Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Đề tài gán máng che mưa cây cao su

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.35 KB, 38 trang )

Mục Lục
Tựa mục Trang
Chương 1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích

1.2.2 Yêu cầu
1.2.3 Giới hạn chuyên đề
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu cây cao su
2.2 Tình hình sản xuất cao su Việt Nam
2.2.1 Giai đoạn trước 1990
2.2.2 Giai đoạn sau năm 1990 đến trước năm 2008
2.2.3 Giai đoạn 2009- 2015 và tầm nhìn đến 2020
2.3. Tình hình khai thác cao su hiện nay
3.1 Thế Giới
3.2 Việt Nam
2.4. Những kiểu gắn máng che mưa đã được thực hiện
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian, vật liệu và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Thời gian, địa điểm
3.1.2 Vật liệu nghiên cứu
3.1.3 Đối tượng nghiên cứu
3.2. Nội dung
3.2.1 Điều kiện thời tiết khí hậu
1
3.2.2 Nội dung theo dõi
3.2.3 Phương pháp nghiên cứu
3.2.3.1 Bố trí thí nghiệm
3.2.3.2 Phương pháp theo giõi


3.3. Quy trình áp dụng
3.3.1 Các bước thực hiện làm máng che nilon PE (loại 1)
3.3.2 Các bước thực hiện làm máng che xốp (loại 2)
3.3.3 Hoạch toán chi phí vật tư làm máng xốp hoàn thện

3.3.4 Hoạch toán chi phí vật tư làm máng nilon PE hoàn thiện
3.3.5 Hoạch toán chi phí nhân công gắn máng
3.3.6 Dự kiến kết quả
2
Chương 1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây cao su tên khoa học là Hevea Brasiliensis thuộc họ thầu dầu (Eu-
phorbiaceae). Nguồn gốc ở Amazon (Nam Mỹ) mọc hoang dại. Qua quá trình chọn
lọc cây cao su đã thích nghi dần với các điều kiện sinh thái khác nhau ở trên nhiều
nước trên thế giới. Nó được thu nhập và trồng ở Việt Nam từ năm 1897 và đến nay
đã hơn trăm năm. Thành lập các công ty ở miền Đông Nam Bộ và tiếp tục phát triển
cây cao su lên Tây Nguyên, miền Trung và miền Bắc nước ta.
Quá trình tồn tại và phát triển khẳng định tính thích ứng của nó trong điều kiện
thời tiết - khí hậu ở Việt Nam. Để đảm bảo cho việc phát triển cao su đạt kết quả
trong mong muốn thì việc chọn giống và sử dụng các biện pháp canh tác tiến bộ,
ngoài ra còn phụ thuộc vào chế độ khai thác và điều kiện thời tiết khí hậu (nhiệt độ,
ẩm độ và lượng mưa).
Trong các yếu tố tự nhiên thì lượng mưa cũng là một yếu tố làm ảnh hưởng
năng suất đáng kể từ 10-15% sản lượng.
Trong vườn cao su kinh doanh, việc khai thác cao su lấy sản lượng là chính.
Nhưng làm sao năng suất sản lượng ngày càng tăng và ổn định thì việc bảo vệ,
chăm sóc vườn cây là thiết thực nhất.
Quá trình quản lý vườn cây cao su khai thác tại trường cho thấy vào những
ngày trời mưa đột xuất, người công nhân không thể trút kịp mủ và vì thế sản lượng

mủ ngày đó thường mất trắng hoặc thu được rất ít,hàm lượng DRC% thấp, phải
đem đánh đông.
Mặt khác, trong thực tế để hạn chế những rủi ro này, một số công ty trong và
ngoài ngành đã sử dụng một số biện pháp để che toàn bộ chén mủ, tuy nhiên mặc
dù hạn chế được đáng kể những thất thoát mủ do trời mưa bất chợt, song lại rất khó
3
khăn cho thao tác của người công nhân, đặc biệt là khi trút mủ (người công nhân
phải mất rất nhiều thao tác khác như chỉnh sửa túi trước khi cạo, vén túi khi trút,
đồng thời do làm bằng túi ni lông mềm không có khung đỡ nên còn dẫn đến tình
trạng túi bị dính mủ,…).
Xuất phát từ hiện trạng thực tiễn trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá
hiệu quả việc gắn máng che chén khi khai thác mủ cao su tại Đồng Phú – Bình
Phước năm 2014”.
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích
Đề tài thực hiện nhằm nghiên cứu kỹ thuật và xác định hiệu quả kinh tế của
biện pháp gắn máng chắn mưa mái che miệng cạo và chén đựng mủ trên cây cao su
nhóm 1.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên. Tiến
hành quan trắc các chỉ tiêu về sản lượng, hàm lượng chất khô (TSC), chuyển đổi tỷ
lệ tương đương cao su khô (DRC), tính hiệu quả kinh tế.
Tất cả các nghiệm thức đều được chăm sóc, bón phân và khai thác trong
cùng một điều kiện theo quy trình của tập Đoàn công nghiệp cao su Việt Nam.
Đánh giá tác dụng của các loại máng che chén đến sản lượng mủ và chất
lượng mủ vườn cây khai thác.
Chọn loại máng che chén thích hợp cho vườn cây và cách gắn máng, kĩ
thuật, thời gian sử dụng của máng.
1.2.2. Yêu cầu
Bố trí thí nghiệm chính xác, tuân thủ theo Phương pháp nghiên cứu khoa
học.

Theo giõi số liệu cẩn thận, chính xác, tính được hiệu quả kinh tế đem lại.
1.2.3. Giới hạn chuyên đề
4
Đây là chuyên đề đòi hỏi nghiên cứu trong nhiều thời gian, nhiều đối tượng
vườn cây cao su mới có thể so sánh và đánh giá được về hiệu quả của chất liệu
máng. Với thời gian theo dõi có hạn, tài liệu nghiên cứu về chuyên đề này còn ít,
điều kiện thí nghiệm còn nhiều hạn chế nên chuyên đề chỉ dừng lại ở mức độ tìm
hiểu.
5
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu cây cao su
Cây cao su thiên nhiên (Hevea brasiliensis) mọc tự nhiên ở lưu vực Amazon,
Nam Mỹ, trải rộng từ vĩ tuyến 15° Nam đến vĩ tuyến 16° Bắc và kinh tuyến 46 –
77° Tây. Chất nhựa của cây (nhựa mủ-latex) là nguồn chủ lực trong sản xuất cao su
tự nhiên. Khi cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch nhựa mủ cho
đến khi khi đạt độ tuổi 26-30 năm. Ngoài ra, gỗ cao su được sử dụng trong sản xuất
đồ gỗ có giá trị cao, được coi là loại gỗ "thân thiện môi trường", do người ta chỉ
khai thác gỗ sau khi cây cao su đã kết thúc chu trình sản sinh nhựa mủ.
Từ xa xưa, dân địa phương đã dùng mủ cao su để làm các vật dụng chống
thấm và có tính đàn hồi như quả bóng đồ chơi thể thao, tấm lợp nhà, túi đựng nước,
các hình tượng trong lễ hội tôn giáo…
Phần lớn cao su được dùng để chế tạo vỏ ruột xe, bánh máy bay (68%), sản
phẩm cao su nhúng : găng tay, nệm xốp, bong bóng, chỉ thun…(8%),vật liệu kỹ
thuật : xâydựng, đệm chống động đất, đệm cầu cảng, đệm nối…(7,8%), đế giày
(5%), keo dán (3,2%) và sản phẩm khác : dụng cụ y tế, đồ chơi…(8%).
Cho đến cuối thế kỷ 19, cao su do Brazil độc quyền cung cấp. Để giải quyết
nhu cầuvề cao su, cây cao su du nhập ở các nước châu Á. Năm 1876, Henry
Wickham thu thập hạt cao su ở Brazil sang trồng ở Sri Lanka, Singapore, Malaysia
và Indonesia.

Từ 1883, Sri Lanka và Malaysia cung cấp giống cao su cho các nước châu Á
và châu Phi. Sau năm 1889, các vườn cao su châuÁ bắt đầu sản xuất mủ, nhanh
chóngvượt Brazil và đến nay vẫn giữ vị trí chủ đạo, đứng đầu là Thái Lan,
Indonesia và Malaysia.
6
Cây cao su được trồng ở Việt Nam từ năm 1897 và đến nay đã hơn trăm
năm. Thành lập các công ty ở miền Đông Nam Bộ và tiếp tục phát triển cây cao su
lên Tây Nguyên, miền Trung và miền Bắc nước ta.
2.2 Tình hình sản xuất cao su Việt Nam
2.2.1 Giai đoạn trước 1990
Cây cao su được du nhập vào Việt Nam được trên 110 năm (kể từ 1897).
Thời rực rỡ của trồng và sản xuất cao su thiên nhiên ởViệt Nam là các năm 1920-
1940. Năm 1930 đã khai thác trên 10.000 ha, sản xuất 11.000 tấn. Năm 1950, sản
xuất 92.000 tấn, trên diện tích khai thác gần 70.000 ha. Nhờ chính sách khuyến
khích của chính quyền thuộc địa (chính sách đất đai và chính sách cho vay lãi suất
thấp), tư bản Pháp đã thiết lập các đồn điền lớn như Công ty Đất đỏ(Compagnie des
Terres rouges), SIPH, Công ty đồn điền Michelin, ở các tỉnh miền Đông và ở Tây
Nguyên. Xuất khẩu cao su và gạo lúc đó là “hai vú sữa cho nền kinh tế Việt Nam”
Cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60, Việt Nam phát động phong trào cao
su tiểu điền (small holding) như Malaysia, Indonesia và Thailand, nhưng với nét
khác biệt là chương trình cao su dinh điền. Các tiểu điền cao su dinh điền thiết lập
liên canh, liên địa thành diện tích lớn với các dòng năng suất cao lúc đó là GT1,
PB86…Chương trình cao su dinh điền dự trù phát triển đến 200.000 ha ở những
vùng sinh thái thích hợp (miền Đông Nam bộ, các tỉnh Tây Nguyên). Trong hơn 5
năm, từ 1958 đến 1963, diện tích cao su dinh điền đã lên đến 30.000 ha.
Năm 1962, chương trình cao su được khuyến khích tài trợ và giúp đỡ kỹ
thuật cho các tư nhân Viêt Nam (cả cho các đồn điền nào muốn mở rộng thêm tích
khai thác hay trồng lại nhiều vườn cao su đã già cỗi, khai thác đã trên 30-40 năm).
Chương trình cao su Viêt Nam dự tính diện tích cao su tiểu điền có năng suất cải
thiện là 500.000 ha, nghĩa là bằng diện tích cao su tiểu điền Malaysia và Indonesia

các thập niên này. Tuy nhiên, chiến tranh tàn khốc đã làm tan hoang các đồn điền
công ty và nhất các cao su tiểu điền dinh điền.
7
Trong thập niên 1970, chích sách phát triển kinh tế tập thể đã không còn hỗ
trợ phát triển tư nhân tiểu điền cao su nữa. Theo thống kê năm 1976, tổng diện tích
cao su mới chỉ có 76.600 ha (riêng các tỉnh phía Bắc có khoảng 5.000 ha), với sản
lượng 40.200 tấn. Trong thập niên 80, chính sách đổi mới bắt đầu cho phép tiểu
nông thuê khai thác tiểu điền, đã đem lại phần nào sinh khí cho ngành cao su Viêt
Nam. Tuy nhiên, do giá cao su vào thập niên thập niên 80 giảm mạnh, các tiểu điền
cũng như đồn điền cũ chưa tạo ra được bước phát triển đáng kể cho ngành cao su
Việt Nam.
2.2.2 Giai đoạn sau năm 1990 đến trước năm 2008
Sau khi Liên Xô tan rã, diện tích cao su không phát triển được vào những
năm đầu thập niên 90. Năm 1990 diện tích cao su Việt Nam là 250.000 ha và sản
lượng là 103.000 tấn (diện tích cao sản chỉ khoảng 15%, trong khi đó Thái Lan có
1.884.000 ha, với 52% diện tích cao sản, mức sản xuất mủ khô là 1.786.000 tấn;
Indonesia có 3.155.000 ha, nhưng sản lượng ít hơn Thái Lan 1.429.000 tấn).
Nhờ chủ trường phát triển kinh tế thị trường những năm 90, cao su tiểu điền
lại được khuyến khích phát triển, và cũng trong thời kỳ này giá cao su xuất khẩu đã
lên đến đỉnh với 1.500 USD/tấn, và ngành cao su khởi sắc trở lại.
Đến năm 2000 sản lượng cao su đạt 290,8 ngàn tấn. Trước tình hình cạnh
tranh đất trồng giữa các loại cây công nghiệp khác có cùng yêu cầu sinh thái nhưcà
phê, hồ tiêu, cây ăn quả chính phủ đã chủ trương chỉ phát triển ngành cao su với
quy mô 400.000ha. Tuy nhiên, đến năm 2001 diện tích cao su trên toàn quốc đã lên
tới trên 405.000 ha, và các địa phương vẫn tiếp tục ủng hộ phát triển cao su, nhất là
các tỉnh duyên hải miền Trung.
Trước năm 2005, Việt Nam là nước sản xuất cao su thiên nhiên đứng thứ 6
trên thế giới (sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, và Trung Quốc). Vị thế
của ngành cao su Việt Nam trên thế giới ngày càng được khẳng định. Từnăm 2005,
nhờ sản lượng tăng nhanh hơn Trung Quốc, Việt Nam đã vươn lên hàng thứ 5.

Riêng về xuất khẩu, từ nhiều năm qua Việt Nam đứng hàng thứ 4 thế giới.
8
Nhờ giá cao su liên tục tăng cao trong những năm qua nên diện tích vườn
cây cao su không ngừng được mở rộng. Tính đến năm 2007 cả nước có hơn
500.000 ha cao su, tập trung ở Đông Nam Bộ (339.000 ha), Tây Nguyên (113.000
ha), Bắc Trung Bộ (41.500 ha) và Duyên hải Nam Trung Bộ(6.500 ha). Sản lượng
đạt trung bình 450.000 tấn/năm. Mục tiêu Chính phủ đưa ra đến năm 2010 là diện
tích cao su Việt Nam sẽ tăng lên 700.000 ha, trong đó diện tích trồng mới chủyếu là
cao su tiểu điền (dự kiến chiếm 350.000 ha). Tuy nhiên cao su tiểu điền được đầu tư
vốn nhỏ, đa phần nằm ởvùng sâu vùng xa nên rất khó áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật đồng bộ. Bên cạnh đó, cao su tiểu điền trồng phân tán nên khó thu gom mủ,
chất lượng mủ giảm và giá thành cao. Sản phẩm làm ra chưa gắn với khâu chế biến,
thường bị tư thương ép giá khiến người nông dân thua thiệt.
9
Sản lượng sản xuất cao su Việt Nam
Các đặc điểm chính trong giai đoạn này là:
• Trên 80% sản lượng cao su Việt Nam dùng để xuất khẩu., trong đó lượng xuất
khẩu của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) chiếm hơn 70%.
• Đến nay mới có 63% diện tích cao su được đưa vào khai thác, do đó tiềm năng
phát triển còn rất lớn. Các doanh nghiệp Việt Nam còn đang tích cực đầu tư trồng
mới các đồn điền cao su lớn tại Lào và Campuchia bên cạnh việc phát triển nguồn
cao su trong nước.
• Hiện nay phần lớn diện tích nằm trong chương trình thực hiện đến năm 2010 về
dự kiến trồng 1 triệu ha cao su nằm trong khuôn khổ trồng mới 5 triệu ha rừng.
• Do giá cao su nguyên liệu tăng liên tục trong thời gian gần đây, người dân nhiều
địa phương đổ xô trồng cao su. Hiện tượng này khó bảo đảm tính phát triển bền
vững khi gặp biến động giá và nhu cầu thị trường thế giới.
• Đầu năm 2008 sản lượng sụt giảm so với kế hoạch (do bệnh phấn trắng trên hầu
hết diện tích khai thác và tình hình mưa bão diễn ra sớm hơn với tần suất cao hơn
các năm, đồng thời giá cao su cũng chững lại và có xu hướng giảm do khủng hoảng

tài chính thế giới).
2.2.3 Giai đoạn 2009- 2015 và tầm nhìn đến 2020
10
Quyết định 750 / QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm
2009 kế hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, đến năm
2015 diện tích cao su đạt 800.000 ha. Đến năm 2020, diện tích cao su là sẽ ổn định
ở mức 800.000 ha.
Quy hoạch phát triển cao su phải trên cơ sở nhu cầu của thị trường. Khai
thác, phát huy có hiệu quả lợi thế về đất đai, tự nhiên ở một số vùng để phát triển
bền vững. Áp dụng nhanh tiến độ khoa học công nghệ, nhằm nâng cao năng suất,
chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh sản phẩm cao su trên thị trường. Phát
triển cao su theo hướng đầu tư thâm canh tăng năng suất và chất lượng. Trồng trọt
mới cao su trên diện tích chuyển đổi tối đa đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả
và đất rừng tự nhiên là rừng nghèo phù hợp với trồng cây cao su. Phát triển cao su
phải gắn vùng nguyên liệu với cơ sở công nghiệp chế biến và thị trường để hình
thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn
Về quỹ đất trồng cao su : Để đạt mục tiêu 800.000 ha cao su, phải tiếp tục
trồng mới 150.000 ha trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, đất
chưa sử dụng và chuyển đổi từ đất rừng tự nhiên là rừng nghèo phù hợp với yêu cầu
sinh trưởng của cây cao su.
Định hướng quy hoạch cao su : Vùng Đông Nam Bộ tiếp tục trồng mới
25.000 ha trên đất đang sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả và chuyển đổi đất rừng
tự nhiên là rừng sản xuất nghèo phù hợp với cao su, để ổn định diện tích 390.000 ha
cao su. Vùng Tây Nguyên tiếp tục trồng mới khoảng 95 -100.000 ha trên đất đang
sản xuất nông nông nghiệp kém hiệu quả, đất chưa sử dụng, chuyển đổi đất rừng tự
nhiên thuộc rừng sản xuất nghèo phù hợp trồng cao su, để ổn định diện tích 280.000
ha. Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ tiếp tục trồng mới 10-15.000 ha trên đất đang
sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả và chuyển đổi đất rừng tự nhiên thuộc rừng sản
xuất nghèo phù hợp trồng cao su, để ổn định diện tích 40.000 ha. Vùng Bắc Trung
Bộ tiếp tục trồng mới khoảng 20.000 ha, chủ yếu sử dụng đất nông nghiệp, để ổn

11
định diện tích 80 nghìn ha… Trên cơ sở quỹ đất và kết quả đánh giá hiệu quả diện
tích cao su đã trồng, các địa phương quyết định mở rộng diện tích ở những địa bàn
có đủ điều kiện, để đến năm 2020 toàn vùng đạt khoảng 50.000 ha.
Tiếp tục đầu tư cho các dự án nghiên cứu, tuyển chọn, lai tạo và nhập nội các
giống cao su có năng suất, chất lượng cao. Bộ NN & PTNT phối hợp với UBND
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam
chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án giống cao su chất lượng cao thuộc chương
trình giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp và giống thủy, hải sản
Đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, cung cấp thông
tin, tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động…
3. Tình hình khai thác cao su hiện nay
3.1 Thế Giới
Theo dự báo của Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG), sản lượng cao
su thiên nhiên toàn cầu 12,635 triệu tấn năm 2015. Theo IRSG, nhu cầu tiêu thụ cao
su toàn cầu sẽ tăng 4,5% lên 11,904 triệu tấn trong năm 2014 và 12,433 triệu tấn
năm 2015. Như vậy, sản lượng cao su thiên nhiên thế giới sẽ vượt nhu cầu 202.000
tấn trong năm 2015, giảm so với 371.000 tấn năm 2014 và 650.000 tấn năm 2013.
3.2 Việt Nam
Trong năm 2012 đạt 864.000 tấn, tăng 6,4% so với năm 2011. diện tích cao
su của Việt Nam tăng mạnh nhất của bất kỳ nước nào trong giai đoạn 2005-2008, sẽ
tác động đến thu hoạch năm 2013. Năng suất cao su của Việt Nam cũng cao hơn
mức trung bình của thế giới. Vì thế triển vọng của Việt Nam trong những năm tới là
khá hứa hẹn với sản lượng dự kiến tăng trưởng ở mức 5-6% trong giai đoạn 2013-
2014
Theo ANRPC, năm 2013, sản lượng cao su của Việt Nam ước đạt 1,043 triệu
tấn, tăng 20,8% so với năm trước đó. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, sản lượng
cao su tự nhiên của Việt Nam vượt qua mốc 1 triệu tấn. Nhờ vậy, Việt Nam đã leo
12
từ vị trí thứ 5 lên vị trí thứ 3 trong danh sách các nước sản xuất cao su tự nhiên hàng

đầu thế giới.
Đến năm 2015 diện tích cao su đạt 800.000 ha.sản lượng mủ đạt 1,1 triệu tấn
và xuất khẩu đạt USD1.8 tỷ. Đến năm 2020, diện tích cao su là sẽ ổn định ở mức
800.000 ha, sản xuất mủ đạt 1,2 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD.
4. Những kiểu gắn máng che mưa đã được thực hiện
4.1 Mái che mưa có nắp đậy (Hình…)
Người thực hiện : kỹ sư Nguyễn Trung Kiên
Đơn vị công tác : Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông
Cách làm : Mái che mưa làm bằng tấm nhựa PE trong có độ dày 0,3mm chất
lượng tốt. Phần trên được cắt từng miếng hình cung dài vừa đủ che miệng cạo, bề
rộng ở giữa 12cm, phía hai đầu 6cm. Nắp đậy chén hứng mủ cũng bằng nhựa PE
trong, dày 0,3mm được cắt từng miếng lớn hình cung dài 35cm, rộng 26cm. Miếng
nhựa được định vị hai đầu bằng hai chiếc ghim dù, một đầu đính vào vỏ cây, một
đầu có thể gỡ ra và ghim vào dễ dàng. Riêng gắn tấm đậy chén mủ, để tạo độ cứng,
mái che được gấp đôi rồi vuốt mạnh tạo thành nếp gấp, giúp mái che khỏi bị võng
khi có mưa to gió lớn. Gấp hai mép của mái che mỗi cạnh 1cm theo chiều ngược lại
để tạo thành gờ ngăn không cho nước mưa chảy vào mép chén mủ. Nắp đậy chén
mủ khi gắn phải che được cả máng dẫn mủ và chén hứng mủ. Khi cạo công nhân
chỉ việc tháo đinh ở đầu bên trái của nắp đậy để thao tác, xong ghim lại như cũ.
4.2 Cải tiến mái che đường cạo, kết hơp váy che chén mủ
Người thực hiện : Ông Dũng
Đơn vị công tác : Công ty TNHH Hưng Long Thịnh
Mô tả : Một mái che bao phủ toàn bộ đường cạo + một miếng che chén mủ
được làm bằng nhựa dẻo có chiều dài 55cm, tán phủ có chiều rộng từ 15 – 36cm và
có que đỡ. Sản phẩm được gắn bao quanh và được đặt trên đường cạo khoảng 5 –
10 cm. Dùng kim bắm loại 13/8 cố định lại trên cây và môt lớp keo đen.
4.3 Màng che chén mủ
13
Người thực hiện : chuyên viên kỹ thuật anh Lê Tất Dũng và Vũ Bá Văn
Đơn vị công tác : Nông trường PlâyKần

Cách làm : mái che mưa mới được thiết kế theo kiểu thắt nơ, bằng xốp có độ
dày khoảng 2mm, hình lưỡi liềm, mái che mới có độ co giãn cao, khi gắn sẽ ôm sát
thân cây cao su, nên che hầu hết mặt cạo dưới thân cây, rất thuận tiện cho vườn cây
cạo vào năm thứ 4 - 5. Màng che chén, được cắt theo kiểu hình chữ nhật, bề rộng 45
- 50cm, chiều dài 70 - 80cm, màng, tấm che ghim và vén ra vào dễ dàng để che
chén mủ, không bị ảnh hưởng trong quá trình cạo.
4.4 Mái che chén bằng miếng xốp (Hình…)
Người thực hiện : Th.s Lưu Thị Thanh Thất và Th.s Nguyễn Văn Quyết
Đơn vị công tác : Trường CĐ Công Nghiệp Cao Su
Cách làm :
+ Bước 1 : Dùng dây kẽm có ϕ = 2, dài 96 cm,bẻ thép thẳng và gập đôi để
chia mái kiềng cho đều cân được kiềng. Bẻ chân đở kiềng thủ công bằng cách đóng
một cây đinh vào một giá đỡ dùng tay xoắn chân kiềng.
+ Bước 2 : Cắt máng xốp dài 45cm – 50cm và chiều rộng là 32cm. Gập đôi
chiều dài máng lại lấy vị giữa cắt nửa hình tam để tạo khoảng không cho mương mủ
đi qua.
+ Bước 3 : Buộc kiềng cách chén mủ 15-20 cm và cách máng mủ 2-4 cm.
Đặt máng xốp lên làm sao tạo được cái vòm như mái nhà rồi dùng ghim bấm cố
định máng xốp nhưng phải cân máng để gió không lật máng. Ghim máng sao cho
mủ chảy qua lỗ cắt trên máng không bị cản lại.
Sáng kiến đã đạt giải 3 cuộc thi sáng tạo…………….
14
Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian, vật liệu và địa điểm nghiên cứu
3.1.1. Thời gian, địa điểm
- Thời gian: Bắt đầu từ ngày 15/7/2014 đến 15/10/2014
- Tại lô của hộ gia đình ông Nông Văn Chuyên ở ấp Phước Tiến xã Tân
Phước huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu

- Dây thép
- Dây đen buộc kiềng
- Nilon PE
- Xốp đen
- Kim bấm
3.1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Vườn cao su khai thác nhóm 1
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Điều kiện thời tiết khí hậu
- Nhiệt độ (
0
C )
- Lượng mưa ( mm )
- Ẩm độ ( % )
- Ánh sáng
3.2.2. Nội dung theo dõi
15
* Xác định ảnh hưởng của máng che chén đến sản lượng mủ khi khai
thác.
* Xác định ảnh hưởng của máng che chén đến hàm lượng DRC mủ
* Xác định ảnh hưởng của máng che chén đến thời gian cạo mủ khi
khai thác.
* Xác định những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng máng che chén
mủ
3.2.3. Phương pháp nghiên cứu
3.2.3.1 Bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm gồm 2 công thức, mỗi công thức bố trí 3 hàng (nghiệm thức)
với mỗi hàng theo giõi 15 cây
+ Công thức 1 gắn máng loại 1 (màng che chén PE kiểu vén rèm).
+ Công thức 2 gắn máng loại 2 (máng che bằng xốp có máng nhỏ mủ nằm

dưới máng che chén)
+ Công thức 3 đối chứng ( không gắn máng)
- Toàn bộ số cây thực hiện là 90 cây
16
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
3.2.3.2. Phương pháp theo giõi
* Xác định ảnh hưởng của máng che chén đến sản lượng mủ khi
khai thác (chỉ những ngày có mưa sáng).
- Dụng cụ : Xô trút 20 lít, vét mủ, cân 50kg.
- Cách thức thực hiện : Trút mủ trên từng công thức, cân mủ riêng cho từng
công thức không được cho mủ của các công thức trộn nhau vào nhau. Lấy kết quả
cân ghi chú vào bảng số liệu đã làm sẵn.
* Xác định ảnh hưởng của máng che chén đến hàm lượng DRC mủ
(chỉ những ngày có mưa sáng).
- Dụng cụ: Cân điện tử, chảo nướng, cán sứ, bếp điện hoặc bếp ga, thau nước
và bảng quy đổi TSC (%) sang DRC (%).
- Cách thức thực hiện :
+ Lấy mủ từ các công thức mỗi mẫu đựng riêng không trộn lẫn nhau,
kí hiệu trên các mẫu rõ ràng tránh sự nhầm lẫn giữa các mẫu.
+ Đưa mẫu đi định lượng DRC bằng phương pháp nướng
17
Các bước thực hiện:
Bước 1: Mỗi công thức cân 10g latex (ma) bằng cân điện tử
Bước 2: Đổ mẫu vào chảo nướng từng mẫu một cho chính xác, nướng mẫu
chín vàng đều nếu bị sống hoặc cháy thì phải thực hiện lại từ đầu tránh sai hỏng
Bước 3: Nướng xong đặt chảo vào thau nước cho nguội tránh để nước tràn
vào mẫu cho kết quả không chính xác.
Bước 4: Lấy mẫu và cân mẫu (mg) trên cân điện tử
Bước 5: Tính kết quả TSC (%) = mg/ma*100
Bước 6: Dùng bảng quy đỗi quy từ TSC (%) sang DRC (%)

Ghi lại kết quả của 3 mẫu sau mỗi lần nướng.
* Xác định ảnh hưởng của máng che chén đến thời gian cạo mủ khi
khai thác (theo dõi trong ba lần cạo ngẫu nhiên)
- Dụng cụ: Đồng hồ bấm giờ, dao cạo mủ, đèn ( do quá trình cạo vào buổi
sáng sớm ).
- Một người cạo trên mỗi công thức 15 cây và bấm thời gian ghi chú vào
bảng đã làm sẵn.
Lưu ý: Một người cạo trên cả 3 công thức mới so sánh được tốc độ chênh lệch
trên từng công thức.
3.3. Quy trình áp dụng
3.3.1. Các bước thực hiện làm máng che nilon PE (loại 1)
Bước 1: Uốn dây kẽm
Kích thước dây:
 Dây có ϕ = 2, dài 100 cm, được uốn lần lượt theo các bước
- Cắt dây thép dài 1m uốn thành vòng tròn đều
18
- Bẻ chân đỡ kiềng thủ công bằng cách đóng một cây đinh vào một giá đỡ
dùng tay xoắn chân kiềng (giống kiềng tai để đỡ chén).
- Sau khi xoắn chân đỡ kiềng xong ta tiến hành uốn lại cho đều kiềng.
- Chỉnh sửa cho chân kiềng và vòng kiềng hoàn thiện
- Làm một móc khóa ở chân kiềng bên trái bằng kẽm có ϕ = 0,2
Hình 3.1 : Khung kẽm loại 1 sau khi hoàn thiện
 Dây kẽm ϕ = 0,2
- Sợi 1 có chiều dài 85cm, để thẳng
- Sợi 2 có chiều dài 10cm, uốn 2 hình tròn ở giữa sợi kẽm
Bước 2: Cắt và hoàn thiện miếng che
- Cắt miếng nhựa nilon PE dẻo kích thước 60x60cm
- Kẽm ϕ = 0,2 : Luồn sợi 1 qua vòng tròn sợi 2 (đã được uốn hình tròn ở
giữa), để sợi 2 trượt về phía cuối sợi 1 (một phía tùy ý, sợi 1 vẫn luồn qua sợi 2),
sau đó dán cố định sợi 1 theo một đường chéo của miếng PE đã cắt. Cố định xong

quay hướng góc không có sợi 2 về phía đối diện, tiếp tục đục ở góc bên phải một lỗ
19
nhỏ cách cạnh trên 10cm, cạnh dưới 5cm, dùng miếng xốp ép lỗ lại để khi móc vào
khóa lỗ đục không bị rách
Hình 3.2 : Kích thước miếng che PE
Bước 3 : Gắn cố định vào cây cao su
 Buộc kiềng
- Dùng dây đen quàng vào điểm tròn xoắn ở chân kiềng buộc như kiềng đỡ
chén
- Khoảng cách buộc kiềng cách phía trên chén mủ 3-5 cm và cách máng mủ
20-22cm
- Hai chân kiềng ôm lấy nửa thân cây
20
 Buộc máng lại
- Buộc chéo góc miếng che PE theo đường kẽm ϕ = 0,2 sợi 1 , quay đầu có
kẽm ϕ = 0,2 (sợi 2) xuống dưới, quay lỗ đục trên miếng PE về phía miệng hậu.
- Căn cho miếng PE làm sao khi kéo vòng qua khung vừa che được chén mủ,
vừa che được một phần miệng cạo
- Bẻ cố định móc kẽm ϕ = 0,2 (sợi 2) vào khung kiềng, để tạo thành rèm kéo
PE trên khung kiềng
- Móc lỗ đục vào móc khóa bên trái kiềng
- Gấp cạnh góc vuông bên phải phía trên 2 đường nếp nhỏ, dùng ghim bấm
cố định vào thân cây
- Miếng PE khi gắn phải che được cả máng dẫn mủ, chén hứng mủ và một
phần miệng cạo. Khi cạo công nhân chỉ việc tháo khóa ở đầu bên trái của nắp đậy
để thao tác, xong móc lại như cũ.
3.3.2 Các bước thực hiện làm máng che xốp (loại 2)
Bước 1: Uốn dây kẽm
Kích thước dây : Dây có ϕ = 2, dài 96 cm, được uốn lần lượt theo các bước
- Cắt dây thép dài 96 cm – 98cm bẻ thép thẳng và gập đôi để chia mái kiềng

cho đều cân được kiềng.
- Bẻ chân đở kiềng thủ công bằng cách đóng một cây đinh vào một giá đỡ
dùng tay xoắn chân kiềng.
- Sau khi xoắn chân đỡ kiềng xong ta tiến hình bẻ mái cho kiềng.
- Chỉnh sửa cho chân kiềng và mái kiềng thẳng hoàn thiện
21

Hình 3.3 : Thông số kỹ thuật của khung kẽm loại 2
Bước 2: Cắt máng xốp
Máng xốp dược cắt với kích thước và hình dạng
- Cắt máng dài 45cm – 50cm và chiều rộng là 32cm.
- Gập đôi chiều dài máng lại lấy vị giữa cắt nửa hình tam như hình dưới
( khoảng không cho mương mủ đi qua).
Hình 3.4 : Kích thước máng xốp loại 2
22
17 cm
11 cm
20 cm
96 cm
Dây thép phi 2
20 cm
32 cm
7 cm
3.3.3 Hoạch toán chi phí vật tư làm máng nilon PE hoàn thện
TT VẬT TƯ VẬT LIỆU MUA KÍCH CỠ
ĐƠN GIÁ
(đồng)
1 Mái che Miếng nilon D 60 cm - R 60 cm 1700
2
Kẽm chéo miếng

nilon
Thép ϕ 0.2
D 85cm
D 10cm
50
3 Giá đỡ mái che
Thép ϕ 2
D 100 cm 300
4 Dây buộc Dây đen D60 25
5 Đinh ghim Ghim số 4 5
TỔNG 2.080
3.3.4 Hoạch toán chi phí vật tư làm máng xốp hoàn thiện
TT VẬT TƯ VẬT LIỆU MUA KÍCH CỠ
ĐƠN GIÁ
(đồng)
1 Mái che Nilon PE D 48 cm - R 32 cm 625
2 Giá đỡ mái che
Thép ϕ 2
D 96 cm 500
4 Dây buộc Dây buộc kiềng D 60 cm 25
5 Đinh ghim Ghim số 4 5
TỔNG 1.155
3.3.5 Hoạch toán chi phí nhân công gắn máng
Hoạch toán chi phí công gắn máng che chén cho 1ha cao su 550 cây.
Tính công theo định mức của các nông trường ở vùng Đông Nam Bộ.
STT Công việc ĐVT Số công
Đơn giá
(ngàn)
Thành tiền
(ngàn)

1 Chuẩn bị vật tư Công ½ công 118 59
2 Cắt máng, uống kiềng Công
1
/
2
công 118 59
23
3 Cột kiềng Công 2 công 118 236
4 Gắn máng Công 2 công 118 236
CHI PHÍ NHÂN CÔNG 5 590
3.3.6 Dự kiến kết quả
- Thiết kế thành công loại máng che chén mủ mới bằng nilon PE kiểu vén
rèm.
- Biết được ảnh hưởng của máng che đến sản lượng mủ khai thác vào những
ngày trời mưa buổi sáng.
- Biết được ảnh hưởng của máng che đến hàm lượng DRC (%) của mủ latex
khai thác vào những ngày trời mưa buổi sáng.
- Biết được ảnh hưởng của việc gắn máng che đến thời gian cạo mủ.
- Hoạch toán được chi phí thực hiện khi áp dụng vào thực tế sản xuất.
- Phỏng vấn ý kiến người dân về các thuận lợi và khó khăn khi sử dụng máng
che.
24
Chương 4
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện thời tiết và khí hậu tại huyện Đông Phú - Bình Phước
Nằm ở độ cao trung bình khoảng 50 đến 120 mét so với mặt nước biển, có
thể xếp Đồng Phú vào vùng cao nguyên dạng địa hình đồi, thấp dần từ Đông Bắc
xuống Tây Nam với hai dạng địa hình chủ yếu. Dạng địa hình đồi thấp lượn sóng,
phân bố hầu hết trên địa bàn huyện, chủ yếu là đất đỏ phát triển trên đất đá bazan và
đất xám phát triển trên phù sa cổ. Dạng địa hình bưng bàu thấp trũng, nằm xen kẽ

với dạng địa hình đồi thấp lượn sóng, thổ nhưỡng thường gặp trên dạng địa hình
này là đất dốc tụ, mùn glây
Khí hậu Đồng Phú chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa thường bắt đầu vào
tháng 5 và kéo dài đến tháng 10. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 năm trước đến hết
tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.598 ml rải đều trong
các tháng. Vào những tháng cuối mùa mưa đầu mùa khô thời tiết thường se lạnh
vào đêm.
Bảng 1: Ảnh hưởng của điều kiện thời tiết từ 15/7 đến 15/10/2014
Yếu tố Tháng 7 Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Nhiệt trung bình (
0
C )
Nhiệt độ tối cao
Nhiệt độ tối thấp
Ẩm trung bình ( % )
Ẩm Min ( % )
Mưa ( mm )
25

×