Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Sở hữu nhà nước ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.9 KB, 10 trang )

I. Mở bài
Sở hữu nhà nước ở nước ta hiện nay được hiểu là sở hữu toàn dân mà nhà
nước là đại diện. Theo đó nhà nước đại diện cho toàn dân sở hữu những tài nguyên
thiên nhiên, của cải, tài sản, tư liệu sản xuất, vốn, ngân sách nhà nước,.. của toàn
dân, toàn xã hội. Trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay, dựa trên
chế độ sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo
trong nền kinh tế.
II. Nội dung
1. Sở hữu Nhà nước ở nước ta hiện nay
Kinh tế nhà nước dựa trên sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất, về vốn…Ở
nước ta hiện nay sở hữu nhà nước được hiểu là sở hữu toàn dân mà Nhà nước là
đại diện. Sở hữu nhà nước là trình độ thấp hơn của sở hữu toàn dân. Trong thời kỳ
quá độ lên CNXH và trong giai đoạn XHCN chỉ mới có sở hữu nhà nước. Nhà
nước đại diện cho toàn dân sở hữu những tài nguyên thiên nhiên, của cải, tài sản,
tư liệu sản xuất, vốn, ngân sách nhà nước…, của toàn dân, của toàn xã hội. Nhà
nước không những sở hữu mà còn nhân danh toàn dân, toàn xã hội tổ chức quản lý,
sử dụng và phân phối những sản phẩm được tạo ra từ những tài sản, tư liệu sản
xuất, vốn, ngân sách nhà nước… Nhưng muốn thực hiện được điều đó phải thực
hiện được lợi ích kinh tế của sở hữu nhà nước. Nếu không có lợi ích kinh tế thì sở
hữu nhà nước chỉ là danh nghĩa. Điều đó đòi hỏi phải có cơ chế giải quyết tốt mối
quan hệ giữa quyền sở hữu của Nhà nước đối với những tài nguyên, tài sản, tư liệu
sản xuất, vốn, ngân sách nhà nước… của chung, của toàn dân, của toàn xã hội với
quyền sử dụng chúng của các doanh nghiệp được giao quyền sử dụng và việc phân
phối sản phẩm, giá trị mới được tạo ra nhờ những tài nguyên, tài sản, tư liệu sản
xuất, vốn, ngân sách nhà nước… thuộc sở hữu nhà nước giao cho các doanh
nghiệp sử dụng. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cơ chế ấy phải
1
chăng là tỷ lệ phân chia sản phẩm, giá trị mới đó giữa Nhà nước và doanh nghiệp
thông qua việc doanh nghiệp nộp thuế cho Nhà nước. Chỉ có thu được một phần lợi
nhuận dưới hình thức thuế theo một tỷ lệ thích hợp từ các doanh nghiệp được giao
quyền sử dụng những tài sản, vốn… chung của toàn xã hội, thì mới thực hiện được


lợi ích kinh tế của sở hữu nhà nước. Đồng thời, doanh nghiệp mới có động lực để
phấn đấu sản xuất – kinh doanh có hiệu quả nhằm thu được lợi nhuận cao hơn phần
thuế phải nộp cho Nhà nước, thì doanh nghiệp mới có thu nhập. Phần lợi nhuận
cao hơn ấy càng lớn thì thu nhập của doanh nghiệp càng cao.
2. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Đại hội X của Đảng đã xác định phương hướng phát triển: phát triển nền
kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế nhằm giải phóng mọi
tiềm năng trong mọi thành phần kinh tế, trong mỗi cá nhân và mọi vùng miền, phát
huy tối đa nội lực để phát triển nhanh nền kinh tế. Trong nền kinh tế nhiều thành
phần, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là công cụ chủ yếu để Nhà nước điều
tiết nền kinh tế, định hướng cho sự phát triển vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Theo đó, Đảng ta chủ trương phát triển và nâng cao hiệu quả của các thành
phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong đó kinh tế nhà
nước đóng vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể dần dần trở
thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.Tính chất nhiều thành phần kinh tế là nét
đặc trưng có tính quy luật của nền kinh tế quá độ lên CNXH ở nước ta. Các thành
phần kinh tế trong nền kinh tế quá độ luôn luôn vận động, phát triển trong mối
quan hệ, tác động qua lại, đan xen trong cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất, trên
cơ sở vừa hợp tác, bổ sung cho nhau, vừa cạnh tranh với nhau trong nền kinh tế thị
2
trường định hướng XHCN và bình đẳng trước pháp luật.
Trong quá trình vận động, phát triển các thành phần kinh tế phải được cải biến dựa
vào những tiền đề khách quan:Thứ nhất, xuất phát từ trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất xã hội và yêu cầu xã hội hoá sản xuất trên thực tế.Thứ hai, xuất
phát từ đặc điểm, tính chất của từng ngành nghề mà xác định tỷ trọng, quy mô, cơ
cấu các thành phần kinh tế cho phù hợp.Thứ ba, xuất phát từ khả năng tổ chức và
quản lý kinh tế của Nhà nước XHCN và đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế.
Vấn đề không phải là xoá bỏ hay ưu tiên thành phần kinh tế này hay thành phần

kinh tế khác, mà điều quan trọng là phải nắm vững bản chất của từng thành phần
và sử dụng chúng đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Mỗi thành phần kinh tế có bản
chất và những quy luật kinh tế hoạt động riêng, dựa trên một hình thức sở hữu nhất
định về tư liệu sản xuất, và có khả năng tái sản xuất một cách tương đối độc lập lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tương ứng. Khả năng tái sản xuất là điều kiện
tồn tại và vận động của mỗi thành phần kinh tế. Chính xu hướng mở rộng hay thu
hẹp khả năng tái sản xuất chỉ rõ vai trò và triển vọng của mỗi thành phần kinh tế
trong nền sản xuất xã hội.
Tuy nhiên, các thành phần kinh tế không tồn tại một cách biệt lập, mà có mối quan
hệ và tác động qua lại, đan xen. Để đảm bảo nền kinh tế phát triển theo định hướng
XHCN, trong quá trình vận động vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với các thành phần
kinh tế khác, thành phần kinh tế nhà nước phải tự vươn lên, làm sao để cùng với
kinh tế tập thể dần dần trở thành nền tảng cho chế độ XHCN.
Kinh tế nhà nước bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các sở hữu nhà nước như
đất đai, tài nguyên thiên nhiên, của cải, tài sản, tư liệu sản xuất, vốn, ngân sách nhà
nước, lực lượng dự trữ, kể cả một phần vốn của Nhà nước đưa vào các doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Nghĩa là, hệ thống kinh tế nhà nước
gồm hai bộ phận cấu thành: doanh nghiệp nhà nước và kinh tế nhà nước phi doanh
nghiệp (đất đai, tài nguyên thiên nhiên, của cải, tài sản, tư liệu sản xuất, vốn, ngân
3
sách nhà nước, các quỹ quốc gia…). Thành phần kinh tế không chỉ bao hàm giác
độ sở hữu mà còn bao hàm sức mạnh tổ chức, sức mạnh hợp tác của các tổ chức
kinh tế hoạt động dựa trên một chế độ sở hữu nhất định. Thành phần kinh tế nhà
nước không chỉ bao hàm doanh nghiệp nhà nước, mà còn bao hàm sức mạnh kinh
tế đứng đằng sau các chính sách và hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước, bao
hàm khả năng tổ chức và hoạch định chính sách đúng đắn của Nhà nước, bao hàm
sự gắn kết hợp lý của hệ thống doanh nghiệp nhà nước, tài chính nhà nước, luật
pháp và hiệu lực quản lý của nhà nước. Như vậy, thành phần kinh tế nhà nước
được hiểu tổng hợp hơn so với trước đây. Hình thức tổ chức kinh doanh là sự tập
hợp tư liệu sản xuất dưới một hình thái nào đó được pháp luật thừa nhận để trực

tiếp tiến hành sản xuất, kinh doanh. Nói cách khác, đó là các loại hình doanh
nghiệp khác nhau. Một doanh nghiệp có thể dựa trên một hoặc nhiều hình thức sở
hữu, là công cụ trong tay thành phần kinh tế đầu tư vốn vào doanh nghiệp để phục
vụ cho mục tiêu của chủ đầu tư. Thông qua các doanh nghiệp, thông qua các tổ
chức đại diện cho chế độ sở hữu, các thành phần kinh tế phát huy vai trò của mình
trong nền kinh tế.Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư
vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích,
nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội do Nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà
nước có hai loại: loại hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, và loại hoạt
động công ích không vì mục tiêu lợi nhuận. Ngoài ra, còn có loại nằm giữa hai loại
trên như những tổ chức kinh tế đang quản lý, duy tu, bảo dưỡng cơ sở kinh tế hạ
tầng (cầu, đường, sân bay, bến cảng…).
Loại này có xu hướng chuyển hoá từng phần sang loại trên.Kinh tế nhà nước cần
và có thể giữ vai trò chủ đạo vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, kinh tế nhà nước dựa trên chế độ công hữu (sở hữu nhà nước) về
tư liệu sản xuất, là chế độ sở hữu phù hợp với xu hướng xã hội hoá của lực lượng
4
sản xuất. Ở đây, cần phân biệt hình thức sở hữu và chủ sở hữu. Nhà nước- đại diện
cho toàn dân – là chủ sở hữu công cộng của toàn dân.
Thứ hai, kinh tế nhà nước nắm giữ những vị trí then chốt, yết hầu, xương
sống của nền kinh tế, do đó nó có khả năng, có điều kiện chi phối hoạt động của
các thành phần kinh tế khác, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển theo hướng đã
định.
Thứ ba, kinh tế nhà nước là lực lượng bảo đảm cho sự phát triển ổn định của nền
kinh tế; là lựclượng có khả năng can thiệp, điều tiết, hướng dẫn giúp đỡ và liên kết,
tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển.
Thứ tư, kinh tế nhà nước có thể tác động tới các thành phần kinh tế khác
không chỉ bằng các công cụ và đòn bẩy kinh tế, mà còn bằng con đường gián tiếp,
thông qua những thiết chế và hoạt động của kiến trúc thượng tầng xã hội chủ
nghĩa.

Thứ năm, kinh tế nhà nước dẫn đầu trong việc ứng dụng khoa hoc – công
nghệ hiện đại, tiên tiến; do đó nó có nhịp độ phát triển nhanh, đóng góp phần lớn
cho ngân sách nhà nước, và tự tích tụ để có thể không ngừng tái sản xuất mở rộng.
Thứ sáu, kinh tế nhà nước là lực lượng nòng cốt hình thành các trung tâm kinh tế,
đô thị mới; là lực lượng có khả năng đầu tư vào những lĩnh vực có vị trí quan trọng
sống còn, nhưng đòi hỏi vốn lớn mà thời gian thu hồi vốn lại chậm…
Đại hội X của Đảng khẳng định lại vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước
trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN: “ Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh
tế, tạo môi trường và thúc đẩy các thành phần kinh tế khác cùng phát triển. Kinh tế
5

×