Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

báo cáo thực tập TỔNG QUAN về CÔNG TY điện lực NGHĨA HƯNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.93 KB, 17 trang )

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC NGHĨA
HƯNG
1.1. Giới thiệu chung về Điện lực Nghĩa Hưng
- Tên đơn vị: Điện lực Nghĩa Hưng - Công ty Điện lực Nam Định
-Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc, Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
- Địa chỉ: Thị trấn Liễu Đề - Nghĩa Hưng – Nam Định.
- Điện lực Nghĩa Hưng là 1 trong 10 thành viên của Công ty Điện
lực Nam Định, được giao nhiệm vụ chính là quản lý vận hành và kinh
doanh bán điện trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng với những chức năng
chính như sau:
+ Vận hành hệ thống sản xuất kinh doanh điện năng trong địa
bàn quản lý và địa phương lân cận.
+ Quản lý vận hành, xây dựng sửa chữa lưới điện trên địa bàn
huyện Nghĩa Hưng theo kế hoạch của Công ty Điện lực Nam Định
giao cho.
+ Quản lý, sử dụng có hiệu quả toàn bộ tài sản lưới điện, nguồn
điện, nguồn vốn mà Công ty điện lực Nam Định giao.
+ Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn khách hàng về tiết kiệm
điện, an toàn sử dụng điện, an toàn hành lang lưới điện và sử dụng
điện đúng pháp luật.
Mô hình bộ máy tổ chức sản xuất của Điện lực Nghĩa Hưng hoạt
động theo quy chế của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc và Công ty
Điện lực Nam Định với đội ngũ cán bộ công nhân viên gồm 86 người;
quản lý 3 trạm biến áp trung gian( công suất đặt là 17.000 kVA); quản
lý 173 trạm biến áp phân phối( công suất đặt là 41.552 kVA) cùng 40
1
1
TBA khách hàng( công suất đặt 11.620 kVA); quản lý 208,473 km
đường dây trung thế cùng 10.099.020 km đường dây hạ thế; với gần
63,5 nghìn khách hàng.
1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty


2
2
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
1.3. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng, ban chính
• Giám đốc:
- Giám đốc Điện lực Nghĩa Hưng là đại diện cho Công ty, chịu trách
nhiệm trước pháp luật trong mọi hoạt động đơn vị mình phụ trách.
- Lãnh đạo, xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn toàn diện các
mặt quản lý, sản xuất kinh doanh của Điện lực.
• Các phó Giám đốc:
3
3
- PGĐ Kỹ thuật: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực
kỹ thuật và các lĩnh vực được phân công; trực tiếp điều hành phòng kỹ
thuật, Tổ trực vận hành , và phụ trách khâu kỹ thuật của đường dây hạ
thế của các đội quản lý khách hàng
- PGĐ Kinh doanh: Phụ trách khâu kinh doanh của Điện Lực, trực
tiếp điều hành các tổ thuộc phòng kinh doanh, kiểm tra sử dụng điện
và phần nghiệp vụ kinh doanh của các đội quản lý khách hàng liên
quan đến các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như: tổn thất điện năng, thu nộp
tiền điện, giá bán điện bình quân, điện năng thương phẩm…
• Phòng Tổng hợp:
- Xây dựng và trình duyệt kế hoạch tài chính tín dụng của Điện lực
nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả, linh hoạt nguồn vốn của Điện lực
phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh.
- Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, cấp phát, thu nộp tài
chính.
- Chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với
nhà nước, với cấp trên.
- Thực hiện công tác thống kê báo cáo theo quy định.

- Áp dụng tin học, đưa nhanh vi tính vào sử dụng trong công tác tài
chính kê toán của Điện lực.
- Lưu trữ, bảo quản hồ sơ, chứng từ, tài liệu kế toán, cung cấp thông
tin kinh tế kịp thời cho lãnh đạo và bộ phận liên quan.
• Phòng Kinh doanh:
4
4
- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch
kinh doanh điện, xây dựng triển khai kế hoạch công việc hàng ngày,
tuần, quý của phòng.
- Kiểm tra đôn đốc các tổ thực hiện công việc, trực tiếp xử lý giải
quyết các công việc với các tổ trưởng( tổ giao dịch khách hàng và tổ
treo tháo công tơ), hỗ trợ các đội quản lý thực hiện các lĩnh vực của
phòng phụ trách.
- Điều tra, dự báo lập kế hoạch phát triển khách hàng và điện năng
tiêu thụ hàng năm và dài hạn.
- Tiếp nhận yêu cầu, chuẩn bị các hợp đồng cho Điện lực Nghĩa
Hưng kí kết.
- Theo dõi và tính toán tổn thất thực hiện trong Điện lực, cùng
phòng kỹ thuật phân tích tổn thất và tự mình đề ra các biện pháp
chống tổn thất thương mại.
- Quản lý và kiểm tra việc sử dụng điện hợp pháp và kinh tế của
khách hàng, tổ chức việc chống lấy cắp điện.
- Quản lý công tác ghi chỉ số công tơ.
- Tổ chức quản lý thu tiền điện.
• Phòng Kế hoạch- Kỹ thuật- An toàn:
- Quản lý kỹ thuật, an toàn trong vận hành, sửa chữa, thí nghiệm
hiệu chỉnh lưới điện và thiết bị điện của Điện lực Nghĩa Hưng, đảm
bảo cung cấp điện an toàn, liên tục và kinh tế cho khách hàng của
mình.

- Lập phương án sửa chữa định kỳ và đột xuất lưới điện và thiết bị
đo mà Điện lực Nghĩa Hưng quản lý.
5
5
- Áp dụng quy trình, quy phạm kỹ thuật xây dựng, nội quy thuộc nội
bộ của các đơn vị trong Điện lực.
- Tổ chức điều tra sự cố và tai nạn lao động, đề xuất các biện pháp
đảm bảo an toàn lao động và an toàn sản xuất trong Điện lực, tổ chức
tuyên truyền an toàn điện trong nhân dân.
- Xây dựng kế hoạch về nhu cầu vật tư theo kế hoạch và phân cấp
của Công ty.
- Bảo đảm cung ứng vật tư thiết bị theo kế hoạch cho các đơn vị đầy
đủ, kịp thời, đúng yêu cầu và chất lượng, đồng thời không để tồn kho
quá định mức, kiểm kê quyết toán vật tư với các đơn vị trong Điện lực
và cấp trên theo quy định.
- Thực hiện công tác thống kê, ghi chép, chế độ sổ sách, thẻ kho,
chứng từ đầy đủ chính xác theo quy định.
• Đội quản lý:
- Quản lý điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh chung của
đội và trực tiếp điều hành công tác vận hành, kinh doanh điện, kinh
doanh khác, gồm các việc sau:
+ Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng ngày, tuần, tháng, quý
của đội.
+ Nắm chắc phương thức vận hành và tình trạng trang thiết bị,
theo dõi kiểm tra lưới điện, triển khai vận hành cấp điện an toàn, ổn
định và kinh tế, đảm bảo các chỉ tiêu của Điện lực giao cho( điện
thương phẩm, tổn thất điện năng, giá bán điện bình quân, thu nộp tiền
điện).
6
6

+ Thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch tháng, quý, năm
của Điện lực giao về công tác kinh doanh viễn thông, thu nộp cước
viễn thông, doanh thu…
+ Thực hiện thay định kỳ công tơ, phát triển khách hàng mới,
ghi chỉ số công tơ, kiểm tra các phúc tra và các công việc khác của
công tác kinh doanh điện năng.
+ Chỉ đạo, kiểm tra các tổ dịch vụ điện nông thôn thực hiện công
việc theo hợp đồng dịch vụ đã ký, kiểm tra các nhóm, cá nhân thực
hiện công việc được giao.
+ Thường xuyên kiểm tra các thiết bị lưới điện, mạng viễn thông
được giao khoán, đảm bảo vận hành đúng quy định, an toàn, kinh tế,
ghi chép, cập nhật đầy đủ hàng ngày tình hình vận hành của các thiết
bị, hàng tuần báo cáo đầy đủ tình hình vận hành với lãnh đạo hội.
+ Báo cáo kịp thời các sự cố và nguy cơ đe dọa sự cố, mất an
toàn, kiến nghị đề xuất các biện pháp khắc phục khiếm khuyết, sự cố
thiết bị lưới điện cũng như mạng viễn thông.
+ Kiểm tra, phúc tra khách hàng sử dụng điện.
7
7
8
8
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC NGHĨA HƯNG
2.1. Tổng quan về phân tích hoạt động kinh doanh điện năng
2.1.1. Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá
toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh, đánh giá các
nguồn lực tiềm năng cần khai thác ở doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề
ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.

2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng để phát hiện
khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh, là cơ sở đưa ra các
quyết định, hay biện pháp làm cho việc sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp ngày càng phát triển. Cụ thể là:
- Nó giúp doah nghiệp thấy rõ các nhân tố ảnh hưởng, từ đó đề ra
các giải pháp cụ thể, kịp thời trong công tác tổ chức quản lý sản xuất.
- Doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh, cũng
như các hạn chế của mình; nhằm đưa ra mục tiêu đúng đắn và chiến
lược kinh doanh có hiệu quả.
- Là biện pháp quan trọng để phòng ngừa và ngăn chặn những rủi
ro cho doanh nghiệp.
Trong ngành Điện lực, phân tích hoạt động kinh doanh sẽ đánh giá
được các chỉ tiêu về kinh tế: doanh thu, điện thương phẩm, tài chính
kế toán ; và các chỉ tiêu kỹ thuật: tổn thất điện năng, sự cố, công nghệ
9
9
máy móc…; từ đó đưa ra được các giải pháp kinh doanh hiệu quả. Cụ
thể với Công ty Điện lực Nghĩa Hưng, việc phân tích hoạt động kinh
doanh là cơ sở trung gian quản lý nguồn điện năng nhận từ EVN cung
cấp cho toàn bộ nhu cầu điện năng trong huyện, chịu trách nhiệm điều
phối điện hợp lý cho các khu vực quan trọng để không xảy ra tình
trạng thiếu điện hoặc mất điện. Cũng qua đó, Điện lực Nghĩa Hưng
tìm ra được điểm yếu kém trong các khâu quản lý điện năng hay máy
móc, trang thiết bị, để giúp Công ty đưa ra hướng đi phù hợp hơn với
tình hình phát triển điện năng ngày nay.
2.1.3. Khái quát về quy trình kinh doanh điện năng
Kinh doanh điện năng là hoạt động kinh doanh với một mặt hàng
xác định là điện năng. Nói cách khác, kinh doanh điện năng là việc
thực hiện liên tục các công đoạn từ sản xuất đến mua bán điện năng

nhằm mục đích sinh lợi.
Công tác kinh doanh điện năng là khâu cuối cùng trong hoạt động
sản xuất, truyền tải phân phối và tiêu thụ điện năng. Công tác này
được tổ chức thực hiện thống nhất tại các Công ty Điện lực trong Tập
đoàn Điện lực Việt Nam, nhằm đáp ứng đầy đủ, an toàn và tin cậy nhu
cầu sử dụng điện của khách hàng và không ngừng nâng cao chất lượng
dịch vụ khách hàng.
Công tác này bao gồm các quy trình sau:
• Quy trình cấp điện
10
10
Quy trình này quy định việc giải quyết các thủ tục cấp điện cho
khách hàng mua điện trực tiếp với các đơn vị Điện lực, bao gồm: Cấp
điện mới, tách hộ sử dụng điện chung và thay đổi công suất đã đăng kí
sử dụng.
• Quy trình ký kết và quản lý hợp đồng mua bán điện
- Hợp đồng mua bán điện được thiết lập trên cơ sở các quy định
hiện hành của pháp luật về hợp đồng và các nội dung mà hai bên mua
và bán thỏa thuận và cam kết thực hiện.
- Hợp đồng mua bán điện được hai bên mua và bán thỏa thuận ký
kết, là văn bản pháp lý xác định rõ quyền nghĩa vụ và mối quan hệ
giữa bên bán điện và bên mua điện trong quá trình thực hiện các điều
khoản vè mua bán điện theo quy định của pháp luật.
- Hợp đồng mua bán điện là hợp đồng có thời hạn, bao gồm 2 loại:
+ Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt
+ Hợp đồng mua bán điện ngoài mục đích sinh hoạt: áp dụng cho
mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cơ quan hành chính sự nghiệp,
hay bán buôn điện cho nông thôn…
+ Quy trình quản lý hệ thống đo đếm điện năng
- Quy trình này áp dụng cho việc quản lý hoạt động của các hệ

thống đo đếm điện năng giữa khách hàng kí kết hợp đồng mua bán
điện trực tiếp với các đơn vị.
- Hệ thống đo đếm điện năng bao gồm: Công tơ điện, máy biến
dòng điện đo lường, máy biến điện áp đo lường, mạch đo và các thiết
bị đo điện, phụ kiện phục vụ mua bán điện.
11
11
- Các thiết bị đo đếm điện năng, cũng như việc thiết kế, lắp đặt hệ
thống đo đếm điện năng phải đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ
thuật, an toàn điện và quản lý kinh doanh.
• Quy trình ghi chỉ số công tơ
+ Mục đích:
- Là cơ sở để tính toán điện năng giao nhận, mua bán điện được
xác định thông qua chỉ số công tơ điện năng tác dụng (kWh), công tơ
điện năng phản kháng (kVArh), công tơ điện tử đa chức năng.
- Chỉ số công tơ sẽ là căn cứ để:
 Lập hóa đơn tiền điện.
 Tổng hợp sản lượng điện giao nhận, sản lượng điện thương
phẩm, sản lượng điện của các thành phần phụ tải, sản lượng
điện truyền tải phân phối.
 Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị và toàn
ngành, tính toán tỷ lệ tổn thất điện năng trong truyền tải,
phân phối điện năng; quản lý và dự báo nhu cầu phụ tải.
+ Yêu cầu:
- Ghi đủ, chính xác, rõ ràng các thông tin.
- Ghi đúng chu kỳ.
- Các đơn vị có kế hoạch sắp xếp tổ chức các bộ phận nghiệp vụ
và đầu tư trang bị công nghệ mới vào việc ghi chỉ số công tơ.
- Đối với các đơn vị đã áp dụng công nghệ mới trong việc ghi chỉ
số công tơ cần xây dựng quy trình phù hợp với từng hình thức ghi chỉ

số và đảm bảo không trái với những nội dung trong quy định này.
• Quy trình lập hóa đơn tiền điện
12
12
- Hóa đơn tiền điện là chứng từ pháp lý để bên mua thanh toán tiền
mua điện năng tác dụng và tiền mua công suất phản kháng cho bên
bán điện; đồng thời là cơ sở để bên bán điện nộp thuế với nhà nước.
- Việc lập hóa đơn tiền điện dựa vào các căn cứ sau:
+ Hợp đồng bán điện
+ Biên bản treo tháo các thiết bị đo đếm điện hoặc biên bản
nghiệm thu hệ thống đo đếm điện năng.
+ Các dữ liệu ghi chỉ số công tơ.
+ Biểu giá bán điện, biểu thuế suất giá trị gia tăng và các thông
tư hướng dẫn của nhà nước.
+ Hóa đơn tiền điện được tính toán theo chương trình CMIS và
in trên máy tính theo mẫu thống nhất trong Tập đoàn được Bộ tài
chính phê duyệt.
• Quy trình thu và theo dõi nợ tiền điện
- Công tác thu và theo dõi nợ các khoản tiền gồm: tiền điện năng tác
dụng, tiền công suất phản kháng, tiền thuế giá trị gia tăng, tiền lãi do
trả chậm hoặc do thu thừa tiền điện, bồi thường thiệt hại, tiền do vi
phạm hợp đồng mua bán điện.
• Quy trình giao tiếp với khách hàng sử dụng điện
- Tiếp nhận và trả lời các yêu cầu của khách hàng, hay kí kết hợp
đồng liên quan đến việc mua bán điện.
- Lắp đặt, treo tháo hệ thống đo đếm điện năng, thực hiện ghi chỉ số
công tơ cũng như giải quyết các phúc tra chỉ số công tơ.
- Quản lý các đường dây và Trạm biến áp, thực hiện thao tác đóng
cắt điện.
13

13
- Thu tiền điện, thu chi phí ngừng và cấp điện trở lại, các khoản tiền
liên quan đến dịch vụ điện theo quy định.
- Kiểm tra và xử lý các vi phạm sử dụng điện, các vi phạm hợp
đồng mua bán điện.
• Quy trình lập báo cáo kinh doanh điện năng
Báo cáo kinh doanh điện năng là văn bản thể hiện Kết quả kinh
doanh của các Công ty điện lực. Trên cơ sở đó phân tích và đánh giá
tình hình thực hiện kế hoạch và chỉ tiêu kinh doanh điện năng, kịp thời
đề ra các biện pháp nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý.
2.1.4. Các chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh điện năng
• Chỉ tiêu điện năng thương phẩm
- Điện năng thương phẩm trong kỳ (tháng, quý, năm) là tổng điện
năng bán cho toàn bộ khách hàng trong kỳ đó.
- Chỉ tiêu này phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng điện của khách hàng,
và số lượng về sản lượng điện thương phẩm có được bằng cách tổng
hợp số liệu công tơ tại các hộ tiêu thụ.
- Chỉ tiêu điện thương phẩm liên quan trực tiếp đến việc đánh giá
hiệu quả kinh doanh điện năng và tổ chức kinh doanh của đơn vị
doanh nghiệp phân phối điện năng vì sản lượng điện thương phẩm là
bán được nhiều điện, tức là tăng doanh thu.
- Các yếu tố ảnh hưởng điện năng thương phẩm: sự cố, cắt điện để
thực hiện sửa chữa, cắt điện do quá tải…
• Chỉ tiêu doanh thu tiền điện:
- Doanh thu được ghi nhận trên cơ sở hóa đơn phát hành sau khi đã
cung cấp điện thương phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Nhìn vào doanh thu ta
14
14
có thể thấy được quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty đang
phát triển như thế nào.

Ta đang đề cập đến doanh thu tiền điện, được tính như sau:
Trong đó: TR: Doanh thu
g
i
: Mức giá bán điện thứ i
A
i
: Điện năng thương phẩm bán với mức giá g
i
• Chỉ tiêu tổn thất điện năng
- Tổn thất điện năng là lượng tiêu hao điện năng khi truyền tải điện
từ nơi cung cấp điện tới nơi tiêu thụ.
Tổn thất điện năng được xác định theo công thức:
DN
TPD
A
AA
A

=∆
N
Trong đó:
A
DN
: Điện năng mua đầu nguồn
A
TP
:Điện năng thương phẩm
* Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tổn thất điện năng:
+ Chất lượng điện.

+ Chất lượng hệ thống dây dẫn.
+ Khoảng cách truyền tải.
+ Các yếu tố thương mại khác: trộm, cắp điện……
• Chỉ tiêu giá bán điện bình quân
- Giá bán điện bình quân trong một kỳ là giá bán trung bình của
lượng điện năng thương phẩm trong kỳ đó.
- Công thức tính giá bán điện bình quân:
15
15
P
bq
i i
i
i
i
P A
A
×
=


=
Trong đó:
P
i
: Mức giá bán điện thứ i
A
i:
Điện năng thương phẩm bán với mức giá Pi
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu giá bán điện bình quân:

+ Giá bán điện: Ảnh hưởng rất ít đến giá bán điện bình quân vì
giá bán điện thường cố định trong thời gian dài.???
+ Cấu trúc tỷ lệ các thành phần điện thương phẩm:
Với khung giá khác nhau đối với thành phần điện thương phẩm
khác nhau, trong các khung giờ khác nhau( được Chính phủ quy định
trong Biểu giá điện áp dụng cho toàn quốc) làm cho doanh thu thay
đổi rất nhiều so với bán điện 1 mức giá. Nếu tổ chức tốt khâu bán
điện, áp giá đúng đối tượng khách hàng, đặc biệt là thu hút đầu tư phát
triển điện sản xuất kinh doanh, công nghiệp dịch vụ thì sẽ làm tăng giá
bán điện bình quân.
• Chỉ tiêu suất sự cố
Đây là chỉ tiêu đánh giá mức độ ung ứng điện liên tục, an toàn, đảm
bảo chất lượng cho khách hàng, ảnh hưởng lớn đến tổn thất điện năng
nói riêng và doanh thu nói chung.
Cần tìm hiểu để trình bày chỉ tiêu này rõ hơn nhé
Về lý thuyết cần tìm hiểu các phương pháp thường dùng phân tích
hoạt động kinh doanh
16
16
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Điện lực Nghĩa
Hưng theo các chỉ tiêu
2.2.1. Chỉ tiêu điện năng thương phẩm
2.2.2. Chỉ tiêu doanh thu tiền điện
2.2.3. Chỉ tiêu giá bán điện bình quân
2.2.4. Chỉ tiêu tỷ lệ tổn thất điện năng
2.3.5. Chỉ tiêu suất sự cố
2.3. Các biện pháp tăng kết quả chỉ tiêu
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
3.1. Tự đánh giá về đợt thực tập quản lý
3.2. Định hướng thực tập tốt nghiệp

17
17

×