Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Tình hình thực hiện chế độ báo cáo tài chính tại công ty CP KCN Tân Tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.86 KB, 80 trang )

MỤC LỤ C

Trang
Lời mở đầu
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH HP NHẤT. ...........................1
1.1. Lý luận chung về BCTC................................................................................... 1
1.1.1. Bản chất, vai trò và mục đích lập BCTC................................................... 1
1.1.1.1. Bản chất................................................................................................ 1
1.1.1.2. Vai trò................................................................................................... 1
1.1.1.3. Mục đích ............................................................................................... 2
1.1.2. Tiêu chuẩn đánh giá những thông tin hữu ích trên BCTC......................... 3
1.1.3. Các giả thiết và nguyên tắc kế toán chi phối đến việc lập BCTC............ 5
1.1.3.1. Các giả thiết kế toán............................................................................. 5
1.1.3.2. Các nguyên tắc kế toán......................................................................... 6
1.2. Báo cáo tài chính hợp nhất. ............................................................................. 8
1.2.1. Bản chất của BCTC hợp nhất .................................................................... 8
1.2.2. Nội dung của BCTC hợp nhất.................................................................... 8
1.2.3. Nguyên tắc và kỹ thuật lập BCTC hợp nhất. ............................................ 9
1.2.3.1. Nguyên tắc lập và trình bày BCTC hợp nhất ........................................ 9
1.2.3.2. Trình tự lập BCTC hợp nhất ............................................................... 11
a. Trình tự lập BCĐKT hợp nhất ............................................................... 11
b. Trình tự lập BCKQKD hợp nhất............................................................ 16
c. Trình tự lập BCLCTT hợp nhất.............................................................. 20
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CP KCN TÂN TẠO............................................................................... 21

Trang 1
2.1. Sơ lược hoạt động và cơ cấu tổ chức của Công ty CP KCN Tân Tạo ....... 21
2.1.1. Tổng quan về Công ty.............................................................................. 21
2.1.2. Đặc điểm hoạt động của Công ty. ........................................................... 22
2.1.2.1. Mục tiêu .............................................................................................. 23


2.1.2.2. Lónh vực kinh doanh ............................................................................ 23
2.1.2.3. Sơ đồ bộ máy tổ chức .......................................................................... 23
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và đặc điểm công tác kế toán tại Công ty. ..................... 26
2.1.3.1. Bộ máy kế toán.................................................................................... 26
2.1.3.2. Đặc điểm công tác kế toán.................................................................. 27
2.2 Chế độ báo cáo tài chính tại Công ty CP KCN Tân Tạo ............................ 30
2.2.1. Nội dung của hệ thống BCTC.................................................................. 30
2.2.2. Yêu cầu và thực trạng lập BCTC hợp nhất tại Công ty........................... 31
2.2.2.1. Yêu cầu ............................................................................................... 31
2.2.2.2. Thực trạng lập BCTC hợp nhất tại Công ty ........................................ 32
2.2.2.2.1. Mối quan hệ giữa Công ty với các đơn vò thành viên về mặt hoạt
động và tài chính ..................................................................................................... 32
2.2.2.2.2. Kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu..................................... 34
2.2.2.2.3. Hệ thống Báo cáo tài chính........................................................... 38
2.2.3. Những khó khăn, vướng mắc của Công ty khi lập BCTC hợp nhất. ....... 40

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HP NHẤT CHO CÔNG TY
CP KCN TÂN TẠO.................................................................................................. 42
3.1. Cơ sở pháp lý và phạm vi lập BCTC hợp nhất tại Công ty........................ 42

Trang 2
3.1.1. Cơ sở pháp lý của việc lập BCTC hợp nhất ............................................ 42
3.1.2. Phạm vi lập BCTC hợp nhất. ................................................................... 43
3.1.3. Các đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC hợp nhất. ........................... 44
3.2. Trình tự, nội dung & phương pháp lập BCTC hợp nhất ............................. 45
3.2.1. Nguyên tắc, trình tự lập BCTC hợp nhất................................................. 45
3.2.1.1. Nguyên tắc lập BCTC hợp nhất .......................................................... 45
3.2.1.2. Trình tự lập BCTC hợp nhất ............................................................... 46
3.2.2. Nội dung và phương pháp lập BCTC hợp nhất.........................................47
3.2.2.1. Nội dung và phương pháp lập BCĐKT hợp nhất................................. 47

3.2.2.2. Nội dung và phương pháp lập Báo cáo KQKD hợp nhất .................... 55
3.2.2.3. Nội dung và phương pháp lập Báo cáo LCTT hợp nhất...................... 58
3.2.2.4. Nội dung và phương pháp lập Báo cáo thuyết minh hợp nhất.............. 59
3.3. Tổ chức công tác kế toán và xử lý nghiệp vụ trong quá trình hợp nhất
BCTC.......................................................................................................................59
3.3.1. Tổ chức lại công tác kế toán.................................................................... 59
3.3.1.1. Hệ thống tài khoản kế toán................................................................. 59
3.3.1.2. Thống nhất chính sách kế toán quan trọng ......................................... 62
3.3.1.3. Tổ chức lại công tác kế toán............................................................... 64
3.3.2. Xử lý nghiệp vụ trong quá trình hợp nhất BCTC. ................................... 67
3.4. Một số ý kiến đưa ra trong việc đánh giá và so sánh các thông tin hữu ích
trên BCTC hợp nhất và BCTC riêng. .................................................................. 74

Kết luận.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục




Trang 3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH HP NHẤT
1.1. Lý luận chung về báo cáo tài chính.
1.1.1. Bản chất, vai trò và mục đích của báo cáo tài chính.
1.1.1.1. Bản chất.
Báo cáo tài chính là một hệ thống thông tin được xử lý bởi hệ thống kế toán tài
chính, nhằm cung cấp những thông tin tài chính có ích cho các đối tượng sử dụng để
đưa ra các quyết đònh kinh tế. Hệ thống báo cáo tài chính có các đặc điểm cơ bản
sau:

- Chỉ cung cấp những thông tin tài chính có tính chất tổng quát được biểu hiện
dưới hình thức tiền tệ.
- Mang tính chất pháp lệnh.
- Việc trình bày báo cáo tài chính phải phù hợp với môi trường kinh doanh và
pháp lý đồng thời phải tuân thủ các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về kế toán.
Qua đó, có thể nói, bản chất của báo cáo tài chính là phản ánh sự kết hợp của
những sự kiện xảy ra trong quá khứ với những nguyên tắc kế toán đã được thừa
nhận và những đánh giá cá nhân của kế toán viên, nhằm chủ yếu là cung cấp thông
tin tài chính hữu ích cho các đối tượng sử dụng.
1.1.1.2. Vai trò.
Báo cáo tài chính là sản phẩm cuối cùng của quá trình kế toán và là công cụ
truyền đạt thông tin cho nhà quản lý của doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài
doanh nghiệp. Các đối tượng này sử dụng báo cáo tài chính để thõa mãn những nhu
cầu khác nhau về thông tin tài chính và kết quả hoạt động của doanh nghiệp như:

Trang 4
+ Đối với các nhà quản lý của doanh nghiệp: Thông tin trên báo cáo tài chính
giúp các nhà quản lý của doanh nghiệp cải tiến điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh.
+ Đối với Nhà nước: Báo cáo tài chính cung cấp thông tin cần thiết giúp cho
việc thực hiện chức năng quản lý vó mô của Nhà nước đối với nền kinh tế, giúp các
cơ quan tài chính của Nhà nước theo dõi, kiểm tra hoạt động cũng như tình hình
thực hiện nghóa vụ nộp Ngân sách của doanh nghiệp.
+ Đối với các nhà đầu tư, người cho vay: Thông qua báo cáo tài chính nhà đầu
tư sẽ đánh giá rủi ro về vốn, rủi ro tiềm tàng trong các doanh nghiệp có liên quan
đến các khoản đầu tư, cho vay của họ, giám sát hoạt động và theo dõi việc thực
hiện các cam kết của doanh nghiệp.
+ Đối với nhà cung cấp: Báo cáo tài chính cung cấp thông tin giúp họ xác đònh
xem những khoản nợ của doanh nghiệp có được trả đúng hạn không, tình hình sản
xuất của doanh nghiệp để đánh giá khả năng cung cấp hàng hóa, dòch vụ trong

tương lai.
+ Đối với các khách hàng: Báo cáo tài chính giúp khách hàng đánh giá khả
năng tiếp tục sản xuất sản phẩm hay tiếp tục hoạt động của doanh nghiệp đặc biệt
là khi họ có mối liên hệ dài hạn hoặc phụ thuộc vào doanh nghiệp.
1.1.1.3. Mục đích.
Theo Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) thì “Mục đích của báo cáo tài
chính là cung cấp những thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và
những biến động về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Những thông tin này giúp
cho người sử dụng đề ra các quyết đònh kinh tế kòp thời”.

Trang 5
Thông tin về tình hình tài chính chủ yếu được cung cấp qua Bảng cân đối kế
toán. Tình hình tài chính của một doanh nghiệp chòu ảnh hưởng của các nhân tố như
nguồn lực kinh tế do doanh nghiệp kiểm soát, cơ cấu tài chính, tình thanh khoản và
khả năng thanh toán, khả năng thích ứng và phù hợp với môi trường hoạt động của
doanh nghệp.
Thông tin về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp được cung cấp qua Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Các thông tin về tình hình kinh doanh giúp dự
đoán khả năng sinh lợitrong tương lai, khả năng tạo nguồn tiền của doanh nghiệp,
đánh giá hiệu quả của các nguồn lực doanh nghiệp đang hoặc có thể sử dụng.
Thông tin những biến động về tình hình tài chính được cung cấp qua Báo cáo
lưu chuyển tiền tệ. Các thông tin này rất cần thiết trong việc đánh giá các hoạt
động đầu tư, tài trợ và kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, cung cấp cho
người sử dụng đánh giá về khả năng tạo các nguồn tiền và các khoản tương đương
tiền cũng như việc sử dụng các nguồn tiền này.
1.1.2. Tiêu chuẩn đánh giá thông tin hữu ích trên báo cáo tài chính.
Các tiêu chuẩn đánh giá thông tin hữu ích trên báo cáo tài chính là những tính
chất đònh tính cơ bản của báo cáo tài chính bao gồm:
a/- Tính dễ hiểu.
Các thông tin trình bày trên các báo cáo tài chính phải là những thông tin có

thể hiểu được đối với người sử dụng. Thông tin về những vấn đề phức tạp cần phải
được trình bày và giải thích trong thuyết minh báo cáo tài chính đính kèm.
b/- Tính thích hợp.

Trang 6
Các thông tin phải thích hợp để đáp ứng các yêu cầu đưa ra quyết đònh kinh tế của
người sử dụng thông tin. Những thông tin có tính thích hợp là những thông tin có tác
động đến quyết đònh kinh tế của người sử dụng.
c/- Tính đáng tin cậy.
Các thông tin có chất lượng đáng tin cậy khi chúng không mắc phải những sai
lầm nghiêm trọng hoặc phản ánh sai lệch một cách cố ý hoặc phụ thuộc vào người
sử dụng để trình bày. Tiêu chuẩn này được biểu hiện thông qua các nguyên tắc kế
toán sau:
- Nguyên tắc phản ánh trung thực: Các thông tin trên báo cáo tài chính phải
phản ánh trung thực về những nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra có liên quan đến việc
xác đònh các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính tại thời điểm lập báo cáo.
- Nguyên tắc tôn trọng nội dung hơn hình thức: Thông tin được xem như phản
ánh một cách trung thực về những nghiệp vụ và sự kiện khi những thông tin đó
được tính toán và trình bày phù hợp với bản chất kinh tế và nội dung chứ không đơn
thuần chỉ xem xét đến hình thái pháp lý của chúng.
- Nguyên tắc khách quan: Các thông tin trên báo cáo tài chính phải được trình
bày một cách khách quan không bò xuyên tạc hay phản ánh sai lệch một cách cố ý
nhằm phụ thuộc yêu cầu của người lập hay người sử dụng báo cáo tài chính.
- Nguyên tắc thận trọng: Được trình bày trong phần 1.1.3.2.
- Nguyên tắc đầy đủ: Các thông tin trong báo cáo tài chính phải được trình bày
một cách đầy đủ liên quan đến mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên hệ đến kỳ
kế toán lập báo cáo tài chính.
d/- Tính so sánh được.

Trang 7

Các thông tin trên báo cáo tài chính phải có thể so sánh được giữa thời kỳ này
với thời kỳ trước để xác đònh xu hướng biến động về tình hình tài chính và kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác, tiêu chuẩn này đòi hỏi
người soạn thảo báo cáo tài chính phải thông báo các chính sách kế toán mà doanh
nghiệp áp dụng để lập báo cáo tài chính cũng như các thay đổi về các chính sách
này và ảnh hưởng của những thay đổi đó.
1.1.3. Các giả thuyết và nguyên tắc kế toán chi phối đến việc lập báo cáo tài
chính.
Ngoài các nguyên tắc kế toán là cơ sở để đánh giá thông tin hữu ích trên báo
cáo tài chính thì việc lập và trình bày báo cáo tài chính còn được chi phối bởi một
số giả thiết và nguyên tắc kế toán nhất đònh.
1.1.3.1. Các giả thiết kế toán.
Các giả thiết kế toán là những giả đònh cơ sở, không cần hoặc không thể đònh
nghóa. Đó là những qui ước trong trình bày các thông tin kế toán.
a/- Giả thiết kỳ kế toán.
Giả thiết này yêu cầu kế toán phải công bố các thông tin đònh kỳ bằng cách
phân chia đời sống hoạt động của doanh nghiệp thành từng niên độ. Điều này xuất
phát từ nhu cầu của người sử dụng thông tin tài chính muốn biết tình hình tài chính
cũng như kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
b/- Giả thuyết về tính độc lập và trọn vẹn của một đơn vò kế toán.
Giả thiết này được hiểu theo hai khía cạnh:
- Phân biệt kết quả hoạt động và tài sản của doanh nghiệp với các giao dòch
thương mại và tài sản của chủ sở hữu.
- Phân biệt tài sản và hoạt động của từng doanh nghiệp với nhau.

Trang 8
c/- Giả thiết về đơn vò tính toán.
Theo giả thiết này, tất cả các tài sản và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong
doanh nghiệp đều được thể hiện trong kế toán bằng một đơn vò đo lường duy nhất là
tiền tệ. Nhờ vậy mà các nghiệp vụ kinh tế phát sinh rất đa dạng trong thực tế đều

có thể tổng hợp, phân tích, thông tin kế toán được truyền đạt kòp thời và hiệu quả.
1.1.3.2. Các nguyên tắc kế toán.
Ngoài các nguyên tắc kế toán đã được trình bày để xác đònh thông tin hữu ích
trên báo cáo tài chính, việc lập và trình bày báo cáo tài chính còn chòu sự chi phối
của một số nguyên tắc kế toán sau:
a/- Cơ sở dồn tích.
Theo cơ sở dồn tích thì mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính của doanh nghiệp liên
quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được
ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc
thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền.
b/- Nguyên tắc hoạt động liên tục.
Báo cáo tài chính phải lập trên cơ sở giả đònh là doanh nghiệp đang hoạt động
liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghóa
là doanh nghiệp không có ý đònh cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc
phải thu hẹp đáng kể qui mô hoạt động của mình. Trường hợp thực tế khác với giả
đònh hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên cơ sở khác và phải giải
thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính.
c/- Nguyên tắc giá gốc.

Trang 9
Theo nguyên tắc này, tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài
sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính
theo giá trò hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận.
d/- Nguyên tắc phù hợp.
Việc ghi nhận thông tin và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một
khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến
việc tạo ra doanh thu đó.
e/- Nguyên tắc nhất quán.
Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp
dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính

sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự
thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
f/- Nguyên tắc thận trọng.
Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính
kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:

- Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;

- Không đánh giá cao hơn giá trò của các tài sản và các khoản thu nhập;

- Không đánh giá thấp hơn giá trò của các khoản nợ phải trả và chi phí;

- Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả
năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về
khả năng phát sinh chi phí.
g/- Nguyên tắc trọng yếu.
Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc
thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm

Trang 10
ảnh hưởng đến quyết đònh kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng
yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá
trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả
phương diện đònh lượng và đònh tính
1.2. Báo cáo tài chính hợp nhất.
1.2.1. Bản chất của Báo cáo tài chính hợp nhất.
Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tài chính của một tập đoàn được trình
bày như báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. Báo cáo này được lập trên cơ sở
hợp nhất báo cáo của công ty mẹï và các công ty con nhằm mục đích.
1- Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ

phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm kết thúc năm tài chính, tình hình và kết
quả hoạt động kinh doanh năm tài chính của tập đoàn như một doanh nghiệp độc
lập không tính đến ranh giới pháp lý của các pháp nhân riêng biệt là công ty mẹ
hay công ty con trong tập đoàn.
2- Cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá thực trạng
tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của tập đoàn trong năm tài chính đã qua
và những dự đoán trong tương lai.
1.2.2. Nội dung của báo cáo tài chính hợp nhất.
Hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất gồm 4 biểu mẫu báo cáo :
- Bảng cân đối kế toán hợp nhất Mẫu số B 01 –
DN/HN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất Mẫu số B 02 –
DN/HN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất Mẫu số B 03 – DN/HN

Trang 11
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất Mẫu số B 09 – DN/HN
Ngoài ra, để phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính, yêu cầu chỉ đạo, điều
hành các tập đoàn sản xuất, kinh doanh các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước,… có
thể quy đònh lập thêm các Báo cáo tài chính hợp nhất chi tiết khác.
1.2.3. Nguyên tắc và kỹ thuật lập báo cáo tài chính hợp nhất.
1.2.3.1. Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất.
1- Công ty mẹ khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất phải căn cứ vào báo cáo tài
chính của tất cả các công ty con ở trong nước và ngoài nước do công ty mẹ kiểm
soát, ngoại trừ các công ty được đề cập ở đoạn 10 của Chuẩn mực số 25, để thực
hiện hợp nhất Báo cáo tài chính.
Quyền kiểm soát của công ty mẹ đối với công ty con được xác đònh khi công ty
mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con (công ty mẹ có thể sở hữu
trực tiếp công ty con hoặc sở hữu gián tiếp công ty con qua một công ty con khác)
trừ trường hợp đặc biệt khi xác đònh rõ là quyền sở hữu không gắn liền với quyền

kiểm soát.
2- Công ty mẹ không được loại trừ ra khỏi Báo cáo tài chính hợp nhất các báo
cáo tài chính của công ty con có hoạt động kinh doanh khác biệt với hoạt động của
tất cả các công ty con khác trong tập đoàn.
3- Báo cáo tài chính hợp nhất được lập và trình bày theo nguyên tắc kế toán
và nguyên tắc đánh giá như báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp độc lập
theo quy đònh của Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” và quy
đònh của các chuẩn mực kế toán khác.

Trang 12
4- Báo cáo tài chính hợp nhất được lập trên cơ sở áp dụng chính sách kế toán
thống nhất cho các giao dòch và sự kiện cùng loại trong những hoàn cảnh tương tự
trong toàn bộ tập đoàn.
- Nếu công ty con sử dụng các chính sách kế toán khác với chính sách kế toán
thống nhất trong tập đoàn thì công ty con phải có điều chỉnh thích hợp các Báo cáo
tài chính trước khi sử dụng cho việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn.
- Trường hợp nếu công ty con không thể sử dụng chính sách kế toán một cách
thống nhất làm ảnh hưởng đến hợp nhất báo cáo tài chính của tập đoàn thì phải giải
trình về các khoản mục đã được hạch toán theo các chính sách kế toán khác nhau
trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất.
5- Các Báo cáo tài chính của công ty mẹ và công ty con sử dụng để hợp nhất
báo cáo tài chính phải được lập cho cùng một kỳ kế toán năm.
Báo cáo tài chính sử dụng để hợp nhất có thể được lập vào thời điểm khác
nhau miễn là thời gian chênh lệch đó không vượt quá 3 tháng. Nếu ngày kết thúc
kỳ kế toán năm là khác nhau quá 3 tháng, công ty phải lập thêm một bộ báo cáo tài
chính cho mục đích hợp nhất có kỳ kế toán trùng với kỳ kế toán năm của tập đoàn.
6- Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty con sẽ được đưa vào Báo cáo tài
chính hợp nhất kể từ ngày mua công ty con, là ngày công ty mẹ thực sự nắm quyền
kiểm soát công ty con theo Chuẩn mực kế toán “Hợp nhất kinh doanh”.
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty con bò thanh lý đưa vào Báo cáo kết

quả kinh doanh hợp nhất cho tới ngày thanh lý công ty con, là ngày công ty mẹ thực
sự chấm dứt quyền kiểm soát đối với công ty con.
Số chênh lệch giữa khoản thu từ việc thanh lý công ty con và giá trò ghi sổ còn
lại của tài sản trừ nợ đi nợ phải trả của công ty con này tại ngày thanh lý được ghi

Trang 13
nhận trong Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất như khoản lãi, lỗ thanh lý công ty
con.
Để đảm bảo nguyên tắc so sánh của báo cáo tài chính từ niên kế toán này đến
niên độ kế toán khác, cần cung cấp thông tin bổ sung về ảnh hưởng của việc mua
và thanh lý các công ty con đến tình hình tài chính tại ngày báo cáo, kết quả của kỳ
báo cáo ảnh hưởng đến các khoản mục tương ứng của năm trước.
7- Khoản đầu tư vào một doanh nghiệp phải hạch toán theo Chuẩn mực kế
toán “Công cụ tài chính”, kể từ khi doanh nghiệp đó không còn là công ty con nữa
và cũng không trở thành một công ty liên kết như đònh nghóa của Chuẩn mực số 07
“Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết”. Giá trò ghi sổ của khoản đầu tư tại
ngày doanh nghiệp không còn là một công ty con được hạch toán là giá gốc.
1.2.3.2. Trình tự lập Báo cáo tài chính hợp nhất.
Trình tự lập Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
(1) Bảng cân đối kế toán hợp nhất được lập trên cơ sở hợp nhất các Bảng cân
đối kế toán của công ty mẹ và của các công ty con trong tập đoàn theo từng khoản
mục bằng cách cộng các khoản mục tương đương của tài sản, vốn chủ sở hữu theo
nguyên tắc:
- Đối với các khoản mục của Bảng cân đối kế toán không phải điều chỉnh thì
được cộng trực tiếp để xác đònh khoản mục tương đương của Bảng cân đối kế toán
hợp nhất.
- Đối với các khoản mục điều chỉnh theo nguyên tắc và phương pháp điều
chỉnh thích hợp quy đònh tại mục (3) dưới đây sau đó mới cộng để hợp nhất khoản
mục này và trình bày trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.


Trang 14
(2) Các chỉ tiêu chủ yếu phải điều chỉnh liên quan đến Bảng cân đối kế toán
hợp nhất của tập đoàn gồm:
- Khoản đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con.
- Lợi ích của công đông thiểu số.
- Các khoản thu, phải trả nội bộ giữa các đơn vò trong cùng tập đoàn.
- Các khoản lãi, lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh.
(3) Nguyên tắc và phương pháp điều chỉnh các chỉ tiêu khi lập Bảng cân đối
kế toán hợp nhất.
a) Điều chỉnh khoản đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con:
a1) Nguyên tắc điều chỉnh.
Giá trò ghi sổ của khoản đầu tư của công ty mẹ trong từng công ty con và phần
vốn của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con phải được loại trừ hoàn
toàn trên báo cáo tài chính hợp nhất.
a2) Bút toán điều chỉnh.
Điều chỉnh giảm toàn bộ giá trò khoản mục “Đầu tư vào công ty con” của công
ty mẹ và điều chỉnh giảm phần Vốn đầu tư của chủ sở hữu mà từng công ty con
nhận của công ty mẹ trong khoản mục “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” của công ty
con.
b) Điều chỉnh để xác đònh lợi ích của cổ đông thiểu số.
b1) Nguyên tắc điều chỉnh.
- Phải xác đònh lợi ích của cổ đông thiểu số trong tài sản thuần của công ty con
hợp nhất. Lợi ích của cổ đông thiểu số trong tài sản thuần của công ty con hợp nhất,
gồm:

Trang 15
+ Giá trò các lợi ích của cổ đông thiểu số tại ngày hợp nhất kinh doanh ban đầu
được xác đònh phù hợp với Chuẩn mực kế toán “Hợp nhất kinh doanh”.
Giá trò các lợi ích của cổ đông thiểu số tại ngày hợp nhất kinh doanh ban đầu
được xác đònh trên trên cơ sở tỷ lệ góp vốn kinh doanh của cổ đông thiểu số với vốn

chủ sở hữu của công ty con.
+ Phần lợi ích của cổ đông thiểu số trong sự biến động của tổng vốn chủ sở
hữu kể từ ngày hợp nhất kinh doanh, gồm phần lợi ích của cổ đông thiểu số trong
thu nhập thuần (lợi nhuận) sau thuế thu nhập doanh nghiệp của tập đoàn trong kỳ
báo cáo được xác đònh và loại trừ ra khỏi thu nhập của tập đoàn và phần lợi ích
trong biến động của vốn chủ sở hữu của tập đoàn sau ngày hợp nhất kinh doanh.
- Phần lợi ích của cổ đông thiểu số trong thu nhập thuần (lợi nhuận) sau thuế
thu nhập doanh nghiệp trong kỳ báo cáo được xác đònh trên cơ sở tỷ lệ góp vốn kinh
doanh của cổ đông thiểu số với thu nhập sau thuế TNDN tại công ty con trong kỳ
báo cáo.
- Phần lợi ích của cổ đông thiểu số trong sự biến động của tổng số vốn chủ sở
hữu kể từ ngày hợp nhất kinh doanh được xác đònh trên cơ sở tỷ lệ góp vốn kinh
doanh của cổ đông thiểu số với tổng giá trò các khoản chênh lệch đánh giá lại tài
sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ
khác thuộc vốn chủ sở hữu, lợi nhuận chưa phân phối của các đơn vò này.
- Các khoản lỗ tương ứng với phần vốn của cổ đông thiểu số trong công ty con
được hợp nhất có thể lớn hơn vốn của họ trong tổng vốn chủ sở hữu của công ty
con. Khoản lỗ vượt trội cũng như bất kỳ các khoản lỗ thêm nào khác được tính giảm
vào phần lợi ích của cổ đông đa số trừ khi cổ đông thiểu số có nghóa vụ ràng buộc
và có khả năng bù đắp các khoản lỗ đó. Nếu sau đó công ty con có lãi, khoản lãi đó

Trang 16
sẽ được phân bổ vào phần lợi ích của cổ đông đa số cho tới khi phần lỗ trước đây do
các cổ đông đa số gánh chòu được bồi hoàn đầy đủ.
- Lợi ích của cổ đông thiểu số trong tài sản thuần của công ty con hợp nhất
trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất phải được trình bày thành một chỉ tiêu riêng
biệt tách khỏi phần nợ phải trả và phần vốn chủ sở hữu của cồ đông của công ty
mẹ.
b2) Bút toán điều chỉnh
Để phản ảnh khoản mục “Lợi ích của cổ đông thiểu số” trong tài sản thuần

của công ty con hợp nhất trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất phải thực hiện các bút
toán điều chỉnh như sau:
- Điều chỉnh giảm vốn chủ sở hữu của công ty con có phần vốn của cổ đông
thiểu số (điều chỉnh giảm các khoản mục “Vốn đầu tư của vốn chủ sở hữu”, Quỹ dự
phòng tài chính”, “Quỹ đầu tư phát triển”, “Lợi nhuận chưa phân phối”,…của các
công ty con có liên quan) và ghi tăng khoản nục “Lợi ích của cổ đông thiểu số” trên
Bảng cân đối kế toán hợp nhất, ghi:
Giảm khoản mục – Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Giảm khoản mục – Quỹ dự phòng tài chính
Giảm khoản mục – Quỹ đầu tư phát triển
Giảm khoản mục – Lợi nhuận chưa phân phối………
Tăng khoản mục – Lợi ích của cổ đông thiểu số.
- Trường hợp ở công ty con có khoản lỗ tích luỹ (lợi nhuận chưa phân phối):
ghi âm (…) trong vốn chủ sở hữu thì khi xác đònh lợi ích của cổ đông thiểu số trong
tài sản thuần của các công ty hợp nhất phải xác đònh riêng biệt khoản lỗ tích luỹ
của cổ đông thiểu số trong lỗ tích luỹ của công ty con và phải ghi giảm khoản mục

Trang 17
“Lợi nhuận chưa phân phối” của công ty con và ghi giảm khoản mục “Lợi ích của
cổ đông thiểu số” trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất. Tuy nhiên bút toán ghi giảm
khoản mục “Lợi ích của cổ đông thiểu số” trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất tối
đa cũng chỉ tương ứng với phần giá trò lợi ích của cổ thiểu số trong vốn chủ sở hữu.
c) Điều chỉnh các khoản phải thu, phải trả giữa các đơn vò nội bộ trong cùng
tập đoàn
c1) Nguyên tắc điều chỉnh
Số dư các khoản phải thu, phải trả giữa các đơn vò nội bộ trong cùng tập đoàn
được loại trừ hoàn toàn.
c2) Bút toán điều chỉnh
Điều chỉnh giảm khoản mục “Phải thu nội bộ” và điều chỉnh giảm khoản mục
“Phải trả nội bộ” đối với các đơn vò có liên quan, ghi :

Giảm khoản mục – Phải trả nội bộ
Giảm khoản mục – Phải thu nội bộ
d) Điều chỉnh các khoản lãi chưa thực sự phát sinh từ các giao dòch nội bộ
d1) Nguyên tắc điều chỉnh
Các khoản lãi chưa thực hiện từ các giao dòch nội bộ nằm trong giá trò còn lại
của tài sản như hàng tồn kho, TSCĐ, lợi nhuận trước thuế TNDN phải được loại trừ
hoàn toàn.
d2) Bút toán điều chỉnh
Điều chỉnh giảm khoản lãi nội bộ nằm trong khoản mục : “Hàng tồn kho”,
hoặc “Tài sản cố đònh hữu hình”, “Tài sản cố đònh vô hình”,… và điều chỉnh giảm
khoản lãi nội bộ nằm trong khoản mục “Lợi nhuận chưa phân phối” ở đơn vò có liên
quan đến giao dòch nội bộ chưa thực hiện và đã tạo ra các khoản lãi nội bộ chưa
thực hiện này, ghi:

Trang 18
Giảm khoản mục – Lợi nhuận chưa phân phối
Giảm khoản mục – Hao mòn TSCĐ
Giảm khoản mục – Hàng tồn kho
Giảm khoản mục – TSCĐ hữu hình, hoặc
Giảm khoản mục – TSCĐ vô hình.
e) Điều chỉnh các khoản lỗ chưa thực sự phát sinh từ các giao dòch nội bộ.
e1) Nguyên tắc điều chỉnh
Các khoản lỗ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dòch nội bộ cũng được loại
bỏ trừ khi chi phí tạo nên khoản lỗ đó không thể thu hồi được.
e2) Bút toán điều chỉnh
Điều chỉnh tăng khoản mục: “Hàng tồn kho”, hoặc “Tài sản cố đònh hữu hình”,
“Tài sản cố đònh vô hình”,… và điều chỉnh tăng khoản lỗ nội bộ nằm trong khoản
mục “Lợi nhuận chưa phân phối” ở đơn vò có liên quan đến giao dòch nội bộ chưa
thực hiện (công ty mẹ, công ty con) trong tập đoàn và đã tạo ra các khoản lỗ nội bộ
chưa thực hiện này, ghi:

Tăng khoản mục – Hàng tồn kho
Tăng khoản mục – TSCĐ hữu hình, hoặc
Tăng khoản mục - TSCĐ vô hình
Tăng khoản mục - Hao mòn TSCĐ
Tăng khoản mục – Lợi nhuận chưa phân phối
f) Sự khác biệt về thời gian phát sinh trên phương diện thuế thu nhập doanh
nghiệp từ việc loại trừ các khoản lãi và lỗ chưa thực hiện trong nội bộ được xử lý
phù hợp với Chuẩn mực kế toán số 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.
(4) Thực hiện các bút toán ghi nhận góp vốn liên kết, liên doanh của công ty
mẹ, công ty con theo phương pháp vốn chủ sở hữu khi lập Báo cáo tài chính hợp
nhất của tập đoàn.
Trình tự lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất
(1) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất được lập trên cơ sở hợp
nhất các Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty mẹ và của các công ty

Trang 19
con trong tập đoàn theo từng khoản mục bằng cách cộng các khoản mục tương
đương về doanh thư, chi phí tài chính,…theo nguyên tắc :
- Đối với các khoản mục không phải điều chỉnh được cộng trực tiếp để xác
đònh khoản mục tương đương của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
- Đối với các khoản phải điều chỉnh theo nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo
kết quả kinh doanh hợp nhất thì phải thực hiện các điều chỉnh thích hợp sau đó mới
cộng để hợp nhất khoản mục và trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh hợp nhất.
(2) Các chỉ tiêu chủ yếu điều chỉnh liên quan đến hợp nhất Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh gồm :
- Doanh thu, giá vốn hàng bán, lãi lỗ nội bộ tập đoàn.
- Lãi lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh.
- Lợi ích của cổ đông thiểu số.
- Chênh lệch thanh lý công ty con.

- Thuế thu nhập doanh nghiệp.
(3) Phương pháp điều chỉnh các chỉ tiêu khi lập Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh hợp nhất.
a) Các khoản doanh thu, giá vốn hàng bán, lãi, lỗ nội bộ tập đoàn phải được
loại trừ toàn bộ.
Bút toán điều chỉnh Giảm toàn bộ doanh thu nội bộ đã ghi nhận trong khoản
mục “Doanh thu bán hàng và cung cấp dòch vụ” tập đoàn và giá vốn hàng bán nội
bộ tập đoàn ghi nhận trong khoản mục “Gía vốn hàng bán” ở công ty mẹ, hoặc ở
công ty con có phát sinh doanh thu nội bộ, ghi:
Giảm khoản mục – Doanh thu bán hàng và cung cấp dòch vụ nội bộ.

Trang 20
Giảm khoản mục – Giá vốn hàng bán nội bộ.
b) Các khoản lãi, lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh từ các giao dòch nội bộ phải
được loại trừ hoàn toàn trừ khi chi phí tạo nên khoản lỗ đó không thể thu hồi được.
Bút toán điều chỉnh: Tăng, giảm khoản mục “Tổng lợi nhuận kế toán” và “Lợi
nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp” về lãi, lỗ nội bộ chưa thực hiện phát sinh từ
các giao dòch nội bộ trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của tập
đoàn.
c) Lợi ích của cổ đông thiểu số trong lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
của các công ty con tham gia hợp nhất trong kỳ báo cáo phải được loại trừ trước khi
hợp nhất báo cáo tài chính của công ty mẹ và các công ty con để xác đònh lợi
nhuận (lãi, hoặc lỗ thuần) trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của
những đối tượng sở hữu công ty mẹ.
Bút toán điều chỉnh: Giảm khoản mục “Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp” của các công ty con, tăng khoản mục “Lợi ích của cổ đông thiểu số” và
được trình bày thành một chỉ tiêu riêng biệt trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh hợp nhất của công ty con.
(d) Lợi ích của cổ đông thiểu số trong lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp của các công ty con được hợp nhất được trình bày ở một khoản mục riêng

biệt trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
Bút toán điều chỉnh: Giảm khoản mục “Lợi nhuận sau thuế TNDN” phần lợi
nhuận thuộc về lợi ích của cổ đông thiểu số của các công ty con và điều chỉnh tăng
khoản mục “Lợi ích của cổ đông thiểu số” trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh hợp nhất của tập đoàn, ghi:
Tăng khoản mục – Lợi ích của cổ đông thiểu số

Trang 21
Giảm khoản mục – Lợi nhuận sau thuế TNDN
đ) Lợi ích của cổ đông thiểu số trong lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp của các công ty con khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất được xác đònh trên
cơ sở căn cứ vào tỷ lệ góp vốn kinh doanh của cổ đông thiểu số và lợi nhuận sau
thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vò này.
e) Trường hợp số lỗ kinh doanh thuộc về cổ đông thiểu số trong Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh riêng của công ty mẹ và của các công ty con lớn hơn
phần vốn góp của các cổ đông thiểu số tại thời điểm lập Báo cáo tài chính hợp nhất
thì trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất chỉ tính, phân bổ và trình
bày theo số lỗ phân bổ tối đa bằng số vốn góp của cổ đông thiểu số trong chỉ tiêu
riêng biệt về phần lợi ích của cổ đông thiểu số của Bảng cân đối kế toán trừ khi cổ
đông thiểu số có nghóa vụ ràng buộc và có khả năng bù đắp các khoản lỗ đó. Nếu
sau đó công ty có lãi, khoản lãi đó sẽ được phân bổ vào phần lợi ích của cổ đông đa
số cho tới khi phần lỗ trước đây thuộc về lợi ích của cổ đông thiểu số do các cổ
đông đa số gánh chòu được bồi hoàn đầy đủ.
Như vậy sẽ không thực hiện bút toán điều chỉnh khoản mục “Lợi nhuận sau
thuế TNDN” để ghi tăng khoản mục “Lợi ích của cổ đông thiểu số” như mục (d) nói
trên.
g) Số chênh lệch giữa khoản thu từ việc thanh lý công ty con và giá trò ghi sổ
còn lại của tài sản trừ đi nợ phải trả của công ty này tại ngày thanh lý được ghi
nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất như khoản lãi, lỗ thanh
lý công ty con. Để đảm bảo tính so sánh được của báo cáo tài chính giữa các niên

độ cần giải trình thông tin bổ sung trong Bảng thuyết minh báo cáo tài chính hợp
nhất về ảnh hưởng của việc mua và thanh lý các công ty con đến tình hình tài chính

Trang 22
tại ngày báo cáo kết quả của kỳ báo cáo và ảnh hưởng đến các khoản mục tương
ứng của năm trước.
h) Nếu công ty con có cổ phiếu ưu đãi (loại được ưu đãi về cổ tức) và cổ tức
luỹ kế chưa thanh toán bò nắm giữ bởi các đối tượng bên ngoài tập đoàn, công ty
mẹ chỉ được xác đònh phần kết quả lãi, lỗ của mình sau khi đã điều chỉnh cho số cổ
tức ưu đãi luỹ kế chưa thanh toán của công ty con phải trả cho dù cổ tức đó đã được
công bố hay chưa.
i) Các khoản thuế TNDN do công ty mẹ hoặc công ty con phải nộp khi phân
phối lợi nhuận của công ty con cho công ty mẹ được kế toán theo Chuẩn mực kế
toán số 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trình tự lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất được lập trên cơ sở hợp nhất Báo cáo
lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và của các công ty con theo từng khoản mục
bằng cách cộng các khoản mục tương đương trên các báo cáo này.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo lưu
chuyển tiền tệ của công ty mẹ và của các công ty con phải trên cơ sở thống nhất
toàn bộ về phương pháp lập (phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp gián tiếp).







Trang 23
CHƯƠNG 2

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG
TY CP KCN TÂN TẠO

2.1. Sơ lược về hoạt động và cơ cấu tổ chức của Công ty CP KCN Tân Tạo.
2.1.1. Tổng quan về Công ty.
Công ty Tân Tạo được hình thành trên cơ sở:
- Quyết đònh 906/TTg ngày 30/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Tân
Tạo, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Giấy phép thành lập Công ty số: 3192/GP-TLDN ngày 04/12/1996 của y
Ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
- Quyết đònh 438/TTg ngày 17/6/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho
phép Công ty Tân Tạo thuê đất để đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu
công nghiệp Tân Tạo Thành phố Hồ Chí Minh.
- Quyết đònh 592/1997/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 15/12/1997 về việc
phê duyệt quy hoạch chi tiết khu công nghiệp Tân Tạo, Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO.
+ Tên giao dòch: CORPORATION TAN TAO INDUSTRIAL PARK.
+ Tên viết tắt: CÔNG TY TÂN TẠO – ITACO
+ Trụ sở: Khu công nghiệp Tân Tạo, P. Tân Tạo A, Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí
Minh.
+ Điện thoại : (84.8) 7505171 – 7505172 Fax : (84.8) 7508237
+ Email :
Website :www.tantaocity.com.

Trang 24
- Khu công nghiệp Tân Tạo là một trong những Khu công nghiệp chính tập
trung đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh. Khu công nghiệp Tân Tạo hiện nay là
Khu công nghiệp bậc trung của cả nước và lớn nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Chính thức đi vào hoạt động ngày 03/02/1997 cho đến cuối năm 2001, Khu

công nghiệp Tân Tạo đã thu hút được 127 nhà đầu tư với tổng vốn đầu tư gần 1.832
tỷ đồng và trên 96 triệu USD, lấp đầy trên 94% diện tích đất Khu công nghiệp.
Trong đó có 71 nhà máy đã đi vào hoạt động thu hút trên 10.500 lao động, 23 nhà
máy đang triển khai xây dựng và 33 nhà máy đang chuẩn bò xây dựng.
- Với những thành tích xuất sắc đã đạt được, ngày 03/12/2001 Công ty Tân
Tạo đã vinh dự được Chủ tòch nước tặng Huân chương lao động hạng 3 vì “đã có
thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức, xây dựng và quản lý KCN Tân Tạo
thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1996 đến năm 2000, góp phần vào việc thu hút đầu
tư và phát triển kinh tế đất nước”. Năm 2001 Công ty Tân Tạo tiếp tục là KCN Tân
Tạo dẫn đầu Thành phố về thu hút đầu tư. Trước đó, ngày 21/02/2001 Công ty Tân
Tạo đã được Chính phủ tặng cờ thi đua vì đã hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm
vụ, dẫn đầu phong trào thi đua lao động sản xuất, kinh doanh và công tác của
TP.HCM năm 2000 và ngày 28/04/2000, Công ty cũng đã được Thủ tướng chính
phủ tặng bằng khen vì những thành tích họat động xuất sắc đã đạt được từ năm
1997 đến 1999.
- Với tốc độ thu hút đầu tư nhanh chóng chỉ sau 3 năm hoạt động, nên ngày
12/05/2000 Thủ Tướng Chính phủ ra quyết đònh số 437/QĐ-TTg về việc phê duyệt
dự án Khu công nghiệp Tân Tạo mở rộng cho phép Công ty Tân Tạo làm chủ đầu

Trang 25

×