Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Địa lý tỉnh thùa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.22 KB, 3 trang )

III/ DÂN CƯ VÀ LAO ĐỘNG
1.Gia tăng dân số
- Dân số theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009 là 1.087.579 người.
-Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm: Năm 2005:1,4%. Năm 2006:
1,11%.Năm 2007:1,07%.Năm 2008: .Năm 2009:1,08%.Năm 2010:
-Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới biến động dân số :
+ đời sống & chất lượng của con người cao & ổn định
+ Đô thị hóa nhanh
+ Kinh tế phát triển thu hút dân nơi khác đến
-Tác động gia tăng dân số tới đời sống và sản xuất :
+Xã hội không đáp ứng nhu cầu của nhân dân
+ Gây thất nghiệp, thiếu nhà cửa, đất đai, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã
hội tăng cao
+ Dù vậy, gia tăng dânẫn có một s ố lợi ích nhất định như có thêm nguồn
lao động làm giá lao động rẻ hơn.
2.Kết cấu dân số:
- Đặc điểm kết c ấu dân số :
a) Kết cấu dân số theo độ tuổi và theo giới tính
Thừa Thiên - Huế là tỉnh có kết cấu dân số trẻ. Trong vài năm gần đây,tuy
tỉ suất tăng dân số tự nhiên có giảm nhưng vẫn còn cao hơn mức trung bình của
cả nước.
Theo số liệu tổng điều tra dân số người dưới 15 tuổi chiếm 36,28% số dân
toàn tỉnh, số người thuộc nhóm tuổi 15 – 59 là 54,03% còn số người từ 60 tuồi
trở lên là 9,69%.
Do dân số trẻ nên nguồn lao động của tỉnh tương đối dồi dào. Có thể coi
đây là một lợi thế đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, nhưng mặt khác cũng là
trở ngại lớn cho sự sắp xếp việc làm và nâng cao chất lượng cuốc sống của
nhân dân nói chung.
Về kết cấu theo giới tính, nữ giới chiếm 50,68% dân số của tỉnh. Tỉ lệ giới
tính (số nam trên 100 nữ) là 97,3.
- Kết cấu dân số theo lao động


Nguồn lao động của Thừa Thiên - Huế thường xuyên tăng lên do kết cấu
kinh tế dân số trẻ. Năm 1999 nguồn lao động (sô người trong độ tuổi lao động có
khả năng lao động và số người ngoài độ tuổi lao động nhưng thực tế có tham gia
lao động) gồm có 567.151 người (trong đó có 283.261 nữ, chiếm 49,94%).
3. Phân bố dân cư:
Trong vùng Bắc Trung Bộ, Thừa Thiên - Huế là tỉnh có dân cư tương đối trù
mật. Mật độ dân số từ 220 người/km
2
– năm 2008 đã tăng lên 250 người/ km
2

năm 2010 . Với mật độ này Thừa Thiên - Huế được xếp thứ ba trong số 6 tỉnh
của vùng Bắc Trung Bộ .
Dân cư phân bố không đều theo lãnh thổ có sự tương phãn rõ rệt giữa
vùng đồi núi phía tây và vùng đồng bằng duyên hải phía đông. Trong khi mật độ
rất thưa thớt ở vùng đồi núi thì tại vùng đồng bằng duyên hải dân cư lại tập
chung đông đúc.
Dân thành thị chủ yếu tập trung ở thành phố Huế. Theo số liệu Tổng điều
tra dân số ngày 1 -4 -1999, số dân của 20 phường ở thành phố Huế là 234.567
người (trong tổng số 292.169 người của cả thành phố), chiếm 81,4% dân thành
thị của tỉnh. Số dân thành thị còn lại tập trung ở các thị trấn huyện lị: Phong Điền
(5873 người),Sịa (9860 người ),Tư Hạ (7413 người), Phú Bài (11696 người),Phú
Lộc (10637 người), Khe Tre (3158 người), A Lưới (5038 người).
4 . Truyền thống lịch sử, giáo dục, y tế
a) Truyền thống lịch sử
Huế là một vùng đất địa linh nhân kiệt. Vùng đất thơ mộng này đã được
chọn làm kinh đô của Đang Trong (năm 1558), rồi kinh đô của triều đại Tây Sơn
(1788 – 1802) và của vương triều Nguyễn (1802 – 1945). Suốt 4 thế kỉ, Thừa
Thiên - Huế nói chung và thành phố Huế nói chung đã từng là trung tâm chính
trị, văn hóa của nhà nước phong kiến Việt Nam.


Thừa Thiên - Huế là tỉnh có truyền thống cách mạng trong 2 cuộc đấu tranh
giành độc lập của dân tộc. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di tích liên quan đến cuộc
đời hoạt động của Bác Hồ và nhiều nhà cách mạng tiền bối khác.
Huế còn nổi tiếng với các cung điện lăng tẩm, đền chùa và với vẽ đẹp tâm
hồn của con người đất sông Hương – núi Ngự. Ngày 11 tháng 12 năm 1993,
Huế được công nhận là di sản văn hóa thế giới đầu tiên ở nước ta.
b) Giáo dục
Huế là trung tâm giáo dục – đào tạo lớn nhất miền trung. Mạng lưới các
trường học từ mẫu giáo, phổ thông đến đại học phát triển rộng khắp và thu hút
đông đảo học sinh.
Về giáo dục mầm non tính đến năm học 1999 – 2000 cả tỉnh có 165
trường (gồm 36 trường công lập, 113 trường bán công, 16 trường dân lập) với
1528 cô giáo và 34819 cháu.
Giáo dục phổ thông ở Thừa Thiên - Huế được chú ý phát triển. Trong năm
học 1999 – 2000, toàn tỉnh có 328 trường bao gồm 229 trường tiều học, 3
trường liên cấp tiểu học và trung học cơ sỏ, 72 trường trung học cơ sở, 19
trường liên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, 5 trường trung học phổ
thông. Một số trường có truyền thống và rất nổi tiếng như trường Quốc học
Huế… Số giáo viên phổ thông của tỉnh là 8197 người (trong đó tiều học: 4491,
trung học cơ sỏ: 2694, trung học phổ thông: 1012). Số học sinh trong năm học
1999 – 2000 có 254.227 em (gồm tiểu học: 144561, trung học cơ sở: 78259,
trung học phổ thông: 31407).
Giáo dục đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn của
tỉnh khá phát triển. Về đại học và cao đẳng năm học 1999 – 2000 có 6 trường
(thuộc đại học Huế) với 1160 cán bộ giảng dạy và 21116 sinh viên trong các hệ
đào tạo khác nhau. Ngoài ra còn có 3 trường trung học chuyên nghiệp (với 99
giáo viên ,1772 học sinh) và 1 trường dạy nghề (với 33 giáo viên, 2733 học
sinh).



×