Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Thảo luận môn quản trị học: Ra quyết định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.64 KB, 22 trang )

Vấn đề cần ra quyết định
Theo quan sát, hiện nay trên địa bàn Hà Nội vẫn còn khá ít các cửa hàng
chuyên cung cấp rau sạch. Ngoại trừ rau trong một số siêu thị lớn được kiểm tra
chất lượng thì rau bán ở các chợ vẫn còn chưa có đảm bảo về nguồn gốc cũng như
sự an toàn. Thậm chí, còn có những cửa hàng treo biển bán rau sạch nhưng thực
chất lại trà trộn cả rau không bảo đảm chất lượng, gây hoang mang cho người tiêu
dùng. Nhu cầu về rau sạch có xu hướng gia tăng, và trở thành một nhu cầu mang
tính chất thiết yếu.
Trước thực trạng trên, những người bạn của anh Minh đã đưa ra ý tưởng thực
hiện dự án: “Xây dựng cơ sở sơ chế và chuỗi cửa hàng phân phối rau sạch trên
địa bàn thành phố Hà Nội”. Dự án nhập rau từ các vùng trồng rau uy tín theo tiêu
chuẩn VIETGAP, sơ chế, và phân phối trên toàn thành phố. Họ muốn mời anh
Minh tham gia vào dự án của họ. Anh Minh đang phân vân không biết có nên tham
gia dự án này hay không.
Xây dựng cơ sở sơ chế và chuỗi
cửa hàng phân phối rau sạch trên
địa bàn thành phố Hà Nội
Nhu cầu về rau sạch
của người dân trên địa
bàn Hà Nội ngày càng
ra tăng
Nguồn cung ứng về
rau sạch của các
doanh nghiệp trên địa
bàn Hà Nội chưa đáp
ứng được nhu cầu của
người dân
Muốn kinh doanh để
thu được lợi nhuận
Mô tả dự án
• Mục tiêu: Dự án: “Xây dựng cơ sở sơ chế và chuỗi cửa hàng phân phối rau sạch


trên dịa bàn thành phố Hà Nội” hướng tới mục tiêu vì sức khỏe vàng cho người
tiêu dùng. Dự án cam kết cung cấp những loại rau sạch, chất lượng tốt nhất với giá
cả thị trường tới tận tay người tiêu dùng. Được phục vụ khách hàng là niềm vui và
sứ mệnh của chúng tôi.
• Thương hiệu: Doanh nghiệp sẽ đăng ký thương hiệu “GREEN” cùng logo
với Cục sở hữu trí tuệ. Logo được thiết kế đẹp mắt nhằm gây ấn tượng với khách
hàng.
• Slogan: “Sản phẩm xanh, Sức khỏe vàng”.
Mô tả sản phẩm
Sản phẩm của dự án là các loại rau sạch theo mùa, có chất lượng đảm bảo
theo tiêu chuẩn VIETGAP (là chữ viết tắt của Vietnamese Good Agricultural
Practices, nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt).
Hiện nay các loại chính trên địa bàn thành phố được chia thành 6 nhóm sau:
- Rau ăn lá ngắn ngày gồm: rau dền, rau muống cạn, rau cải, xà lách, mồng
tơi…
- Rau ăn lá dài ngày có: cải bắp, cải thảo, cải bông…
- Rau ăn củ, quả ngắn ngày như: dưa leo, khổ qua, mướp, đậu cove, đậu đũa,
củ cải…
- Rau ăn củ, quả dài ngày như: đậu bắp, cà chua, cà tím, ớt, bầu, bí, khoai tây,
cà rốt…
- Rau muống nước.
- Rau gia vị như ngò rí, ngò gai, ớt cay, hành lá, húng cây…
Tất cả những loại rau củ quả đó được bán rộng rãi ở tất cả các chợ và siêu
thị. Tùy thuộc vào mùa, doanh nghiệp sẽ cung cấp đầy đủ, chất lượng và giá thành
hợp lý đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Tất cả các sản phẩm được bày bán trong cửa hàng đều được đóng gói, dán
nhãn “ GREEN” có logo và niêm phong theo quy định.
Mô hình
Dự án gồm:
- 1 xưởng tập kết và sơ chế ở ngoại thành Hà Nội.

Vị trí: Cầu Diễn – Từ Liêm
-10 cửa hàng ở gần các khu đông dân cư, chợ ( 20- 30m2 /cửa hàng ).
Vị trí các cửa hàng: : 1 CH tại Ngã Tư Sở, 1 CH tại Hàng Bông, 1 CH tại
Khâm Thiên, 1 CH tại khu đô thị mới Định Công, 1 CH tại khu đô thị mới Linh
Đàm, 1 CH tại Lê Đại Hành, 1 CH tại Phố Huế, 1 CH tại Bà Triệu, 1 CH tại Thụy
Khuê, và 1 CH tại đường Xuân Thủy.
Các cửa hàng được trang trí giống nhau, tên cửa hàng cũng là tên thương hiệu
“GREEN”. Các cửa hàng được bày biện một cách hợp lý, đẹp mắt. Mỗi cửa hàng
sẽ có 2 nhân viên bán hàng, có đồng phục của cửa hàng. Trong mỗi cửa hàng sẽ có
bảng giá niêm yết và giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.
I: Phân tích tính khả thi về thị trường của dự án
Phân tích cầu
Lượng cầu
Các yếu tố tác động đến cầu
Giá Thu nhập Dân số
khoảng 1.200
tấn/ngày, như
vậy 1 năm sẽ là
khoảng 438.000
tấn => Đây
thực sự là một
con số rất lớn
Cao gấp 4-5 lần
rau củ thông
thường
Thu nhập của
người dân Hà
Nội ngày càng
tăng mà ra
thuộc loại hàng

hóa thông
thường nên thu
nhập tăng thì
nhu cầu về rau
Hà Nội là một
thành phố lớn
và đông dân
(khoảng 6,6
triệu người).
Với quy mô
dân số như vậy
Hà Nội sẽ là
một thị trường
cũng tăng lên,
đặc biệt là rau
sạch.
tiêu thụ đầy
tiềm năng với
mức cầu về các
loại hàng hóa
nói chung và
rau sạch nói
riêng.
Phân
tích
cung
Lượng cung
Các yếu tố tác động đến cung
Thời tiết
Giá của các yếu tố

sản xuất
- Theo nghiên cứu của Viện
Chính sách và Chiến lược
Phát triển NNNT, với hơn 2,4
triệu người, nhu cầu rau ở khu
vực nội thành Hà Nội rất lớn –
khoảng 1.500 tấn mỗi ngày và
đặc biệt tăng cao trong dịp lễ
tết. Tuy nhiên, sản lượng rau
an toàn cũng mới chỉ đáp ứng
khoảng 14% nhu cầu của
người tiêu dùng.
- Các yếu tố khách
quan thuộc về thời
tiết lại không thuận
lợi cho việc trồng
rau. Do đó, dự án xác
định chi phí cho rau
nguyên liệu là tương
đối cao.
- Giá hạt giống, ni-
lon, lưới che cho rau
đều tăng
- chi phí cho các vật
tư nông nghiệp khác
như: ni-lông, lưới,
tre, dây để bảo vệ
rau cũng khá tốn kém
- Giá một số loại
phân bón lại có sự

tăng nhẹ
Xác định thị trường mục tiêu
Địa điểm: nội thành Hà Nội.
Đối tượng: là những hộ gia đình có thu nhập khá trở lên ( thu nhập > 7 triệu
đồng/ tháng), và các khách sạn, nhà hàng lớn trên địa bàn thành phố.
Dự báo cung và cầu về sản phẩm
Dự báo cầu về sản phẩm
Tính đến thời điểm hiện nay, dân số của Hà Nội khoảng 6,6 triệu người và bên
cạnh đó là khoảng hơn 3 triệu người lưu trú. Do đó, nhu cầu rau sạch Hà Nội lên
tới hàng triệu tấn trên năm. Dự báo quy mô dân số Hà Nội đến năm 2020 là 7,4
triệu người, năm 2030 lên tới 9,5 triệu người. Từ đó ta có thể nhận thấy rằng sự gia
tăng của nhu cầu về rau sạch sẽ trở thành một điều tất yếu. Theo Sở NN-PTNT,
mức tiêu thụ rau mấy năm trở lại đây tại Hà Nội là khoảng 2.600 tấn/ngày (khoảng
950.000 tấn/năm), riêng khu vực nội thành khoảng 1.200 tấn/ngày (khoảng
450.000 tấn/năm).
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, sự gia tăng của rất nhiều loại bệnh
như: bệnh Gout, bệnh máu nhiễm mỡ, nên người dân ngày càng quan tâm đến
chất lượng của các loại thực phẩm hàng ngày. Đặc biệt là các loại rau, củ, quả, …
có thể cung cấp rất nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể.
Một thực tế từ cuộc sống hàng ngày cho ta thấy rằng, việc mua các loại rau
tại siêu thị, hay tại các cửa hàng có uy tín và đảm bảo chất lượng đã dần trở nên
quen thuộc với người dân thủ đô, cho dù họ có thể thấy rằng mua rau tại siêu thị sẽ
đắt hơn so với mua ngoài thị trường, nhưng đổi lại là họ có một cảm giác yên tâm
và an toàn khi sử dụng sản phẩm.
Vì vậy chúng ta có thể nhận thấy một điều rất rõ ràng rằng, nhu cầu về rau
sạch ở nội thành Hà Nội trong tương lai ngày càng có xu hướng gia tăng.
II: Phân tích đối thủ cạnh tranh
Dưới con mắt của các nhà kinh doanh, ở phần thị trường nào có nhiều lợi
nhuận và ít rủi ro sẽ là miếng mồi béo bở đối với họ. Nhận thấy tiềm năng của thị
trường rau sạch tại nội thành Hà Nội, nhiều nhà kinh doanh đã đặt chân đến lĩnh

vực này. Do đó, đối thủ cạnh tranh của dự án cũng không phải là ít. Có thể chia đối
thủ cạnh tranh thành các nhóm như sau:
 Các doanh nghiệp kinh doanh lớn:
Một số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ rau sạch trên
địa bàn Thủ đô như Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hương Cảnh, công ty Phú Tam
Nông, Tôn Kin… Hương Cảnh đã có những đầu tư lớn vào việc sản xuất và phân
phối rau sạch. Công ty cũng cam kết thu mua 100% sản phẩm rau sạch của nông
dân tại đây theo giá thỏa thuận trong hợp đồng( từ 3.000-5.000đ/kg tuỳ loại rau).
Những thời điểm giá thị trường tăng, công ty thu mua 50% theo giá thoả thuận,
50% theo giá thị trường để khuyến khích nông dân và đảm bảo kinh doanh của
công ty. Công ty có một đội ngũ nhân viên cùng với cán bộ của Chi cục Bảo vệ
thực vật thường xuyên giám sát tại địa phương để chỉ đạo nông dân trong quá trình
sản xuất, thu hoạch rau sạch. Rau Hương Cảnh trước khi ra thị trường đều đã được
sơ chế sạch sẽ, đóng túi nilon, dán tem và in mã vạch. Rau sạch của Công ty
Hương Cảnh mỗi ngày cung cấp cho thị trường từ 1,5 đến 2 tấn, hiện đang bán ở
chuỗi siêu thị Hapro, Fivimart và 3 cửa hàng ở quận Hà Đông là 118 đường Tô
Hiệu, 37 Bà Triệu, B28 TT9 Khu đô thị Văn Quán. Tuy nhiên, để đầu tư vào rau
sạch, mỗi tháng Công ty Hương Cảnh chấp nhận bù lỗ 40 triệu đồng để tìm kiếm
thị trường.
 Hệ thống các siêu thị có kinh doanh rau sạch trên địa bàn thành phố:
Hiện nay, có khoảng 43 siêu thị lớn và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội có
kinh doanh rau sạch. Người tiêu dùng, theo thói quen thường vào siêu thị mua rau
để đẩm bảo an toàn. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn khiến cho lòng tin của
người tiêu dùng bị lung lay là chất lượng rau trong siêu thị không thực sự sạch như
cái mác mà nó vẫn mang. Theo Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội,
chỉ mới kiểm tra sơ bộ gần chục siêu thị lớn nhỏ đóng trên địa bàn thành phố, đã
phát hiện phần lớn các đơn vị kinh doanh này có sai phạm về mặt thủ tục nhập
hàng. Rất nhiều siêu thị chỉ nhập của một nhà cung cấp, nhưng nhà cung cấp đó chỉ
đáp ứng già nửa chủng loại rau củ theo yêu cầu nên đã móc nối với một địa chỉ
cung cấp khác cung cấp số chủng loại còn thiếu rồi dán tem nhãn của mình vào.

Thậm chí có siêu thị ra tận chợ đầu mối, nhập rau rồi dán tem phô tô vào. Nhiều
siêu thị trong thành phố dù đã có quầy rau an toàn song nhìn chung, sản lượng tiêu
thụ thấp, lợi nhuận ít nên các siêu thị vẫn ít quan tâm, đầu tư cho ngành hàng này.
 Các cửa hàng rau sạch nhỏ lẻ trên thị trường:
Trên thị trường hiện nay, có một số lượng nhỏ những cửa hàng bán rau sạch
với quy mô nhỏ. Hiện nay, tại Hà Nội các quận, huyện có bố trí các quầy tiếp nhận
và kinh doanh sản phẩm rau sạch như Hà Đông 3 điểm, Long Biên 6 điểm, Thanh
Trì 4 điểm, Thường Tín 2 điểm… Tuy vậy, số điểm bán rau sạch này chỉ chiếm vị
trí rất nhỏ, chưa “phủ sóng” được nhiều so với nhu cầu tiêu thụ rau sạch, thực
phẩm sạch của người dân.
Do xuất hiện từ trước và đã tạo dựng được uy tín nên một số cửa hàng cũng
có mức tiêu thụ tương đối khá. Tuy nhiên, rất nhiều cửa hàng trong số đó không
tạo dựng được niềm tin với khách hàng vì nhiều lý do. Một điều dễ nhận thấy ở các
cửa hàng này là rau không được đóng gói, niêm phong, dán nhãn, nguồn gốc rau
không rõ ràng…, cũng không niêm yết bảng giá theo quy định, thậm chí nhiều nơi
còn không có giấy chứng nhận nhưng vẫn treo biển “Cửa hàng rau sạch”. Và như
vậy, chủ cửa hàng rất dễ trà trộn rau không sạch vào để bán. Có dạo, trong số hơn
50 cửa hàng treo bảng bán rau sạch, vẫn có những cửa hàng bị phát hiện nhập rau
không rõ nguồn gốc nhưng vẫn được dán nhãn RAT. Và rất nhiều các cơ sở bán
rau sạch bên ngoài cũng bị phát hiện có dư lượng hoá chất độc hại vượt hàng chục
lần mức cho phép, nhất là rau cải, dưa chuột, đậu đỗ.
Nhận xét: Bất kỳ một lĩnh vực kinh doanh nào cũng vấp phải sự cạnh tranh,
và kinh doanh rau sạch cũng không phải là một ngoại lệ. Mặc dù sức ép từ phía các
đối thủ cạnh tranh là khá lớn, tuy nhiên, dựa trên tình hình thực tế hiện nay là thị
trường ngày càng mở rộng, và đặc biệt là thu nhập bình quân đầu người tại Hà Nội
tăng nhanh sẽ làm nhu cầu tiêu dùng rau sạch tăng lên. Mặt khác, các đối thủ cạnh
tranh đều có những điểm yếu, mà dựa vào đó, dự án này có thể khắc phục được và
cạnh tranh lại với họ.
Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng rau sạch lớn, điểm bán ít, chiếm lĩnh thị trường
rau hiện nay phần lớn là rau, củ không rõ nguồn gốc, sử dụng thuốc bảo vệ thực

vật với hàm lượng không nhỏ khiến người tiêu dùng lo lắng. Xuất phát từ thực
trạng còn tồn tại trên ta có thể thấy rằng để có thể tồn tại trên thị trường này thì
việc khẳng định được chất lượng của sản phẩm và uy tín của cửa hàng trở thành
một điều hết sức cần thiết. Do đó, dự án tin tưởng rằng sẽ vẫn có chỗ đứng cho
thương hiệu của mình. Chuỗi cửa hàng rau sạch cần phải xây dựng được niềm tin
của người tiêu dùng bằng chính chất lượng của hàng hóa.
III: Phân tích công nghệ của dự án
1: Lựa chọn công nghệ thiết bị của dự án
Danh mục trang thiết bị và nhà cung ứng của dự án
TT Tên Nguồn cung ứng
Tính năng kỹ
thuật
Số
lượng
Giá
(trđ/chiếc
)
1
1
Ô tô đông
lạnh
467 Nguyễn Văn Linh -
Phúc Đồng - Long Biên -
Hà Nội
Xe tải đông lạnh
1,25 tấn
3 460
2
2
Máy đóng

gói hút chân
không
-Công ty Cổ phần Công
nghệ mới Toàn Cầu -Số
184-185 Lô C4, Khu Đô thị
mới Đại Kim - Hoàng Mai -
Hà Nội
Đóng các loại bao
gói túi nhựa ,
nilon từ 0,5 đến 5
kg
2 11
3
3
Kho lạnh
SAO VIỆT- CƠ
ĐIỆN LẠNH HẢI
PHÒNG
Địa chỉ: 51 Nguyễn Bỉnh
Khiêm- Lạch Tray - TP Hải
Phòng
Kho lạnh từ -2->
+12 độ C . 100
m3 /30 m2 sàn
1 120
4
4
Tủ siêu thị
KS-PFG-20
Công ty cô phần xuất

nhập khẩu Hoa Nam 868
Đường Phạm Hùng, Cầu
Giấy, Hà Nội
Dung tích 860 lít,
nhiệt độ 2-10 độ
C, công suất 1100
W, kích thước
2000x980x1650
mm
10 35
5
5
Kệ giá Công ty cô phần xuất
nhập khẩu Hoa Nam, 868
Đường Phạm Hùng, Cầu
Giấy, Hà Nội
Kích thước
3x1,5x0.5 m
10 5
6
6
Hệ thống xử
lý nước rửa
rau bằng
công nghệ
ozone
Công ty TNHH Sản
xuất và Thương mại W.I.N
Số 1 Pháp Vân- Hoàng
Liệt- Hoàng Mai (Hà Nội)

• Lọc nước
• Loại bỏ sắt
• Loại bỏ chất
độc
2 66
a: Công suất dự kiến của dự án
 Năm 1: Công suất của dự án là 70%, tương đương với mức cung ứng 70kg
rau/CH/ ngày.
Theo đó, năm đầu tiên, dự án cung cấp:
70 (kg/CH/ngày) x 10 (CH ) x 360 (ngày) = 250 tấn/ năm.
 Năm 2: Công suất của dự án là 90%, tương đương với mức cung ứng 90 kg
rau/CH/ ngày.
Khả năng cung ứng của dự án:
90 (kg/CH/ngày) x 10 (CH) x 360 (ngày) = 320 tấn/ năm.
 Từ năm 3 trở đi, dự án sẽ hoạt động với công suất 100%, tương đương với mức
cung ứng 100 kg rau/CH/ngày.
Khả năng cung ứng rau của dự án:
100 (kg/CH/ngày) x 10 (CH) x 360 (ngày) = 360 tấn/năm.
Khả năng cung ứng sản phẩm của dự án
Đơn vị tính: tấn
Thời
gian
Năm
1
Năm
2
Năm
3
Năm
4

Năm
5
Năm
6
Năm
7
Năm
8
Năm
9
Năm
10
Mức
cung
ứng
250 320 360 360 360 360 360 360 360 360
b: Nguyên vật liệu đầu vào của dự án.
Đối với dự án, sản phẩm chính là các loại rau theo mùa, được nhập từ khu
vực ngoại thành Hà Nội đảm bảo các tiêu chuẩn kĩ thuật đã được xác định trước.
Ngoài ra, nguyên vật liệu phụ được sử dụng chủ yếu trong quá trình hoạt
động kinh doanh đó là túi nilon bao gói.
Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu phụ đầu vào của dự án
Đơn vị tính: Kg
Nguyên
vật liệu
Năm
1
Năm
2
Năm

3
Năm
4
Năm
5
Năm
6
Năm
7
Năm
8
Năm
9
Năm
10
NVL
phụ:Túi
nilon
bao gói
200 250 300 300 300 300 300 300 300 300
c: Cơ sở hạ tầng.
 Năng lượng điện
- Tổng công suất cần thiết cho mỗi cửa hàng trong 1 năm: 6000 KW
- Tổng công suất cần thiết cho cơ sở sản xuất trong 1 năm: 42000 KW
- Nguồn cung cấp: Công ty điện lực Hà Nội.
- Chi phí dự kiến cho việc sử dụng điện (theo giá điện kinh doanh của Công ty
điện lực): 3.000đ/KWh.
 Nước:
- Khối lượng nước cần sử dụng cho mỗi cửa hàng trong 1 năm: 360m3.
- Khối lượng nước cần sử dụng cho cơ sở sản xuất trong 1 năm:3600m3.

- Nguồn cung cấp: Công ty nước sạch Hà Nội.
- Xử lý nước thải: nước thải không chứa nhiều hoá chất độc hại nên có thể xả
trực tiếp xuống hệ thống cống ngầm của Hà Nội.
- Chi phí dự kiến cho việc sử dụng nước (theo giá nước dùng cho hoạt động
kinh doanh): 12.000đ/m3
 Nhu cầu vận tải và giao thông:
- Phương tiện vận tải: xe tải loại 1.25 tấn
- Số lượng: 03
- Được khấu hao dần trong 10 năm dự án hoạt động.
- Lượng xăng cần thiết để chạy xe trong 1 năm: 500l
- Chi phí dự kiến cho việc sử dụng 2 xe tải:
+ Giá xăng: 23.000đ/l
+ Chi phí bảo dưỡng: 5.000.000đ/xe/năm.
 Các cơ sở hạ tầng khác:
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy: mỗi cửa hàng cần trang bị 1 bình xịt chữa
cháy CO2, cơ sở sơ chế 15 bình (250.000đ/bình)
- Hệ thống thông tin liên lạc: mỗi cửa hàng có 1 máy điện thoại cố định, 3
máy cho văn phòng tại cơ sở sơ chế (250.000/máy).
IV: Phân tích tài chính dự án
1: Dự tính tổng mức vốn đầu tư.
Cơ sở để dự tính tổng mức vốn đầu tư:
- Các văn bản quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành của bộ xây dựng, bộ tài
chính, ủy ban nhân dân Tp Hà Nội (về suất vốn đầu tư, giá thiết kế, đơn giá xây
dựng của tỉnh, …).
- Tổng mức vốn đầu tư của dự án được xác định theo phương pháp tổng hợp
từ khác khoản mục chi phí dự tính dự tính của dự án, thể hiện theo bảng sau:
Dự tính mức tổng đầu tư vốn
Đơn vị: triệu đồng
Hạng mục công trình Thành tiền
A. Vốn cố định 3616

I. Chi phí ban đầu về đất 20
1. Chi phí giải phóng, san lấp mặt bằng 20
II. Chi phí xây lắp 1450
1. Nhà xưởng 1200
2. Chuỗi cửa hàng 250
III. Vốn thiết bị 2079
IV. Chi phí chuẩn bị 67
B. Vốn lưu động 700
c. Vốn dự phòng 128
Tổng vốn đầu tư 4444
Bảng dự tính chi tiết từng khoản mục
Đơn vị: Triệu đồng
Hạng mục công trình
Diễn giải
Số lượng
Giá/đơn
vị
A. Vốn cố định 3616
I. Chi phí ban đầu về
đất
20
1. Chi phí giải phóng,
san lấp mặt bằng
20
II. Chi phí xây lắp 1450
1. Hệ thống cửa hàng 10 25
2. Nhà xưởng 1 1200
III. Vốn thiết bị 2079
1. Ô tô đông lạnh Xe tải đông lạnh 1,25 tấn 3 460
2. Máy đóng gói

Đóng các loại bao gói từ 0,5 đến
5 kg
2 11
3. Kho lạnh
Kho lạnh từ -2 đến +12 độ
C
1 120
4. Tủ siêu thị KS-PFG-
20
Dung tích 860 lít, nhiệt độ
2-10 độ C
10 25
5. Kệ giá 10 5
6. Hệ thống xử lý nước
bằng công nghệ ozone
2 66
7. Chi phí khác 25
IV. Chi phí chuẩn bị 67
B. Vốn lưu động 700
C. Vốn dự phòng 128
Tổng cộng 4444
2: Dự tính nguồn vốn huy động của dự án.
- Chủ đầu tư: 2444 triệu đồng
- Vay quỹ tín dụng đầu tư phát triển: 2000 triệu đồng
3: Lập báo cáo tài chính và xác định dòng tiền của dự án.
a: Dự tính doanh thu, chi phí từ hoạt động kinh doanh hàng năm.
Doanh thu được tính trên cơ sở sau:
- Thu nhập và chi tiêu của các đối tượng khách hàng.
- Nhu cầu thị trường và sồ liệu thống kê nghiên cứu thi trường, giá cả.
- Công suất hoạt động của chuỗi cửa hàng.

- Theo thời gian, mùa vụ.
Theo tính toán cuả dự án, giá rau tính bình quân cho các năm là 30.000 đ/kg.
Theo đó, doanh thu của dự án qua các năm sẽ là;
• Năm 1: 250 tấn x 30.000 đ/kg = 7.500 (triệu đồng)
• Năm 2: 320 tấn x 30.000 đ/kg = 9.600 (triệu đồng)
• Năm 3 trở đi: 360 tấn x 30.000 đ/kg = 10.800 (triệu đồng)
Bảng dự tính doanh thu hằng năm:
Đơn vị:
triệu đồng
Thời
gian
Năm Năm Năm Năm Năm
Năm
5
Năm
6
Năm
7
Năm
8
Năm
9
Năm
10
(năm) 0 1 2 3 4
Tổng
doanh
thu
0
750

0
960
0
1080
0
1080
0
1080
0
1080
0
1080
0
1080
0
1080
0
1080
0
Bảng dự tính chi phí hàng năm của dự án:
Đơn vị tính: triệu đồng
Các yếu tố
chi phí đầu
vào

m 0
Năm
1

m 2

Năm
3
Năm
4
Năm
5

m 6
Năm
7
Năm
8
Năm
9
Năm
10
1. Chi phí
đầu vào
3750 4800 5400 5400 5400 5400 5400 5400 5400 5400
2. Chi phí
thuê đất cho
nhà xưởng
200 264 264 264 264 264 264 264 264 264
3. Chi phí
thuê chuỗi
cửa hàng
740 800 800 800 800 800 800 800 800 800
4. Chi phí
điện
250 310 310 310 310 310 310 310 310 310

5. Chi phí
nước
82 86.4 86.4 86.4 86.4 86.4 86.4 86.4 86.4 86.4
6. Chi phí
điện thoại,
thông tin
82 84 84 84 84 84 84 84 84 84
7. Chi phí sửa
chữa, bảo
dưỡng TB-
MM
20 20 25 25 25 25 25 25 25 25
8. Khấu hao 353 353 353 353 353 353 353 353 353 353
9. Chi phí
quảng cáo
80 92 115 115 115 115 115 115 115 115
10. Chi phí
thuê nhân
công
900 900 1080 1080 1080 1080 1080 1080 1080 1080
11. Các chi
phí phát sinh
khác
15 16 17 17 17 17 17 17 17 17
Tổng chi phí 6472
7725
.4
8534
.4
8534

.4
8534
.4
8534
.4
8534
.4
8534
.4
8534
.4
8534
.4
b: Xác định dòng tiền của dự án.
Dòng tiền của dự án được xác định theo bảng sau:
Bảng dòng tiền của dự án
Đơn vị: Triệu đồng
Các chỉ
tiêu

m 0
Năm
1

m 2
Năm
3
Năm
4
Năm

5
Năm
6
Năm
7
Năm
8
Năm
9
Năm
10
Tổng
vốn đầu

444
4
Tổng
doanh
thu 7500
960
0
1080
0
1080
0
1080
0
1080
0 10800 10800 10800 10800
CP vận

hành
hàng
năm 6472
772
5.4
8534.
4
8534.
4
8534.
4
8534.
4
8534.
4
8534.
4
8534.
4
8534.
4
Khấu
hao 353 353 353 353 353 353 353 353 353 353
Thu
nhập
chịu
thuế 675
152
1.6
1912.

6
1912.
6
1912.
6
1912.
6
1912.
6
1912.
6
1912.
6
1912.
6
Thuế
thu
nhập
168.7
5
380.
4
478.1
5
478.1
5
478.1
5
478.1
5

478.1
5
478.1
5
478.1
5
478.1
5
Luồng
tiền
ròng
-
444
4
859.2
5
149
4.2
1787.
45
1787.
45
1787.
45
1787.
45
1787.
45
1787.
45

1787.
45
1787.
45
Các
chỉ
tiêu
Năm
0
Năm
1
Năm
2
Năm
3
Năm
4
Năm
5
Năm
6
Năm
7
Năm
8
Năm
9
Năm
10
Tổng

vốn
đầu
tư 4444
Tổng
doanh
thu 7500 9600
1080
0
1080
0
1080
0
1080
0
1080
0
1080
0
1080
0
1080
0
CP
vận
hành
c: Xác định tỷ suất của dự án.
Tỷ suất của dự án được xác định dựa vào:
- Chi phí cơ hội của vốn tự có được xác định dựa vào lãi suất gửi tiền
tiết kiệm dài hạn là 14%/năm.
- Lãi vay ưu đãi tín dụng là 22.5%/năm.

- Tỷ suất của dự án: 17.83%/ năm (xác định theo phương pháp
bình quân gia quyền)
4: Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả tài chính của dự án.
Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả tài chính của dự án:
- Giá trị hiện tại thuần: NPV = 2638.77 triệu đồng.
- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ: IRR = 31.46%
- Thời gian thu hồi vốn đầu tư ban đầu của dự án: T = 3 năm 4 tháng
- Tỉ lệ lợi ích/ chi phí: BCR = 1,062 >1
Từ việc tính toán các chỉ tiêu cơ bản trên, ta nhận thấy rằng dự án trên
khả thi về mặt tài chính
VI. CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ.
1. Kế hoạch hoạt động.
i) Dự kiến bắt đầu khảo sát thị trường vào tháng 10/2012, thời gian điều tra thị
trường rau sạch là khoảng 1 tháng.
ii) Đăng ký, xin cấp giấy phép kinh doanh (11 - 12/ 2012)
iii) Liên hệ thuê địa điểm xây dựng đặt nhà máy sơ chế và các cửa hàng (12 - 2/ 2013.
iv) Thời gian mua sắm và lắp đặt các trang thiết bị cho nhà máy, cửa hàng là khoảng
1 tháng: tháng 2/2013 – tháng 3/2013. Vào cuối khoảng thời gian này sẽ tiến hành
thuê nhân công.
v) Ngay sau đó là hoạt động thu mua rau sạch từ các trang trại rau sạch trên các
nguồn đã chọn, tiến hành trong vòng vài ngày.
vi) Các cửa hàng bắt đầu đi vào hoạt động từ đầu tháng 3/ 2013.
2. Các hoạt động cụ thể
2.1 Xác định nguồn nguyên liệu đầu vào
Hà Nội hiện có 37 HTX sản xuất RAT, tập trung tại Đông Anh, Sóc Sơn, Từ
Liêm , trong đó một số HTX thực hiện tốt quy trình sản xuất RAT trong những
năm qua và được cấp chứng nhận sản xuất RAT (mô hình quản lý sản xuất, đăng
ký thương hiệu có mã vạch và hệ thống tiêu thụ sản phẩm RAT). Theo nghiên cứu,
2 nguồn cung cấp rau chính cho dự án là Đông Anh và Từ Liêm. Ngoài ra, trong
quá trình hoạt động, dự án cũng sẽ tìm thêm những nguồn nguyên liệu mới để đảm

bảo được nguồn hàng giá rẻ, chất lượng đảm bảo, ổn định và tránh các tình huống
rủi ro từ phía cung.
Diện tích, năng suất và sản lượng rau an toàn tại các huyện
Xã - Huyện
Diện
tích (ha)
Năn
g suất
(tấn/ha)
Sản
lượng (tấn)
Chủng loại

1 Đông Anh 11200-12850
- Xã Vân Nội 60*3 vụ 20 – 25 3600-4500 Theo mùa 43 loại
- Xã Nam
Hồng
35*3 vụ 16 -18 1700-1900
Xu hào, bắp cải, bí
xanh
- Xã Bắc Hồng30*3 vụ 16 – 18 1400-1650
Cà chua, xu hào, cải
bắp, đậu quả
Xã Nguyên
Khê
Tiên Dương
Kim Chung
Kim Nổ
100*3 vụ 15-16 4500-4800
Cà chua, xu hào, khoai

tây, cải các loại…
4. Từ Liêm 108225
Xã Tây Tựu
Minh Khai
Phú Diễn
Liên mạc
185*3 vụ 19.5 108225
Rau gia vị và các loại
rau ăn lá theo mùa vụ

Theo nghiên cứu, 2 nguồn cung cấp rau chính cho dự án là Đông Anh và Từ
Liêm. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, dự án cũng sẽ tìm thêm những
nguồn nguyên liệu mới để đảm bảo được nguồn hàng giá rẻ, chất lượng đảm
bảo, ổn định và tránh các tình huống rủi ro từ phía cung.
 Chọn địa điểm đặt nhà máy sơ chế
Dự án dự tính sẽ đặt nhà máy sơ chế tại quận Từ Liêm. Địa điểm
này sẽ thuận lợi cho cả việc chuyên chở rau từ nơi cung cấp về và chở rau
tới các cửa hàg Như vậy nếu đặt nhà máy sơ chế ở khu công nghiệp Cầu
Diễn thì sẽ phù hợp với quy hoạch của huyện.
2.2. Chọn địa điểm đặt cửa hàng.
Dự án nghiên cứu quy hoạch của các quận nội thành để xem xét vị trí đặt
các cửa hàng. Ngoài ra, địa điểm chính xác của các cửa hàng còn được quyết định
dự trên nhiều yếu tố khác như thu nhập dân cư, đối thủ cạnh tranh đã có trên thị
trường, chi phí thuê cửa hàng, chi phí vận chuyển
Kết luận chung: Thông qua tìm hiểu quy hoạch các quận, huyện, dự án
quyết định sẽ lựa chọn 10 cửa hàng sẽ được phân bố rải rác tại các quận nội thành,
cụ thể là: 1 CH tại Ngã Tư Sở, 1 CH tại Hàng Bông, 1 CH tại Khâm Thiên, 1 CH
tại khu đô thị mới Định Công, 1 CH tại khu đô thị mới Linh Đàm, 1 CH tại Lê Đại
Hành, 1 CH tại Phố Huế, 1 CH tại Bà Triệu, 1 CH tại Thụy Khuê, và 1 CH tại
đường Xuân Thủy.

2.3. Chiến lược marketing
2.3.1: Định vị
Xây dựng được thương hiệu của công ty là chuyên cung cấp rau sạch, rau an
toàn với đủ loại, có uy tín chất lượng cao đến khách hàng với giá cả phải chăng.
2.3.2: Chiến lược về sản phẩm
a) Chiến lược khác biệt hóa.
Sản phẩm mang tính độc đáo, có nhiều ưu điểm vượt trội so với các sản phẩm rau
khác trên thị trường:
- Có tên nhãn, đăng ký với cục sở hữu trí tuệ. Trên nhãn có ghi thông tin về
nguồn gốc xuất xứ của rau, ngày thu hoạch và hạn sử dụng để đảm bảo chất lượng
tốt nhất cho người tiêu dùng.
+ Tên thương hiệu: Green
+ Slogan: “Sản phẩm xanh, Cuộc sống vàng”
- Được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định về chất lượng.
- Rau có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng: công ty chỉ lấy rau ở những nơi có
chứng nhận về trồng rau sạch, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật khi trồng rau sạch,
sẵn sàng đưa khách hàng đi tham quan trang trại trồng rau nếu có nhu cầu.
b) Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm
- Cửa hàng buôn bán rất nhiều loại rau: đa dạng về chủng loại và đảm bảo về chất
lượng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
2.3.3. Giá
Giá bán của các cửa hàng cũng sẽ chỉ tương đương với giá của đối thủ cạnh tranh.
Mức giá này sẽ được niêm yết tại tất cả các cửa hàng.
 Định giá chiết khấu: công ty sẽ giảm giá cho những khách hàng như nhà hàng,
khách sạn, siêu thị…nếu họ mua với số lượng lớn hoặc thanh toán trước thời hạn:
- Chiết khấu trả tiền mặt: giảm giá cho những khách hàng mua và thanh toán
tiền ngay.
- Chiết khấu theo số lượng: giảm giá cho khách hàng mua số lượng lớn.
2.3.4 . Chiến lược quảng cáo và khuyến mãi.
- Các chương trình giới thiệu sản phẩm.

- Quảng cáo qua website.
- Quảng cáo qua báo, đài.
- Phát tờ rơi.
- Các hình thức khuyến mãi. .
- Làm từ thiện, tham gia các chương trình hoạt động vì môi trường như tận
dụng tiến bộ công nghệ của đội khoa học kỹ thuật để đồng hành cùng các gia đình
tăng dần diện tích phủ xanh trong nội ô thành phố với các vườn rau xanh tươi trên
sân thựơng, ban công, sân vườn
2.3.5. Phân phối.
Ngoài việc bán trực tiếp tại các cửa hàng, dự án cũng sẽ nhận đơn đặt hàng
qua điện thoại và website với lượng hàng từ 100.000 đồng trở lên. Cửa hàng sẽ
cửa nhân viên giao hàng tận nhà với chất lượng đảm bảo và giá cả không cao hơn
nhiều so với giá tại cửa hàng. Việc giao hàng sẽ đảm bảo đúng thời gian, đúng sản
phẩm, mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng.
VI. RỦI RO VÀ CÁC BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG.
1: Rủi ro do điều kiện tự nhiên.
Hướng giải pháp: Doanh nghiêp phải dự trữ lượng hàng nhất định. Nếu thời
tiết thất thường trong thời gian ngắn thì đảm bảo không tăng giá nhằm tạo uy tín sự
tin tưởng cho người tiêu dùng.
Còn nếu tình trạng thời tiết diễn ra trong thời gian dài ví dụ như rét đậm kéo
dài khiến rau xanh vùng ven đô bị chết dột, nguồn cung khan hiếm, làm cho giá các
loại rau xanh có thể sẽ còn tăng lên do các loại rau mới trồng chưa kịp tăng trưởng,
còn những rau cũ đã dần cạn kiệt. Trong trường hợp này thì cần tăng giá theo thị
trường để đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh.
2. Rủi ro về thị trường.
-Rủi ro do thị hiếu người tiêu dùng thay đổi: Cần có công tác nghiên cứu thị
trường để nhận ra xu hướng tiêu dùng của người dân và thay đổi sản phẩm và chiến
lược cho phù hợp.
-Rủi ro do xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới: Không ngừng đổi mới cả về
mẫu mã và chủng loại sản phẩm, ngoài ra cũng cần tạo ra sự thoải mái, hài lòng

cho khách hàng, tạo dựng được niềm tin đối với người tiêu dùng. Ví dụ: tặng cho
khách hàng những tờ công thức nấu ăn, hay tổ chức các cuộc thi nấu ăn cho các bà
nội trợ…
-Rủi ro do xuất hiện hàng giả, hàng nhái: Doanh nghiệp đã đăng ký thương
hiệu với Cục sở hữu trí tuệ nên sẽ được bảo vệ trong trường hợp này. Tuy nhiên, để
tránh cho khách hàng mua nhầm những sản phẩm giả, trong tình huống này cần có
thông tin công khai để khách hàng cảnh giác và hướng dẫn cho khách hàng cách
nhận biết đâu lầ sản phẩm thật của doanh nghiệp.
- Rủi ro đến từ đối tác của doanh nghiệp, cụ thể là do nhà cung cấp không
cung cấp đủ lượng hàng như đã thỏa thuận: Bên cạnh những nhà cung ứng chủ
chốt, cần duy trì một số nguồn cung khác bên cạnh đó. Làm hợp đồng cụ thể với
bên đối tác, kèm với các điều kiện cụ thể quy định trong trường hợp bên cung
không đáp ứng đủ số lượng như đã cam kết
 Sau khi phân tích thì có thể thấy rằng dự án này là một dự án khả thi.
Nếu là anh Minh thì em quyết định sẽ tham gia vào dự án trên.

×