Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP tại Garage Ôtô MINH THOẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.1 MB, 46 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP Garage Ôtô MINH THOẠI
MỤC LỤC
Trang
1. Mục lục

1
2. Lời cám ơn

2
3. Lời nói đầu

3
4. Phiếu thực tập

5. Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

4
6. Giới thiệu sơ lược về Garage

5
7. Nội dung báo cáo thực tập

7
A. Sửa chữa hệ thống phanh dầu
7
SVTT: Lê Văn Phùng GVHD: Ngô Trọng Lượng
1
BÁO CÁO THỰC TẬP Garage Ôtô MINH THOẠI
B. Sửa chữa hệ thống treo trên ôtô

22


C. Giới thiệu hệ thống treo sử dung trên xe UAZ

43
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Garage ôtô MINH THOẠI của chú Trần Minh
Thoại đã tạo mọi điều kiện cho em thực tập trong suốt thời gian qua, trong một
môi trường làm việc chuyên nghiệp , kỷ luật tốt, tác phong công việc nghiêm
chỉnh.
Với trang thiết bị đầy đủ và đội ngũ công nhân lành nghề, kinh nghiệm lâu
năm, đã giúp em trong quá trình thực tập, tạo điều kiện thuận lợi để em được học
SVTT: Lê Văn Phùng GVHD: Ngô Trọng Lượng
2
BÁO CÁO THỰC TẬP Garage Ôtô MINH THOẠI
thêm và hiểu được nhiều hơn về công nghệ chế tạo và sửa chửa ô – tô, cũng như
về quy trình sửa chữa của từng tốp thợ riêng biệt ở doanh nghiệp.
Em cũng chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa cơ khí động lực và
thầy giáo hướng dẫn thực tập thầy Ngô Trọng Lượng đã hướng dẫn tận tình, cung
cấp tài liệu tham khảo cũng như tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình
thực tập tại doanh nghiệp.
SVTT: Lê Văn Phùng GVHD: Ngô Trọng Lượng
3
BÁO CÁO THỰC TẬP Garage Ôtô MINH THOẠI
LỜI NÓI ĐẦU
Ngành công nghiệp chế tạo và sửa chữa ô – tô đang ngày càng trở nên phổ
biến trên toàn thế giới. Và đang từng bước trở thành một trong những ngành công
nghiệp đóng góp một phần lớn vào GDP của nước ta.
Bên cạnh đấy, ngành ô tô cũng đã phát triển lâu đời, các thế hệ động cơ mới
hiện đại ngày càng được cải tiến với hệ thống điều khiển điện và sư can thiệp hoàn
toàn của hệ thống điều khiển điện tử. Đồng thời công nghệ chế tạo và sửa chữa
cũng phát triển tương xứng để theo kịp các công nghệ mới được áp dụng trên xe

ôtô.
Nhận ra được tầm quan trọng của việc bảo trì bảo dưỡng ôtô, đại tu máy và
công nghệ chế tạo, nên trong quá trình thực tập, em chủ yếu tham gia làm các
công việc liên quan đến bảo dưỡng bảo trì xe và đại tu máy, đồng thời em cũng
tham gia sửa chữa cũng như quan sát các hệ thống khác trên xe như: hệ thống
động cơ, hệ thống gầm bệ, hệ thống điều hoà không khí, hệ thống giải trí…
SVTT: Lê Văn Phùng GVHD: Ngô Trọng Lượng
4
BÁO CÁO THỰC TẬP Garage Ôtô MINH THOẠI
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


















Tuy Hòa, ngày… tháng… năm…
Giáo viên nhận xét

ĐIỂM KÝ TÊN

SVTT: Lê Văn Phùng GVHD: Ngô Trọng Lượng
5
BÁO CÁO THỰC TẬP Garage Ôtô MINH THOẠI
Giới thiệu sơ lược về Doanh Nghiệp
Garage ôtô MINH THOẠI được thành lập từ rất lâu
địa chỉ:KP2 – TT.Hòa Vinh – H.Đông Hòa – Phú Yên, do chú Trần Minh Thoại
làm chủ. Garage có thể sửa chữa hầu như mọi hệ thống trên xe như hệ thống động
cơ, hệ thống gầm bệ, hệ thống điện, hệ thống điều hoà không khí cũng như sửa
chữa đồng sơn. Mỗi hệ thống sẽ do môt tốp thợ phụ trách chuyên biệt, phụ trách
mỗi tốp thợ sẽ có một thợ cả với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.
Garaga có thể tiến hành các công việc như bảo trì, bảo dưỡng, tiểu tu, trung
tu, cũng như đại tu, phục hồi xe bị tai nạn từ nhẹ đến nặng. Garage nhận sửa chữa
đa dạng các chủng loại xe, từ xe du lịch 4 chỗ đến xe du lịch 30 chỗ ,cũng như các
loại xe tải từ 500kg đến 4T5. Trong quá trình thực tập em đã được tham gia quan
sát, sửa chữa nhiều hệ thống trên nhiều loại xe, đời xe từ những chiếc Toyota
Camry 1988 đến Deawoo Lacetti 2006, ngoài ra còn có các xe Honda, Mitsubishi,
BMW, Mercedes…
SVTT: Lê Văn Phùng GVHD: Ngô Trọng Lượng
6
BÁO CÁO THỰC TẬP Garage Ôtô MINH THOẠI
NỘI DUNG THỰC TẬP
A. SỬA CHỮA HỆ THÔNG PHANH DẦU.
I. Công dụng,phân loại, yêu cầu hệ thống phanh.
1. Công dụng.
-Hệ thống phanh trên ôtô là một trong những hệ thống đảm bảo an toàn chuyển động
của ôtô với những công dụng sau:
• Giảm dần tốc độ hoặc dừng hẳn xe khi xe đang chuyển động.
• Giữ xe đứng yên trên đường dốc một khoản thời gian dài mà không cần sự có mặt

của tài xế.
.2 Phân loại.
-Theo phương pháp điều khiển, hệ thống phanh được chia thành:
• Phanh chân: điều khiển bằng chân.
• Phanh tay: điều khiển bằng tay.
-Theo cấu tạo cơ cấu phanh, hệ thống phanh được chia thành:
• Cơ cấu phanh guốc.
• Cơ cấu phanh đĩa.
-Theo phương thức truyền động, hệ thống phanh chia thành:
• Phanh cơ khí.
• Phanh dầu.
• Phanh hơi.
3. Yêu cầu.
- Hiệu quả phanh cao nhất.
- Quãng đường phanh ngắn nhất.
-ổn định ôtô khi phanh(không bị trượt).
- Phanh êm dịu trong mọi trường hợp.
- Điều khiển nhẹ nhàng.
-Không có hiện tượng phanh bị bó hoặc ăn lệch.
- Có khả năng phanh khi ôtô đứng yên trong thời gian dài.
II. Hệ thống phanh dầu thủy lực.
1. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc
a) Sơ đồ
SVTT: Lê Văn Phùng GVHD: Ngô Trọng Lượng
7
BÁO CÁO THỰC TẬP Garage Ôtô MINH THOẠI
Sơ đồ hệ thống phanh dầu
Trong đó 1.bơm con, 2.bơm cái, 3.ban đạp phanh, 4.má phanh, 5.tambua, 6.guốc phanh,
7.thanh nối, 8.ống dẫn dầu, 9.lò xo.
b) Nguyên lý làm việc

-Khi đạp phanh thông qua bàn đạp (3) đầu dưới bàn đạp đẩy ty đẩy cùng piston dịch
chuyển sang trái. Áp suất dầu trong bơm cái tăng qua các đường ống dẫn dầu tới bơm con
đẩy guốc phanh để má phanh tiếp xúc tambua thực hiện phanh bánh xe.
-Khi tăng lực đạp: piston tiếp tục dịch chuyển sang trái áp suất trong bơm cái tiếp tục
tăng, do vậy áp suất dầu trong đường ống dẫn tới bơm con tăng nên lực tác dụng má
phanh lên tambua tăng. Vì vậy lực phanh tăng.
-Khi giảm lực phanh: piston dịch chuyển sang phải áp suất dầu trong bơm cái giảm,
một lượng dầu ở đường ống và bơm con trở về bơm cái, áp suất ở bơm con giảm dẫn đến
lực phanh bị giảm.
-Khi nhồi phanh: khi buông chân phanh phía trước piston có áp suất thấp, dầu từ
khoang chứa ở piston bổ sung vào qua ống dẫn tới bơm con, áp suất ở bơm con tăng hiệu
qua phanh tăng.
-Khi thôi phanh:khi buông chân phanh do tác dụng của lò xo hồi vị kéo guốc phanh ép
dầu từ bơm con qua ống dẫn trở về bơm cái.
2. Cơ cấu hãm phanh của hệ thống phanh dầu.
a) Cơ cấu hãm phanh kiểu tang trống.
-Cơ cấu phanh được đạt trên đĩa phanh, đĩa này được dặt cố định trên mặt bích của
dầm cầu.
SVTT: Lê Văn Phùng GVHD: Ngô Trọng Lượng
8
BÁO CÁO THỰC TẬP Garage Ôtô MINH THOẠI
-Bộ phận chủ yếu của cơ cấu phanh là guốc phanh, các guốc phanh được đặt trên
trục lệch tâm và luôn tì và các piston nhờ lò xo kéo. Trên bề mặt guốc phanh có tan
má phanh để tăng ma sát, chiều dài của tấm ma sát phía trước dài hơn của tấm phía
sau. Tang trống được bắt chặt với moay-ơ bánh xe, do vậy khi má phanh ép vào tang
trống thì bánh xe không chuyển động được.
-Cam lệch tâm cùng với trục lệch tâm dùng để điều chỉnh khe hở giữa má phanh và
tang trống.
b) Cơ cấu hãm
phanh đĩa

Một đĩa thép quay gắn vào moay-
ơ thay cho tambua. Hai piston
với bố phanh kẹp hai bên đĩa.
Khi tác động phanh, áp suất thủy
lực từ xy lanh cái truyền tới
xylanh con ấn hai bố phanh kệp
hãm đứng đĩa.
III.
Những hư hỏng hệ thống phanh dầu thủy lực.
Hệ thống phanh hư hỏng sẽ làm cho phanh không ăn, hoặc ăn lệch, gây mắt an toàn khi
chạy xe. Một số hư hỏng còn gây kẹt bánh xe ở các mức độ khác nhau làm cho xe chạy
không bình thường và có thể dẫn tới các hư hỏng khác.
1. Các hư hỏng của hệ phanh dầu dùng cơ cấu phanh tang trống.
TT Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục
SVTT: Lê Văn Phùng GVHD: Ngô Trọng Lượng
9
BÁO CÁO THỰC TẬP Garage Ôtô MINH THOẠI
1
Bàn đạp phanh
chạm sàn xe khi
phanh nhưng không
hiệu quả
Cần đẩy piston xylanh
chính bị cong
Thây cần đẩy mới
Điều chỉnh sai các thanh
nối hoặc khe hở má
phanh
Kiểm tra điều chỉnh lại
Thiếu dầu hoặc lọt khí

vào hệ thống phanh
Bổ sung dầu, xả khí hệ
thống phanh
Xylanh chính hỏng Thay mới
Má phanh mòn qua giới
hạn
Thay mới
2
Má phanh ở một
bánh xe bị kẹt với
tang trống sau khi
nhả phanh
Điều chỉnh sai má phanh Điều chỉnh lại
Đường dầu phanh bị tắc,
dầu không hồi về được
sau khi phanh
Thông lại hoặc thay mới
Xylanh con ở cơ cấu
phanh đó bị hỏng, piston
kẹt
Sửa chữa hoặc thay mới
3
Má phanh ở tất cả
các bánh xe bị kẹt
với tang trống sau
khi nhả phanh
Điều chỉnh các cần dẫn
động sai, hành trình tự do
bàn đạp phanh không có
Điều chỉnh lại

Xylanh dầu chính bị
hỏng, piston kẹt, cuppen
cao su nở làm dầu không
hồi về được
Sửa chữa hoặc thay mới
Dầu phanh có tap chất
khoáng, bẩn làm cuppen
xylanh chính hỏng
Thay chi tiết hỏng, tẩy rửa,
nạp dầu mới, xả khí
4
Xe bị lệch sang một
bên khi phanh
Má phanh một bên bánh
xe bị dính dầu
Làm sạch má phanh, thay
piston xylanh bánh xe nếu
bị chảy dầu
Khe hở của má phanh-
tang trống của các bánh
xe chỉnh không đều
Điều chỉnh lại
Đường dầu tới một bánh
xe bị tắc
Kiểm tra, thông hoặc thay
đường dầu mới
Xylanh một bên bánh xe
bị hỏng
Sửa chữa hoặc thay mới
SVTT: Lê Văn Phùng GVHD: Ngô Trọng Lượng

10
BÁO CÁO THỰC TẬP Garage Ôtô MINH THOẠI
Sự tiếp xúc không tốt
giữa má phanh và tang
trống ở một số bánh xe
Rà lại má phanh hoặc thay
má phanh mới.
5
Bàn đạp phanh nhẹ
Thiếu dầu, có khí trong
hệ thống dầu.
Bổ sung dầu, xả khí.
Điều chỉnh má phanh
không đúng, khe hở quá
lớn
Điều chỉnh lại
Xylanh chính hỏng Sửa chữa hoặc thay mới
6
Phanh ăn kém,
phải đạp mạnh bàn
đạp phanh
Má phanh và tang trống
bị trơ, cháy, chai cứng
Rà lại hoặc thay má phanh.
Tiện lại lại bề mặt thay
tang trống mới
Chỉnh má phanh không
đúng, độ tiếp xúc không
tốt
Kiểm tra điều chỉnh lại

Hệ thống trợ lực không
hoạt động
Kiểm tra, sửa chữa
Các xylanh bánh xe bị
kẹt
Sửa chữa hoặc thay mới
7
Có tiếng kêu khi
phanh
Má phanh mòn trơ đinh
tán
Thay má phanh mới
Đinh tán má phanh lỏng Thay má phanh mới
Mâm phanh hỏng Kiểm tra, xiết chặt lại
8
Tiêu hao dầu nhiều
Rò rỉ dầu ở xylanh chính,
xylanh công tác hoặc ở
các đầu nối
Kiểm tra, thay chi tiết
hỏng, xiết chặt các đầu nối,
bổ sung dầu, xả khí
2. Các hư hỏng cơ cấu phanh đĩa, nguyên nhân và cách khắc phục.
TT Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục
1 Bàn đạp phanh rung
khi phanh
Đĩa phanh bị vênh, bề
dày đĩa phanh không đều
Thay đĩa phanh mới
2

Phanh kêu khi
phanh
Má phanh mòn quá mức
làm pistom dịch chuyển
quá xa
Thay má phanh mới
Má phanh lỏng trên giá
lắp xylanh công tác
Sửa chữa hoặc thay mới
Đĩa phanh chạm vào giá
đỡ xylanh công tác
Kiểm tra, xiết chặt lại bu
lông lắp giá xylanh công
tác
3 Phanh không nhả
sau khi nhả bàn đạp
phanh
Bộ trợ lực hỏng, bàn đạp
cong, cần đẩy bơm chính
điều chỉnh không đúng
Kiểm tra, sửa chữa và
điều chỉnh lại
3. Các công việc sửa chữa hệ thống phanh dầu thường gặp
SVTT: Lê Văn Phùng GVHD: Ngô Trọng Lượng
11
BÁO CÁO THỰC TẬP Garage Ôtô MINH THOẠI
 Thay xylanh phanh chính
Tháo xylanh phanh chính ra khỏi xe, tháo rời nó thay piston cùng với cuppen.
Nếu khu vực
lắp cuppen

bên trong
xylanh
phanh chính
bị biến chất,
có thể xảy ra
rò rỉ dầu và
áp suất dầu
có thể bị
mất, nó có
thể dẫn đến
mất hiệu quả
phanh.
Xylanh
phanh chính
động cơ kia
K2700II
được tháo ra
khỏi xe
1. piston và cuppen; 2. phanh hãm; 3. bulông hãm; 4.gioăng; 5. nắp bình chứa; 6.xylanh
phanh chính; 7.gioăng chữ O
a. Quy trình tháo xylanh phanh chính
 Xả dầu phanh
- Rải một miếng giẻ bên dưới xylanh phanh chính sao cho dầu phanh không bám
vào bất kì chi tiết hay bề mặt sơn nào thậm chí nó bắn ra.
- Dùng xylanh, rút dầu phanh ra khỏi bình chứa xylanh phanh chính.
 Tháo xylanh phanh chính ra khỏi xe
- Dùng khóa 12 nới lỏng ống dầu phanh
- Tháo xylanh phanh chính và gioăng
SVTT: Lê Văn Phùng GVHD: Ngô Trọng Lượng
12

BÁO CÁO THỰC TẬP Garage Ôtô MINH THOẠI

b.Thay bộ phụ kiện xylanh chính
 Tháo rời các chi tiết xylanh phanh chính
- Kẹp phần lắp bộ trợ lực của xylanh cái lên êtô giữa các miếng nhôm mềm.
Chú ý: kẹp phần xylanh lên êtô có thể làm biến dạng nó.
- Ấn piston và tháo bu lông hãm piston và phanh hãm
Phanh hãm
SVTT: Lê Văn Phùng GVHD: Ngô Trọng Lượng
13
BÁO CÁO THỰC TẬP Garage Ôtô MINH THOẠI
 Đối với việc tháo ra có hai loại phanh hãm. Một loại bung ra ( phanh hãm ngoài),
một loại là bóp vào ( phanh hãm trong).
 Sử dụng dụng cụ thích hợp tùy theo hình dạng hay vị trí, tháo và lắp phanh hãm.
Sử dụng dụng cụ không thích hợp sẽ làm hỏng phanh hãm và các chi tiết.
Chú ý:
 Che đầu ra bằng giẻ và ấn chậm piston vào để giữ cho dầu khỏi bắn ra trong khi
piston được ấn vào.
 Nếu phanh hãm và bulông hãm piston bị tháo ra mà không ấn piston vào, piston
có thể bị hỏng.
1. piston
1; 2.
piston
2 ; 3.
giẻ
- Kéo
piston
1 thẳng
ra khỏi
xylanh

- Đặt mặt bích của xylanh phanh chính vào lòng bàn tay gõ cho piston 2 bật ra
- Khi đầu piston 2 bật ra kéo thẳng ra
Chú ý: nếu piston được kéo ra với một góc nghiêng có thể làm hỏng thành xylanh.
SVTT: Lê Văn Phùng GVHD: Ngô Trọng Lượng
14
BÁO CÁO THỰC TẬP Garage Ôtô MINH THOẠI
xylanh phanh chính động cơ Kia K2700II được tháo rời
 Vệ sinh xylanh chính
- Rửa xylanh phanh chính bằng dầu phanh sạch.
Chú ý: nếu rửa bằng các thứ khác có thể làm hỏng các chi tiết bằng cao su, như cao
su, bị biến chất và rò rỉ dầu.
- Chiếu đèn vào bên trong xylanh để kiểm tra xem có hư hỏng hay rỉ không.
Sau khi tháo kiểm tra, sửa chữa, thay mới những chi tiết xylanh cái tiến hành ráp lại
lên xe và xả khí hệ thống phanh.
Xả khí:
Xả khí ra khỏi xy lanh chính:
-Tháo các ống dầu ra khỏi xylanh chính.
-Dùng khay đựng dầu.
-Đạp bàn đạp phanh và giữ ở vị trí đó.
-Bịt các cửa ra bằng tay rồi nhả phanh.
-Lặp lại từ 3 đến 4 lần.
-Nối các ống dầu vào xylanh chính.
Xả khí ra khỏi mạch dầu:
-Dùng khóa 8, một ống cao su, một bình chứa sẵn dầu phanh. Khi xả, một đầu cắm
vào bình, một đầu cắm vào vít xả gió.khi xả cần 2 người, một người đạp phanh, một
người đạp phanh đến khi nào thấy nặng thì báo cho người thứ 2 biết đển vặn vít xả, khi ra
hết khí thì siết vít xả khí vào(người đạp phanh vẫn giữ nguyên chân phanh), lặp lại thao
tác cho đến khi hết bọt khí, dầu phanh chảy ra thành dòng là được.
SVTT: Lê Văn Phùng GVHD: Ngô Trọng Lượng
15

BÁO CÁO THỰC TẬP Garage Ôtô MINH THOẠI
-Thực hiện xả khí như trên đối với các bánh xe còn lại.chú ý., luôn luôn theo dõi
mức dầu trong bình chứa và bổ sung kịp thời để mức dầu luôn đầy đến mức quy định
trong qua trình xả khí.
Quy trình xả khí phanh dầu
 Thay guốc phanh
-Tháo phanh trống và thay guốc phanh.
-Điều chỉnh lại phanh tay khi lắp lại hệ thống phanh.
-Má phanh bị mòn có thể làm hỏng trống phanh, có thể -làm phanh không có tác
dụng.
-Cần phải kiểm tra guốc phanh định kì.
SVTT: Lê Văn Phùng GVHD: Ngô Trọng Lượng
16
BÁO CÁO THỰC TẬP Garage Ôtô MINH THOẠI
1.guốc phanh; 2.lò xo giữ guốc phanh; 3.nắp lò xo giữ guốc phanh; 4.chốt lò xo giữ
guốc phanh; 5.cần điều chỉnh tự động; 6.lò xo cần điều chỉnh; 7.lò xo hồi; 8. Bộ điều
chỉnh; 9.lò xo móc; 10.guốc phanh sau; 11.đệm chữ c; 12.cần phanh tay; 13.cáp
phanh tay; 14.trống phanh
1. Tháo trống phanh
- Nhả phanh tay
- Kích xe lên
- Tháo lốp
- Tháo trống phanh
Chú ý: Đánh dấu vị trí lên trống phanh và mặt bích của trục cầu sau rồi tháo trống
phanh.
SVTT: Lê Văn Phùng GVHD: Ngô Trọng Lượng
17
BÁO CÁO THỰC TẬP Garage Ôtô MINH THOẠI
phanh sau động cơ Kia K2700II khi tháo trống phanh
trống phanh (tang trống) động cơ Kia K2700II

SVTT: Lê Văn Phùng GVHD: Ngô Trọng Lượng
18
BÁO CÁO THỰC TẬP Garage Ôtô MINH THOẠI
2. Tháo guốc phanh
1.guốc phanh trước; 2.lò xo hồi; 3.chốt lò xo giữa guốc phanh; 4.nắp lò xo giữ guốc
phanh; 5.lò xo móc; 6.bộ điều chỉnh; 7.guốc phanh sau; 8.cần phanh tay
Khi tháo guốc phanh cần tháo theo thứ tự sau:
- Tháo guốc phanh phía trước đầu tiên
- Tháo bộ điều chỉnh guốc phanh
- Tháo guốc phanh phía sau
Guốc phanh động
cơ kia K2700II
Tháo guốc phanh
kiểm tra, nếu
guốc phanh bị
mòn, chai cứng
thì cần thay guốc
phanh mới.Sau
khi thay mới tiến
hành ráp vào và
xả gió khí hệ
thống.
SVTT: Lê Văn Phùng GVHD: Ngô Trọng Lượng
19
BÁO CÁO THỰC TẬP Garage Ôtô MINH THOẠI
 Thay má phanh
- Tháo càng phanh đĩa thay má phanh và tấm chống ồn ( tiếng kêu rít khi đạp phanh
).
- Khi má phanh bị mòn, miếng báo mòn má phanh gắn trên má phanh sẽ chạm vào
đĩa rôto và gây nên tiếng kêu rít để báo cho tài xế.

- Khi má phanh bị mòn hết, đĩa phanh có thể bị hỏng và hiệu quả phanh cũng có thể
không còn. Má phanh cần được kiểm tra định kì.
1.má phanh; 2.miếng chống ồn; 3.miếng đỡ má phanh
1. Tháo càng phanh đĩa
- Kích xe lên
- Tháo lốp
- Tháo càng phanh
2. Tháo má phanh
- Tháo các chi tiết ra khỏi càng phanh đĩa.
- Kiểm tra bằng cách quan sát bằng mắt xem tấm chống ồn và tấm đỡ má phanh có
sử dụng được lại hay không, kiểm tra độ mòn cũng như hư hỏng.
SVTT: Lê Văn Phùng GVHD: Ngô Trọng Lượng
20
BÁO CÁO THỰC TẬP Garage Ôtô MINH THOẠI

Má phanh và càng phanh đĩa
Chú ý:khi tiến hành kiểm tra sửa chữa hệ thống phanh dầu, nếu như má phanh, guốc
phanh bị mòn, chai cứng cần phải thay mới. Ta phải đem trống phanh và đĩa phanh đi
tiện láng lại ( vớt) trước khi thay má phanh và guốc phanh mới để đảm bảo sự tiếp xúc
đều với nhau khi phanh.
4. Bảo dưỡng hệ thống phanh dầu động cơ Kia K2700II.
SVTT: Lê Văn Phùng GVHD: Ngô Trọng Lượng
21
BÁO CÁO THỰC TẬP Garage Ôtô MINH THOẠI
Những chi tiết hư hỏng khi bảo dưỡng hệ thống phanh dầu động cơ Kia K2700II.
Xylanh bị rổ
Đĩa phanh mòn, mỏng quá giới hạn
SVTT: Lê Văn Phùng GVHD: Ngô Trọng Lượng
22
BÁO CÁO THỰC TẬP Garage Ôtô MINH THOẠI

Quy trình kiểm tra sửa chữa
STT Những hư hỏng Phương pháp
kiểm tra
Phương pháp sữa
chữa
A.xylanh cái
1 Xylanh mòn Quan sát và dụng
cụ đo
Thay mới
2 Piston mòn xước Quan sát, dùng pan-
me đo
Thay mới
3 Cuppen bị biến dạng rách, mòn Quan sát Thay mới
4 Các van hỏng, mòn Quan sát Thay cái mới
5 Lò xo gãy yếu Quan sát Thay cái mới
6 Lỗ điều hòa tắc Thông rửa sạch sẽ
B.cơ cấu hãm
1 Xylanh con hỏng Quan sát Thay mới
2 Guốc phanh.
-Dính dầu mỡ.
-Bề mặt má phanh cháy rổ, chai
cứng.
-Mòn, nứt,rổ.
Quan sát
-Rửa bằng xăng.
-Giấy nhám đánh
sạch
-Thay mới
3 Tang trống phanh
-Dính dầu mỡ

-Mòn,ôvan,xước
Quan sát, thùng
thước cặp đo -Dùng xang rửa
-Tiện lại
Sau khi tháo, kiểm tra, sửa chữa xong tiến hành lắp lại.
Quy trình lắp ngược lại với quy trình tháo, sau khi lắp xong tiến hành xả khí.
B. SỬA CHỮA HỆ THỐNG TREO TRÊN ÔTÔ
I.Công dụng,phân loại, yêu cầu hệ treo
1. CÔNG DỤNG
Hệ thống treo dùng để nối đàn hồi giữa khung hoặc vỏ xe với các
cầu, các bánh xe của ôtô và thực hiện các chức năng sau:
+ Khi ô tô chuyển động, nó cùng với lốp hấp thụ và cản lại các
rung động, các dao động và các va đập tác dụng lên xe do mặt đường
không bằng phẳng, để bảo vệ hành khách, hành lý và cải thiện tính ổn định.
+ Xác định động học chuyển động của bánh xe, truyền lực kéo,
và lực phanh sinh ra do ma sát giữa mặt đường và các bánh xe, lực bên và
các mô men phản lực tới gầm và thân xe.
SVTT: Lê Văn Phùng GVHD: Ngô Trọng Lượng
23
BÁO CÁO THỰC TẬP Garage Ôtô MINH THOẠI
+ Dập tắt các dao động thẳng đứng của khung vỏ sinh ra do ảnh
hưởng của mặt đường không bằng phẳng.
Khi ôtô chuyển động trên đường không bằng phẳng sẽ chịu
những dao động do mặt đường mấp nô sinh ra. Những dao động này ảnh
hưởng xấu tới tuổi thọ của xe, hàng hóa và đặc biệt là ảnh hưởng tới hành
khách. Theo số liệu thống kê cho thấy, khi ôtô chạy trên đường gồ ghề, so
với ôtô cùng loại chạy trên đường tốt bằng phẳng thì tốc độ trung bình
giảm 40 – 50%, quãng đường chay giữa hai chu kỳ đại tu giảm 35 – 40%,
suất tiêu hao nhiên liệu tăng 50 – 70%, do vậy năng suất vận chuyển giảm
30 – 40%, giá thành vận chuyển tăng 50 – 70%. Ngoài ra, nếu con người

phải chịu đựng lâu trong tình trạng xe chạy bị rung xóc nhiều dễ sinh ra
mêt mỏi. Các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của dao động ôtô tới cơ thể
người đều đi tới kết luận là con người nếu phải chịu đựng lâu trong môi
trường dao động của ôtô sẽ mắc phải những bệnh về thần kinh và não. Vì
vậy, tính êm dịu chuyển động là một trong những chỉ tiêu quan trọng để
đánh giá chất lượng xe.
Tính êm dịu của ôtô phụ thuộc vào kết cấu của xe và trước hết là
hệ thống treo, phụ thuộc vào đặc điểm và cường độ kích thích, và sau đó là
phụ thuộc vào trình độ của lái xe. Lực kích thích gây dao động có thể do sự
không cân bằng của liên hợp máy hoặc do độ nhấp nhô của mặt đường
không bằng phẳng. Nếu chỉ xét trong phạm vi khả năng chế tạo ôtô thì hệ
thống treo mang tính chất quyết định đến độ êm dịu chuyển động của ôtô.
2. PHÂN LOẠI
- Theo vật liệu chế tạo phần tử đàn hồi:
+ Bằng kim loại (nhíp lá, lò xo, thanh xoắn).
+ Loại khí
+ Loại thủy lực
+ Loại cao su
- Theo sơ đồ bộ phận dẫn hướng:
+ Hệ thống treo phụ thuộc
SVTT: Lê Văn Phùng GVHD: Ngô Trọng Lượng
24
BÁO CÁO THỰC TẬP Garage Ôtô MINH THOẠI
+ Hệ thống treo độc lập
Theo phương pháp dập tắt dao động:
+ Loại giảm chấn thủy lực (loại tác dụng 1 chiều, 2 chiều)
+ Loại ma sát cơ (ma sát trong bộ phận đàn hồi, trong bộ phận
dẫn hướng).
- Theo phương pháp điều khiển:
+ Hệ thống treo bị động( không được điều khiển),

+ Hệ thống treo chủ động.
a)Theo vật liệu chế tạo phần tử đàn hồi.
* Phần tử đàn hồi kim loại
+ Nhíp
Nhíp được làm từ các lá thép cong, sắp xếp lại với nhau theo
thứ tự từ ngắn tới dài, cụm lá này được kẹp chặt lại với nhau ở giữa bằng bu
lông định tâm hay đinh tán. Để giữ các lá nhíp không bị trượt ra khỏi vị trí
người ta dung kẹp ở một vài điểm để kẹp chúng lại với nhau. Cả hai đầu lá
dài nhất được uốn cong tạo thành mắt nhíp, được sử dụng để gắn nhíp vào
khung.
Nhìn chung nhíp dài hơn thì mềm hơn. Nhíp nhiều lá hơn thì
chịu tải lớn hơn, song nhíp sẽ cứng hơn và tíh êm dịu chuyển động sẽ kém
hơn. Tuy vậy, nhíp vẫn được dùng phổ biến nhất vì nhíp vừa là cơ cấu đàn
hồi, vừa là cơ cấu dẫn hướng và một phần làm nhiệm vụ giảm chấn, tức là
làm toàn bộ nhiệm vụ của hệ thống treo.
SVTT: Lê Văn Phùng GVHD: Ngô Trọng Lượng
25

×