Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Tội cho vay lãi nặng trong luật Hình sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.72 KB, 41 trang )

Luận văn tốt nghiệp Tội cho vay lãi nặng trong luật Hình sự Việt Nam
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế, Đảng và Nhà nước ta luôn
luôn nỗ lực tìm kiếm các giải pháp nhằm đưa nền kinh tế nước nhà phát triển một cách
toàn diện và hội nhập có hiệu quả với nền kinh tế thế giới. Những giải pháp đưa ra và
được thực hiện trên thực tế đã thu được những kết quả khả quan, trong đó có những biện
pháp quy định về lãi suất. Việc điều chỉnh lãi suất hợp lí sẽ giúp phát triển nền kinh tế.
Tuy nhiên, hiện nay những quy định của pháp luật về hợp đồng vay và đặc biệt là lãi suất
cho vay có những bất cập nhất định. Những bất cập đó thể hiện ở chỗ những quy định
pháp luật này còn thiếu cụ thể, lỗi thời không phù hợp với thực tế. Sự quy định của pháp
luật đã bộc lộ những khiếm khuyết khi những quy định này được áp dụng trong cuộc
sống. Bên cạnh đó nền kinh tế của nước ta đang ngày càng phát triển mạnh mẽ đem lại
thành tựu tốt đẹp cho xã hội nhưng cũng kéo theo nhiều hệ luỵ gây hậu quả nghiêm trọng
cho sự phát triển của xã hội, một trong nhưng những hệ luỵ đó là tình hình tội phạm về
kinh tế đang diễn biến phức tạp trong đó có các tội phạm liên quan về “tín dụng đen” đặc
biệt là tội phạm cho vay lãi nặng (CVLN).
Để quản lý được nền kinh tế đó Đảng và nhà nước không ngừng ban hành những
quy định pháp luật nhằm quản lý nền kinh tế cũng như quản lý nhà nước, với nhiều điều
luật quy định các tội phạm với những chế tài răng đe sự hình thành tội phạm. Tuy nhiên,
vì lợi ích của kinh tế là quá lớn đã xuất hiện nhiều tội phạm trong đó có tội CVLN xâm
hại đến trật tự quản lý của nhà nước, CVLN không những ảnh hưởng đến cuộc sống của
người dân, mà còn làm nguồn tính dụng của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, gây bất ổn
xã hội xâm hại tới trật tự xã hội, kìm hãm sản xuất, và ảnh hưởng tới những vấn đề xã hội
khác gây hậu quả nghiêm trọng đến tài chính nhà nước và nền kinh tế quốc dân.
Trong những năm gần đây công tác phòng chống tội CVLN còn gặp nhiều khó khăn
trong quá trình giải quyết. Tạo nên nhiều bất đồng trong xã hội và có nhiều sự bất cập
trong xã hội xuất hiện, làm hoang mang trong nhân dân và ảnh hưởng đến sự phát triển
của đất nước. Tỷ lệ phát hiện để đấu tranh phòng chống tội CVLN còn chưa cao phần lớn
phát hiện được là do sự việc đã xảy ra nghiêm trọng, đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống
nhân dân. Tuy nhiên, quá trình điều tra còn diễn ra chậm chạp do pháp luật chưa rõ ràng,


khó áp dụng. Việc ngăn chặn đẩy lùi tệ nạn CVLN là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách cần
phải được xử lý ngay theo quy định của pháp luật góp phần thúc đẩy sự thắng lợi của
công cuộc phòng chống tội phạm kinh tế phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước bài
trừ tệ nạn xã hội.
CVLN là một rào cản lớn để phát triển nền kinh tế nước ta, vì vậy cần phải tăng
cường phòng chống, xử lý nạn CVLN để ổn định nền kinh tế hơn. Tuy nhiên công tác
phòng, chống nạn CVLN phải thực hiện ra sao? Cơ sơ lý luận hình sự phân tích tội
GVHD: Nguyễn Thu Hương 1 SVTH: Trần Vủ Ngoan
Luận văn tốt nghiệp Tội cho vay lãi nặng trong luật Hình sự Việt Nam
CVLN như thế nào trong pháp luật hình sự. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật vào
thực tế được áp dụng có phù hợp không? Xung quanh tội CVLN còn có những lý luận ý
kiến khác nhau chưa được pháp luật cụ thể hóa?
Vì thấy được tính cấp bách quan trọng của xã hội về vấn nạn CVLN, tác hại to lớn
của nó và những khó khăn, bấc cập trong quá trình xử lý nên người viết đã chọn đề tài
“Tội cho vay lãi nặng trong luật Hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của
mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nội dung nghiên cứu của đề tài là làm rõ những cơ sở lý luận, phân tích những quy
định của pháp luật hình sự hiện hành về tội CVLN thông qua đó tìm hiểu những vướng
mắc bất cập của pháp luật và những khó khăn trong công tác phòng chống tội phạm của
giới chức năng và từ đó tìm ra những giải pháp, kiến nghị góp phần phòng chống tội
phạm xảy ra.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu phạm vi của pháp luật quy định về tội CVLN trong BLHS Việt
Nam năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Đồng thời làm rõ những quy định về tội
CVLN và nêu lên một số ý kiến đề xuất góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật cũng
như đưa ra những giải pháp đấu tranh phòng chống tội phạm.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này người viết đã sử dụng tổng hợp nhiều phương
pháp nghiên cứu nhưng trong đó chú trọng các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp phân tích luật viết;
Phương pháp tổng hợp;
Phương pháp so sánh;
Phương pháp thống kê;
Phương pháp trích dẫn.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục nội dung bài còn được trình bày gồm ba
chương;
Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về tội cho vay lãi nặng
Chương 2. Quy định pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội cho vay lãi nặng
Chương 3. Thực trạng hành vi cho vay lãi nặng trong xã hội, bất cập và giải pháp
phòng, chống tội cho vay lãi nặng
GVHD: Nguyễn Thu Hương 2 SVTH: Trần Vủ Ngoan
Luận văn tốt nghiệp Tội cho vay lãi nặng trong luật Hình sự Việt Nam
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI CHO VAY LÃI NẶNG
Lĩnh vực kinh tế là lĩnh vực quan trọng nhất để phát triển kinh tế, xã hội và phát
triển con người. Đảng và nhà nước đã thấy được tầm quan trọng to lớn của nền kinh tế
đem lại, vì vậy đã tập trung nghiên cứu, tìm hiểu đầu tư phát triển nền kinh tế và đã thu
được nhiều thành tựu to lớn, để đạt được những thành tựu đó, Đảng và nhà nước không
ngừng đưa ra những chính sách, pháp luật để điều tiết phát triển nền kinh tế theo hướng
thống nhất quản lý. Đồng thời đưa ra những quy định cấm đối với các hành vi gây ảnh
hưởng đến sự phát triển bình thường của nền kinh tế, các quy định cấm đó được tập hợp
trong chương XVI các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của bộ luật hình sự (BLHS)
hiện hành. Trước đây thì một số tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được quy định trong
chương các tội phạm về kinh tế, đã làm xác định không chính xác khách thể được bảo vệ,
để hoàn thiện pháp luật hơn xác định chính xác khách thể được bảo vệ; Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua và ban hành BLHS năm 1999 có hiệu
lực ngày 01/7/2000 đã góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam.
Trong chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế dựa trên các quy định của pháp

luật đã đấu tranh xử lý được nhiều đối tượng phạm tội, và đã đạt được nhiều thành tích
trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội. Đồng thời, thông qua các tội xâm phạm trật tự
quản lý kinh tế xác định được những hành vi nào là tội phạm và xác định được chủ thể
của tội phạm. Các tội phạm này xâm phạm đến lợi ích nhà nước, tổ chức và các cá nhân
khác, gây hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế và chính sách
quản lý của nhà nước. Theo lý luận thì một số tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại
không lớn đến nền kinh tế nhưng thực tiễn lại gây ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế và
đời sống xã hội. Trong các tội phạm ít nghiêm trọng thực tế gây thiệt hại lớn trong đó có
tội CVLN tội phạm này đã không ngừng gây ra nhiều tác hại đến nền kinh tế và gây bất
ổn trong xã hội làm xuất hiện ngày càng nhiều các tệ nạn xã hội. Để có cái nhìn khái quát
các vấn đề về mặt lý luận của tội CVLN cũng như hiểu hơn về các tội xâm phạm đến trật
tự quản lý kinh tế, người viết tập trung thể hiện các vấn đề như: Tìm hiểu các yếu tố cấu
thành tội phạm xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế, khái niệm, đặc điểm và lịch sữ phát
triển của tội CVLN tại chương một của luận văn.
1.1. Sơ lược về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới nước ta đã đạt được những thành
tựu nhất định thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước ta trong mọi lĩnh vực, đời sống
xã hội của nhân dân được nâng cao về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng bên cạnh sự phát
triển đạt được những thành tựu đó đó, xã hội cũng xuất hiện không ít những tiêu cực đó
là sự xuất hiện ngày càng nhiều tệ nạn xã hội với những hành vi tinh vi, phức tạp của tội
phạm làm tính chất nguy hiểm xã hội tăng cao đặc biệt là tội phạm về lĩnh vực kinh tế.
GVHD: Nguyễn Thu Hương 3 SVTH: Trần Vủ Ngoan
Luận văn tốt nghiệp Tội cho vay lãi nặng trong luật Hình sự Việt Nam
Tội phạm đã gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, ảnh hưởng đến uy tín, trách nhiệm
của cơ quan quản lý nhà nước.
Các quy định về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong chương XVI của
BLHS năm 1999 đã phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội nói chung và chế độ kinh tế
mới ở nước ta nói riêng, để đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng, chống tội phạm trong lĩnh
vực quản lý kinh tế. Sự phù hợp này thể hiện ở tội phạm hóa các hành vi nguy hiểm cho
xã hội chống lại hoặc cản trở các chính sách kinh tế, xã hội của nước ta. Các hành vi tiêu

cực phát sinh từ cơ chế kinh tế mới tạo ra hành lang pháp lý hình sự an toàn nhằm đảm
bảo khuyến khích các hoạt động kinh tế tích cực, năng động, sáng tạo, phi tội phạm hóa
các hành vi không còn nguy hiểm cho xã hội hoặc mức độ nguy hiểm giảm xuống đáng
kể. Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế thay thế cho tên gọi các tội phạm về kinh tế
trong BLHS năm 1985, để tránh hiểu nhằm và xác định chính xác hơn khách thể được
bảo vệ.
Các tội xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế là những tội phạm được quy định tại
chương XVI BLHS hiện hành các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được quy định từ
điều 153 đến điều 181c, trong đó có cả những tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất
nghiêm trọng lẫn đặc biệt nghiêm trọng đã gây tác hại to lớn đến tình hình kinh tế, xã hội.
1.1.1. Khái niệm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Phát triển kinh tế là nhu cầu phát triển tất yếu của xã hội. Kinh tế đảm bảo sự tồn tại
và phát triển của xã hội. Trong mỗi thời kỳ con người đều tập trung phát triển kinh tế vì
có kinh tế mới có sự sinh tồn và phát triển của xã hội loài người. Để đảm bảo cho sự phát
triển bền vững của nền kinh tế, qua các giai đoạn lịch sử của các kiểu nhà nước khác
nhau con người đã nhận thấy được tầm quan trọng của kinh tế. Thấy được tầm quan trọng
đó họ đã bắt đầu tìm kiếm những giải pháp giúp cho nền kinh tế của nước mình được
phát triển tốt hơn thông qua việc quản lý các hoạt động của nền kinh tế đó. Ngày nay với
sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thì việc quản lý các hoạt động kinh tế lại càng quan
trọng hơn nữa nó đảm bảo sự tồn tại, phát triển vững mạnh của mỗi quốc gia. Hoạt động
kinh tế là hoạt động của nhiều lĩnh vực khác nhau nó phức tạp và luôn phát triển nếu
không quản lý tốt thì nguy cơ tụt hậu là rất cao. Để nền kinh tế phát triển tốt nhà nước
những người quản lý hoạt động kinh tế đó luôn có những chính sách phát triển cho từng
thời kỳ khác nhau phù hợp với khả năng và điều kiện của mỗi quốc gia.
Hoạt động quản lý kinh tế của nhà nước nó đảm bảo sự phát triển của nền kinh tế
theo một trật tự nhất định. Bất kỳ hành vi nào làm cho nền kinh tế phát triển trái với với
trật tự quản lý đó đều bị xem là hành vi vi phạm pháp luật, nếu hành vi gây nguy hiểm
cho xã hội xâm phạm đến khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ thì bị coi là tội phạm,
theo quy định của BLHS thì tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong BLHS. Tùy theo mức độ tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm mà pháp luật

GVHD: Nguyễn Thu Hương 4 SVTH: Trần Vủ Ngoan
Luận văn tốt nghiệp Tội cho vay lãi nặng trong luật Hình sự Việt Nam
hình sự có những điều chỉnh xử lý khác nhau. Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là
những hành vi của con người gây nguy hiểm xã hội, tác động xấu đến nền kinh tế xâm
phạm đến sự quản lý của nhà nước về trật tự quản lý kinh tế được quy định trong BLHS.
Tội phạm này xâm phạm đến chế độ quản lý của nhà nước cụ thể là xâm phạm đến trật tự
quản lý kinh tế của nhà nước, làm ảnh hưởng đến quá trình quản lý nền kinh tế và tác
động tiêu cực đến các lĩnh vực khác, làm phát sinh thêm nhiều loại tội phạm khác trong
đời sống xã hội của người dân và gây bất ổn trong nội bộ của nhà nước, được thể hiện
qua các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, làm thất thoát khoản thu của nhà nước, người
thực hiện hành vi này là người đủ nặng lực TNHS tùy theo từng loại tội phạm mà có khi
người đủ 14 trở lên, hoặc có những tội phạm yêu cầu chủ thể phải đạt đủ 16 tuổi trở lên
mới cấu thành tội phạm này, các chủ thể thực hiện hành vi này là những cá thể bình
thường, trong một số tội phạm nhất định thì chủ thể của tội phạm là người có chức vụ, có
trách nhiệm quản lý tài sản. Các chủ thể này nhận thức được hành vi của mình gây ra là
nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện bằng được tội phạm.
Từ những phân tích trên người viết đưa ra khái niệm về các tội xâm phạm trật tự
quản lý kinh tế như sau:Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được hiểu là hành vi
nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực TNHS thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý
xâm hại trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước,
xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân. Trong BLHS hiện hành
có 29 điều luật (từ điều 153 đến điều 181) quy định 40 tội xâm phạm trật tự quản lý kinh
tế. Trong đó có các tội phạm từ ít nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng.
1.2.2. Đặc điểm của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là các tội diễn ra trong lĩnh vực kinh tế
hoặc có liên quan đến lĩnh vực kinh tế.
Một là, tội phạm xâm phạm trật tự quả lý kinh tế luôn phụ thuộc vào các chế độ,
chính sách quản lý kinh tế mà nhà nước đưa ra để quản lý nền kinh tế, tội phạm còn phụ
thuộc vào cơ chế vận hành nền kinh tế của quốc gia, tội phạm lấy cơ chế vận hành, dựa
vào các chế độ, chính sách quản lý kinh tế để tồn tại và phát sinh.

Hai là, để thực hiện được hành vi phạm tội trót lọt, đa số các chủ thể phạm tội
thường dựa vào chính sách, công cụ, cơ chế quản lý đó để tránh né pháp luật để đạt được
mục đích cá nhân. Sự tránh né này được thể hiện thông qua sự am hiểu, hiểu biết pháp
luật, biết rõ cơ chế quản lý kiểm soát của nhà nước và thành thạo trong việc thực hiện
hành vi của mình.
Ba là, khi chế độ quản lý, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước được tiến hành
mà ít thường xuyên thì tội phạm xâm phạm kinh tế sẽ phát triển nhanh chóng, tội phạm
này tồn tại và phát triển theo tỷ lệ nghịch với sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của cơ quan
nhà nước.
GVHD: Nguyễn Thu Hương 5 SVTH: Trần Vủ Ngoan
Luận văn tốt nghiệp Tội cho vay lãi nặng trong luật Hình sự Việt Nam
Bốn là, phần lớn các tội phạm về xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là các tội đã diễn
ra, tồn tại trong một thời gian dài và khó phát hiện bởi hành vi phạm tội tinh vi, phức tạp,
đến khi tội phạm bị phát hiện thì tội phạm đã để lại một tác hại lớn làm ảnh hưởng đến
kinh tế xã hội.
1.1.3. Các dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
1.1.3.1. Khách thể của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Khách thể của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là chế độ quản lý kinh tế của
nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, các
tổ chức kinh tế, quyền và lợi ích, tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng,… được thể
chế hóa bằng các quy định của pháp luật Nhà nước. Các tội xâm phạm trật tự quản lý
kinh tế xâm phạm đến các quan hệ đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của nền kinh tế
quốc dân được pháp luật hình sự bảo vệ.
Xâm phạm đến khách thể là có những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến
các chế độ quản lý kinh tế mà pháp luật hình sự bảo vệ, làm ảnh hưởng đến trật tự quản
lý kinh tế, làm rối loạn nền kinh tế của nhà nước, đồng thời tác động tiêu cực đến tài sản,
sức khỏe, uy tín của các cá nhân, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức kinh tế, làm
suy thoái nền kinh tế.
Ví dụ: Khách thể của tội buôn lậu là chế độ quản lý ngoại thương của nhà nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xâm phạm đến khách thể tội buôn lậu là hành vi

nguy hiểm xâm phạm đến chế độ quản lý ngoại thương được pháp luật hình sự bảo vệ.
1.1.3.2. Mặt khách quan của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Hành vi khách quan của tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế rất đa dạng và xảy ra
trong nhiều lĩnh vực khác nhau, được thể hiện ở các hành vi cố ý vi phạm đến quy định
của pháp luật về quản lý kinh tế với các mức độ, tính chất của hành vi khác nhau tất cả
đều hướng đến mục đích vụ lợi.
Hành vi phạm tội được thể hiện thông qua các hoạt động khác nhau gây thiệt hại
hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích công cộng, lợi ích cá nhân làm thiệt hại to lớn đến
nền kinh tế quốc dân ảnh hưởng đến sự phát triển của từng ngành, lĩnh vực và sự phát
triển kinh tế của đất nước. Ngoài thiệt hại của tội phạm gây ra đối với nền kinh tế nó còn
gây thiệt hại về sức khỏe của con người như các tội buôn lậu, tội buôn bán hàng giả…
Hậu quả của tội phạm xâm phạm kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm các quy
định về đất đai (Điều 174). Ở tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế có nhiều tội tuy không
quy định dấu hiệu hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm nhưng hành vi vi phạm các
chế độ chính sách kinh tế đã làm ảnh hưởng và gây thiệt hại ở mức độ nhất định cho nền
kinh tế.
1.1.3.3. Mặt chủ quan của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
GVHD: Nguyễn Thu Hương 6 SVTH: Trần Vủ Ngoan
Luận văn tốt nghiệp Tội cho vay lãi nặng trong luật Hình sự Việt Nam
Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp hoặc
gián tiếp chủ yếu vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác. Tuy nhiên, trong một số
tội phạm nhất định thì động cơ vụ lợi là không bắt buộc của dấu hiệu tội phạm trong
trương này. Khi thực hiện hành vi người phạm tội ý thức được hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố ý thực hiện tội phạm và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc
mặc cho hậu quả xảy ra.
Trong chương các tội xâm phạm về trật tự quản lý kinh tế phân chia ra các loại tội
phạm với lỗi gồm cố ý trực tiếp gồm các tội phạm được quy định tại các điều luật như
sau: Tội buôn lậu (Điều 153); tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (Điều
154); tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm (Điều 155); tội sản xuất,
buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ

thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158); tội đầu cơ (Điều 160); tội làm tem giả, vé
giả, tội bán tem giả, vé giả (Điều 164); tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp (Điều 170); tội làm, tàng trữ, vận chuyển lưu hành tiền giả,
ngân phiếu giả, công trái giả (Điều 180).
Các tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý như tội vi phạm quy định về nghiên cứu,
thăm dò, khai thác tài nguyên (Điều 172); hoặc tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý hoặc
cố ý gián tiếp tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng
(Điều 179). Các tội phạm còn lại của chương này được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp
hoặc cố ý gián tiếp.
1.1.3.4. Chủ thể của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Chủ thể thực hiện tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế rất đa dạng hầu như là
bất kỳ ai, có thể là những người có nắm giữ một số chức vụ, có trách nhiệm quản lý, có
quyền hạn nhất định trong cơ quan, tổ chức kinh tế (chủ thể đặc biệt) như cố ý làm trái
quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Ví dụ: Hành vi cố ý vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý chế độ kinh tế của
người có chức vụ, quyền hạn, có trách nhiệm quản lý nhất định trong cơ quan, tổ chức
kinh tế như tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân
sách nhà nước điều 164b, tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây
hậu quả nghiêm trọng điều 165,tội lập quỷ trái phép điều 166, tội báo cáo sai trong quản
lý kinh tế điều 167, tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ điều 169,…
Ngoài ra trong một số trường hợp phạm tội thì người phạm tội cần phải đạt 16 tuổi
trở lên mới cấu thành các tội phạm thuộc trường hợp ít nghiêm trọng.
Ví dụ như: Tội kinh doanh trái phép điều 159, tội cho vay lãi nặng điều 163, tội in,
phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước điều 164a,
tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước
điều 164b, tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế điều 167, tội quảng cáo gian dối điều 168,
GVHD: Nguyễn Thu Hương 7 SVTH: Trần Vủ Ngoan
Luận văn tốt nghiệp Tội cho vay lãi nặng trong luật Hình sự Việt Nam
tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan điều 170a, tội xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp điều 171, tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt

động chứng khoán điều 181a.
1.1.4. Một số điểm mới của BLHS năm 1999 so với BLHS năm 1985 về các tội
xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
So với BLHS năm 1985 để tránh sự hiểu nhầm và thể hiện chính xác hơn khách thể
của tội phạm BLHS năm 1999 đã thay thế cụm từ “các tội phạm về kinh tế” bằng cụm từ
“các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”. Bởi vì các tội phạm được quy định tai chương
XVI của BLHS năm 1999 chỉ là những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến trật
tự quản lý kinh tế của nhà nước.
Trên cơ sở xác định lại chính xác khách thể của tội phạm, một số tội phạm trước
đây được quy định tại các chương khác nay được chuyển về chương các tội xâm phạm
trật tự quản lý kinh tế như: tội buôn lậu (điều 153), tội vận chuyển trái phép hàng hóa,
tiền tệ qua biên giới (điều 154), tội làm tiền giả, tội tàng trữ, lưu hành tiền giả, tội phá
hủy tiền tệ trước đây quy định tại điều 98 các tội xâm phạm an ninh quốc gia nay chuyển
thành các tội được quy định tại điều 180, 181 BLHS năm 1999. Đồng thời trước đây một
số tội được quy định trong chương các tội phạm về kinh tế như tội vi phạm các quy định
về quản lý và bảo vệ rừng nay được quy định trong chương XVII các tội phạm về môi
trường BLHS năm 1999. Một số tội phạm trước đây trong chương các tội phạm về kinh
tế BLHS năm 1985 đến nay đã không còn là tội phạm trong BLHS năm 1999 nữa như:
Tội phá hủy tiền tệ (điều 98), tội cản trở việc thực hiện các quy định của Nhà nước về cải
tạo xã hội chủ nghĩa (Điều 164), tội chiếm đoạt tem, phiếu, tội làm hoặc lưu hành tem,
phiếu, giấy tờ giả dùng vào việc phân phối (Điều 172), tội sản xuất hoặc buôn bán rượu,
thuốc lá trái phép (Điều 183),tội lạm sát gia súc (Điều 184). Một số tội phạm mới xuất
hiện trong chương XVI các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của BLHS năm 1999
như: Tội quảng cáo gian dối (Điều 168), tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp (Điều 170), tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều
171), tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (Điều
178), tội sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng (Điều
179).
Đường lối xử lý đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế có nhiều thay đổi. Các
thay đổi này được thực hiện theo hướng giảm bớt các hình phạt nghiêm khắc như: tử

hình, tù chung thân, phạt tù; tăng cường hình phạt tiền với tư cách là hình phạt chính;
chia nhỏ khung hình phạt để thực hiện việc cá thể hóa trách nhiệm hình sự tốt hơn
1
.
1.2. Lý luận chung về tội cho vay lãi nặng
1.2.1. Các khái niệm liên quan đến tội cho vay lãi nặng
1
Uông Chu Lưu, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999,nxb chính trị Quốc gia,tr.415
GVHD: Nguyễn Thu Hương 8 SVTH: Trần Vủ Ngoan
Luận văn tốt nghiệp Tội cho vay lãi nặng trong luật Hình sự Việt Nam
1.2.1.1. Khái niệm về cho vay
Ngày nay, để phát triển tình hình kinh tế nhằm nâng cao đời sống vật chất của
người dân, thì việc đầu từ nguồn vốn để phát triển kinh tế, đồng thời tìm kiếm nguồn vốn,
tài chính để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày. Với nguồn tài chính dồi dào
nhằm để hổ trợ giúp đỡ cho người khác và tăng nguồn thu nhập cho bản thân nhiều cá
nhân, tổ chức đã tiến hành lấy nguồn vốn của mình cho các chủ thể khác vay, mượn để
sinh hoạt và sản xuất. Để hiểu rõ thuật ngữ cho vay người viết đưa ra một số khái niệm
của pháp luật Việt Nam về thuật ngữ cho vay như sau:
Theo quy định tại điều 471 bộ luật dân sự (BLDS) năm 2005 quy định: Hợp đồng
vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay;
Khi đến hạn, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số
lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Còn theo quy định tại khoản 16 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì cho vay
được quy định: Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam
kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời
gian nhất định theo sự thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Ngoài ra theo từ điển luật học thì cho vay được hiểu là: Bên cho vay giao cho bên
vay một khoản tiền hoặc vật cùng loại để làm sở hữu trong thời hạn hoặc các bên đã
thỏa thuận. Cho vay có thể có lãi hoặc không có lãi, người vay chỉ phải trã lãi nếu các
bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

2
Theo từ điển tiếng việt thì cho vay được khái niệm như sau: đưa tiền cho vay trong
một thời hạn nhất định rồi trả cả vốn lẫn tỷ suất lại
3
. Theo từ điển tưởng giải và liên
tưởng thì khái niệm cho vay là tạm cho người khác sử dụng một khoảng tiền hoặc vật
dụng và sẽ được hoàn lại theo thỏa thuận
4
Từ hai quy định trên của pháp luật và thực tiễn xã hội, từ điển việt nam người viết
đưa ra khái niệm về cho vay như sau: cho vay là việc cho người khác (người vay) sử
dụng tài sản thuộc sở hữu của mình (người cho vay) trong một thời gian xác định sau khi
sử dụng xong người vay phải hoàn trả số tài sản gốc đó cho bên người cho vay và một
khoản lãi suất theo sự thỏa thuận.
Ví dụ: ông A cho ông B vay mười triệu đồng để hoạt động sản xuất, với thỏa thuận
là ông B sẽ trả lại cho ông A mười triệu đồng đó và hàng tháng phải trả cho ông A một
trăm nghìn đồng tiền lãi suất, đến khi ông B trả hết số tiền mười triệu đồng đó cho ông A.
1.2.1.2. Khái niệm về tội cho vay lãi nặng
Với nhu cầu vay vốn để hoạt động sản xuất và sinh hoạt cuộc sống ngày càng tăng
cao, một số đối tượng, tổ chức đã lợi dụng vào các hoàn cảnh khó khăn, cấp thiết của
người khác đã tiến hành cho vay và thu lại lãi suất rất cao làm cho người di vay gặp phải
nhiều khó khăn, điêu đứng.
2
Từ điển luật học, nxb Từ điển Bách Khoa,tr.143
3
Nguyễn Như Ý, Đại từ điển tiếng việt,nxb văn hóa- thông tin, tr.371.
4
Ngyễn Văn Đạm, Từ điển tưởng giải và liên tưởng tiếng việt, nxb văn hóa thông tin, tr149.
GVHD: Nguyễn Thu Hương 9 SVTH: Trần Vủ Ngoan
Luận văn tốt nghiệp Tội cho vay lãi nặng trong luật Hình sự Việt Nam
Theo Luân lý kitô giáo thì hành vi cho vay lãi nặng, “đó là một hình thức bóc lột kẻ

khác, một sự vi phạm đức công bình và bác ái. Tệ hơn nữa, nhiều người còn lợi dụng tình
trạng khan hiếm hàng hóa trên thị trường và hoàn cảnh khó khăn của kẻ khác để cho vay
với một tỉ lệ lãi suất quá cao, khiến nhiều người không sao trả nổi và càng thêm túng
quẫn” Cho vay lãi nặng là định lãi suất quá cao một cách bất công.
5
Cho vay lãi nặng là hành vi cho người khác vay tiền với mức lãi suất cao hơn mức
lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc
lột
6
.Tội CVLN là tội phạm đã được quy định đầu tiên tại điều 171 BLHS năm 1985, do
câu chữ của điều luật chưa rõ ràng nên đã làm cho việc xác định hành vi đó có phải tội
phạm hay không gặp nhiều khó khăn, hầu như không có trường hợp nào bị xử lý hình sự
được mặc dù tình trạng CVLN diễn ra phổ biến và phức tạp, với các tính chất nguy hiểm
cho xã hội. Thấy được sự bất hợp lý của quy định đó nên các nhà làm luật khi soạn thảo
đã sửa đổi tính bất hợp lý đó và đã được Quốc hội thông qua BLHS năm 1999, điều luật
đã quy định cụ thể về hành vi CVLN hơn dễ dàng áp dụng hơn góp phần phòng, chống
tội phạm phát sinh.
So với quy định tại điều 171 BLHS năm 1985 thì quy định mới của tội CVLN được
quy định tại điều 163 BLHS năm 1999 đã cụ thể hơn. Nếu điều 171 BLHS năm 1985 quy
định đối với hành vi cho CVLN “người nào cho vay lãi nặng” thì điều 163 BLHS năm
1999 quy định rõ ràng cụ thể hơn “Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn lãi suất
cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chuyên bóc lột”
Theo quy định tại điều 163 BLHS năm 2009 đã quy định tội cho vay lãi nặng như
sau: “Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật
quy định từ mười lần trở lên và có tính chất chuyên bóc lột”.
Từ những phân tích trên và quy định của BLHS người viết đưa ra khái niệm về tội
CVLN như sau: cho vay lãi nặng là hành vi của một bên (cho vay) cho người khác (bên
vay) vay một số tiền và lấy lãi suất cao hơn mười lần lãi suất cao nhất của pháp luật đồng
thời có tính chất chuyên bóc lột.
Ví dụ: ông X cho ông Y vay mười triệu đồng với thỏa thuận lãi suất là một triệu

trăm nghìn đồng/ ngày tương đương 30%/tháng vượt mức hơn mười lần lãi suất cao nhất
pháp luật quy định (ông X là người chuyên cho vay lãi nặng để kiếm sống) tại thời điểm
Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất cơ bản là 9%/năm theo quy định của Bộ luật dân
sự thì mức lãi suất cao nhất tại thời điểm là 13%/năm tương đương 1,125%/tháng. Như
vậy ông X có dấu hiệu vi phạm tội cho vay lãi nặng.
1.2.2. Đặc điểm của tội cho vay lãi nặng
5
Huỳnh Phước Lâm, cho vay lấy lãi có tội không, />khong aspx, [ngày truy cập 24/12/2014]
6
Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm (tập VI), nxb Thành phố Hồ Chí Minh,
tr.126
GVHD: Nguyễn Thu Hương 10 SVTH: Trần Vủ Ngoan
Luận văn tốt nghiệp Tội cho vay lãi nặng trong luật Hình sự Việt Nam
Tội CVLN được quy định tại điều 163 thuộc chương XVI các tội xâm phạm trật tự
quản lý kinh tế của BLHS năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 cũng giống như
những tội phạm khác đều có các đặc điểm riêng biệt để phân biệt giữa các loại tội phạm
khác nhau.
Tội CVLN có các đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, hầu hết các hành vi CVLN đều nhằm vào lợi ích vật chất là số tiền lãi mà
họ nhận được trong việc cho vay lấy lãi. Và hành vi cho vay này được các đối tượng cho
vay với lãi suất rất cao, lãi suất cho vay cao hơn gấp mười lần lãi suất cao nhất mà pháp
luật quy định.
Thứ hai, người cho vay thường lợi dụng hoàn cảnh khó khăn, cấp bách của người đi
vay để ép người vay phải trả lãi suất cao ngất ngưỡng nhằm để thu hồi vốn nhanh và
kiếm được số tiền lời lớn từ việc cho vay đó.
Thứ ba, hành vi cho vay lấy lãi rất cao của các đối tượng cho vay được thực hiện
với nhiều hình thức đa dạng khác nhau, với các hình thức cho vay tinh vi khó phát hiện,
bởi việc cho vay này không thông qua sự quản lý của cơ quan chức năng hầu như là các
thỏa thuận ngầm.
Thứ tư, các hành vi CVLN khi bị phát hiện thường là đã xảy ra một khoảng thời

gian dài khi con nợ không còn khả năng chi trả, các đối tượng cho vay đã đe dọa và hành
hung người vay, con nợ và làm xuất hiện thêm một số loại tội phạm mới như: tội đe dọa
giết người, tội cố ý gây thương tích, bắt giữ người trái pháp luật, tội cưỡng đoạt tài sản,
tội công nhiên chiếm đoạt tài sản,… khi vụ việc xảy ra nghiêm trọng mới được cơ quan
chức năng phát hiện xử lý.
Thứ năm, người CVLN thường là các đối tượng sẵn sàng thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật, với mọi thủ đoạn phạm pháp để đòi được nợ vì vậy khi cho vay chỉ cần tờ ghi
nợ hoặc chỉ là lời nói không qua tổ chức và thủ tục chính thức nào, nên rất khó để xử lý,
trừ phi những đối tượng này có đơn trình báo đến cơ quan chức năng, nhưng không có
người đi vay nợ nào dám không trả, với những người vì lợi ích vật chất đem lại họ sẵn
sàng ép người đi vay vào đường cùng, mặt cho hành vi của họ có vi phạm pháp luật hay
không,các đối tượng đó luôn lạnh lùng và tàn nhẫn xem thường pháp luật. Đối tượng
CVLN không có đăng ký kinh doanh, cũng như không có giấy phép kinh doanh nhưng họ
vẫn cố ý thực hiện hành vi cho vay trái pháp luật đó.
Thứ sáu, người CVLN thường có mối quan hệ rộng rãi, có kinh nghiệm, hiểu biết
pháp luật, hay những người có quyền lực trong cơ quan nhà nước,… nên khi thực hiện
hành vi cho vay đều rất dễ dàng, thuận tiện và khó phát hiện hành vi CVLN đó.
1.2.3. Nguyên nhân và điều kiện tội cho vay lãi nặng
1.2.3.1. Nguyên nhân khách quan của tội cho vay lãi nặng
GVHD: Nguyễn Thu Hương 11 SVTH: Trần Vủ Ngoan
Luận văn tốt nghiệp Tội cho vay lãi nặng trong luật Hình sự Việt Nam
Theo quy luật khách quan trong xã hội thì khi có cầu thì cung sẽ tăng lên để đáp
ứng điều kiện kinh tế xã hội vì vậy tội CVLN tăng nhanh về số lượng, phạm vi hoạt động
với tính tinh vi, phức tạp của nó là chuyện khó tránh khỏi.
Do sự hiểu biết về pháp luật của người đi vay còn hạn chế, chỉ vì muốn được vay
nguồn vốn nhanh chóng thuận tiện nên không ít người đã đi vay tín dụng đen với lãi suất
cao hơn lãi suất của các tổ chức tín dụng rất nhiều.
Khi người dân muốn có nguồn vốn làm ăn, kinh doanh thi đến các ngân hàng, tổ
chức tín dụng để tiến hành vay vốn thì điều kiện và thủ tục vay vốn phức tạp và kéo dài
thời gian. Các cơ quan quản lý nhà nước trong khi theo đuổi những mục tiêu vĩ mô tốt

đẹp, cũng như các ngân hàng vì sự an toàn của mình và hệ thống ngân hàng, vô tình hay
cố ý thường tạo bờ đê ngăn cách người dân, doanh nghiệp với các dòng tín dụng chính
thức, tạo khoảng trống, dư địa cho sự tồn tại của tín dụng không hoạt động theo quy định
pháp luật nên rất ít người được vay nguồn vốn từ nguồn tín dụng chính thức của ngân
hàng, tổ chức tín dụng hợp pháp.
Nhà nước cũng khó quản lý các tác động mặt trái của dòng tín dụng này khi nó bị
vỡ nếu thiếu quan tâm hay các cơ sở pháp lý cần thiết… Pháp luật hình sự còn quá nhiều
hạn chế, với các quy định về dấu hiệu định tội rất khó phát hiện tội phạm để xử lý theo
pháp luật, với quy định của chế tài xử lý chưa đủ răng đe.
1.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan của tội cho vay lãi nặng
Lợi ích thu được từ việc CVLN là rất lớn điều đó nhanh chóng thu hút nhiều đối
tượng muốn trục lợi từ những đối tượng không muốn làm việc, ngồi không hưởng lợi
trong thời gian ngắn từ số tiền mà mình đã bỏ ra. Hoặc những đối tượng có một số ít tiền
dư ra từ hoạt động kinh doanh khác nhưng nhận thấy kinh doanh chính đáng không thu
được mức lợi ích hơn việc CVLN nên họ đã thực hiện hành vi cho vay này để thu thêm
nhiều lợi ích cho cá nhân.
Phần lớn người đi vay tiền ở ngoài với lãi suất rất cao mà không vào ngân hàng để
vay là những người cần nguồn vốn gấp với mong muốn được vay với thủ tục nhanh gọn
không cần thế chấp, hoặc là họ khi đến ngân hàng, tổ chức tín dụng vay vốn thì bị các thủ
tục cản trở khiến họ không vay được, với hoàn cảnh bắt buộc cần nguồn vốn gắp nên họ
đã sẵn lòng vay với lãi suất rất cao này. Nắm bắt được mong muốn, hoàn cảnh của người
đi vay nên các đối tượng cho vay đã ép họ vay với lãi suất cao.
1.2.4. Lịch sử pháp luật hình sự quy định về tội cho vay lãi nặng
1.2.4.1. Giai đoạn BLHS 1985 có hiệu lực
Sau khi giành chính quyền từ năm 1945 nước ta vẫn còn nhiều khó khăn trong quá
trình quản lý đất nước, chưa có các quy định pháp luật cụ thể để điều chỉnh quan hệ xã
hội làm phát sinh nhiều tội phạm trong đó tội CVLN chưa xử lý được nên nhiều tội phạm
xuất hiện ngày càng nhiều, với nhu cầu tất yếu khách quan đó ngày 27/6/1985, Quốc hội
GVHD: Nguyễn Thu Hương 12 SVTH: Trần Vủ Ngoan
Luận văn tốt nghiệp Tội cho vay lãi nặng trong luật Hình sự Việt Nam

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII, tại kỳ hợp thứ 9, đã thông qua
BLHS, có hiệu lực từ ngày 1/1/1986. BLHS năm 1985 là BLHS đầu tiên của chế độ dân
chủ nhân dân, đã kế thừa và phát huy những thành tựu của luật hình sự Việt Nam trong
giai đoạn trước đó.
Tội CVLN được quy định tại điều 171 của BLHS 1985 quy định “Người nào cho
vay lãi nặng có tính chất chuyên bóc lột thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến
một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm”. Hành vi cho vay lãi nặng đã được
quy định trong luật hình sự với khung hình phạt đến hai năm của khoản 1 điều này mặc
dù chưa hiệu quả nhưng đã thể hiện được bước đầu cho việc phòng chống tội phạm
CVLN trong thời kỳ đầu, và hình phạt được thể hiện nghiêm khắc hơn khi tội phạm thuộc
vào khoản 2 điều 171 với mức hình phạt lên đến năm năm tù khi phạm tội sử dụng công
quỷ.
1.2.4.2. Giai đoạn BLHS 1999 đến nay
Pháp luật hình sự là công cụ sắc bén của nhà nước để quản lý xã hội, phòng, chống
tội phạm xảy ra. Tuy nhiên, với sự điều chỉnh của BLHS 1985 đã không xác định rõ được
các hành vi như thế nào là phạm tội hình sự làm cho việc điều tra xử lý gặp phải nhiều
khó khăn không xử lý được, làm cho hình thành nhiều tội phạm gây bất ổn trong xã hội.
Vì vậy không còn phù hợp với tình hình kinh tế hội nhập như ngày nay, việc ban hành
sửa đổi BLHS năm 1985 là nhu cầu khách quan tất yếu của đất nước. Để đáp ứng được
yêu cầu đó, ngày 21/12/1999, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
X tại kỳ họp thứ 6, đã thông qua ban hành BLHS năm 1999 thay thế cho BLHS năm
1985. BLHS năm 1999 có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2000. Trong BLHS năm 1999 đã có
những thay đổi mới về tội CVLN được quy định tại điều 163, thuộc chương XVI của luật
này điều luật đã thay đổi cơ bản về loại tội phạm này và có xu hướng giải quyết được tội
phạm phát sinh.
So với tội CVLN được quy định tại điều 171 của BLHS năm 1985 thì tội cho
CVLN được quy định tại điều 163 của BLHS năm 1999 thông qua luật hình sự mới này
đã thể hiện rõ hành vi như thế nào là CVLN nên đã dần áp dụng vào thực tế và đã xử lý
được một số trường hợp CVLN. Tội CVLN theo BLHS 1999 được quy định tại điều 163
thuộc chương XVI của luật này quy đinh “Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn

mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc
lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ
đến một năm”. Điều luật đã quy định cụ thể: cho vay với mức lãi suất cao hơn mười lần
lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định và có tính chuyên bóc lột so với BLHS năm 1985
thì không biết được hành vi nào là CVLN. Đồng thời luật mới đã bổ sung thêm tình tiết
tăng nặng là thu lợi bất chính lớn được quy định tại khoản 2 điều 163 cũng thể hiện được
mức độ quan tâm của nhà nước đối với các cá nhân khác, không giống như điều 171
GVHD: Nguyễn Thu Hương 13 SVTH: Trần Vủ Ngoan
Luận văn tốt nghiệp Tội cho vay lãi nặng trong luật Hình sự Việt Nam
BLHS năm 1985 quy định “Phạm tội trong trường hợp sử dụng công quỷ thì bị phạt tù từ
một năm đến năm năm” điều này chỉ thể hiện được sự bảo vệ đối với tài sản là công quỷ,
tuy nhiên khoản 2 của điều 163 BLHS năm 1999 lại không được giải thích lợi bất chính
bao nhiêu là lớn nên cũng khó mà xác định, làm cho các cơ quan khó xử lý được tội
phạm thuộc khoản 2 của điều này.
Tội CVLN đã được BLHS năm 1999 cụ thể hơn so với luật hình sự trước đây tuy
nhiên đã bộc lộ nhiều khuyết điểm cần phải giải quyết sớm, với điều luật hiện tại chưa
được cụ thể nên khó áp dụng, và khó xác định cấu thành tội phạm. Chính sách quản lý
nhà nước chưa chú trọng đến tội CVLN, chưa thấy được tầm quan trọng của nguồn tín
dụng, cũng như chưa thấy được hậu quả nặng nề của tội phạm này gây ra, với sự bất cập
đó đã làm tình hình tội phạm CVLN phát triển mạnh, uy hiếp nền tài chính của Quốc gia.
Để giải quyết tình hình tội phạm CVLN như hiện nay thì cần phải có những giải pháp
phòng chống tội phạm đúng đắng, kịp thời, thay đổi bổ sung những quy định phù hợp và
phải chú ý đến tội phạm này nhiều hơn.
1.2.5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tội cho vay lãi nặng
Để bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân, bảo vệ
nền trật tự xã hội đồng thời giáo dục mọi người đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy
nhiên, trog thời kỳ nào cũng có các tệ nạn xã hội xuất hiện làm xáo trộn xã hội, ảnh
hưởng to lớn đến tình hình kinh tế, xã hội, đặc biệt khi đất nước ta đã là thành viên của
WTO để bảo vệ quyền lợi của người dân của đất nước vì vậy mọi cá nhân, tổ chức cùng
nhau tăng cường đấu tranh phòng, chống tội phạm. Hiện nay, với sự xuất hiện ngày càng

nhiều các tệ nạn xã hội trong đó có tội phạm CVLN đã làm trì trệ đến nền kinh tế xã hội,
ảnh hưởng đến trật tự quản lý kinh tế của nhà nước, ảnh hưởng đến quyền lợi của người
dân và nhà nước. Nhằm để tìm hiểu những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội
phạm CVLN cũng như tìm ra các giải pháp để đấu tranh phòng chóng tội phạm người
viết chọn đề tài tội CVLN để phân tích.
Sau khi phân tích về tội CVLN chúng ta sẽ hiểu được như thế nào là hành vi CVLN
và xác định được các yếu tố cấu thành tội CVLN, cũng như xác định được những chủ thể
nào phải chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) về tội phạm này, đồng thời qua đó tìm hiểu
được các nguyên nhân và điều kiện để tội phạm phát sinh, nhằm tìm ra những giải pháp
tốt nhất phòng, chống nạn CVLN hạn chế thấp nhất thiệt hại về đời sống người dân do tội
phạm này gây ra bởi vì hành vi CVLN không chỉ gây thiệt hại về vật chất mà tội phạm
còn gây ra thiệt hại về tinh thần của người dân, làm ảnh hưởng đến uy tín trách nhiệm
của cơ quan quản lý nhà nước, việc nghiên cứu tìm hiểu tội phạm này nhằm để tìm ra
những điểm chưa phù hợp của pháp luật hình sự, thực tế áp dụng pháp luật, các hoạt
động kiểm tra, giám sát phòng, chống tệ nạn CVLN như thế nào, để tìm ra những giải
GVHD: Nguyễn Thu Hương 14 SVTH: Trần Vủ Ngoan
Luận văn tốt nghiệp Tội cho vay lãi nặng trong luật Hình sự Việt Nam
pháp góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm và dần hoàn thiện quy định của pháp
luật hình sự.
Tóm lại, các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là những hành vi nguy hiểm cho
nền kinh tế, chế độ quản lý của nhà nước về kinh tế, các tội phạm này được phát hiện qua
quá trình điều tra lâu dài, thiệt hại về vật chất là rất lớn khó thu hồi lại được. Về tội
CVLN là một trong những tội phạm được quy định trong chương các tội xâm phạm trật
tự quản lý kinh tế, tội CVLN đó là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, cụ thể là hành vi
cho người khác vay tiền với mức lãi suất cao hơn mười lần lãi suất cao nhất mà pháp luật
quy định với tính chất chuyên bóc lột, hòng chiếm đoạt tài sản của người vay. Tội phạm
này khi được phát hiện thường là đã hình thành từ rất lâu, thời gian kéo dài và rất khó để
cơ quan nhà nước phát hiện, xử lý. Tội phạm được hình thành với nhiều nguyên nhân
khác nhau nhưng chủ yếu là quy định pháp luật còn hạn chế, các chính sách chưa đáp
ứng được nhu cầu tất yếu của người dân và lợi ích kinh tế của tội phạm này đem lại là

nguồn lợi ích rất lớn đối với các đối tượng CVLN. Tội CVLN trong quy định của pháp
luật hình sự hiện hành đã được cụ thể hơn so với quy định trước đây, tuy nhiên đánh giá
về tính chất mức độ của tội phạm thì thấp hơn nhiều so với quy định trước đó.
GVHD: Nguyễn Thu Hương 15 SVTH: Trần Vủ Ngoan
Luận văn tốt nghiệp Tội cho vay lãi nặng trong luật Hình sự Việt Nam
CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ
TỘI CHO VAY LÃI NẶNG
Trong xã hội ngày nay thì việc cho vay, mượn để vượt qua khó khăn đột xuất là
điều tất yếu của xã hội. Tuy nhiên, do lòng ham muốn lợi ích vật chất riêng tư, mà một số
người đã lấy tiền của mình cho người khác vay để kiếm lợi nhuận từ lãi suất cho vay, tuy
nhiên vì lợi ích từ lãi suất cho vay dần trở thành mặt hàng kinh doanh kiếm lợi nhuận
nhanh chống, không sợ thua lỗ nên các đối tượng cho vay đã bất chấp những khó khăn
của người khác, lợi dụng vào những hoàn cảnh khó khăn đó, mà những người cho vay đã
ép những người lâm vào hoàn cảnh khó khăn, cấp bách đó phải vay tiền của họ với lãi
suất rất cao, cao hơn lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định. Qua nhiều vụ việc được
phát hiện đã gây thiệt hại to lớn đến nền kinh tế và lợi ích của người dân, để điều chỉnh
các hành vi cho vay đó BLHS năm 1985 lần đầu tiên ghi nhận những hành vi cho vay
vượt quá giới hạn cho phép của pháp luật hình sự là tội phạm. Tuy nhiên, do chưa nhìn rõ
được vấn đề và sự phát triển nhanh chóng của tình hình kinh tế xã hội tội phạm CVLN
trong BLHS năm 1985 đã chưa đáp ứng được điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của thực tế nên
còn nhiều khó khăn trong quá trình điều tra, xử lý các hành vi CVLN đó. Đến khi BLHS
năm 1999 được ban hành đến nay có những sửa đổi cơ bản về tội CVLN theo hướng
hoàn thiện hơn rất nhiều so với BLHS trước đó. Việc sửa đổi đó đã góp phần tăng cường
công tác phòng chống tội phạm, và góp phần giúp các cơ quan tố tụng giải quyết được
một số trường hợp phạm tội, mặt khác đã tạo cho cơ quan tố tụng có được nền pháp lý
vững chắc để giải quyết những trường hợp tội phạm phát sinh. Nhằm làm rõ những quy
định cụ thể của tội CVLN, người viết tiến hành phân tích quy định về tội CVLN về các
dấu hiệu pháp lý cấu thành tội phạm CVLN, TNHS đối với người phạm tội, đồng thời
phân biệt tội phạm CVLN với một tội phạm tương tự tại chương hai của luận văn.

2.1. Dấu hiệu định tội của tội cho vay lãi nặng
2.1.1. Khách thể tội cho vay lãi nặng
Khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự trong lĩnh
vực kinh doanh tiền tệ. Ngoài lĩnh vực kinh doanh tiền tệ tội CVLN còn bao gồm cả các
lĩnh vực khác như: lĩnh vực cho thuê tài sản bao gồm cả động sản và bất động sản, vì trên
thực tế không những cho vay tiền lấy lãi suất mà còn cho thuê, cho mướn với số tiền
thuê, mướn rất cao và có tính chất chuyên bóc lột. Nếu chỉ xét trong lĩnh vực kinh doanh
tiền tệ thì chưa bao trùm hết các vấn đề, đặc biệt như thời kinh tế hội nhập như ngày nay.
Tuy nhiên, nói thêm về lĩnh vực cho thuê tài sản thì không được quy định vì các nhà làm
luật không hướng đến cho thuê tài sản là thuộc hành vi CVLN, tuy nhiên nếu xét về bản
chất thì hành vi cho thuê tài sản cũng là hành vi cho vay, giống như cho vay tiền tệ thực
chất là cho người khác thuê số tiền đó để làm ăn, để sinh hoạt cuộc sống, nhưng không ai
GVHD: Nguyễn Thu Hương 16 SVTH: Trần Vủ Ngoan
Luận văn tốt nghiệp Tội cho vay lãi nặng trong luật Hình sự Việt Nam
nói là thuê tiền tệ mà chủ yếu là nói cho vay, hơn nữa việc cho vay tiền còn phải áp dụng
các quy định của ngân hàng nhà nước về mức lãi suất áp dụng, trên mức lãi suất cơ bản
của ngân hàng nhà nước công bố theo từng thời kỳ khác nhau để xác định người cho vay
có lấy với mức lãi suất vượt quá mười lần mức lãi suất cao nhất mà pháp luật cho phép
không.
Ngoài việc cho vay trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ thì thực tế hiện nay còn có cả
hành vi cầm đồ đây cũng là một trong những hành vi CVLN nếu có tính chất chuyên bóc
lột và lãi suất cao hơn mười lần lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định, xét về bản chất
thì hành vi cầm đồ này thực chất là cho vay có bảo đảm là tài sản mà người vay phải để
lại cho người cho vay để bảo đảm rằng số tiền vay đó người cho vay có thể thu hồi được
cả tiền gốc lẫn tiền lãi theo sự thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên hành vi cầm cố tài sản
đã được BLDS điều chỉnh nhưng chưa cụ thể.
Còn đối tượng tác động của tội phạm này là số tiền mà người phạm tội cho người
khác vay, dùng số tiền đó đề kinh doanh bất hợp pháp.
2.1.2. Mặt khách quan tội cho vay lãi nặng
Người phạm tội có hành vi cho người khác vay với lãi suất rất cao xâm phạm đến

chế độ quản lý tín dụng, tiền tệ của nhà nước được pháp luật hình sự bảo vệ, hành vi cho
vay này có thể biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau, người vay và người cho vay có thể
bằng một hợp đồng viết tay, thậm chí có thể là một hợp đồng miệng. Đó là hành vi mà
người cho vay cho vay với lãi suất cao hơn lãi suất tối đa mà pháp luật quy định từ 10 lần
trở lên và có tính chất chuyên bóc lột. Đối với tính chất chuyên bóc lột hiện nay pháp luật
hình sự Việt Nam chưa có hướng dẫn cụ thể như thế nào là có tính chất chuyên bóc lột đã
làm cho việc xác định tội này gặp nhiều khó khăn, chuyên bóc lột có nhiều ý kiến bình
luận khác nhau, có ý kiến cho rằng bóc lột được thể hiện ở chỗ người cho vay lợi dụng
vào hoàn cảnh khó khăn đột xuất, cấp bách của nạn nhân như thiên tai, bệnh tật hoặc
những khó khăn khác cần gấp số tiền để trang trải giải quyết khó khăn,…để ép người vay
phải vay với lãi suất rất cao, cho vay nhiều lần mang tính chuyên nghiệp, người cho vay
lấy việc thu lãi suất làm nguồn thu nhập chính của mình. Cũng có ý kiến cho rằng hành vi
bóc lột là người phạm tội chuyên sống bằng nghề CVLN, làm cho người đi vay phải điêu
đứng, gán cả tài sản để trả nợ… Tuy nhiên, việc xác định hành vi chuyên bóc lột là vấn
đề trừu tượng còn phải kết hợp nhiều yếu tố, qua tìm hiểu người viết xác định hành vi
chuyên bóc lột được xác định là người phạm tội lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của nạn
nhân để ép nạn nhân phải vay tiền của họ với mức lãi suất rất cao, làm cho người vay
phải điêu đứng và bán tài sản để trả phần nợ lãi đó, người phạm tội được thực hiện hành
vi cho vay này nhiều lần, đối với nhiều người, thể hiện qua sự chuyên nghiệp thông qua
hành vi cho vay tồn tại lâu dài khó phát hiện.
GVHD: Nguyễn Thu Hương 17 SVTH: Trần Vủ Ngoan
Luận văn tốt nghiệp Tội cho vay lãi nặng trong luật Hình sự Việt Nam
Mức lãi suất cao nhất mà ngân hàng nhà nước quy định khác nhau theo từng thời kỳ
khác nhau, hiện nay thì mức lãi suất cơ bản mà Ngân hàng Nhà nước quy định là
9%/năm
7
, và theo quy định tại điều 476 của bộ luật dân sự hiện hành thì lãi suất do các
bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% nghĩa là lãi suất cao nhất được quy
định là 13,5%/năm tương đương 1,125%/tháng, khi lãi suất vượt quá 10 lần lãi suất cao
nhất pháp luật quy định thì có dấu hiệu của hành vi cho vay lãi nặng nghĩa là lãi suất cao

hơn 135%/năm tương đương 11,25%/tháng thì có dấu hiệu của tội cho vay lãi nặng. Tội
phạm hoàn thành kể từ thời điểm cho vay với thỏa thuận mức lãi suất rất cao như luật
định.
Nếu hành vi có tính chất tương trợ, giúp đỡ nhất thời hoặc do người trả mang ơn tự
trả với lãi suất rất cao thì hành vi đó không cấu thành tội cho vay lãi nặng vì hành vi đó
không mang tính chất chuyên bóc lột mặc dù lãi suất có thể cao hơn gấp 10 lần lãi suất
cao nhất mà pháp luật quy định.
2.1.3. Mặt chủ quan tội cho vay lãi nặng
Người phạm tội thực hiện hành vi cho vay lãi nặng với lỗi cố ý trực tiếp hoặc với
lỗi cố ý gián tiếp. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật, biết
rõ hành vi cho vay với lãi suất cao của mình gây thiệt hại cho người vay nhưng vì lợi ích
cá nhân, lợi ích thu được rất lớn nên họ vẫn cố thực hiện.
Động cơ, mục đích của tội phạm này không là dấu hiệu bắt buộc nhưng sẽ có ý
nghĩa cho việc định tội với hình phạt áp dụng, nhưng người cho vay lãi nặng bao giờ
cũng vì mục đích tư lợi.
Ví dụ: Ngày 29/5, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng phối hợp với nhiều
công an phường tìm những người vay nợ của vợ chồng chủ vũ trường Lê Trung Hiếu (29
tuổi, tự Tùng “Ba Thay”). Ngoài các nạn nhân đã tố cáo, qua kiểm tra giấy tờ thu tại nhà
Hiếu, cảnh sát lên danh sách hàng trăm người nghèo được cho là đã vay lãi nặng của
Hiếu. Theo các nạn nhân, khi vay tiền của vợ chồng Hiếu, họ phải để lại giấy tờ tùy thân
hoặc hộ khẩu. Để qua mặt nhà chức trách, trên biên nhận chỉ ghi lãi 5% nhưng thực tế
người vay phải đóng 30-60%, cá biệt đến 90% một tháng. Một năm trước, bà Gấm (ở
phường 5, TP Sóc Trăng) vay Hiếu 5 triệu đồng, bị thu lãi trước 5 ngày (250.000 đồng)
và 10% tiền cò. Sau 10 ngày đáo hạn, bà Gấm tiếp tục được vay gấp đôi, bị thu tiền cò,
trả lãi trước 5 ngày… Nhiều lần vay như thế, nửa năm sau tổng nợ lên đến 630 triệu
đồng. “Vợ chồng Hiếu lấy tài sản bằng cách làm giấy tờ mua bán nhà của tôi để trừ nợ
nhưng tôi vẫn còn thiếu lại 230 triệu đồng. Đến 29 Tết Quý Tỵ, vốn gộp lãi tăng lên trên
500 triệu”, bà Gấm kể. Sợ bị quỵt nợ, Hiếu đưa người thân 12,5 triệu đồng chở bà Gấm
ra chợ mua tép, thịt, cá về bán bún nước lèo gần chùa Đất Sét. Mỗi ngày Trung Hiếu cho
7

Theo quyết định số 2868/2010/QĐ-NHNN của thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất cơ bản bằng đồng
Việt Nam.
GVHD: Nguyễn Thu Hương 18 SVTH: Trần Vủ Ngoan
Luận văn tốt nghiệp Tội cho vay lãi nặng trong luật Hình sự Việt Nam
vay lãi nặng cử 4 thanh niên ngồi trước quán đếm từng tô bún để lấy hết tiền lời, chỉ chừa
lại vốn để bà Gấm mua hàng bán tiếp ngày sau. Tương tự, chị Thơm (ở đường Tôn Đức
Thắng) được vợ chồng Hiếu cho vay lần đầu 10 triệu đồng. Đến ngày đáo hạn, chị được
vay gấp đôi để trả nợ cũ. Với cách cho vay này, chị Thơm nợ vợ chồng Hiếu 620 triệu
đồng nên phải bán nhà cho bạn của Hiếu lấy tiền thanh toán. “Hiếu nói nếu tôi không bán
nhà thì vợ chồng với các con đừng ra khỏi cửa. Hiếu còn dọa sẽ cho người chém cả nhà”,
chị Thơm khai với nhà chức trách. Dù khét tiếng cho vay lãi nặng nhưng với ai lần đầu
tiếp xúc đều cho rằng Hiếu nhã nhặn. Nhiều người cho rằng đây chỉ là bình phong của
Hiếu. Từ khi cùng mẹ vợ đầu tư khách sạn Vinh Phong và vũ trường 168, Hiếu trở thành
người giàu có, quan hệ với nhiều đối tượng bất chấp pháp luật tại địa phương. Trước khi
kết hôn lần 2 với Mã Hóa Kim (39 tuổi), Hiếu từng bị phạt 5 năm vì cố ý gây thương
tích. Nhà chức trách đang truy bắt Hiếu. Kim và 5 người liên quan tiếp tục bị tạm giữ
hình sự để điều tra hành vi cho vay lãi nặng và cưỡng đoạt tài sản
8
.
Qua ví dụ trên cho thấy Mã Hóa Kim biết được hành vi của mình là sẽ làm cho
những người đi vay gặp nhiều khó khăn, nhưng với số tiền lãi cao nên Mã Hóa Kim đã
bất chấp pháp luật, với các hành vi tinh vi của mình đã qua mặt pháp luật để cố ý thực
hiện hành vi phạm tội của mình.
2.1.4. Chủ thể tội cho vay lãi nặng
Theo Luật hình sự Việt Nam, chủ thể của tội phạm được hiểu là con người cụ thể đã
thực hiện hành vi phạm tội ở thời điểm họ có năng lực TNHS và đạt độ tuổi chịu TNHS
theo quy định của pháp luật. Cũng như chủ thể của tội phạm khác, chủ thể của tội CVLN
chỉ cần là người có năng lực TNHS và đạt đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp
luật.
Năng lực TNHS là năng lực nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội.

Năng lực TNHS là điều kiện cần thiết để có thể xác định con người có lỗi khi họ thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Chỉ người có năng lức TNHS mới có thể là chủ thể
của tội phạm. Người có năng lực TNHS là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi và có khả
năng điều khiển được hành vi ấy. Người có năng lực TNHS theo luật Hình sự Việt Nam
là người đã đạt độ tuổi chịu TNHS theo điều 12 BLHS năm 1999 và không thuộc trường
hợp ở trong tình trạng không có năng lực TNHS điều 13 BLHS năm 1999
9
.
Đối với tội CVLN thì người có năng lực TNHS là người có khả năng nhận thức
được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi CVLN của người phạm tội làm cho
người đi vay gặp nhiều khó khăn và phải bán hết tài sản để trả nợ người cho vay có thể
8
Trà Giang, Báo Người Đưa tin,Hàng trăm người nghèo vay lãi “cắt cổ” của chủ vũ trường,
[ngày truy cập
25/12/2014].
9
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, nxb công an nhân dân, năm 2008, tr. 119-120
GVHD: Nguyễn Thu Hương 19 SVTH: Trần Vủ Ngoan
Luận văn tốt nghiệp Tội cho vay lãi nặng trong luật Hình sự Việt Nam
điều khiển được hành vi cho vay của mình. Nếu người phạm tội cho vay với lãi suất thấp
thì người vay không phải gặp nhiều khó khăn khi trả nợ cho người cho vay.
Tội CVLN với mức hình phạt cao nhất là 3 năm tù, vì vậy đây là loại tội phạm ít
nghiêm trọng theo quy định tại khoản 3 điều 8 BLHS năm 1999. Trong khi đó điều 12
BLHS năm 1999 lại quy định:
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm
rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Từ những quy định trên cho ta thấy chủ thể của tội CVLN là những người có đầy đủ
năng lực TNHS và phải từ đủ 16 tuổi trở lên, bởi lẽ người từ đủ 16 tuổi trở lên mới nhận

thức được hành vi của mình gây ra là rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng cho xã
hội và có đủ khả năng để giải quyết hậu quả của mình gây ra.
2.2. Trách nhiệm hình sự đối với tội cho vay lãi nặng
2.2.1. Trách nhiệm hình sự đối với tội cho vay lãi nặng theo khoản 1 điều 163
BLHS
Theo quy định tại khoản 1 điều 163 BLHS năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm
2009 quy định: “Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà
pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần
đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm”.
Dựa trên quy định tại khoản 3 điều 8 của BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm
2009
10
. Tội CVLN theo khoản 1 đều này là tội phạm ít nghiêm trọng, khoản 1 điều 163
quy định chế tài nhẹ, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền
lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm. Xét về tính chất và đặc điểm của tội
phạm thuộc khoản 1 điều 163 BLHS thì hình phạt mức cao nhất là cải tạo không giam
giữ đến một năm, hình phạt tại khoản 1 này thể hiện tính răn đe về mặt tư tưởng và đồng
thời răn đe về tài chính của người phạm tội để hạn chế hành vi người phạm tội gây ra.
Xét về khung hình phạt tội phạm tại khoản 1 điều 163 thì chưa phù hợp với tội
phạm gây ra, thông thường thì khi các tội phạm về CVLN hình thành đều gây ra một tổn
thất rất lớn đối với nền kinh tế Quốc gia, đồng thời còn gây tổn hại đến sức khỏe tinh
thần của người dân, quyền và lợi ích của các tổ chức,… Hậu quả của tội phạm gây ra là
rất lớn nhưng với mức hình phạt thì chưa cao, vì vậy tội phạm CVLN vẫn đang có chiều
hướng gia tăng và phức tạp hơn, kéo theo nhiều loại tội phạm mới phát sinh. So với quy
định tại khoản 1 điều 171 BLHS năm 1985 có mức hình phạt cao nhất là 2 năm tù trong
khi đó tội CVLN quy định tại điều 163 BLHS năm 1999 có mức hình phạt nhẹ hơn chỉ
phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ đến một năm.
10
“Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt
đối với tội ấy là đến ba năm tù.”

GVHD: Nguyễn Thu Hương 20 SVTH: Trần Vủ Ngoan
Luận văn tốt nghiệp Tội cho vay lãi nặng trong luật Hình sự Việt Nam
Việc lựa chọn áp dụng chế tài ở khoản 1 điều 163 cho phép tòa án áp dụng loại hình
phạt phù hợp với từng vụ việc phạm tội cụ thể của người phạm tội, ngoài việc căn cứ vào
các quy định của quyết định hình phạt tại chương VII của BLHS năm 1999, nếu người
phạm tội có các tình tiết giảm nhẹ thuộc điều 46 BLHS không có tình tiết tăng nặng hoặc
tình tiết tăng nặng không đáng kể thì tòa án có thể áp dụng mức hình phạt tiền với mức
thấp nhất, hoặc áp dụng mức hình phạt cao nhất là cải tạo không giam giữ đến một năm
khi người phạm tội có các tình tiết tăng nặng được quy định tại điều 48 BLHS hoặc có
tình tiết giảm nhẹ nhưng giảm nhẹ không đáng kể. Khi quyết định khung hình phạt đối
với người phạm tội tòa án phải cân nhắc xem xét tính chất nguy hiểm cho xã hội mà
người phạm tội gây ra đồng thời xem xét các hành vi của người phạm tội thực hiện tội
phạm như thế nào, cũng như trong quá trình điều tra, xét hỏi người phạm tội có những
đóng góp nào không.
2.2.2. Trách nhiệm hình sự đối với tội cho vay lãi nặng theo khoản 2 điều 163
BLHS
Thông thường thì TNHS của các tội phạm được quy định tại các điều luật thì khoản
1 là cấu thành tội phạm cơ bản, còn các khoản còn lại thường là tình tiết định khung tăng
nặng của tội phạm. Cũng như đa số các tội phạm khác thì tội CVLN cũng có tình tiết
định khung hình phạt tăng nặng được quy định tại khoản 2 điều 163 BLHS, quy định:
“Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. Cũng giống như
khoản 1 điều này thì khoản 2 của tội CVLN cũng thuộc trường hợp tội phạm ít nghiêm
trọng, mức hình phạt cao nhất của khoản 2 này là ba năm tù.
Phạm tội thu lợi bất chính lớn là tình tiết tăng nặng định khung của tội phạm, lợi bất
chính ở đây được hiểu là số tiền lãi mà người phạm tội thu được từ hành vi CVLN đem
lại, để tội phạm phải chịu TNHS tại khoản 2 điều này thì số tiền lãi mà người phạm tội
thu được từ việc cho vay này phải lớn. Tuy nhiên, hiện tại pháp luật hình sự Việt Nam
chưa có văn bản nào hướng dẫn về lãi bất chính lớn của tội phạm CVLN bao nhiêu là lớn
nên còn nhiều khó khăn khi áp dụng pháp luật để xử lý các trường hợp thuộc khoản 2
điều này.

Trường hợp phạm tội thu lợi bất chính lớn này cũng tương tự như trường hợp phạm
tội thu lợi bất chính lớn của một số tội phạm khác. Trong khi chưa có hướng dẫn của cơ
quan chức năng, căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm, đối chiếu với
một số tội phạm khác, có thể coi thu lợi bất chính lớn nếu người phạm tội CVLN thu lợi
bất chính từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
11
Khi áp dụng hình phạt
thuộc khoản 2 điều 163 này tòa án cần xem xét người phạm tội có các tình tiết giảm nhẹ
thuộc điều 46 BLHS hay không hoặc không có tình tiết tăng nặng hoặc có nhưng không
đáng kể thì có thể áp dụng mức thấp nhất của khung hình phạt là sáu tháng tù. Nếu người
11
Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm (tập VI), nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
tr.130
GVHD: Nguyễn Thu Hương 21 SVTH: Trần Vủ Ngoan
Luận văn tốt nghiệp Tội cho vay lãi nặng trong luật Hình sự Việt Nam
phạm tội có các tình tiết tăng nặng thuộc điều 48 BLHS hoặc không có tình tiết giảm nhẹ
hoặc có nhưng không đáng kể thì có thể áp dụng mức hình phạt cao nhất là ba năm tù đối
với người phạm tội thuộc khoản này.
2.2.3. Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội theo khoản 3 điều 163 BLHS
Hình phạt bổ sung được quy định tại khoản 3 điều 163 BLHS quy định: Người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm
chức vu, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Cấm
đảm nhiệm chức vụ đối với người phạm tội có chức vụ quản lý, trong coi, kiểm tra, giám
sát… đối với số tài sản liên quan đến hành vi CVLN đó. Ví dụ: ông X là người quản lý
nguồn tín dụng của ngân hàng A do muốn kiếm thêm khoản tiền nhanh lẹ nên ông đã cho
vay với lãi suất vượt mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định với cách thức vay dễ
dàng khi phát hiện ông bị xử lý hình sự về tội CVLN và có hình phạt bổ sung theo khoản
3 điều này cấm ông quản lý tín dụng trong một khoản thời gian. Cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định là những nghề nghiệp, công việc có liên quan đến tài sản của cơ
quan, tổ chức để tránh được trường hợp tội phạm tái phạm.

So với hình phạt bổ sung quy định tại điều 171 BLHS năm 1985 đối với người
phạm tội thì khoản 3 điều 163 BLHS năm 1999 nhẹ hơn cụ thể như sau: Nếu điều 171
BLHS năm 1985 quy định “có thể bị phạt tiền đến mười lần số lợi bất chính”, thì khoản 3
điều 163 BLHS năm 1999 quy định “có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất
chính”. Nếu như điều 171 BLHS năm 1985 quy định “có thể bị cấm đảm nhiệm những
chức vụ, cấm hành nghề hoặc những công việc nhất định từ hai năm đến năm năm” còn
đối với khoản 3 điều 163 BLHS năm 1999 quy định “có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,
cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
2.3. So sánh tội cho vay lãi nặng với tội kinh doanh trái phép (Điều 159 BLHS)
2.3.1. So sánh về khái niệm tội kinh doanh trái phép với tội cho vay lãi nặng
Theo quy định tại điều 159 BLHS năm 1999 thì tội kinh doanh trái phép là “Người
nào kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã
đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định
phải có giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây: đã bị xử phạt hành chính về
hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều
153, 154, 155, 156, 157, 158, 160, 161, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và
238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm”.
Theo khái niệm của tội kinh doanh trái phép và khái niệm về tội CVLN thì cả hai
tội phạm đều là vi phạm pháp luật hình sự trong hoạt động kinh doanh, đều xâm phạm
đến trật tự quản lý kinh tế của nhà nước.
Tuy nhiên, sự khác nhau giữa hai khái niệm về hai tội phạm này là: Đối với tội kinh
doanh trái phép thì vi phạm về vấn đề đăng ký kinh doanh, còn đối với tội CVLN thì vấn
GVHD: Nguyễn Thu Hương 22 SVTH: Trần Vủ Ngoan
Luận văn tốt nghiệp Tội cho vay lãi nặng trong luật Hình sự Việt Nam
đề vi phạm là mức lãi suất phải trả của người đi vay cao hơn mức lãi suất cao nhất mà
pháp luật quy định từ mười lần trở lên.
2.3.2. Sự khác biệt giữa tội cho vay lãi nặng (Điều 163) với tội kinh doanh trái phép
(Điều 159)
Qua phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội phạm CVLN điều 163 và dấu hiệu pháp
lý của tội kinh doanh trái phép điều 159, hai tội phạm này đều thuộc tội phạm ít nghiêm

trọng và thuộc phần các tội xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế,… Tuy nhiên, hai tội
phạm này vẫn có một số điểm khác nhau:
Thứ nhất, khách thể của tội kinh doanh trái phép xâm hại đến trật tự quản lý của nhà
nước về hoạt động kinh doanh thương mại, còn khách thể của tội CVLN xâm phạm đến
trật tự quản lý của nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ.
Thứ hai, Tội kinh doanh trái phép có khung hình phạt cao nhất nhẹ hơn khung hình
phạt cao nhất của tội CVLN, ngoài ra tội CVLN còn có thể cấm người phạm tội đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định trong một khoảng thời gian.
Tóm lại, tội CVLN xâm phạm đến khách thể được luật hình sự bảo vệ đó là trật tự
quản lý của nhà nước về kinh tế, cụ thể đó là xâm phạm đến trật tự quản lý trong hoạt
động kinh doanh tiền tệ của nhà nước. Tội phạm được hình thành khi mức lãi suất cho
vay vượt quá mức giới hạn cho phép đó là mức lãi suất cao hơn mười lần mức lãi suất
cao nhất mà pháp luật quy định và người phạm tội thực hiện tội phạm với tính chất
chuyên bóc lột. Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý và phải đạt độ tuổi từ 16
tuổi trở lên mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm này. Về hình phạt của tội phạm này
là tương đối nhẹ vì đây là tội phạm với tính chất ít nghiêm trọng với mức hình phạt cao
nhất là ba năm tù, so với tội phạm khác như tội kinh doanh trái phép thì tội CVLN có
cũng là hoạt động kinh doanh vi phạm pháp luật xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của
nhà nước, tuy nhiên tội kinh doanh trái phép là vi phạm trong hoạt động kinh doanh
thương mại và vi phạm về vấn đề đăng ký kinh doanh, còn tội cho CVLN thì vi phạm
trong hoạt động kinh doanh tiền tệ và vi phạm về mức lãi suất cao hơn nhiều lần so với
quy định pháp luật.
GVHD: Nguyễn Thu Hương 23 SVTH: Trần Vủ Ngoan
Luận văn tốt nghiệp Tội cho vay lãi nặng trong luật Hình sự Việt Nam
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG HÀNH VI CHO VAY LÃI NẶNG TRONG XÃ HỘI,
BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG
TỘI CHO VAY LÃI NẶNG
Phát triển kinh tế, xã hội nhằm phát triển đất nước là mục tiêu mà Đảng và Nhà
nước ta luôn luôn hướng tới và mong muốn xây dựng nhanh chóng, và đã đạt được một

số thành tựu nhất định trong thời gian qua, góp phần thúc đẩy sự giàu mạnh của đất nước,
cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên kéo theo những mặt tích cực của nền kinh tế đã
làm phát sinh nhiều tệ nạn xã hội khác với sự gia tăng nhanh chóng và ngày càng phức
tạp đã ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình kinh tế xã hội của đất nước. Tại chương 3 này
người viết tập trung phân tích diễn biến của tình hình tội phạm CVLN hiện nay, đồng
thời đưa ra những quan điểm về tính chưa hợp lý của pháp luật hình sự, mặt khác tìm
hiểu về sự khó khăn khi pháp luật áp dụng vào thực tiễn về tội CVLN. Đồng thời thông
qua đó người viết xin kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện những quy định của pháp
luật hình sự về tội CVLN để tạo điều kiện cho công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm
đạt được nhiều hiệu quả hơn, giúp giảm bớt tội phạm.
3.1. Thực trạng hành vi cho vay lãi nặng trong cả nước
Trong những năm qua, nền kinh tế của nước ta không ngừng phát triển, đạt được
nhiều thành tựu vượt bậc. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển không ngừng của nền kinh tế
cũng kéo theo nhiều mặt tiêu cực, làm ảnh hưởng đến trật tự, kỷ cương và an toàn xã hội
của nước ta. Thời gian qua, mặt dù công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm của các cơ
quan chức năng đạt được nhiều thành tích cao, tuy nhiên tình hình tội phạm nói chung và
tội CVLN nói riêng vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều nơi.
Thời gian qua, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan hoạt động cho
vay, thuê, cầm cố tài sản với lãi suất cao, không có sự bảo đảm của pháp luật dạng "Tín
dụng đen" diễn biến phức tạp. Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng thắt chặt nguồn vốn
cho vay, nên các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu sử dụng vốn phải tìm
đến các nguồn vốn khác. Lợi dụng tình hình đó, một số cá nhân, không có chức năng làm
tín dụng nhưng vẫn đi huy động tiền cho vay, hình thành đường dây “Tín dụng đen” với
lãi suất huy động và cho vay rất cao mà không lường trước được hậu quả. Thực chất của
“Tín dụng đen” là huy động và cho vay tín dụng không qua hệ thống ngân hàng, không
đăng ký kinh doanh, lãi suất cao hơn rất nhiều lần so với quy định của pháp luật, chưa
được cấp phép và chịu sự quản lý chính thức bởi cơ quan quản lý Nhà nước. Tín dụng
đen hiện chiếm Với tỷ lệ 30% so với tín dụng ngân hàng, quy mô tín dụng đen ở Việt
Nam vào khoảng 50 tỷ USD, thông tin được TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện
GVHD: Nguyễn Thu Hương 24 SVTH: Trần Vủ Ngoan

Luận văn tốt nghiệp Tội cho vay lãi nặng trong luật Hình sự Việt Nam
nghiên cứu và Quản lý Kinh tế trung ương đưa ra tại Hội thảo “Cải cách thị trường tài
chính trong chiến lược tái cơ cấu nền kinh tế”.
12
Do mất khả năng thanh toán, nên các vụ vỡ nợ “Tín dụng đen” liên tiếp xảy ra, với
số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến các hành vi
phạm tội như: Giết người, Cố ý gây thương tích, Cướp tài sản, Cưỡng đoạt tài sản, Bắt
cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, Bắt giữ người trái pháp luật, Xâm phạm chỗ ở của công
dân… đậm tính chất xã hội đen đặc biệt nghiêm trọng. Nhiều vụ có dấu hiệu phạm tội
theo kiểu xã hội đen, đặc biệt nghiêm trọng, như vụ Ðồng Cao Cường, trú tại phố Bùi Thị
Xuân (Hà Nội) cùng đồng bọn đã dùng súng bắn chết chị Nguyễn Thị Liên, tại địa chỉ
488 phố Xã Ðàn, Kim Liên (Hà Nội).
Đối tượng cho vay và đi vay trong "Tín dụng đen" rất đa dạng. Đáng chú ý là
những băng nhóm chuyên cho vay lãi nặng được tổ chức chặt chẽ, tập hợp nhiều đối
tượng có tiền án, tiền sự, côn đồ hung hãn, sẵn sàng dùng các thủ đoạn tàn ác, trái pháp
luật với con nợ và gia đình họ, để thu hồi các khoản tiền lãi và nợ gốc. Mặt khác, số đối
tượng vay mượn tiền, tài sản thường tạo vỏ bọc sang trọng, giàu có để tạo niềm tin, nhằm
huy động vốn với lý do "kinh doanh". Thực tế, nhiều vụ đối tượng vay tiền, lại sử dụng
vào mục đích bất hợp pháp như đánh bạc, buôn lậu Một số khác vay tiền với lãi suất
cao để kinh doanh, nhưng bị thua lỗ, thâm hụt vốn, không có khả năng trả nợ cho nên đã
bỏ trốn. “Tín dụng đen” len lỏi khắp các địa phương trong cả nước đã gây ra những rủi ro
và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với cả người cho vay và người đi vay, ảnh hưởng
trật tự an toàn xã hội, gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế, xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân Từ năm 2010 đến tháng 6-2012, trên địa bàn
cả nước xảy ra hơn 4.300 vụ việc phạm tội liên quan tội phạm "tín dụng đen", trong đó,
có 31 vụ giết người, 218 vụ cố ý gây thương tích, 338 vụ cướp tài sản, 689 vụ cưỡng đoạt
tài sản, hơn 1.000 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gần 1.900 vụ lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản, 54 vụ hủy hoại tài sản Tại 18 địa bàn trọng điểm xảy ra hơn 2.000 vụ liên
quan tội phạm "tín dụng đen". Riêng 05 thành phố, gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Tp. Hồ Chí
Minh, Ðà Nẵng, Cần Thơ, xảy ra 18 vụ gây thiệt hại gần 2.000 tỷ đồng. Chỉ tính riêng 6

tháng đầu năm 2013, cả nước đã xảy ra 128 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 124 vụ lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, 04 vụ giết người, 28 vụ cướp tài sản, 98 vụ cưỡng
đoạt tài sản, 55 vụ hủy hoại tài sản liên quan đến “Tín dụng đen”
13
. Còn theo một thống
kê chưa đầy đủ, chỉ riêng năm 2011 đã xảy ra trên 100 vụ vỡ nợ lớn liên quan đến các
hoạt động “tín dụng đen” gây thiệt hại trên 4000 tỷ đồng.
14
12
Bích Diệp, Báo Dân trí, tín dụng đen ở Viẹt Nam sấp xỉ 30% tín dụng ngân hàng, />doanh/tin-dung-den-o-viet-nam-xap-xi-30-tin-dung-ngan-hang-789839.htm, [ ngày truy cập 14/12/2014].
13
Thái Hưng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thực trạng tình hình vi phạm, tội phạm liên quan đến tín dụng đen,
[ngày truy cập 20/02/2015].
14
Nguyễn Trọng Nga- Nguyễn Thị Hoa, Bản chất của “tín dụng đen” và một số giải pháp phòng ngừa,
nd-afd88eb9.aspx, [ngày truy cập 14/04/2015].
GVHD: Nguyễn Thu Hương 25 SVTH: Trần Vủ Ngoan

×