MỤC LỤC
Bài tập lớn học kì HS33D019
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phòng ngừa tình hình tội phạm là việc áp dụng một cách tổng thể các
biện pháp kinh tế, chính trị, tư tưởng, pháp luật… do các cơ quan, tổ chức và
công dân tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm xóa bỏ hoặc vô hiệu
hóa các nguyên nhân, điều kiện phạm tội, không để cho tội phạm xảy ra; làm
giảm tội phạm và tiến tới loại trừ hoàn toàn tình hình tội phạm ra khỏi đời
sống xã hội. Trong bài tập cá nhân lần này, em xin tóm tắt những biện pháp
phòng ngừa tội phạm được trình bày trong luận văn thạc sĩ luật học của tác
giả Đinh Phương Thúy về đề tài: “Đấu tranh phòng chống tội mua bán phụ
nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội” và qua đó, em cũng xin đưa ra một số
nhận xét cá nhân về cách trình bày của tác giả trong luận văn.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Tóm tắt những biện pháp phòng ngừa tội phạm mua bán phụ nữ
trên địa bàn thành phố Hà Nội
1. Biện pháp về kinh tế - xã hội
- Thứ nhất, để giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã
hội, thành phố cần có chính sách hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất,
cụ thể như sau:
• Hỗ trợ nhà ở cho người nghèo
• Hỗ trợ cho người nghèo vay vốn để phát triển sản xuất với điều
kiện lãi xuất ưu đãi, hướng dẫn sử dụng vốn một cách có hiệu quả
Đề bài số 15
2
Bài tập lớn học kì HS33D019
• Phổ biến, nhân rộng mô hình các hội, đoàn thể giúp nhau phát triển
kinh tế, hướng dẫn nhau cách giữ gìn gia đình hạnh phúc, chăm
sóc, giáo dục con cái, cùng nhau phòng chống tội phạm
- Thứ hai, cần có chính sách giải quyết việc làm cho người lao động:
• Cần có chính sách tăng cường ổn định và phát triển kinh tế đề tạo
việc làm cho người lao động
• Có chính sách đào tạo nghề hợp lí
• Có chính sách hợp lí đối với hoạt động xuất khẩu lao động
• Phát triển các dịch vụ việc làm
• Thành phố Hà Nội cần có những biện pháp cụ thể để kiềm chế lạm
phát, phòng chống tham nhũng, lãng phí để tạo điều kiện phát triển
kinh tế xã hội
- Thứ ba, thành phố cần có biện pháp để quản lí tốt các ngành nghề, loại
hình dịch vụ trên địa bàn.
2. Biện pháp về văn hóa – giáo dục
- Tuyên truyền lối sống lành mạnh, xây dựng và thực hiện có hiệu quả
mô hình gia đình văn hóa, hạnh phúc
- Tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa lành mạnh ở khu dân cư, đặc
biệt là những phụ nữ trong chi hội phụ nữ cần chủ động sáng tạo trong
việc tổ chức các buổi nói chuyện, giao lưu, tọa đàm, biểu diễn văn
nghệ… để từ đó hiểu thêm về hoàn cảnh của nhau và có biện pháp giúp
đỡ cho phù hợp.
- Đối với công tác giáo dục từ phía gia đình: cần phát huy hơn nữa vai
trò giáo dục của gia đình; ông bà, cha mẹ phải là tấm gương tốt cho con
Đề bài số 15
3
Bài tập lớn học kì HS33D019
cái noi theo; bố mẹ cần phải quan tâm hơn nữa đến đời sống tâm sinh lí
của con trẻ.
- Đối với công tác giáo dục từ phía nhà trường: tăng cường sự phối hợp
giữa nhà trường với gia đình trong việc quản lí, giáo dục học sinh. Nhà
trường cần tổ chức các buổi giáo dục pháp luật, phổ cập kiến thức pháp
luật cho các em.
- Công tác giáo dục cần phải được thực hiện trên diện rộng, tăng cường
quan tâm giáo dục đến những đối tượng lang thang, có tiền án, tiền sự…
3. Biện pháp nâng cao nhận thức và tuyên truyền pháp luật
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật là một mặt trận quan trọng
trong công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm mua bán phụ nữ. Nó tạo ra sự
chuyển biến về mặt nhận thức, nâng cao ý thức trách nhiệm của các tầng lớp
nhân dân trong phòng ngừa và tham gia chống tội phạm. Muốn vậy phải làm
tốt một số vấn đề sau:
- Phát huy hơn nữa hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
- Hoạt động tuyên truyền cần tập trung vào các đại bàn thường xảy ra tội
phạm, chú trọng đến các đối tượng có tiền án, tiền sự, các đối tượng lang
thang, không có việc làm…
- Trong công tác tuyên truyền pháp luật cần không ngừng đổi mới nội
dung và hình thức tuyên truyền cho phù hợp với từng đối tượng, từng
hoàn cảnh để tạo nên sự phong phú, đa dạng, dễ hiểu, dễ làm theo
- Chính quyền các cấp phải xây dựng, phát triển đội ngũ tuyên truyền viên
cả về số lượng và chất lượng.
Đề bài số 15
4
Bài tập lớn học kì HS33D019
4. Biện pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lí nhà nước về
phòng ngừa tội phạm
- Nâng cao hiệu quả công tác quản lí nhà nước về cư trú:
• Quy định chặt chẽ về việc quản lí đăng kí hộ khẩu, khai báo tạm
trú, tạm vắng
• Tăng cường công tác quản lí cư trú đối với những người dân di cư
từ nơi khác đến, hạn chế số người nhập cư bất hợp pháp
• Mỗi khu dân cư cần lập danh sách quản lí các đối tượng đã có tiền
án, tiền sự, lang thang, không có việc làm, có nhân thân xấu… để
theo dõi và kịp thời phát hiện hành vi tiêu cực của những đối tượng
này
• Tăng cường số lượng cán bộ làm công tác quản lí nhân khẩu, hộ
khẩu trên địa bàn
- Tăng cường phòng chống tệ nạn mại dâm gắn liền với công tác quản lí
các cơ sở kinh doanh dịch vụ “nhạy cảm”:
• Có quy định cụ thể về danh mục chỗ làm việc, việc sử dụng lao
động, giờ lao động… của các cơ sở kinh doanh
• Tổ chức kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lí kịp thời,
nghiêm minh những trường hợp vi phạm
• Cần có những chế tài nghiêm khắc hơn để xử lí các cơ sở vi phạm
• Cần có quy hoạch nhà hàng karaoke, vũ trường, quán bar, trung
tâm mát xa thư giãn, gội đầu tẩm quất… cho phù hợp với nhu cầu
phát triển của thủ đô và nhân dân
Đề bài số 15
5