Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

tiểu luận quản trị kinh doanh Do đâu mà một dự án trị giá hàng ngàn tỷ đồng biến mất như một lâu đài cát.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.55 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BỘ MÔN: HỆ THÔNG THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
Đ ề tài : Do đâu mà một dự án trị giá hàng ngàn tỷ đồng biến mất như một
lâu đài cát.
GVHD: THS NGUYỄN VĂN NĂM
SV: Nguyễn Mạnh Hùng
Lớp: Qt8 k32
TP. Hồ Chí Minh ngày 6 tháng 11 năm 2009
☻☻☻☻
HỆ THỐNG THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
HỆ THÔNG THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
Mục lục
Lời mở đầu.
A. Những nguyên nhân
a, Một số quan chức nhà nước đã lợi dụng chức vụ quyền hạn
trong khi thi hành công vụ và cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm
trọng
b, Chính phủ chưa nhận thức đúng được vai trò của công nghệ
thông tin trong việc xây hệ thống thông tin phục vụ quản lý của cơ
quan hành chính nhà nước
c, Phạm vi của đề án 112 quá dàn trải, không hợp lý và thiếu trọng
điểm
d, Các cơ quan hành chính nhà nước chưa cảm thấy mình quá lạc
hậu so với các cơ quan hành chính nhà nước ở các quốc gia khác
e, Thiếu cán bộ có đủ trình độ
B, Những giải pháp phải thực hiện
Những việc mà chính phủ phải làm
Những đề xuất của sinh viên
2
HỆ THÔNG THÔNG TIN DOANH NGHIỆP


Lời mở đầu.
Tất cả chúng ta đang bước vào một nền kinh tế, nền kinh tế của tri thức
của thế kỷ 21. Những nhà quản lý vĩ mô và trí thức háo hức cổ vũ việc đưa
công nghệ vào đời sống. Ước mơ xây dựng một chính phủ điện tử nhằm
thống nhất việc quản lý hành chính giữa các đơn vị, bộ nghành giữa trung
ương và địa phương là một xu thế đã có hơn chục năm nay ở các nước. Mục
tiêu của chính phủ điện tử là tiết giảm thời gian, mang lại sự gọn nhẹ và
thông thoáng cho việc phục vụ nhân dân. Ở Việt Nam, từ năm 2001 chủ
trương xây dựng mạng lưới nối kết trong việc tin học hóa hành chính đã
được xét duyệt với quy mô cả nước. Nhằm thực hiện hóa chủ trương đó, đề
án tin học được gọi là đề án 112 đã ra đời. Mục tiêu của đề án là xây dựng hệ
thống thông tin phục vụ quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước; đến
cuối năm 2005 đưa hệ thống thông tin điện tử của Chính phủ vào hoạt động;
thúc đẩy mạnh mẽ việc hiện đại hoá công nghệ hành chính, thực hiện tin học
hoá các quy trình phục vụ nhân dân trong các lĩnh vực dịch vụ công, nâng
cao năng lực của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc cung cấp các
dịch vụ công cho nhân dân và doanh nghiệp được thuận tiện, nhanh gọn và
chất lượng cao; đào tạo tin học cho cán bộ, công chức nhà nước, tạo khả
năng tiếp cận, sử dụng công nghệ mới trong công việc thường xuyên, nhằm
đáp ứng yêu cầu cao về hiệu quả và chất lượng công việc. Để thực hiện đề
án ngân sách nhà nước đã phải chi ra hàng nghìn tỉ đồng. Nhưng những gì
mà mọi người mong đợi từ đề án này đã không xảy ra, tất cả mọi người đang
mong đợi câu trả lời cuối cùng từ phía cơ quan chức năng nhà nước. Bản
thân là một sinh viên qua hệ thống thông tin trên internet em có tìm hiểu
3
HỆ THÔNG THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
được chút ít thông tin về đề án 112 này em đã biết được một số nguyên nhân
dẩn đến sự không thành công của đề án, thông qua bài tiểu luận này em đưa
ra một số nguyên nhân mà theo em nghĩ chúng sẽ rất sát với thực tế.
Những nguyên nhân.

a) Một số quan chức nhà nước đã lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi
thi hành công vụ và cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngày 9.7, Viện KSND Tối cao tống đạt cáo trạng truy tố bị can Vũ Đình
Thuần - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Trưởng ban điều
hành Đề án 112 Chính phủ và 19 bị can khác về tội lợi dụng chức vụ trong
khi thi hành công vụ theo Điều 281, BLHS.
3 bị can khác bị Viện KSND tối cao truy tố về hành vi lợi dụng ảnh hưởng
đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi theo Điều 291, BLHS.
Theo kết luận điều tra ban đầu, Cơ quan điều tra - Bộ CA đề nghị VKSND
Tối cao truy tố các bị can: Vũ Đình Thuần, Lương Cao Sơn, Nguyễn Thuý
Hà tham ô 510 triệu đồng - gồm 360 triệu đồng của hợp đồng mua sắm phần
mềm bản quyền và 150 triệu đồng của 23 hợp đồng. Trong đó, ông Thuần
được 200 triệu, ông Sơn được 130 triệu, bà Nguyễn Thúy Hà (TGĐ Cty
ISA) được 100 triệu, 80 triệu còn lại được chi cho một người là Phạm
ThịNgọc.
Tuy nhiên, sau khi VKSND Tối cao yêu cầu điều tra bổ sung, Cơ quan điều
tra nhận thấy hành vi "tham ô tài sản" của các bị can như kết luận ban đầu là
không thoả đáng nên đã quyết định đình chỉ tội danh "tham ô tài sản" và
chuyển đề nghị truy tố với họ tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn".
Đối với các bị can khác, Cơ quan điều tra vẫn giữ nguyên quan điểm đề nghị
truy tố như ban đầu. Trong đó, hai em của bị can Lương Cao Sơn bị đề nghị
4
HỆ THÔNG THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
truy tố về tội "lợi dụng ảnh hưởng của người có chức vụ quyền hạn để trục
lợi".
Cụ thể, bị can Lương Cao Phi (cán bộ NXB Xây dựng, Bộ Xây dựng) đã ký
hợp đồng với Cty in Khuyến Học in ấn tài liệu chiếm hưởng 350 triệu đồng;
bị can Lương Cao Phong (GĐ Trung tâm thẩm định và tư vấn thông tin, Cty
tin học xây dựng) đã môi giới để Cty này ký với ban điều hành 15 hợp đồng
kinh tế gồm đào tạo tin học và dịch vụ, trục lợi 113 triệu đồng.

Trong các "phi vụ" làm ăn với Tổng Cty Sách Việt Nam thì bị can Vũ Đình
Thuần và Lương Cao Sơn "giúp" cho Ngô Thị Nhâm (Phó phòng Kinh
doanh, TCty Sách Việt Nam), Nguyễn Thị Phương Hoa cùng các bị can
chiếm đoạt hơn 1 tỉ đồng bằng việc chia nhỏ công việc để tránh đấu thầu.
VKSND Tối cao đã quyết định truy tố ông Vũ Đình Thuần và 22 đồng phạm
khác về các tội danh như nêu trên. Trong vụ án này, ông Vũ Đình
Thuần giữ vai trò chính trong việc quyết định ký và thực hiện 129 hợp
đồng giữa Ban đề án 112 với các đối tác vi phạm Quy chế đấu thầu, gây thiệt
hại cho Nhà nước 4,6 tỉ đồng.
Mở rộng điều tra vụ án tham nhũng xảy ra trong quá trình thực hiện Đề án
tin học hoá quản lý hành chính giai đoạn 2001-2005 (Đề án 112), Cơ quan
Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã triệu tập 5 giám đốc, kế toán trưởng các
DN liên quan đến trụ sở Cơ quan điều tra.
Tại đây, sau những thủ tục cần thiết, Cơ quan điều tra đã tống đạt quyết định
khởi tố bị can đối với 5 người là: Phạm Thị Tuyết Lan - Kế toán trưởng Nhà
xuất bản Tư pháp; Phạm Trần Việt Anh - GĐ Cty in Khuyến học; Nguyễn
Hồng Sơn - GĐ Cty in Giao thông vận tải; Lê Tuấn Anh - nguyên GĐ Cty in
Hữu Nghị, Phó GĐ Trung tâm Phát triển quỹ nhà đất và Lê Thị Hoàng Yến -
5
HỆ THÔNG THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
kế toán Cty in Giao thông vận tải.
Cả 5 đối tượng trên đều bị khởi tố về tội: Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong
khi thi hành công vụ, trong đó Cơ quan điều tra đã ra lệnh bắt và khám xét
nơi ở và làm việc đối với Phạm Thị Tuyết Lan và Phạm Trần Việt Anh, còn 3
đối tượng khác Cơ quan điều tra cho tại ngoại và áp dụng biện pháp cấm đi
khỏi nơi cư trú.
Những thông tin mới nhất về diễn biến điều tra vụ án trên cho hay: 5 bị can
mới bị khởi tố vì liên quan đến việc "xà xẻo", ăn chia trong việc in ấn tài liệu,
giáo trình của ĐA112. Quá trình xác minh, các cơ quan chức năng đã làm rõ:
Ban điều hành ĐA112 đã ký 28 hợp đồng với Nhà xuất bản Tư pháp để in ấn

tài liệu, giáo trình với tổng trị giá lên đến trên 3,8 tỉ đồng.
Sau khi ký hợp đồng trên, Nhà xuất bản Tư pháp đã ký hợp đồng thực chất là
bán thầu lại cho 7 DN, trong đó có 3 đơn vị trên để in số tài liệu, giáo trình
với tổng giá trị hợp đồng là 2,9 tỉ đồng. Sau đó, các bên cùng lập chứng từ
giả để hợp pháp hoá nhằm chiếm hưởng số tiền chênh lệch gần 1 tỉ đồng.
Ngoài ra, quá trình ký hợp đồng với 3 đơn vị là Cty in Khuyến học; Cty in
GTVT; Cty in Hữu Nghị với tổng giá trị hợp đồng trên 2 tỉ đồng, Nhà xuất
bản Tư pháp đã yêu cầu 3 đơn vị này phải trích lại 30% hợp đồng (600 triệu
đồng) để lại quả, chia chác cho một số cán bộ trong Ban điều hành ĐA112.
Cơ quan chức năng xác định: Phạm Thị Tuyết Lan, Phạm Trần Việt Anh,
Nguyễn Hồng Sơn, Lê Tuấn Anh, Lê Thị Hoàng Yến đã có hành vi đồng
6
HỆ THÔNG THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
phạm với Nguyễn Đức Giao - GĐ Nhà xuất bản Tư pháp - cũng như một số
đối tượng trong Ban điều hành ĐA112 tham ô số tiền trên.
Liên quan đến vụ án này, đến nay Cơ quan điều tra đã khởi tố bị can đối với
17 đối tượng, trong đó có Vũ Đình Thuần - nguyên Phó Chủ nhiệm VPCP,
Trưởng ban điều hành ĐA112; 2 cán bộ VPCP và 14 đối tượng làm tổng
giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc các nhà xuất bản và doanh nghiệp về
hành vi: Tham ô tài sản; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công
vụ; cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng; lợi dụng ảnh hưởng đối với
người có chức vụ quyền hạn để trục lợi.
Đây là một vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, thu hút sự quan tâm của
dư luận trong và ngoài nước. Mới đây, trong cuộc đối thoại về phòng, chống
tham nhũng năm 2007 với các nhà tài trợ, đại tá Nguyễn Huy Đức - Cục
trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (Bộ Công an) - đã
thông báo kết quả điều tra vụ án và khẳng định sẽ xử lý kiên quyết, nghiêm
minh các đối tượng vi phạm.
Quá trình điều tra không có vướng mắc, cản trở. Cơ quan điều tra tập trung
xác minh các nội dung các hợp đồng mua bán phần mềm; các hợp đồng in ấn

giáo trình, tài liệu; các hợp đồng đào tạo tin học của Ban điều hành ĐA112
với các công ty. Hiện quá trình điều tra vụ án đang bước vào giai đoạn cuối
cùng để sớm đưa các đối tượng có sai phạm ra truy tố, xử lý nghiêm minh
trước pháp luật.
b. Chính phủ chưa nhận thức đúng được vai trò của công nghệ thông
tin (CNTT) trong việc xây dựng hệ thống thông tin phục vụ quản lý của
7
HỆ THÔNG THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
cơ quan hành chính nhà nước.
Nếu người đứng đầu một tổ chức mà chưa nhận thức đúng mức được tầm
quan trọng của công nghệ thông tin trong lĩnh vực mà mình dự định áp dụng
thì không một dự án công nghệ thông tin nào có thể áp dụng thành công.
Mặc dù nhận thức đúng mức được về vai trò của công nghệ thông tin không
phải việc dễ dàng gì. Phần lớn lãnh đạo các tổ chức tin rằng họ đã nhận thức
được vai trò của công nghệ thông tin nhưng thực chất mới chỉ là trên lời
nói chứ chưa phải là việc làm. Trong khi đó với dự an 112 này những người
đứng đầu dự án thì chỉ mang tính đại diện thậm chí không hiểu gì lĩnh vự
công nghệ thông tin họ chỉ làm sao mà nhận được tiền của nhà nước và lại
bàn giao cho những người khác làm rồi mặc kệ cho những gì xảy ra sau khi
họ đạt được những mục đích cá nhân.
C, Phạm vi áp dụng của đề án 112 quá dàn trải, không hợp lý, và thiếu
trọng điểm.
Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 112/2001/QĐ-TTg
phê duyệt đề án tin học hóa quản lý hành chính (QLHC) nhà nước giai đoạn
2001-2005. Có thể nói, đây là quyết định chiến lược nhằm hiện đại hóa
QLHC; đồng thời sẽ là cơ sở cho việc xây dựng chính phủ điện tử. Tổng kinh
phí đầu tư cho ĐA 112 giai đoạn này là 1.000 tỉ đồng.
Tuy nhiên, trong khi xác định đây là bước đột phá trong cải cách hành chính
thì khi thực hiện, ĐA lại được triển khai quá dàn trải, manh mún; thậm chí
còn mang tính dàn đều mặt trận. Sự đầu tư thiếu trọng điểm đã khiến cho

nhiều tỉnh dù không có đủ năng lực song vẫn triển khai ĐA.
Chính từ sai lầm này đã dẫn đến cái yếu, cái thiếu tiếp theo là vấn đề tài
8
HỆ THÔNG THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
chính và nhân lực. Ngoại trừ một số thành phố lớn, hầu hết các địa bàn khó
khăn như Lai Châu, Gia Lai, Phú Yên đều gặp khó khi triển khai ĐA này.
Cụ thể tại Phú Yên, tổng đầu tư cho giai đoạn 1 của ĐA là 21 tỉ đồng. Thế
nhưng, thực tế chỉ có 4,5 tỉ đồng được tỉnh này chi ra để thực hiện mục tiêu
ĐA.
Bên cạnh đó, do không có cơ chế nhân lực nên hầu hết việc thực hiện ĐA
112 đều do kiêm nhiệm. Chính việc "thiết kế ngôi nhà quá lớn", song tiền -
người không có nên Phú Yên thực hiện ĐA 112 theo kiểu "bấc đến đâu, dầu
đến đấy". Tương tự trong khi mới tách tỉnh, cơ sở hạ tầng của Lai Châu còn
khó khăn thì ĐA 112 đã triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu
Tuy nhiên, xây dựng xong nhưng không có tiền và người để vận hành nên hệ
thống này coi như cũng mất tác dụng. Điểm yếu "chết người" cuối cùng
chính là nhận thức. Minh chứng dễ hiểu nhất là trong khi nhiều lãnh đạo địa
phương còn chưa biết tin học, máy tính là gì thì khó có thể toàn tâm, toàn ý
tập trung vào thực hiện ĐA.
Chính vì thế như ở thị xã An Khê (Gia Lai), kinh phí cho thực hiện dù lên
đến vài trăm triệu đồng, song kết quả đạt được chỉ là vài đầu việc văn phòng
vụn vặt. Ngoài ra, theo lãnh đạo thị xã, cái được lớn nhất chính là nhận
thức về tin học hóa, về công nghệ, máy tính
9
HỆ THÔNG THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
Theo Ủy ban Khoa học - công nghệ và môi trường Quốc hội, sở dĩ đề án 112
không đạt được mục tiêu bởi dù ban điều hành không có chức năng quản lý
nhà nước về CNTT nhưng vẫn tổ chức thẩm định các dự án phần mềm và
hướng dẫn ban điều hành các tỉnh thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán,
trái với nghị định, qui định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, tạo nên tình

trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” trong đầu tư CNTT. Thậm chí, Ban chỉ đạo
quốc gia về CNTT cũng không chỉ đạo, bao quát được đề án 112.
Liên quan đến vấn đề kinh phí và phân cấp đầu tư cho đề án 112, báo cáo cho
rằng việc phân cấp đầu tư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong đề án
rõ ràng và tạo điều kiện chủ động cho các bộ, ngành, địa phương, nhưng
trong quá trình chỉ đạo, do ban điều hành đề án 112 Chính phủ không định
được khung chuẩn các hệ thống tin học hóa của các các bộ, ngành, địa
phương, không xác định được mức đầu tư sàn nên dẫn tới tình trạng các bộ,
ngành, địa phương tùy tiện đầu tư.
Có bộ, ngành, địa phương đầu tư rất lớn; có nơi lại ít quan tâm, hầu như
không đầu tư gì thêm ngoài nguồn từ kinh phí trung ương cấp về. Không ít
địa phương cố gắng “tranh thủ”, đồng thời ỷ lại vào ngân sách trung ương, ỷ
lại vào phương án triển khai, không chú trọng đúng mức tới hiệu quả đầu tư.
Ngay kinh phí trung ương cũng không dự trù sát mà chỉ nêu “không dưới
1.000 tỉ đồng” trong khi ban điều hành đề án 112 ở trung ương không nắm
được các bộ, ngành, địa phương đầu tư thêm bao nhiêu. Ban điều hành đề án
báo cáo tính đến tháng 9-2003 số tiền đầu tư cho đề án đã là 3.730 tỉ đồng.
10
HỆ THÔNG THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
Ủy ban Khoa học - công nghệ và môi trường Quốc hội đặt câu hỏi: “Vậy đến
cuối 2005 là bao nhiêu? Con số này ứng với bao nhiêu phần trăm so với mức
cần đầu tư đến 2005 và đã hoàn thành được bao nhiêu phần trăm nhiệm vụ,
mục tiêu tin học hóa quản lý hành chính nhà nước đến 2005?”.
Trước quá nhiều bất cập của đề án 112, Ủy ban Khoa học - công nghệ và môi
trường Quốc hội kiến nghị sau khi có kết quả kiểm toán (do Kiểm toán Nhà
nước thực hiện), Chính phủ nên tổng kết giai đoạn 2001-2005 của đề án, gửi
báo cáo chính thức cho các cơ quan hữu quan và công bố báo chí để khẳng
định những việc đã làm được, những việc chưa làm được.
Thậm chí, có nơi gần như thất bại hoàn toàn. Qua khảo sát, hiện tại Phú Yên
mới chỉ thực hiện được công việc của 4,5 tỉ trong số 21 tỉ kinh phí được

duyệt cho giai đoạn 1. Việc "thiết kế ngôi nhà" quá lớn là 21 tỉ, trong khi chỉ
có 4,5 tỉ để "xây nhà" đã khiến cho Phú Yên lâm vào tình trạng "bấc đến đâu,
dầu đến đấy" - tức là có tiền thì làm, không thì dừng. Cũng tại Phú Yên, việc
tràn lan lập các website khiến cho tỉnh này trong tình trạng "bỏ thì thương,
vương thì tội".
Một lãnh đạo tỉnh này cho biết: Có tới 28 website của các sở, ngành được lập
ra. Tuy nhiên, vì không có người, không có nguồn dữ liệu, không có kinh phí
nên các website này chỉ để đó như một thứ trang trí, chứ không hoặc ít có
thông tin cập nhật. Hay như tại thị xã An Khê (Gia Lai), kinh phí cho đơn vị
này cũng lên đến vài trăm triệu đồng.
Tuy nhiên, câu trả lời khi hỏi "đã làm được gì?" chỉ là những đầu việc vụn
vặt; còn lại cái được lớn nhất là nhận thức. Đây thực chất là một sai lầm
11
HỆ THÔNG THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
trong đầu tư dạng như nhà thầu không đủ năng lực thực hiện, song lại được
chỉ định thầu vậy.
Tuy nhiên, những rào cản trên vẫn chỉ là quá nhỏ so với những gì ĐA 112
vấp phải. Nguồn vốn 1.000 tỉ cho giai đoạn 2001 - 2005, thực chất chỉ là 510
tỉ đồng. Song đến nay đã gần hết quý III/2006 thì mọi công tác đánh giá về
giai đoạn 1 vẫn chưa được thực hiện. Không thể tổng kết, đánh giá thì mặc
nhiên cũng không thể triển khai công việc của giai đoạn 2 (2006 - 2010). Tác
động này từ đầu nguồn trung ương khiến các địa phương cũng chịu hậu quả.
Thực chất, dù có lên kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo thì các địa phương
cũng lúng túng theo kiểu "mạnh đâu, nơi ấy làm". Một điều đáng nói thêm là
đến hiện tại, Bộ BCVT cũng đã chính thức có đề nghị trở thành đầu mối thực
hiện ĐA 112 giai đoạn tiếp theo. Vì thế, cho đến hiện nay cũng chưa thể biết
"bên nào" sẽ tiếp tục là nơi điều hành ĐA.
Tất cả sự lúng túng, chồng chéo và kém hiệu quả như trên đang đẩy ĐA 112
đến ngưỡng cửa của việc ngắt quãng, chậm trễ, thậm chí là thất bại. Tuy
nhiên theo ông Lương Cao Sơn - Thư ký điều hành ĐA 112 cũng như tổng

hợp ý kiến các địa phương thì ĐA 112 là công việc cần và nên làm; thậm chí
có ý kiến còn cho rằng cần đưa ĐA 112 trở thành chương trình mục tiêu quốc
gia.
Thực tế cho thấy, rõ ràng việc tin học hóa quản lý hành chính nhà nước là
mục tiêu đúng đắn, phù hợp với chương trình tổng thể về cải cách hành
chính. Vấn đề mấu chốt hiện tại chỉ là câu hỏi lớn "Làm thế nào cho hiệu
quả?" mà thôi.
12
HỆ THÔNG THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
d, Các cơ quan hành chính nhà nước chưa cảm thấy mình quá lạc
hậu so với các cơ quan hành chính nhà nước ở các quốc gia khác.
Những quốc gia có chính phủ điện tử hoàn hảo sẽ có cơ hội thu hút đầu tư
tốt hơn những quốc gia quan liêu trì trệ, những tỉnh thành phố có có chính
phủ điên tử tốt cũng có cơ hội thu hút đầu tư tốt hơn những tỉnh quan liêu
giấy tờ. ứng dụng công nghệ thông tin là biện pháp tốt nhất để nâng cao năng
lực cạnh tranh của tất cả các cơ quan nhà nước cũng như tất cả các doanh
nghiệp hiên nay. Có lẽ ở đề án 112 này những người đứng đầu cũng đã nhận
ra điều này và đúng ra là phải hết sức hợp tác với các cơ quan nhà nước để
cùng nhau đưa đề án này vào hoạt động phục vụ cho lợi ích quốc gia. Nhưng
họ đã không làm như vậy mà cùng nhau sẻ chia dự an như xẻ một chiếc bánh
kem. Để ngăn chăn sự lãng phí này thủ tướng chính phủ NGUYỄN TẤN
DŨNG đã quyết định ngừng triển khai dự án này do sau một thời gian đã để
lộ quá nhiều sai sót và lẵng phí, yếu kém. Như vậy đã làm cho năng lực cạnh
quốc gia của nước ta mất đi rất nhiều so với các quốc gia trong khu vực và
trên thế giới, gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội
của đất nước.
e, Thiếu cán bộ có đủ trình độ.
Để triển khai công nghệ thông tin trong bất kỳ lĩnh vực nào, chúng ta cần sự
tích hợp hai mảng kiến thức là khiến thức công nghệ thông tin và kiến thức
chuyên nghành của lĩnh vực đó. Dự án công nghệ thông tin 112 này không

thành công cũng do thiếu cán bộ có kiên thức tin học,thiếu cán bộ có kinh
nghiệm triển khai dự án, quản lý dự án. Đồng thời trình độ của người sử dụng
và khai thác dự án cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu
quả của dự án. Thực tế dự án 112 còn thảm hại hơn như thế những gì mà dự
13
HỆ THÔNG THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
án làm được khiến không ai dám kế thừa cụ thế như về hạ tầng, con người,
phần mềm và giáo trình.
Hạtầng
Theo thống kê thì tính đến cuối 2005, Đề án tin học hoá cải cách hành chính
nhà nước (ĐA112) đã xây dựng được 115 trung tâm tích hợp dữ liệu -
TTTHDL); 1.613 mạng LAN cấp sở, huyện; mua 2.451 máy chủ và 26.990
máy trạm. Tuy nhiên, đối với hầu hết trung tâm dữ liệu và mạng nội bộ mới
chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin cơ bản giới thiệu tỉnh, thành phố, cơ
quan tổ chức mình. Thậm chí, ngay cả những nơi đã tích hợp thì cũng
chẳng theo chuẩn dữ liệu nào. UB Khoa học, Công nghệ & Môi trường của
Quốc hội và Kiểm toán Nhà nước (KTNN) nhận định, công tác tích hợp dữ
liệu mới chỉ ở giai đoạn đầu; chưa tích hợp được thông tin phục vụ công tác
chỉ đạo, điều hành; chưa phục vụ và thúc đẩy cải cách hành chính.
Đối với hệ thống đường truyền và mạng, hầu hết các nơi có đường truyền tốc
độ thấp hoặc chỉ là dial-up (qua điện thoại cố định). Đối với giao diện, các
website chưa thiết kế theo chuẩn. Thậm chí, Bộ GDĐT đã chi 300 triệu đồng
mà đến nay vẫn chưa có web. Đặc biệt, theo tính toán thì hầu như các nơi
đều đầu tư tới 80 - 85% cho phần cứng; tuy nhiên trên thực tế, Đồng Nai mua
máy rồi bỏ xó; Hải Phòng mua máy hơn 1,1 tỉ đồng của Mexico, nhưng
biến thành của Đài Loan; nhiều cơ quan bộ, ngành mang tài sản của ĐA112
sang cho đơn vị khác Những điều này cho thấy tài sản của ĐA112 còn lại
đã rất cũ kỹ, lạc hậu; hoặc đã bị ăn bớt, kê khống hoặc hết khấu hao.
Conngười
Có thể nói: Để giải ngân, quyết toán vượt đơn giá, chi khống nên việc đào

tạo nguồn nhân lực của ĐA112 là rất ồ ạt và chẳng theo nguyên tắc nào.
14
HỆ THÔNG THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
Thực tế, ĐA chỉ triển khai hơn 2 năm; thế nhưng các cơ quan, tỉnh, TP đã
triển khai tới 2.651 lớp đào tạo với hơn 51.300 học viên. Nếu toàn VN có
116 đầu mối (bộ, tỉnh, thành) thì tính ra bình quân mỗi đầu mối đã lập ra tới
hơn 22 lớp đào tạo, với con số gần 440 người/đầu mối. Đây thực sự là con số
đáng nghi ngờ.
Theo KTNN thì Phú Thọ đào tạo sai 82 người; Lào Cai 148 người và Hà
Giang 100 người. Tuy nhiên, khi đi khảo sát thực tế tại các địa phương thì
hầu hết nguồn nhân lực này đều là kiêm nhiệm chứ ít ai là chuyên trách. Bên
cạnh đó, việc đào tạo cũng không chú trọng về chất lượng. Chính vì thế mà
Lạng Sơn đánh giá rằng 50% ; Thái Nguyên 60% cán bộ quản trị mạng
không đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó, khi ĐA112 ngừng lại thì hầu hết
nguồn nhân lực này cũng chuyển công tác hoặc giải tán. Như vậy, con số
hơn 51.300 học viên đã đào tạo thực chất chỉ là con số ảo.
Phần mềm và giáo trình
Theo kiến nghị của KTNN thì nên đánh giá lại 3 PMDC và 45 PM đang xây
dựng để khai thác, sử dụng tránh lãng phí. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia
và các nơi đã ứng dụng thì đều cho rằng điều đó là rất khó hoặc không thể.
Đối với 3 PMDC, dù chi phí tới 87 tỉ đồng, nhưng thực chất đây là những
PM không đạt chuẩn.
Bản thân KTNN cũng đã nhận định PM này không phù hợp, chưa thống nhất
và chuẩn hoá thông tin, quy trình. Thậm chí nhiều địa phương kiên quyết từ
chối PM này, vì nó đắt hơn mà lại không bằng mua ở chợ. Thậm chí cho
đến hiện nay, khi cơ quan quản lý tuyên bố "cho không" những PM này; song
15
HỆ THÔNG THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
hầu như chẳng đơn vị nào lấy. Đối với các PM còn lại thì hoặc đang trong
quá trình xây dựng, hoặc cũng đã bỏ xó hay mua đắt. Cụ thể PM "Quản lý

văn bản E-office" của BKAV chào giá có 231 triệu đồng, nhưng Ban điều
hành mua 970 triệu đồng 1 PM tương tự. Hay như Bộ GDĐT mua của Cty
CMC 1 PM giá 444 triệu đồng, nhưng đến nay vẫn chưa có sản phẩm
Đối với nguồn tài liệu đã in ấn, mặc dù Ban điều hành cho rằng đây là tài liệu
đạt "chuẩn quốc tế"; tuy nhiên nếu soi lại chính nguồn nhân lực yếu kém,
không đáp ứng được yêu cầu thì cũng đủ thấy những tài liệu này khó mà đạt
chất lượng. Cũng tương tự như PM, nguồn tài liệu này đang cho không ai
lấy. Vì thế cho đến nay hàng trăm triệu đồng chi phí in ấn; gần 2,5 vạn giáo
trình tồn kho cũng đủ thấy nguồn tài liệu này vô dụng đến mức nào.
Từ những phân tích trên, câu kết luận cho vấn đề "kế thừa" ĐA112 là rất khó.
Thậm chí, nhiều nơi và nhiều "tàn dư" như tài liệu, PM của ĐA112 có thể bị
xoá trắng.
B, Những giải pháp phải thực hiện cho đề án này.
Những việc mà chính phủ phải làm.
Ngày 3.10, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng thường trực
Nguyễn Sinh Hùng đã yêu cầu Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán và
phát hành báo cáo kiểm toán Đề án 112 theo thẩm quyền và quy định của
Luật Kiểm toán Nhà nước.
Đề án 112 với tổng kinh phí lên tới 3.700 tỉ đồng nhằm xây dựng hệ thống
tin học phục vụ quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước, thế nhưng từ
khi triển khai đến nay đã hoạt động không hiệu quả, một số cá nhân đã có
hành vi tham ô, tham nhũng và đã bị bắt, trong số đó có cả một nguyên Phó
16
HỆ THÔNG THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Không chỉ chỉ đạo ngừng triển khai đề án, Thủ tướng Chính phủ còn đề
nghị Ban điều hành phải tổng kết, nghiêm túc kiểm điểm việc thực hiện mục
tiêu, kiểm toán và giải quyết những vấn đề tồn tại
Những đề xuất của sinh viên.
Để thực hiện bất kỳ một dự án nào thì nhà nước cũng phải tìm và chọn ra

những người có tài, có đức, một lòng vì nước vì dân. Phải xác định được mục
đích chính của dự án là gì, xác định những công việc nào cần phải làm trước
nó có vai trò gì cho những công việc tiếp theo. Khả năng thành công của dự
án này như thế nào, mức độ ảnh hưởng đến dự án tiếp theo như thế nào. Xem
xét mức động đến sự phát triên của kinh tế quốc gia, xã hội…tính đến những
chi phí cơ hội của các dự án trước khi thực hiện.
(nguồn tham khảo: báo lao dộng, tuổi trẻ, giáo trình hệ thống tin doanh
nghiệp)

17
HỆ THÔNG THÔNG TIN DOANH NGHIỆP

18

×