PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯƠNG TRÀ
BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: SINH HỌC 6. Thời gian làm bài: 45 phút
Họ, tên thí sinh:
Lớp , trường THCS
Đề số 1
Phần I: (3 điểm. Thời gian làm bài 15 phút)
Trong các câu hỏi sau, hãy chọn phương án trả lời đúng, chính xác nhất và ghi phương
án chọn vào Phiếu trả lời phần I.
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của lớp một lá mầm?
A. Lá có gân hình mạng B. Lá có gân hình cung hoặc song song
C. Phần lớn là cây thân cỏ D. Có hệ rễ chùm
Câu 2: Sau khi thụ tinh, bộ phận nào của hoa sẽ phát triển thành quả chứa hạt?
A. Nhị B. Bầu nhụy C. Noãn D. Đầu nhụy
Câu 3: Quả mọng là loại quả có đặc điểm:
A. Quả chín chứa đầy nước B. Quả không mềm khi chín
C. Quả có hạch cứng bọc lấy hạt D. Quả mềm khi chín, vỏ dày chứa đầy thịt quả
Câu 4: Tảo là thực vật bậc thấp vì:
A. Sống dưới nước B. Có diệp lục nhưng chưa có rễ, thân, lá thật
C. Có diệp lục nhưng sống dưới nước D. Cơ thể có cấu tạo đơn bào
Câu 5: Quả phát tán nhờ gió thường có đặc điểm nào?
A. Có gai, móc hoặc lông cứng B. Quả khi chín tự mở được
C. Quả khô, nhẹ, có cánh hoặc túm lông D. Cả A, B và C đều sai
Câu 6: Đặc điểm đặc trưng của ngành Dương xỉ là:
A. Có thân, rễ, lá thật, có mạch dẫn, sinh sản bằng hạt
B. Chưa có thân, rễ, lá thật, sống nơi ẩm ướt
C. Có thân, rễ, lá thật, có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử
D. Có thân, rễ, lá thật, chưa có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của cây thông?
A. Thân gỗ B. Cơ quan sinh sản là nón
C. Cơ quan sinh sản là hoa D. Có mạch dẫn trong thân
Câu 8: Trong câu: “Cơ thể nấm gồm những sợi , một số ít có cấu tạo đơn bào”; từ, cụm từ
còn thiếu ở vị trí dấu là:
A. Không màu B. Màu trắng C. Màu xanh D. Màu nâu
Câu 9: Cách dinh dưỡng của vi khuẩn:
A. Đa số sống kí sinh B. Đa số sống hoại sinh
C. Đa số sống tự dưỡng D. Đa số sống dị dưỡng, một số sống tự dưỡng
Câu 10: Thực vật có vai trò gì đối với việc điều hòa khí hậu?
A. Cản bớt ánh sáng và tốc độ gió B. Làm giảm nhiệt độ của môi trường
C. Tăng lượng nước mưa ở khu vực D. Bao gồm cả A, B và C
* Phiếu trả lời phần I:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Phương án đúng
Phần II: (7 điểm. Thời gian làm bài 30 phút)
Câu 11: Thế nào là Phân loại thực vật? Kể tên những ngành thực vật đã học.
Câu 12: Tại sao thức ăn bị ôi thiu? Muốn giữ cho thức ăn khỏi bị ôi thiu thì phải làm thế nào?
Câu 13: Cần phải làm gì để bảo vệ sự đa dạng của thực vật?
Bài làm phần II:
PHÒNG GD&ĐT
HƯƠNG TRÀ
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2008-2009. MÔN: Sinh học 6.
–––––––––––––––––––
Phần I: (3 điểm)
Mỗi phương án đúng, chấm 0,3 điểm.
Đáp án:
* Đề số 1:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Phương án đúng A B D B C C C A D D
* Đề số 2:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Phương án đúng A D B C B C A A D D
* Đề số 3:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Phương án đúng C B A A A B C D D C
* Đề số 4:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Phương án đúng B B A B D C D C B A
Phần II: (7 điểm)
* Đáp án, hướng dẫn chấm căn cứ thứ tự câu ở đề số 1.
Câu 11: (2,5 điểm)
+ Nêu đúng khái niệm Phân loại thực vật (trang 141, SGK Sinh học 6), chấm 1 điểm.
+ Nêu đúng tên một ngành, chấm 0,3 điểm
Câu 12: (2 điểm)
+ Thức ăn: rau, quả, thịt, cá để lâu sẽ bị các vi khuẩn hoại sinh gây thối rữa nên bị ôi
thiu (1 điểm).
+ Muốn giữ cho thức ăn khỏi bị ôi thiu cần phải biết bảo quản thực phẩm như phơi khô,
làm lạnh, ướp muối, (1 điểm)
Câu 13: (2,5 điểm)
Có 5 ý chính, học sinh cần phải trình bày; trình bày đúng mỗi ý, chấm 0,5 điểm.
+ Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật.
+ Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm để
+ Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn để
+ Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt.
+ Truyên truyền, giáo dục để mọi người cùng tham gia bảo vệ rừng.
* Chú ý:
+ Điểm tối đa ở mỗi phần chỉ chấm với những bài làm có chữ viết rõ ràng, trình bày
sạch, đẹp.
+ Điểm tổng cộng của toàn bài làm được làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất (7,25
làm tròn thành 7,3 mà không làm tròn thành 7,5)
––––––––––––––––––––