Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Giao an Lop 4 Tuan 31 CKTKN - KNS (P)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.4 KB, 19 trang )

TUẦN 31: Thứ hai ngày 11 tháng 4 năm 2011
TẬP ĐỌC
ĂNG – CO VÁT
I.Mục tiêu: HS
-Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục.
-Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc
tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia.
* Giáo dục HS thấy được vẻ đẹp của đền Ăng-co Vát, vẻ đẹp của đền lúc hoàng hôn.
II.Đồ dùng:
-Ảnh khu đền Ăng-co Vát trong SGK.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. KTBC: GV gọi 2 HS.
* Vì sao tác giả nói là dòng sông “điệu” ?
* Em thích hình ảnh nào trong bài ? Vì
sao ?
-GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
a) Luyện đọc:
-GV chia đoạn: 3 đoạn.
+Đoạn 1: Từ đầu đến thế kỉ XII.
+Đoạn 2: Tiếp theo đến gạch vữa.
+Đoạn 3: Còn lại.
- Tổ chức HS đọc tiếp nối đoạn
-Cho HS luyện đọc những từ ngữ khó: Ăng-co
Vát, Cam-pu-chia, tuyệt diệu, kín khít, xòa tán …
- Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
- GV đọc diễn cảm cả bài một lần.
+Cần đọc với giọng chậm rãi, thể hiện tình cảm
ngưỡng mộ.
+Cần nhấn giọng ở các từ ngữ: tuyệt diệu, gồm


1.500 mét, 398 gian phòng, kì thú, nhẵn bóng, lấn
khít …
b) Tìm hiểu bài:
+Đoạn 1:
* Ăng-co Vát được xây dựng ở đâu, từ bao giờ.

+Đoạn 2:
* Khu đền chính đồ sộ như thế nào ? với những
ngọn tháp lớn.
* Khu đền chính được xây dựng kì công như thế
nào ?
+Đoạn 3:
* Phong Cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì
-2 HS Đọc thuộc lòng bài Dòng sông mặc áo và
trả lời câu hỏi.
-HS lắng nghe.
-HS dùng viết chì đánh dấu đoạn trong SGK.
- HS đọc tiếp nối đoạn( 2 lần), phát hiện từ khó,
giải nghĩa từ.
-1 HS đọc cả bài một lượt.
- HS nghe
-HS đọc thầm đoạn 1.
* Ăng-co Vát được xây dựng ở Cam-pu-chia từ
đầu thế kỉ thứ mười hai.
-HS đọc thầm đoạn 2.
-Khu đền chính gồm 3 tầng với những ngọc tháp
lớn, ba tầng hành lang đơn gần 1.500 mét, có 398
phòng.
* Những cây tháp lớn được xây dựng bằng đá ong
và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Những bức tường

buồng nhẵn như mặt ghế đá, ghép bằng những
tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào
nhau kín khít như xây gạch vữa.
-HS đọc thầm đoạn 3.
-Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng … từ
đẹp ?
*GDMT:Ăng-coVát là một công trình kiến trúc
tuyệt diệu của đất nước Cam-pu- chia, chúng ta
cần có ý thức bảo vệ các danh lam thắng cảnh.
* Bài văn nói về điều gì ?

c) Đọc diễn cảm:
-Cho HS đọc nối tiếp.
-GV luyện cho cả lớp đọc đoạn 3.
-Cho HS thi đọc.
-GV nhận xét và khen những HS nào đọc hay
nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học, dặn dò
các ngách.
- HS nghe.
* Ca ngợi Ăng-co Vát, là một công trình kiến trúc
và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-
chia.
-3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
-Cả lớp luyện đọc đoạn.
-Một số HS thi đọc diễn cảm.
-Lớp nhận xét.
- HS nghe
TOÁN THỰC HÀNH

I. Mục tiêu: Giúp HS:Biết được một số ứng dụng của tỷ lệ bản đồ vào hình vẽ .
II. Đồ dùng:
-HS chuẩn bị giấy vẽ, thước thẳng có vạch chia xăng-tỉ lệ-mét, bút chì.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.KTBC:
2.Bài mới: Giới thiệu bài:
a) Hướng dẫn Vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ
-Nêu ví dụ trong SGK: Một bạn đo độ dài đoạn
thẳng AB trên mặt đất được 20 m. Hãy vẽ đoạn
thẳng AB đó trên bản đồ có tỉ lệ
1 : 400.
-Hỏi: Để vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ, trước
hết chúng ta cần xác định gì ?
-Có thể dựa vào đâu để tính độ dài của đoạn
thẳng AB thu nhỏ.
-Yêu cầu: Hãy tính độ dài đoạn thẳng AB thu
nhỏ.
-Vậy đoạn thẳng AB thu nhỏ trên bản đồ tỉ lệ 1 :
400 dài bao nhiêu cm.
-Hãy nêu cách vẽ đoạn thẳng AB dài 5 cm.
-Yêu cầu HS thực hành vẽ đoạn thẳng AB dài 20
m trên bản đồ tỉ lệ 1 : 400.
b) Thực hành
Bài 1
-Yêu cầu HS nêu chiều dài bảng lớp đã đo ở tiết
thực hành trước.
-Yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng biểu thị chiều dài
bảng lớp trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 50 (GV có thể
chọn tỉ lệ khác cho phù hợp với chiều dài thật của

bảng lớp mình).
-HS lắng nghe.
-HS nghe yêu cầu của ví dụ.
-Chúng ta cần xác định được độ dài đoạn thẳng AB
thu nhỏ.
-Dựa vào độ dài thật của đoạn thẳng AB và tỉ lệ của
bản đồ.
-Tính và báo cáo kết quả trước lớp:
20 m = 2000 cm
Độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ là:
2000 : 400 = 5 (cm)
-Dài 5 cm.
-1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận
xét.
-HS nêu (có thể là 3 m)
-Tính độ dài đoạn thẳng thu nhỏ biểu thị chiều dài
bảng lớp và vẽ.
Ví dụ:
2
Bài 2 :HSKG
- Hướng dẫn tương tự bài 1
+ Lưu ý : cho HS tính riêng chiều rộng, chiều dài
HCN trên bản đồ rồi mới vẽ HCN
4.Củng cố- Dặn dò:
-GV tổng kết giờ học, tuyên dương các HS tích
cực hoạt động, nhắc nhở các em còn chưa cố
gắng.
-Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
+Chiều dài bảng là 3 m.
+Tỉ lệ bản đồ 1 : 50

3 m = 300 cm
Chiều dài bảng lớp thu nhỏ trên bản đồ tỉ lệ 1 : 50
là:
300 : 50 = 6 (cm)
- HS nghe
8m = 800cm ; 6m = 600cm
800 : 200 = 4 (cm)
600 : 200 = 3 (cm)
- HS làm VT, 3 em làm bảng nhóm và trình bày lên
bảng
CHÍNH TẢ : (Nghe – viết)
Nghe lời chim nói
I.Mục tiêu: HS
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Nghe lời chim nói.Biết trình bày các
dịng thơ khổ thơ theo thể thơ năm chữ .
Làm bài tập 2 a/b.
- GD HS có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II.Đồ dùng:
-Một số tờ phiếu viết nội dung BT 2a, 3a.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Kiểm tra 2 HS.
-GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài:
a) Hướng dẫn chính tả
-GV đọc bài thơ một lần.

-Cho HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai:
bận rộn, bạt núi, tràn, thanh khiết, ngỡ ngàng,

thiết tha.
-GV nói về nội dung bài thơ: thông qua lời
chim, tác giả muốn nói về cảnh đẹp, về sự đổi
thay của đất nước.
* Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường
thiên nhiên?
b) GV đọc- HS viết
-Đọc từng câu hoặc cụm từ.
-GV đọc một lần cho HS soát lỗi.
c) Chấm, chữa bài.
-Chấm 5 đến 7 bài.
-Nhận xét chung.
-2 HS đọc lại BT3a hoặc 3b (trang 116). Nhớ – viết
lại tin đó trên bảng lớp.
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi trong SGK sau đó đọc thầm lại bài thơ.
- HS viết ra bảng con.
- HS nghe
-HS trả lời
-HS viết chính tả.
-HS soát lỗi.
-HS đổi tập cho nhau để chữa lỗi – ghi lỗi ra lề.
3
* Bài tập 2 a:
a)Tìm 3 trường hợp chỉ viết l không viết với n
và ngược lại.
-Cho HS làm bài. GV phát phiếu cho các
nhóm.
-Cho các nhóm trình bày kết quả tìm từ.
-GV nhận xét + chốt lại những từ các nhóm tìm

đúng
* Bài tập 3:
a) Cách tiến hành tương tự như câu a (BT2).
-Lời giải đúng: núi – lớn – Nam – năm – này.
3. Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS ghi nhớ những từ ngữ đã luyện
viết chính tả, nhớ những mẫu tin đã học.
-1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
-HS làm bài theo nhóm.
-Đại diện các nhóm dán bài làm lên bảng.
-Lớp nhận xét.
-HS chép những từ đúng vào vở.
-HS làm bài cá nhân.
- HS nghe
Thứ ba ngày 12 tháng 4 năm 2011
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
I.Mục tiêu:
- Hiểu được thế nào là trạng ngữ.
- Biết nhận diện được trạng ngữ trong câu. Bước đầu viết được đoạn văn ngắn trong đó
có ít nhất 1 câu có sử dụng trạng ngữ.
- HS khá, giỏi viết được đoạn văn có ít nhất 2 câu dùng trạng ngữ.
II.Đồ dùng:
-Bảng phụ.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. KTBC: -Gọi HS.
-GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài

a) Phần nhận xét:
* Bài tập 1:
-Cho HS làm bài.
-Cho HS trình bày kết quả so sánh.
-GV nhận xét và chốt lại ý đúng: câu a và câu b
có sự khác nhau: câu b có thêm 2 bộ phận được in
nghiêng. Đó là: Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau
này.
* Bài tập 2:
-Cách tiến hành như ở BT1.
* Bài tập 3:
-Cách làm tương tự như BT1.
-Lời giải đúng: Tác dụng của phần in nghiêng
trong câu: Nêu nguyên nhân và thời gian xảy ra sự
việc ở CN và VN.
b) Ghi nhớ:
-Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
-GV nhắc lại một lần nội dung ghi nhớ và nhắc
HS HTL phần ghi nhớ.
- Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ ở tiết TLV trước.
-HS đặt 2 câu hỏi.
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc, lớp đọc thầm.
-HS làm bài cá nhân.
-HS lần lượt phát biểu ý kiến,
-Lớp nhận xét.
-3 HS đọc ghi nhớ.
4
c) Phần luyện tập:
* Bài tập 1:

-GV giao việc: Để tìm thành phần trạng ngữ
trong câu thì các em phải tìm bộ phận nào trả lời
cho các câu hỏi: Khi nào ? Ở đâu ? Vì sao ? Để
làm gì ?
-Cho HS làm bài.
-Cho HS trình bày.
-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
* Bài tập 2:
-Cho HS làm bài.
-Cho HS trình bày đoạn văn.
-GV nhận xét + khen HS nào viết đúng, hay.
3. Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt về
nhà viết lại vào vở.
-1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
-HS suy nghĩ, tìm trạng từ trong các câu đã cho.
-HS lần lượt phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS viết đoạn văn có trạng ngữ.
-Một số HS đọc đoạn văn viết.
-Lớp nhận xét.
- HS nghe
TOÁN ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về:
-Đọc viết các số tự nhiên trong hệ thập phân.
- Nắm được hàng và lớp ; Giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong một số cụ
thể.
-Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của dãy số này.

II. Đồ dùng:
-Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.KTBC:
2.Bài mới: Giới thiệu bài:
a)Hướng dẫn ôn tập
Bài 1:
-Treo bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1 và gọi
HS nêu yêu cầu của bài tập.
-Yêu cầu HS làm bài.
-GV chữa bài
Bài 3:
-Hỏi: Chúng ta đã học các lớp nào ? Trong mỗi
lớp có những hàng nào ?
a)Yêu cầu HS đọc các số trong bài và nêu rõ chữ
số 5 thuộc hàng nào, lớp nào?
Bài 4:
-GV lần lượt hỏi trước lớp:
a).Trong dãy số tự nhiên, hai số liên tiếp hơn
(hoặc kém) nhau mấy đơn vị ? Cho ví dụ minh
hoạ.
b).Số tự nhiên bé nhất là số nào ? Vì sao ?
c).Có số tự nhiên lớn nhất không ? Vì sao ?
-HS lắng nghe.
-Bài tập yêu cầu chúng ta đọc, viết và nêu cấu
tạo thập phân của một số các số tự nhiên.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào
VBT.
-HS làm việc theo cặp.

- HS trả lời
- HS nêu miệng
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng hỏi và trả lời.
a). 1 đơn vị. Ví dụ: số 231 kém 232 là 1 đơn vị
và 232 hơn 231 là 1 đơn vị.
b). Là số 0 vì không có số tự nhiên nào bé hơn
số 0.
5
3.Củng cố-Dặn dò:
-GV tổng kết giờ học.
-Dặn dò HS về nhà làm các bài tập 2,3b,5 và
chuẩn bị bài sau.
c). Không có số tự nhiên nào lớn nhất vì thêm 1
vào bất kì số tự nhiên nào cũng được số đứng
liền sau nó. Dãy số tự nhiên có thể kéo dài mãi.
- HS nghe
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I.Mục tiêu:
-HS chọn được một câu chuyện mà mình đã chứng kiến hoặc tham gia nói về một cuộc
du lịch hay cắm trại, đi chơi xa
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa
câu chuyện.
-GDKN: Rèn cho HS kể được câu chuyện về cuộc du lịch hoặc cắm trại (KN cá nhân)
II.Đồ dùng:
-Bảng lớp viết sẵn đề bài, gợi ý 2.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. KTBC: Gọi HS.
-GV nhận xét và cho điểm.

2. Bài mới: Giới thiệu bài:
a) Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài:
-GV viết đề bài lên bảng, gạch dưới những từ ngữ
quan trọng.
Đề: Kể chuyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại
mà em đã được tham gia.
-GV lưu ý HS: Những em đã được đi du lịch hoặc
đi cắm trại thì kể về những chuyến đi của mình.
Những em chưa được đi có thể kể về chuyện mình
đi thăm ông bà, cô bác …
-Cho HS nói tên câu chuyện mình chọn kể.
b) HS kể chuyện:
-Cho HS kể chuyện trong nhóm.
-Thi kể trước lớp (cá nhân)
-GV nhận xét + khen những HS kể hay, có câu
chuyện hấp dẫn nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người
thân nghe hoặc viết lại nội dung câu chuyện.
- 1 HS kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về du
lịch hoặc thám hiểm.
- HS nghe
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.

- HS đọc gợi ý.
-HS lần lượt nói tên câu chuyện.
-Từng cặp kể chuyện cho nhau nghe + nói về ấn
tượng của mình về cuộc đi …
-Đại diện các cặp lên thi kể.

-Lớp nhận xét.
- HS nghe
Luyện Tiếng việt
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Tiếp tục củng cố cho HS nhận diện trạng ngữ trong câu, viết được đoạn văn ngắn trong
đó có ít nhất 1 câu có sử dụng trạng ngữ.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
6
1. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài.
2. Luyện tập
Bài 1: (Dành cho HS yếu)
Gạch dưới trạng ngữ trong những câu sau:
a. Sáng hôm sau, Hoài Văn Hầu dậy sớm từ biệt mẹ
già.
b. Trên cành cây, chim hót líu lo.
c. Vì ở thành phố, em gần như quên cả ánh trăng rằm.
d. Để kẻ thù không nhìn thấy, Ga - vrốt ẩn vào một góc
cửa.
- GV yêu cầu HS nhắc lại tác dụng của trạng ngữ.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV chấm một số bài và chữa bài.
Bài 2: Ghép trạng ngữ ở cột A với chủ ngữ - vị ngữ
thích hợp ở cột B để tạo thành câu.
A B
1.Trên vòm trời
cao xanh,
2.Mỗi lần dạo chơi

trong Thảo Cầm
Viên,
3.Trong vườn hoa,
a.đàn bướm bay tung tăng.
b.những cánh diều đang chao
lượn.
c.lòng em lâng lâng niềm vui
như lạc vào xứ sở cổ tích thần
tiên.
Bài 3: Dành cho HS K-G.
Điền thêm trạng ngữ thích hợp vào chỗ trống trong các
câu sau:
a. ……., lũy tre tỏa bóng cho trâu nằm.
b…… , em thường mong bố mẹ đến đón em về ngôi
nhà thân thương của mình.
c…… ,trên thảm cỏ xanh rờn, tháp rùa hiện lên lung
linh.
d… ,trường em hiện ra với những mái ngói đỏ tươi.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Về chuẩn bị bài sau.
- HS nhắc lại mục bài.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS nối tiếp nêu.
- HS làm vào vở - một số trình bày
miệng.
- 1HS làm vào bảng phụ.
- Kết quả:
+ 1-b
+ 2-c

+ 3-a
- HS làm theo nhóm đôi sau đó trình bày
miện.
Thứ tư ngày 13 tháng 4 năm 2011
TẬP ĐỌC
CON CHUỒN CHUỒN NƯỚC
I.Mục tiêu: -Giúp HS:
-Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm bước đầu biết
nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả.
-Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước và cảnh đẹp
của quê hương.
II.Đồ dùng:
-Tranh trong SGK.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
7
1. KTBC: Gọi HS.
* Ăng-co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao
giờ ?
* Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp
?
2. Bài mới: Giới thiệu bài:
a) Luyện đọc:
-GV chia đoạn: 2 đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp.
-Cho HS luyện đọc những từ ngữ khó đọc: chuồn
chuồn, lấp lánh, rung rung, bay vọt lên, tuyệt đẹp,
lặng sóng.
- Cho HS quan sát tranh.
- Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.

- Lộc vừng: là một loại cây cảnh, hoa màu hồng
nhạt, cánh là những tua mềm.
- Cho HS đọc.
- GV đọc cả bài.
Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, hơi ngạc nhiên.
Nhấn giọng ở những từ ngữ: Ôi chao, đẹp làm sao,
lấp lánh, long lanh …
b) Tìm hiểu bài:
Đoạn 1
* Chú chuồn chuồn được miêu tả bằng những
hình ảnh so sánh nào ?
* Em thích hình ảnh so sánh nào ? Vì sao?
Đoạn 2:
* Cách miêu tả chú chuồn chuồn bay có gì hay ?
* Tình yêu quê hương, đất nước của tác giả thể
hiện qua những câu văn nào ?
Nội dung bài nói gì?
c) Đọc diễn cảm:
-Cho HS đọc nối tiếp.
-GV luyện cho cả lớp đọc đoạn 1.
-Cho HS thi đọc.
-GV nhận xét + khen HS nào đọc hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà ghi lại các hình ảnh so sánh
đẹp trong bài văn.
-2 HS đọc bài Ăng-co Vát, trả lời.
-HS lắng nghe.
- HS đánh dấu
-HS nối tiếp đọc đoạn( 2 lần).

-HS quan sát tranh trong SGK phóng to.
-1 HS đọc cả bài.
-HS đọc thầm đoạn 1.
-Các hình ảnh so sánh là:
+Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng.
+Hai con mắt long lanh như thuỷ tinh.
+Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của
nắng mùa thu.
+Bốn cành khẽ rung như đang còn phân vân.
-HS phát biểu tự do.
-1 HS đọcto, lớp đọc thầm đoạn 2.
* Tả rất đúng về cách bay vọt lên rất bất ngờ
của chú chuồn chuồn nước. Tác giả tả cánh bay
của chú chuồn chuồn qua đó tả được một cách
rất tự nhiên phong cảnh làng quê.
* Thể hiện qua các câu “Mặt hồ trải rộng mênh
mông … cao vút.”
ND:Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn
chuồn nước và cảnh đẹp của quê hương.
-2 HS nối tiếp đọc đoạn văn.
-HS luyện đọc đoạn.
-Một số HS thi đọc diễn cảm đoạn 1.
-Lớp nhận xét.
- HS nghe
TOÁN ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (TT)
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về:
-So sánh được các số cĩ đến sáu chữ số .
8
- Biết sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự từ lớn đến bế , từ bế đến lớn .
II. Đồ dùng:

III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.KTBC:
-GV gọi HS lên bảng làm BT tiết 152.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới: Giới thiệu bài:
Bài 1 dòng 1,2
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-GV chữa bài và yêu cầu HS giải thích cách điền
dấu. Ví dụ:
+Vì sao em viết 989 < 1321 ?
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-GV chữa bài, yêu cầu HS giải thích cách sắp
xếp của mình.
-GV nhận xét câu trả lời của HS.
Bài 3
-Tiến hành tương tự như bài tập 2.

Bài 5:Luyện thêm cho HS K,G
-Cho HS làm việc cá nhân
-GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
3.Củng cố -Dặn dò:
-GV tổng kết giờ học.
-Dặn HS về nhà làm bài tập 1,4,5 và chuẩn bị bài
sau.
-2 HS lên bảng chữa bài 2, 5; HS dưới lớp theo

dõi để nhận xét bài của bạn.
-HS lắng nghe.
-Yêu cầu chúng ta so sánh các số tự nhiên rồi
viết dấu so sánh vào chỗ trống.
-2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một dòng,
HS cả lớp làm bài vào VBT.
+Vì 989 có ba chữ số, 1321 có bốn chữ số nên
989 nhỏ hơn 1321. Khi so sánh các số tự nhiên,
số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn
Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào
VBT.
a). 999, 7426, 7624, 7642
b). 1853, 3158, 3190, 351
- HS nêu
-Làm bài vào VBT:
a). 0, 10, 100
b). 9, 99, 999
c). 1, 11, 101
d). 8, 98, 998
-HS nối tiếp nhau trả lời. Ví dụ:
+Số bé nhất có một chữ số là 0.
+Số bé nhất có hai chữ số là 10. …
-HS đọc đề,3HS lên bảng làm, HS K,G làm vào
VBT
-HS nhận xét
- HS nghe
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CON VẬT
I.Mục tiêu: HS

- Nhận biết được những nét tả bộ phận chính của một con vật trong đoạn văn.
- Quan sát các bộ phận của con vật em yêu thích và bước đầu tìm được những từ ngữ
miêu tả thích hợp.
II.Đồ dùng:
-Bảng phụ.
-Tranh, ảnh một số con vật.
III.Hoạt động trên lớp:
9
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Bài mới: Giới thiệu bài:
* Bài tập 1, 2:
-Cho HS đọc yêu cầu của BT.
-Cho HS làm bài.

-Cho HS trình bày bài.
-GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng:
Các bộ phận
+ Hai tai
+ Hai lỗ mũi
+ Hai hàm răng
+ Bờm
+ Ngực
+ Bốn chân
+ Cái đuôi
* Bài tập 3:
-Cho HS làm việc. GV treo ảnh một số con vật.

-Cho HS trình bày kết quả.
-GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
2. Củng cố, dặn dò:

-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà quan sát con gà trống để học TLV
ở tiết sau (tuần 32).
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
-HS đọc kĩ đoạn Con ngựa + làm bài cá nhân.
-HS lần lượt phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
Từ ngữ miêu tả
+… to, dựng đứng trên cái đầu rất đẹp
+ …ươn ướt, động đậy hoài
+ …trắng muốt
+ …được cái rất phẳng
+… nở
+ …khi đứng cũng cứ dậm lộp cộp trên đất
+ …dài, ve vẩy hết sang phải lại sang trái
-1 HS đọc mẫu.
-HS quan sát tranh, ảnh về các con vật và làm
bài (viết thành 2 cột như ở BT2).
-Một số HS đọc kết quả bài làm.
-Lớp nhận xét.
- HS nghe
Luyện Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS ôn tập về:
+ Đọc , viết số trong hệ thập phân
+ Hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể.
+ Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài.
2. Luyện tập.
Bài 1:
Viết vào chỗ trống:
Đọc số
Viết số Số gồm có
Chín mươi tư nghìn hai
trăm linh bốn
1 432 567
8chục triệu,
3trăm nghìn
Một trăm ba tư nghìn năm
trăm bốn bảy
-GV hướng dẫn HS làm vào VBT.
-GV gắn bảng phụ kẻ sẵn BT1
- Yêu cầu HS nêu miệng kết quả.
-HS nêu yêu cầu BT
-HS nối tiếp nêu.
-HS nối tiếp nêu miệng.
10
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng.
Bài 2: Viết mỗi số sau thành tổng:
278 342; 9 823; 24 105; 756 835 245
-Yêu cầu HS đọc nội dung BT2.
-Yêu cầu 1HS K-G làm mẫu.
-Yêu cầu HS làm vào bảng con: GV lần lượt đọc số – HS làm
bài.
-GV chữa bài.

Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có:
a. Bốn số tự nhiên liên tiếp:
….; 99; … ; 101
b. Bốn số chẵn liên tiếp:
….; … ; 298;….
c. Bốn số lẻ liên tiếp:
123;….;….;….
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chấm và chữa bài.
Bài 4: (Dành cho HS K-G)
Cho bốn số: 317 014; 708 993; 641 758; 826 206
a. Lớp nghìn của các số trên gồm có các chữ số nào?
b. Lớp đơn vị của các số trên gồm có các chữ số nào?
c. Viết mỗi số trên thành tổng.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo của số tự nhiên.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV chấm và chữa bài.
3. Củng cố- dặn dò:
-GV nhận xét giờ học
-1HS nêu yêu cầu BT
-1HS K-G làm mẫu.
-Cả lớp làm vào bảng con.
-1HS nêu yêu cầu BT.
-2-3 HS nêu.
-HS làm bài vào vở.
- 1HS khá làm bài trên bảng.
- Nhận xét bài làm của bạn.
Thứ năm ngày 14 tháng 4 năm 2011
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NƠI CHỐN CHO CÂU

I.Mục tiêu: HS
- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (trả lời câu hỏi
Ở đâu?).
- Nhận biết được trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu. Bước đầu biết thêm trạng ngữ chỉ
nơi chốn cho câu chưa có trạng ngữ. Biết thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh
câu có trạng ngữ cho trước.
II.Đồ dùng:
-Các băng giấy.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. KTBC:
- Gọi HS đọc đoạn văn ngắn kể về một lần đi chơi
xa, trong đó ít nhất có một câu dùng trạng ngữ.
-GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài:
a) Phần nhận xét:
* Bài tập 1:
-GV giao việc: Trước hết các em tìm CN và VN
-2 HS
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
11
trong câu, sau đó tìm thành phần trạng ngữ.
-Cho HS làm bài. GV đưa bảng phụ đã chép câu a,
b lên.
-GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng
* Bài tập 2:
-Cách tiến hành tương tự như BT1.
b) Ghi nhớ:
-GV nhắc lại 1 lần và dặn HS về nhà học thuộc nội

dung ghi nhớ.
c) Phần luyện tập:
* Bài tập 1:
-Cách tiến hành như ở BT trên.
-Lời giải đúng: Các trạng ngữ trong câu:
+Trước rạp, người ta dọn dẹp sạch sẽ, sắp một
hàng ghế dài.
+Trên bờ, tiếng trống càng thúc dữ dội.
+Dưới các mái nhà ẩm nước, mọi người vẫn thu
mình trong giấc ngủ mệt mỏi.
* Bài tập 2:
-GV giao việc: Các em thêm trạng ngữ chỉ nơi
chốn cho câu không thêm các loại trạng ngữ khác.
-Cho HS làm bài. 3 HS lên làm trên bảng.
-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
* Bài tập 3:
-GV giao việc: Các em thêm trạng ngữ chỉ nơi
chốn cho câu không thêm các loại trạng ngữ khác.
-Cho HS làm bài trên bảng
-Cho HS trình bày.
-GV nhận xét và chốt lại những bài làm đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà học thuộc nội dung cần ghi
nhớ, đặt thêm 2 câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn và
viết vào vở.
-1 HS lên bảng gạch dưới bộ phận trạng ngữ
trên bảng phụ.
-HS còn lại làm bài vào giấy nháp.
-HS chép lời giải đúng vào vở.

-3 HS lần lượt đọc nội dung ghi nhớ.
- HS làm bài
-1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
-HS làm bài cá nhân.
-HS lần lượt phát biểu ý kiến.
-3 HS làm bài trên bảng.
-HS trình bày kết quả bài làm
-Lớp nhận xét.
-1 hS đọc, lớp đọc thầm theo.
-HS làm bài cá nhân.
- HS lên làm trên bảng.
-Một số em đọc câu vừa hoàn chỉnh.
-Lớp nhận xét.
- HS nghe.
TOÁN : ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về:
-Các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 và giải các bài toán có liên quan đến dấu hiệu chia
hết.
II. Đồ dùng:
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.KTBC:
-GV gọi HS lên chữa bài 4,5 tiết 153.
-Gọi hs khác nêu các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5,
9.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới: Giới thiệu bài:
Bài 1
-Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
-2 HS, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài

của bạn.
- 4 HS lần lượt nêu trước lớp, HS cả lớp theo
dõi và nhận xét.
-HS lắng nghe.
-2 HS lên bảng làm bài, 1 HS làm phần a, b,
12
-GV chữa bài, yêu cầu HS giải thích rõ cách chọn số
của mình.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
-Cho HS đọc đề bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
-GV chữa bài yêu cầu HS giải thích cách điền của
mình.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
-Yêu cầu HS đọc đề bài toán.
-Hỏi: Số x phải tìm phải thỏa mãn các điều kiện
nào ?

-x vừa là số lẻ vừa là số chia hết cho 5, vậy x có tận
cùng là mấy ?

-Hãy tìm số có tận cùng là 5 và lớn hơn 23 và nhỏ
hơn 31.
-Yêu cầu HS trình bày vào vở.
Bài 5: Luyện thêm cho HS G, K
3.Củng cố -Dặn dò:
-GV tổng kết giờ học.
-Dặn HS về nhà làm các bài 4,5 và chuẩn bị bài sau.
c, 1 HS làm các phần d, HS lắng nghe., HS

cả lớp làm bài vào VBT.
-Lên bảng lần lượt phát biểu ý kiến. Ví dụ:
c). Số chia hết cho cả 2 và 5 là số 2640 vì số
này có tận cùng là 0.
-4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một
phần. HS cả lớp làm bài vào VBT
-4 HS lần lượt nêu trước lớp. Ví dụ:
a). Để  52 chia hết cho 3 thì  + 5 + 2
chia hết cho 3.
Vậy  + 7 chia hết cho 3.
Ta có 2 + 7 = 9 ;
5 + 7 = 12;
8 + 7 = 15.
9, 12, 15 đều chia hết cho 3 nên điền 2 hoặc
5 hoặc 8 vào ô trống.
Ta được các số 252, 552, 852.
-Theo dõi và nhận xét cách làm, kết quả làm
bài của bạn.
-1 HS đọc thành tiếng trước lớp, HS cả lớp
đọc thầm trong SGK.
-x phải thỏa mãn:
Là số lớn hơn 20 và nhỏ hơn 31.
Là số lẻ.
Là số chia hết cho 5.
-Những số có tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia
hết cho 5, x là số lẻ nên x có tận cùng là 5.
-Đó là số 25.
-1HS làm bài trên bảng , HS K,G làm VBT
-HS nhận xét sủă chữa
- HS nghe.

ĐẠO ĐỨC:
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (T2)
I.Mục tiêu:
Học xong bài này, HS có khả năng:
- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi
trường .
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường .
* GDBVMT: GD HS tham gia BVMT ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những
việc làm phù hợp với khả năng.
13
II.Đồ dùng:
-Các tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.
-Phiếu giao việc.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
*Hoạt động 1: Tập làm “Nhà tiên tri” (Bài tập 2-
SGK/44- 45)
-GV chia HS thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho
mỗi nhóm một tình huống để thảo luận và bàn cách
giải quyết: Điều gì sẽ xảy ra với môi trường, với
con người, nếu:
-Nhóm 1: a. Dùng điện, dùng chất nổ để đánh cá,
tôm.
-Nhóm 2: b. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không
đúng quy định.
-Nhóm 3: c.Đốt phá rừng.
-Nhóm 4: d. Chất thải nhà máy chưa được xử lí đã
cho chảy xuống sông, hồ.
-Nhóm 5: đ. Quá nhiều ôtô, xe máy chạy trong
thành phố.

-Nhóm 6: e. Các nhà máy hóa chất nằm gần khu
dân cư hay đầu nguồn nước.
-GV đánh giá kết quả làm việc các nhóm và đưa ra
đáp án đúng
*Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến của em (Bài tập 3-
SGK/45)
-GV nêu yêu cầu bài tập 3.
- HS bày tỏ thái độ về các ý kiến sau: (tán thành,
phân vân hoặc không tán thành)
-GV mời một số HS lên trình bày ý kiến của mình.
-GV kết luận
*Hoạt động 3: Xử lí tình huống (Bài tập 4-
SGK/45)
-GV chia HS thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho
từng nhóm.
Em sẽ làm gì trong các tình huống sau? Vì sao?
-Nhóm 1: a. Hàng xóm nhà em đặt bếp than tổ ong
ở lối đi chung để đun nấu.
-Nhóm 2:b. Anh trai em nghe nhạc, mở tiếng quá
lớn.
-Nhóm 3:c. Lớp em thu nhặt phế liệu và dọn sạch
đường làng.
-GV nhận xét xử lí của từng nhóm và đưa ra những
cách xử lí
*Hoạt động 4: Dự án “Tình nguyện xanh”
-GV chia HS thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho
các nhóm như sau:
-Nhóm 1: Tìm hiểu về tình hình môi trường, ở xóm
làng, những hoạt động bảo vệ môi trường, những
vấn đề còn tồn tại và cách giải quyết.

-HS thảo luận và làm BT.
-Từng nhóm trình bày kết quả làm việc.
- Các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến.
-HS làm việc theo từng đôi.
-HS thảo luận ý kiến .
-HS trình bày ý kiến.
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Từng nhóm nhận một nhiệm vụ, thảo luận và
tìm cách xử lí.
-Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo
luận (có thể bằng đóng vai)
-Từng nhóm HS thảo luận.
-Từng nhóm HS trình bày kết quả làm việc.
Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
14
-Nhóm 2 : Tương tự đối với môi trường trường học.
-Nhóm 3 : Tương tự đối với môi trường lớp học.
-GV nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm.
-GV gọi 1 vài hs đọc to phần Ghi nhớ (SGK/44)
4.Củng cố - Dặn dò:
-Em làm gì để tham gia các hoạt động bảo vệ môi
trường tại địa phương?
-HS trả lời
AN TOÀN GIAO THÔNG
THỰC HÀNH
*****************
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
TỔ CHỨC HỘI VUI HỌC TẬP
I/ Mục tiêu giáo dục : Giúp học sinh
- Củng cố mở rộng kiến thức đã được học ở các mơn học.

- Biết vận dụng kiến thức cơ bản vào cuộc sống và biết giải thích các hiện tượng trong
cuộc sống.
- Hứng thú học tập chăm chỉ và vượt khĩ để đạt được kết quả cao.
II/ Nội dung và hình thức hoạt động:
a. Nội dung:
- Những kiến thức của các mơn học từ đầu câp đến nay
- Vận dụng kiến thức cơ bản vào cuộc sống và giải thích những hiện tượng trong tự
nhiên xã hội.
b. Hình thức:
- Thi đố vui để học
III/ Chuẩn bị:
a. Phương tiện:
- Các câu hỏi, đáp án đã chuẩn bị ( mỗi tổ chuẩn bị 5 câu hỏi, có đáp án),GV giao cho
các tổ từ đầu tuần.
- 3 tiết mục văn nghệ
b. Tổ chức:
- Giáo viên nêu chủ đề hoạt động và hướng dẫn học sinh chuẩn bị: Mỗi tổ 3 bạn còn
lại là cổ động viên
- DCT: LPHT , LT trong ban tổ chức, thư kí lớp
- Trang trí lớp: Tổ 2
III/ Tiến hành hoạt động:
- Hát tập thể
- DCT : Để có kết quả cao trong kì thi học kì II sắp đến và khích lệ tinh thần học
hỏi ,ham hiểu biết của mỗi bạn chúng ta , hội vui học tập là dịp để mỗi chúng ta giao lưu,
học hỏi, thể hiện hết tài năng để rồi từ đó không ngừng cố gắng, không ngừng vươn lên,
xây dựng một nề nếp học tập tốt xứng đáng với truyền thống hiếu học của cha ông góp
sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước sau này.
- DCT Giới thiệu đại biểu
- Chia lớp làm 4 đội, mỗi đội chọn 3 bạn, tự đặt tên và giới thiệu về mình các bạn oòn
lại là cổ động viên.

* Mỗi tổ,( từ tổ 1-4) đặt câu hỏi, 3 tổ còn lại trả lời bằng cách đưa tay (đội nào đưa tay
trước được quyền trả lời trước.)
- Thư kí ghi điểm
- Thư kí tổng kết điểm
15
- DCT công bố điểm nhận xét, tuyên dương.
- Mời thầy giáo chủ nhiệm lên trao phần thưởng I, II, III cho 3 đội
IV/ Kết thúc hoạt động:
- DCT đánh giá tinh thần tham gia của các bạn.
- GVCN bổ sung thêm- Đánh giá trình độ tổ chức của cán bộ lớp, nhắc nhở, rút kinh
nghiệm
**************************
Kĩ thuật
Lắp xe nôi
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi.
- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe nôi đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi
tiết của xe nôi.
II. Đồ dùng dạy học
- Mẫu xe nôi đã lắp sẵn
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
I- Tổ chức
II- Kiểm tra : kiểm tra bộ lắp ghép
III- Dạy bài mới
HĐ1:Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát
theo mẫu
- Cho HS quan sát mẫu xe nôi đã lắp sẵn

- Hướng dẫn trả lời câu hỏi :
- Để lắp xe nôi cần bao nhiêu bộ phận
- GV nêu tác dụng của xe trong thực tế
HĐ2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a)Hướng dẫn chọn các chi tiết theo SGK
b)Lắp từng bộ phận
* Lắp tay kéo ( H2 sách giáo khoa )
- Cho học sinh quan sát H2 và xác định cần chọn
chi tiết nào ? Bao nhiêu ?
* Lắp giá đỡ trục bánh xe ( H3 – SGK )
- Cho học sinh quan sát H3 và gọi một em lên
lắp
* Lắp thanh giá đỡ trục bánh xe (H4 - SGK)
- Gọi tên và số lượng các chi tiết để lắp
- Gọi một học sinh lên lắp
* Lắp thành xe với mui xe ( H5 – SGK )
- Em phải dùng mấy bộ ốc vít
* Lắp trục bánh xe ( H6 – SGK )
- Gọi học sinh lắp trục bánh như H6
c) Lắp ráp xe nôi ( H1 – SGK )
- Giáo viên lắp ráp theo quy trình SGK và kiểm
tra sự chuyển động của xe
- Hướng dẫn tháo dời các chi tiết và xếp gọn vào
hộp
IV. Hoạt động nối tiếp :
- Hát
- Học sinh tự kiểm tra chéo
- Học sinh quan sát mẫu và trả lời câu hỏi
- Cần 5 bộ phận : tay kéo, thanh đỡ giá bánh xe,
giá đỡ bánh xe, thành xe với mui xe, trục bánh xe.

- Học sinh lắng nghe
- Học sinh quan sát H2
- Cần 2 thanh thẳng 7 lỗ, 1 thanh chữ U dài
- Học sinh quan sát và lên thực hành
- Học sinh quan sát
- Có 2 tấm lớn và 2 thanh chữ U dài
- Học sinh lên lắp thử
- Học sinh quan sát
- Học sinh quan sát
- Học sinh thực hành lắp
- Học sinh quan sát
- Quan sát và theo dõi
16
- Chuẩn bị bộ lắp ghép giờ sau thực hành.
Thứ sáu ngày 15 tháng 4 năm 2011
TOÁN
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN
I.Mục tiêu:
- Biết đặt tính và thực hành cộng trù các sơd tự nhiên .
- Vận dụng các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện .
-Giải các bài tốn liên quan đến phếp cộng và phếp trừ .
II. Đồ dùng:
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.KTBC:
-Gọi HS làm BT4,5 tiết 154.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới: Giới thiệu bài:
Bài 1 dòng 1,2
-Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Bài tập yêu

cầu chúng ta làm gì ?
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-GV chữa bài, yêu cầu HS nhận xét về cách đặt
tính, kết quả tính của bạn.
Bài 2
-GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
-GV chữa bài, yêu cầu HS giải thích cách tìm x của
mình.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4 dòng 1
-Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
-Nhắc HS áp dụng tính chất đã học của phép cộng
các số tự nhiên để thực hiện tính theo cách thuận
tiện.
-GV chữa bài, khi chữa yêu cầu HS nói rõ em đã
áp dụng tính chất nào để tính.
Bài 5:
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-2 HS
-HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của
bạn.
-HS lắng nghe.
-Đặt tính rồi tính.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào
VBT.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào
bảng con.
a). Nêu cách tìm số hạng chưa biết của tổng
để giải thích.
b). Nêu cách tìm số bị trừ chưa biết của hiệu

để tính.
-Tính bằng cách thuận tiện nhất.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào
VBT.
-Lần lượt trả lời câu hỏi. Ví dụ:
a). 1268 + 99 +501
= 1268 + (99 + 501)
= 1268 + 600 = 1868
Áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng.
-1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc
thầm trong SGK.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào
VBT.
Bài giải
Trường tiểu học Thắng Lợi quyên góp được
số vở là:
1475 – 184 = 1291 (quyển)
Cả hai trường quyên góp được số vở là:
1475 + 1291 = 2766 (quyển)
17
-Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng,
sau đó đưa ra kết luận về bài làm đúng.
3.Củng cố -Dặn dò:
-GV tổng kết giờ học.
-Dặn HS về nhà làm các bài 1,3,4 và chuẩn bị bài
sau.
Đáp số: 2766 quyển
-Nhận xét bài làm của bạn và tự kiểm tra bài
của mình.
- HS nghe.

TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I.Mục tiêu: HS
- Nhận biết được đoạn văn và ý chính của từng đoạn trong bài văn tả con chuồn chuồn
nước.
- Biết sắp xếp các câu cho trước thành một đoạn văn. Bước đầu viết được một đoạn văn
có câu mở đầu cho sẵn.
II.Đồ dùng:
-Bảng phụ viết các câu văn ở BT2.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi HS đọc những ghi chép sau khi quan sát các
bộ phận của con vật mình yêu thích
-GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài:
* Bài tập 1:
-Cho HS đọc yêu cầu BT1.
-GV giao việc: Các em có hai nhiệm vụ. Đó là tìm
xem bài văn có mấy đoạn ? Ý chính của mỗi đoạn ?
-Cho HS trình bày kết quả.
-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
* Bài tập 2:
-Cho HS đọc yêu cầu của đề bài.
-Cho HS làm bài. GV đưa bảng phụ đã viết 3 câu
văn của BT2.
-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: a – b - c.
* Bài tập 3:
-Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
-Cho HS làm bài. GV dán lên bảng tranh, ảnh gà

trống cho HS quan sát.
-Cho HS trình bày bài làm.
-GV nhận xét và khen những HS viết đúng yêu cầu,
viết hay.
3. Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà sửa lại đoạn văn và viết vào
vở.
-Dặn HS về nhà quan sát ngoại hình và hành động
của con vật mà mình yêu thích chuẩn bị cho tiết
TLV tuần sau.
-2 HS
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS đọc bài Con chuồn chuồn nước (trang
127) + tìm đoạn văn +tìm ý chính của mỗi
đoạn.
-Một số HS phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
-HS làm bài cá nhân.
-Một HS lên bảng làm bài.
-Lớp nhận xét. GV đọc đoạn văn sau khi đã
sắp xếp đúng.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe
-HS viết đoạn văn với câu mở đoạn cho trước
dựa trên gợi ý trong SGK.
-Một số HS lần lượt đọc đoạn văn.
-Lớp nhận xét.
- HS nghe, thực hiện.

18
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
+ Đánh giá, nhận xét các hoạt động trong tuần 30 và lên kế hoạch tuần 31.
+ HS có ý thức tự giác trong học tập và tham gia như các hoạt động ngoại khố theo kế
hoạch hoạt động ngồi giờ cũng như các hoạt động của nhà trường.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ
viên; lớp tưởng tổng kết điểm thi đua các tổ.
III. Tiến hành sinh hoạt lớp:
1 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần 30
- Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt.
* Các tổ tự thảo luận đánh giá tình hình học tập, sinh hoạt các thành viên.
- Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- GV nghe giải đáp, tháo gỡ.
- GV tổng kết chung:
a) Nề nếp:
-Đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
b) Đạo đức:
-Đa số các em ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ bạn yếu, tính tự giác được nâng cao.
c) Học tập: Các em có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng hái phát
biểu xây dựng bài:…. .
Bên cạnh đó còn một số học sinh tiếp thu bài chậm, chưa chăm chỉ, chữ xấu, trình bày
bài cẩu thả.
d) Các hoạt động khác: Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ, tích cực trong cơng tác trực tuần.
2 .Kế hoạch tuần 31
- Học chương trình tuần 31
- Duy trì nề nếp, vệ sinh trường lớp
- Tổ chức tốt sinh hoạt 15’ đầu giờ
- Duy trì nề nếp ra vào lớp, Kiểm tra CT- RLĐV

- Ôn luyện các bài hát múa, nghi thức đội
- Sinh hoạt cuối tuần.
*********************
19

×