Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Ứng dụng công nghệ thông tin để dạy phần nguyên lí làm việc của một số cơ cấu và hệ thống trong động cơ đốt trong môn công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 46 trang )

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI:
Trên con đường hội nhập và phát triển cùng thế giới, đất nước ta đã và đang từng
bước đổi mới, áp dụng khoa học - kỹ thuật - công nghệ hiện đại vào trong mọi lĩnh vực
của đời sống và sản xuất để thực hiện công cuộc “công nghiệp hoá, hiện đại hoá” đất
nước. Do đó việc đào tạo ra nguồn nhân lực có tri thức và đạo đức đang là mục tiêu lớn
của ngành giáo dục nước ta hiện nay.
Cùng với mục tiêu chung của ngành giáo dục, mục tiêu của giáo dục cấp THPT đó
là: “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ
năng cơ bản; phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân
cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc
đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Đối với môn công nghệ, động cơ đốt trong có vai trò rất quan trọng và được sử
dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như: nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp, giao
thông vận tải, quân sự Do đó, đối với người học sinh phổ thông dù sau này có lựa
chọn nghề nghiệp gắn bó với động cơ đốt trong hay không thì những hiểu biết về động
cơ đốt trong nói chung cũng như nguyên lí làm việc của các hệ thống trong động cơ đốt
trong vẫn luôn gắn liền với đời sống thực tiễn của họ. Chính vì vậy, để có thể hiểu và
ghi nhớ sâu sắc hơn về nguyên lí làm việc của các hệ thống trong động cơ đốt trong là
một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng.
Những vấn đề nêu trên vừa là cơ sở lí luận, vừa là cơ sở thực tiễn buột người
giáo viên giảng dạy môn công nghệ trong nhà trường phổ thông phải có trách nhiệm tìm
ra con đường để hướng dẫn học sinh tiếp nhận và khắc sâu kiến thức về nguyên lí làm
việc của các hệ thống trong động cơ đốt trong một cách chủ động, tích cực, sáng tạo và
có hiệu quả.
Với lý do trên tôi đã lựa chọn giải pháp là: Ứng dụng công nghệ thông tin để dạy
phần nguyên lí làm việc của một số cơ cấu và hệ thống trong động cơ đốt trong trong
môn công nghệ 11.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương là lớp 11C1 và 11C5 của
trường THPT Nguyễn Trung Trực. Trong đó nhóm thực nghiệm là lớp 11C1 và nhóm
đối chứng là lớp 11C5. Nhóm thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy


Chương: Cấu tạo của động cơ đốt trong. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ
GV thực hiện: Ngô Hiền Khải Trang 1
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
rệt đến kết quả học tập của học sinh: nhóm thực nghiệm đạt kết quả cao hơn so với
nhóm đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của nhóm thực nghiệm có giá trị trung bình
là 7,91 trong khi điểm bài kiểm tra đầu ra của nhóm đối chứng có giá trị trung bình là
6,93. Kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p = 0,0001 < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt
lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh
rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin để dạy phần nguyên lí làm việc của một số cơ
cấu và hệ thống trong động cơ đốt trong đã nâng cao năng lực nhận thức và hiểu biết
cho học sinh lớp 11C1 của trường THPT Nguyễn Trung Trực.
2. GIỚI THIỆU:
2.1. Hiện trạng:
- Đại đa số học sinh của Trường THPT Nguyễn Trung Trực là học sinh ở vùng nông
thôn, trình độ nhận thức của các em không đồng đều. Địa bàn khu vực còn non kém về
nền công nghiệp và tình trạng ngại học, coi nhẹ môn học do đây không phải là môn thi
tốt nghiệp và thi vào Đại học, Cao đẳng Nên đã dẫn đến một thực tế đáng buồn là kết
quả, hiệu quả của giờ học chưa cao, chưa đạt được nhiều theo mục đích, yêu cầu đặt ra.
- Kiến thức về nguyên lí làm việc của các hệ thống trong động cơ đốt trong là nội
dung mang tính trừu tượng, học sinh không thể trực tiếp quan sát, tri giác được. Để tiếp
thu được nội dung này học sinh phải hình dung, tưởng tượng, phải thực hiện các thao
tác tư duy dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Do đó đã gây ra nhiều khó khăn cho học
sinh trong việc tiếp nhận cũng như khắc sâu kiến thức của bài học, dẫn đến sự say mê,
yêu thích môn học của học sinh không nhiều, chất lượng và hiệu quả của giờ học chưa
cao.
Nguyên nhân: Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp, sức thuyết phục của chương trình
còn ở mức độ, tâm lí coi nhẹ môn học của học sinh và còn nhiều lí do khác nữa được
đưa ra để biện minh cho một thực tế là chất lượng và hiệu quả của giờ học chưa cao.
Song tôi thiết nghĩ mấu chốt của vấn đề là ở chỗ bản thân người giáo viên dạy môn
Công nghệ cũng đang dạt theo sự ngại học của học sinh, chưa tích cực tìm giải pháp

nâng cao chất lượng giờ học, quá nặng nề đến việc trang bị kiến thức mà không thấy
kiến thức ấy phải được tổ chức thế nào để giúp học sinh tiếp nhận một cách dễ dàng và
hứng thú.
GV thực hiện: Ngô Hiền Khải Trang 2
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
2.2. Giải pháp thay thế:
Với phương pháp hướng dẫn học sinh làm việc thông qua một số câu hỏi gợi mở,
học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, quan sát sơ đồ cấu tạo rồi tiến hành tư duy, hình
dung, tưởng tượng và rút ra nguyên lí làm việc của hệ thống. Sau đó giáo viên tóm tắt
và kết luận lại cho học sinh về nguyên lí làm việc của hệ thống dưới dạng lí thuyết.
Với phương pháp trên không phải hoàn toàn là cái dở mà cũng có cái hay của nó.
Qua đó nó thể hiện được phong cách, phương pháp và khả năng truyền đạt kiến thức
của người giáo viên. Tuy nhiên với cách thực hiện như vậy, gây không ít khó khăn cho
cả giáo viên lẫn học sinh. Sau khi nghiên cứu xong, kiến thức về nguyên lí làm việc của
các hệ thống trong động cơ đốt trong là những lí thuyết, chúng thường mờ nhạt và trừu
tượng. Do đó học sinh rất khó khăn trong quá trình tiếp nhận cũng như khắc sâu kiến
thức vừa học.
Với thực tế giảng dạy của mình, tôi xin đưa ra một giải pháp thay thế là: “Ứng
dụng công nghệ thông tin để dạy phần nguyên lí làm việc của một số cơ cấu và hệ
thống trong động cơ đốt trong môn công nghệ 11”.
2.3. Vấn đề nghiên cứu:
Việc ứng dụng công nghệ thông tin để dạy phần nguyên lí làm việc của một số cơ
cấu và hệ thống trong động cơ đốt trong môn công nghệ 11 có làm tăng kết quả học tập
không?
2.4. Giả thuyết nghiên cứu:
Việc ứng dụng công nghệ thông tin để dạy phần nguyên lí làm việc của một số cơ
cấu và hệ thống trong động cơ đốt trong trong môn công nghệ 11 có làm tăng kết quả
học tập của học sinh.
3. PHƯƠNG PHÁP:
3.1 Khách thể nghiên cứu:

* Giáo viên bộ môn: có nhiều kinh nghiệm, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao
trong công tác giảng dạy bộ môn.
GV thực hiện: Ngô Hiền Khải Trang 3
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
* Về học sinh:
Tôi chọn hai lớp 11C1 (lớp thực nghiệm) và lớp 11C5 (lớp đối chứng) của
trường THPT Nguyễn Trung Trực do tôi trực tiếp giảng dạy làm đối tượng nghiên cứu
cho đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của tôi.
Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về
tỷ lệ giới tính, dân tộc, ý thức học tập.
Lớp Tổng số HS Nam Nữ
11C1 (Thực nghiệm) 37 18 19
11C5 (Đối chứng) 37 22 15
Về ý thức học tập: tất cả các em ở hai lớp này đều tích cực, chủ động, sáng
tạo trong học tập.
3.2Thiết kế nghiên cứu:
- Tôi chọn hai lớp 11C1 là nhóm thực nghiệm và lớp 11C5 là nhóm đối chứng.
- Lấy kết quả bài kiểm tra học kì 1 làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả cho
thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, p = 0,2 > 0,05, do đó tôi dùng
phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2
nhóm trước khi tác động.
Đối chứng Thực nghiệm
TBC
5,78 5,98
P =
0,2
Bảng 1: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Kết quả P = 0.2 > 0.05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai
nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương
đương

Thiết kế 2: Thiết kế trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương
Nhóm Kiểm tra trước Tác động Kiểm tra sau tác
GV thực hiện: Ngô Hiền Khải Trang 4
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
tác động động
Thực nghiệm
Lớp 11C1
O1
Dạy học có ứng dụng công
nghệ thông tin để dạy phần
nguyên lí làm việc của một
số cơ cấu và hệ thống trong
động cơ đốt trong.
O3
Đối chứng
Lớp 11C5
O2
Dạy học không có ứng
dụng công nghệ thông tin
để dạy phần nguyên lí làm
việc của một số cơ cấu và
hệ thống trong động cơ đốt
trong.
O4
Bảng 2: Thiết kế nghiên cứu
Ở thiết kế này, chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập.
3.3 Quy trình nghiên cứu:
* Chuẩn bị của giáo viên:
- Ở lớp đối chứng: thiết kế kế hoạch bài học không có ứng dụng công nghệ thông
tin để dạy phần nguyên lí làm việc của một số cơ cấu và hệ thống trong động cơ đốt

trong, quy trình chuẩn bị bài học bình thường.
- Ở lớp thực nghiệm: thiết kế kế hoạch bài học có ứng dụng công nghệ thông tin
để dạy phần nguyên lí làm việc của một số cơ cấu và hệ thống trong động cơ đốt trong.
Mục đích của phương pháp này là nâng cao chất lượng dạy học bằng cách tăng cường
sự tập trung của các em vào bài giảng, hạn chế sự ghi chép. Các tiến trình khác vẫn tiến
hành bình thường.
* Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và
theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan.
Thời gian dạy nội dung thực nghiệm cụ thể với hai lớp như sau:
Bảng 3: Thời gian thực nghiệm:
GV thực hiện: Ngô Hiền Khải Trang 5
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Thứ ngày Môn/Lớp Tiết Nội dung dạy
Thứ năm
12/02/2015
11C1 1 Cấu tạo của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
Thứ năm
26/02/2015
11C1
2 Cấu tạo của cơ cấu phân phối khí.
Thứ năm
26/02/2015
11C1
3 Cấu tạo của hệ thống bôi trơn
Thứ năm
05/03/2015
11C1
4 Cấu tạo của hệ thống làm mát
Thứ năm

05/03/2015
11C1
5
Nhiệm vụ và nguyên lý làm việc của hệ thống
cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ
xăng.
Thứ năm
13/03/2015
11C1
6
Nhiệm vụ và nguyên lý làm việc của hệ thống
cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ
điêzen.
3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu:
- Lấy kết quả bài kiểm tra học kì 1 làm bài kiểm tra trước tác động.
- Lấy kết quả bài kiểm tra giữa học kì 2 làm bài kiểm tra sau tác động.
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài:
- Tiến hành kiểm tra hai lớp cùng một thời điểm và cùng một đề.
- Sau đó tiến hành chấm điểm theo đáp án đã xây dựng.
4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ:
4.1 Trình bày kết quả:
GV thực hiện: Ngô Hiền Khải Trang 6
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Kết quả điểm trung bình sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
được biểu diễn bằng biểu đồ sau:
Biểu đồ so sánh kết quả trung bình giữa hai lớp trước tác động và sau tác
động.
4.2. Phân tích dữ liệu:
Bảng 4: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động:
Đối chứng Thực nghiệm

Điểm trung bình
7,03 7,84
Độ lệch chuẩn
0,95 0,92
Giá trị p của T-test
0,0002
Chênh lệch giá trị TB
chuẩn (SMD)
0,85
Trước khi thực hiện giải pháp, hai lớp 11C1 và 11C5 có kết quả tương đương nhau.
Sau khi tác động, kết quả hai nhóm sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung
bình bằng T-test độc lập cho kết quả P = 0,0002 < 0,05 cho thấy sự chênh lệch giữa
điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh
lệch kết quả trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng
không phải do ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị TB chuẩn
7,84 7,03
0,85
0,95

= =
SMD

GV thực hiện: Ngô Hiền Khải Trang 7
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,85 cho thấy
mức độ ảnh hưởng của giải pháp thay thế đến điểm trung bình học tập của nhóm
thực nghiệm là lớn.
Giả thuyết của đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin để dạy phần nguyên lí làm
việc của một số cơ cấu và hệ thống trong động cơ đốt trong trong môn công nghệ

11” trong giảng dạy đã được kiểm chứng.
4.3. Bàn luận:
4.3.1. Ưu điểm:
Hai nhóm được lựa chọn ban đầu là ngẫu nhiên, trước khi tác động hai nhóm có
sự tương đương nhau.
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có điểm trung bình
cộng là 7,84; kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng có điểm trung bình
cộng là 7,03. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,85.
Theo tiêu chí Cohen chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,85 cho thấy
mức độ ảnh hưởng tác động là lớn. Điểm trung bình sau tác động của hai nhóm là P =
0,0002 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm
không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động.
Các minh chứng trên đã khẳng định: Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy phần nguyên lí làm việc của một số cơ cấu và hệ thống trong động cơ đốt trong đã
nâng cao năng lực nhận thức và hiểu biết trong chương cấu tạo của động cơ đốt trong
cho học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Trung Trực.
4.3.2. Hạn chế:
Tuy nhiên trên đây chỉ là kết quả nghiên cứu của tôi đối với đối tượng là học
sinh trường THPT Nguyễn Trung Trực, huyện Hoà Thành, nơi có nhiều học sinh yếu
kém và đầu vào rất thấp.
Để nghiên cứu được thực hiện tốt đòi hỏi người dạy cần phải trang bị cho HS
kiến thức cơ bản thật kỹ, lựa chọn phương pháp phù hợp với đối tượng HS từ các bộ
phận, chi tiết đơn giản trước nhằm kích thích sự hứng thú học công nghệ ở các em, sau
đó mới nâng dần mức độ lên đến tầm của chuẩn kỹ năng kiến thức.
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
5.1. Kết luận:
GV thực hiện: Ngô Hiền Khải Trang 8
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Học sinh được trực tiếp xem các hoạt động của máy móc, cơ cấu trong thực tế sẽ
giúp học sinh có cơ sở vững chắc để tìm tòi nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong

nói riêng và các máy móc thiết bị nói chung.
Trong đề tài này, tôi đặc biệt quan tâm đến việc rèn luyện cho học sinh khả năng
quan sát thực tiễn, suy luận logic, độc lập giải quyết vấn đề, bồi dưỡng động cơ học tập,
bồi dưỡng năng lực tư duy trừu tượng cho học sinh để tạo tiền đề, cơ sở để cho các em
tự học, tự nghiên cứu sau này để từ đó các em có thể thực hiện việc tự học suốt đời.
5.2. Khuyến nghị:
* Đối với các cấp lãnh đạo:
- Cần quan tâm về cơ sở vật chất như xây dựng đủ phòng học và các phòng chức
năng, phòng dạy giáo án điện tử; các thiết bị máy tính, máy chiếu Projector hoặc màn
hình tivi màn hình rộng có bộ kết nối… cho các nhà trường.
- Mở các lớp bồi dưỡng ứng dụng CNTT, NCKHSPƯD; khuyến khích và động
viên giáo viên áp dụng CNTT vào dạy học.
- Giảm dần số lượng học sinh trong lớp học nhằm giúp giáo viên quản lý giờ dạy
tốt hơn.
* Đối với giáo viên:
- Không ngừng tự học hỏi, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn,
NCKHSPƯD để nâng cao hiệu quả dạy học.
- Đầu tư cho soạn giảng, giáo án mang tính thực thi, không chiếu lệ.
- Rèn luyện cho học sinh có thể thực hành động cơ đốt trong nhiều nhưng phải
vừa sức, phù hợp với trình độ tiếp thu của các em.
- Tạo cho học sinh hứng thú, yêu thích bộ môn Công nghệ, tự tìm tòi nghiên cứu
phát huy tính tích cực trong học tập cho các em.
Với kết quả đã được chứng minh trong đề tài này, tôi rất mong các bạn đồng nghiệp
quan tâm, chia sẻ góp phần nâng cao chất lượng khi dạy phần động cơ đốt trong nói
riêng và môn công nghệ nói chung cho học sinh THPT.
GV thực hiện: Ngô Hiền Khải Trang 9
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1/ Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự án Việt - Bỉ, Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng
dụng, NXB Đại học sư phạm.

2/ Tạp chí của Trung ương Hội khuyến học Việt Nam: Dạy và học ngày nay.
3/ Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, Thái Duy Tuyên, NXB Giáo dục.
4/ Sách giáo khoa Công nghệ 11,Nguyễn Văn Khôi, NXB Giáo dục.
2/ Sách giáo viên Công nghệ 11,Nguyễn Văn Khôi NXB Giáo dục.
GV thực hiện: Ngô Hiền Khải Trang 10
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
PHỤ LỤC:
PHỤ LỤC 1: NỘI DUNG THỰC NGHIỆM
GV thực hiện: Ngô Hiền Khải Trang 11
Cấu tạo và
nguyên lý
làm việc của
hệ thống
cung cấp
nhiên liệu và
không khí
trong động
cơ điêzen
Ứng dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy nguyên lý làm việc của một
số cơ cấu và hệ thống trong động cơ
đốt trong chương cấu tạo của động cơ
đốt trong
Cấu tạo
của cơ
cấu trục
khuỷu
thanh
truyền
Cấu tạo

của cơ
cấu
phân
phối
khí
Cấu tạo và
nguyên lý
làm việc của
hệ thống
cung cấp
nhiên liệu và
không khí
trong động
cơ xăng
Nguyên lý làm việc của một số cơ cấu và hệ thống trong động cơ đốt trong
Cấu tạo,
nhiệm
vụ và
nguyên
lý làm
việc của
hệ thống
làm mát
Cấu tạo,
nhiệm
vụ và
nguyên
lý làm
việc của
hệ thống

bôi trơn
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Tiết 1: Hoạt động nghiên cứu cấu tạo của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. Học sinh
nhận biết được các chi tiết trong hệ thống và nhiệm vụ của các nhóm chi tiết chính.
Tiết 2: Hoạt động nghiên cứu cấu tạo của cơ cấu phân phối khí. Học sinh nhận biết
được các chi tiết trong hệ thống và nhiệm vụ của các chi tiết trong quá trình làm việc.
Tiết 3: Hoạt động nghiên cứu cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn. Học
sinh hiểu được cấu tạo, nhiệm vụ của hệ thống và các trường hợp làm việc của hệ thống
bôi trơn.
Tiết 4: Hoạt động nghiên cứu cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát. Học
sinh hiểu được cấu tạo, nhiệm vụ của hệ thống và các trường hợp làm việc của hệ thống
làm mát.
Tiết 5: Hoạt động nghiên cứu cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống cung cấp
nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng. Học sinh nắm vững các chi tiết và nguyên
lý làm việc trong hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí và hệ thống phun xăng.
Tiết 6: Hoạt động nghiên cứu cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống cung cấp
nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen. Học sinh nắm vững các chi tiết và
nguyên lý làm việc trong hệ thống nhiên liệu của động cơ điêzen.
GV thực hiện: Ngô Hiền Khải Trang 12
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
PHỤ LỤC 2: KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Bài: 23 Tiết: 30 CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN
1. MỤC TIÊU
1.1 Kiến thức:
- Biết được nhiệm vụ và cấu tạo của các chi tiết chính trong cơ cấu trục khuỷu-
thanh truyền.
1.2 Kĩ năng:
- Đọc được sơ đồ cấu tạo của pittông, thanh truyền và trục khuỷu.
- Nhận biết các chi tiết chính trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền qua mô hình,
tranh vẽ.

1.3 Thái độ:
- Biết được vai trò của động cơ đốt trong trong cuộc sống
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Pittông, thanh truyền, trục khuỷu.
3. CHUẨN BỊ
3.1 Giáo viên:
- Mô hình động cơ đốt trong.
- Tranh vẽ các hình 23.1, 23.2, 23.3, 23.4 SGK.
- Một số pittông, thanh truyền, trục khuỷu của xe máy.
3.2 Học sinh:
- Tìm hiểu nội dung bài trước ở nhà
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1 Ổn định lớp, kiểm diện:
4.2 Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Trình bày nhiệm vụ của thân máy, nắp máy. Nêu cấu tạo của thân máy?
4.3 Tiến trình bài học:
NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
I. Giới thiệu chung:
- Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền có ba
nhóm chi tiết: Nhóm pittông, nhóm thanh
truyền, nhóm trục khuỷu. Trong đó pittông,
thanh truyền, trục khuỷu là các chi tiết
chính. Khi động cơ làm việc, pittông
chuyển động tịnh tiến trong xilanh. Trục
khuỷu quay tròn, thanh truyền vừa chuyển
động tịnh tiến theo xilanh vừa chuyển động
quay tròn theo trục khuỷu.
II. Pittông:
1. Nhiệm vụ:
- Cùng với xilanh và nắp máy tạo thành

không gian làm việc.
Giới thiệu trên mô hình và nêu câu hỏi:
Khi động cơ làm việc, pittông, thanh
truyền, trục khuỷu chuyển động như thế
nào?
GV thực hiện: Ngô Hiền Khải Trang 13
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
- Nhận lực đẩy của khí cháy rồi truyền
lực cho trục khuỷu để sinh công (kì cháy
giãn nở) và nhận lực từ trục khuỷu để thực
hiện các quá trình nạp, nén và thải khí.
2. Cấu tạo:
- Pittông được chia làm ba phần chính:
Đỉnh, đầu và thân.
- Đỉnh: có ba dạng: đỉnh bằng, đỉnh lồi
(thường dùng trong động cơ xăng). Đỉnh
lõm (thường dùng trong động cơ điêzen).
- Đầu: có các rãnh để lắp xécmăng khí và
xécmăng dầu. Xéc măng khí được lắp ở
trên, xéc măng dầu lắp ở dưới. Đáy rãnh lắp
xécmăng dầu có các lỗ khoan để thoát dầu.
- Thân: Có nhiệm vụ dẫn hướng cho
pittông chuyển động trong xilanh. Trên
thân pittông có lỗ ngang để lắp chốt
pittông.
III. Thanh truyền:
1. Nhiệm vụ:
- Dùng để truyền lực giữa pittông và trục
khuỷu
2. Cấu tạo:

- Thanh truyền được chia làm ba phần:
Đầu nhỏ, thân, đầu to.
- Đầu nhỏ: có dạng hình trụ rỗng để lắp
chốt pittông, bên trong có bạc lót bằng
đồng.
- Thân: Nối đầu nhỏ với đầu to, mắt cắt
ngang thường có dạng chữ I.
- Đầu to: Để lắp với chốt khuỷu, có thể
làm liền khối hoặc chia làm hai nửa, một
nửa đúc liền với thân một nửa làm rời
(được gọi là nắp đầu to). Hai nửa được
ghép với nhau bằng bu lông thanh truyền
có độ bền cao. Bên trong đầu to cũng có
bạc lót hoặc ổ bi, riêng loại đầu to được cắt
làm hai nửa chỉ dùng bạc lót.
IV. Trục khuỷu:
1. Nhiệm vụ:
- Nhận lực từ thanh truyền để tạo mômen
quay làm quay máy công tác. Ngoài ra, trục
khuỷu còn làm nhiệm vụ dẫn động các cơ
cấu và hệ thống của động cơ: Trục cam,
máy bơm nước, máy bơm dầu, quạt gió
2. Cấu tạo: Chia làm ba phần: đầu, đuôi,
- Nêu nhiệm vụ của pittông.
Giới thiệu trên tranh vẽ hình 23.1; 23.2
Đầu pittông có nhiệm vụ gì? Tại sao trên
đầu pittông phải lắp xécmăng?
Trả lời câu hỏi 3 SGK?
Tại sao đỉnh pittông của ĐC điêzen
thường có dạng lõm?

(Tạo xoáy lốc trong xilanh)
Giới thiệu hình 23.3
Vì sao trong đầu nhỏ và đầu to thanh
truyền phải có bạc lót hoặc ổ bi?
GV thực hiện: Ngô Hiền Khải Trang 14
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
thân.
* Phần đầu: có các bánh răng để truyền
lực.
* Phần đuôi: Lắp với bánh đà
* Phần thân: Gồm: Cổ khuỷu là trục quay
của trục khuỷu
- Chốt khuỷu: Để lắp đầu to thanh truyền.
- Má khuỷu: Để nối cổ khuỷu với chốt
khuỷu. Trên má khuỷu thường có thêm đối
trọng.
* Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:
Biết được biện pháp dùng đối trọng để
giảm rung động và tiếng ồn do động cơ gây
ra.
Tại sao trên má khuỷu có thêm đối
trọng?
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
5.1 Tổng kết (củng cố, rút gọn kiến thức)
- Nhiệm vụ, cấu tạo pittông, thanh truyền, trục khuỷu.
5.2 Hướng dẫn học tập (hướng dẫn HS tự học ở nhà)
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học kĩ bài học
+ Xem phần thông tin bổ sung
+ Trả lời các câu hỏi trong SGK trang 109.

- Đối với bài học ở tiết học tiết theo:
+ Xem trước 24 SGK: Cơ cấu phân phối khí
RÚT KINH NGHIỆM:
- Nội dung:
- Phương pháp:
- Đồ dùng dạy học:
- Học sinh:
GV thực hiện: Ngô Hiền Khải Trang 15
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Bài: 24 Tiết: 31 CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ
1. MỤC TIÊU
1.1 Kiến thức:
- Biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối
khí.
- Đọc được sơ đồ nguyên lí của cơ cấu phân phối khí dùng xupáp.
1.2 Kĩ năng:
- Đọc được sơ đồ nguyên lý của cơ cấu phân phối khí dùng xupap.
- Nhận biết các chi tiết chính của cơ cấu phân phối khí qua mô hình, tranh vẽ.
- Phân tích được sơ đồ cấu tạo.
1.3 Thái độ:
- Biết được ứng dụng và vai trò của động cơ đốt trong trong cuộc sống.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Cấu tạo, nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xupáp.
3. CHUẨN BỊ
3.1 Giáo viên:
- Tranh vẽ phóng to hình 24.1, 24.2 SGK. Mô hình động cơ 4 kì, 2 kì.
- Vật thật: xupáp.
3.2 Học sinh:
- Tìm hiểu các tài liệu có liên quan, xem trước nội dung bài học
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

4.1 Ổn định lớp, kiểm diện:
4.2 Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nêu nhiệm vụ và cấu tạo của pittông, thanh truyền?
Câu 2: Nêu nhiệm vụ và cấu tạo của trục khuỷu?
4.3 Tiến trình bài học:
NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
I. Nhiệm vụ và phân loại:
1. Nhiệm vụ:
- Đóng mở các cửa nạp, cửa thải đúng lúc
để động cơ thực hiện quá trình nạp khí mới
vào xilanh và thải khí đã cháy trong xilanh ra
ngoài.
2. Phân loại: Gồm hai loại:
- Cơ cấu phân phối khí dùng van trượt
(động cơ 2 kì)
- Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp (động
cơ 4 kì): Có hai loại :
+ Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt.
+ Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo.
II. Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp:
1. Cấu tạo:
Giới thiệu trên hình 24.1
- Khi động cơ làm việc các cửa thải,
cửa nạp có mở liên tục không?
- Chỉ mở theo từng quá trình?
- Sự khác nhau giữa cơ cấu phân phối
khí dùng xupáp đặt và cơ cấu phân
phối khí dùng xupáp treo?
- Xupáp treo lắp xupáp trên nắp máy,
xupáp đặt lắp xupáp trên thân xilanh.

- Xupáp treo có thêm đũa đẩy, cần
bẩy.
GV thực hiện: Ngô Hiền Khải Trang 16
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
a. Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp
treo:
Mỗi xupáp được dẫn động bởi một vấu cam,
con đội, đũa đẩy và cần bẩy (cò mổ) riêng.
Trục cam đặt trong thân máy, được dẫn động
từ trục khuỷu thông qua cặp bánh răng phân
phối. Số vòng quay trục cam bằng một nửa số
vòng quay trục khuỷu.
- Nếu trục cam đặt trên nắp máy, thường sử
dụng xích cam làm chi tiết dẫn động trung
gian.
b. Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp đặt:
Có cấu tạo đơn giản hơn. Xupáp đặt trong
thân máy nên con đội trực tiếp dẫn động
xupáp mà không cần các chi tiết dẫn động
trung gian (đũa đẩy, cò mổ).
2. Nguyên lí làm việc của cơ cấu phân
phối khí dùng xupáp treo:
- Khi động cơ làm việc, trục khuỷu quay
dẫn động trục cam quay làm các cam quay
theo. Khi vấu cam tác động lên con đội qua
đũa đẩy, cần bẩy ép lò xo đi xuống mở
xupáp.
- Khi vấu cam trượt qua đấy con đội, lò xo
xupáp dãn ra, các chi tiết của cơ cấu trở về vị
trí ban đầu, đóng xupáp.

* Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả:
Điều chỉnh cơ cấu đóng mở đúng thời điểm
để giảm tiêu hao nhiên liệu, công suất động
cơ bảo đảm.
* Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:
Biết được biện pháp dùng lò xo xupap và
điều chỉnh khe hở nhiệt để giảm tiếng ồn do
động cơ gây nên.
Tại sao động cơ đốt trong bị hao
nhiên liệu?
Tại sao xupap có tiếng ồn?
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
5.1 Tổng kết (củng cố, rút gọn kiến thức)
- Nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo.
5.2 Hướng dẫn học tập (hướng dẫn HS tự học ở nhà)
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học kĩ bài học
GV thực hiện: Ngô Hiền Khải Trang 17
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
+ Trả lời các câu hỏi trong SGK trang 113.
- Đối với bài học ở tiết học tiết theo:
+ Xem trước 25 SGK: Hệ thống bôi trơn
RÚT KINH NGHIỆM:
- Nội dung:
- Phương pháp:
- Đồ dùng dạy học:
- Học sinh:
GV thực hiện: Ngô Hiền Khải Trang 18
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Bài: 25 Tiết: 32 HỆ THỐNG BÔI TRƠN
1. MỤC TIÊU
1.1 Kiến thức:
- Biết được nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc
của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
- Đọc được sơ đồ nguyên lí của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
1.2 Kĩ năng:
- Nhận biết các chi tiết chính trong hệ thống bôi trơn.
- Phân tích được sơ đồ cấu tạo.
1.3 Thái độ:
- Biết được ứng dụng và vai trò của động cơ đốt trong trong cuộc sống.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Nhiệm vụ, phân loại hệ thống bôi trơn.
- Hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
3. CHUẨN BỊ
3.1 Giáo viên:
- Tranh vẽ phóng to hình 25.1 SGK.
3.2 Học sinh:
- Đọc kĩ nội dung bài
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1 Ổn định lớp, kiểm diện:
4.2 Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xupáp
treo?
4.3 Tiến trình bài học:
NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
I. Nhiệm vụ và phân loại:
1. Nhiệm vụ:
- Đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt ma
sát của các chi tiết để đảm bảo điều kiện

làm việc bình thường của động cơ và tăng
tuổi thọ các chi tiết.
2. Phân loại: Thường có các loại sau:
- Bôi trơn bằng vung té.
- Bôi trơn cưỡng bức.
- Bôi trơn bằng pha dầu bôi trơn vào
nhiên liệu (Dùng trong động cơ 2 kì).
II. Hệ thống bôi trơn cưỡng bức:
1. Cấu tạo:
- Hệ thống bôi trơn cưỡng bức gồm các
bộ phận chính: cácte chứa dầu, bơm dầu,
bầu lọc dầu, các đường dẫn dầu. Ngoài ra
trong hệ thống còn có các van an toàn, van
khống chế, két làm mát dầu, đồng hồ báo
Vì sao khi động cơ làm việc cần phải bôi
trơn các chi tiết?
(Giảm ma sát, biến từ ma sát khô thành
ma sát ướt, làm mát, tẩy rửa, bao kín và
chống gỉ)
Giới thiệu trên hình 25.1
Bơm dầu dùng để làm gì?
Bầu lọc dùng để làm gì?
Sau khi bôi trơn các bề mặt ma sát, dầu
chảy về đâu?
GV thực hiện: Ngô Hiền Khải Trang 19
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
áp suất dầu
2. Nguyên lí làm việc:
- Trường hợp bình thường: Khi động cơ
làm việc, dầu nhớt được bơm hút từ cácte

và được lọc sạch ở bầu lọc, qua van khống
chế tới đường dầu chính, theo các đường
dầu để bôi trơn các bề mặt ma sát của động
cơ, sau đó trở về cácte.
- Các trường hợp khác:
+ Nếu áp suất dầu trên các đường vượt
quá giá trị cho phép, van an toàn sẽ mở để
một phần dầu chảy ngược về trước bơm.
+ Nếu nhiệt độ dầu cao quá giới hạn
định trước, van khống chế đóng lại, dầu đi
qua két làm mát, được làm mát trước khi
chảy vào đường dầu chính.
* Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:
Biết được dầu bôi trơn trong động cơ cũng
là một tác nhâ gây ô nhiễm môi trường.
* Trước khi xã dầu bôi trơn ra môi
trường ta cần phải xử lí như thế nào ?
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
5.1 Tổng kết (củng cố, rút gọn kiến thức)
- Cấu tạo nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
5.2 Hướng dẫn học tập (hướng dẫn HS tự học ở nhà)
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học kĩ bài học
+ Đọc phần thông tin bổ sung.
+ Trả lời các câu hỏi trong SGK trang 115.
- Đối với bài học ở tiết học tiết theo:
+ Xem trước 25 SGK: Hệ thống làm mát
RÚT KINH NGHIỆM
- Nội dung:
- Phương pháp:

- Đồ dùng dạy học:
- Học sinh:
GV thực hiện: Ngô Hiền Khải Trang 20
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Bài: 26 Tiết: 33 HỆ THỐNG LÀM MÁT
1. MỤC TIÊU
1.1 Kiến thức:
- Biết được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát.
1.2 Kĩ năng:
- Đọc được sơ đồ nguyên lí của hệ thống làm mát bằng nước và không khí.
- Chỉ ra được vị trí và tác dụng của các bộ phận trên hệ thống.
1.3 Thái độ:
- Biết được ứng dụng và vai trò của động cơ đốt trong trong cuộc sống.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước và hệ
thống làm mát bằng không khí.
3. CHUẨN BỊ
3.1 Giáo viên:
- Tranh vẽ phóng to các hình 26.1, 26.2, 26.3 SGK
3.2 Học sinh:
- Nghiên cứu trước nội dung bài
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1 Ổn định lớp, kiểm diện:
4.2 Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Vẽ sơ đồ khối và nêu nhiệm vụ, nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn
cưỡng bức?
4.3 Tiến trình bài học:
NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
I. Nhiệm vụ và phân loại:
1. Nhiệm vụ:

- Giữ cho nhiệt độ của các chi tiết không vượt
quá giới hạn cho phép.
2. Phân loại:
- Theo chất làm mát có hai loại:
+ Hệ thống làm mát bằng nước.
+ Hệ thống làm mát bằng không khí (gió).
* Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:
Biết được việc làm mát động cơ là một biện
pháp làm giảm ảnh hưởng của nhiệt độ đối với
môi trường
II. Hệ thống làm mát bằng nước:
1. Cấu tạo:
Câu hỏi 1: Tại sao cần phải làm mát
đông cơ?
Khi động cơ làm việc, các chi tiết
có nhiệt độ quá cao sẽ ảnh hưởng
không tốt tới công suất của động cơ
và tuổi thọ của các chi tiết.
Câu hỏi 2: Trong động cơ vùng nào
cần làm mát nhiều nhất?
Các chi tiết bao quanh khu vực
buồng cháy.
Câu hỏi 3: Bơm nước để làm gì?
Câu hỏi 4: Quạt gió để làm gì?
Giới thiệu trên hình 26.2 và 26.3
SGK
Câu hỏi 5: Vì sao trên thân và nắp
xilanh lại có các cánh tản nhiệt?
Để tăng diện tích tiếp xúc với
không khí.

GV thực hiện: Ngô Hiền Khải Trang 21
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
1. Thân máy 2. Nắp máy
3. Đường nước nóng
ra khỏi động cơ
4. Van hằng nhiệt
5. Két nước 6. Giàn ống của két nước
7. Quạt gió 8. Ống nước nối tắt về
bơm
9. Puli và đai truyền 10. Bơm nước
11. Két làm mát dầu 12. Ống phân phối nước
lạnh
- Bơm nước tạo sự tuần hoàn của nước trong hệ
thống.
- Két nước gồm có hai ngăn nối với nhau bởi
một giàn ống nhỏ. Ngăn trên chứa nước nóng,
ngăn dưới chứa nước mát.
- Nước làm mát chứa đầy trong các đường ống,
bơm, két và áo nước.
2. Nguyên lí làm việc:
- Khi động cơ làm việc, nước trong áo nước
nóng dần.
- Khi nhiệt độ nước trong áo nước còn thấp hơn
giới hạn quy định, van hằng nhiệt đóng cửa
thông với két làm mát, mở hoàn toàn cửa thông
với đường ống nhỏ để nước chảy thẳng về bơm.
- Khi nhiệt độ nước trong áo nước xấp xỉ giới
hạn đã định, van hằng nhiệt mở cả hai đường để
nước trong áo nước vừa chảy vào két, vừa chảy
vào đường nước.

- Khi nhiệt độ nước trong áo nước vượt quá giới
hạn cho phép, van hằng nhiệt đóng cửa thông với
đường nước nhỏ, mở hoàn toàn cửa thông với két
làm mát, nước được làm mát rồi được bơm hút
đưa trở lại áo nước của động cơ.
III. Hệ thống làm mát bằng không khí:
1. Cấu tạo:
- Cấu tạo chủ yếu của hệ thống làm mát bằng
không khí là các cánh tản nhiệt được đúc bao
ngoài thân xilanh và nắp máy.
Câu hỏi 6: Tại sao cácte xe máy
không có cánh tản nhiệt?
Vì cácte ở xa buồng cháy nên nhiệt
độ cácte không nóng đến mức cần
phải làm mát.

Câu hỏi 7: Có nên tháo yếm xe máy
khi sử dụng?
Không nên tháo vì ngoài các tác
dụng khác, yếm xe còn có tác dụng
như bản hướng gió để gió tập trung
đi qua động cơ nên động cơ làm mát
tốt hơn.
Động cơ làm mát bằng không khí
Hệ thống làm mát bằng không khí
sử dụng quạt gió
1. Quạt gió
2. Cánh tản nhiệt
3. Tấm hướng gió
GV thực hiện: Ngô Hiền Khải Trang 22

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
- Trên các động cơ tĩnh tại hoặc động cơ nhiều
xilanh còn có thêm quạt gió, tấm hướng gió và
vỏ bọc.
2. Nguyên lí làm việc:
- Khi động cơ làm việc, nhiệt từ các chi tiết bao
quanh buồng cháy được dẫn ra các cánh tản nhiệt
rồi truyền ra không khí xung quanh. Nhờ các
cánh tản nhiệt có diện tích tiếp xúc với không khí
lớn nên tốc độ làm mát được tăng cao.
- Hệ thống có sử dụng quạt gió không chỉ tăng
tốc độ làm mát mà còn đảm bảo làm mát đồng
đều hơn.
4. Vỏ bọc
5. Cửa thoát gió
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
5.1 Tổng kết (củng cố, rút gọn kiến thức)
- Nhiệm vụ của hệ thống làm mát, cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống làm
mát bằng nước.
5.2 Hướng dẫn học tập (hướng dẫn HS tự học ở nhà)
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học kĩ bài học
+ Trả lời các câu hỏi trong SGK trang 118.
- Đối với bài học ở tiết học tiết theo:
+ Xem trước 27 SGK: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ
xăng
RÚT KINH NGHIỆM:
- Nội dung:
- Phương pháp:
- Đồ dùng dạy học:

- Học sinh:
GV thực hiện: Ngô Hiền Khải Trang 23
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Bài: 27 Tiết: 34
HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU VÀ KHÔNG KHÍ
TRONG ĐỘNG CƠ XĂNG
1. MỤC TIÊU
1.1 Kiến thức:
- Biết được nhiệm vụ của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động
cơ xăng.
- Cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và
không khí dùng bộ chế hòa khí trong động cơ xăng.
1.2 Kĩ năng:
- Đọc được sơ đồ nguyên lý của hệ thống.
- Chỉ ra được vị trí của các bộ phận trong sơ đồ.
1.3 Thái độ:
- Chú ý quan sát, tìm hiểu thực tế.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí.
3. CHUẨN BỊ
3.1 Giáo viên:
- Tranh vẽ hình 27.1 SGK.
- Tranh vẽ sơ đồ cấu tạo của hệ thống.
3.2 Học sinh:
- Xem các tài liệu liên quan và nội dung bải học.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1 Ổn định lớp, kiểm diện:
4.2 Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Vẽ sơ đồ khối, nêu nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống
làm mát bằng nước?

4.3 Tiến trình bài học:
Đặt vấn đề vào bài mới:
Khi động cơ làm việc, không phải lúc nào nó cũng làm việc ở một chế độ , có lúc
động cơ sẽ chạy không tải như trong trường hợp động cơ khởi động, có lúc động cơ chạy
tải nhẹ, tải nặng hay tăng tốc. Ứng với mỗi chế độ làm việc thì nhu cầu về nhiên liệu
cũng sẽ khác nhau. Vì vậy nhiệm vụ của hệ thống không chỉ đơn thuần là cung cấp hỗn
hợp xăng - không khí mà còn phải cung cấp hỗn hợp xăng - không khí một cách phù hợp
cả về chất và lượng đối với từng chế độ làm việc của tải. Cấu tạo và nguyên lí hoạt động
của hệ thống như thế nào, mời các em cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại hệ thống:
I. Nhiệm vụ và phân loại:
1. Nhiệm vụ:
- Cung cấp hỗn hợp xăng và không khí
(hoà khí) sạch vào xilanh của động cơ.
Lượng và tỉ lệ hoà trộn phải phù hợp với các
Để động cơ làm việc được cần cung cấp
cho nó hoà khí.
Ở mỗi chế độ cần cung cấp lượng và tỉ lệ
hoà trộn khác nhau.
GV thực hiện: Ngô Hiền Khải Trang 24
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
chế độ làm việc của động cơ.
2. Phân loại:
- Theo cấu tạo bộ phận hoà khí, hệ thống
được chia ra làm hai loại:
+ Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà
khí.
+ Hệ thống nhiên liệu dùng vòi phun (hệ
thống phun xăng).

Sơ đồ khối hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí:
II. Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà
khí:
1. Cấu tạo: Cấu tạo của hệ thống gồm một
số bộ phận chính:
- Thùng xăng để chứa xăng.
- Bầu lọc xăng để lọc sạch cặn bẩn lẫn trong
xăng.
- Bơm xăng làm nhiệm vụ hút xăng từ
thùng chứa đưa tới bộ chế hoà khí.
- Bộ chế hoà khí làm nhiệm vụ hoà trộn
xăng với không khí tạo thành hoà khí với tỉ
lệ phù hợp với các chế độ làm việc của động
cơ.
- Bầu lọc khí để lọc sách bụi bẩn lân trong
không khí.
Giới thiệu hình 27.1
Học sinh vẽ sơ đồ trong hình vào vở.
Câu hỏi 1: Tại sao trên xe máy không có
bơm xăng?
Câu hỏi 2: Trong hệ thống bộ phận nào
quan trọng nhất?
Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà
khí:
2. Nguyên lí làm việc:
- Khi động cơ làm việc, xăng được bơm hút
từ thùng xăng, qua bầu lọc đưa lên bầu phao
của bộ chế hoà khí.
- Ở kì nạp, pittông đi xuống làm áp suất

Hệ thống có ba mạch:
- Mạch xăng
- Mạch không khí.
- Mạch hoà khí
GV thực hiện: Ngô Hiền Khải Trang 25

×