Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

thuyết trình chảy máu chất xám

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (836.09 KB, 16 trang )

Khái niệm

Chảy máu chất xám là gì?

"Chảy máu chất xám" còn là cụm từ chỉ việc "chất
xám " ( tức là trí thông minh, trí tuê tài năng của con
người) bị chảy đi,dạt đi. Câu nói hàm ý chỉ những
người giỏi, có tài năng của một quốc gia không ở lại
để phục vụ tổ quốc mình mà sang những quốc gia
khác làm việc và phục vụ cho nước đó, hay những
sinh viên du học sang những nước tiên tiến, hiện đại
hơn để học hỏi và giao lưu và sau đó không quay trở
lại để mang những gì mình học được đạt được về cống
hiến cho nước nhà.
Khái niệm

Những định nghĩa khác

Chảy máy chất xám là hiện tượng di chuyển của những cá
nhân có tay nghề cao và tài năng đến một quốc gia khác do
mâu thuẫn, thiếu cơ hội phát triển tài năng, những rủi ro về
sức khỏe mà họ có thể gặp phải hay vì nhiều lí do khác.

Chảy máu chất xám là việc sử dụng chất xám không đúng
mục đích, không đúng với những gì người sở hữu chất xám
đó mong muốn và không đúng với chuyên ngành, lĩnh vực,
kiến thức mà người sở hữu chất xám muốn đóng góp và
để lãng phí chất xám của người sở hữu nó.
Chảy máu chất xám có bao nhiêu loại?


Chảy máu chất xám ở phạm vi nhỏ: Nhân viên giỏi đã được
đào tạo ở một công ty này quyết định chuyển sang một doanh
nghiệp khác do có mức lương cao, nhiều chế độ ưu đãi hơn.

Chảy máu chất xám trong cơ quan nhà nước do cơ chế không
phù hợp với người lao động.

Chảy máu chất xám từ quốc gia này qua quốc gia khác, đặc
biệt là các du học sinh, họ thường có mong muốn ở lại quốc gia
mà họ đã học tập hơn là quay về quê nhà do điều kiện sống và
làm việc bên nước đó cao hơn.
Tại sao nên quan ngại?

Có hai ý kiến thường được nêu ra để giải thích cho sự “không
nên có” của chảy máu chất xám.

Ý kiến thứ nhất thì cho rằng chất xám chảy ra nước ngoài là
một mất mát cho những nước nghèo, đã tốn nhiều nguồn lực
quốc gia trong hàng chục năm đào tạo chất xám ấy, để rồi
lại bị các nước giàu cuỗm mất.

Ý kiến thứ hai thì cho rằng sự đóng góp trực tiếp hoặc gián
tiếp của người trí thức chuyên viên tại quê huơng họ là rất
cao và cần thiết hơn ở các nước đã phát triển, sự vắng mặt
của họ là một thiệt thòi lớn cho những nước vốn dĩ đã lạc
hậu, nghèo nàn.
Nguyên nhân vì sao xảy ra sự
dịch chuyển chất xám?


Có rất nhiều lý do để những người có chất xám dịch chuyển.
VD như: điều kiện sống tốt hơn, mong muốn được sống trong
một nền giáo dục hiện đại…
Nhưng nguyên nhân hầu như xoay quan một số vấn đề chính sau:

Cơ chế, chính sách đãi ngộ không tốt.

Môi trường làm việc khó khăn, thiếu thốn, không thâm thiện
và chưa tương xứng với khả năng của mình.

Triển vọng nghề nghiệp không rõ ràng.
Thực trạng của vấn đề này như
thế nào?

Không phải chỉ duy nhất ở Việt Nam mới có tình trạng chảy
máu chất xám. Các nghiên cứu của các giáo sư kinh tế chỉ ra
rằng, tất cả các quốc gia đều là nạn nhân của nạn chảy máu
chất xám. Nó như một lẽ đương nhiên trong nền kinh tế ngày
càng phát triển và hoà vào chung trong nền kinh tế thế giới.

Điều này là hoàn toàn bình thường, vì mọi người luôn có xu
hướng hướng tới một cuộc sống tốt hơn, công việc ổn định
hơn, sống trong nền y tế, giáo dục… hiện đại và tốt hơn.
Thế còn ở Việt Nam thì sao?

Cũng không phải là một ngoại lệ. Ở Việt nam, hàng năm các
du học sinh sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ học tập ở ngoài
nước thường trở về rất ít. Họ có khuynh hướng ở lại chính nơi
họ học tập hoặc di cư đến một đất nước khác tốt hơn để an cư,
lập nghiệp. Số ít quay trở về không phải là vì họ không muốn ở

lại mà vì một số lý do bắt buộc. Như việc bì giằng buộc là phải
về nước làm việc ít nhất 3 năm sau khi hoàn thành chương
trình học bổng do chính phủ cấp để đi đào tạo tại nước ngoài.
Nhưng sau 3 năm đó thì gần như chẳng còn một bóng dáng
người tài nào muốn ở lại làm việc cả.
Vậy vấn nạn này ảnh hưởng như
thế nào đối với mỗi quốc gia?

Có rất nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề này. Nhưng có 2 luồng
ý kiến chính sau:

Luồng ý kiến quan ngại: Luồng ý kiến này chỉ ra những mặt yếu của
vấn đề chảy máu chất xám như khoa học kỹ thuật không thể phát triển
nhanh được do thiếu người hướng dẫn, nghiên cứu phát triển, nền giáo
dục không được phát triển tốt vì thiếu người tài giảng dạy

Luồng ý kiến thứ hai hiện đại hơn vì nó dựa trên xu thế lợi ích cân
bằng. Giống như một nền kinh tế thị trường, nơi nào có cầu ắt sẽ có
cung. Khi những nước phát triển ngày càng muốn mình phát triển hơn,
họ luôn tạo điều kiện tốt nhất để thu hút người tài về làm việc cho mình.
Chính vì vậy mà họ có những chính sách tốt, đáp ứng được nhu cầu của
người sở hữu chất xám mà họ cần
Luồng ý kiến quan ngại

Như đã nói ở phần đầu luồng ý kiến này cho rằng chất xám
chảy ra nước ngoài là một mất mát lớn cho nước nghèo, đã tốn
nhiều nguồn lực quốc gia trong hàng chục năm đào tạo chất
xám ấy, để rồi lại bị các nước giàu lấy mất. Sự vắng mặt của họ
là một thiệt thòi lớn cho những nước vốn dĩ đã lạc hậu và
nghèo nàn.

Tại sao không nên quan ngại?

Với luồng ý kiến này thì sự di cư chất xám chỉ là hậu quả của
quy luật kinh tế, không có gì đáng quan ngại, cần ngăn trở.

Nếu nhìn từ quan điểm người sở hữu chất xám thì sự di cư từ
một quốc gia kém phát triển, thậm chí có thể đang trong bom
đạn chiến tranh, đến một quốc gia tiền tiến, an bình, có mức
sống cao, rõ ràng là tăng phúc lợi cho bản thân và gia đình họ,
và qua kiều hối, đóng góp cho quốc gia gốc.

Nhìn từ quan điểm cá nhân, mỗi người đều cư xử hợp lý khi
phản ứng theo những tín hiệu thị trường: dời đến nơi nào, làm
công việc gì, cũng là để tối đa hóa thu nhập vật chất và tinh
thần của người ấy.
Giải pháp đặt ra ở đây là gì?

Tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích các luồng chất xám
đến với mình qua cơ chế, chính sách và những ưu đãi đặc biêt

Tạo một môi trường làm việc tốt, đầy đủ thiết bị, dụng cụ để có
thể sử dụng tối đa chất xám mà cá nhân đó sở hữu.

Tạo một nền tảng tương lai tốt, vững chắc cho người sở hữu
chất xám để họ có thể chuyên tâm vào công việc nghiên cứu
của mình.

Chính phủ cần tạo hành lang pháp lý thuận lợi, thu hút người
tài.


Đầu tư mạnh mẽ cho nền giáo dục cũng như ban hành những
chính sách tốt, khuyến khích nền giáo dục nước nhà phát triển.
Xu hướng hiện nay của Brain Drain

Hiện nay các nước đang phát triển cũng đã và đang đạt được
những thành tựu nhất định. Các cơ chế, chính sách tốt hơn
nhiều, xu hướng người tài mong muốn được trở lại quê hương
làm việc ngày càng tăng.

Xu hướng này tăng dần theo thời gian vì mỗi nước có những
chính sách ưu đãi riêng của mình đang phát huy hiệu quả mạnh
mẽ.

Phong trào trí thức yêu nước cũng đang diễn ra nhanh chóng,
các trí thức làm việc ở ngoại quốc ngày càng tăng về số lượng
về cống hiến cho quê hương, đất nước của mình.
Thành viên:

Lê Anh Thắng

Huỳnh Quang Anh

Trần Duy Hưng

×