần là mắc một sai lầm khi sao chép và viết “Hùng” trong khi đáng lẽ phải viết “Lạc”, như
Maspero nhận định. Thay vào đó, ông thay đổi đột ngột đoạn văn này cho phù hợp với nghĩa của
khái niệm “Hùng” nghĩa là “mạnh”. Để làm điều này, ông đã thêm thông tin vào phần mở đầu
của đoạn văn về việc đất ấy phì nhiêu và khí nơi đây thì mạnh, và rồi kết nối thẳng từ “Hùng”
với nghĩa “mạnh” này với những cái tên của đất và người nơi đây.
Nếu chứng cớ về mức độ kiến tạo thông tin của tác giả này ở đây vẫn còn chưa rõ ràng, thì chúng
ta cũng cần phải chỉ ra rằng mệnh đề “đất đen và màu mỡ” là một bản sao rất gần gũi với thiên
“Vũ cống” trong Thượng thư, nơi nó viết rằng “”đất nhẹ và màu mỡ”
(67)
. Đây không phải là một
biểu ngữ phổ biến trong Hán cổ. Thay vào đó, tác giả này rõ ràng đang mô phỏng dòng văn
trong Thượng Thư. Ngược lại, đoạn văn tương tự trong hai văn bản trên không cho thấy chứng
cứ nào về sự vay mượn từ các văn bản khác [của chúng].
Một mẫu hình xuất hiện khi người ta xem xét tất cả những thông tin ở trên. Rõ ràng là thông tin
này chúng tôi tìm thấy trong cái được cho là những nguồn thông tin khác biệt rốt cuộc tìm thấy
ngọn nguồn từ một nguồn thông tin gốc. Mỗi một câu chuyện cung cấp những thông tin cơ bản
giống nhau trong trật tự giống nhau và về cơ bản là bằng cùng một cách thức. Cũng hiển nhiên là
thông tin này được trích dẫn đi trích dẫn lại. Hơn nữa, mỗi lần được trích dẫn là một lần mới có
tiềm năng khiến cho một người sao chép nào đó thay đổi đoạn văn. Điều này rõ ràng xảy ra với
cái phiên bản chứa đựng chữ “Lạc”. Đặc biệt, (các) tác giả đã thay đổi đoạn văn để khiến cho
thông tin trở nên rõ ràng hơn và loại bỏ những mâu thuẫn. Đã biết rằng phiên bản chứa đựng chữ
“Hùng” cũng cung cấp những thông tin cơ bản tượng tự trong cùng thứ tự và cung cách, và rằng
những sự thay đổi mà nó chứa đựng khiến cho thông tin này rở nên rõ ràng hơn, sẽ là logic khi
kết luận rằng phiên bản chứa đựng chữ “Hùng” được tạo ra bởi một người sao chép bằng việc
thay đổi từ phiên bản có chữ “Lạc” sang để khiến cho văn bản trở nên rõ ràng hơn.
Ở thập kỉ 1950, học giả Pháp Émile Gaspardone đã xem xét các đoạn văn có chữ “Lạc” và
“Hùng” rồi cho rằng chúng cấu thành hai truyền thống lịch sử khác nhau. Trong khi nhận ra một
cấp độ của sự song hành giữa hai phiên bản, thì ông lại tập trung nhiều hơn và nội dung của

chúng để lập luận rằng chúng thể hiện việc ghi chép một dạng thông tin giống nhau dưới những
hoàn cảnh lịch sử khác nhau. Ông nghĩ rằng, truyền thống “Lạc” tái hiện một ghi ghi chép sớm
hơn về khu vực, khi người Trung Hoa lần đầu tiên đến và thấy nhân dân sống ở khu vực này đã
dựa vào những dòng nước lũ để tiến hành việc trồng trọt. Khi nhiều người Trung Hoa hơn định
cư ở vùng này – một thực tế mà Gaspardone nghĩ là được chỉ ra bởi cụm từ “những du dân định
cư” trong sách Nam Việt chí – họ quen thuộc hơn với vùng đất này và với những thuộc tính của
đất đai nơi đây. Gaspardone cho rằng ở điểm này ai đó đã tạo ra một phiên bản mới của những
thông tin tương tự, những thông tin phản ánh tri thức gần gũi hơn rằng người Trung Hoa bây giờ
đã giành được khu vực này và đất đai “mạnh mẽ” [hùng] của nó
(68)
.
Trong một phụ lục về vấn đề Lạc và Hùng ở cuốn Sự hình thành của Việt Nam, Keith Taylor đã
lược lại thuyết của Gaspardone và rồi góp thêm một sự diễn giải đôi chút sai dị để giải thích
những khác biệt giữa các văn bản. Ông lưu ý cái cách Quảng Châu chíkhông hề nhắc đến vị vua
nào, trong khi Giao Châu ngoại vực kí và Nam Việt chí đều chép. Từ đó ông cho rằng sự đề cập
đến các vị vua ở hai văn bản sau “dường như phản ánh sự gạn lọc các truyền thống truyền thuyết
Việt Nam khi chúng đi vào các nguồn tư liệu văn học Trung Hoa”
(69)
. Nói khác đi, trong khi
Gaspardone thấy một sự biến đổi trong các văn bản chỉ cho ông thấy một sự phát triển trong tri
thức của người Trung Hoa về khu vực này, Taylor cho sự biến đổi trong các văn bản là sự tích
hợp các tri thức của người Việt vào các nguồn tư liệu Trung Hoa.
Cái thống nhất công trình của Gaspardone và Taylor là niềm tin rằng những biến đổi trong nội
dung của các văn bản nhiều khả năng là kết quả của những biến đổi về bối cảnh ở đồng bằng
Sông Hồng. Tuy nhiên, rõ ràng điều này không phải sự thật. Lập luận của Taylor, dựa trên sự
vắng bóng của bất kì sự đề cập nào đến các vị vua trong Quảng Châu kí, là một ví dụ hoàn hảo
về điều này. Như chúng ta thấy ở trên, văn bản này được trích dẫn lần đầu tiên trong một ấn bản
của Sử kí, công trình được soạn vào thời Nam Tống. Trong công trình này, Quảng Châu kí được
đề cập đến trong một lời bình được cho là của Tư Mã Trinh. Tuy nhiên, văn bản gốc của Tư Mã
Trinh lại trích dẫn Ích Châu truyện chứ không phải Quảng Châu kí. Hơn nữa, lời bình luận của

Tư Mã Trinh vốn có đề cập đến các vị vua. Trong khi đó, chính cái tiêu đề, Quảng Châu kí, và sự
vắng bóng của bất kì đề cập nào đến các vị vua trong cái văn bản được cho là có này, đều là
những sự phát triển về văn bản rất muộn về sau. Và chúng phát triển vì những nguyên nhân
chẳng liên quan gì đến hiện thực của bối cảnh ở đồng bằng sông Hồng
Vì vậy, rốt cuộc Maspero đã đúng khi cho rằng “Lạc” là khái niệm đúng. Tuy nhiên, ông đã sai
khi khẳng định rằng một người chép văn bản Trung Hoa nào đó đã đơn thuần mắc lỗi khi sao
chép chữ này và viết thành “Hùng”. Trong khi những người sao chép Trung Hoa không nghi ngờ
gì nữa có thể mắc sai lầm, giống như những người sao chép thời trung đại ở những phần khác
của thế giới, thì họ cũng biến đổi một cách có cân nhắc các văn bản họ “sao chép”. Trong trường
hợp thông tin về đồng bằng sông Hồng, rõ ràng những người sao chép đã nhiều lần thay đổi
thông tin này qua các thế kỉ. Chúng ta có thể thấy sự biến đổi dần dần đối với phiên bản “Lạc” và
một sự biến đổi kịch đột ngột hơn với sự sáng tạo ra phiên bản “Hùng”, song tất cả các văn bản
này đều tuân theo một mẫu hình chung và thể hiện thông tin tương tự. Theo đó, rõ ràng là có duy
nhất một truyền thống, một truyền thống nỗ lực giản lược và gạn lọc những thông tin rắc rối, và
khái niệm “Hùng” được tạo ra chính trong quá trình này.
Maspero cũng đã sai khi khẳng định rằng người Việt chỉ đơn thuần sao chép lại một chữ sai, vì
họ rốt cuộc đã kiến tạo ra một cái gì đó mới bằng cách sử dụng cả “Hùng” và “Lạc” [trong cùng
một đoạn văn]. Trong khi Liệt truyện chép rằng các vua của Văn Lang được gọi là các vua
“Hùng”, thì nó lại khẳng định rằng “các quan văn được gọi là Lạc hầu, và các vị tướng được gọi
là Lạc tướng””
(70)
. Nói khác đi, bất kì ai viết Hồng Bàng thị truyện cũng đã không chép bất kì
một văn bản sớm đơn nhất nào, mà thay vào đó, sáng tạo ra cái gì đó mới dựa trên các văn bản
phức tạp. Cũng có điều thú vị cần lưu ý là khi Liệt truyện giới thiệu khái niệm “Hùng”, nó thực
hiện điều đó bằng cách lưu ý rằng 50 người con trai theo Âu Cơ “tôn người có khả năng lên làm
thủ lĩnh, gọi ông là Vua Hùng”
(71)
. Điều có ý nghĩa ở đây là từ biểu thị ý “có khả năng” (“hùng
trưởng”) cũng chứa đựng chữ “hùng” vốn được dùng trong cái tên “Hùng vương”. Khi người ta
xem xét việc bất kì ai đã viết thông tin này có lẽ cũng là người chọn cái tên “Hùng vương” và

cận thần của vương là “Lạc”, trò chơi chữ ở đây có lẽ đã chỉ ra logic đằng sau một quyết định
như thế.
Các học giả hiện đại đã lập luận rằng sự hoà trộn hai khái niệm này trong Liệt truyện này chứng
minh rằng “những cái tên thật” của các vua Hùng và các cận thần được truyền miệng qua nhiều
thế kỉ bởi “nhân dân”. Chứng cứ cho kiểu lập luận này là sự vắng bóng của bất kì chứng cứ nào
về việc sử dụng như thế trước sự xuất hiện của Liệt truyện. Các nguồn tư liệu Trung Hoa sớm
hơn dùng hoặc “Hùng” hoặc “Lạc”, vì thế sự hiện diện của cả hai khái niệm trong cùng một
nguồn tư liệu Việt Nam là bằng chứng đối với một số học giả Việt Nam về sự truyền miệng từ
thời cổ xưa. Tuy nhiên, những khẳng định thế này không đưa đến cái mức độ thừa kế các văn
bản sớm hơn của phần còn lại của văn bản Liệt truyện. Sự thảo luận trên đây bao trùm những liên
kết cơ bản giữa các đoạn văn trong Hồng Bàng thị truyện và các văn bản khác nhau. Tuy nhiên,
nhiều phương diện khác của tài liệu này cũng ủng hộ tuyên bố rằng nó là một sự kiến tạo thời
trung đại.
Chẳng hạn, có nhiều vấn đề với những khái niệm địa lí trong văn bản. Liệt truyện đề cập rằng
Văn Lang được chia làm 15 bộ. Maspero đã chỉ ra gần một thế kỉ trước rằng những cái tên của
một số “bộ” đó được đặt ra trong thời Trung Hoa cai trị, và vì vậy không thể áp dụng cho thời kì
sớm hơn. Maspero cũng đưa ra vấn đề thảo luận về sự thật của cái tên “Văn Lang”, một khái
niệm cũng đầy tính vấn đề như khái niệm “Hùng”
(72)
. Sự mô tả về phạm vi của nước Văn Lang
cũng là một vấn đề. Văn bản nói rằng nước “dựa vào Nam hải ở phía Đông, phía Tây đến tận Ba
Thục [tức là Tứ Xuyên]. Về phía Bắc, nó kéo dài đến Hồ Động Đình, và về phía Nam nó gặp
nước Hồ Tôn (ngày nay là vương quốc Champa)”
(73)
. Trong khi các học giả Việt Nam tiền hiện
đại nghi ngờ về độ xác thực của tuyên bố này, không ai, như tôi được biết, đã từng chú ý đến sự
tương đồng về phong cách giữa đoạn văn này với sự mô tả về phạm vi nước Ba của người Tứ
Xuyên cổ trongHoa Dương quốc chí. Văn bản này chép rằng “Đất của nó kéo đến tận phía Đông
ở Yufu, và về phía Tây nó kéo đến tận Ba Chu. Về phía Bắc nó nối với Hán Trung và về phía
Nam, nó kéo dài đến tận Qianfu”

(74)
.
Trong khi đó, học giả Trung Hoa Nhiêu Tông Di đã chỉ ra từ nhiều thập kỉ trước rằng câu chuyện
này rõ ràng được gợi hứng bởi những nhân tố từ văn học và lịch sử Trung Hoa qua những điểm
đã nói ở trên. Ông cho rằng, câu chuyện về Lộc Tục, tức Kinh Dương Vương tương lai, cho phép
anh trai cùng cha khác mẹ của ông kế tục ngai vàng, vang vọng lại một câu chuyện nổi tiếng về
một người đàn ông có tên Ngô Thái Bá, người đã cho phép em trai mình leo lên ngai vàng. Cuộc
tuần du của Đế Minh xuống phương Nam, trong đó ông lấy được một người vợ, gợi nhớ đến
cuộc tuần du của Đế Thuấn thời cổ xuống phương Nam, nơi ông chết và được hai người vợ khóc
than. Thực tế rằng các vua Hùng đều được gọi là “Hùng” ở mỗi thế hệ gợi nhớ đến các vị vua
của nhà Chu, những người đều được gọi là “Mi” ở mỗi thế hệ. Con số 100 đứa con trai của Âu
Cơ dường như có liên hệ với Bách Việt, những người được cho là sống ở khu vực Nam Trung
Hoa thời cổ
(75)
. Do đó, khi người ta xem xét tổng thể tài liệu này, với tất cả những phương thức
mà nó dùng để phản chiếu thông tin từ các văn bản khác, việc nhìn ra sự truyền miệng ở giữa
những sự chịu ảnh hưởng và vay mượn về văn bản khá đậm nét như vậy trở nên cực kì khó khăn.
“Việt/Yue” như là một khái niệm tự xưng.
Sự ảnh hưởng của lịch sử và văn học Trung Hoa đối với Hồng Bàng thị truyện là cực kì có ý
nghĩa, ở chỗ nó hoàn toàn ủng hộ lập luận rằng câu chuyện này là một kiến tạo thời trung đại.
Với sự thật đó, chúng ta cần phải xét lại toàn bộ hiểu biết của chúng ta về lịch sử Việt Nam để
điều chỉnh cho đúng với thực tế này. Bằng những gì tiếp theo, tôi sẽ cố gắng phác thảo đại lược
một đề cương của một sự diễn giải thay thế về lịch sử Việt Nam thời trung đại và sớm hơn, cái có
thể giúp lí giải về người viết Hồng Bàng thị truyện và lí do viết. Vì giới hạn khuôn khổ bài viết,
sự thảo luận này sẽ rất ấn tượng chủ nghĩa và sẽ thuần tuý nhấn mạnh một cặp xu hướng mà tôi
cho là chúng ta nên xem xét khi khảo sát giai đoạn này. Thứ nhất, đối lập với niềm tin rằng
“nhân dân” của Đồng bằng sông Hồng ở thiên niên kỉ đầu trước CN đã sở hữu bản sắc nào đó mà
họ duy trì suốt cả nghìn năm Trung Hoa cai trị, tôi cho rằng chúng ta có thể nhận thấy xu hướng
từ từ trong một phần của giới tinh hoa Hán hoá, những người sống ở một khu vực trải dài từ
vùng Bắc Việt Nam ngày nay đến tận Quảng Đông là sử dụng khái niệm “Việt” (Yue) để tự

xưng, đặc biệt vì những mục đích chính trị. Thứ hai, sự phát triển xa hơn của một cảm quan địa
phương về sự nhận dạng [hay “bản sắc” - HQV], cái chúng ta nhận thấy được tái hiện trong một
công trình như Liệt truyện, là một phần của sự biến chuyển rộng lớn hơn ở khu vực này. Đặc biệt
ở những khu vực được cai trị bởi những thành viên của giới tinh hoa Hán hoá, người dân dựa
nhiều vào những mẫu hình địa phương chủ nghĩa về sự nhận dạng [“căn cước” hay “bản sắc”].
Trong quá trình này, các thành viên của giới tinh hoa đã quét qua các văn bản sớm hơn để kiếm
tìm những thông tin mà họ có thể dùng để trang hoàng cho cái bản sắc địa phương và cảm quan
về vị trí [của họ].
Hơn một thập kỉ trước, sử gia Charles Holcombe đã viết một bài cực kì sắc sảo về lịch sử cổ xưa
của cái mà ông gọi là “vùng viễn Nam của Trung Hoa”. Trong đó, ông cho rằng chẳng có “Việt
Nam” nào ở thiên niên kỉ đầu trước CN hay ở bất cứ giai đoạn nào suốt thời kì Trung Hoa cai trị
cả. Thay vào đó, ông chứng minh rằng đây là một thế giới mà, cùng với khu vực của cái mà ngày
nay chúng ta gọi là Nam Trung Hoa, đang biến đổi chậm chạp khi các đồng bằng sông Hồng và
sông Li giang dần dần trở thành các hòn đảo Hán hoá giữa một biển đa sắc tộc của những cư dân
phi-Hán hoá
(76)
. Xây dựng dựa trên quan sát này, tôi sẽ lập luận rằng thay vì có thực tế là giới
tinh hoa Hán hoá này rốt cuộc ghi chép những thông tin về các nền văn hoá bản địa, chính là giới
tinh hoa Hán hoá ở các khu vực này thực tế đã bắt đầu kiến tạo ra cảm quan về bản sắc địa
phương cho chính họ. Họ làm như vậy không phải bằng cách quay về với nhân dân địa phương,
mà là hướng vào các văn bản Trung Hoa hiện còn.
Đó chính là: người Trung Hoa vốn chỉ những nhóm dân khác nhau về phía Nam bằng khái niệm
Việt, hay gọi chung là Bách Việt. Ngoại trừ một vương quốc cổ được gọi là Việt quốc, Việt/Yue
là một cái tên mà người Trung Hoa dùng để gọi nhiều nhóm dân khác nhau, những người xa tới
mức chúng ta biết, đã không dùng khái niệm này để chỉ bản thân mình
(77)
. Tuy nhiên, rốt cuộc, có
một số cá nhân đã kế thừa một cách có ý thức khái niệm “Việt/Yue” vì mục đích của họ, đặc biệt
trong những quốc hiệu. Khá thú vị là, những người đầu tiên làm như vậy toàn là hoặc người Hán
hoặc là hậu duệ có pha chút Hán. Triệu Đà, một viên quan Trung Hoa đã thiết lập một vương

quốc ở thế kỉ III trước CN bao trùm một khu vực kéo dài từ tỉnh Quảng Đông đến Bắc Việt Nam
ngày nay, có lẽ là người sớm nhất dùng khái niệm “Việt/Yue” cho mục đích “tự xưng” này. Ông
gọi lãnh thổ của nước mình là Nam Việt
(78)
. Tuy nhiên, trong những thế kỉ tiếp theo, những người
khác cũng sẽ làm tương tự.
Chẳng hạn, có một nước Nam Việt được tuyên bố bởi một ông Lý Bí nào đó vào thế kỉ VI ở khu
vực mà ngày nay thuộc Việt Nam. Lý Bí được cho là hậu duệ đời thứ 7 của người Trung Hoa đã
chạy trốn xuống phía Nam cuối thời Hán đến khu vực thuộc Việt Nam ngày nay. Trong suốt cả
giai đoạn đó, dường như gia đình này có quan hệ hôn nhân qua lại với người dân địa phương và
thiết lập những mối ràng buộc mạnh mẽ với khu vực này. Năm 544, Lý Bí nắm lấy cơ hội có sự
rối loạn chính trị trong vùng để thiết lập một vương quốc của riêng mình và tự tuyên bố mình là
Hoàng đế của nước Nam Việt
(79)
.
Bởi Toàn thư đề cập đến cả Triệu Đà và Lý Bí, nên các học giả hiện đại cho rằng đây là một dấu
hiệu cho thấy một ý thức Việt Nam đã được khẳng định dưới sự ách cai trị của Trung Hoa. Người
Việt mong muốn độc lập và không bao giờ quên giai đoạn Triệu Đà thiết lập một vương quốc ở
khu vực này. Theo các học giả đó, những thông tin về vương quốc của Triệu Đà đã được truyền
miệng từ thế hệ này qua thế hệ khác, và rồi ở thế kỉ VI, Lý Bí đã nhập vào kí ức bản địa này. Tuy
nhiên, xảy ra một vấn đề với ý tưởng này là có những người không thuộc khu vực Việt Nam
ngày nay cũng sử dụng khái niệm “Nam Việt/Yue” trong cùng giai đoạn, bằng cách đó nó chất
vấn ý tưởng rằng có những kí ức được chia sẻ chỉ hạn chế trong phạm vi “nhân dân” ở Đồng
bằng sông Hồng.
Chẳng hạn, ở thế kỉ VII, một người có tên là Lâm Sĩ Hồng nổi lên qua những vị trí của một
nhóm người nổi loạn ở khu vực ngày nay thuộc tỉnh Giang Tây ở Trung Hoa, và cuối cùng lãnh
đạo nhóm này đánh bại một đội quân được nhà Tuỳ gửi đến để dẹp loạn. Sau đó Lâm Sĩ Hồng đã
tự xưng là Vua của nước Nam Việt. Không lâu sau đó, ông tự xưng là Hoàng đế và đặt tên nước
là Chu (Sở)
(80)

. Theo đó, Lâm Sĩ Hồng dường như đã thử nghiệm những khả năng chính trị khác
nhau. Ông vui thú với ý tưởng là vua của Nam Việt trước khi chuyển sang một biểu tượng khác
của phương Nam, là nước Sở cổ xưa, và nâng ông lên vị trí Hoàng đế.
Một nhân vật khác cũng trong giai đoạn này đã cân nhắc tiếp nối con đường của Lâm Sĩ Hồng
nhưng đã không thành. Phùng Áng (? – 646) đến từ khu vực ngày nay thuộc tỉnh Quảng Đông.
Tuy nhiên, tổ tiên pha tạp của ông đã đến từ miền bắc Trung Hoa. Ở một thời điểm nào đó sau
khi phần phía Bắc của Trung Hoa nằm dưới quyền kiểm soát của nhà Bắc Nguỵ năm 386 sau
CN, một thành viên của gia đình Phùng Áng chạy đến Koryo, hay là Triều Tiên ngày nay. Từ đó
ông này gửi một người con trai, Phùng Ức, cùng với ba trăm người khác tiến về phía Nam Trung
Hoa, rồi nằm dưới sự kiểm soát của Nhà Tấn. Phùng Ức định cư ở Panyu, ngày nay thuộc tỉnh
Quảng Đông. Cháu nội của ông lấy một Phu nhân Tiễn nào đó từ một cự tộc địa phương, được
gọi là một gia tộc “Việt/Yue” trong các nguồn tư liệu Trung Hoa. Các thành viên của gia tộc họ
Phùng tiếp nhau là người lãnh đạo địa phương, và từ cái gia đình có nhiều dấu ấn ảnh hưởng
phương Nam này mà Phùng Áng được sinh ra.
Khi trưởng thành, Phùng Áng trở thành một vị tướng của nhà Tuỳ. Khi nhà Tuỳ đổ, ông quay trở
về khu vực Quảng Đông và cuối cùng, sau nhiều trận chiến, ông đã kiểm soát một vùng lãnh thổ
rộng lớn ở khu vực ngày nay thuộc Quảng Đông, Quảng Tây và thậm chí là Hải Nam. Những bộ
hạ nói với Phùng Áng rằng với quyền lực của mình, ông nên tự xưng là vua của Nam Việt/Yue.
Tuy nhiên, Phùng Áng đã từ chối. Ông thừa nhận rằng ông là vị thủ lĩnh duy nhất ở khu vực này
và rằng ông là người thành công hơn bất kì ai khác, nhưng ông do dự khi tự coi mình là một ông
vua và cho rằng việc tự xưng một cái tên tự phóng đại như vậy sẽ sỉ nhục thành tựu của tổ tiên
ông
(81)
.
Điều mà các ví dụ này gợi ý là ở thiên niên kỉ đầu sau CN, không có một bản sắc “Việt/Yue” rõ
ràng được giới hạn cho một nhóm người nào đó ở Đồng bằng sông Hồng hay được hiểu bởi
những đám đông không biết chữ. Thay vào đó, những ví dụ này chỉ ra rằng ở một khu vực bao
trùm tỉnh Quảng Đông và Bắc Việt Nam hiện nay – hai khu vực mà Charles Holcombe đã chứng
minh là bị Hán hóa nhiều nhất trong khu vực – đã từng tồn tại những thành viên khác nhau của
giới tinh hoa Hán hóa những người biết rằng “Việt/Yue” là một khái niệm đã được sử dụng từ lâu

trong các văn bản thành văn để chỉ người dân ở khu vực này. Kết quả là, ở một vài thời điểm khi
một số trong các nhân vật này cố gắng kiến tạo không gian chính trị của riêng mình, họ sử dụng
khái niệm này để chỉ rõ vị trí của họ trong một thế giới rộng lớn hơn. Tuy nhiên, không có chứng
cứ cho thấy những người dân bản địa phi-Hán hóa thực sự sử dụng khái niệm “Việt/Yue”, hay
cho thấy rằng việc sử dụng thuật ngữ này của giới tinh hoa Hán hóa có nghĩa là nó lôi cuốn
những người dân làm như vậy.
Từ những khởi đầu này ở thiên niên kỉ đầu sau CN, khái niệm “Việt/Yue” – với tư cách một khái
niệm được sử dụng trong các quốc hiệu được tạo ra bởi người Trung Hoa thời Hán hay những
người ít nhất có một phần dòng máu Hán Trung Hoa ở khu vực ngày nay thuộc tỉnh Quảng Đông
và Bắc Việt – rồi sẽ được đẩy lên bởi giới tinh hoa Hán hóa ở Đồng bằng sông Hồng vào những
thế kỉ đầu của thiên niên kỉ thứ hai sau CN nhằm đặc chỉ khu vực dưới quyền kiểm soát của họ.
Ở đây một lần nữa, chứng cớ văn bản đã gợi ý rằng khái niệm này vẫn được sử dụng trong một
cảm quan chính trị chủ đạo để cho thấy sự nghiệp của [các] triều đại. Thực vậy, bài tựa Liệt
truyện cho chúng ta một cảm giác như vậy. Tôi đã trích dẫn một số trong những thông tin này ở
trên. Tiếp theo là toàn bộ đoạn văn mở đầu của bài tựa đó:
“Mặc dù Quế Hải nằm ở [khu vực] Lĩnh Nam, nhưng kì công của những núi non và sông suối, sự
linh thiêng của đất, sự anh hùng của con người nơi đây, và những việc kì lạ thiêng liêng đều có
thể tìm thấy ở đây
(82)
. Từ trước thời Xuân Thu và Chiến Quốc (722 – 221 trước CN), không xa
thời thái cổ, phong tục phương Nam vẫn còn giản phác. Chưa có sử sách gì của vương quốc để
ghi chép các sự kiện. Vì vậy, [nhiều thông tin về] hầu hết các sự kiện đã bị mất mát. Những điều
may mắn tiếp tục còn tồn tại và không bị huỷ hoại là do những sự lưu truyền bằng miệng của
nhân dân. Rồi trong thời Lưỡng Hán, thời Tam Quốc và vào thời Đông Tấn, Tây Tấn, Nam Bắc
Triều, rồi đến thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, rốt cuộc mới có các sách sử ghi chép các việc,
như sáchLĩnh Nam chí, Giao Quảng chí, An Nam chí lược, Giao Chỉ chí lược,… tất cả mới có thể
tham khảo được
(83)
. Tuy nhiên, đất Việt ta là vùng đất hoang dã từ xưa. Vì vậy, những ghi chép về
nó còn sơ lược. Tuy nhiên, vương quốc ở đây bắt đầu với các vua Hùng. Dòng suối văn minh dần

dần truyền qua các triều Triệu [tức là Triệu Đà], Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần và đến nay đã ra đến
biển. Vì vậy, những ghi chép lịch sử của vương quốc đã trở nên đặc biệt chi tiết. Nhưng với sự
sáng tác tập truyện này, liệu những thông tin trong đó có phải là sử? Không có ghi chép về thời
điểm ra đời của chúng hay người nào đã hoàn thành chúng. Có lẽ một bản thảo đã được tạo ra
bởi những học giả xuất sắc ở thời Lí và Trần, và rồi chúng được nhuận sắc thời gần đây bởi
những bậc đáng kính vốn am hiểu và hiếu cổ”
(84)
Trong đoạn văn này, khái niệm “Việt” xuất hiện trong cụm từ “ngã Việt”. Đây là một khái niệm
khó nắm bắt. Về mặt lí thuyết, nó cũng có thể được dịch là “Chúng ta người Việt”, nhưng trong
ngữ cảnh của bài tựa này, và trong việc sử dụng nó ở những chỗ khác, rõ ràng nó không chỉ một
nhóm người mà chỉ một tập đoàn mang tính triều đại, và rộng ra, một vương quốc. Thực vậy, đây
chính là cách chúng ta thấy khái niệm “Việt” được sử dụng trong các ghi chép lịch sử về thời
trung đại. Chẳng hạn, Đinh Bộ Lĩnh, người sáng lập triều Đinh, đã đặt tên nước mình là Đại Cồ
Việt năm 968 và một năm sau phong cho con trai mình tước hiệu “Nam Việt vương”
(85)
. “Đại” và
“Cồ đều có nghĩa là “vĩ đại”, chữ đầu là khái niệm Trung Hoa, chữ sau là khái niệm Việt Nam.
Có thể Đinh Bộ Lĩnh đã chọn khái niệm này để phân biệt nước ông với một nước “Đại Việt/Yue”
đã được thiết lập năm 917 ở khu vực mà ngày nay thuộc Quảng Đông
(86)
. Bằng cung cách này,
người Việt thời trung đại có vẻ như đã tiếp tục cách làm của giới tinh hoa chính trị Hán hóa từ
khu vực rộng hơn trong việc tự xem các vương quốc của mình là “Việt/Yue”. Tuy nhiên, điều
nhất quán ở đây là phạm vi mà giới tinh hoa ở Đồng bằng sông Hồng sau đó đã cố gắng gia cố
cho khái niệm này, và những tập đoàn chính trị của họ, với sự chứng thực xa hơn dựa vào những
văn bản Trung Hoa hiện còn. Đây là một hiện tượng hiển nhiên có sức thuyết phục trong đoạn
văn trích từ bài tựa viết cho Liệt truyện [đã dẫn] ở trên.
Toàn bộ thông tin trong đoạn văn này được đưa ra nhằm giải thích cho vị trí và sự tồn tại của
“Ngã Việt”. Điều đáng chú ý là toàn bộ thông tin này được tạo nghĩa thông qua việc chỉ dẫn tới
những khái niệm đã tồn tại từ lâu trong các văn bản Trung Hoa, và điều đó cũng khá mang tính

“Hán tâm”. Liệt truyện khẳng định nó đang cung cấp thông tin về vùng “Quế Hải”, một khái
niệm Trung Hoa để chỉ các vùng ven biển ở khu vực ngày nay thuộc miền Nam Trung Hoa và
Bắc Việt Nam, tức là vùng “Lĩnh Nam” men theo những đường biên phía Nam của khu vực ngày
nay thuộc các tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông. Nó là một khu vực vốn là một phần của “những
vùng hoang dại xa xôi” [yêu hoang], một khái niệm địa lí mang tính Hán-tâm có từ thiên niên kỉ
đầu trước CN và được dùng để chỉ những vùng đất rất xa xôi so với kinh đô của đế chế. Và rồi
khi khu vực này trải qua các triều đại Trung Hoa (từ Hán đến Minh), nó được hợp thức thông qua
sản phẩm của các văn bản viết về khu vực này được thực hiện bởi các tác giả Trung Hoa. Quá
trình này sau đó được làm sâu sắc thêm dưới triều Lý và Trần như là một sự truyền bá của “văn
minh” [văn minh], bằng điều được ngụ ý là toàn bộ danh mục các văn bản và những lời giáo
huấn được liên kết với truyền thống học thuật Trung Hoa, được duy trì một cách đầy đủ.
Do đó, từ đoạn văn này, chúng ta có thể có nhận thấy rằng người Việt Nam có học ở thời trung
đại hẳn phải kiểm tra những văn bản Trung Hoa hiện có [lúc bấy giờ] và nhận thấy rằng thông tin
về khu vực của họ trong tương quan với thế giới đã phát triển dần dần qua nhiều thời đại. Họ
dùng các thông tin này để cung cấp những chứng cớ trên văn bản về khu vực họ sống đặt trong
một thế giới rộng lớn hơn. Tự hào về triều đại hiện tồn của Ngã Việt, họ liền phóng chiếu sự tồn
tại của nó vào quá khứ bằng cách kiến tạo ra một “quốc thống” cho sự kế tục về chính trị từ các
vua Hùng qua Triệu Đà đến các triều đại ngắn ngủi khác nhau của thế kỉ thứ X, và cuối cùng là
đến triều Lý và Trần. Điều này rõ ràng là một hành động kiến tạo, vì sự phân tích văn bản đối
với Hồng Bàng thị truyện ở trên đã chỉ ra, không có các vua Hùng trong thực tế. Hơn nữa, có
những vương quốc Nam Việt khác trong khu vực bên cạnh [nước Nam Việt] của Triệu Đà. Việc
lựa chọn nước Nam Việt của Triệu Đà, thay vì Lý Bí hay Lâm Sĩ Hồng, là một quyết định tùy
tiện trong quá trình kiến tạo này.
“Bước ngoặt địa phương”
Khao khát muốn đồng nhất [mình] với các tập đoàn chính trị địa phương và dùng các văn bản để
kiến tạo một cảm quan về tầm quan trọng cho khu vực này ở một bộ phận của giới tinh hoa
người Việt thời trung đại cũng được phản chiếu trong nhiều khu vực của đế chế Trung Hoa ở hầu
như cùng thời điểm. Các học giả của thời nhà Tống đã cho rằng sự biến đổi chủ yếu xảy ra trong
giai đoạn này là giới tinh hoa chuyển sự tập trung từ địa hạt quốc gia sang phạm vi địa phương
riêng của họ. Đặc biệt hơn nữa, khi quyền kiểm soát chính trị của đế chế bắt đầu phân rã trong

thời Đường mạt, và các phần phía Bắc của đế chế bị mất ở thời Tống, giới trí thức tập trung
nhiều hơn vào việc củng cố địa vị của mình trong các vũ đài địa phương họ hơn là tập trung tìm
kiếm quyền lực ở kinh đô. Trải qua thời gian, “bước ngoặt địa phương” này, như nó thường được
mệnh danh, sau đó tự bộc lộ bằng những cách thức khác nhau, từ các chiến lược hôn nhân đến
một hứng thú học thuật tăng cao đối với các khu vực địa phương
(87)
. Nói khác đi, những sự đổi
thay về xã hội của giai đoạn này cung cấp một nền tảng hoàn hảo cho sự xây dựng những truyền
thống được kiến tạo.
Trong khi Đồng bằng sông Hồng có sự khác biệt vào giai đoạn này ở chỗ nó đã trở nên tự chủ
thoát khỏi sự cai trị trực tiếp của Trung Hoa, người ta có thể cho rằng đây là một “bước ngoặt địa
phương” đáng so sánh với những thay đổi tương tự trong sự quan tâm của giới tinh hoa ở các
khu vực khác của đề chế Trung Hoa lúc bấy giờ. Chẳng hạn, ở thế kỉ X, tiếp sau sự sụp đổ của
nhà Đường, một học giả có tên là Đỗ Quang Đình soạn một tuyển tập các truyện chí quái về
vùng Tứ Xuyên. Công trình này thực hiện một chức năng rất giống với Liệt truyện ở chỗ nó
“thuần hóa” các câu chuyện chí quái từ khu vực này và ở quá trình đưa ra một cảm quan về sự
gắn kết với khu vực
(88)
. Hơn nữa, giống như (những) soạn giả của Liệt truyện, Đỗ Quang Đình
dựa nhiều vào các nguồn tư liệu hiện còn [lúc bấy giờ] để soạn văn bản của ông. Vì vậy, không
những Liệt truyện không phải là một ghi chép các câu chuyện truyền miệng lưu truyền qua các
thế kỉ, mà nó cũng không thuần nhất ở chỗ có các vẳn bản Hán cổ khác được soạn trong hầu như
cùng thời gian và được sáng tác theo cùng kiểu và vì cùng mục đích.
Thêm nữa, đã xuất hiện những người nhóm người khác cũng hướng đến cùng một luồng thông
tin giống như các học giả Việt Nam để kiến tạo cảm quan của riêng họ về một bản sắc địa
phương. Những người mà ngày nay chúng ta nhắc đến như là những người Quảng Đông chẳng
hạn cũng đã tham dự vào nhiều động thái văn chương tương tự như người Việt Nam và ở hầu
như cùng thời điểm. Giống như người Việt, người Quảng Đông cũng tự gọi họ là Việt/Yue. Ngày
nay, một chữ khác được dùng để thể hiện người Việt/Yue Quảng Đông, [đó là [ 粵]]. Tuy nhiên,
trong quá khứ, chữ này được dùng thông nhau với chữ đồng âm mà ngày nay dùng đặc chỉ người

Viêt [tức là 越]. Cũng giống như người Việt, có những học giả Quảng Đông đã trông vào các
nguồn tư liệu Trung Hoa sớm hơn để tìm kiếm thông tin lịch sử về tộc Việt/Yue, trong đó nó
được viết với chữ “粵” hoặc “越”.
Một ví dụ về hiện tượng này là cuốn Bách Việt tiên hiền chí của Âu Đại Nhâm. Một người bản
xứ tại Quảng Đông là Âu Đại Nhậm đã sưu tầm các thông tin lịch sử về nhiều thành viên khác
nhau của Bách Việt, những người mà ông cho là “đáng kính trọng” [hiền]. Phần lớn những người
có mặt trong cuốn sách này đều sống ở khu vực Quảng Đông ngày nay, nhưng cũng có những
người không sống ở đó. Trong số đó có Sĩ Nhiếp, một Thái thú người Trung Hoa đã cai trị Bắc
Việt Nam vào thế kỉ III sau CN và là người mà Ngô Sĩ Liên tôn xưng là “vương” trong Toàn
thư vì những đóng góp của ông cho khu vực này, đặc biệt là những nỗ lực được ghi nhận của ông
trong việc dạy chữ Hán cổ [cho người Việt]
(89)
.
Một ví dụ khác về một văn bản xuất xứ từ Quảng Đông có dùng một số chất liệu cùng nguồn như
người Việt từng dùng là cuốn Quảng Đông tân ngữ của Khuất Đại Quân (1630 – 1696). Công
trình này là một cuốn “loại thư” bao hàm nhiều chủ đề được viết từ lâu bởi hoặc người Trung
Hoa từ thiên niên kỉ đầu trước CN cho đến ít nhất là thời Tống, hoặc bởi một người Quảng Đông
sau đó. Một chủ đề có liên quan đến những phụ nữ Việt/Yue. Ở đây, Quảng Đông tân ngữ thừa
nhận rằng chị em bà Trưng là những người phụ nữ Việt đầu tiên nổi tiếng, nhưng cho rằng điều
đó phụ thuộc vào sự mới mẻ của việc họ đã “tiếm” vương hiệu cho riêng mình, một việc mà
những người phụ nữ khác chưa từng làm trước đó. Rồi nó tiếp tục đề cập đến Bà Triệu, một
chiến binh nữ của thế kỉ III, sống ở một nơi nào đó trong khu vực ngày nay thuộc miền Trung
Việt Nam và là người đã cưỡi voi ra trận với hai vú dài vắt qua vai. Tuy nhiên, Quảng Đông tân
ngữbàn luận sơ sài về bà khi đơn thuần [coi bà] chỉ như một “tên cướp dũng cảm”
(90)
.
Thừa nhận nhưng lại hạ thấp vai trò quan trọng của những người phụ nữ đó, những người là
trung tâm của lịch sử Việt Nam ngày nay, sau đó Quảng Đông tân ngữ tiếp tục cho rằng có
những người phụ nữ Việt/Yue ở khu vực này trong quá khứ còn nổi tiếng hơn họ, ví như hai
người con gái của tộc Tiễn ở Quảng Đông. Một trong hai người này xuất hiện trước hai bà Trưng

và đã bảo vệ vùng đất này trước các “tù trưởng dân man” [man tù] trong thời đại hỗn loạn sau sự
sụp đổ của nhà Tần vào năm 206 trước CN
(91)
. Tộc Tiễn này là một gia tộc mà Phùng Áng có
quan hệ hôn nhân. Nếu chúng ta nhắc lại, thì ông là người được đề cập ở trên, người ở cuối triều
Tuỳ được những tòng thuộc của mình ủng hộ việc thiết lập một vương quốc và tôn xưng ông là
“Nam Việt vương”. Nếu Phùng Áng làm như vậy, và vương quốc của ông duy trì được sự tự trị
đủ dài khỏi sự cai trị của Trung Hoa, thì có lẽ ngày nay đã có 2 nước Việt/Yue độc lập, vì ở thời
trung đại các đồng bằng như Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Li là khá tương đồng. Ở
cả hai khu vực đều có một giới tinh hoa Hán hoá nhỏ bé đang nỗ lực tạo ra một cảm quan về bản
sắc địa phương, tức là, một cảm quan về việc mình “là người Việt/Yue”. Và cả hai đã làm như
vậy bằng cùng một cách, sử dụng các thông tin từ các nguồn tư liệu Trung Hoa hiện tồn [lúc bấy
giờ] để tạo ra các câu chuyện về chính mình.
Kết luận
Keith Taylor từng viết rằng người Việt Nam “học cách để khớp nối các bản sắc phi Hoa vào các
khái niệm thuộc di sản văn hoá của Trung Hoa”
(92)
. Điều này đúng ở một phạm vi nào đó. Nhưng,
chúng ta cần phải cẩn trọng ở cách chúng ta hiểu nhận định này. Rồi Taylor, như nhiều học giả ở
Việt Nam ngày nay vẫn làm, lập luận rằng vua Hùng đã thực sự tồn tại, và rằng truyền thống
chính trị có trước khi tiếp xúc với Trung Hoa này đã tạo nên một cảm quan của người Việt về bản
sắc, cảm quan được duy trì suốt một nghìn năm Trung Hoa cai trị cho đến khi rốt cuộc nó được
khớp nối “vào các khái niệm thuộc di sản văn hoá của người Trung Hoa” ở thời trung đại. Tuy
nhiên, tôi cho sự thảo luận vềHồng Bàng thị truyện trong bài tiểu luận này đã chứng minh rằng
các vua Hùng không có thật. Thay vào đó, họ được kiến tạo ở thời trung đại với tư cách là một
bộ phận của một quá trình trong đó đầu tiên giới trí thức trinh hoa Hán hoá ở Đồng bằng sông
Hồng đã kiến tạo ra, sau đó khớp nối một bản sắc riêng vào các khái niệm thuộc di sản văn hoá
của người Trung Hoa. Điều đó không có nghĩa là không tồn tại những thể chế ở Đồng bằng sông
Hồng vào thiên niên kỉ đầu tiên trước CN. Các trống đồng và các di vật khác mà các nhà khảo cổ
thế kỉ XX đã khai quật gợi ý rằng dường như đã tồn tại các thể chế đó. Tuy nhiên, không có

chứng cớ nào cho thấy rằng các học giả Việt Nam trung đại biết về trống đồng hay những nhóm
người khác đã sử dụng chúng [ở thời trung đại]. Đó là một truyền thống được kiến tạo ở thế kỉ
XX. Tuy nhiên, những gì mà giới tinh hoa Hán hoá thời trung đại thực sự biết là những văn bản
cổ, và họ dựa vào những văn bản xưa cũ ấy để lấy chất liệu và cảm hứng nhằm kiến tạo một lịch
sử cũng như một bản sắc bản địa cho bản thân mình.
Giới tinh hoa Hán hoá ở Đồng bằng sông Hồng không đơn độc khi làm như vậy. Các học giả ở
khu vực thuộc đế chế Trung Hoa, như Tứ Xuyên và Quảng Đông, cũng tham gia vào những việc
làm tương tự ở những thời điểm tương tự. Đều kinh qua khu vực này trong hầu như cùng một
giai đoạn, các học giả ngoảnh nhìn và hứng thú với những vùng đất địa phương của mình. Họ tạo
ra những trước tác về các địa phương của họ, như các truyện chí quái, bằng cách khảo xét những
gì đã từng được viết về khu vực của họ [trong quá khứ]. Trong quá trình này, họ đóng góp cho
việc sáng tạo ra một bản sắc địa phương. Cuối cùng, cái dự án vốn được bắt đầu bởi giới tinh hoa
Hán hoá thời trung đại được [người] Việt Nam ngày nay dựa vào để phát triển xa hơn cả. Trải
qua nhiều thế kỉ, những truyền thống họ kiến tạo ra trở thành tự nhiên thứ hai. Thực vậy, trải nửa
thế kỉ qua, dưới sự chi phối của chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam, những truyền thống được kiến tạo
của giới tinh hoa Hán hoá thời trung đại này giờ đây đã trở thành những chân lí không thể thay
đổi. Trong khi đó, ẩn ý trong lời nhận xét của Lê Quý Đôn – rằng Liệt truyện, nguồn tư liệu
chính yếu của những truyền thống được kiến tạo ấy, đã vay mượn “nhiều không thể kể xiết”
những văn bản khác – đã bị cố tình bỏ qua.

LIAM C KELLEY là Phó Giáo sư về Lịch sử Đông Nam Á ở Đại học Hawai’I at Manoa. Tác giả
muốn tỏ lời cảm ơn đến những nhà phê bình ẩn danh, Tạ Chí Đại Trường [Source: Journal of
Vietnamese Studies, Vol. 7, No. 2 (Summer 2012), pp. 139-162] và Keith Taylor vì những góp ý
và sự sáng suốt của họ.

Tóm tắt
Bài viết này khảo sát có phê phán tác phẩm có tên Hồng Bàng thị truyện (Truyện về họ Hồng
Bàng) trong một văn bản ở thế kỉ XV, cuốn Lĩnh Nam chích quái liệt truyện.Truyện này là nguồn
tư liệu cho thông tin lịch sử về các vua Hùng. Các học giả lâu nay đã cho rằng thông tin này
được truyền miệng từ thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên cho đến khi rốt cuộc nó được

viết ra ở một thời điểm nào đó sau khi Việt Nam bắt đầu độc lập từ thế kỉ thứ X. Trái lại, bài viết
này lập luận rằng thông tin về các vua Hùng được kiến tạo sau khi Việt Nam giành được độc lập
và trở thành một “truyền thống được kiến tạo”.
Từ khoá: Việt Nam, lịch sử, truyền thuyết, văn học, vua Hùng.

Chú thích
1. Nói về “người Trung Hoa” và “người Việt Nam” trong quá trình này dĩ nhiên là không phù
hợp về niên đại, cũng như đây là những khái niệm hiện đại đầy những hàm nghĩa dân tộc chủ
nghĩa. Tôi dùng những khái niệm này trong bài báo với một nghĩa trung tính, với tư cách như
những mã ngôn ngữ để chỉ những cư dân về mặt lịch sử ở những khu vực mà ngày nay chúng ta
lần lượt gọi là “Trung Hoa” và “Việt Nam”.
2. Cái nhìn này nhan nhản ở Việt Nam, và số lượng các nguồn tài liệu vì vậy đã tạo ra một đặc
điểm là quá nhiều để có thể trích dẫn. Trong mối quan hệ với nền học thuật Anh ngữ, Keith
Taylor đặt dấu mốc bằng cuốn sách Sự hình thành của Việt Nam của mình, nơi ông lưu ý rằng
chất liệu cốt lõi về các vua Hùng mà tiểu luận này khảo sát “chắc chắn lưu truyền trong giai đoạn
thuộc Trung Hoa”. Xem Keith Weller Taylor, The Birth of Vietnam (Berkeley: University of
California Press, 1983), 357.
3. Tôi dùng khái niệm “trung đại” (medieval) ở đây một cách lỏng lẻo để chỉ giai đoạn từ thế kỉ
VII cho đến thế kỉ XV. Giai đoạn này bao gồm những thế kỉ cuối cùng dưới sự cai rị của Trung
Hoa ở Đồng bằng sông Hồng và vài thế kỉ đầu người Việt Nam tự trị.
4. Eric Hobsbawm, “Introduction: Inventing Traditions,” [Nhập môn: Những truyền thống được
kiến tạo], trong The Invention of Tradition [Những truyền thống được kiến tạo], Eric Hobsbawm
and Terence Ranger biên soạn (Cambridge: Cambridge University Press, 1992), 1–14(6).
5. Về tác phẩm tiêu biểu, xem Nguyễn Phương, Việt Nam thời khai sinh [Vietnam at the Time of
its Birth] (Huế: Phòng Nghiên Cứu Sử, Viện Đại Học Huế, 1965); Nhiêu Tông Di 饒 宗 雒 ,
“Annan gushi shang Anyang wang yuXiong wang wen ti” [An Nam cổ sử thượng An Dương
vương dữ Hùng vương vấn đề], Nanyang xuebao [Journal of the South Seas (Society)]24,
nos. 1–2 (1969): 41–50; và Henri Maspero, “Études d’histoire d’Annam. IV. Le Royaume de
Văn-lang” [Nghiên cứu về lịch sử nước Văn Lang, tập 4. Vương quốc Văn Lang], Bulletin de
l’École française d’Extrême-Orient [Tạp chí của trường Viễn Đông Bác cổ Pháp] 18 (1918): 1-

10.
6. Về thông tin cơ bản về Liệt truyện, xem Trần Nghĩa, bs., Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt
Nam, tập 1 (Hà Nội: Thế Giới, 1997), 145 – 152; Taylor, The Birth of Vietnam, 344 – 357; and
Émile Gaspardone, “Bibliographie Annamite” [Thư mục Việt Nam], Bulletin de l’École
Française d’Extrême-Orient 34(1934): 128 – 130.
7. Lĩnh Nam chích quái liệt truyện, Chép tay: A.1200 (từ đây gọi tắt là LNCQLT). Chương
/trang: 1/8a.
8. Lê Quý Đôn, Kiến văn tiểu lục, (1977). Chương /trang: 4/3b.
9. Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, tập 2 (Hà Nội: Khoa Học Xã Hội, 1992), 192.
10. LNCQLT, 1/9b.
10. Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, 190
11. Chẳng hạn xem Hoàng Hưng, “Giá trị của tư liệu về Hùng vương trong ‘Việt điện u linh’ và
‘Lĩnh Nam chích quái’” trong Hùng vương dựng nước, tập 2, bs Song Mai (Hà Nội: Khoa Học
Xã Hội, 1972), 103 – 110.
12. LNCQLT, 1/7b.
13. Lê Quý Đôn, Kiến văn tiểu lục, 4/3b–4a. Trích dẫn là từ 4/3b
14. Quá trình kiến tạo một lịch sử cho đấy nước này của Việt Nam dân chủ cộng hoà được che
đậy cbởi Patricia Pelley trong cuốn sách của bà Postcolonial Vietnam: New Histories of the
National Past (Durham: Duke University Press, 2002).
15. Về ví dụ của quan điểm này, xem Trần Quốc Vượng, “Từ tư duy thần thoại đến tư duy lịch
sử” trong Hùng vương dựng nước, tập 3, bs Song Mai (Hà Nội: Khoa Học Xã Hội, 1973), 402 –
405.
18. Chẳng hạn, xem Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên, Vănhọc dân gian. Tập 1 (Hà Nội: Đại
Học Và Trung Học Chuyên Nghiệp, 1972). Keith Taylor cũng lưu ý rằng “những truyền thống
huyền thoại [của người Việt]ư được chuyển thì mối tiếp xúc gần gũi với Trung Hoa”, nhưng ông
không kiểm tra những chi tiết về sự lưu truyền này. Xem See Tay lor, The Birth of Vietnam, xvii.
18. Về Trung Hoa, xem Chang-tai Hung, Going to the People: Chinese Intellectuals and Folk
Literature, 1918 – 1937 (Đến với nhân dân: Trí thức Trung Hoa và văn học dân gian, 1918 –
1937) (Cambridge: Council on East Asian Studies, Harvard University, 1985).
19. Đinh Gia Khánh and Chu Xuân Diên, Vănhọc dân gian, 9 – 10.

20. Về một sự thảo luận về ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc lãng mạn đối với văn hoá dân gian,
xem Roger D. Abrahams, “Phantoms of Romantic Nationalism in Folkloristics,” (Những bóng
ma của chủ nghĩa dân tộc lãng mạn trong khoa nghiên cứu văn hoá dân gian) Journal of
American Folklore 106, no.419 (Winter 1993): 3 – 37.
21. Stuart Blackburn, “Oral Stories and Culture Areas: From Northeast India to Southwest
China” (Các câu chuyện truyền miệng và các khu vực văn hoá: từ Đông Bắc Ấn Độ đến Tây
Nam Trung Hoa), South Asia: Journal of South Asian Studies 30, no 3 (December 2007): 432.
22. Về một công trình tiêu biểu, xem Phan Ngọc và Phan Đăng Nhật, “Thử xây dựng lại hệ
thống huyền thoại Việt Mường” [An Effort at Reconstructing the Việt Mường Mythic
System], Văn hóa dân gian [Folk Culture] số 33 (1991): 5 – 15 và số 34 (1991): 21 – 31.
23. Con số các nghiên cứu đưa ra tuyên bố như thế quá nhiều để trích dẫn ở đây. Công trình The
Birth of Vietnam của Keith Taylor chịu ảnh hưởng bởi nhãn quan tương tự và đưa ra nhiều lập
luận tương tự. Người đọc được cổ vũ tham vấn văn bản đó và nhiều công trình của người Việt
Nam mà sách trích dẫn đưa đến cảm quan về cách tiếp cận quá khứ này.
24. SiânJones, “Historical Categories and the Praxis of Identity: The Interpretation of Ethnicity
in Historical Archaeology,” (Các bảng phân loại lịch sử và tập quán của Bản sắc: sự diễn giải
tính sắc tộc trong khảo cổ học lịch sử) trong Historical Archaeology: Back From the Edge,
Pedro P. A. Funari, Martin Hall và Siân Jones biên soạn (London: Routledge, 1999), 219 – 220.
25. Taylor, The Birth of Vietnam.
26. Mark Alves, “Linguistic Research on the Origins of the Vietnamese Language,” (Nghiên cứu
ngôn ngữ học về cội nguồn của ngôn ngữ Việt Nam) Journal of Vietnamese Studies 1, nos.1 – 2
(February/August 2006): 111, 122 – 133.
27. Nghiên cứu kinh điển là: Albert B. Lord, The Singer of Tales (Ca sĩ của những câu chuyện)
(Cambridge: Harvard University Press, 1960).
28. David P. Henige, The Chronology of Oral Tradition: Quest for a Chimera (Khoa nghiên cứu
niên đại của truyền thống truyền khẩu: Điều tra cho một Chimera) (Oxford: Clarendon Press,

×