Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.72 KB, 9 trang )

I –MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI
1 – Khái niệm về biện pháp khẩn cấp tạm thời ( BPKCTT )
Trong quá trình nhận đơn, thụ ly, giải quyết vụ việc dân sự, tòa án có thể phải ra quyết
định áp dụng một hoặc một vài biện pháp cần thiết nhằm đáp ứng một hoặc một số yêu cầu
cấp bách của đương sự có liên quan trực tiếp tới vụ việc dân sự mà tòa án sẽ thụ lý hoặc đang
trong quá trình giải quyết. Vì nếu không áp dụng BPKCTT có thể dẫn đến những khó khăn,
thiệt hại cho đương sự hoặc khó khăn, trở ngại cho việc giải quyết đúng đắn vụ án và quá
trình thi hành án.
BPKCTT có những đặc điểm khác với các biện pháp khác mà tòa án áp dụng trong quá
trình giải quyết vụ án đó là:
- BPKCTT có thể được áp dụng trước khi thụ lý vụ việc dân sự, còn tất cả các biện pháp,
quyết định khác chỉ có thể được áp dụng sau khi tòa án đã thụ lý.
- BPKCTT luôn mang trong nó hai tính chất, đó là tính khẩn cấp và tính tạm thời. Tính khẩn
cấp của biện pháp này thể hiện ở chỗ tòa án phải ra quyết định áp dụng ngay BPKCTT và
được thực hiện ngay sau khi tòa án ra quyết định áp dụng, nếu không sẽ không còn ý nghĩa
trên thực tế. Tính tạm thời của biện pháp này thể hiện ở chỗ: nó không phải là quyết định cuối
cùng về giải quyết vụ việc dân sự, nó chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Sau
khi ra quyết định áp dụng BPKCTT, nếu có lý do của việc áp dụng không còn nữa thì tòa án
có thể hủy bỏ quyết định này ngay trong quá trình chuẩn bị xét xử, hoặc khi tòa án ra quyết
định cuối cùng sẽ phải có phán quyết về BPKCTT mà tòa án đã áp dụng.
Vì vậy có thể định nghĩa BPKCTT là biện pháp tòa án quyết định áp dụng trước khi thụ
lý hoặc trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của
đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tranh chấp, tránh gây thiệt hại không thể khắc
phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án. Việc áp dụng BPKCTT có thể gây ra thiệt hại về
quyền và lợi ích cho bên bị áp dụng và người khác. Do đó, khi áp dụng BPKCTT phải rất
thận trọng, phải thực hiện đúng quy định của pháp luật.
2 – Mục đích, ý nghĩa
Việc áp dụng BPKCTT với mục đích giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo
toàn tình trạng tài sản, bảo vệ bằng chứng để đảm bảo việc thi hành án. Do đó, việc áp dụng
BPKCTT có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ kịp thời các quyền và lợi ích hợp pháp
và nhu cầu cấp bách của đương sự, tạo điều kiện cho đương sự sớm ổn định được cuộc sống


của bản thân cũng như những người sống phụ thuộc vào họ.
Mặt khác, do những xung đột về lợi ích nên có những vụ việc đương sự đã tẩu tán tài
sản, hủy hoại chứng cứ ... nhằm gây khó khăn cho phía đương sự bên kia trong việc bảo vệ
các quyền và lợi ích hợp pháp của họ, đồng thời tạo ra các trở ngại cho tòa án trong quá trình
giải quyết vụ việc dân sự. Vì thế việc áp dụng BPKCTT trong trường hợp này góp phần ngăn
chặn các hành vi sai trái, bảo vệ chứng cứ, giữ nguyên được giá trị chứng minh của chứng cứ,
giúp cho việc giải quyết vụ việc dân sự được chính xác. Khi lý do áp dụng BPKCTT không
còn thì tòa án có quyền hủy bỏ việc áp dụng BPKCTT, nó thể hiện sự linh hoạt trong tố tụng
sẽ góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của công dân.
Các pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự kinh tế, lao động chỉ cho phép tòa
án áp dụng BPKCTT sau khi đã thụ lý vụ án. BLTTDS đã có những quy định mới cho phép
1
tòa án áp dụng BPKCTT trước khi thụ lý vụ việc dân sự. Sự đổi mới này trong công tác lập
pháp tạo điều kiện cho việc bảo vệ các quyền và lợi ích của đương sự được kịp thời, có hiệu
quả hơn, phù hợp với yêu cầu của thực tế cuộc sống.
3 – Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Trên thực tế, các tranh chấp dân sự xảy ra đa dạng, yêu cầu áp dụng BPKCTT đa dạng
nên các BPKCTT cần được áp dụng cũng rất đa dạng, phong phú. Theo quy định tại điều 102
BLTTDS có 12 biện pháp KCTT được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự đó là
: giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục; buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; buộc thực hiện trước một phần
nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm; buộc người sử dụng lao
động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề
nghiệp cho người lao động; tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa thải người lao động; kê
biên tài sản đang tranh chấp, cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh
chấp; cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc
sản phẩm, hàng hóa khác; phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc
nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ; phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ; cấm hoặc
buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định. Ngoài các biện pháp KCTT này, tòa án có thể áp
dụng các BPKCTT khác do pháp luật quy định.

II – VIỆC ÁP DỤNG, THAY ĐỔI, HỦY BỎ BPKCTT Ở TÒA ÁN CẤP SƠ
THẨM VÀ PHÚC THẨM.
1 – Ở tòa án cấp sơ thẩm
1.1 - Về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
a . Đối tượng có quyền yêu cầu và điều kiện áp dụng BPKCTT
Đối tượng có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT được quy định tại khoản 1 điều 99
BLTTDS và được hướng dẫn cụ thể tại nghị quyết 02/2005 của Hội đồng thẩm phán
TANDTC thì những chủ thể này bao gồm đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự;
cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em; hội liên hiệp phụ nữ khởi kiện vụ án về hôn nhân và
gia đình trong trường hợp do Luật hôn nhân và gia đình quy định; công đoàn cấp trên của
công đoàn cơ sở khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
tập thể người lao động do Bộ luật lao động và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên
quan quy định. Việc mở rộng hơn các chủ thể có quyền yêu cầu toà án áp dụng BPKCTT đã
góp phần bảo vệ kịp thời, đầy đủ hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Theo quy định tại Điều 99 BLTTDS, toà án chỉ xem xét để ra quyết định áp dụng
BPKCTT nếu các chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT đề đạt yêu cầu đó với toà án.
Vì thế thông thường toà án sẽ không tự mình chủ động ra quyết định áp dụng BPKCTT. Toà
án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng BPKCTT trong 5 trường hợp quy định tại Điều 119
BLTTDS. Đây cũng là một quy định mới của BLTTDS bởi theo các văn bản pháp luật tố tụng
dân sự trước đây, toà án chủ động tự mình áp dụng tất cả các biện pháp mà pháp luật có quy
định. Chính quy định này của Pháp lệnh đã hạn chế quyền yêu cầu của đương sự, hạn chế sự
nỗ lực của họ trong việc bảo vệ quyền lợi của mình. BLTTDS quy định toà án ra quyết định
áp dụng BPKCTT nếu có yêu cầu và toà án chỉ chủ động ra quyết định áp dụng BPKCTT
trong một số trường hợp cần thiết đã khắc phục được những hạn chế đó.
2
b. Về điều kiện áp dụng
- Theo quy định tại nghị quyết số 02/2005 của Hội đồng thẩm phán TANDTC thì chỉ
khi có đầy đủ các điều kiện sau đây, đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện (đơn khởi kiện phải
được làm theo đúng quy định tại Điều 164 của BLTTDS), thì cá nhân, cơ quan, tổ chức mới
có quyền yêu cầu Toà án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng BPKCTT quy định tại Điều 102

của BLTTDS: Do tình thế khẩn cấp, tức là cần phải được giải quyết ngay, không chậm
trễ; cần phải bảo vệ ngay bằng chứng trong trường hợp nguồn chứng cứ đang bị tiêu huỷ, có
nguy cơ bị tiêu huỷ hoặc sau này khó có thể thu thập được; ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng
có thể xảy ra (có thể là hậu quả về vật chất hoặc phi vật chất).
- Toà án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng một BPKCTT cụ thể khi có đầy đủ các điều
kiện do BLTTDS quy định đối với BPKCTT đó.
Ví dụ: Toà án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng BPKCTT "Buộc thực hiện trước một
phần nghĩa vụ cấp dưỡng" quy định tại Điều 104 của BLTTDS khi có đầy đủ các điều kiện
sau đây: việc giải quyết vụ án có liên quan đến yêu cầu cấp dưỡng; xét thấy yêu cầu cấp
dưỡng đó là có căn cứ; nếu không buộc thực hiện trước ngay một phần nghĩa vụ cấp dưỡng
sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống của người được cấp dưỡng; đương sự, người thực hiện
các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự chưa có điều kiện thực hiện được quyền yêu
cầu Toà án áp dụng BPKCTT. Khi tự mình ra quyết định áp dụng một BPKCTT cụ thể, ngoài
việc thực hiện đúng quy định tại điều luật tương ứng của BLTTDS, Toà án cần phải căn cứ
vào các quy định của pháp luật liên quan để có quyết định đúng.
Tóm lại: Điều kiện để áp dụng BPKCTT chính là do tình thế khẩn cấp, cấp bách cần
phải được giải quyết ngay, nếu không chậm chễ sẽ không đáp ứng được các yêu cầu, các “đối
tượng” cần được bảo vệ nói trên.
c – Thời điểm và thẩm quyền áp dụng BPKCTT
Việc toà án áp dụng BPKCTT có tác dụng giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự,
giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống, bảo vệ được bằng chứng, bảo vệ được tài sản…Vì
vậy, việc xác định thời điểm toà án được áp dụng BPKCTT là rất quan trọng. Theo quy định
tại Điều 99 BLTTDS, BPKCTT có thể được áp dụng trong suốt quá trình toà án giải quyết vụ
việc dân sự. Điều này có nghĩa toà án có thể áp dụng BPKCTT vào bất cứ thời điểm nào
trước và trong khi xét xử. Thậm chí, theo quy định tại khoản 2 Điều 99, trong trường hợp do
tình thế khẩn cấp, cần bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy
ra, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu toà án áp dụng ngay BPKCTT vào cùng thời
điểm nộp đơn khởi kiện. Quy định này của BLTTDS đã tạo ra sự năng động, kịp thời trong
việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự, đồng thời khắc phục được hạn chế của pháp
luật tố tụng trước đây chỉ cho phép áp dụng các BPKCTT vào thời điểm trước khi xét xử.

Ví dụ : ông A và ông B đang có tranh chấp về một căn nhà mua bán với nhau. Ông A là
người mua đã giao tiền, nhưng ông B không giao nhà. Thấy ông B có dấu hiệu phá hủy, tháo
dỡ các công trình phụ trong ngôi nhà đang tranh chấp. Ông A đã nộp đơn khởi kiện yêu cầu
ông B phải giao nhà đồng thời đã nộp đơn yêu cầu Tòa án kê biên căn nhà nói trên (là tài sản
đang tranh chấp) để sau này nếu thắng kiện thì tình trạng căn nhà vẫn nguyên vẹn như khi hai
bên thỏa thuận mua bán ban đầu.
3
Thẩm quyền áp dụng: Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng BPKCTT là tòa án
có thẩm quyền thụ lý đơn khởi kiện và giải quyết vụ án theo quy định tại các điều 33, 34,35
và 36 BLTTDS. Trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT do một
thẩm phán xem xét quyết định. Tại phiên tòa do Hội đồng xét xử xem xét quyết định.
d. Thủ tục áp dụng BPKCTT
Người yêu cầu áp dụng BPKCTT phải làm đơn gửi đến tòa án giải quyết vụ án dân sự.
Đơn yêu cầu áp dụng BPKCTT phải có các nội dung được quy định tại khoản 1 điều 117
BLTTDS. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu còn phải cung cấp cho tòa án các chứng cứ,
tài liệu chứng minh cho sợ cần thiết phải áp dụng BPKCTT đó. Chính quy định này sẽ hạn
chế tình trạng đưa ra yêu cầu không có căn cứ từ phía những người có quyền yêu cầu áp dụng
các BPKCTT. Đồng thời quy định này cũng giúp toà án có cơ sở rõ ràng để nhanh chóng ra
được quyết định về việc áp dụng BPKCTT.
Đối với yêu cầu áp dụng BPKCTT trước phiên tòa, thẩm phán được phân công giải
quyết vụ án phải xem xét quyết định trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận đơn, nếu người
yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm. Trong trường hợp người yêu cầu phải thực
hiện biện pháp bảo đảm thì ngay sau khi người đó thực hiện biện pháp bảo đảm, thẩm phán
phải ra quyết định áp dụng BPKCTT.
Đối với yêu cầu áp dụng BPKCTT tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét quyết định
áp dụng BPKCTT ngay khi nhận được yêu cầu nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện
pháp bảo đảm hoặc sau khi người yêu cầu thực hiện xong biện pháp bảo đảm.
Đối với yêu cầu áp dụng BPKCTT thực hiện cùng với khởi kiện thì sau khi nhận đơn
Chánh án tòa án chỉ định ngay một thẩm phán thụ lý giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn
48 giờ kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, thẩm phán phải xem xét và ra quyết định áp

dụng BPKCTT.Trong trường hợp tòa án quyết định áp dụng BPKCTT là phong tỏa tài khoản
tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước, phong tỏa tài khoản ở nơi gửi giữ,
phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ thì tài khoản, tài sản được phong tỏa phải có giá trị
tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng BPKCTT có nghĩa vụ phải thực hiện.
Đối với những trường hợp thẩm phán không chấp nhận yêu cầu áp dụng BPKCTT thì
phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết và trong đó phải nêu rõ lý do của việc
không chấp nhận. Như vậy, so với các quy định trước đây, thủ tục áp dụng các BPKCTT
trong BLTTDS đã được quy định cụ thể và phù hợp hơn. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc bảo vệ kịp thời quyền lợi hợp pháp của đương sự.
1.2 – Việc thay đổi, hủy bỏ BPKCTT
Trước đây do các văn bản pháp luật tố tụng dân sự chưa quy định việc thay đổi, hủy bỏ
BPKCTT nên trong thực tiễn áp dụng đã có những trường hợp toà án áp dụng BPKCTT sai,
không phù hợp, làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của bên đương sự bị áp dụng nhưng
vẫn không thay đổi, hủy bỏ được BPKCTT đó. Hiện nay, BLTTDS đã quy định việc thay đổi,
hủy bỏ BPKCTT mà toà án áp dụng để bảo vệ quyền lợi cho đương sự. Thẩm quyền xem xét
để ra quyết định thay đổi, hủy bỏ BPKCTT được quy định cụ thể tại Điều 100 BLTTDS. Theo
điều luật này nếu yêu cầu thay đổi hoặc hủy bỏ BPKCTT được đưa ra vào thời điểm trước khi
mở phiên toà thì thẩm quyền quyết định sẽ do một thẩm phán thực hiện. Nếu yêu cầu đó đưa
ra vào thời điểm tại phiên toà thì thẩm quyền xem xét, quyết định sẽ do hội đồng xét xử. Các
4
quyết định này có hiệu lực thi hành ngay, toà án phải thông báo quyết định này tới các chủ thể
liên quan.
a. Về thay đổi
Theo quy định tại điều 121 BLTTDS và theo mục 10 Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP
ngày 27/4/2005 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao thì thủ tục thay đổi
BPKCTT cũng tương tự như thủ tục áp dụng BPKCTT đã nêu ở trên ( trong Nghị quyết số
02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao là các
mục 5,6,7) tuy nhiên cần lưu ý:
- Trong trường hợp người yêu cầu áp dụng BPKCTT có đơn yêu cầu tòa án thay đổi
BPKCTT có lợi cho bị đơn thì tòa án cần chấp nhận ngay đơn yêu cầu của họ. Trong trường

hợp này nếu xét thấy yêu cầu áp dụng BPKCTT của họ là đúng không gây thiệt hại cho người
bị áp dụng BPKCTT hoặc cho người thứ ba thì khi quyết định thay đổi BPKCTT tòa án quyết
định cho họ được nhận lại một phần hoặc toàn bộ kim khí quý, đá quý, giấy tờ có giá hoặc số
tiền đảm bảo mà họ đã gửi giữ tại ngân hàng theo quyết định của tòa án ( đối với trường hợp
khi thay đổi BPKCTT họ phải thực hiện biện pháp bảo đảm ít hơn biện pháp bảo đảm mà họ
đã thực hiện ).
- Trong trường hợp người yêu cầu áp dụng BPKCTT có đơn xin thay đổi BPKCTT mà việc
thay đổi đó không có lợi cho bị đơn hoặc có đơn xin tòa án áp dụng bổ sung BPKCTT khác,
thì tòa án yêu cầu họ phải trình bày rõ trong đơn lý do xin thay đổi hoặc áp dụng bổ sung
BPKCTT khác và cũng phải cung cấp các tài liệu cần thiết chứng minh cho yêu cầu của mình
là chính đáng.
b. Về hủy bỏ ( điều 122)
- Người yêu cầu áp dụng BPKCTT có đơn đề nghị tòa án hủy bỏ
- Người phải thi hành quyết định áp dụng BPKCTT nộp tài sản hoặc có người khác thực
hiện BPBĐ thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu.
- Nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của BLDS
Khi thi hành quy định tại điều 122 của BLTTDS cần lưu ý:
- Trong trường hợp bên yêu cầu áp dụng BPKCTT có đơn yêu cầu tòa án hủy bỏ BPKCTT
thì tòa án phải chấp nhận ngay đơn yêu cầu của họ. Trong trường hợp này, nếu xét thấy yêu
cầu áp dụng BPKCTT của họ là đúng thì khi quyết định hủy bỏ BPKCTT tòa án quyết định
cho họ được nhận lại toàn bộ số tiền bảo đảm mà họ đã gửi giữ tại ngân hàng theo quyết định
của tòa án.
- Trong trường hợp người yêu cầu áp dụng BPKCTT không đúng gây thiệt hại cho người bị
áp dụng BPKCTT, cho người thứ ba nhưng người bị thiệt hại không có yêu cầu bồi thường thì
tòa án quyết định cho người yêu cầu được lấy lại toàn bộ số tiền bảo đảm mà họ gửi giữ tại
ngân hàng theo quyết định của tòa án.
- Trong trường hợp người yêu cầu áp dụng BPKCTT không đúng, có gây thiệt hại cho người
bị áp dụng BPKCTT hoặc cho người thứ ba mà người bị gây thiệt hại có đơn yêu cầu bồi
thường với số tiền thấp hơn số tiền bảo đảm được gửi giữ tại ngân hàng theo quyết định của
tòa án thì tòa án quyết định cho người yêu cầu được lấy lại số tiền vượt quá mức người bị gây

thiệt hại yêu cầu bồi thường.
Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT có hiệu lực thi hành ngay. Khi ban hành
quyết định này, tòa án gửi cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan thi hành án
5

×