Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
1. TÓM TẮT:
Trong nhà trường hiện nay, với sự đổi mới phương pháp dạy và học theo
hướng phát huy tính tích cực của học sinh, các em không thể nào chỉ luôn “ngồi
im nghe giảng” thụ động như xưa nữa. Mà phải tham gia vào nhiều hoạt động
học tập để xây dựng bài học như làm bài tập nghiên cứu cá nhân hoặc theo
nhóm, và đương nhiên sau đó các em sẽ phải thuyết trình trước nhóm hoặc trước
lớp về kết quả làm việc, thảo luận của mình hoặc của nhóm đặc biệt là trong các
tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Tuy nhiên, những học sinh có tính cách rụt rè, ngại giao tiếp thường sẽ gặp
nhiều khó khăn khi phải thuyết trình trước lớp. Nhưng, nếu kiên trì luyện tập
mọi nơi, mọi lúc thì học sinh sẽ thành công. Học sinh luyện tập theo tiến trình từ
dễ đến khó, như: Đầu tiên tự tập thuyết trình trước gương, hôm nay tập đứng
trước một người, hôm sau hai – ba người hoặc thuyết trình một mình trong nhà,
sau đó thuyết trình trước các thành viên trong gia đình, trong nhóm bạn thân,
trong lớp học.
Thuyết trình là một trong những kỹ năng quan trọng giúp học sinh thành
công hơn trong học tập cũng như công việc.Một số người lầm tưởng rằng kỹ
năng thuyết trình chỉ cần thuyết cho một số đối tượng đặc biệt như nhà hùng
biện, những người nổi tiếng hay người làm nghề dẫn chương trình…Điều này
hoàn toàn không đúng, bởi nếu quan niệm đơn giản nhất với nghĩa thuyết trình
là “Trình bày diễn thuyết vấn đề nào đó một cách thuyết phục” thì trong học tập
cũng như trong cuộc sống hằng ngày chúng ta luôn luôn cần đến kỹ năng này.
Để kiểm chứng hiệu quả của giải pháp này, tôi đã tiến hành tổ chức trên hai
nhóm tương đương; hai lớp 10 tại trường THPT Nguyễn Trung Trực. Lớp 10C8
là lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế, lớp 10C6 là lớp đối
chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện trong phạm vi 3 tiết chuẩn bị và 3 tiết
thực hiện HĐNGLL vào học kỳ II năm học 2014-2015. Kết quả cho thấy tác
động đã có ảnh hưởng rõ rệt khả năng giao tiếp của học sinh lớp thực nghiệm
cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm kiểm tra trung bình sau tác động của lớp
thực nghiệm là: 35.722, lớp đối chứng là: 31.885. Kết quả kiểm chứng T-test
cho thấy P = 3.36392E-08 < 0.05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm
trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều này chứng tỏ rằng sử
dụng biện pháp rèn kỹ năng thuyết trình trong các buổi hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp đã nâng cao khả năng giao tiếp của học sinh
2. GIỚI THIỆU:
2.1. Hiện trạng:
Khảo sát trước tác động tôi nhận xét
- Học sinh không nắm rộng được kiến thức nên không có được sự đam mê,
thích thú, tích cực trong các hoạt động.
Người thực hiện: Bùi Thị Lệ Thu Trang 1
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
- Lứa tuổi các em là độ tuổi vị thành niên tuổi tập tành làm người lớn nên
các em còn e ngại: “Sợ nói sai các bạn cười”.
- Trong các buổi sinh hoạt, các em còn rụt rè chưa thể hiện việc trao đổi
thông tin với nhau qua việc thuyết trình quan điểm, ý kiến của mình.
2.2. Nguyên nhân:
- Học sinh chưa có những kỹ năng cần thiết để có thể thuyết trình một cách
hiệu quả.
- Học sinh diễn giải suy nghĩ, chính kiến của mình còn hạn chế. Nhiều học
sinh hiểu được bản chất của các sự vật, hiện tượng nhưng kĩ năng vận dụng thực
tế trình bày diễn giải chưa tốt còn e ngại, rụt rè, sợ sệt không cảm thấy đủ tự tin
khi phải đứng trước mọi người.
- Để thay đổi hiện trạng trên đồng thời phù hợp với tình hình đặc thù học
sinh lớp 10: tôi chọn nguyên nhân: Do các em chưa thường xuyên thuyết trình
trước nhóm đông, khả năng giao tiếp chưa cao, còn nhút nhát rụt rè trong giao
tiếp, việc tiếp thu và diễn giải suy nghĩ, chính kiến của mình còn hạn chế.
2.3. Giải pháp thay thế
Nâng cao khả năng giao tiếp của học sinh bằng biện pháp rèn kỹ năng thuyết
trình trong các buổi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Thông qua các buổi sinh hoạt giáo dục ngoài giờ lên lớp tôi giới thiệu lợi ích
của kỹ năng thuyết trình, gợi ý một số cách rèn luyện để thực hiện được. Qua
chủ điểm hoạt động của từng tháng giúp các em nắm được kiến thức của từng
chủ đề và trình bày bằng cách diễn đạt trước lớp
Miêu tả giải pháp
Bước 1: Giáo viên trình bày cho các em biết được ý nghĩa, lợi ích, đồng
thời phổ biến kiến thức cơ bản khi thuyết trình.
Bước 2: Cho các em chuẩn bị trước nội dung chủ điểm hoạt động của từng
tháng. Chia các nhóm thảo luận theo các vấn đề, tình huống, câu hỏi gợi ý
mỗi học sinh bày tỏ quan điểm ý tưởng của mình trước nhóm .
Bước 3: Tạo điều kiện cho mỗi học sinh ít nhất được một lần trình bày,
thuyết trình trước lớp.
Bước 4: Giáo viên nhận xét và sửa chữa bổ sung rút kinh nghiệm sau mỗi
lần thuyết trình của học sinh.
Tính ưu điểm của giải pháp
Việc trang bị cho học sinh kỹ năng thuyết trình đem lại nhiều lợi ích trong
học tập, lao động cũng như nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống, làm phong phú
Người thực hiện: Bùi Thị Lệ Thu Trang 2
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
thêm năng lực diễn đạt bằng ngôn ngữ các bước thực hiện lại không quá khó,
các em có tinh thần học hỏi và cầu tiến rất cao do đó tính khả thi, thiết thực của
đề tài là rất lớn
Các nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài:
Trong các nghiên cứu đã có các bài viết về đổi mới phương pháp dạy học
như:
+ Tài liệu tập huấn: “Hoạt động giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho
học sinh trung học”( Vụ giáo dục trung học, 2012).
+ Tài liệu: “Một số kỹ năng cần thiết dành cho học sinh trung học phổ
thông”( NXB Giáo dục Việt Nam, Tháng 4/ 2011).
+ Tài liệu: “Cẩm nang giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung
học”(NXB Giáo dục Việt Nam, 2010)
+ Tài liệu: “Nghiên cứu khoa học ứng dụng” (dự án Việt-Bỉ).
+Sách: “Hoạt động ngoài giờ lên lớp” (NXB Giáo dục Việt Nam).
+Mạng Internet.
2.4. Vấn đề nghiên cứu
Việc rèn luyện kỹ năng thuyết trình có nâng cao khả năng giao tiếp của học
sinh lớp 10C8 trường THPT Nguyễn Trung Trực không?
2-5- Giả thuyết nghiên cứu:
Có. Rèn luyện kỹ năng thuyết trình có làm tăng khả năng giao tiếp của học
sinh lớp 10C8 trường THPT Nguyễn Trung Trực.
3. PHƯƠNG PHÁP:
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Khách thể được sử dụng để thực hiện nghiên cứu là học sinh hai lớp: Lớp
10C8 và lớp 10C6 thuộc trường THPT Nguyễn Trung Trực.
Lớp 10C8 là lớp thực nghiệm
Lớp 10C6 là lớp đối chứng
Hai lớp được chọn tương đương nhau về tỉ số, giới tính, học chung một
trường. Ý thức học tập tất cả các em đều tích cực, chủ động. Cụ thể:
Bảng 1 :
Lớp Sĩ số Nam Nữ
10C8 38 21 17
10C6 37 18 19
Người thực hiện: Bùi Thị Lệ Thu Trang 3
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
3.2. Đo lường:
Quy trình xây dựng thang đo và chấm điểm:
- Xây dựng thang đo thái độ gồm 10 câu hỏi, sau đó lấy ý kiến đóng góp
nhiều lần của ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiêm khối 10. mỗi câu có 5 mức độ
lựa chọn
Điểm 1: Rất không đồng ý.
Điểm 2: Không đồng ý.
Điểm 3: Bình thường
Điểm 4: Đồng ý.
Điểm 5: Rất đồng ý.
- Chúng tôi tổ chức thăm dò thái độ của hai lớp cùng một thời điểm, cùng
thang đo, sau đó tổ chức chấm điểm theo quy định đã xây dựng trong thang đo
thái độ.
- Kiểm chứng: Kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu bằng phương pháp chia
đôi dữ liệu áp dụng công thức tính Hệ số liên quan chẳn lẻ r
hh
và độ tin cậy bằng
công thức Spearman – Brown. r
SB
= 2*r
hh
/ (1 + r
hh
)
3.3. Thiết kế nghiên cứu:
Chọn hai lớp 10 thuộc khối lớp của trường, lớp 10C8 là lớp thực nghiệm,
lớp 10C6 là lớp đối chứng. Lấy kết quả thông qua thang đo phiếu lần 1 của cả
hai lớp để làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm
trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó dùng phép kiểm chứng T-test
để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình hai nhóm trước khi tác
động
Kết quả kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu lần 1 theo phương pháp chia đôi
dữ liệu:
Lớp 10C8 - Hệ số tương quan chẳn lẻ r
hh
= 0.662 > 0.5
- Độ tin cậy Spearman-Brown r
SB
= 0.797 > 0.7
Lớp 10C6 - Hệ số tương quan chẳn lẻ r
hh
= 0.635 > 0.5
- Độ tin cậy Spearman-Brown r
SB
= 0.776 > 0.7
Bảng 2: Kiểm chứng để xác định nhóm tương đương
Lớp đối chứng (10C6 ) Lớp thực nghiệm (10C8 )
Người thực hiện: Bùi Thị Lệ Thu Trang 4
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Trung bình cộng
31.43 31.45
P =
0.6199 > 0,05
P = 0.6199> 0,05. Từ đó kết luận chênh lệch giữa điểm số trung bình hai
nhóm thực nghiệm và đối chứng trước khi tác động là không có ý nghĩa chênh
lệch có khả năng xảy ra ngẫu nhiên, hai nhóm được coi là tương đương.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm
tương đương
Bảng 3 : Thiết kế nghiên cứu
Nhóm Kiểm tra
trước tác
động
Tác động Kiểm tra sau
tác động
Thực
nghiệm
( Lớp 10C8-
38 HS )
01
Rèn và thực hành các kỹ thuật
thuyết trình trong các buổi hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên
lớp
03
Đối chứng
( Lớp 10C6-
37 HS )
02
Thực hiện chương trình học và
sinh hoạt theo hoạt động chung
của nhà trường.
04
Thiết kế này sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập
Người thực hiện: Bùi Thị Lệ Thu Trang 5
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
3.4. Quy trình nghiên cứu
Chuẩn bị bài của giáo viên:
Lớp 10C8 (Lớp thực nghiệm): Rèn và thực hành các kỹ thuật thuyết trình
trong các buổi buổi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo các lịch sau:
Bảng 4: Lịch tiến hành thực nghiệm:
Thứ, ngày Tuần Nội dung hoạt động
Thứ bảy
10/1/2015
21
- HĐNGLL: (chuẩn bị)
+ Giáo viên trình bày cho các em biết được ý
nghĩa, lợi ích, đồng thời phổ biến kiến thức,kỹ năng
cơ bản khi thyết trình.
+ Chuẩn bị trước nội dung: Thanh niên với việc giữ
gìn bản sắc Dân tộc (tt). Chia các nhóm thảo luận
theo các vấn đề, tình huống, câu hỏi gợi ý
Thứ bảy
17/1/2015
22
-HĐNGLL: (thực hiện)
+Gọi học sinh trình bày, thuyết trình trước lớp. Theo
nội dung: Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc dân
tộc (tt)
Giáo viên nhận xét và sửa chữa bổ sung
Thứ bảy
7/2/2015
25
- HĐNGLL: (chuẩn bị)
+ Chuẩn bị trước nội dung Thanh niên với lý
tưởng cách mạng. Chia các nhóm thảo luận theo các
vấn đề, tình huống, câu hỏi gợi ý
Thứ bảy
14/2/2015
26
-HĐNGLL: (thực hiện)
+Gọi học sinh trình bày, thuyết trình trước lớp.
Theo nội dung: Thanh niên với lý tưởng Cách mạng
Giáo viên nhận xét và sửa chữa bổ sung
Thứ bảy
7/3/2015
28
- HĐNGLL: (chuẩn bị)
+ Chuẩn bị trước nội dung Thanh niên với vấn đề
lập nghiệp Chia các nhóm thảo luận theo các vấn đề,
tình huống, câu hỏi gợi ý
Thứ bảy
14/3/2015
29 -HĐNGLL: (thực hiện)
+Gọi học sinh trình bày, thuyết trình trước lớp.
Người thực hiện: Bùi Thị Lệ Thu Trang 6
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Theo nội dung: Thanh niên với vấn đề lập nghiệp
Giáo viên nhận xét và sửa chữa bổ sung
-Lấy phiếu đánh giá lần 2.
Ghi chú : Nội dung hoạt động được kèm theo phụ lục
Người thực hiện: Bùi Thị Lệ Thu Trang 7
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN:
4.1. Phân tích dữ liệu
So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động:
Sau khi thực hiện xong các bài học trên, tôi tiến hành lấy kết quả thông qua
thang đo phiếu lần 2 của cả hai lớp để làm bài kiểm tra sau tác động. Kết quả
kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó dùng
phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình
hai nhóm sau khi tác động
Kết quả kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu lần 2 theo phương pháp chia đôi
dữ liệu
Lớp 10C8 - Hệ số tương quan chẳn lẻ r
hh
= 0.691 > 0.5
- Độ tin cậy Spearman-Brown r
SB
= 0.817 > 0.7
Lớp 10C6 - Hệ số tương quan chẳn lẻ r
hh
= 0.622 > 0.5
- Độ tin cậy Spearman-Brown r
SB
= 0.767 > 0.7
(phụ lục kèm theo)
Bảng 5 : So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động, phép kiểm
chứng T-test độc lập mức độ ảnh hưởng và hệ số tương quan dữ liệu.
Lớp đối chứng
(10C6 )
Lớp thực
nghiệm
(10C8 )
Điểm trung bình 31.886 35.7222
Độ lệch chuẩn 2.857 2.445
Giá trị P của T-test 3.36392E-08 < 0,05
Chênh lệch giá trị TB chuẩn
(SMD)
1.343
Với các số liệu như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm khách thể
nghiên cứu trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch
điểm trung bình bằng T-test cho kết quả P = 1,0926E-09 < 0,05 cho thấy sự
chênh lệch điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là có ý nghĩa.
Kết quả P cho thấy sự chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm
cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không phải ngẫu nhiên mà do kết
quả tác động.
Người thực hiện: Bùi Thị Lệ Thu Trang 8
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
35.7222– 31.886
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = = 1.343
2.857
Theo bảng tiêu chí Cohen, SMD = 1.343 cho thấy mức độ ảnh hưởng của
việc sử dụng biện pháp rèn kỹ năng nói trước nhóm trong các buổi hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp đã nâng cao khả năng giao tiếp của học sinh nhóm
thực nghiệm là rất lớn.
Như vậy, giả thuyết của đề tài: “Rèn kỹ năng thuyết trình qua các tiết
HĐNGLL nhằm nâng cao khả năng giao tiếp của học sinh lớp 10C8” đã
được kiểm chứng.
4.2. Bàn luận kết quả
- Điểm trung bình của nhóm thực nghiệm sau khi tác động cao hơn nhóm
đối chứng là 35.7222– 31.886= 3.8362
- Độ chênh lệch điểm trung bình tính được SMD = 1.343 chứng tỏ mức độ
ảnh hưởng của tác động là rất lớn.
- Chênh lệch điểm trung bình bằng T-test cho kết quả P = 3.36392E-08 <
0,05 chứng tỏ điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng
không phải ngẫu nhiên mà do tác động.
Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước và sau tác động của lớp thực
nghiệm 10C8 và lớp đối chứng 10C6
Người thực hiện: Bùi Thị Lệ Thu Trang 9
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Hạn chế
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp Rèn kỹ năng thuyết trình qua các
tiết HĐNGLL nhằm nâng cao khả năng giao tiếp học sinh lớp 10C8 là một
giải pháp tốt, nhưng để có hiệu quả giáo viên và học sinh phải biết khai thác và
sử dụng các nguồn thông tin trên mạng Internet, các kiến thức khác trong thực
tiễn cuộc sống cần phải kiên trì luyện tập mọi nơi, mọi lúc
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
5.1. Kết luận:
Việc sử dụng phương pháp Rèn kỹ năng thuyết trình qua các tiết
HĐNGLL nhằm nâng cao khả năng giao tiếp học sinh lớp 10C8 đã tăng khả
năng giao tiếp cho học sinh trường Nguyễn Trung Trực.
Đề tài đã giúp học sinh tăng sự tự tin, khả năng tư duy diễn đạt, hiểu biết
nắm bắt vấn đề dễ dàng hơn thông qua đó góp phần tạo sự hứng thú và nâng
cao kết quả học tập của học sinh. Ngoài ra việc trang bị cho học sinh kỹ năng
thuyết trình đem lại nhiều lợi ích trong học tập, lao động cũng như nhiều lĩnh
Người thực hiện: Bùi Thị Lệ Thu Trang 10
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
vực khác của cuộc sống, làm phong phú thêm năng lực diễn đạt bằng ngôn
ngữ
5.2. Khuyến nghị:
Do hiệu quả của đề tài mang lại, tính khả thi rất cao thực hiện không quá
khó nên khuyến nghị đề tài có thể áp dụng cho các khối lớp của trường
Đề nghị tiếp tục nghiên cứu và tác động tương tự với học sinh lớp thực
nghiệm trong khoảng thời gian dài hơn để giúp tất cả học sinh của lớp phát triển
đồng đều hơn.
Người thực hiện: Bùi Thị Lệ Thu Trang 11
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
6.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Tài liệu tập huấn: “Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng”, Bộ GD&ĐT,
2011.
- Tài liệu tập huấn: “Tư vấn tâm lý học đường”, Vụ giáo dục trung học, 2012.
-Tài liệu tập huấn: “Hoạt động giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học
sinh trung học”( Vụ giáo dục trung học, 2012).
-Tài liệu: “Một số kỹ năng cần thiết dành cho học sinh trung học phổ
thông”( NXB Giáo dục Việt Nam, Tháng 4/ 2011).
- Tài liệu: “Cẩm nang giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học”(NXB
Giáo dục Việt Nam, 2010)
-Sách: “Hoạt động ngoài giờ lên lớp” (NXB Giáo dục Việt Nam).
-Mạng Internet.
Người thực hiện: Bùi Thị Lệ Thu Trang 12
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TÂY NINH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC
PHIẾU THĂM DÒ (Lần 1)
Họ và tên HS
Lớp
Hãy đánh dấu [X] vào ô mà bạn chọn:
TT Nội dung hỏi
Rất
không
đồng ý
(1đ)
Không
đồng ý
(2đ)
Bình
thườn
g
(3đ)
Đồng
ý
(4đ
)
Rất
đồng
ý
(5đ)
Điểm
1 Bạn có thường trình bày quan
điểm của mình với người
khác.
2 Bạn không nói lắp trước
nhóm đông.
3 Bạn giữ được bình tĩnh khi
thuyết trình trước nhóm đông.
4 Nhóm đông có nhiều bạn
khác tham gia điều đó không
ảnh hưởng đến cuộc thuyết
trình của bạn
5 Bạn chủ động cười thân thiện
trước mọi người.
6 Khi nói bạn có sử dụng ngôn
ngữ không lời như: nét mặt,
ánh mắt,cử chỉ …
7 Bạn có bày tỏ thái độ ôn hòa,
trân trọng,biết ơn người nghe.
8 Trong học tập, cuộc sống bạn
luôn lắng nghe ý kiến của các
bạn
Người thực hiện: Bùi Thị Lệ Thu Trang 13
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
9 Bạn có tìm hiểu sâu về một
vấn đề nào đó không.
10 Bạn có chắc chắn rằng: Tôi
sẽ thuyết trình được trước
nhóm đông
Người thực hiện: Bùi Thị Lệ Thu Trang 14
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TÂY NINH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC
PHIẾU THĂM DÒ (Lần 2)
Họ và tên HS
Lớp
Hãy đánh dấu [X] vào ô mà bạn chọn:
T
T
Nội dung hỏi
Rất
không
đồng ý
(1đ)
Không
đồng ý
(2đ)
Bình
thườn
g
(3đ)
Đồng
ý
(4đ
)
Rất
đồng
ý
(5đ
)
Điểm
1 Bạn có thường trình bày quan
điểm của mình với người khác.
2 Bạn không nói lắp trước nhóm
đông.
3 Bạn giữ được bình tĩnh khi
thuyết trình trước nhóm đông.
4 Nhóm đông có nhiều bạn khác
tham gia điều đó không ảnh
hưởng đến cuộc thuyết trình
của bạn
5 Bạn chủ động cười thân thiện
trước mọi người.
6 Khi nói bạn có sử dụng ngôn
ngữ không lời như: nét mặt,
ánh mắt,cử chỉ …
7 Bạn có bày tỏ thái độ ôn hòa,
trân trọng,biết ơn người nghe.
8 Trong học tập, cuộc sống bạn
luôn lắng nghe ý kiến của các
bạn
Người thực hiện: Bùi Thị Lệ Thu Trang 15
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
9 Bạn có tìm hiểu sâu về một vấn
đề nào đó không.
10 Bạn có chắc chắn rằng: Tôi sẽ
thuyết trình được trước nhóm
đông
Người thực hiện: Bùi Thị Lệ Thu Trang 16
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Tuần CM: 21
Ngày: 10/1/ 2015
TIẾT SINH HOẠT ĐỘNG NGỒI GIỜ LÊN LỚP
LỒNGGHÉP NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH
Chuẩn bị
TÌM HIỂU DI SẢN VĂN HĨA
1. Hoạt động ngồi giờ lên lớp:
- Chuẩn bị bài cho tiết sinh hoạt ngoại khóa chủ đề: “Thanh niên với việc
giữ gìn bản sắc dân tộc”.
- Cho học sinh chuẩn bị kiến thức di tích lịch sử, di sản văn hóa , danh lam
thắng cảnh của đất nước, di sản văn hóa (giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử…).
phong tục tập qn của mỗi dân tộc, một số câu ca dao tục ngữ
- Cho học sinh kể chuyện, thuyết trình, trình bày suy nghĩ cảm tưởng vể
chủ đề trên.
2. Nội dung rèn kỹ năng thuyết trình:
Giáo viên trình bày kỹ năng thuyết trình .
2.1. Lợi ich của việc thuyết trình :
- Thuyết trình là một hình thức giao tiếp đặc biệt, nhằm chuyển tải thơng
tin, chia sẻ kinh nghiệm, hơ hào hành động, tác động vào tình cảm của người
nghe, từ đó có sự định hướng hành động .
- Giúp cho tâm lý, nhân cách, đạo đức, phẩm chất của mỗi cá nhân hình
thành và phát triển khả năng nói lưu lốt, truyền cảm thêm năng lực diễn đạt
bằng ngơn ngữ, giúp chúng ta lạc quan, tích cực, chân tình, cởi mở, thể hiện sự
sẵn sàng hợp tác và có thể làm được
- Kỹ năng thuyết trình còn liên quan chặt chẽ đến các kỹ năng sống khác
như giao tiếp, lãnh đạo, giải quyết vấn đề … nên việc rèn luyện kỹ năng thuyết
trình là rất quan trọng.
2.2. Những phương cách thường dùng:
- Chuẩn bị tâm lý tốt ln có ý thức tập luyện mỗi khi có cơ hội thuyết
trình trước mọi người
- Tìm cách vượt qua nổi sợ trước áp lực đám đơng
Người thực hiện: Bùi Thị Lệ Thu Trang 17
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
- Chủ động bày tỏ sự thân thiện ngay từ đầu
- Không quá chú ý vảo bản thân và cảm giác của mình
- Tìm 1 người, 1 ánh mắt thân thiện, quen thuộc để bình tâm lại
- Khán giả là bạn bè
- Hít thở sâu thả lỏng cơ bắp giữ tư thế thoải mái nhất.
- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
- Tập trung vào những gì cần nói
- Biết rỏ vào điều mình nói
2.3. Những điều nên tránh:
- Tác phong, tư thế không đàng hoàng
- Lẫn tránh ánh mắt của khán giả
- Không tập dượt trước những gì sẽ phát biểu
- Ăn mặc luộm thuộm
- Nói dông dài
- Phát biểu như đọc từ văn bản viết sẵn
- Không tạo được không khí phấn khích
- Đứng yên như pho tượng
- Kết thúc bài thuyết trình một cách nhạt nhẽo
Người thực hiện: Bùi Thị Lệ Thu Trang 18
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Tuần CM: 22
Ngày dạy: 17/1/ 2015 CHỦ ĐIỂM THÁNG 1
THANH NIÊN VỚI VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC
VĂN HÓA DÂN TỘC
Thực hiện
TÌM HIỂU DI SẢN VĂN HÓA
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Nâng cao hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc, ý nghĩa quan trọng của việc
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trong giai đoạn mới.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử có văn hóa trong cuộc sống, trong quan hệ với
mọi người; Có kỹ năng phân tích đánh giá nét đẹp văn hóa tuổi thanh niên
- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho các em học sinh.
3. Thái độ:
Có thái độ tôn trọng những vẻ đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc, tích cực
tham gia các hoạt động văn hóa xã hội do nhà trường tổ chức. Không đồng tình
với những biểu hiện thiếu văn hóa
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG VÀ NỘI DUNG TÍCH HỢP:
1. Các kỹ năng sống có liên quan:
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử có văn hóa trong đời sống hành ngày ở nhà
trường, trong gia đình và cộng đồng
2. Nội dung tích hợp:
- Cho học sinh kể mẫu chuyện về những tấm gương có lối sống đẹp ở tuổi
thanh niên
- Tìm đặc trưng văn hóa dân tộc
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KT DẠY HỌC TÍCH CỰC.
Thảo luận, trình bày
IV. PHƯƠNG TIỆN:
Người thực hiện: Bùi Thị Lệ Thu Trang 19
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
- Chuẩn bị một số bài hát, tranh ảnh tìm hiểu phong tục tập quán của một số
nền văn hóa dân tộc
- Chuẩn bị một số dụng cụ cho hoạt động
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1. Khám phá: Chọn người dẫn chương trình cho lớp hát bài “Việt Nam
quê hương tôi ” của Đỗ Nhuận
“ Thanh niên làm theo lời Bác” tạo bầu không khí sôi động
2. Kết nối:
- Người dẫn chương trình nêu mục đích, yêu cầu và nội dung chính của
hoạt động
- Chọn người điều khiển (bí thư chi đoàn) tuyên bố lí do, Ban giám khảo và
học sinh tham gia thảo luận:
Hoạt động 1: Trình bày suy nghỉ ý tưởng
- Gọi học sinh lên trước lớp trình bày nhanh các phần đã được gợi ý
chuẩn bị trước, thời lượng thuyết trình không quá 3 phút /1 học sinh
- Khi học sinh lên thuyết trình, giáo viên nhắc nhở học sinh tập trung
vào những điều cần nói, hít thở sâu, thả lỏng cơ thể khi cảm thấy bắt đầu hơi
run, chủ động bày tỏ sự thân thiện và tìm cách vượt qua nổi sợ trước áp lực
nhóm đông
Hoạt động 2: Kể chuyện
- Giáo viên gọi học sinh còn e ngại kể chuyện về các di tích lịch sử, danh
lam thắng cảnh của đất nước, di sản văn hóa (giá trị nghệ thuật, giá trị lịch
sử…).
- Phát thưởng để động viên, khích lệ học sinh khi các em có cách thuyết
trình tốt
Hoạt động 3: Chương trình “Việt Nam quê hương tôi”
Sau khi tiến hành kể chuyện, nên chọn và lập thành 2 đội lớn/lớp tiến hành
cuộc thi nêu tên các di sản văn hóa ở mọi miền đất nước, nêu tên các món ăn (văn
hóa ẩm thực), văn hóa ăn mặc, loại hình nghệ thuật đặc trưng của vùng miền đất
nước. thi đọc ca dao dân ca mà nội dung đều có mang tên một địa danh Việt Nam,
hoặc ca ngợi danh lam thắng cảnh, tài nguyên của vùng miền, của đất nước. Ví dụ :
Đội 1 : “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh”
Đội 2 : “Bến Tre giàu mía Mỏ Cày
Người thực hiện: Bùi Thị Lệ Thu Trang 20
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Giàu nghiêu Thạnh Phú, giàu xoài Cái Mơn”
Đội 1 : “Muốn ăn bông súng mắm kho
Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm”
Đội 2 : “Cần Thơ có bến Ninh Kiều
Dập dìu tài tử, dập dìu giai nhân”
Đội 1 : “Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi”
Đội 2 : “Đường vô xứ Huế/(Nghệ) quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”
(Ban Giám khảo chấm điểm cho hai đội thi lớn của lớp, cuối buổi sẽ tính
tổng điểm các nội dung thi rồi phát thưởng sau).
3. Thực hành –luyện tập:
- Suy nghĩ gì về trách nhiệm của thanh niên học sinh đối với việc giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc?
- Trách nhiệm của thanh niên học sinh phải làm gì để bảo vệ, bảo tồn các di
sản văn hóa và truyền thống văn hóa của địa phương, đất nước.
4. Vận dụng:
Toàn lớp thảo luận đưa ra những kiến nghị về việc bảo tồn, giữ gìn những
di tích danh lam thắng cảnh của đất nước nói chung và của địa phương nói riêng
VI. TƯ LIỆU:
Tìm hiểu về khái niệm di sản, di sản văn hóa, các loại di sản văn hóa, tìm
hiểu một số thông tin về các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của địa
phương, đất nước (qua Luật Di sản văn hóa Việt Nam, môn Lịch sử, Địa lý, trên
sách báo, tạp chí, trang web: ) ; tìm hiểu một số điều trong
Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em có liên quan đến sự tham gia của học
sinh vào việc bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa và truyền thống văn hóa của
địa phương và đất nước.
* Kết thúc hoạt động:
- GVCN cho ý kiến nhận xét về buổi hoạt động
- Bài thu hoạch “Các em làm gì để thể hiện nét đẹp văn hóa của thanh niên
học sinh
VII. RÚT KINH NGHIỆM:
VII. RÚT KINH NGHIỆM:
Người thực hiện: Bùi Thị Lệ Thu Trang 21
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Người thực hiện: Bùi Thị Lệ Thu Trang 22
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Tuần CM: 25
Ngày: 7/2/ 2015
TIẾT SINH HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
LỒNGGHÉP NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH
Chuẩn bị
1. Nội dung rèn kỹ năng thuyết trình:
Giáo viên gọi học sinh trình bày các quy tắc thường dùng và những điều
nên tránh trong kỹ năng thuyết trình .
- Chuẩn bị tâm lý tốt luôn có ý thức tập luyện mổi khi có cơ hội thuyết
trình trước mọi người
- Tìm cách vượt qua nổi sợ trước áp lực đám đông :
- Chủ động bày tỏ sự thân thiện ngay từ đầu
- Không quá chú ý vảo bản thân và cảm giác của mình
- Tìm 1 người, 1 ánh mắt thân thiện, quen thuộc để bình tâm lại
- Khán giả là bạn bè
- Hít thở sâu thả lỏng cơ bắp giử tư thế thoải mái nhất.
- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
- Tập trung vào những gì cần nói
- Biết rỏ vào điều mình nói
Những điều nên tránh:
- Tác phong, tư thế không đàng hoàng
- Lẫn tránh ánh mắt của khán giả
- Không tập dượt trước những gì sẽ phát biểu
- Ăn mặc luộm thuộm
- Nói dông dài
- Phát biểu như đọc từ văn bản viết sẵn
- Không tạo được không khí phấn khích
- Đứng yên như pho tượng
- Kết thúc bài phát biểu 1 cách nhạt nhẽo
Người thực hiện: Bùi Thị Lệ Thu Trang 23
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
2. Chuẩn bị trước nội dung cho tiết sinh hoạt ngoại khóa chủ đề:
“Thanh niên với lý tưởng cách mạng”
Cho học sinh chuẩn bị các mẩu chuyện về Bác, về các chiến sỉ cách mạng,
sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, các chiến dịch xanh về môi trường, một số bài
hát ca ngợi quê hương, đất nước
Cho học sinh kể chuyện, hát ,thuyết trình, trình bày suy nghĩ cảm tưởng vể
chủ đề trên.
Tuần CM: 26
Ngày dạy: 14/ 2/2015 CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG 2
THANH NIÊN VỚI LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG
Thực hiện
“THANH NIÊN VỚI LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG”
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Hiểu rõ lý tưởng cách mạng của thanh niên Việt Nam ngày nay không thể
tách rời với lý tưởng cách mạng của Đảng, của dân tộc.
2. Kỹ năng:
Biết vận dụng lý tưởng vào việc học tập, rèn luyện và gắn với cuộc sống
3. Thái độ:
- Có thái độ tích cực, chủ động trong học tập và rèn luyện vì lý tưởng cao
đẹp của thanh niên, động thời luôn tự hoàn thiện mình để không xa rời lý tưởng
cách mạng của Đảng
- Học tập tấm gương về ý chí tiến công cách mạng, niềm tin tưởng tuyệt đối
vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG VÀ NỘI DUNG TÍCH HỢP:
1. Các kỹ năng sống có liên quan:
- Kỹ năng xác định giá trị của bản thân khi tham gia vào toạ đàm.
- Kỹ năng phản hồi /lắng nghe tích cực
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng (kỹ năng thuyết trình)
2. Nội dung tích hợp (nếu có):
- Lý tưởng sống của Bác: suốt đời phục vụ cho cách mạng, cho dân tộc
Người thực hiện: Bùi Thị Lệ Thu Trang 24
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
(Nhân cách Bác Hồ. Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ)
- Bác Hồ là tấm gương của ý chí tiến công cách mạng, tin tưởng tuyệt đối
vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
- Mức độ tích cực: Liên hệ.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KT DH TÍCH CỰC:
- Biểu đạt sáng tạo.
- Thảo luận. Trình bày
IV. PHƯƠNG TIỆN:
- Thang điểm và thể lệ chấm điểm.
- Giấy A4, bút dạ viết bảng.
- Các thẻ ghi điểm của BGK.
Người thực hiện: Bùi Thị Lệ Thu Trang 25