Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Giáo an 12 chọn bộ(GV: Phạm Phương)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 85 trang )

Trường THPT Nhã Nam GV: Phạm Văn Phương
Trường THPT Nhã Nam
Địa chỉ: Tân Yên - Bắc Giang
Trường THPT Nhã Nam GV: Phạm Văn Phương
Ngày soạn: 15/8/2010;
Ngày giảng:
Chương 1:Khái niệm về cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Tiết 1 §1. Khái niệm về cơ sở dữ liêu
I. Mục đích yêu cầu
a) Mục đích, yêu cầu: HS hiểu được bài tóan minh họa, hệ thống hóa các công việc thường
gặp khi quản lí thông tin của một hoạt động nào đó, lập được các bảng chứa thông tin theo
yêu cầu.
b) Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Sách GK tin 12, Sách GV tin 12, đĩa chứa các chương trình
minh họa (quản lý học sinh:gv biên soạn), tranh ảnh chụp sẳn .
c) Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, so sánh
II. Phương pháp và phương tiện dạy và học
- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, trực quan
- Phương tiện dạy và học; SGK, SGV, SBT và Máy chiếu
II. Nội dung bài mới
1. Ổn định lớp: lớp sĩ số:
2. Bài mới.
stt Họ tên Ngày sinh
Giới
tính
Đoàn
viên
Tóan Lý Hóa Văn Tin
1 Nguyễn An 12/08/89 1 C 7,8 5,0 6,5 6,0 8,5
2 Trần Văn Giang 23/07/88 1 R 6,5 6,5 7,0 5,5 7,5
3 Lê Thị Minh Châu 03/05/87 0 R 7,5 6,5 7,5 7,0 6,5
4 Doãn Thu Cúc 12/05/89 0 R 6,5 6,4 7,1 8,2 7,3


5 Hồ Minh Hải 30/07/89 1 C 7,5 6,7 8,3 8,1 7,5
Hình 1. Ví dụ hồ sơ học sinh
(1:Nam, 0: Nữ - C: chưa vào Đoàn, R: đã vào Đoàn)
Hoạt động giáo viên và học sinh Nội dung
Tiết 1:
Câu 1:Muốn quản lý thông tin về điểm học
sinh của lớp ta nên lập danh sách chứa các cột
nào? Gợi ý:Để đơn giản vấn đề cột điểm nên
tượng trưng một vài môn.
Stt,hoten,ngaysinh,giới tính,đòan viên,
tóan,lý,hóa,văn,tin
HS1: cột Họ tên, giới tính,ngày sinh,địa chỉ,
tổ,điểm tóan, điểm văn, điểm tin
GV: Em hãy nêu lên các công việc thường
gặp khi quản lý thông tin của một đối tượng
nào đó ?
Câu3: Đây chính là biểu bảng được lập ra với
mục đích quản lý các thông tin đặt trưng của
đối tượng cần quản lý, đặt điểm tất cả mọi
thông tin đều chứa cùng một bảng dẫn đến hệ
quả:một bảng thông tin đồ sộ chứa quá nhiều
dữ liệu trên một bảng, chủ yếu được viết và
§1. Khái niệm về cơ sở dữ liệu
1. Bài tóan quản lý:
Để quản lý học sinh trong nhà trường, người ta
thường lập các biểu bảng gồm các cột, hàng để
chứa các thông tin cần quản lý.
a) Một trong những biểu bảng được thiết lập để lưu
trữ thông tin về điểm của hs như sau
b) Các công việc thường gặp khi quản lý thông

tin của một đối tượng nào đó:
o Tạo lập hồ sơ về các đối tượng cần quản lí;
o Cập nhật hồ sơ (thêm, xóa, sửa hồ sơ);
o Tìm kiếm;
o Sắp xếp;
o Thống kê;
o Tổng hợp, phân nhóm hồ sơ;
o Tổ chức in ấn…
2. Cơ sở dữ liệu là gì?
Cơ sở dữ liệu (CSDL-Database) là tập hợp các dữ
liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin của một
đối tượng nào đó (như trường học, bệnh viện, ngân
hàng, nhà máy ), được lưu trữ trên bộ nhớ máy
tính để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của
nhiều người sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.
Trường THPT Nhã Nam GV: Phạm Văn Phương
Hoạt động giáo viên và học sinh Nội dung
lưu lên giấy? Ví dụ1: lấy lại ví dụ Hình 1
3. Sự cần thiết phải có các CSDL:
Thông tin ngày càng nhiều và phức tạp, việc
quản lý và khai thác csdl trên giấy có nhiều bất
tiện, vì thế việc tạo csdl trên máy tính giúp
người dùng tạo lập , khai thác thông tin của
CSDL một cách có hiệu quả .Trong đó đó cần
phải kể đến vai trò không thể nào thiếu được
của phần mềm máy tính dựa trên công cụ máy
tính điện tử.
III. Câu hỏi củng cố và bài tập về nhà
 Câu 1: Các công việc thường gặp khi quản lí thông tin của một đối tượng nào đó?
 Câu 2: Lập bảng thứ 1 trên giấy gồm hai cột, cột 1 đặt tên là Tên môn học để liệt kê tất cả

các môn học mà em đang học, cột 2 đặt tên Mã môn học, dùng ký hiệu 1,2,3 để đặt tên
cho từng môn học. Đặt tên cho bảng Môn học.
 Câu 3: Lập bảng thứ 2, gồm các cột sau:Mã học sinh, họ tên, ngày sinh,giới tính, địa chỉ, tổ.
Chỉ ghi tượng trưng 5 học sinh. Trong đó mỗi học sinh có một mã học sinh duy nhất, có thể
đặt A1, A2 Đặt tên bảng DSHS.
 Câu 4: Lập bảng thứ 3, gồm các cột sau:Mã học sinh, mã môn học, ngày kiểm tra, điểm. Mỗi
học sinh có thể kiểm tra nhiều môn. Đặt tên là Bảng điểm.
4. Dặn dò:
5. Rút kinh nghiệm:



Tổ Trưởng CM duyệt
Ngày tháng năm 2010
Trường THPT Nhã Nam GV: Phạm Văn Phương
Ngày soạn: 15/8/2010
Ngày giảng:
Tiết 2 §1. Khái niệm về cơ sở dữ liêu
I. Mục đích, yêu cầu: HS nắm được khái niệm CSDL là gì? Biết vai trò của CSDL trong học
tập và đời sống? Nắm khái niệm hệ QTCSDL, hệ CSDL, sự tương tác giữa các thành phần
trong hệ CSDL.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Sách GK tin 12, Sách GV tin 12, đĩa chứa các chương trình
minh họa (quản lý học sinh:gv biên soạn), tranh ảnh chụp sẳn hình 1, hình 2 .(xem phụ lục 1,
giáo án)
III. Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, so sánh
IV. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức: Nắm sơ tình hình:cán bộ lớp, gv chủ nhiệm.
2. Kiểm tra miệng: Kiểm tra vở làm bài tập ở nhà của 3 học sinh. Ba HS ghi
kết quả làm bài tập tiết 1 lên bảng cùng một lần.
3. Bài mới

Hoạt động giáo viên và học sinh Ghi bảng
GV: CSDL lưu trên giấy khác CSDL lưu trên
máy tính ở điểm nào?
GV: Phần mềm giúp người sử dụng có thể tạo
CSDL trên máy tính gọi là gì? (hệ qtcsdl)
GV: Hiện nay có bao nhiêu hệ quản trị
CSDL?
Các hệ quản trị CSDL phổ biến được nhiều
người biết đến là MySQL, Oracle,
PostgreSQL, SQL Server, DB2, v.v. Phần lớn
các hệ quản trị CSDL kể trên hoạt động tốt
trên nhiều hệ điều hành khác nhau như Linux,
Unix và MacOS ngoại trừ SQL Server của
Microsoft chỉ chạy trên hệ điều hành
Windows.
GV: dùng phần mềm ứng dụng quản lý học
sinh với hệ QTCSDL : MS Access để minh
họa cho sự tương tác
của hệ CSDL, lưu ý đến vai trò của phần
mềm ứng dụng và hệ QTCSDL (phần mềm
ứng dụng giúp người dùng có thể giao tiếp
một cách dễ dàng với csdl thông qua các thao
tác đơn giản).
GV:
Gán 1->CSDL,
2->phần mềm ứng dụng
3->Hệ QTCSDL
Hãy sắp xếp thứ tự ưu tiên của các thành
phần trên dựa vào vai trò của nó trong hệ
CSDL. Giải thích vì sao em sắp xếp như vậy?

(Xem Hình 2)
4. Hệ quản trị CSDL:
Là phần mềm cung cấp mô trường thuận lợi và
hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và tìm kiếm
thông tin của CSDL, được gọi là hệ quản trị
CSDL (hệ QTCSDL-DataBase Manegement
System)-
Như vậy, để tạo lập và khai thác
một csdl cần phải có:
-Hệ QTCSDL
-Các thiết bị vật lý (máy tính, đĩa cứng, mạng
máy tính )
-Ngoài ra, các phần mềm ứng dụng được xây
dựng trên hệ QTCSDL giúp thuận lợi cho người
sử dụng khi muốn tạo lập và khai thác CSDL
Hình 2: Sơ đồ tương tác giữa phần mềm ứng
dụng, hệ QTCSDL và CSDL
Phần mềm ứng dụng
Hệ QTCSDL
CSDL
5. Hệ thống CSDL:
Người ta dùng thuật ngữ hệ thống CSDL (hay
hệ CSDL) để chỉ :
- Con người
- Hệ QTCSDL quản trị và khai thác CSDL
- CSDL
Hình 3:
Sự tương tác giữa các thành phần của hệ
Trường THPT Nhã Nam GV: Phạm Văn Phương
Hoạt động giáo viên và học sinh Ghi bảng

Dùng sơ đồ tương tác ở trên (H2) để phát
triển khái niệm: Hệ thống CSDL là gì?
GV: yêu cầu HS căn cứ trên sơ đồ trên để đưa
thêm tác nhân : Con người, là thành phần rất
quan trọng trong hệ thống CSDL, một thành
phần mà sự tồn tại và phát triển của cả hệ
thống CSDL đều phải phụ thuộc vào nó.
GV: cho HS phát triển thêm sơ đồ. Gọi HS
lên bảng để vẽ.
Hình 3. Hs về nhà vẽ bằng bút chì xem như
một bài tập.(hai cách, cách1:sơ đồ hình tròn
đồng tâm, cách2: sơ đồ nhân quả )
CSDL
Con người
Phần mềm ứng dụng
Hệ QTCSDL
CSDL
Thế nào là cấu trúc của một CSDL?
Tính toàn vẹn?
Ví dụ
Để đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu trên cột
điểm, sao cho điểm nhập vào theo thang điểm
10 , các điểm của môn học phải đặt ràng buộc
giá trị nhập vào: >=0 và <=10. ( Gọi là ràng
buộc vùng)
Tính không dư thừa?
Ví dụ : Một CSDL đã có cột ngày sinh, thì
không cần có cột tuổi.
Vì năm sau thì tuổi sẽ khác đi, trong khi giá
trị của tuổi lại không được cập nhật tự động

vì thế nếu không sửa chữa số tuổi cho phù
hợp thì dẫn đến tuổi và năm sinh thiếu tính
nhất quán.
Ví dụ khác: Đã có cột soluong và dongia, thì
không cần phải có cột thành tiền.
(=soluong*dongia).
Chính vì sự dư thừa nên khi sửa đổi dữ liệu
thường hay sai sót, và dẫn đến sự thiếu tính
nhất quán trong csdl.
Tính an toàn và bảo mật thông tin?:
Ví dụ về tính an toàn thông tin: Học sinh có
thể vào mạng để xem điểm của mình trong
CSDL của nhà trường, nhưng hệ thống sẽ
ngăn chận nếu HS cố tình muốn sửa điểm.
Hoặc khi điện bị cắt đột ngột, máy tính hoặc
phần mềm bị hỏng thì hệ thống phải khôi
phục được CSDL.
Ví dụ về tính bảo mật: Hệ thống phải ngăn
chặn được mọi truy cập bất hợp pháp đến
6. Các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL:
a)Tính cấu trúc:Thông tin trong CSDL được
lưu trữ theo một cấu trúc xác định.
Tính cấu trúc được thể hiện ở các điểm sau:
 Dữ liệu ghi vào CSDL được lưu giữ
dưới dạng các bản ghi .
 Hệ QTCSDL cần có các công cụ khai
báo cấu trúc của CSDL(là các yếu tố để
tổ chức dữ liệu: cột, hàng, kiểu của dữ
liệu nhập vào cột, hàng ) xem, cập
nhật, thay đổi cấu trúc .

.
b)Tính toàn vẹn: Các giá trị được lưu trữ trong
CSDL phải thỏa mãn một số ràng buộc, tùy
theo nhu cầu lưu trữ thông tin.
c)Tính không dư thừa:
-Một CSDL tốt thường không lưu trữ những dữ
liệu trùng nhau, hoặc những thông tin có thể dễ
dàng tính toán từ các dữ liệu có sẵn.
Chính vì sự dư thừa nên khi sửa đổi dữ liệu
thường hay sai sót, và dẫn đến sự thiếu tính
nhất quán trong csdl.
d)Tính chia sẻ thông tin: vì csdl đuợc lưu trên
máy tính, nên việc chia sẻ csdl trên mạng máy
tính được dể dàng thuận lợi, đây là một ưu điểm
nổi bật của việc tạo csdl trên máy tính.
e)Tính an toàn và bảo mật thông tin:
CSDL dùng chung phải được bảo vệ an toàn,
thông tin phải được bảo mật nếu không dữ liệu
trong CSDL sẽ bị thay đổi một cách tùy tiện và
thông tin sẽ bị “xem trộm”.
f)Tính độc lập: Một CSDL có thể sử dụng cho
nhiều chương trình ứng dụng, đồng thời csdl
không phụ thuộc vào phương tiện lưu trữ và hệ
máy tính nào cũng sử dụng được nó.
7. Một số hoạt động có sử dụng CSDL:
- Hoạt động quản lý trường học
-Hoạt động quản lý cơ sở kinh doanh
-Hoạt động ngân hàng

Trường THPT Nhã Nam GV: Phạm Văn Phương

Hoạt động giáo viên và học sinh Ghi bảng
CSDL
3.Dặn dò: HS lưu ý Hình 3 trong bài mô tả sự tương tác giữa các thành phần của hệ CSDL, có
thể trình bày bằng 2 cách,cách 1: bằng các vòng tròn đồng tâm như câu 2 phần bài tập đã ra,
cách 2: bằng sơ đồ nhân quả (mũi tên, tên các thành phần). Chú ý các cách trình bày để vẽ theo
yêu cầu của GV.
Suy nghĩ về vai trò của phần mềm ứng dụng trong mối tương tác giữa các thành phần của hệ
CSDL
4. Rút kinh nghiệm:



Tổ Trưởng CM duyệt
Ngày tháng năm 2010
Trường THPT Nhã Nam GV: Phạm Văn Phương
Ngày soạn: 15/8/2010;
ngày giảng:
Tiết Bài 2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
I Mục đích, yêu cầu: HS nắm được các chức năng của hệ QTCSDL, nắm được thành phần cơ bản
của hệ QTCSDL, biết được vai trò của con người trong từng nhiệm vụ cụ thể.
II Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Sách GK tin 12, Sách GV tin 12, đĩa chứa các chương trình minh
họa (quản lý học sinh:gv biên soạn), tranh ảnh chụp sẳn .
III Phương pháp giảng dạy và phương tiện dạy học
- Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, so sánh
- Phương tiện dạy và học: SGK, SGV
IV Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức: Nắm sơ tình hình lớp: điểm danh
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Nêu các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL, ví dụ minh họa đối với tính:
a) Không dư thừa, tính bảo mật.

b) Cấu trúc, chia sẻ thông tin
c) Toàn vẹn, an toàn và bảo mật thông tin
d) Không dư thừa, độc lập
Học sinh chỉ chọn lấy một trong các tính chất đã liệt kê theo các mục a,b,c,d ở trên để cho ví dụ.
3. Bài mới
Hoạt động giáo viên và học sinh Ghi bảng
Chủ yếu GV giới thiệu chức năng của hệ
QTCSDL, dùng Pascal hoặc SQL minh họa
cách khai báo, xây dựng cấu trúc CSDL:
GV:Trong Pascal để khai báo biến I,j là kiểu số
nguyên, k là kiểu số thực để dùng trong chương
trình em làm thế nào?
HS:
Var
i,j:integer;
k:real;
GV:Cũng trong Pascal để khai báo cấu trúc bản
ghi Học sinh có 9 trường: hoten,ngaysinh,
gioitinh, doanvien toan,ly,hoa,van,tin:

Type
Hocsinh=record;
Hoten:string[30];
Ngaysinh:string[10];
Gioitinh:Boolean;
Doanvien:Boolean;
Toan,ly,hoa,van,tin:real;
End;
1. Các chức năng của hệ QTCSDL:
Các chức năng cơ bản của hệ QTCSDL;

a) Cung cấp cách tạo lập CSDL:
Thông qua ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu, người dùng
khai báo kiểu và các cấu trúc dữ liệu thể hiện thông tin,
khai báo các ràng buộc trên dữ liệu được lưu trữ trong
CSDL.
b) Cung cấp cách cập nhật dữ liệu, tìm kiếm và kết
xuất thông tin:
Thông qua ngôn ngữ thao tác dữ liệu, người ta thực
hiện được các thao tác sau:
Cập nhật: Nhập, sửa, xóa dữ liệu
Tìm kiếm và kết xuất dữ liệu
c) Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển việc truy
cập vào CSDL
Thông qua ngôn ngữ đìều khiển dữ liệu để đảm bảo:
- Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép.
- Duy trì tính nhất quán của dữ liệu
2. Hoạt động của một hệ QTCSDL:
a) Hệ QTCSDL có 02 thành phần chính:
-Bộ xử lý truy vấn
-Bộ truy xuất dữ liệu
Trường THPT Nhã Nam GV: Phạm Văn Phương
Hoạt động giáo viên và học sinh Ghi bảng
GV: Trong CSDL người ta dùng ngôn ngữ định
nghĩa dữ liệu để khai báo kiểu và cấu trúc dữ
liệu.
GV: Trong CSDL người ta dùng ngôn ngữ thao
tác dữ liệu tác động trên các mẩu tin (bản ghi)
bao gồm:
Cập nhật: Nhập, sửa, xóa dữ liệu
Tìm kiếm và kết xuất dữ liệu

GV: Bằng ngôn ngữ điều khiển dữ liệu cho
phép xác lập quyền truy cập vào CSDL.
GV dùng Hình 3:
Sự tương tác giữa các thành phần của hệ
CSDL, để giúp học sinh phát triển sơ đồ tương
tác giữa các thành phần trong hệ QTCSDL, chủ
yếu chi tiết hóa hệ qtcsdl: bộ xử lý truy vấn &
bộ truy xuất dữ liệu. (Hình 4)
Sử dụng phần mềm ứng dụng Access để giúp
học sinh biết được truy vấn là gì?
Vai trò của con người (nói chung) đối với hệ
CSDL?
b) Mô tả sự tương tác của hệ QTCSDL:
Người dùng thông qua chương trình ứng dụng chọn
các câu hỏi (truy vấn) đã được lập sẵn,Vd: Bạn muốn
tìm kiếm mã học sinh nào- người dùng nhập giá trị
muốn tìm kiếm , ví dụ: A1bộ xử lý truy vấn của hệ
QTCSDL sẽ thực hiện truy vấn nàybộ truy xuất dữ
liệu sẽ tìm kiếm dữ liệu theo yêu cầu truy vấn dựa
trên CSDL đang dùng
c. Sơ đồ chi tiết mô tả sự tương tác của hệ QTCSDL:
Con người
Phần mềm ứng dụng/Truy vấn
CSDL
CSDL
Hình 4: Sự tương tác giữa các thành phần trong hệ
QTCSDL
3. Vai trò của con người khi làm việc với các hệ
CSDL:
a) Người quản trị CSDL: là một người hay một nhóm

người được trao quyền điều hành hệ CSDL : - Thiết kế
và cài đặt CSDL, hệ QTCSDL, và các phần mềm có
liên quan.
- Cấp phát các quyền truy cập CSDL
- Duy trì các hoạt động hệ thống nhằm thỏa
mãn các yêu cầu của các ứng dụng và của người dùng.
b) Người lập trình ứng dụng: Nguời sử dụng có am
hiểu về một hệ QTCSDL nào đó, dùng ngôn ngữ của
hệ QTCSDL này để tạo một giao diện thân thiện qua
chương trình ứng dụng dễ sử dụng để thực hiện một số
Hệ QTCSDL:
Bộ xử lý truy vấn
Bộ truy xuất dữ
liệu
CSDL
Trường THPT Nhã Nam GV: Phạm Văn Phương
Hoạt động giáo viên và học sinh Ghi bảng
thao tác trên CSDL tùy theo nhu cầu.
c) Người dùng : (còn gọi người dùng đầu cuối) Là
người có thể không am hiểu gì về hệ QTCSDL nhưng
sử dụng giao diện thân thiện do chương trình ứng dụng
tạo ra để nhập dữ liệu và khai thác CSDL.
3. Củng cố:
Truy vấn là gì? Còn gọi là truy hỏi :dùng các câu hỏi đặt ra ở phần mềm ứng dụng dựa vào yêu cầu
khai thác thông tin để yêu cầu hệ QTCSDL tiếp nhận truy vấn và truy xuất dữ liệu một cách tự
động. Đặt 3 câu truy vấn để khai thác thông tin về HS? Kết xuất là gì? Quá trình tạo ra kết quả :
thông tin muốn tìm kiếm.
4. Rút kinh nghiệm:




Tổ Trưởng CM duyệt
Ngày tháng năm 2010
Trường THPT Nhã Nam GV: Phạm Văn Phương
Ngày soạn:15/8/2010;
Ngày giảng:
Tiết Bài tập
I) Mục đích, yêu cầu: Học sinh nắm các khái niệm đã học: CSDL, sự cần thiết phải có CSDL
lưu trên máy tính, hệ QTCSDL?, hệ CSDL?, mối tương tác giữa các thành phần của hệ CSDL,
các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Sách GK tin 12, Sách GV tin 12, đĩa chứa các chương trình
minh họa (quản lý học sinh:gv biên soạn), tranh ảnh chụp sẳn.
III Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, so sánh
IV) Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3) Nội dung bài:
Các câu hỏi trắc nghiệm & tự luận:
Câu 1:Cơ sở dữ liệu (CSDL) là :
a. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được lưu trên máy tính điện tử.
b. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được ghi lên giấy.
c. Tập hợp dữ liệu chứa đựng các kiểu dữ liệu: ký tự, số, ngày/giờ, hình ảnh của một chủ thể
nào đó.
d. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được lưu trên máy tính điện tử
để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người.
Câu 2: Hãy nêu các ưu điểm khi sử dụng CSDL trên máy tính điện tử:
a. Gọn, nhanh chóng
b. Gọn, thời sự (Cập nhật đầy đủ, kịp thời )
c. Gọn, thời sự, nhanh chóng
d. Gọn, thời sự, nhanh chóng, nhiều nguời có thể sử dụng chung CSDL

Câu 3: Hoạt động nào sau đây có sử dụng CSDL
a. Bán hàng
b. Bán vé máy bay
c. Quản lý học sinh trong nhà trường
d. Tất cả đều đúng
Câu 4: Hệ quản trị CSDL là:
a. Phần mềm dùng tạo lập CSDL
b. Phần mềm để thao tác và xử lý các đối tượng trong CSDL
c. Phần mềm dùng tạo lập, lưu trữ và khai thác một CSDL
d. Phần mềm dùng tạo lập, lưu trữ một CSDL
Câu 5: Các thành phần của hệ CSDL gồm:
a. CSDL, hệ QTCSDL
b. CSDL, hệ QTCSDL, con người
c. Con người, CSDL, phần mềm ứng dụng
d. Con người, phần mềm ứng dụng, hệ QTCSDL, CSDL
Câu 6: Các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL.
a. Tính cấu trúc, tính toàn vẹn
b. Tính không dư thừa, tính nhất quán
c. Tính độc lập, tính chia sẻ dữ liệu, tính an toàn và bảo mật thông tin
d. Các câu trên đều đúng
Câu 7: Hãy chọn câu mô tả sự tương tác giữa các thành phần trong một hệ CSDL:
Cho biết: Con người1, Cơ sở dữ liệu 2, Hệ QTCSDL 3, Phần mềm ứng dụng 4
a. 2134
b. 1342
c. 1324
d. 1432
Câu 8: Sự khác biệt giữa CSDL và hệ QTCSDL .
Trường THPT Nhã Nam GV: Phạm Văn Phương
a. CSDL là tập hợp chứa các dữ liệu liên quan với nhau, chứa thông tin về một vấn đề nào đó,
được lưu trên máy tính. CSDL này do một hệ quản trị CSDL tạo ra. Hệ quản trị CSDL là phần mềm

dùng tạo lập, bảo trì : CSDL, hơn thế nữa nó dùng còn quản trị và khai thác CSDL đó.
b. CSDL là tập hợp chứa các dữ liệu liên quan với nhau chứa thông tin về một vấn đề nào đó.
CSDL này do một hệ quản trị CSDL tạo ra. Hệ quản trị CSDL là phần mềm dùng tạo lập, bảo trì :
CSDL, hơn thế nữa nó dùng còn quản trị và khai thác CSDL đó.
c. CSDL là tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, còn hệ quản trị CSDL chỉ là chương
trình để quản lý và khai thác CSDL đó.
d. Tất cả đều sai
Câu 9: Nêu các điểm giống nhau và khác nhau giữa CSDL và hệ QTCSDL :
CSDL Hệ QTCSDL
Giống nhau
Khác nhau
Câu 10: (câu khó) Tại sao mối quan hệ giữa Hệ QTCSDL và CSDL phải là mối quan hệ hai
chiều?
II) Dặn dò:
4. Rút kinh nghiệm:



Tổ Trưởng CM duyệt
Ngày tháng năm 2010
Trường THPT Nhã Nam GV: Phạm Văn Phương
Ngày soạn; 20/8/2010
Ngày giảng;
Tiết; Bài tập và thực hành 1
I. Mục đích yêu cầu
Kiến thức
- Biết một số công việc cơ bản khi xây dựng một CSDL đơn giản
Kĩ năm
HS có thể phân tích thiết kế một CSDL Đơn giản như CSDL quản lí hồ sơ học sinh hay quản
lí thư viện.

II. Phương pháp, phương tiện
- PP vấn đáp và trực quan
- Phương tiện dạy học: SGK, SGV, Máy chiếu, phòng máy
III. Lên lớp
1. Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số lớp: sĩ số:
2. Nội dung bài thực hành
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài tập
Bài 1. Tìm hiểu nội quy thư viện, thẻ thư viện, phiếu mượn/ trả sách, sổ quản lí sách của thư viện
trường trung học phổ thông.
GV: Với bài này thì các em hãy tìm hiểu nội quy thư viện của trường chúng ta: xem phiếu mượn,
trả, sổ quản lí, của trường chúng ta
HS: tìm hiểu và trả lời:.
Bài 2: Kể tên các hoạt động chính của thư viện. ví dụ trường THPT Nhã Nam
- Mua và nhập sách, thanh lí sách.
- Cho mượn sách;

GV: Ngoài các hoạt động chính đó còn hoạt động nào không?
Bài 3. Hãy liệt kê các đối tượng cần quản lí khi xây dựng CSDL quản lí sách và mượn/ trả sáh,
chẳng hạn như người đọc sách,
GV: Với mỗi loại đối tượng, hãy liệt kê các thông tin cần quản lí, chăng hạn
Thông tin về người đọc.
- số thẻ mượn
- họ và tên

Thôngtin về sách.
- mã sách.
Trường THPT Nhã Nam GV: Phạm Văn Phương
Tên sách


Ngoài thông tin đó em nào lấy thêm thông tin nữa của thư viện . ví dụ thư viện của trường Nhã Nam
GV:? Theo em CSDL nêu trên cần những bảng nào? Mỗi bảng cần những cột nào?
Ví dụ/ bảng lưu thông tin về sách, tác giả, người đọc.
HS:. Tìm hiểu và trả lời
GV:. Lưu ý khi làm việc với một cơ sở dữ liệu vậy thì người phân tích đóng một vai trò quan trọng
trong toàn bộ quá trình xây dựng nên phần mềm. nếu người phân tích mà thiếu, hoặc sai sót một
thông tin nhỏ nào dẫn đến toàn bộ dây truyền xây dựng phần mềm bị lỗi.
Người phân tích có cách nhìn cặn kẽ và thấu đáo, có cách nhìn tổng quát nhất về một cơ sở.
3. Hoạt động về nhà.
Về nhà HS: phân tích lại của cơ sở dữ liệu quản lí thư viện? lấy ngay quản lí thư viện của
trường chúng ta.
Bài tập: Phân tích thiết kế cơ sở dữ liệu quản lí học sinh (lấy tên là HOSO) của trường Nhã Nam.
4. Rút kinh nghiệm.



Tổ Trưởng CM duyệt
Ngày tháng năm 2010
Trường THPT Nhã Nam GV: Phạm Văn Phương
Ngày soạn 30/8/2010;
Ngày giảng:
Chương 2
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS Access
Tiết §3 Giới thiệu Microsoft Access
I. Mục đích, yêu cầu:
Về kiến thức: Hiểu các chức năng chính của Ms Access:tạo lập bảng, thiết lập mối quan hệ giữa
các bảng, cập nhật, kết xuất thông tin
Biết 4 đối tượng chính của Access:Bảng, mẫu hỏi, biểu mẫu, báo cáo
Biết 2 chế độ làm việc: chế độ thiết kế (làm việc với cấu trúc) và chế độ làm việc với dữ
liệu.

Về kỹ năng: Khởi động, ra khỏi Ms Access, tạo mới CSDL, mở CSDL đã có
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Sách GK tin 12, Sách GV tin 12, đĩa chứa các chương trình minh
họa (quản lý học sinh:gv biên soạn
III. Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, so sánh
IV. Lên lớp
1 Các bước lên lớp
2 Ổn định tổ chức: Điểm danh
3. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét bài kiểm tra trắc nghiệm tiết 7
4. Nội dung:
Hoạt động GV và HS Ghi bảng
Em biết gì về phần mềm Ms Windows ?
Em biết gì về phần mềm Ms Word? Ms
Excel?
Microsoft Access ?
Access có nghĩa là truy cập, truy xuất
GV: Dùng phần mềm ứng dụng Quản lý học
sinh (hoặc bộ ảnh có sao chụp các kết quả về
tác dụng của các thành phần trong Access) để
minh họa dựa trên ý tưởng các ví dụ sau:
Ví dụ 1: Ở bảng minh họa CSDL đầu tiên,
trong bảng không thể tạo cột tuổi (là cột
được tính từ cột ngày sinh) bằng công thức
Ví dụ 2: Từ bảng đã có, query sẽ thực hiện
việc tính tóan để tạo thêm cột mới là Tuổi.
Ví dụ 3: Dùng biểu mẫu nhập dữ liệu và điều
khiển thực hiện ứng dụng: máy tính bỏ túi
Ví dụ 4: Dùng report để tổng hợp dữ liệu
theo yêu cầu:
- Còn gọi là chế độ làm việc với cấu trúc.
Còn gọi là chế độ làm việc với dữ liệu.

§1 Giới thiệu Microsoft Access
1. Các đối tượng trong Microsoft Access :
Microsoft Access gọi tắt là Access, là hệ
QTCSDL do hãng Microsoft sản xuất.
Access giúp người lập trình tạo CSDL, nhập dữ
liệu và khai thác thông tin từ CSDL bằng các công
cụ chính như sau:
a)Bảng (Table) :thành phần cơ sở nhằm để lưu
dữ liệu. Trên Table không thực hiện các thao tác
tính tóan được.
b)Mẫu hỏi (Query) : là công cụ mà hoạt động
của nó là khai thác thông tin từ các table đã có,
thực hiện các tính tóan mà table không làm được.
c)Biểu mẫu (form) : giúp nhập hoặc hiển thị
thông tin một cách thuận tiện hoặc để điều khiển
thực hiện một ứng dụng.
d)Báo cáo (Report) là công cụ để hiển thị thông
tin, trên report có thể sử dụng các công thức tính
tóan, tổng hợp dữ liệu, tổ chức in ấn.
2. Chế độ làm việc với các thành phần trong
Access:
- Chế độ thiết kế: (Design View) dùng tạo mới các
thành phần như:Table, query, form,report theo ý
của người lập trình.
- Chế độ trang dữ liệu: (Datasheet view) cho phép
hiển thị dữ liệu dưới dạng bảng, người dùng có thể
thực hiện các thao tác như xem, xóa, hiệu chỉnh,
Trường THPT Nhã Nam GV: Phạm Văn Phương
Nhập vào tên tệp (tối đa 255 ký tự), phần
đuôi do Access tự gán .MDB ( Manegement

DataBase
thêm dữ liệu mới.
- Chế độ biểu mẫu: (Form View) Chế độ này xem
dữ liệu dưới dạng biểu mẫu.
3. Cách tạo các thành phần trong Access:
Có sử dụng một trong các cách sau để tạo thành
phần của Access:
- Dùng phương pháp hướng dẫn từng bước của
Access (Wizard)
- Dùng phương pháp tự thiết kế (Design View)
- Kết hợp hai phương pháp trên (Wizard rồi
Design lại).
4. Khởi động Access:
Cách1: Kích vào Start/Programs/Microsoft
Office/Microsoft Access.
Cách 2: Kích vào biểu tượng của Access trên
thanh Shortcut Bar , hoặc kích đúp vào biểu tượng
Access tren Desktop.
5. Cửa sổ làm việc của Access:
Xem H5.SGK
a. Tạo tập tin mới trong Access:
Bước 1:Trong cửa sổ H5, kích vào:
File/New xuất hiện cửa sổ H6.
Bước 2: Kích vào Blank database (CSDL trắng),
xuất hiện H7, chọn thư mục muốn lưu tệp, nhập
tên tệp, kích vào nút lệnh Create. Xuất hiện H8
b. Mở CSDL đã có trên đĩa:
Cách 1: Đến thư mục chứa tệp cần mở, kích đúp
vào tên tệp muốn mở.
Cách 2: Trong cửa sổ CSDL, kích vào

File/Open/kích vào tên CSDL muốn mở, ví dụ mở
tệp : QUANLYHOCSINH, xem H9
6. Kết thúc làm việc với Access:
Trong cửa sổ CSDL
Cách 1: Kích vào File/Exit.
Cách 2: Kích vào nút Close (X) nằm ở góc phải
phía trên cửa sổ (trên thanh Title Bar).
4. Củng cố - Dặn dò: Access là gì? Các chức năng chính của Access? Nắm các đối tượng của
Access, Cách khởi động và thoát khỏi Access?
Đ án:
Access là hệ QTCSDL do hảng Microsoft sản xuất
Các chức năng chính của Access:
- Tạo bảng, lưu trữ dữ liệu và khai thác dữ liệu
5 Rút kinh nghiệm:



Tổ Trưởng CM duyệt
Ngày tháng năm 2010
Trường THPT Nhã Nam GV: Phạm Văn Phương
Ngày soạn:30/8/2010
Ngày giảng:
Tiết § 4 Cấu trúc bảng
A. Mục đích, yêu cầu:
o Về kiến thức: Biết các thành phần tạo nên Table, các kiểu dữ liệu trong Access, khái niệm
về khóa chính , sự cần thiết của việc đặt khóa chính cho Table.
Về kỹ năng: Biết cách chọn lựa kiểu dữ liệu cho trường của Table
B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Sách GK tin 12, Sách GV tin 12, đĩa chứa các chương trình
minh họa (quản lý học sinh:gv biên soạn)
C. Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, so sánh

D. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức: Điểm danh
2. Kiểm tra bài cũ: Chọn 5 câu hỏi trắc nghiệm đã ra ở tiết 8/mỗi học sinh
3. Nội dung:
Hoạt động giáo viên và học sinh Nội dung
Quy tắc đặt tên cột:
Tên cột <=64 ký tự, không chứa
dấu chấm (.), dấu !, dấu nhấn (‘),
hoặc dấu [ ]. Tên không bắt đầu
bằng ký tự khoảng trắng, tên cột
không nên bỏ dấu tiếng việt không
nên chứa ký tự trắng.
DSHS:Danh sách học sinh
Kiểu dữ liệu là gì? (đã được học ở
Pascal) là kiểu giá trị của dữ liệu
lưu trong một trường.
1. Các khái niệm chính:
Table (Bảng): Là thành phần cơ sở để tạo nên CSDL,
nơi lưu giữ dữ liệu ban đầu, bảng gồm 02 thành phần sau:
- Cột (trường-Field) là nơi lưu giữ các giá trị của dữ
liệu, người lập trình phải đặt tên cho cột .
Nên đặt tên có ý nghĩa, nên dùng cùng tên cho một
trường xuất hiện ở nhiều bảng.
Quy tắc đặt tên cột: (ghi ở bên)
-Bản ghi còn gọi là mẩu tin (Record) :gồm các dòng
ghi dữ liệu lưu giữ các giá trị của cột.
Ví dụ: Table DSHS như sau
2. Một số kiểu dữ liệu trong Access: SGK
Kiểu dữ liệu Mô tả Minh họa
Text

Dữ liệu chữ - số THPT Hai Bà Trưng,
Lớp 12A, 054.849397 (số điện thoại)
Number
Dữ liệu kiểu số 123, -1237
1.23
Date/Time Dữ liệu ngày/thời gian 12/2/06, 1:23:45 PM
Currency Dữ liệu kiểu tiền tệ $ 1234, 100234 ĐVN
AutoNumber
Dữ liệu kiểu số đếm, tạo số nguyên
theo thứ tự
1
2
3
4

Yes/No
Dữ liệu kiểu Boolean (hay Lôgic)
, lưu giữ các giá trị Yes hoặc No,
True /False, On/off
Loại dữ liệu này vô cùng hữu ích khi
cần đánh dấu giới tính: Nam hoặc Nữ,
hoặc đã vào Đoàn hay chưa (dữ liệu
chỉ có hai giá trị chọn lựa)
H6.
Mô tả Minh họa
Ví dụ 1: Gỉa sử một table chứa Trường
Số CMND , đối với trường này nên chọn
3. Đặt khóa chính cho trường (cột )của Table:
a) Tính chất khóa chính (Primary key) của trường ?
Trường THPT Nhã Nam GV: Phạm Văn Phương

khóa chính cho nó, vì nguyên tắc số
CMND không được trùng nhau. Tránh
tình trạng người nhập dữ liệu nhập những
giá trị trùng nhau.
Cách chọn khóa chính cho trường sẽ trình
bày ở mục 3. Thiết kế bảng
Khi tạo khóa chính cho một hoặc nhiều trường nào
đó thì dữ liệu khi nhập vào trường này không được
chứa các giá trị giống nhau.Ví dụ 1.
b) Trong một Table có cần thiết phải tạo khóa
chính cho ít nhất một trường không?
Để CSDL có hiệu quả, trong Table nên chọn ít nhất
một trường có khóa chính
4. Dặn dò: đọc sgk và trả lời bài tập trong sách bài tập
5 Rút kinh nghiệm:



Tổ Trưởng CM duyệt
Ngày tháng năm 2010
Trường THPT Nhã Nam GV: Phạm Văn Phương
Ngày soạn 1/9/2010
Ngày giảng:
Tiết § 4 Cấu trúc bảng
Tiếp
I) Mục đích, yêu cầu:
Về kiến thức: Nắm qui trình thiết kế bảng, biết nhận diện trường nào có thể đặt khóa chính,
nếu không có trường đặt khóa chính chấp nhận để Access tạo trường khóa chính ID. Nắm một vài
tính chất của trường (Field Properties): Field size, format, Caption, Require
Về kỹ năng: Thiết kế bảng đơn giản, phức tạp với một số tính chất trường nêu ở trên, biết

cách khai báo khóa chính, lưu bảng tính.
Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Sách GK tin 12, Sách GV tin 12, đĩa chứa các chương trình minh họa
(quản lý học sinh:gv biên soạn
II) Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, so sánh
III) Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức: Điểm danh
2. Kiểm tra bài cũ: Chọn 5 câu hỏi trắc nghiệm đã ra ở tiết 9/mỗi học sinh.
3. Nội dung:
Hoạt động giáo viên và học sinh Nội dung
Ví dụ 2: Hãy thiết kế table DSHS gồm các
trường sau: MAHS, HODEM,
TEN,GIOITINH,NGAYSINH,DIACHI,TO. Trong đó:
MAHS: kiểu dữ liệu ký tự (Text), chọn
khóa chính.
HODEM: Text
TEN: TexT
GIOITINH: kiểu Yes/No
NGAYSINH: Kiểu date/Time
DIACHI: Text
TO:Text
Tất cả các trường yêu cầu ghi chú thích mô tả
cho rõ về trường.
Ví dụ 3: Yêu cầu như ví dụ 2, nhưng có yêu
cầu thiết kế thêm các tính chất của trường như
sau:
DSHS(MAHS,HODEM,TEN,GIOITINH,NGAYSINH,DIACHI,TO)
Field Name
Data
Type
Field Properties

Field
Size
Format Caption Require
MAHS Text
10 >
Mã học
sinh
HODEM Text 20
Họ đệm
TEN Text 10
Tên
GIOITINH YES/NO
YES/N
O
Giới tính
NGAYSINH
DATE/
TIME
Short
date
Ngày
Sinh
DIACHI Text 25
Địa chỉ
TO Text 1
Tổ
Yes
Nếu yêu cầu, trường MAHS chỉ chứa 10 ký tự
 Học sinh: phải chọn tính chất Field Size=10,
muốn nhập ký tự vào trường MAHS thì ký tự

. 3. Thiết kế bảng:
a) Thiết kế bảng với yêu cầu đơn giản:
Vdụ 2: (ở bên)
Trong cửa sổ CSDL, kích vào đối tượng
Tables.
B1: Kích vào lệnh Create Table In Design
View (H7).
B2: Xuất hiện cửa sổ (H8)
B3: Từ cửa sổ (H8), nhập các tên trường
chọn. kiểu dữ liệu, ghi chú thích, như dưới
đây.
B4: Chọn trường khóa chính: Trường
MAHS là trường khóa chính (vì mỗi HS
được xác định bởi một mã hs duy nhất),
trong cửa sổ thiết kế Table (H9), chọn
trường MAHS, kích vào biểu tượng
trên thanh công cụ, xuất hiện biểu tượng chìa
khóa nằm bên trái của trường.
b) Thiết kế bảng với yêu cầu phức tạp:
Thiết kế có thêm yêu cầu về tính chất trường
(Field Properties) dùng để điều khiển cách
thức dữ liệu được lưu trữ, nhập hoặc hiển
thị.
Một số tính chất của trường hay dùng:
Field Size: Nhập từ 0 đến 255 nếu là kiểu
Text, nếu kiểu dữ liệu là Number thì chọn
byte lưu các giá trị từ 0 đến 255, chọn
Integer hay long Integer nếu lưu số
nguyên, chọn Single hay Double nếu muốn
lưu số có số lẻ.

Format: Nếu là kiểu Text ghi dấu > để dữ
liệu nhập vào trường này biến thành chữ
hoa. Nếu là kiểu số (Number) chọn
Trường THPT Nhã Nam GV: Phạm Văn Phương
phải tự động biến thành chữ hoađặt Format:>
NếuTrường GIOITINH kiểu Yes/No
Ngaysinh: chọn dạng thức ngày ngắn (Short
date)
Trường TO (tổ) bắt buộc phải nhập vào
Require: chọn Yes
dạng thức trong danh sách bên trái, ý
nghĩa ở cột phải
Decimal place: qui định số cột chứa số lẻ
Caption: Vì tên field không có dấu tiếng
Việt, tính chất này cho phép nhập vào đây
tiêu đề cho mỗi cột bằng tiếng Việt có dấu
và đầy đủ ý nghĩa hơn.
Required: chọn Yes để đồng ý bắt buộc phải
nhập dữ liệu cho bảng, ngược lại chọn No
Ví du 3: (ở bên)
Cách làm: Trong cửa sổ thiết kế Table, lần
lượt chọn trường muốn thiết lập tính chất.
Lần lượt đăng nhập các tính chất như đã yêu
cầu, xem (H10).
4. Câu hỏi về nhà :
A) Bài tập về nhà chuẩn bị tiết thực hành :
Câu 1: Thực hành lệnh môi trường trong Ms Windows
a) Vào lệnh môi trường xác lập dạng thức về số: dạng Việt Nam (dấu phân cách thập phân là dấu ,
(dấu phẩy), dấu phân nhóm là dấu . (dấu chấm), dấu phân cách đối số trong công thức là; (chấm
phẩy)

b) Xác lập đơn vị tiền tệ : VNĐ, đặt sau số và cách số một dấu cách.
c) Xác lập ngày dạng Việt Nam : dd/MM/yyyy
Cuối cùng lưu giữ các dạng thức ở trên.
Hdẫn: GV hướng dẫn Học sinh ngay trên máy con ở phòng đa chức năng bằng chức năng quảng bá
nhanh. Học sinh làm lại nhiều lần cho quen.
Câu 2:
a) Tạo thư mục mới có tên là tên của lớp tại My Document ví dụ :
My Document\LOP12A
b) Tạo tệp CSDL mới có tên File: QUANLYHOCSINH.MDB, lưu tại thư mục vừa tạo.
c) Thiết kế table có tên: DSHS
DSHS(MAHS,HODEM,TEN,GIOITINH,NGAYSINH,DIACHI,TO)
Field Name Data Type
Field Properties
Field
Size
Format Caption Require
MAHS Text 10 > Mã học sinh
HO_DEM Text 20 Họ đệm
TEN Text 10 Tên
GIOI_TINH YES/NO YES/NO Giới tính
NGAY_SINH
DATE/
TIME
Short date Ngày Sinh
DIA_CHI Text 25 Địa chỉ
TO Text 1 Tổ yes
d) Thiết kế Table : MON_HOC (MA_MON_HOC , TEN_MON_HOC)
Field Name Data Type Field Properties
Trường THPT Nhã Nam GV: Phạm Văn Phương
Field

Size
Format Caption Require
MA_MON_HOC
Text 2 Mã môn học
TEN_MON_HOC
Text 20 Tên môn học
e) Thiết kế Table có tên:
BANG_DIEM(MAHS, MA_MON_HOC, NGAYKIEMTRA, DIEM_SO)
Field Name Data Type
Field Properties
Field
Size
Format Caption Decimal Place
MAHS Text 10 > Mã học sinh
MA_MON_HOC Text 20 Mã môn học
NGAY_KIEM_TRA
DATE/
TIME
Short date
Ngày kiểm
tra
DIEM_SO Number Single Fixed Điểm số 1
. Với ý nghĩa mỗi Học sinh có thể thi nhiều môn học.
Hướng dẫn: Với ý nghĩa mỗi Học sinh có thể thi nhiều môn học nên MA_MON_HOC không tạo
khóa chính, do đó bảng này có thể chứa các bản ghi giống nhau!! Vì thế ta nên đồng ý để Access
tạo truờng mới ID làm khóa chính để phân biệt các bản ghi với nhau.
5) Dặn dò:
6 Rút kinh nghiệm:




Tổ Trưởng CM duyệt
Ngày tháng năm 2010
Trường THPT Nhã Nam GV: Phạm Văn Phương
Ngày soạn::1/9/2010
Ngày giảng:
Tiết §4 Cấu trúc bảng
tiếp
I) Mục đích, yêu cầu:
Về kiến thức:, Về kỹ năng: Nắm được các thao tác trên các trường trong cửa sổ thiết kế
Table
II) Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Sách GK tin 12, Sách GV tin 12, đĩa chứa các chương trình
minh họa (quản lý học sinh:gv biên soạn
- Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, so sánh
III) Các bước lên lớp
1) Ổn định tổ chức: Điểm danh
2) Kiểm tra bài cũ: Khóa chính là gì? Trong một Table có cần thiết để chọn trường có khóa
chính không? Nếu không thể chọn được một trường nào đó của table làm khóa chính ta phải làm
gì?
3.Nội dung:
Hoạt động và học sinh Ghi bảng
GV: thực hiện các thao tác thêm, thay
đổi xoa chỉ định và xoá bản
HS: Quan sát và trả lời thao tác
4. Thay đổi thiết kế của bảng:
Một bảng đã thiết kế và ghi vào CSDL xong, bây giờ
muốn lấy bảng đó ra để thiết kế lại làm như sau:
B1:Trong cửa sổ CSDL, kích chọn đối tượng Tables/kích
chọn tên bảng muốn thiết kế lại.
B2: Kích vào nút Design

a) Thay đổi thứ tự trường:H14
b. Thêm trường:
Vdụ: thêm trường mới vào trên trường DIACHI (H15)
c. Xóa trường:
- Chọn trường muốn xóa
-Kích phải chuột/Delete Rows
d. Thay đổi khóa chính:
-Chọn trường muốn hủy khóa chính.
-Kích vào biểu tượng .
5. Xóa bảng:
- Trong cửa sổ CSDL, kích phải chuột vào bảng muốn
xóa, chọn lệnh Delete/ chọn Yes để khẳng
định muốn xóa.
6. Đổi tên bảng:
- Kích phải chuột vào bảng muốn đổi tên
- Chọn lệnh Rename.
- Nhập vào tên mới và Enter
Lưu ý: Phải đóng (close) bảng muốn xóa hoặc bảng
muốn đổi tên rồi mới tiến hành xóa, đổi tên bảng
được!
4. Củng cố giáo viên thực hiện lại các thao tác
5 Rút kinh nghiệm:


Tổ Trưởng CM duyệt
Ngày tháng năm 2010
Trường THPT Nhã Nam GV: Phạm Văn Phương
Trường THPT Nhã Nam GV: Phạm Văn Phương
Ngày soạn 2/9/2010
Ngày giảng:

Tiết §7 Liên kết giữa các bảng
I) Mục đích, yêu cầu:
Về kiến thức: : Hiểu được tại sao phải thiết lập quan hệ giữa các bảng. Thiết lập mối
quan hệ giữa các bảng, hiệu chỉnh dây quan hệ, xóa dây quan hệ.
Về kỹ năng: Thiết lập mối quan hệ giữa các bảng, hiệu chỉnh dây quan hệ, xóa dây quan
hệ.
II) Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Sách GK tin 12, Sách GV tin 12, đĩa chứa các
chương trình minh họa (quản lý học sinh:gv biên soạn). HS có sách bài tập gv soạn.
III) Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, so sánh
IV) Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: Lớp sĩ số
2. kiểm tra bài cũ: Ko
3. 3. bài mới
Hoạt động giáo viên và học sinh Nội dung
GV: Giữa hai bảng DSHS và BANG_DIEM em
hãy cho biết 2 tables này có thể quan hệ với nhau
trên trường nào?
HS: MAHS
H16
Qui tắc tạo quan hệ: Trong cửa sổ
Relationships, ta trỏ chuột vào trường khóa
chính của bảng này (bảng chính) kéo sang
trường liên kết của bảng kia (bảng quan hệ) và
thả chuột.
Chọn tính chất:
 Enforce Referential Integrity để đảm bảo tính
toàn vẹn dữ liệu giữa hai bảng trên trường quan
hệ:MAHS.
Nghĩa là:
Nếu nhập MAHS ở đầu bảng quan hệ :

BANG_DIEM với giá trị không trùng khớp với
MAHS đầu bảng chính đã nhập, Access từ chối
không cho nhập.
Dùng CT QUANLYHOCSINH để minh họa tính vẹn
toàn dữ liệu.
7.Quan hệ giữa các bảng:
a) Khái niệm:
Trong Access, một CSDL gọi là có hiệu quả, các
bảng của nó phải thiết lập mối quan hệ với nhau.
b) Cách tạo mối quan hệ:
Sau khi có ít nhất từ 2 bảng trở lên, ta mới tạo được
mối quan hệ .
Ví dụ: Có 3 table DSHS, BANG_DIEM,
MON_HOC hs đã thiết kế trong tiết thực hành
trước (H16)
Hãy tạo mối quan hệ giữa 3 tables này:
Vào cửa sổ CSDL
B1:Chọn Tools/Relationships
B2:Kích phải chuột vào cửa sổ Relationships/chọn
Show Table kích đúp vào các bảng muốn lập mối
quan hệ, các bảng này sẽ được đưa vào cửa sổ quan
hệ.(H17)
B3: Trỏ chuột vào MAHS của bảng DSHS (là trường
khóa chính), kéo rê sang MAHS (không phải trường
khóa chính) của bảng BANG_DIEM. (H18)
B4: Xuất hiện cửa sổ như hình (H19)
Cửa sổ này để thiết lập tính chất của mối quan hệ.
Kích vào mục Enforce Referential Integrity để
bảo đảm tính toàn vẹn dữ liệu, khi nhập MAHS ở
bảng quan hệ BANG_DIEM

Tương tự đối với trường MA_MON_HOC, kéo
trường MA_MON_HOC của bảng MON_HOC,
đến trường liên kết MA_MON_HOC của
BANG_DIEM. (xem kết quả ở H20)
B5: Cuối cùng kích vào nút Close đóng cửa sổ này
lại, chọn Yes để đồng ý lưu quan hệ vừa lập.
Lưu ý: Trường tham gia lập quan hệ phải cùng
kiểu dữ liệu (Data type), và cùng chiều dài (Field
size).
Trường THPT Nhã Nam GV: Phạm Văn Phương
4) Dặn dò: Về nhà xem lại cách thiết lập các dạng thức nhập ngày ngắn dạng Việt Nam trong
Windows.Từ đó mới nhập được dữ liệu ngày tháng trong Access dạng Việt Nam.
Hướng dẫn: Ngày tháng dạng Việt Nam : ngày/tháng/năm (thông thường chọn dạng : dd/MM/yy
hay dd/MM/yyyy)
Start/Settings/Control Panel/Kích đúp Regional and language options/ customize/chọn phiếu lệnh
Date/ trong mục Short date style (kiểu ngày ngắn), nhập dd/MM/yyyy/apply/Ok.
5 Rút kinh nghiệm:



Tổ Trưởng CM duyệt
Ngày tháng năm 2010
Trường THPT Nhã Nam GV: Phạm Văn Phương
Ngày soạn: 2/9/2010
Ngày giảng:
Tiết Bài Thực Hành Số 02
I) Mục đích, yêu cầu:
Về kiến thức: Nắm qui trình thiết kế bảng, biết nhận diện trường nào có thể đặt khóa chính, nếu
không có trường đặt khóa chính chấp nhận để Access tạo trường khóa chính ID. Nắm một vài tính
chất của trường (Field Properties): Field size, format, Caption, Require

Về kỹ năng: Thiết kế bảng đơn giản, phức tạp với một số tính chất trường nêu ở trên, biết cách khai
báo khóa chính, lưu bảng tính.
II) Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Sách GK tin 12, Sách GV tin 12, đĩa chứa các chương trình minh
họa (quản lý học sinh:gv biên soạn)
III) Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, so sánh
IV) Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức: Điểm danh lớp: sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: .
3. Nội dung:Làm các bài tập đã ra ở tiết 10, riêng câu 1 GV hướng dẫn thật kỹ vì đây là
kiến thức mới. Phân hs làm 03 nhóm : Nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3
Câu 1 (GV hướng dẫn trước, lần lượt đưa thêm các yêu cầu về dạng thức tiền tệ, số theo dạng
Anh ) Học sinh làm vài lần cho thành thạo câu 2 : Hướng dẫn chung bằng Projector, sau đó Học
sinh làm như sau:
Câu a,b  một hoặc 2 hs cho cả lớp xem
Câu c  một hoặc 2 hs làm cho cả lớp xem
Câu d  một hoặc 2 hs làm cho cả lớp xem
Câu e  một hoặc 2 hs làm cho cả lớp xem
GV nhận xét, giải đáp thắc mắc của Học sinh, đưa ra các nhận xét cuối cùng
GV chưa cho học sinh nhập dữ liệu ở các bảng.
4. Dặn dò:
5 Rút kinh nghiệm:



Tổ Trưởng CM duyệt
Ngày tháng năm 2010
_________________________________
Ngày soạn 2/9/2010
Ngày giảng:
Bài Thực Hành Số 2

Tiết (Tiếp)
a) Mục đích, yêu cầu:
Về kiến thức: Nắm qui trình thiết kế bảng, biết nhận diện trường nào có thể đặt khóa chính, nếu
không có trường đặt khóa chính chấp nhận để Access tạo trường khóa chính ID. Nắm một vài tính
chất của trường (Field Properties): Field size, format, Caption, Require
Về kỹ năng: Thiết kế bảng đơn giản, phức tạp với một số tính chất trường nêu ở trên, biết cách khai
báo khóa chính, lưu bảng tính.
b) Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Sách GK tin 12, Sách GV tin 12, đĩa chứa các chương trình minh họa
(quản lý học sinh:gv biên soạn)
Sử dụng phòng Hi Class dùng
chức năng hs mẫu, hoặc phân
nhóm hs thực hành trên máy

×