Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.2 KB, 35 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên: Lương Hương Giang
MỤC LỤC
2.4.1.Chính sách cho vay đối với khách hàng
2.4.1.1. Cơ sở của chính sách 25
2.4.1.2. Nội dung chính sách cho vay của khách hàng 25
2.4.2. Nội dung và các quy trình nhằm quản lý rủi ro
2.4.3. Về phân loại nợ và trích lập dư phòng rủi ro
SV: Đặng Lam Sơn Lớp Đầu tư 51C
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên : Lương Hương Giang
LỚI NÓI ĐẦU
Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động và kinh
doanh trên lĩnh vực tiền tệ và tín dụng, không trực tiếp sản xuất ra của cải vật
chất như các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất - kinh doanh nhưng tạo
điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối sản phẩm
xã hội bằng cách cung ứng vốn tín dụng, vốn đầu tư cho các doanh nghiệp, tổ
chức kinh tế mở rộng kinh doanh, góp phần tăng nhanh tốc độ phát triển kinh
tế.
Nền kinh tế thế giới vừa trải qua giai đoạn suy thoái và những cuộc
khủng hoảng kinh tế khiến nhiều quốc gia gặp khó khăn trong phát triển kinh
tế. Nền kinh tế Việt Nam cũng chịu những tác động không nhỏ nhưng hiện tại
nền kinh tế trong nước đang dần hồi phục. Trong đó ngân hàng thương mại và
các hoạt động của ngân hàng thương mại trong vài năm gần đây có những
biến động rõ rệt. Tuy vậy, với khả năng phục hồi nhanh chóng, hệ thống ngân
hàng thương mại của Việt Nam đã dần có những bước tiến tích cực.
Sau quãng thời gian thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam
Việt chi nhánh Hà Nội, em đã có cơ hội tìm hiều thực tế về hoạt động của một
ngân hàng thương mại. Với những số liệu thu thập được, em đã tổng kết thành
“ Báo cáo thực tập tổng hợp” này. Em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn
của cô giáo Lương Hương Giang và sự giúp đỡ của các anh chị cán bộ nhân
viên của ngân hàng Nam Việt chi nhánh Hà Nội.
SV: Đặng Lam Sơn Lớp Đầu tư 51C


1
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên : Lương Hương Giang
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN NAM VIỆT VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM
VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh của ngân hàng
Nam Việt chi nhánh Hà Nội :
Chi nhánh ngân hàng Nam Việt Hà Nội được thành lập năm 2006, sau
gần 6 năm hoạt động chi nhánh luôn hoạt động an toàn và hiệu quả. Trụ sở
chi nhánh ngân hàng Nam Việt Hà Nội được đặt tại số 40- tổ 45 đường Kim
Liên, Ô Chợ Dừa, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội. Và ngày 14/02/2011, chi
nhánh ngân hàng Nam Việt Hà Nội đã chính thức khai trương trụ sở hoạt
động mới tại địa chỉ số 20 phố Ngô Quyền, phường Tràng Tiền, quận Hoàn
Kiếm, Hà Nội. Với trụ sở mới khang trang được đặt tại trung tâm tài chính
của thủ đô cùng đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, năng
động, ngân hàng Nam Việt Hà Nội luôn đem đến sự phục vụ tốt nhất, luôn
luôn đáp ứng các nhu cầu tài chính đa dạng cho khách hàng, sẵn sàng cung
cấp cho khách hàng các sản phẩm - dịch vụ chính xác, an toàn, nhanh chóng
và hiệu quả. Chính thức đi vào hoạt động từ năm 2006, bằng những nỗ lực
của cả tập thể cán bộ nhân viên ngân hàng Nam Việt Hà Nội cùng với sự quan
tâm chỉ đạo của NHNN Việt Nam và chính quyền địa phương các cấp, sự ủng
hộ của hơn 100.000 khách hàng, ngân hàng Nam Việt Hà Nội đã có sự tăng
trưởng ổn định về quy mô hoạt động lẫn hiệu quả kinh doanh. Tính đến cuối
năm 2010, ngân hàng Nam Việt Hà Nội đã đạt tổng tài sản trên 2000 tỷ VNĐ,
mạng lưới giao dịch đạt 16 điểm, cùng với danh mục sản phẩm dịch vụ tài
chính đa dạng, phong phú mang đậm hàm lượng công nghệ cao.
Đối với chi nhánh ngân hàng Nam Việt Hà Nội, sự phát triển và bền
vững của một tổ chức chỉ có thể có được nếu tổ chức đó tạo dựng uy tín và
lòng tin đối với công chúng. Ý thức được điều này, toàn bộ các mảng hoạt
SV: Đặng Lam Sơn Lớp Đầu tư 51C

2
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên : Lương Hương Giang
động nghiệp vụ của chi nhánh ngân hàng Nam Việt đều được chuyển hóa trên
cơ sở các chuẩn mực quốc tế.
Trong những năm qua ngân hàng Nam Việt Hà Nội không ngừng nâng
cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, cung cấp dịch vụ tự động hóa cao: Internet
Banking, Mobile Banking, Phone Banking (dịch vụ ngân hàng qua điện thoại
di động), dịch vụ chuyển tiền Western Union, ví điện tử (hỗ trợ người mua
bán giao dịch tại các trang web thương mại điện tử), nạp tiền bằng SMS, thẻ
ghi nợ nội địa (Navicard- Debit), thẻ tín dụng nội địa (Navicard- Credit ) và
hệ thống máy rút tiền tự động ATM.
Với mục tiêu cung ứng sản phẩm ngân hàng tiện ích, hiện đại tới khách
hàng, ngân hàng Nam Việt Hà Nội đã là chỗ dựa vững chắc của các doanh
nghiệp và tổ chức kinh tế trên địa bàn.
1.2. Chức năng nhiệm vụ của ngân hàng Nam Việt
chi nhánh Hà Nội :
Chi nhánh hiện tại đang cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng như
sau :
-Dịch vụ tín dụng
-Dịch vụ tiền gửi
-Dịch vụ ngân quỹ
-Dịch vụ kinh doanh ngoại hối
-Dịch vụ thanh toán trong nước
-Dịch vụ bảo hiểm
-Dịch vụ bảo lãnh
-Dịch vụ chứng khoán
-Dịch vụ ATM
Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt chi nhánh Hà Nội hoạt động
dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt Việt Nam,
hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và điều lệ hoạt động của Ngân hàng

SV: Đặng Lam Sơn Lớp Đầu tư 51C
3
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên : Lương Hương Giang
thương mại cổ phần Nam Việt Việt Nam. Dù vẫn trực thuộc Ngân hàng
thương mại cổ phần Nam việt việt nam nhưng chi nhánh Hà Nội vẫn là 1 đơn
vị hoạt động độc lâp, có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng và được
mở tài khỏan tai Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Sau gần 5 năm hoạt động,
chi nhánh Hà Nội đã có những bước phát triển rõ rệt và nhận được sự tin
tưởng từ phía khách hàng trong và ngoài nước.
1.3. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Nam Việt chi nhánh Hà Nội :
Tổng số cán bộ nhân viên của ngân hàng tính đến thời điểm hiện tại là
98 nhân viên, trong đó trình độ đại học và sau đại học chiếm 82 % với 2 tiến
sĩ, 8 thạc sĩ và 70 cử nhân đại học. Đội ngũ cán bộ nhân viên của chi nhánh
Hà Nội tương đối trẻ với chuyên môn nghiệp vụ cao và thái độ công việc tốt
đã không ngừng đóng góp để chi nhánh ngày một phát triển và thành công
hơn.
SV: Đặng Lam Sơn Lớp Đầu tư 51C
4
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng kế
hoạch
nguồn
vốn
Phòng kế
toán
ngân quỹ
Phòng
tín
dụng

Phòng
thanh
toán
quốc tế
Phòng
hành
chính
Bộ phận
dịch vụ
khách
hàng
Bộ phận
vi tính
và ngân
quỹ
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên : Lương Hương Giang
Mô hình tổ chức
Mô hình tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam việt chi nhánh
Hà Nội
-Ban lãnh đạo: gồm 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc có chức năng lãnh
đạo và điều hành mọi kinh doanh của ngân hàng.
-Phòng kế hoạch nguồn vốn: Xây dựng kế hoạch kinh doanh, tổng hợp
theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các chi
nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt khác trên địa bàn.Cân đối
nguồn vốn,sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với các chi nhánh
trên địa bàn.
-Phòng kế toán – ngân quỹ: Làm nhiệm vụ trực tiếp hạch toán kế toán,
hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng thuơng mại cổ
phần Nam Việt Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ thanh toán trong và ngoài
nước. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng đồng thời chấp hành quy định

về an toàn kho quỹ.
-Phòng tín dụng: Với nhiệm vụ là cho vay các doanh nghiệp quốc doanh,
doanh nghiệp tư nhân và cho vay kinh tế hộ gia đình.Huy động vốn, thực hiện
các dịch vụ cầm cố bảo lãnh cho các đơn vị kinh tế, xây dựng đề án và chiến
lược kinh doanh hàng năm phù hợp.Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích
nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.Thẩm định và đề
xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền.
-Phòng thanh toán quốc tế: Làm nhiệm vụ kinh doanh ngoại tệ bằng các
hình thức mở L/C, lập các bộ chứng từ với các đơn vị xuất khẩu, mua bán
kinh doanh thu đổi ngoại tệ.
-Phòng hành chính: Có nhiệm vụ theo dõi nhân sự, tiếp nhận và tổ chức
đào tạo cán bộ.
SV: Đặng Lam Sơn Lớp Đầu tư 51C
5
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên : Lương Hương Giang
SV: Đặng Lam Sơn Lớp Đầu tư 51C
6
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên : Lương Hương Giang
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG NAVIBANK CHI NHÁNH
HÀ NỘI
2.1. Tổng quan hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ
phần Nam Việt chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010-2012
Giai đoạn 2010-2012 nền kinh tế thế giới đã phải đối mặt với cuộc
khủng hoảng tài chính và sự suy thoái kinh tế toàn cầu, tuy nhiện Việt Nam là
một trong số ít những quốc gia chịu ảnh hưởng ít nhất. Những biến động trên
thị trường, thiên tai, dịch bệnh đã ít nhiều ảnh hưởng tới hoạt động của hệ
thống ngân hàng tại Việt Nam nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần
Nam Việt nói riêng.
Nhưng nhờ có sự hỗ trợ và chỉ đạo của Ngân hàng thương mại cổ phần

Nam Việt Việt Nam, giai đoạn 2010 – 2012 chi nhánh Hà Nội cũng đã có
những bước tiến vượt bậc và có những cột mốc đáng nhớ.
2.1.1 Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng tới toàn bộ
hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Huy động được vốn với số lượng lớn
chi phí thấp là tiêu chí để đánh giá một ngân hàng có uy tín và hoạt động có
hiệu quả hay không. Bất kỳ một ngân hàng nào khi bắt bắt đầu hoạt động,
nghiệp vụ đầu tiên cũng là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán
hộ cho khách hàng và sau đó thì mở rộng các dịch vụ khác ra, bằng cách đó
ngân hàng huy động được tiền của các doanh nghiệp và các tổ chức dân cư.
Bảng giá trị và tỷ trọng huy động vốn của chi nhánh
giai đoạn 2010-2012:
Đơn vị : Triệu đồng
Năm
Tổng nguồn vốn
huy động
Tỷ trọng
Tổ chức tài chính
tín dụng
Tổ chức kinh tế
& dân cư
2010 2.827.874 30,69% 69,31%
2011 3.474.320 33,80% 66,20%
2012 4.232.473 34,15% 65,85%
Nguồn : Tổng hợp từ báo cáo thường niên giai đoạn 2010-2012
SV: Đặng Lam Sơn Lớp Đầu tư 51C
7
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên : Lương Hương Giang
Nguồn vốn huy động được tính đến ngày 31/12/2012 là 4.232.473 triệu
đồng. Tăng 758153 triệu đồng so với năm 2011 (tăng trưởng nguồn vốn huy

động của toàn nền kinh tế trong năm 2011 đạt khỏang 27%) và hoành thành
76.77% kế hoạch năm 2012. Trong đó nguồn vốn huy động từ các tổ chức tài
chính tín dụng tăng 0.25% so với cùng kì năm ngoái. Xu hướng nguồn vốn
huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư giảm là do trên địa bàn ngày càng
có nhiều chi nhánh và phòng giao dịch của các tổ chức ngân hàng khác xuất
hiện khiến tình hình cạnh tranh trở nên gay gắt hơn.
2.1.2 Hoạt động tín dụng cho vay
Tín dụng là hoạt động đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, đi
kèm với nguồn thu nhập này là mức độ rủi ro khá cao.
Bảng giá trị và tỷ trọng nợ vay của chi nhánh giai đoạn 2010-2012 :
Đơn vị : Triệu đồng
Năm Tổng cho vay
Tỷ trọng
Ngắn hạn Trung và dài hạn
2010 924.394 72,068% 27,931%
2011 1.461.973 89,590% 10,409%
2012 1.246.270 92,577% 7,422%
Nguồn : Tổng hợp từ báo cáo thường niên giai đoạn 2010-2012
Trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với những ảnh hưởng,
khó khăn và thách thức của sự suy thoái kinh tế toàn cầu, Ngân hàng thương
mại côt phần Nam Việt chi nhánh Hà Nội nhìn nhận đây là khỏang thời gian
mang tính bản lề với nghĩa chuyển tiếp giữa thời kỳ khủng hoảng và giai đoạn
tăng tốc phát triển sau khủng hoảng. Với mục tiêu củng cố và ổn định hoạt
động được nêu cao mà hoạt động tín dụng cho vay của ngân hàng vẫn có
những bước phát triển chắc chắn thể hiện ở tổng nguồn vốn cho vay vẫn có sự
tăng lên đều đặn Năm 2012 nguồn vốn cho vay tín dụng đạt 76.31% kê
hoạch, con số này đã thể hiện được năm 2012 là 1 năm hoạt động rất ổn định
và thành công của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt chi nhánh Hà
SV: Đặng Lam Sơn Lớp Đầu tư 51C
8

Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên : Lương Hương Giang
Nội.
Đối với cho vay ngắn hạn, tỷ trọng ngày càng tăng qua các năm với số
liệu lần lượt là 72,068% ; 89,590% ; 92,577% thể hiện được chính sách phát
triển hoạt động tín dụng của ngân hàng chú trọng vào khu vực vạy ngắn hạn
với đối tác là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp có đủ khả năng mở rộng sản xuất và ổn định hoạt động.
Sự gia tăng này còn thẻ hiện là sản phẩm cho vay ngắn hạn của chi nhánh Hà
Nội thực sự nhận được sự quan tâm và lòng tin của đối tác đặc biệt là các
ngành công nghiệp chế biến, thủy sản, xây dựng và thương nghiệp.
Đối với cho vay trung và dài hạn, với đặc tính riêng của các khỏan vay
trung và dài hạn cộng với lợi thế về kinh nghiệm, vốn và trình độ mà chi
nhánh Hà Nội cũng đang dần nhận đựơc sự tín nhiệm của nhiều dự án lớn.
Trong năm 2012, chi nhánh Hà Nội đã hoàn thành việc giải ngân cho nhiều
dự án lớn.
Trên cơ sở nhận định độ rủi ro của thị trường, Ngân hàng thương mại cổ
phàn Nam việt chi nhánh Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát
tăng trưởng và luôn có sự điều chỉnh về chính sách tín dụng cho phù hợp với
những diễn biến của thị trường, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động
cho vay tín dụng. Dư nợ tín dụng của Ngân hàng tính đến ngày 31/12/2012
đạt 1.106.623 triệu đồng, tăng 498.339 triệu đồng (81.93%) so với năm 2011
(tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với toàn nền kinh tế đtạ khoảng 38%) và
hoành thành 76.32% kế hoạch cho vay năm 2012.
Bảng tỷ lệ nợ xấu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tỷ lệ nợ xấu 5,46% 2,18% 2,51%
Nguồn : Tổng hợp từ báo cáo thường niên giai đoạn 2010-2012
Nợ xấu : số dư nợ xấu (nợ phân loại các nhóm 3,4 và 5 theo quy định
SV: Đặng Lam Sơn Lớp Đầu tư 51C
9

Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên : Lương Hương Giang
của Ngân hàng nhà nước) của chi nhánh là 27.776 triệu đồng, chiếm 2,51%
tổng dư nợ nhỏ hơn tỷ lệ quy đinh của Ngân hàng nhà nước (3%).
Khủng hoảnng kinh tế đã ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về
tài chính, ảnh hưởng đến việc thực hiện cam kết hoàn trả nợ với ngân hàng.
Điều này khiến tỷ trọng nợ xấu tăng lên trong 3 năm qua. Nhận thức được
những nguy cơ này, ngay từ đầu năm 2012, ngân hàng đã đưa ra nhiều biện
pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng.
Hoạt động tín dụng của chi nhánh trong những năm qua có quy mô và chất
lượng ngày càng được nâng lên, khẳng định được vai trò hết sức quan trọng của
mình trong hệ thống các chi nhánh và phòng giao dịch trên địa bàn thành phố Hà
Nội
2.1.3 Hoạt động dịch vụ
Bảng tình hình hoạt động dịch vụ của ngân hàng navibank chi nhánh Hà
Nội giai đoạn 2010-2012:
Đơn vị : Triệu đồng
Loại hình dịch vụ
Doanh số
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Thanh toán trong nước 19.709.570 28.886.698 37.253.832
Thanh toán quốc tế 757.964 850.738 1.188.278
Chi trả kiều hối 46.819 44.303 51.865
Nguồn : Tổng hợp từ báo cáo thường niên giai đoạn 2010-2012
Dịch vụ thanh toán trong nước : Bên cạnh việc tham gia đầy đủ các kênh
thanh toán như thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán bù trừ do Ngân
hàng nhà nước tổ chức, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng còn áp
dụng hình thức thanh toán ứng dụng công nghệ hiện đại jnhằm góp phần nâng
cao tính chính xác, an toàn và quan trọng là giúp đẩy nhanh tốc độ xử lý các
lệnh thanh toán và tạo thuận lợi cho khách hàng sử dụng dịch vụ. Tổng doanh

thu thanh toán trong nước (bao gồm cả chuyển tiền đến cà chuyển tìền đi) tính
SV: Đặng Lam Sơn Lớp Đầu tư 51C
10
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên : Lương Hương Giang
đến 31/12/2012 đạt 37.253.832 triệu đồng đem lại doanh thu 708 triệu đồng
tăng 184 triệu đồng (114.2%) so với năm 2011.
Dịch vụ thanh toán quốc tế : ngày 18/08/2008 Ngân hàng nhà nứoc cho
phép ngân hàng thương mại cở phần Nam Việt được thực hiện nghiệp vụ
thanh toán quốc tế trực tiếp cũng như được phép thực hiện các nghiệp vụ kinh
doanh tiền tệ trên thị trường quốc tế. Để chuẩn bị cho việc thực hiện thanh
toán quốc tế trực tiếp, Ngân hàng đã tiến hành xúc tiến công tác chuẩn bị
nhằm sớm đưa hoạt động dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế như : tiến
hành cài đặt hệ thống SWITF – Hệ thống thanh toán điện tử toàn cầu, hệ
thống Reuters phục vụ hoạt động mua bán, kinh doanh ngoại hối. Ngày
07/02/2009. Ngân hàng đã hoàn tất việc triển khai cài đặt hệ thống SWIFT và
thiết lập mối qun hệ đại lý với các tổ chức tín dụng nước ngoài như CitiBank,
Wachovia Bank,. . Sau hơn 4 năm được thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc
tế trực tiếp, hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng đã có sự tăng trưởng
vượt bậc.
Dịch vụ kinh doanh vàng ngoại tệ : Hoạt động kinh doanh ngoại hối của
ngân hàng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu thanh toán quốc tế và điều hoà trạng
thái ngoại tệ. Tổng doanh sô giao dịch mua bán ngoại tế trong năm 2011 đạt
33 triệu USD, tăng 24 triệu USD (272%) so với năm 2010, trong đó giao dịch
bán ngoại tệ USD chiém tỉ trọng trên 92% tổng giá trị giao dịch. Hoạt động
kinh doanh vàng chủ yếu đáp ứng nhu cầu kinh doanh vàng của khách hàng.
Trong năm 2012 tổng doanh số mua bán ngoại tệ đạt 35 triệu USD và vàng
(triển khai từ 05/2012 đến 31/12/2012) đạt 26 nghìn lượng. Chệnh lệch thu
chi từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vàng đạt gần 0.6 tỉ đồng.
2.2.Thực trạng công tác thẩm định dự án tại ngân hàng NaViBank
chi nhánh Hà Nội

SV: Đặng Lam Sơn Lớp Đầu tư 51C
11
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên : Lương Hương Giang
2.2.1 Quy trình thẩm định
Công tác thẩm định nói chung và công tác thẩm định dự án của ngân
hàng nói riêng là một công đoạn có vai trò trọng tâm trong hoạt động của
ngân hàng. Công việc này đòi hỏi nghiệp vụ, chuyên môn cùng với khả năng
phối hợp kĩ nanưg và vốn hiểu biết. Vì vậy mỗi ngân hàng đều có một quy
trình thẩm định dự án củ thể, chi tiết để cán bộ thẩm định làm việc được hiệu
quả hơn. Sau đây là quy trình thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng
Navibank chi nhánh Hà Nội.
Khi có một dự án xin vay vốn của Ngân hàng, các cán bộ thẩm định sẽ
thực hiện theo quy trinh về tín dụng gồm 3 bước sau:
+ Bước 1: Kiểm tra tính hợp lý đầy đủ của bộ hồ sơ pháp lý.
a/ Hồ sơ pháp lý với khách hàng vay vốn lần đầu hoặc có thay đổi.
- Quyết định thành lập.
- Đăng ký kinh doanh.
- Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng.
- Điều lệ tổ chức và hoạt động.
- Quy chế tổ chức
- Nghị quyết của HĐQT hoặc HĐTV về việc giao quyền cho Giám đốc
ký kết các tài liệu về vay vốn, thế chấp, cầm cố.
- Giấy phép hoặc hạn ngạch xuất nhập khẩu
b/ Hồ sơ kinh tế.
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo lưu chuyển tiền tệ
c/ Hồ sơ vay vốn
- Giấy đề nghị vay vốn

SV: Đặng Lam Sơn Lớp Đầu tư 51C
12
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên : Lương Hương Giang
- Dự án đề nghị vay vốn
- Hợp đồng kinh tế liên quan đến khoản vay
d/ Hồ sơ đảm bảo tiền vay
- Giấy chứng nhận sở hữu tài sản và các giấy tờ có liên quan
+ Bước 2: Thẩm định khách hàng
- Thẩm định yếu tố phi tài chính : Khả năng quản lý, kinh doanh theo
ngành nghề quản lý, kinh nghiệm kinh doanh, vị thế của doanh nghiệp, uy tín
của doanh nghiệp trên thị trường.
- Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng: Tình hình sản xuất kinh
doanh có ổn định và hiệu quả không, có khả năng bảo toàn và tăng vốn tự có
không, có đủ vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án theo quy định của NHCT
hay không, tài sản có tính thanh khoản ra sao, hàng hoà vật tư tồn kho, tình
hình luân chuyển công nợ, có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn…
+ Bước 3: Thẩm định Dự án đầu tư
- Cơ sở pháp lý của dự án: Luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án và
quyết định phê duyệt của các cấp có thẩm quyền theo quy chế đầu tư. Giấy
phép đầu tư thuộc dự án, giấy phép xây dựng, giấy phép sử dụng tài nguyên,
hợp đồng bảo hiểm, chứng nhận bảo hiểm. Phê duyệt tổng dự toán dự án của
cấp có thẩm quyền, hợp đồng mua bán những thiết bị trong nước, hợp đồng
nhập khẩu thiết bị, hợp đồng giao thâu xây lắp…
- Thẩm định về phương diện kỹ thuật của dự án
- Thẩm định về phương diện tài chính của dự án
- Thẩm định về phương diện kinh tế xã hội
- Thẩm định về phương diện môi trường xã hội
- Thẩm định về khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo của dự án
Như vậy có thể thấy công tác thẩm định tại chi nhánh đã được củng cố
và đạt được những kết quả nhất định. Giờ đây, chi nhánh đã chủ động tìm

kiếm những dự án có hiệu quả để cho vay, chủ động tiếp cận, tìm hiểu nhu
SV: Đặng Lam Sơn Lớp Đầu tư 51C
13
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên : Lương Hương Giang
cầu đầu tư của doanh nghiệpm từ đó tư vấn cho khách hàng phương hướng
đầu tư có hiệu quả căn cứ vào định hướng, kế hoạch của nhà nước và kế
hoạch cho vay của Ngân hàng.
2.2.2 Phương pháp thẩm định
Phương pháp chủ yếu được ngân hàng sử dụng trong quá trình thẩm
định là phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp thẩm định theo trình
tự và phương pháp dự báo. Các phương pháp này được áp dụng một cách
linh hoạt tuỳ theo tính chất của dự án và lượng thông tin cán bộ thẩm định
thu thập được. Ngân hàng cũng áp dụng các chỉ tiêu hiệu quả như : NPV,
IRR…, để đánh giá tính hiệu quả của dự án, ở một số dự án còn sử dụng
phương pháp phân tích độ nhạy trong phân tích rủi ro
Các chỉ tiêu được sử dụng trong quá trình thẩm định cũng được áp dụng
khá linh hoạt. Điều này thể hiện ở chỗ: mặc dù quy trình thẩm định đã quy
định rõ ràng các bước, các công đoạn trong quá trình thẩm định, nhưng trên
thực tế vẫn có một khoảng mở nhất định, nghĩa là việc lựa chọn chỉ tiêu nào,
lựa chọn bao nhiêu chỉ tiêu để đánh giá đối với mỗi dự án là phụ thuộc khá
linh hoạt vào trình độ và cách nhìn nhận của cán bộ thẩm định, thậm chí còn
phụ thuộc vào mối quan hệ của khách hàng với chi nhanh … Mặc dù có linh
hoạt đến đâu thì các cán bộ thẩm định vẫn luôn hướng sự phân tích đánh giá
của mình đến việc đảm bảo đưa ra một cách khách quan và toàn diện nhất
2.2.3 Nội dung thẩm định
a/ Thẩm định năng lực pháp lí
Người vay phải có đủ năng lực pháp lý theo qui định của pháp luật trong
quan hệ vay vốn với ngân hàng. Đối với thể nhân vay vốn (tư nhân, cá thể, hộ
gia đình): Người vay phải có quyền công dân, có sức khoẻ, kỹ thuật tay nghề
và kinh nghiệm trong lĩnh vực sử dụng vốn vay, có phẩm chất, đạo đức tốt.

Đối với pháp nhân: Phải có đầy đủ hồ sơ chứng minh pháp nhân đó được
thành lập hợp pháp, có đăng ký kinh doanh, có giấy phép hành nghề, có quyết
SV: Đặng Lam Sơn Lớp Đầu tư 51C
14
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên : Lương Hương Giang
định bổ nhiệm người đại diện pháp nhân trước pháp luật. Những giấy tờ này
phải phù hợp với các qui định trong các luật tổ chức hoạt động của loại đó
như: luật doanh nghiệp Nhà nước, luật công ty, luật doanh nghiệp tư nhân,
luật kinh tế tập thể, luật đầu tư nước ngoài
Ngoài ra ngân hàng còn phải thẩm định xem khách hàng có thuộc “Đối
tượng được vay vốn” theo qui cụ thể của các chế độ, thể lệ cho vay hay không
?
Các trường hợp khách hàng vay vốn là tổ chức kinh tế tập thể, công ty
cổ phần, xí nghiệp liên doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn phải kiểm tra
tính pháp lí của “Người đại diện pháp nhân” đứng ra đăng kí hồ sơ vay vốn
phù hợp với “Điều lệ hoạt động” của tổ chức đó và phải có văn bản uỷ
quyền vay vốn của các cổ đông, các sáng lập viên hoặc những người đồng sở
hữu của tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.
b) Thẩm định về mặt kỹ thuật của dự án đầu tư
Thẩm định kỹ thuật của dự án đầu tư là việc kiểm tra, phân tích các yếu
tố kỹ thuật và công nghệ của dự án để bảo đảm tính khả thi của dự án. Đây là
bước khá phức tạp trong công tác thẩm định dự án, đối với những dự án đòi
hỏi công nghệ hiện đại cần phải có sư tư vấn của các chuyên gia kỹ thuật.
* Thẩm định về quy mô, công nghệ và thiết bị của dự án.
Cần xem xét quy mô công suất của dự án có phù hợp với khả năng tiêu
thụ của thị trường hay không? Nguồn vốn, khả năng quản lý của doanh
nghiệp có phù hợp với quy mô dự án không? Thị trường đáp ứng nhu cầu
nguyên vật liêu cho dự án có sãn sàng không? Việc lựa chọn công nghệ thiết
bị cùng với các điều kiện đảm bảo môi trường có ảnh hưởng đến khả năng sản
xuất của dự án.

* Thẩm định việc cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác.
Đánh giá việc tính toán tổng hợp nhu cầu hàng năm về nguyên vật liệu
SV: Đặng Lam Sơn Lớp Đầu tư 51C
15
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên : Lương Hương Giang
chủ yếu, động lực, lao động, điện nước trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ
thuật so sánh với mức tiêu hao thực tế, kinh nghiệm với các doanh nghiệp
tương tự đang hoạt động.
* Thẩm định địa điểm xây dựng dự án.
Khi phân tích tính khả thi của địa điểm lựa chọn để xây dựng dự án cần
nghiên cứu các điểm nguyên vật liệu, các trung tâm buôn bán có thuận tiện
cho việc vận chuyển, giao dịch đồng thời giảm được các chi phí vận chuyển
giao dịch. Cũng cần xét đến khía cạnh cơ sở hạ tầng, các vấn đề về môi
trường có liên quan đến địa điểm.
* Thẩm định về tổ chức quản lý, thực hiện dự án
Hình thức tổ chức quản lý, thực hiện dự án. Xem xét chủ dự án về kinh
nghiệm tổ chức quản lý, thi công, quản lý và vận hành, trình độ của đội ngũ
công nhân kỹ thuật.
c/ Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng.
Đánh giá chính xác năng lực tài chính của khách hàng nhằm xác định
sức mạnh tài chính, khả năng độc lập, tự chủ tài chính trong kinh doanh, khả
năng thanh toán và hoàn trả nợ của người vay. Ngoài ra còn phải xác định
chính xác số vốn chủ sở hữu thực tế tham gia vào phương án xin vay Ngân
hàng theo qui định của chế độ cho vay. Muốn phân tích được vấn đề này phải
dựa vào các báo cáo tài chính, bảng tổng kết tài sản, bảng quyết toán lỗ lãi.
Tuy nhiên các báo cáo tài chính chỉ cho thấy điều gì đã xảy ra trong quá
khứ, vì vậy dựa trên kết quả phân tích, thẩm định cán bộ tín dụng phải biết sử
dụng chúng để nhận định, đánh giá, dự báo tìm các định hướng phát triển, để
chuẩn bị đối phó với các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án .
Bên cạnh việc thẩm định chỉ tiêu NPV , IRR , chi phí , lợi nhuận khi phân

tích năng lực tài chính của khách hàng ta có thể đánh giá các chỉ tiêu sau:
- Thước đo tiền mặt: Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán các
khoản nợ thường xuyên, nếu bằng hoặc lớn hơn tổng số nợ phải thanh toán
SV: Đặng Lam Sơn Lớp Đầu tư 51C
16
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên : Lương Hương Giang
thường xuyên là tốt.
- Tỷ lệ hiện hành: Chỉ tiêu này cho biết khách hàng có đủ tài sản lưu
động để đảm bảo trả các khoản nợ ngắn hạn khi thua lỗ bất ngờ xảy ra. Tỷ lệ
này >1 là tốt, nếu <1 cần phân tích các nguyên nhân thiếu đảm bảo.
- Vốn lưu động thực tế của chủ sở hữu.: Tài sản lưu động gồm: Tiền mặt,
tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn,
các khoản phải thu, hàng hoá tồn kho và TSLĐ khác. Chỉ tiêu này cho biết số
vốn của chủ sở hữu nằm trong tài sản lưu động nhiều hay ít, tỷ lệ vốn chủ sở
hữu tham gia vào dự án vay vốn. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nếu <=0 thì
năng lực tự chủ về tài chính của khách hàng rất yếu.
- Tỷ lệ thanh toán nhanh : Tỷ lệ này cho biết trong trường hợp không còn
thu nhập từ nguồn bán hàng thì khả năng huy động các nguồn tiền có thể huy
động nhanh để trả nợ. Tỷ lệ này >=1 là tốt, nếu <1 thì khả năng thanh toán có
gặp khó khăn.
- Năng lực đi vay : Năng lực đi vay là khả năng xin vay vốn của doanh
nghiệp. Một doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao thường có năng
lực đi vay rất lớn. Nếu năng lực đi vay < 0,5 thì doanh nghiệp đã đạt mức bão
hoà của năng lực đi vay. Đối với doanh nghiệp thuộc loại này, ngân hàng
thường không cho vay.
- Hệ số tài trợ: Nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp là nguồn vốn chủ sở
hữu của bảng tổng kết tài sản. Tổng số nguồn vốn doanh nghiệp đang sử dụng
là tổng cộng bên tài sản nợ cua bảng tổng kết tài sản. Hệ số này lớn hơn kỳ
trước và > 0,5 là tốt.
- Khả năng sinh lời của tài sản : Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời

của tổng thể tài sản có. Tỷ lệ này lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cao và
ngược lại.
- Tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu: Tỷ suất này cho biết một đồng
vốn của chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Từ chỉ tiêu này, cán bộ
SV: Đặng Lam Sơn Lớp Đầu tư 51C
17
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên : Lương Hương Giang
tín dụng có thể xác định được khả năng huy động lợi nhuận của khách hàng
để trả các khoản nợ hoặc đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh.
- Tỷ suất lợi nhuận ròng của doanh số bán hàng : Tỷ lệ này có thể tính
chung hoặc tính riêng cho từng mặt hàng. Tỷ suất lợi nhuận càng cao thì hiệu
quả càng lớn. Tỷ lệ này để so sánh hiệu quả đầu tư vốn đối với từng loại sản
phẩm để có sự lựa chọn sản phẩm nào có hiệu qủa hơn hoặc so sánh với cùng
loại sản phẩm của các doanh nghiệp trên thị trường để thấy rõ mức độ cạnh
tranh.
- Các hệ số an toàn về tài chính :
Các chỉ tiêu này dùng để đo lường mức độ rủi ro có thể bù đắp được
bằng nguồn vốn của chủ sở hữu:
+Tổng tài sản nợ/Tổng tài sản có (Tỷ lệ này càng < 1 càng tốt)
+ Tổng tài sản nợ/Vốn chủ sở hữu (Tỷ lệ này càng < 1 càng tốt)
d/ Thẩm định về mặt tài chính của dự án đầu tư
- Đánh giá tính toán về tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn vốn.
Tổng vốn đầu tư là toàn bộ số tiền cần để thực hiện và vận hành dự án,
tổng vốn đầu tư là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trình của dự án.
Toàn bộ số liệu tính toán trong dự án đều mang tính chất dự trữ ước
lượng, việc đánh giá tính toán cũng không hoàn toàn được chính xác. Vì vậy,
điều quan trọng là phải đánh giá vốn đầu tư gần sát với chi phí phát sinh thực
tế, tránh tình trạng đánh giá vốn quá thấp hoặc quá cao. Nếu đánh giá quá cao
thì chi phí vốn dự án cao, gây lãng phí vốn, ứ đọng vốn và chi phí trả ngân
hàng sẽ gia tăng, giá thành của sản phẩm cao, khiến sức cạnh tranh của doanh

nghiệpbị giảm. Nếu tính toán vốn quá thấp sẽ làm cho chi phí dự án bị thiếu
hụt trong quá trình xây lắp và vận hành, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sản
xuất, tiêu thụ làm giảm hiệu quả của dự án
Cả hai điều kiện trên đều tác động đến việc cho vay và thu hồi vốn của
ngân hàng. Do đó, việc xác định một cách chính xác nhất tổng vốn đầu tư là
SV: Đặng Lam Sơn Lớp Đầu tư 51C
18
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên : Lương Hương Giang
vô cùng cần thiết, đây là một trong những điều kiện quyết định đầu tư cho dự
án, tạo điều kiện cho dự án đạt hiệu quả. Điều này đòi hỏi ngân hàng phải
thẩm định chính xác nguồn vốn đầu tư.
-Thẩm định về nguồn vốn đầu tư
Để đảm bảo cho quá trình xây dựng và vận hành của dự án thì cần phải
có nguồn vốn tài trợ, thường thì ngoài các nguồn vốn tự có , dự án còn sử
dụng nguồn vốn vay của ngân hàng, vốn ngân sách, vốn góp cổ phần, vốn liên
doanh và vốn huy động từ các nguồn khác.
Vì vậy, muốn dự án khả thi thì phải đảm bảo có nguồn vốn đầy đủ, cần
xem xét tỷ lệ tương quan hợp lý giữa các nguồn vốn. Nếu vốn đi vay quá lớn
sẽ dễ dẫn tới việc các doanh nghiệp gặp khó khăn về mặt tài chính làm hiệu
quả dự án không cao. Vốn tự có thường phải chiếm 30% tổng vốn đầu tư.
-Thẩm định về chi phí và lợi nhuận.
Dự trữ chi phí sản xuất hàng năm: cần phải tính toán được nhu cầu về
vốn và tình hình sử dụng vốn khi dự án đi vào hoạt động.
Dự trù khả năng có lãi, cần xác định các chỉ tiêu.
Dự trù bảng tổng kết tài sản, thông qua bảng này có thể năm bắt được
tính khả thi về tài chính của dự án trong những năm hoạt động vì trong đó
trình bày rõ toàn bộ số tài sản doanh nghiệp có và tài sản đi vay nợ.
Dự trữ cân đối thu chi: Bảng này là cơ sở quan trọng để xây dựng kế
hoạch tài chính của dự án.
-Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quă sử dụng vốn

Có một số chỉ tiêu thường hay dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
như:
Giá trị hiện tài ròng.
Tỷ suất nội hoàn.
Phân tích độ nhay.
Thời gian thu hồi vốn
SV: Đặng Lam Sơn Lớp Đầu tư 51C
19
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên : Lương Hương Giang
Điểm hoàn vốn.
đ/ Thẩm định về mặt kinh tế xã hội
Dự án đầu tư không những chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho chủ đầu tư
mà còn phải mang lại lợi ích kinh tế xã hội về một khíam cạnh nào đó. Bên
cạnh việc tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế quốc dân nói chung, dự án đầu
tư còn phải tạo ra các lợi ích cụ thể về mặt sau:
- Đóng góp ngân sách quốc gia.
- Phát triển kinh tế - xã hội địa phương có dự án
- Tăng thu nhập hoặc tiết kiệm cho đất nước.
- Tăng năng suất lao động xã hội.
- Phát triển các ngành nghề.
- Tạo việc làm cho người lao động.
- Sử dụng nguyên vật liệu trong nước.
e/ Thẩm định về môi trường xã hội.
Ngày nay, tiêu chuẩn về yếu tố môi trường ở các nước đang phát triển
quy định rất chặt chẽ, buộc các nhà kinh doanh phải chi phỉ những khoản tiền
rất lớn để chống ô nhiễm môi trường. Trước thực tế đó, các nhà sản xuất để
giảm chi phí, họ đã chuyển nhượng những công nghệ cũ gây ô nhiễm môi
trường nặng sang các nước đang phát triển để đầu tư.
Các nước đang phát triển do chưa quan tâm đúng mức tới vấn đề bảo vệ
môi trường nên sau một thời gian dài thì vấn đề ô nhiễm môi trường càng trở

nên nghiêm trọng và khó khắc phục. Do đó, khi thẩm định cũng cần chú ý vấn
đề này, tránh tình trạng dự án khi đi vào hoạt động phải ngừng lại vì vấn đề ô
nhiễm môi trường dẫn tới việc thu hồi vốn đầu tư của ngân hàng sẽ gặp nhiều
khó khăn.
f/ Thẩm định khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo của dự án.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất , kinh doanh và tài chính của khách hàng,
SV: Đặng Lam Sơn Lớp Đầu tư 51C
20
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên : Lương Hương Giang
cán bộ tín dụng lập bảng cân đối các nguồn thu, chi tài chính tổng hợp của
khách hàng trong một thời gian nhất định.
Nguồn thu bao gồm:
- Vốn chủ sở hữu, vốn vay.
- Doanh thu các loại.
Nguồn chi ra bao gồm:
- Chi cho Tài sản cố định
- Chi cho Tài sản lưu động
- Chi trả cổ tức, nộp thuế, các chi phí trực tiếp gián tiếp.
Tỷ lệ đảm bảo vốn vay càng cao càng tốt. Căn cứ vào tỷ lệ này, ngân
hàng dễ dàng thấy được mức độ đáng tin cậy của dự án về khía cạnh tài chính
và xác định mức thu nợ hàng năm một cách hợp lý.
Thẩm định các tài sản dùng để thế chấp, cầm cố bảo lãnh phải dễ bán,
giá trị thu được thực tế phải bù đắp được dư nợ gốc, nợ lãi và các loại thuế
theo quy định. Nội dung thẩm định phải kiểm tra thủ tục hồ sơ pháp lý, giấy
tờ sở hữu, tiêu chuẩn tài sản thế chấp, cơ sở định giá tài sản cố định cầm cố,
bảo lãnh phải đúng các quy định hiện hành. Cán bộ tín dụng khi thẩm định
phải lập biên bản kiểm định tài sản thế chấp theo quy định hiện hành. Đối với
hồ sơ nhà đất phải có xác nhận của phòng trước bạ của sở nhà đất, sở địa
chính hoặc phòng quản lý ruộng đất của UBND các cấp có thẩm quyền.
2.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển

2.3.1 Đầu tư phát triển thẻ
a/Cơ sở pháp lý và nguyên tắc phát hành thẻ:
Thẻ được phát hành dựa trên cơ sở pháp lý của nhà nước sở tại và theo
quy định của các tổ chức thẻ quốc tế. Ngoài ra, còn được phát hành theo
nguyên tắc mà ban giám đốc ngân hàng phát hành (Giám đốc- Tổng giám
đốc) quy định.
Là một hình thức cấp tín dụng ( nếu là thẻ tín dụng) nên thẻ phải được
phát hành trên cơ sở có đảm bảo : khách hàng cần phải đáp ứng các yêu cầu
SV: Đặng Lam Sơn Lớp Đầu tư 51C
21
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên : Lương Hương Giang
về tín chấp và thế chấp. Nguồn vốn cho vay phải là nguồn vốn ngắn hạn.
Trong trường hợp thanh toán quốc tế, hạn mức thanh toán ngoại tệ vẫn phải
tuân thủ theo chính sách ngoại hối và quản lý ngoại hối của Ngân hàng Trung
ương mỗi nước về mức thanh toán, điều khoản thanh toán, mức được phép
thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ ở nước ngoài.
Các quy định về đồng tiền phát hành, đồng tiền thanh toán, phải tuân thủ
theo các điều kiện mà các Ngân hàng Trung ương quy định. Sau khi phát
hành, thẻ được gửi đến chủ thẻ, chi nhánh phát hành không được làm lộ mã số
cá nhân (PIN- Personal Identification number) của chủ thẻ. Mọi rủi ro phát
sinh trong khi chủ thẻ chưa nhận được thẻ đều do ngân hàng phát hành chịu
trách nhiệm Việc in ấn, nạp thông tin vào thẻ được thực hiện đầy đủ theo
đúng quy định về thẩm định và các thông tin thẻ cần thiết.
b/Thủ tục phát hành thẻ.
Việc phát hành thẻ cơ bản tuân theo quy trình sau:
Bước 1: Khách hàng gửi đơn, hồ sơ cần thiết yêu cầu được sử dụng thẻ
đến ngân hàng và phải đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng về độ tuổi,
thu nhập Đồng thời, khách hàng phải cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết
như họ tên, địa chỉ, cơ quan công tác, số chứng minh thư cho ngân hàng.
Bước 2: Ngân hàng căn cứ vào hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ của khách

hàng, bộ phận thẩm định sẽ tiến hành thẩm tra hồ sơ và ra quyết định chấp
nhận hoặc từ chối phát hành. Với những hồ sơ được chấp nhận, chi nhánh
phát hành thẻ tiến hành gửi hồ sơ, hợp đồng ký kết tới trung tâm thẻ, đồng
thời xác định hạn mức cho khách hàng.
Bước 3: Trung tâm thẻ sẽ tiến hành mở tài khoản thẻ cho khách hàng
cập nhật hồ sơ và tiến hành in thẻ. Sau khi xác định số PIN, thẻ được giao
lại cho bộ phận phát hành. Quy trình phát hành thẻ, đặc biệt là số PIN phải
được đảm bảo giữ bí mật.
c/Các bước chuẩn bị cho đầu tư phát hành thẻ Navicard
-Xác định chiến lược :
SV: Đặng Lam Sơn Lớp Đầu tư 51C
22
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên : Lương Hương Giang
Nhận thấy thẻ ngân hàng là một phương tiện tiên tiến và có tiềm năng
trong lĩnh vực ngân hàng, dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Navibank Việt
Nam, chi nhánh Hà Nội đã xác định được chiến lược ra mắt thị trường sản
phẩm thẻ Navicard vào năm 2008.
Trong bước xác định chiến lược này, chi nhánh đã vạch ra những cột
mốc cu thể với những chỉ tiêu để phấn đấu
-Lập dự án phát hành thẻ của chi nhánh :
Quá trình lập dự án phát triển thẻ của chi nhánh được thực hiện theo quy
trình nghiên cứu thiết lập một dự án cụ thể. Nó trải qua các bước nghiên cứu
cá quyết định về hình thức thẻ ngân hàng của nhà nước, nghiên cứu nhu cầu
thị trường Hà Nội về thẻ ngân hàng, nghiên cứu yếu tố kỹ thuật và công nghệ
của sản phẩm thẻ Navibank, nghiên cứu tài chính và nghiên cứu về đội ngũ
nhân viên phục vụ mảng thẻ ngân hàng của chi nhánh.
Nhu cầu về thẻ ngân hàng của Hà Nôi nói chung và của quận Đống Đa
nói riêng không ngừng gia tăng cùng với tốc độ phát triển không ngừng của
địa bàn. Các cuộc điều tra về nhu cầu sử dụng thẻ ngân hàng được thực hiện
đối với đối tượng khách hàng của chi nhánh đã thu được một con số rất khả

quan : 92% khách hàng quan tâm và muốn sở hữu thẻ của ngân hàng.
Về yếu tố công nghệ và kỹ thuật, Navicard được thực hiện theo hình
thức thẻ chuẩn hiện nay là được làm bằng plastic, có 3 lớp ép sát, lõi thẻ được
làm bằng nhựa trắng cứng nằm giữa hai lớp tráng mỏng. Thẻ có kích thước
chung theo tiêu chuẩn quốc tế là 5.50 cm x8.50 cm. Trên thẻ phải có đủ các
thông tin về chủ thẻ, thời gian hiệu lực, số thẻ …
Về phương diện tài chính, phát hành thẻ Navicard sẽ hoàn toàn miễn phí,
khách hàng chỉ cần cần nộp tối thiểu 50.000 VNĐ để duy trì tài khỏan. Đây
cũng là một trong những phương án để thu hút khách hàng đến với hình thức
thẻ đầu tiên của ngân hàng, là một phần trong chiến lược tiếp thị quảng bá về
dịch vụ thẻ đầu tiên của ngân hàng.
SV: Đặng Lam Sơn Lớp Đầu tư 51C
23
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên : Lương Hương Giang
Về phương diện nhân lực, ngân hàng đã tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ về
thẻ ngân hàng cho toàn bộ đội ngũ nhân viên giao dịch.
- Quá trình thực hiện
Ngày 23/07/2008 Ngân hàng chính thức giới thiệu sản phẩm thẻ
Navicard trên thị trường. Đánh dấu bước ngoặt quan trọng này, Ngân hàng đã
thực hiện thành công việc kết nối thẻ Navicard với hệ thống Banknet –
Smartlink trên toàn quốc. Đến nay, hệ thống Banknet – Smartlink đã hoàn
thành việc kết nối liên thông hệ thống ATM với 42 ngân hàng thành viên
nâng tổng só máy ATM lên 4.500 máy, chiếm 80% tổng số máy ATM trên
toàn Việt Nam.
Sự kiện này có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động Ngân
hàng, tạo thuận lợi cho công tác phát hành thẻ Navibank trên địa bàn Hả Nội
của Chi nhánh Hà Nội. Đến hết năm 2009 , tổng số lượng thẻ mà chi nhánh
Hà Nội đã phát hành (bao gồm cả thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ)là 2.610 thẻ, tăng
186% so với năm 2008 trong đó thẻ ghi nợ chiếm 90.23 %. Ngoaì việc đẩy
mạnh sản phẩm thẻ truyền thống, chi nhánh Hà Nội còn đưa ra những sản

phẩm thẻ nhăm gia tăng tiện ích cho khách hàng khi sử dụng như sản phẩm
thẻ SG24 và thẻ Payoo. Tính đến 31/12/2009 doanh thu từ hoạt động dịch vụ
thẻ của chi nhánh Hà Nội đạt 26 triệu đồng
2.3.2 Đầu tư phát triển tài sản cố định
Đơn vị : Triệu đồng
SV: Đặng Lam Sơn Lớp Đầu tư 51C
24

×