Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

van ta canh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.9 KB, 6 trang )

Đề bài: Tả một cây có bóng mát
Bài làm
Ở sân trường em trồng nhiều cây để lấy bóng mát và làm cảnh như:
bàng, đa, bằng lăng, Nhưng gần gũi và thân thuộc nhất với em là cây
phượng già ở giữa sân trường.
Cây được trồng từ lâu nên nó cao và to lắm. Nhìn từ xa, cây phượng
như một chiếc ô xanh khổng lồ bung nở.Ngọn của nó sà vào đến tận tầng ba
trường em. Tán nó xòe rộng cả một khoảng sân. Thân cây to, vỏ màu nâu
xỉn, có đốm bạc, xù xì lồi lõm, có nhiều vết nứt ngang. Từ thân chẽ thành ba
nhánh giống cái chạc. Cành vươn ra tứ phía, uyển chuyển la đà. Rễ phượng
nổi lên mặt đất như mấy chú trăn nâu nhoài đi kiếm ăn. Lá phượng giống lá
me, mỏng, màu xanh thẫm mọc song song hai bên cuống trông xa như đuôi
con chim phượng, chắc vì thế mà cây có tên là Phượng. Phượng không trút
lá như cây bàng nhưng đến mùa xuân nó lại ra nhiều lá mới thay cho những
chiếc lá già. Lá mới xanh non, mát rượi, ngon lành như lá me. Dáng phượng
nghiêng nghiêng duyên dáng. Xuân qua, hè tới, phượng bắt dầu nở hoa.
Phượng nở đồng loạt, kết thành từng chùm đỏ rực trông như một mâm xôi
gấc. Hoa phượng có năm cánh, bốn cánh đỏ tươi và một cánh có đốm trắng.
Nhuỵ hoa có một túi phấn hình bầu dục, giống râu con bướm. Chúng em
thường lấy nhuỵ đó chơi chọi gà. Thế là dưới gốc phượng, tiếng reo hò ầm ĩ.
Khi tiếng ve kêu ra rả trên cây phượng là lúc phượng nở nhiều nhất. Một
màu đỏ nồng nàn trên cây. Lúc ấy, phượng già trẻ lại, bừng bừng sức sống.
Phượng nở thúc giục em một mùa thi cuối cùng của năm học, chuẩn bị nghỉ
hè với bao dự định đầy ắp niềm vui.
Qua hè, hoa phượng tàn dần. Mỗi làn gió thổi, cánh phượng rơi lả tả
trên sân giống như xác pháo. Sân trường đẹp lắm, giống cái thảm hoa.
Chúng em quét sân nhưng luyến tiếc muốn giữ lại cánh phượng thân yêu.
Hết hoa, phượng lại để trái non dài, mỏng, xanh, đung đưa nhè nhẹ trên
cành. Quả phượng thuộc họ đậu.Hạt phượng mà rang lên, ăn bùi và ngon
tuyệt. Cây phượng già lại, trở lại cái dáng vẻ mộc mạc thân quen.
Em yêu cây phượng, cây phượng như người ban lớn thân thiết. Dưới


gốc phượng, chúng em tụ họp bạn bè. Mỗi lần phượng nở với tiếng ve kêu
Bài Làm
Xuân đến, nắng xuân ấm áp lấp lánh ánh vàng, cây cối đâm chồi nảy lộc,
muôn hoa khoe sắc thắm làm rực rỡ cả vườn cây nhà em. Hoa nào cũng đẹp, mỗi loài
hoa đều có hương sắc riêng nhưng đặc biệt và em yêu quý hơn cả là cây hoa hồng.
Cây nằm ở vị trí khiêm tốn trong góc vườn. Cây hồng do bố em trồng từ trước
Tết. Cây cao bằng vai em. Lá của nó có màu xanh mơn mởn, hoa có màu đỏ thắm
trông như một ngọn lửa hồng đang rực cháy. Gốc của cây rất cứng và có màu xanh
sẫm. Thân cây mập mạp cũng có màu xanh sẫm, tuy nhiên nó có nhiều gai nhọn
cứng và toả ra nhiều nhánh rất nhỏ. Cành của cây hồng có rất nhiều gai. Ở mép lá có
rất nhiều răng cưa, lá già thì có màu xanh sẫm, còn lá non thì có màu xanh xám. Nụ
hồng có hình ngọn nến, khi nụ còn bé thì nó khoác một chiếc áo choàng màu xanh,
có nụ thì đã ló dạng màu đỏ của cánh hoa. Có những bông hoa nở còn xoè cánh đỏ
phô nhuỵ vàng và có một mùi thơm thoang thoảng.
Buổi sáng, khi thức dậy em nhìn thấy những giọt sương sớm long lanh đậu lên
những cánh hoa, tạo thành những hạt nhỏ li ti. Ong bay đến để hút mật, chim chóc
bay đến hót vang chào một ngày mới.
Em thường xuyên tưới nước cho cây và rất yêu cây. Em rất thích cây hoa hồng
vì cây toả hương thơm ngát và làm đẹp cho vườn cây nhà em.
Tả hoa mai vào những ngày giáp tết
Trong vườn nhà em có rất nhièu cây cảnh do bố em trồng. Mỗi
cây một dáng vẻ khác nhau. Thế nhưng, em vẫn thích nhất là cây mai
trước sân nhà
Cứ bất đầu bước vào tháng chạp, mọi người chuẩn bị đón xuân về là
ba em chuẩn bị sửa sang cho cây mai vàng của mình. Cây mai của ba
trồng đã lâu lắm rồi. Em còn nhớ khi ông đi Đà Lạt đem theo cây bông
này về thì ai cũng khen đẹp. Ba liền bảo: “Giống cây này là hoa mười
tám cánh, quý lắm đấy.” Cây mai này đước ba uốn rất công phu nên
dáng đứng rất đẹp. Thân cây to bằng cổ tay em. Từ cái thân đó toả ra
không biết bao nhiêu là cành, lá. Cứ mỗi khi Tết đến, xuân về là ba lại

tỉa cành, lặt lá để cho những bông hoa rực rỡ có đất để tung hoành. Vì
là hoa mười tám cánh nên rất đẹp. Để có được cây mai đẹp như vậy,
ba phải công phu lắm. Mỗi khi Tết hết hoa rụng, ông lại đưa cây ra
một chỗ khuất gió, tưới nước cho cây. Mai là loài không còn nhiều
phân bón, thế mà em thấy ba bón phân thường xuyên cho cây. Em
hỏi, ba bảo:
- Đất cho cây dinh dưỡng, phân cũng như thuốc bổ. Bón vào, cây sẽ
phát triển tốt hơn.
Cứ mỗi khi Tết đến, thấy cây mai được đưa vào nhà, làm trung tâm
ngắm nhìn của mọi người mỗi khi bước vào nhà thì ba rất vui. Em rất
thích cùng ba chăm sóc cây vì như thế em sẽ được thấy nụ cười hạnh
phúc của ba và tâm hồn em dường như được mở rộng.
Nhìn cây mai được ba chăm sóc kĩ lưỡng, mọi người tấm tắc khen, em
càng thương ba nhiều hơn và càng thích loại cây này vì chính nó đã
đem đến cho ba và cả gia đình em một niềm vui ấm áp mỗi khi xuân
về.
Tả cô giáo mà em yêu quý.
Bài làm
Năm tháng rồi cũng qua đi, chỉ có thời gian là thước đo tình cảm của
con người. Bây giờ tuy đã học lớp 5 - lớp cuối cấp của trường tiểu học,
sắp sửa phải tạm biệt mái trường, thầy cô, bạn bè để tiếp bước vào
bậc trung học . Nhưng quãng thời gian là năm năm học ở trường, em
không sao quên được những kỷ niệm về cô giáo đã dạy em những năm
đầu chập chững cắp sách tới trường.
Cô có cái tên rất hay và em cũng rất thích đó là Kim Oanh. Cô là người
mẹ hiền dịu nhất trong những ngay fem còn học lớp 1. Với dáng người
đậm đà, mái tóc xoăn xoăn màu hạt dẻ thì ai cũng nói nhìn cô trông
rất xinh. Cô thường mặc những bộ quần áo lịch sự, phù hợp với dáng
người của mình. Ngày đó, em cứ nghĩ cô giáo phải dễ sợ lắm. Nhưng
không, cô đã làm tan biến những ý nghĩ vẩn vơ đó của em. Cô vẫn là

cô giáo hiền lành, tốt bụng. Với khuôn mặt tròn, phúc hậu, hai gò má
cao cao, lúc nào cũng ửng hồng. Mắt cô đen láy, long lanh với hàng
lông mi cong vút. Nhưng đặc biệt nhất vẫn là ánh mắt nhìn trìu mến,
bao dung mà cô dành cho chúng em. Mỗi lần không học bài, chỉ cần
nhìn vào đôi mắt buồn buồm của cô là bạn ấy hối hận ngay về việc làm
của mình. Có lẽ, chính cô là người khơi dậy lòng hăng say học tập của
chúng em. Ẩn dưới vầng trán cao cao thông minh ấy là đôi lông mày
vòng nguyệt cân đối tạo cho khuôn mặt vẻ thanh tú.
Cô Oanh là một giáo viên hăng say trong công việc và hết lòng thương
yêu học sinh. Tâm hồn cô là cả một khoảng trời chứa chan bao tình
yêu cô dành cho chúng em: Nghe cô giảng bài thì thật là thú vị. Cô
giảng rất dễ hiểu, dễ nghe nên chúng em luôn tiếp thu được bài. Vào
những giờ ra chơi, cô luôn ngồi lại để viết mẫu và chấm bài cho chúng
em. Có những hôm cô còn trao đổi cách giảng bài với bạn bè đồng
nghiệp. Nếu bạn nào đọc chưa tốt hay viết chưa đúng thì cô luôn sẵn
sàng giúp đỡ. Khi cô đã giảng cho bạn nào thì bạn ấy hiểu ngay. Vào
những giờ sinh hoạt lớp, cô luôn nhận xét cho từng bạn và nói cho các
bạn cách sửa lỗi sai đó. Có hôm cô nhận xét rất tốt về lớp em và em
rất nhớ câu: “Tuần qua, các con đã rất cố gắng để nhận cờ Đội. Cô rất
vui vì không những các con được nhận cờ tốt mà còn nhận cờ xuất sắc.
Cô mong tuần nào các con cũng như vậy”. Và khi đó, lớp em vỗ tay
rào rào.
Giờ đây khi đã lên lớp năm, mỗi khi có việc cần đi qua lớp cô, cô lại goi
em lại hỏi han. Khi đó, em lại nhớ những giây phút khi còn học lớp 1,
được cô yêu thương dạy dỗ. Trong em vang lên lời bài hát: “Mẹ của
em ở trường là cô giáo mến thương ”.
Vâng! Đúng vậy em sẽ không bao giờ quên cô - người mẹ đã đưa em
đón những tia nắng đầu tiên của cuộc đời.
bài làm:
Đã từ rất lâu rôi, cây tre là người bạn thân thiết của

người nông dân, người nhân dân Việt Nam.Tre có mặt
ở khắp mọi miền đất nước. Từ những bụi tre nhỏ bên
đường đến luỹ tre thân quen ở làng tôi và đến cả những
luỹ tre bạt ngàn ở Đồng Nai, đồng bằng sông Cửu
Long Tre làm bạn với ta ở khắp mọi nẻo đường.
Dáng tre tuy có vẻ khẳng khiu nhưng thân tre luôn mọc
thẳng như đức tính của mỗi người luôn sống ngay
thẳng. Không chỉ có thế, từng cành tre yếu ớt với những
chiếc lá xanh mỏng manh đã cùng thân tre chống chọi
với mọi thời tiết khắc nghiệt nhất nhưng tre vẫn có thể
vượt qua tất cả để rồi lại tiếp tục kiên cường sống với ý
chí và lòng kiên nhẫn như người. Trẻ em ngày xưa đã
được ông bà, cha mẹ kể cho những câu chuyện cổ tích
xưa hàng ngày để cho chúng đi vào trong hồi ức của lũ
trẻ, trong số đó cũng có chuyện Thánh Gióng cưỡi
ngựa sắt đánh giặc. Thánh Gióng vừa vươn vai trở
thành người lớn liền cầm roi sắt cưỡi ngựa phi thẳng ra
trận. Khi roi sắt đột nhiên gãy, anh đã nhổ bụi tre bên
đường làm vũ khí cho mình đánh tan quân giặc. Tại bến
sông Bạch Đằng lịch sử, Ngô Quyền đã tiêu diệt mấy
chục chiếc thuyền chiến của quân Nam Hán khi đóng
cọc tre dưới đáy sông làm đắm tàu giặc. Và còn nhiều
chuyện khác đều liên quan đến tre và nhờ tre cùng
gắng sức chống quân giặc với nhân dân ta. Từ những
vũ khí thô sơ ngày xưa như :giáo, cung, tên, cũng đều
đước làm bằng tre. Cộng đồng của tre cũng như người.
Chúng cùng chung sống với nhau hoà bình từng bụi, rồi
đại gia đình lớn hơn trở thành luỹ tre dày đặc, cùng bảo
bọc cho nhau thể hiện sự đoàn kết gắn bó giữa chúng
thất là đáng quý!!!

Luỹ tre đầu làng đã gắn bó với tôi thuở nhỏ. sau khi đã
chơi đùa thoả thích, tôi cùng mấy đứa bạn ngồi nghỉ
mệt dưới một bụi tre. Cành tre phe phẩy trên đầu chúng
tôi như muốn giúp chúng tôi đỡ mệt. Tre không chỉ là
thành luỹ chắc chắn của làng mà nó còn xuất hiện
thường ngày với đời sống của chúng tôi. Từ ngày mới
lọt lòng, trẻ em đã được nằm trong chiếc nôi bằng tre
êm ái đung đưa nhẹ nhàng giúp trẻ dễ dàng chìm vào
giấc ngủ sâu cùng tiếng ru hời của mẹ. Khi đã lớn hơn
một chút, trẻ em có ống sáo tre, trúc làm bạn cùng cất
lên những âm thanh vén von, êm ả những khúc nhạc
đồng quê giản dị:"con cò là cò bay lả, lả bay la ",làm
khoan khoái đôi tai của đàn trâu đang ung dung gặm cỏ.
Cái hay của tiếng sáo tre là có thể vang vọng rất xa và
tiếng mới trong trẻo làm sao !như tất cả đều là nhờ vật
liệu làm ra saó, cây tre. Sau khi đã trưởng thành, mọi
người trong mỗi bữa cơm sẽ bắt gặp cách đong gạo
bằng rổ tre, cách làm rổ tre cho những việc khác nữa.
Đến thứ để gấp thức ăn vào miệng lại chính là chiếc
đũa tre. Với tuổi già lại lấy làm vui với chiếc tẩu thuốc
bằng tre.Hễ hút thuốc lại thấy khoan khoái cả người.
Đến cả khi gần đất xa trời, lại nằm trên chiếc giường tre
để an nghỉ. Tre với mọi người, tre chào đón, nâng niu
sinh linh mới, tre buồn rũ đưa tiễn người ra đi. Thật là
thuỷ chung! Tre bảo bọc cho mỗi người từ nhỏ đến lớn.,
Thử hỏi xem có đứa trẻ thôn quê nào dám nói là mình
không có tình cảm với tre? Đến những chiếc diều giấy
tự làm của bọn trẻ cũng có khung làm từ tre. Nhanh
nhẹn bắt lấy từng que chuyền đánh chắc bằng tre, trò
chơi quen thuộc của các bạn nhỏ. Tre cũng như con

người rồi cũng có lúc phải chết nhưng cứ mỗi cây tre
ngã xuống sẽ mọc lên một mầm sống mới, đó là măng.
Dù có ra đi, tre cũng để lại con của mình với niềm hi
vọng chúng sẽ tiếp nối thế hệ cùng hoà đồng, giúp đỡ,
che chở cho con người như thế hệ tre đi trước
Sau này, lớn lên, dù có đi đến bất kì nơi đâu, bất kì
cảnh quan tuệt đẹp nào cùng những biểu tượng hoa mĩ
đến dường nào, tôi cũng có thể tự tin vỗ ngực nói với
bạn bè thế giới rằng:"nới dẹp nhất chính là quê hương
tôi. Ở đó, cây tre là biểu tượng, niềm tự hào rực rỡ của
dân tộc tôi, quê hương tôi, đất nước tôi, cuộc đời tôi.
Cao quý nhưng không mĩ lệ, cây tre Việt Nam!!!

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×