Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Nâng cao nhận thức về truyện kể nước ngoài cho học sinh lớp 1,2,3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.55 KB, 5 trang )

LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập và nghiên cứu, bản thân tôi đã tiếp thu được rất nhiều
điều bổ ích từ quý thầy cô giáo trường và các anh chị em đồng nghiệp.
Đó là những kiến thức vô cùng quý báu đối với tôi. Cũng từ đó với kiến thức đã
học, những kinh nghiệm đúc rút từ thực tế, từ các anh chị đi trước nên tôi đã
mạnh dạn nêu ra những ý kiến của mình trong quá trình nghiên cứu.
Để hoàn thành được đề tài : “Nâng cao nhận thức về giá trị nội dung của
truyện kể nước ngoài cho học sinh lớp 3”. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy
cô giáo trường và các anh chị em đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp
đỡ cho tôi để tôi được hoàn thành đề tài như mong muốn.
Tuy rằng với những kiến thức và thời gian còn hạn chế, nên không thể
tránh khỏi những sai sót trong nội dung trình bày. Kính mong thầy giáo hướng
dẫn, quý thầy cô giáo trường cùng các anh chị em đồng nghiệp đóng
góp ý kiến cho đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1) Mục đích, ý nghĩa của đề tài :
Nội dung giáo dục ở bậc tiểu học là một nội dung giáo dục toàn diện, phần
lớn là những nội dung có phần ổn định bền vững (như Tiếng Việt, Toán, khoa
học .v.v… và một bộ phận thuộc nội dung giáo dục có tính thời đại. Trong đó
môn học Tiếng việt được coi là môn học quan trọng nhất, môn học công cụ để
học tập các môn học khác và qua đó giáo dục học sinh về mọi mặt.
Việc dạy môn Tiếng Việt phải nhằm hình thành cho học sinh những cơ sở
ban đầu về cách nắm bắt tiếng việt một cách cơ bản nhất, nó rất quan trọng cho
sự hình thành và phát triển nhân cách con người công dân, người lao động trong
tương lai. Chuẩn bị cho các em về các mặt đạo đức, trí tuệ, phẩm chất để tiếp
tục học lên các bậc học cao hơn hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Từ những mục đích giáo dục trên, truyện kể nước ngoài được đưa vào
chương trình sách giáo khoa lớp 1, 2, 3 với mục đích góp phần bồi dưỡng tâm
hồn, vốn sống và năng lực văn học cho học sinh, giáo dục cho các em lòng nhân
ái, tình yêu quê hương đất nước, đề cao trí tuệ của con người và ca ngợi lòng


dũng cảm, từ đó góp phần tích luỹ vốn văn học, mở rộng vốn sống cho trẻ.
Với một số lượng vừa phải, phù hợp với đối tượng của từng lớp, cùng với
nhiều thể loại như : Thần thoại, Truyền thuyết, Cổ tích, Ngụ ngôn,Truyện cười,
Truyện cổ viết lại, Truyện lịch sử, Truyện đồng thoại. Truyện kể nước ngoài
góp phần không nhỏ đến việc giáo dục đạo đức, nhân cách cũng như hướng các
em tới những nhân vật nổi tiếng, tạo cho các em những ước mơ vươn tới đỉnh
cao,…
Nhưng những truyện kể nước ngoài được đưa vào sách giáo khoa lớp 1, 2,
3 bằng những thể loại nào? Có máy thể loại trong đo? Giá trị giáo dục ra sao?
câu chuyện nào có mục đích giáo dục lòng nhân ái, câu chuyện nào có mục đích
ngợi ca lòng dũng cảm của các nhân vật, … đó chính là nội dung nghiên cứu
của đề tài : “Nâng cao nhận thức về truyện kể nước ngoài cho học sinh lớp
1,2,3” mà tôi đang tập trung tìm hiểu
2/ Lịch sử của vấn đề nghiên cứu :
Khi đất nước đang phát triển, môn Tiếng Việt nói chung và phân môn kể
chuyện nói riêng được giáo dục quan tâm và đầu tư đúng mức. Tiếng Việt
không chỉ để học làm ngôn ngữ giao tiếp mà còn là nơi cung cấp cho học sinh
những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, tăng
cường khả năng diễn đạt, trang bị một số hiểu biết ban đầu về tác phẩm văn học
và góp phần rèn luyện nhân cách con người cho học sinh, trong đó phân môn kể
chuyện góp một phần chủ chốt trong môn tiếng Việt.
Trước đây không có sách giáo khoa kể chuyện cho học sinh. sách kể
chuyện từ lớp 1 đến lớp 5 chỉ dùng cho giáo viên, bên cạnh đó lại có bộ sách
truyện đọc. Từ năm 1994 – 1995 hai bộ sách trên được gộp lại thành một bộ với
các tên : Truyện đọc từ lớp 1 đến lớp 5, đối tượng sử dụng sách này là cả thầy
và trò. Học sinh sử dụng nó để tập đọc truyện vừa rèn kỹ năng đọc (đọc thành
tiếng hay đọc thầm) vừa rèn kỹ năng ghi nhớ chuyện để tập kể. So với sách
truyện đọc có một số thay đổi sách chỉ gồm các truyện đọc, phần chú giải và
hướng dẫn học tập. Phần hướng dẫn giảng dạy tách ra chuyển sang sách giáo
viên. Một số truyện đọc được bỏ đi và thêm vào đó một số loại truyện mới.

Nhưng tất cả sự thay đổi đó cũng chỉ với một mục tiêu duy nhất là cung cấp
kiến thức, rèn luyện kỹ năng và phát huy năng lực hiểu biết của học sinh.
Đến nay đối với học sinh lớp 1, 2, 3 kể chuyện là môn học rất quan trọng
trong việc giáo dục học sinh trong đó truyện kể nước ngoài đóng góp một phần
không nhỏ trong việc giáo dục đó. Nội dung của phân môn kể chuyện có tình
tiết đơn giản, có giá trị nghệ thuật và tác dụng cao kể cả truyện trong nước và
nước ngoài (thần thoại, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, truyện về các danh nhân
lịch sử, khoa học, truyện về người tốt việc tốt, …).
4/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu đề tài này là các em học sinh tiểu học lớp 1, 2, 3 ở
trường tiểu học
- Do thời gian nghiên cứu hạn hẹp nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ
tập trung nghiên cứu về những đặc điểm cơ bản và hệ thống lại truyện kể nước
ngoài lớp 1, 2, 3 trong phạm vi trường tiểu học
5/ Phương pháp nghiên cứu.
a. Phương pháp thống kê :
Căn cứ vào những tư liệu đã thu thập được tại trường tiểu học Hà Huy Tập,
kết hợp với những hướng dẫn đã được tham khảo qua sách, tài liệu tham khảo.
Chúng tôi tiến hành thống kê những yếu tố cơ bản về truyện kể nước ngoài lớp
1, 2, 3 trong trường tiểu học. Từ đó có căn cứ để đề xuất một số biện pháp khi tổ
chức dạy học phân môn này.
b. Phương pháp phân loại.
Sau khi đã thống kê chương trình truyện kể của nước ngoài lớp 1, 2, 3
chúng tôi tiến hành phân loại các dạng truyện kể đó để nghiên cứu và lấy căn cứ
khi trình bày nội dung.
c. Phương pháp phân tích.
Tiến hành điều tra tìm hiểu và phân tích các tư liệu về truyện kể nước
ngoài lớp 1, 2, 3 trong phân môn kể chuyện ở trường tiểu học để
nghiên cứu và trình bày vấn đề.
B. PHẦN NỘI DUNG

I/ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LÝ THUYẾT THỂ LOẠI :
1) Khái niệm về các thể loại :
Những câu chuyện kể ở tiểu học đã để lại trong tâm trí các em kiến thức
phong phú về đời sống, những khát vọng cao cả, đẹp đẽ của loài người, những
bài học nhẹ nhàng mà sâu lắng về lòng nhân ái vị tha, các em được tiếp xúc với
truyện kể dân gian hấp dẫn với những hình tượng bay bổng, gợi lên lòng hưng
phấn và ước mơ đẹp đẽ, được tiếp xúc và học tập những nội dung câu chuyện
đẹp, vừa trữ tình vừa sống động, mà ở đó con người và cảnh vật hoà quyện, hài
hoà với nhau. Các em còn như được mở rộng tầm mắt, bước đầu tiếp xúc với
một thế giới mới vừa xa xôi, vừa gần gũi với đất nước mình, với dân tộc mình.
Từ đó các em tự mình xây dựng lên những ước mơ hoài bão của cuộc sống
thông qua các thể loại truyện kể như : Thần thoại, Truyền thuyết, Cổ tích, Ngụ
ngôn,Truyện cười, Truyện cổ viết lại, Truyện lịch sử, Truyện đồng thoại.
1.1) Về thần thoại :
Thần thoại là một loại hình văn học dân gian ra đời và phát triển trong thời
kỳ công xã nguyên thuỷ. Nó là một hệ thống truyện kể hoang đường kỳ ảo về
các vị thần tạo lập vũ trụ, các nhân vật sáng tạo văn học, các anh hùng dũng sĩ
thời cổ đại. Chức năng chủ yếu của thần thoại là giải thích nguồn gốc của vũ trụ,
các hiện tượng tự nhiên, sự ra đời của các muôn loài và sự hình thành các tộc
người. Nhân vật trung tâm của thần thoại là các vị thần.
ĐỂ NHẬN ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG SÁNG KIẾN, MỜI QUÝ THẦY CÔ
BẤM VÀO ĐÂY:
/>

×