Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Vai trò quyết định của kinh tế đối với phát triển xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.15 KB, 7 trang )

Vai trò quyết định của kinh tế đối với phát triển xã hội và giải quyết các
VĐXH
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử xem xét xã hội với tính cách là
một hệ thống bao gồm trong đó bốn lĩnh vực cơ bản: lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực xã hội,
lĩnh vực chính trị, lĩnh vực văn hóa tinh thần của đời sống xã hội, và đã xác định vai
trò, vị trí của các yếu tố, chỉ ra các chiều tác động qua lại giữa chúng, trên cơ sở đó
làm cho cả hệ thống xã hội vận động, biến đổi và phát triển. Trong đó, "Chúng tôi
coi những điều kiện kinh tế là cái cuối cùng quyết định sự phát triển lịch sử Sự
phát triển về mặt chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, là dùa
vào sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả những sự phát triển đó đều tác động lẫn nhau
và cũng tác động đến cơ sở kinh tế. Hoàn toàn không phải điều kiện kinh tế là
nguyên nhân duy nhất chủ động, còn mọi thứ khác chỉ có tác dụng thụ động. Trái
lại, có sự tác động qua lại trên cơ sở tính tất yếu kinh tế, là một tính tất yếu, xét đến
cùng, bao giờ cũng tự vạch ra con đường đi của nó" [49, 788].
Sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình tất yếu, khách quan
tuân theo những quy luật nội tại của nó, xu hướng chung của quá trình phát triển đó
được quy định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội. Xã hội tồn tại và phát
triển được trước hết là nhờ sản xuất vật chất. Dù được xem xét trong toàn bộ lịch sử
của sự hình thành và phát triển xã hội loài người nói chung, hay được xem xét
trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể của các xã hội hiện thực nói riêng, thì sản xuất vật
chất vẫn luôn luôn đóng vai trò là cơ sở, là nền tảng của sự tồn tại và phát triển xã hội.
Ph. Ăngghen đã viết: "Chúng ta tự làm nên lịch sử của chúng ta, nhưng trước hết là
với những tiền đề và trong những điều kiện nhất định. Trong số những tiền đề và
điều kiện Êy thì chính những điều kiện kinh tế giữ vai trò quyết định cuối cùng"
[49, 727]. Và xét đến cùng, chính "Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết
định các quá trình sinh hoạt xã hội và tinh thần nói chung".
Quan điểm duy vật lịch sử luôn luôn nhấn mạnh vai trò hàng đầu của trình
độ phát triển lực lượng sản xuất và năng suất lao động đối với sự vận động và phát
triển của xã hội. C.Mác đã đứng ở tầm cao của sự phát triển lịch sử để đánh giá tầm
quan trọng của việc phát triển lực lượng sản xuất. Trước hết, ông cho rằng, lực
lượng sản xuất là yếu tố động nhất, cách mạng nhất trong lịch sử. Sự phát triển của


lực lượng sản xuất chẳng những là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con
người, mà là tiêu chuẩn để phân biệt các thời đại trong lịch sử nhân loại. "Những
thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ
chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào" [47, 269]. Hai là,
ông cho rằng, nguyên nhân căn bản nhất khiến quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
sẽ bị thay thế bằng quan hệ sản xuất cộng sản chủ nghĩa là do quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa đã trở thành xiềng xích kìm hãm sự phát triển hơn nữa của lực lượng
sản xuất. Nói một cách khác, chỉ khi nào quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa không
còn tiếp tục dung nạp lực lượng sản xuất đồ sộ nữa thì cái "vỏ ngoài" Êy của CNTB
mới bị phá tung. Ba là, C.Mác cho rằng, CNXH phải được xây dựng trên cơ sở lực
lượng sản xuất phát triển cao, tạo tiền đề cho mét xã hội "của cải tuôn ra dào dạt",
"làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu".
Khi khẳng định tiến trình phát triển lịch sử của xã hội loài người là sự thay
thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội, C.Mác cho rằng ý nghĩa lịch sử,
mục tiêu cao cả của sự phát triển và tiến bộ xã hội là phát triển con người toàn
diện, nâng cao năng lực, phẩm giá con người, loại trừ ra khỏi cuộc sống con người
mọi sự "tha hóa", để con người được sống với cuộc sống đích thực con người, đưa
"con người từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tù do", làm cho "Con
người, cuối cùng làm chủ tồn tại xã hội của chính mình, thì cũng do đó mà làm chủ
tự nhiên, làm chủ cả bản thân mình, trở thành người tự do" [45, 333]. Theo C.Mác,
đó cũng chính là quá trình mà nhân loại tự tạo ra những điều kiện, những khả năng
do chính mình đem lại sự phát triển toàn diện, tự do và hài hòa cho mỗi cá nhân
con người trong cộng đồng xã hội. Bởi vậy, mục tiêu cao cả nhất mà mỗi chế độ xã
hội tương lai cần đạt tới, là tạo ra "những cá nhân được phát triển toàn diện",
những con người "có khả năng sử dụng một cách toàn diện năng lực phát triển toàn
diện của mình". Những con người toàn diện đó chỉ có thể được tạo ra với một tiềm
năng cơ bản là "những lực lượng sản xuất hiện đại đã phát triển". Chỉ khi xã hội
loài người đã đạt đến một trình độ phát triển cao về lực lượng sản xuất thì khi đó
" sự phát triển độc đáo và tự do của các cá nhân" mới "không còn là lời nói suông,
sự phát triển Êy chính là do mối liên hệ giữa những cá nhân quyết định, mối liên hệ

được biểu hiện mét phần trong những tiền đề kinh tế, một phần trong sự cố kết tất
yếu của sự phát triển tù do của tất cả mọi người, và cuối cùng trong tính chất phổ
biến của hoạt động của các cá nhân trên cơ sở lực lượng sản xuất hiện có" [43,
644]. Như vậy, phát triển con người là trung tâm, là động lực của phát triển và tiến
bộ xã hội. Song để phát triển con người lại phải thực hiện tốt chiến lược PTKT,
đồng thời giải quyết tối ưu mối quan hệ giữa PTKT và giải quyết các VĐXH.
Qua đó, có thể nói rằng, một khi đã không thừa nhận tính khách quan, phổ
biến của sự phát triển xã hội là nằm trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà
lại muốn đi tìm ở các lĩnh vực riêng biệt của đời sống xã hội, thì không thể tránh
khỏi rơi vào quan điểm chủ quan, phiến diện, thậm chí duy tâm. Và, do đó sẽ
không thấy được động lực thực sự của sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, khi khẳng
định sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định tính khách quan, phổ biến của
phát triển xã hội, cần nhớ rằng chỉ xét đến cùng và xét trên phạm vi lịch sử toàn thế
giới thì lực lượng sản xuất mới không những là cội nguồn, là nguyên nhân quyết
định sự phát triển của xã hội loài người, mà nó còn tạo thành cơ sở cho sự thống
nhất, cũng như cho mối liên hệ của lịch sử toàn thế giới.
Ngày nay, do sự tác động của cách mạng khoa học - kỹ thuật và công nghệ
hiện đại, loài người đang đứng trước những nguy cơ: chiến tranh hạt nhân, sự phá
hủy môi sinh, nạn cạn kiệt tài nguyên , một số học giả phương Tây đã nói đến "sự
tận cùng của lịch sử", "sự cáo chung của nhân loại" Mét trong những quan niệm
bi quan về sự phát triển xã hội là quan niệm của một số nhà nghiên cứu lý luận
trong nhóm "Câu lạc bộ Rô-ma". Họ cho rằng, mọi sự phát triển của sản xuất đều
dẫn đến khủng hoảng, do đó, cần phải đưa sự phát triển của lực lượng sản xuất
xuống mức thấp nhất bằng con số "không", rằng chỉ cần tái sản xuất giản đơn ra
con người và của cải là có thể giúp cho nhân loại thoát khỏi thảm họa của "ngày
tận thế".
Ngược lại, một số học giả khác như R.Arôn, G.Can, đặc biệt là nhà xã hội
học người Mỹ Rôxtâu lại đưa ra quan điểm về quyết định luận kỹ thuật, coi kỹ
thuật là yếu tố quyết định sự phát triển xã hội và lấy sự tiến bộ kỹ thuật làm tiêu
chuẩn hàng đầu của tiến bộ xã hội. Quan điểm này được phổ biến rộng rãi ở nhiều

nước Tây Âu vào những năm 50, 60 với học thuyết về xã hội "hậu công nghiệp".
Xuất phát từ quan điểm này, cùng với việc lợi dụng quan điểm của C.Mác về vai
trò quyết định của lực lượng sản xuất, Brêdinxki còn đưa ra mét quan điểm mang
tính cực đoan hơn - quan điểm về sự thay thÕ cách mạng xã hội bằng cách mạng
khoa học kỹ thuật. Alvin Toffler đưa ra quan điểm: sự phát triển dùa vào sự tiến
triển của các nền văn minh. Sự phát triển theo cách nhìn này chia làm ba làn sóng
chính: văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp và văn minh hậu công nghiệp.
Phương pháp phân tích sự phát triển xã hội của Alvin Toffler cũng là một "lát cắt" để
xem xét xã hội, chủ yếu dưới góc độ khoa học kỹ thuật. Tuy vậy, "lát cắt" xã hội theo
kiểu ba làn sóng, chủ yếu về khoa học kỹ thuật vẫn là phiến diện, vì nó không đề
cập tổng thể các quan hệ kinh tế chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội, nhất là bỏ qua
các hình thái kinh tế - xã hội, trong đó có các quan hệ lực lượng sản xuất - quan hệ
sản xuất, giai cấp và đấu tranh giai cấp
Ngay sau Cách mạng Tháng Mười thành công, ý thức rất rõ vai trò cơ sở
vật chất - kỹ thuật đối với sự việc xây dựng xã hội mới, V.I. Lênin đã sớm nhận
thức được chức năng nền tảng của đại công nghiệp cơ khí đối với CNXH. Người
nhấn mạnh rằng: "Cơ sở vật chất duy nhất của CNXH chỉ có thể là nền đại công
nghiệp Một nền đại công nghiệp ở vào trình độ kỹ thuật hiện đại" [40, 11]. V.I.
Lênin đã chỉ rõ vai trò lớn lao của kinh tế, của việc tăng năng suất lao động, coi đó
là cái chủ yếu nhất, cơ bản nhất cho sự thắng lợi của chế độ xã hội mới, Người viết
"Xét đến cùng, thì năng suất lao động là cái quan trọng nhất, chủ yếu nhất cho
thắng lợi của chế độ xã hội mới" [38, 25].
Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, CNXH là gì? Người đặt câu hỏi và trả lời:
"Là mọi người được ăn no, mặc Êm, sung sướng, tù do" [52, 396] là: "không
ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân
lao động" [53, 271]. "Nói một cách tóm tắt, méc mạc, CNXH trước hết nhằm làm cho
nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được
Êm no và sống một đời hạnh phóc" [53, 17]. Tóm lại, "CNXH là làm sao cho dân giàu,
nước mạnh" [52, 226]. Hồ Chí Minh cho rằng: " tranh được tự do, độc lập rồi mà
dân cứ chết đói, chết rét, thì tù do, độc lập cũng không làm gì" [51, 152]. Người đòi

hỏi, "Chúng ta phải làm sao thực hiện ngay, 1- Làm cho dân có ăn. 2- Làm cho dân có
mặc. 3- Làm cho dân có chỗ ở" [51, 152]. Vì vậy, Người đặc biệt chăm lo PTKT.
Người chủ trương vận động bà con nông dân đi vào làm ăn tập thể, chú trọng xây
dùng và PTKT quốc doanh, giải phóng mọi lực lượng sản xuất, làm cho mọi người,
mọi nhà trở nên giàu có, Ých quốc lợi dân. "Bác chỉ nói một điểm rất giản đơn "có
thực mới vực được đạo" đó là duy vật, đó là gốc của chủ nghĩa Mác - Lênin" [52,
420].
Hiện nay, nền kinh tế thế giới đang có sự chuyển biến to lớn. Điều đó thể
hiện vai trò ngày càng tăng của kinh tế đối với đời sống con người, ở mục tiêu
PTKT của mọi quốc gia và ở trong tỷ trọng ngày càng lớn của yếu tố kinh tế trong
quan hệ quốc tế. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã tạo ra một
lượng giá trị chưa từng có, một sự thay đổi mà người ta thường nói đến dưới những
tên gọi "thời kỳ hậu công nghiệp"; "làn sóng văn minh thứ ba" Trong hoàn cảnh
đó, trên bình diện quốc gia, sù PTKT đã trở thành mục tiêu chiến lược số một của
mọi quốc gia và hợp tác đã trở thành một phương thức thực hiện sự phát triển đó.
Việt Nam là một nước nghèo, về thu nhập vào loại thấp nhất thế giới, lại
phải trải qua nhiều năm chiến tranh tàn phá, chịu đựng những hậu quả rất nặng nề.
PTKT từ lâu đã trở thành vấn đề cấp bách đối với nước ta, nhưng do những hoàn
cảnh và điều kiện lịch sử nhất định, PTKT chưa được giải quyết đầy đủ, bị rơi vào
hàng thứ yếu. Cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội từ cuối thập kỷ 70 đầu 80 biểu
hiện trước hết ở tình trạng suy thoái kinh tế, sản xuất trì trệ, lạm phát phi mã, đời
sống của nhân dân gặp khó khăn, thiếu thốn. Công cuộc đổi mới bắt đầu từ năm 1986.
Trong quá trình đổi mới, Đảng ta đã xác định: "Phải tập trung sức làm tốt đổi mới
kinh tế, đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của nhân dân về đời sống, việc làm và các
nhu cầu xã hội khác, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, coi đó là điều
kiện quan trọng để tiến hành thuận lợi đổi mới trong lĩnh vực chính trị" [24, 57].
Sau gần 15 năm thực hiện đường lối đổi mới, kinh tế tăng trưởng nhanh,
GDP bình quân hàng năm thời kỳ 1991-1998 đạt trên 8%. Trên lĩnh vực nông
nghiệp, lương thực từ chỗ không đủ ăn, đến nay mỗi năm xuất khẩu từ 2 đến trên 4
triệu tấn gạo, đời sống của đa số dân cư được tăng lên đáng kể. Thành tựu PTKT

đã tạo ra cơ sở vật chất cho quá trình thực hiện CSXH, giải quyết nhiều VĐXH
bức xúc, bước đầu đáp ứng được những yêu cầu cơ bản, lâu dài của đời sống xã
hội, văn hóa, tinh thần của nhân dân. Hàng ngàn tỷ đồng được huy động vào việc
giải quyết những VĐXH cấp bách như: giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo,
xây dựng cơ sở hạ tầng, đền ơn đáp nghĩa Có thể nói, nền kinh tế - xã hội nước ta
đã có những biến đổi tích cực, đã ở vào quỹ đạo của sự phát triển như hiện nay, đó
là kết quả của đổi mới tư duy kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và đổi mới
các CSKT, kể cả kinh tế đối ngoại, tạo ra một nền kinh tế mở, hội nhập, đồng thời
là kết quả nhận thức mới về biện chứng giữa kinh tế với chính trị và xã hội, giữa
CSKT với CSXH trong phát triển. Nhưng nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với
nhiều nước trong khu vực vẫn là thách thức to lớn và gay gắt đối với đất nước.
Hơn thế, trong xu thế chung của thời đại, PTKT đã trở thành mục tiêu chiến lược
số một của mọi quốc gia, trước sự tác động to lớn của cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ hiện đại. Vì vậy, trong quá trình đổi mới, phải thấy rằng, mục đích của
đổi mới là phát triển, đặc biệt chú ý PTKT; lấy phát triển liên tục, nhanh, hiện đại,
bền vững của nền kinh tế làm cơ sở, chỗ dùa cho đổi mới các lĩnh vực khác. Vấn
đề cơ bản nhất trong tiến trình kinh tế Việt Nam hiện nay là PTKT phải là thực chất
và là nội dung cơ bản, là cái trục xuyên suốt tiến trình quá độ lên CNXH.
Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh vừa là mục tiêu, vừa
là nội dung của sự phát triển theo định hướng XHCN ở nước ta. Để có dân giàu,
nước mạnh trước hết phải phát triển sản xuất, phát huy mọi khả năng và tiềm năng
của các tầng líp nhân dân, các thành phần kinh tế làm cho kinh tế phát triển nhanh.
Muốn giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội, và muốn động viên được tính tích cực
của mọi tầng líp nhân dân, phải có cơ sở vật chất là PTKT. Muốn tăng cường sức
mạnh quốc phòng để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ; muốn xóa đói giảm nghèo, giải
quyết các TNXH, phát triển văn hóa, giáo dục, nâng cao dân trí , tất cả đều không
thể không dùa vào sức mạnh của kinh tế. Vì thế nhiệm vụ PTKT với tốc độ cao và
ổn định phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm.
Một nước còn ở tình trạng nghèo nàn và lạc hậu như nước ta, trước hÕt cần
ưu tiên cho PTKT. Tuy nhiên không phải là sự "ưu tiên" bằng mọi giá, mà điều

quan trọng là ở chỗ: PTKT không thể không gắn với một chế độ chính trị mang
tính cách mạng, tiến bộ xã hội và tính nhân văn sâu sắc. PTKT không thể tách rời
tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường, CNH phải đi
đôi với HĐH. Mục tiêu tối cao của sự nghiệp CNH, HĐH là phải hướng tới việc
nâng cao chất lượng sống cho mỗi thành viên trong cộng đồng xã hội. Mục tiêu đó
chỉ có thể thực hiện được khi có sự kết hợp hài hòa giữa PTKT nhanh với việc cải
thiện đời sống nhân dân, đảm bảo công bằng và bình đẳng xã hội, đồng thời giải
quyết tốt các VĐXH, nâng cao chất lượng môi trường sống.
Hiện nay, nhiều nước có mức PTKT cao đang phải đối phó với hàng loạt
VĐXH gay gắt: phân hóa giàu nghèo, bất công xã hội, thất nghiệp, sự băng hoại về
đạo đức, nhân phẩm Thực tiễn đó đã đem lại cho chóng ta bài học quý báu về sự
thống nhất biện chứng giữa nhân tố kinh tế và nhân tố xã hội trong quá trình phát
triển.
Nhìn mét cách tổng thể, một quá trình phát triển phải bao gồm đầy đủ ba
mục đích: Thứ nhất, các giá trị vật chất được đưa lên ưu tiên hàng đầu và trong giá
trị vật chất, giá trị kinh tế được xem là quan trọng nhất. Thứ hai, bao gồm các giá
trị xã hội, chính trị, văn hóa và những chế định có liên quan. Thứ ba, liên quan đến
giá trị nội tại của con người, làm cho con người trở nên người hơn, nhân bản hơn.
Ba mục đích này không thể tách rời nhau, PTKT, phát triển xã hội sẽ trở nên vô
nghĩa, nếu không đi liền với việc phát triển con người. PTKT không phải là toàn bộ
mục đích của sự phát triển. Hơn nữa, xét cho cùng, nó cũng chỉ là phương tiện để
đạt tới mục đích nhân văn cao cả, nhưng nó là cái cơ bản trên đó một xã hội phát
triển được tạo dựng. Nó là trung tâm, là cái trục xuyên suốt bước chuyển cách
mạng từ trạng thái chậm phát triển sang trạng thái phát triển và khi đã đạt tới trình
độ chín muồi, thì PTKT làm thay đổi toàn bộ cấu trúc và bộ mặt xã hội. Ở đây kinh
tế không phải là cái quyết định duy nhất, nhưng là cái cơ bản, cái quyết định tối
hậu cho một trật tự phát triển.

×