Luận văn tốt nghiệp ngành Ngữ văn Thơ tình Puskin
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
GVHD: Trần văn Thịnh SVTH: Võ Thanh Tuấn- 6075533
1
Luận văn tốt nghiệp ngành Ngữ văn Thơ tình Puskin
1.1. SƠ LƯỢC VỀ TIỂU SỬ VÀ CON ĐƯỜNG SÁNG TÁC CỦA
PUSKIN:
1.1.1. Thời Thơ Ấu
A.x.PUSKIN sinh ngày 6-6-1799 tại Moscow trong một gia đình dòng dõi quý
tộc lâu đời và có truyền thống văn chương. Gia đình Puskin thuộc dòng dõi quý tộc đã
sa sút. Cha ông là một người say mê văn học, thích sân kháu; ông đã từng làm thơ bẳng
tiếng Pháp. Chú của Puskin cúng là một nhà thơ tên tuổi lúc bấy giờ. Các nhà thơ, nhà
văn lớn lúc bấy giờ như Karamdin, Đơ-mi-tơ-ri-ép, Giu-cốp-xki thường đến thảo luận
các vấn đề văn học tại nhà bố mẹ Puskin. Thi sĩ đã sớm được tiếp xúc với không khí
văn học. Mới 10 tuổi đầu, Puskin đã đọc nhiều tác phẩm văn học Nga, văn học các
nước Tây Âu, thuộc hàng loạt thơ Pháp và làm quen với văn học dân gian Nga phong
phú qua A-ri-na Rô-đi-ô-nôp-na và người nô bộc Ni-ki-tin Cô-dơ-lôp.
1.1.2. Thời kì học ở trường Li-xê (1811- 1817)
Năm 1811, Puskin vào học ở trường Li-xê. Ở đây, thi sĩ được tiếp xúc với
những thầy giáo,bạn bè có tư tưởng tự do. Do đó tư tưởng tự do đã bắt rễ ngay vào tâm
hồn nhạy cảm của Puskin. Hơn thế nữa, năm 1812, cuộc chiến tranh chống đế quốc
Na-pô-lê-ông thắng lợi đã làm cho Puskin thêm tự hào về sức mạnh của nhân dân Nga.
Thế giới quan của Puskin hình thành gắn liền với tư tưởng tự do của thời đại,với tinh
thần yêu nước và niềm tự hào của nhân dân Nga chiến thắng.
Thời kì này Puskin bắt đầu sáng tác liên tục. Bài thơ xưa nhất của Puskin còn
lại đến nay là “ Gửi Nátasa” (1813).Năm 1814, tờ “ Người truyền tin Châu Âu ” đăng
bài Gửi bạn thơ của Puskin. Đây là bài thơ của Puskin được đăng báo, thơ trữ tình của
Puskin thời kì này thường ngợi ca ngợi tình bạn, tình yêu, nỗi hân hoan trong cuộc
sống. Trong các bài thơ trữ tình, Puskin cũng đã thể hiện chủ đề văn hóa nghệ thuật
Gửi Giu-cốp-xki, Thị trấn,…. Ngay trong thời kì này, Puskin đã có khuynh hướng vượt
ra ngoài phạm vi nhà trường, đề cập đến những đề tài có ý nghĩa xã hội. Do đó trong
hàng loạt bài thơ, chủ đề “ Tổ quốc ”, “ Tự do ” xuất hiện. Bài thơ Hồi ức hoàng thôn
là một chứng cớ để chúng ta thấy rõ tinh thần yêu nước của Puskin. Nhiệt tình tự do,
chống chế độ độc tài thể hiện nổi bật nhất trong bài Gửi Li-xi-nhi.
GVHD: Trần văn Thịnh SVTH: Võ Thanh Tuấn- 6075533
2
Luận văn tốt nghiệp ngành Ngữ văn Thơ tình Puskin
Ngoài thơ trữ tình, Puskin còn chú ý đến các thể loại khác như trường ca Tu sĩ
(1813),Bôva (1814), kịch Bước vào xã hội thượng lưu như thế, Nhà hiền triết…
Nhìn chung, nội dung sáng tác của Puskin thời kì học Li-xê tương đối phong
phú. Về mặt nghệ thuật thì trình độ còn non, chịu ảnh hưởng của các nhà thơ lớp đàn
anh. Tuy nhiên có nhiều dấu hiệu chứng tỏ rằng Puskin sẽ còn vươn cao hơn, đi xa hơn
các bậc nghệ sĩ tiền bối của mình.
1.1.3. Thời kì Pê-téc-bua (1817- 1820)
Năm 1817, Puskin tốt nghiệp trường Li-xê. Sau đó thi sĩ được bổ nhiệm vào cơ
quan ngoại giao. Thi sĩ bắt đầu sống cuộc sống của một thanh niên quý tộc thực thụ;
nhưng càng ngày thi sĩ càng chán xã hội thượng lưu, nơi mà theo thi sĩ thì “ khôn tức là
im lặng một cách nô lệ ” [5; tr42], nơi có “ những con tim lạnh lùng ” và “ tất cả đều
ngu ngốc một giuộc ” [5; tr42].
Thời kì này chính phủ Nga hoàng tỏ ra phản động hơn trước. Bên trong, nó đàn
áp khốc liệt các cuộc khởi nghĩa nông dân, bên ngoài cấu kết với bọn phản động quốc
tế dìm các cuộc cách mạng vào bể máu. Tuy nhiên phong trào cách mạng ở các nước
phương Tây vẫn lên mạnh ( Tây Ban Nha ). Ở Nga các tổ chức như “ Liên minh cứu
quốc ”(1816), “ Liên minh hạnh Phúc ”(1818) ra đời và phát triển. Giai đoạn thứ nhất
của cuộc cách mạng giải phóng ở Nga do những người quý tộc tiến bộ lãnh đạo thực sự
bắt đầu.
Do liên hệ mật thiết với những nhà hoạt động cách mạng, làm bạn với những
thanh niên có tư tưỏng tự do, lập trường chính trị và văn học của Puskin được xác định.
Đó là lập trường của những chiến sĩ đấu tranh cho một nền văn học nghệ thuật Nga tiến
bộ chống lại các nhà văn phản động, bảo thủ.
Giờ đây, sáng tác của Puskin đã đề cập đến những chủ đề xã hội lớn lao. Thi sĩ
đã viết hàng loạt bài thơ nói lên tư tưởng, tình cảm của tầng lớp tiến bộ nhất của nước
Nga lúc bấy giờ như Tự do(1817), Gửi Sa-đa-ép(1818), Nôen(1818), Làng quê
(1819)…
GVHD: Trần văn Thịnh SVTH: Võ Thanh Tuấn- 6075533
3
Luận văn tốt nghiệp ngành Ngữ văn Thơ tình Puskin
Năm 1820, tác phẩm lớn đầu tiên của Puskin ra đời, đó là bản trường ca Ru-xlan
và Li-út-mi-la. Trường ca bắt đầu viết từ 1817, lúc thi sĩ sắp ra trường. Bản trường ca
nạy đã nâng địa vị Puskin lên ngang hàng với các nhà thơ có tên tuổi bấy giờ. Không
phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Giu-cốp-xki, nhà thơ bậc thầy thời đó, sau khi đọc bản
trường ca, đã đề vào bức ảnh của mình gửi Puskin “ thầy chiến bại tặng trò chiến thắng
’’[5; tr.43].
1.1.4. Thời kì đi đày ở Phương Nam ( 1820- 1824 )
Năm 1820, Puskin bị Nga hoàng đày xuống phương Nam vì những bài thơ nói
lên tinh thần tự do và chống đối chế độ nông nô. Ở miền Nam, khoảng 1820-1821, các
tổ chức cách mạng hoạt động mạnh. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Hy Lạp
( gần miền Nam nước Nga ) đã ảnh hưởng nhiều đến tư tưởng của Puskin. Tinh thần
yêu tự do, yêu nước vốn có của thi sĩ lại được thể hiện trong hàng loạt bài thơ trữ tình:
Gửi Ô-vít(1821), Người tù(1821), Con chim nhỏ(1818). Puskin ca ngợi những chiến sĩ
đấu tranh cho tự do, những người khởi nghĩa Hy Lạp: Cô nàng Hy Lạp thủy
chung(1821), ca ngợi chiến tranh giải phóng: Chiến tranh(1821), ca ngợi việc dùng bạo
lực để đấu tranh chống bạo lực: Chiếc dao găm(1821).
Có thể nói rằng lúc này Puskin đã thoát khỏi ảnh hưởng của chủ nghĩa cổ điển.
Bài ca Vầng thái dương đã tắt(1820) được xem như bài thơ mở đầu thời kì lãng mạn
của thi sĩ.
Song song với thơ trữ tình, từ 1820 trở đi Puskin viết hàng loạt trường ca:
Người tù Cáp-ca(1820-1821), Đài phun nước Bác-khơ-si-xa-rai(1820-1821), Anh em
kẻ cướp(1821-1822). Đó là trào lưu lãng mạn cách mạng thể hiện những quan niệm,
tình cảm của một tầng lớp xã hội tiến bộ, thể hiện ý thức cách mạng của thanh niên quý
tộc mà những phần tử tích cực nhất của họ là những nhà tháng Chạp tương lai.
GVHD: Trần văn Thịnh SVTH: Võ Thanh Tuấn- 6075533
4
Luận văn tốt nghiệp ngành Ngữ văn Thơ tình Puskin
Từ 1823 trở đi phong trào cách mạng ở Tây Âu lần lượt thất bại, một số tổ chức
cách mạng ở miền Nam bị vỡ, lãnh tụ V.P.Rai-ép-xki bị bắt. Tất đó những sự kiện đó
là đòn nặng nề giáng vào tính chất lãng mạn chính trị của Puskin và hy vọng thắng lợi
nhanh chóng của phong trào giải phóng dân tộc lúc đó. Thế giới quan lãng mạn của
Puskin bị khủng hoảng. Thi sĩ cố nhận thức lại thực tế một cách tỉnh táo để thấy đúng
bản chất của nó hơn. Nhờ thế, tính nhân dân, tính lịch sử trong sáng tác Puskin càng
sâu sắc. Đó là một khâu quan trọng để Puskin dần dần tiến đến chủ nghĩa hiện thực.
Puskin viết hàng loạt những bài thơ Người gieo tự do, Quỷ sứ(1823), Câu chuyện của
người bán sách với thi nhân, trường ca Những người Xư-gan. Trong tác phẩm đó thi sĩ
chế nhạo, phê phán những điểm cơ bản trong thế giới quan lãng mạn của mình. Mặt
khác, Puskin cũng thể hiện thực tế bằng phương pháp mới hơn- Phương pháp hiện
thực qua tiểu thuyết bằng thơ- trung tâm sáng tác của Puskin- Ép-ghê-nhi ô-nhê-
ghin( bắt đầu viết từ tháng 5-1823).
1.1.5. Thời kì bị đày lên phương Bắc (1824 – 1826)
Tháng 8-1824,Puskin bị đày lên phương Bắc ở xã Mi-khai-lốp-xcôi-ê thuộc trại
ấp của cha mình. Thi sĩ bị quản chế khá chặt chẽ. Sống xa bạn bè, cô độc, thi sĩ phải
gần gũi với vú nuôi A-ri-na Rô-đi-ô-nôp-na. Thi sĩ thường xuyên liên hệ với nhân dân,
tìm hiểu sáng tác, tinh thần của nhân dân. Những ngày phiên chợ , Puskin thường ăn
mặc áo quần nông dân đi nhảy múa, ghi chép các sáng tác dân gian.
Nhờ gần gũi với nhân dân, Puskin đã thoát khỏi cơn khủng hoảng thế giới quan
trầm trọng của mình.
Năm 1825,trong sáng tác của Puskin có một bước ngoặt quan trọng. Thi sĩ từ bỏ
chủ nghĩa lãng mạn, chuyển sang phương pháp hiện thực. Thơ ca của ông trở thành
phương tiện nhận thức thực tế.
Giờ đây, cuộc sống, con người, thiên nhiên được thi sĩ chú ý miêu tả. những tác
phẩm xuất sắc của Puskin trong thời kì này là những bài thơ nói về tình bạn, tình yêu:
19-10 , Bức thư bị đốt , Gửi Kéc(1825), những bài thơ viết về đề tài chính trị: An-đơ-
rê Sê-nhi-ê … và các chương 3, 4 của tiểu thuyết thơ Ep-ghê-nhi Ô-ghê-nhin.
GVHD: Trần văn Thịnh SVTH: Võ Thanh Tuấn- 6075533
5
Luận văn tốt nghiệp ngành Ngữ văn Thơ tình Puskin
Muồn hiểu biết thực tế đương thời một cách sâu sắc, Puskin nghiên cứu quá khứ
, tái hiện những giai đoạn quan trọng của lịch sử đấu tranh dân tộc. Vở bi kịch lịch sử
Bô-rit Gô-đu-nôp(1825)- bi kịch đầu tiên trong văn học hiện thực Nga ra đời là vì thế.
Như vậy, rõ ràng Puskin lại mở đầu một trào lưu văn học mới. Trào lưu này từ những
năm 40 trở đi đã trở thành trào lưu củ đạo của văn học Nga, trào lưu hiện thực.
GVHD: Trần văn Thịnh SVTH: Võ Thanh Tuấn- 6075533
6
Luận văn tốt nghiệp ngành Ngữ văn Thơ tình Puskin
1.1.6. Sau cuộc khởi nghĩa tháng Chạp 1825
Trong khi Puskin đang sống cô đơn ở Mi-khai-lốp-xcôi-ê thì cuộc khởi nghĩa nổ
ra ở Pê-téc-bua đêm 14-12-1825. Cuộc nổi dậy bị dập tắt nhanh chóng. Bắt đầu thời kì
phản động gay gắt. Cách mạng thoái trào. Trong không khí ngột ngạt đó, Puskin cảm
thấy bất hạnh hơn ai hết. Nga hoàng ra sức mua chuộc, dọa nạt thi sĩ, bọn văn sĩ phản
động ra sức tấn công, vu khống ông, do đó có một thời gian ngắn Puskin tỏ ra thất
vọng.
Đó cũng là tâm tư chung của tầng lớp trí thức trong thời kì khủng bố gay gắt
dưới triều Ni-cô-lai I.
Hàng loạt bài thơ của Puskin thể hiện sự đấu tranh giữa nỗi đau buồn và lòng tin
vào cuộc sống. Tuy nhiên, lòng tin vào cuộc sống, vào lý tưởng cuối cùng đã thắng :
A-ri-ôn, Gửi đi Xibia(1827), Cây thuốc độc(1828).
Một chủ đề quan trọng khác được Puskin khai thác đó là chủ đề Nhà nước, dân
tộc Nga và các dân tộc khác trong nước Nga. Chủ đề này thể hiện rõ nhất trong bản
trường ca Pôn-ta-va(1828).
Nửa sau những năm 20 cũng là giai đoạn Puskin viết những chương chính của
tiểu thuyết Ép-ghê-nhi Ô-ghê-nhin(5,6,7,8) và bắt đầu chú ý đến văn xuôi ( truyện ngắn
Người da đen của Piốt đại đế(1827).
1.1.7. Những năm cuối cùng ( Từ 1830 trở đi )
Giai đoạn cuối cùng trên bước đường sáng tác của Puskin có thể kể từ 1830 trở
đi. Thời kì này trong cuộc sống xã hội cũng như đời tư của Puskin có nhiều biến
chuyển, có ảnh hưởng đến sáng tác của thi sĩ. Sau cuộc cách mạng tháng 7-1830 ở
Pháp, phong trào cách mạng ở các nước Tây Âu lại bắt đầu phục hồi. Ở Nga, các cuộc
biến động nông dân lại lan tràn khắp mọi nơi.
GVHD: Trần văn Thịnh SVTH: Võ Thanh Tuấn- 6075533
7
Luận văn tốt nghiệp ngành Ngữ văn Thơ tình Puskin
Tháng 2-1831 Puskin thành lập gia đình. Thời kì trăng mật qua nhanh, khó khăn
của cuộc sống gia đình thường xuyên xảy đến. Trong một bức thư đề tháng 11-1833 thi
sĩ viết : “ Tôi không có thì giờ rãnh; cuộc sống lạnh lùng, tự do cần thiết cho một nhà
văn cũng không có nốt. Tôi quay cuồng trong xã hội thượng lưu, vợ tôi lại rất ăn diện-
Tất cả những điều đó cần tiền. Đối với tôi, muốn kiếm ra tiền phải thông qua lao động,
mà lao động thì cần phải yên tĩnh ” [5; tr.46]. Mặc dầu vậy, Puskin cũng cố gắng tận
dụng hết thời gian sáng tác. Những vấn đề xã hội lại xuất hiện thường xuyên trong tác
phẩm của thi sĩ. Nhân dân, nông nô, cuộc sống và đấu tranh của họ, ước mơ giải phóng
là những chủ đề chính của Puskin.
So với thời kì trước thì giai đoạn này Puskin sáng tác thơ ít hơn ( trừ lúc ở Bôn-
đi-nô – mùa thu 1830 ). Mùa thu(1833), Tôi trở lại thăm(1835), Đài kỉ niệm (1836) là
những bài thơ xuất sắc trong giai đoạn này. Người kị sỹ đồng (1833), bản trường ca nổi
tiếng tiếp tục chủ dề Nhà nước và số phận con người nhỏ bé đã được hoàn thành. Năm
1831, Puskin kết thúc tiểu thuyết Ép-ghê-nhi Ô-ghê-nhin.
Trong giai đoạn sáng tác cuối cùng này, Puskin chú ý nhiều đến kịch ( 4 kịch
ngắn (1830), Rút-xan-ca(1833), Những màn từ thời hiệp sĩ(1835) và đặc biệt là văn
xuôi. Trong văn xuôi Puskin đề cập đến các tầng lớp nhân dân truyện ngắn của ông
Benkin, đến cuộc sống nông nô Lịch sử làng Gô-ri-u-khi-nô (1830), đến cuộc đấu
tranh của nông dân chống lại địa chủ Đu-bơ-rốp-xki(1833). Xuất sắc nhất là quyển
Người con gái viên đại úy(1836) mô tả cuộc khởi nghĩa nông dân thực sự.
GVHD: Trần văn Thịnh SVTH: Võ Thanh Tuấn- 6075533
8
Luận văn tốt nghiệp ngành Ngữ văn Thơ tình Puskin
Từ 1830 trở đi, những âm hưởng của chủ nghĩa lãng mạn trong sáng tác của
Puskin không còn nữa, xu thế hiện thưc đã trở thành tất yếu trong mọi lĩnh vực sáng
tác. Đây cũng là bước đi có tính chất nguyên tắc của toàn bộ nền văn học tiến bộ Nga.
Trong lúc Puskin tập trung trí lực vào việc sáng tác, tổ chức văn học thì bọn quý tộc
cùng Nga hoàng tìm đủ trăm phương nghìn kế để bức hại nhà thơ. Chúng làm nhục
Puskin bằng cách bố trí tên Pháp lưu vong Đăng-tét ve vãn vợ thi sĩ. Sau đó phau tin để
làm cho cuộc xung đột này trở nên gay gắt. Để bảo vệ gia đình, trước dư luận xã hội.
Puskin buộc phải đấu với tên Đăng-tét. Cuộc quyết đấu xảy ra vào ngày 8-2-1837. Thi
sĩ bị thượng ở bụng. Hai ngày sau, Puskin qua đời. Thế là “ Mặt trời của nền thi ca Nga
đã lặn”. Cái chết của Puskin đã làm cho tất cả nước Nga tiến bộ đau buồn và phẫn nộ.
Léc-môn-tốp đã nói lên nỗi đau buồn và lòng phẫn nộ đó của nhân dân trong bài thơ
nổi tiếng “ Cái chết của nhà thơ ”. Cái chết của Puskin chứng tỏ số phận đau thương
của các nhà thơ, nhà văn Nga tiến bộ dưới chế độ hà khắc của Ni-cô-lai I. Rư-lê-ép,
Gơ-ri-bu-ê-đốp, Léc-môn-tốp và hàng loạt nghệ sĩ khác là nạn nhân của xã hội tàn
nhẫn đó.
1.2.ĐÔI NÉT VỀ THƠ VÀ THƠ TÌNH PUSKIN:
GVHD: Trần văn Thịnh SVTH: Võ Thanh Tuấn- 6075533
9
Luận văn tốt nghiệp ngành Ngữ văn Thơ tình Puskin
Thơ là một hình thức nghệ thuật dùng từ, dùng chữ trong ngôn ngữ làm chất liệu,
và sự chọn lựa từ ngữ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới một hình
thức logic nhất định, tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mĩ
cho người đọc, người nghe. . Từ “ thơ ” thường được đi kèm với từ “ câu ” để
chỉ một “ câu thơ ”, hay với từ “ bài” để chỉ một bài thơ. Một câu thơ là một
hình thức câu cô đọng, truyền đạt một hoặc nhiều
hình ảnh
, có ý nghĩa cho
người đọc, và hoàn chỉnh trong cấu trúc
ngữ pháp
. Một câu thơ có thể đứng
nguyên một mình. Một bài thơ là tổ hợp của các câu thơ. Tính cô đọng trong số
lượng từ, tính tượng hình và dư âm thanh nhạc trong thơ biến nó thành một hình
thức nghệ thuật độc đáo, tách biệt hẳn khỏi các hình thức nghệ thuật khác. Thơ
phản ánh cuộc sống thông qua những rung động của tình cảm. Như nhịp đập
của trái tim khi xúc động, ngôn ngữ thơ có nhịp điệu riêng của nó. Thé giới nội
tâm của nhà thơ không chỉ được biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ - mà bằng
cả âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ ấy. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhất trí xem tính
có nhịp điệu là nét đặc thù rất cơ bản của tác phẩm trữ tình. Âm thanh, nhịp điệu
thêm hàm nghĩa cho từ ngữ, gợi ra những điều mà từ ngữ không thể nói hết….
Tất nhiên, không thể giải thích ý nghĩa của âm thanh nhịp điệu không xuất phát
từ nội dung của từ ngữ. Hiện nay, thơ trở thành một hình thức nghệ thuật hầu
như ai cũng biết đến. Không ai đã từng thông qua môi trường giáo dục mà
không biết đến một vài câu thơ. Thơ còn trở nên một hình thức bày tỏ tâm tư và
chứa đựng những sáng tạo của con người. Có thể nói sự tồn tại của thơ song
song với sự tồn tại của ngôn ngữ. Còn ngôn ngữ tức là còn thơ.
Có thể chia thơ trữ tình bằng nhiều cách. Chia theo cách nào tủy thuộc vào
truyền thống văn học cụ thể. Trước đây, trong văn học Châu Âu, người ta chia ra làm
bi ca, tụng ca, thơ trào phúng. Nhưng với sự phát triển của thơ ca, nhũng thể bi- tụng-
trào phúng đi vào văn học thời đại mới với những hình thức hòa lẫn hay biến dạng.
Ngày nay, người ta dựa vào cảm xúc để phân loại thơ : trữ tình tâm tình, trữ tình phong
cảnh, trữ tình thế sự và trữ tình công dân. Trong đó thơ trữ tình tâm tình là nổi bật hơn
cả. Vì nó được sử dụng nhiều hơn các thể loại khác. Trữ tình tâm tình là những bài bắt
nguồn từ tình cảm trong mối quan hệ của những người trong cuộc sống hàng ngày: tình
yêu nam nữ, tình vợ chồng, cha mẹ, bè bạn…
GVHD: Trần văn Thịnh SVTH: Võ Thanh Tuấn- 6075533
10
Luận văn tốt nghiệp ngành Ngữ văn Thơ tình Puskin
Đề tài tình yêu từ lâu đã được các nhà thơ vận dụng làm nguồn cảm hứng cho
việc sáng tác thơ ca. Tình yêu là một đề tài lớn của thơ ca nhân loại. Không nhà thơ
nào lại không nói đến tình yêu trong đứa con tinh thần của mình. Mọi cung bậc tình
cảm, mọi biến thái của hành vi và những rung động tinh tế của tâm hồn con người điều
xuất hiện trong thơ ca, tình yêu là một bí ẩn, khi chưa yêu, đã yêu, thậm chí đã chia tay
người ta vẫn chưa định nghĩa được tình yêu là gì, và không thể nào hiểu hết được và
cũng không ai giải thích được vì sao lại yêu nhau rồi vì sao lại chia tay, … Nhân loại
đã chứng kiến sự xuất hiện của rất nhiều nhà thơ tình vĩ đại như Gothe, Êxênhin, Tago,
Aragông… hay ở Việt Nam có Xuân Diệu, Nguyễn Bính… Tuy nhiên, đỉnh cao của
Thơ tình chỉ đến với sự xuất hiện của nhà thơ “ ông hoàng thơ tình ” Puskin- người
được mệnh danh là “ Mặt trời thi ca Nga ”. Chính những bài thơ tình của Puskin sống
mãi với thời gian, bất tử trong lòng đọc giả.
Puskin đã cảm nhận, đã định nghĩa về tình yêu như thế nào? những biểu hiện
của tình yêu kể cả quan niệm về tình yêu ra sao? Mà khi đọc thơ của ông từ người chưa
yêu, đang yêu hay những ai đã từng yêu điều suy ngẫm.
GVHD: Trần văn Thịnh SVTH: Võ Thanh Tuấn- 6075533
11
Luận văn tốt nghiệp ngành Ngữ văn Thơ tình Puskin
Nhà thơ vốn xuất thân trong gia đình có truyền thống yêu văn chương, thơ ca.
Vì thế từ nhỏ Puskin đã được tiếp xúc với không khí văn học và ông đặc biệt thích nó.
Đây là một điều kiện thúc đẩy tài năng văn học của Puskin sớm nảy nở và phát
triển.Nhưng từ lúc trưởng thành về sau, Puskin đã trải qua nhiều biến cố và thăng trầm
trong cuộc sống như bị đày, chứng kiến các sự kiện quan trọng của nước Nga. Chính
hoàn cảnh này là động lức thôi thúc Puskin sáng tác ngày càng nhiều hơn. Đặc biệt ở
thể loại thơ tình, Puskin đã để lại cho đời nhiều áng thơ sáng chói, giàu cảm xúc, nhiều
bài thơ đã gắn liền với tên tuổi của ông như: “ Tôi yêu em ”, “ Vô tình ”, “ Gửi ”, “ Lời
Tự thú ”…Những bài thơ tình của Puskin ít nhiều bị ảnh hưởng bởi những cuộc tình
của ông, nó như là chất xúc tác làm nên thành công của Puskin khi sáng tác thơ tình. Là
một thi sĩ đa tình, đa cảm, những bài thơ tình của ông chính là những sự kết tinh từ
những cuộc tình mà ông đã trải qua. Người ta ước tính , cuộc đời Puskin đã trải qua vài
trăm mối tình với những cô gái đẹp từ thiếu nữ 16 tuổi đến những mệnh phụ phu nhân
lớn hơn ông vài chục tuổi và ngay cả với những cô ca kỷ vô danh…Và kết quả của
những cuộc tình “ chớp nhoáng ” theo kiểu “ mối tình nhà thơ ” là những tuyệt tác ra
đời và được mọi người yêu thích, nghiên cứu như bài thơ “ Tôi yêu em ”, “ Gửi ”…
Chính những sự trải nghiệm cùng một tâm hồn đa cảm đã làm cho thơ tình của Puskin
đắc biệt hơn hẳn so với nhũng nhà thơ tình khác. Puskin đã viết rất nhiều bài thơ nói
về tình yêu, song tình yêu trong thơ không phải là tình yêu thông thường với ý nghĩa
bình thường. Mà nó chứa đựng cả một tâm tình, sự chân thành, sự trong sáng, tế nhị
trong tâm hồn của những người đang yêu. Thơ tình của Pusin làm cảm hóa, giáo dục ý
thức con người khi yêu là phải yêu cho đẹp, cao thượng, phải có văn hóa và nhân cách
trong tình yêu.
GVHD: Trần văn Thịnh SVTH: Võ Thanh Tuấn- 6075533
12
Luận văn tốt nghiệp ngành Ngữ văn Thơ tình Puskin
GVHD: Trần văn Thịnh SVTH: Võ Thanh Tuấn- 6075533
13
Luận văn tốt nghiệp ngành Ngữ văn Thơ tình Puskin
CHƯƠNG II: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TRONG THƠ
TÌNH YÊU PUSKIN:
2.1. QUAN NIỆM VỂ TÌNH YÊU TRONG THƠ TÌNH PUSKIN:
Puskin viết và nghĩ về tình yêu như về một nguyên lí trong sáng, đẹp đẽ, có khả
năng thức tỉnh, tái tạo con người. Tình yêu áy sáng như gương, soi vào gương thêm
đẹp. Ngợi ca tình yêu cao đẹp cũng là cách Puskin phủ định sự giả dối, kênh kiệu, vụ
lợi, ích kỉ của người đời trong tình yêu. Chẳng thế mà Tachyana(nhân vật trong tiểu
thuyết Épghênhi Ôghênhin) ra giữa đám tiểu thư hang tỉnh và tiểu thư Matxcơva như
đưa tâm hồn Nga tốt đẹp, trong sáng ra làm đẹp, làm sáng cuộc đời.
Tình yêu là cảm thông, cảm thông cái ngỡ ngàng, e ngại trong buổi ban đầu, cái
niềm vui của chàng trai trong bài thơ nhỏ, duyên dáng Ngày và Anh, Cô và Em. Cảm
thông với một bông hoa bị bỏ quên trong trang sách, nghĩ về bản tình ca ngày nào.
Chàng hay nàng nay còn sống chứ?
Và giờ này họ ở nơi nao?
Hay cuộc đời cũng đã tàn úa
Và lãng quên như hoa ngày nào
(Bông hoa nhỏ) [12; tr.395_]
Puskin viết những bài thơ tình yêu rất hay cho những người đang yêu. Những
bài Gửi, Trên đồi Gruzi đêm xuống, Tôi yêu em là những bản tình ca muôn điệu. Mỗi
lần đọc bài thơ Tôi yêu em lại thấy ngời lên cái điểm sáng “cầu em được người tình
như tôi đã yêu em”. Chàng trai đã yêu và vẫn còn yêu nhưng biết nghĩ đến niềm vui
của bạn hơn nỗi niềm của mình, lại còn tìm niềm vui của mình trong niềm vui của bạn,
vượt được thói thường ích kỷ, nhỏ nhen, người ta đi tới tình yêu cao đẹp. Mong em
cũng gặp được người cũng yêu em “chân thành”, “đằm thắm”, “như anh đã yêu em”.
Cũng với một tình cảm đôn hậu như vậy Puskin kết thúc bài thơ Một chút tên tôi đối
với nàng như một niềm an ủi, nâng đỡ, dịu dàng:
Và hãy tin còn đây : một kỷ niệm
GVHD: Trần văn Thịnh SVTH: Võ Thanh Tuấn- 6075533
14
Luận văn tốt nghiệp ngành Ngữ văn Thơ tình Puskin
Em vẫn còn sống giữa một trái tim
.
Em vẫn còn sống giữa một trái tim dù em có quên người mang trái tim ấy:
Tên cũ từ lâu bị lãng quên
Chẳng còn gợi lại được cho em
Tình xưa êm ái và trong trắng
Trước mối tình ai mới dấy lên
Nhưng nếu gặp ngày rầu đau đớn
Em thầm thì hãy gọi tên lên
Và hãy tin còn đây : một kỷ niệm
Em vẫn còn sống giữa một trái tim
.
(Một Chút Tên Tôi Đối Với Nàng) [12; tr.88]
Không trách ai, chỉ yêu thương ai và cảm thong cùng ai. Rất đỗi chân thành
Không chỉ nói đến những biểu hiện của tình yêu, ở đề tài này Puskin còn nói lên
quan niệm của mình trong tình yêu. Trong rất nhiều bài thơ, Puskin ngợi ca tình yêu
chân thành, trong sáng xuất phát từ trái tim, họ yêu nhau là dành trọn tình cảm của
mình cho người mình yêu không toan tính thiệt hơn, không đòi hỏi. Nhờ sự trải nghiệm
của chính bản thân và sự nhạy cảm của một tâm hồn nhân hậu đã giúp nhà thơ thể hiện
vẻ đẹp của tình yêu chân chính.
Tình yêu như ngọn lửa từ chính trái tim nồng nhiệt. Nó không bùng lên rồi vụt
tắt mà âm thầm thiêu đốt trái tim nhà thơ.
Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai
(Tôi yêu em) [12; tr.83]
Dù Biết lỡ rồi sao tôi vẫn yêu em tình yêu không cần suy tính thiệt hơn và cũng không
cần do dự, ngại ngần.
GVHD: Trần văn Thịnh SVTH: Võ Thanh Tuấn- 6075533
15
Luận văn tốt nghiệp ngành Ngữ văn Thơ tình Puskin
Tình yêu chân chính là khi Mất người yêu ta còn lại tình yêu tình yêu ấy đến từ
rất nhiều điều trong cuộc sống và nó bền vững nồng nàn như Ngọn lửa tình
chưa hẳn đã tàn phai, nóng bỏng và sắc son, nhưng nó không lấy cái nóng bỏng
để đốt cháy người yêu mà soi sáng tình yêu, làm cho nó trở nên thanh cao, nhẹ
nhàng, dịu dàng, êm ái để lại trong nhau nhiều kỉ niệm khó quên, đem hạnh
phúc đến cho người mình yêu.
Tôi yêu em âm thầm không hy vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen
(Tôi yêu em)
Yêu chân thành còn là yêu người hơn yêu mình. Đó cũng là nét đẹp của tình
yêu. Yêu là mong người yêu được hạnh phúc, yêu không phải chiếm hữu, không
phải lúc nào cũng giữ người mình yêu bên cạnh mình mà yêu em là Không để
em bận lòng thêm nữa, là không để hồn em phải gợn bóng u hoài, yêu là đem
đến hạnh phúc cho người mình yêu và mỉm cười khi người yêu được hạnh phúc
nhưng hạnh phúc đó đôi khi không phải là yêu mình. Đó không chỉ là quan niệm
mà còn là bản tuyên ngôn về tình yêu của Puskin, khi yêu chân thành thì người
ta như say đắm trong cõi đê mê, quên hết đường đi, lối về :
Bỗng thấy mình như mất cả trí khôn
Khi em cười – tôi rạng rỡ tâm hồn
Em ngoảnh mặt – khiến lòng tôi buồn tủi
(Lời tự thú) [12 ; tr.60]
Tình yêu chân chính là tình yêu bất diệt, dù khó khăn, gian khổ, đau đớn, đắng
cay cũng chỉ làm người ta nhớ thêm, khắc sâu thêm mối tình vào trong tim. Dù buồn
tủi cho mình nhưng không có nghĩa là vô nghĩa mà đó là tình yêu cao đẹp, dù em
ngoảnh mặt làm ngơ nhưng anh đã yêu em thì anh luôn cầu chúc cho em hạnh phúc và
tình yêu mà anh dành cho em là mãi mãi:
Bao nhọc nhằn khó khăn gian khổ
Không xóa được tình yêu sâu thẳm trong tim
GVHD: Trần văn Thịnh SVTH: Võ Thanh Tuấn- 6075533
16
Luận văn tốt nghiệp ngành Ngữ văn Thơ tình Puskin
Yêu chân thành là không suy nghĩ, không do dự, tình yêu luôn trong sáng,
hướng tới tình yêu là một sự tự nhiên của cuộc đời, dám chấp nhận đứng đầu
với thử thách, sóng to, gió lớn của cơn bão cuộc đời.
Không gió lớn, sóng to không là biển
Chẳng nhiều cay đắng, chẳng là yêu
Tình yêu còn là sự cao thượng, vị tha, nhân hậu, yêu không cần đáp trả, không
chiếm hữu, yêu là mưu cầu hạnh phúc cho người mình yêu
Chỉ muốn giữ cho tâm hồn trong vắt
Anh lặng chôn tình riêng ấy trong lòng
Và:
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em
Lòng mong muốn cao thượng chỉ xuất phát từ một trái tim thổn thức yêu
thương, biết hy sinh, … đó cũng chính là chân lí của tình yêu. Lời cầu chúc giản
dị mà thể hiện được cả một nhân cách. Thói thường tình yêu kèm theo sự ích kỉ,
ai đã yêu mà không từng hậm hực lòng ghen. Nhân vật tôi trong Tôi yêu em
cũng vậy, nhưng sự ích kỉ không chiến thắng được sự cao thượng của trái tim
biết yêu thương. Lời cầu chúc cũng chính là lời khẳng định tình yêu chân thành,
đằm thắm, đó chính là tình yêu thật sự, tình yêu lí tưởng nhất.
Hãy hạnh phúc, Mary của tôi
Người tôi yêu đến thế
Mọi cái xấu cái tồi
Mọi buồn đau lớn bé
Mong đừng đến với Mary của tôi
(Mary)
Hay ngay cả khi chia tay người ta vẫn muốn giữ lại những gì đẹp nhất, sự rạn
nứt, đổ vỡ không phải do ai trong cả hai, bởi tình yêu vô tình đến nên tình yêu
cũng vô tình đi, và tất cả là do tạo hóa đã vô tình sắp đặt:
GVHD: Trần văn Thịnh SVTH: Võ Thanh Tuấn- 6075533
17
Luận văn tốt nghiệp ngành Ngữ văn Thơ tình Puskin
Chẳng ai hiểu vì đâu
Đường đời chia hai ngã
Chẳng ai có lỗi cả
Chỉ vô tình mà thôi
(Vô tình) [12; _]
Không trách mình, cũng chẳng trách người, Đó thật là một tình yêu cao thượng.
Không chỉ có bấy nhiêu mà trong nhiều bài thơ khác nữa của Puskin ta vẫn thấy
nét đẹp và sự cao thượng trong tình yêu được bộc lộ qua tình yêu đơn phương:
Ngọn lửa tình từ thuở trót yêu em
Dường như còn cháy trong tim chưa tắt
Chỉ muốn giữ cho hồn em trong vắt
Anh lặng chôn tình riêng ấy trong lòng
(Tình anh) [12; _]
Tình yêu thật cao cả, luôn muốn người yêu được hạnh phúc còn mình thì cố nén chặt
tình yêu, sự cao thượng, chân thành ấy ai cũng có nhưng không phải tất cả mọi
người điều làm được trong khi bản chất ích kỉ, hẹp hòi luôn tồn tại trong mỗi
con người:
Anh yêu em bao chân thành, êm ái
Cầu chúa cho Em người yêu Em chính tình anh
Hay:
Bóp chặt trái tim mình tôi nghẹn ngào chút em hạnh phúc
(Tình anh)
Tình yêu phải luôn chung thủy, biết trân trọng tình yêu và tình yêu luôn là một
phần của cuộc sống, Puskin yêu âm thầm, hy sinh lặng lẽ, chất chứa một tình yêu mãnh
liệt lúc nào cũng rực lửa trong tim:
Vô tình suốt cuộc đời
Anh buồn đau mãi miết
GVHD: Trần văn Thịnh SVTH: Võ Thanh Tuấn- 6075533
18
Luận văn tốt nghiệp ngành Ngữ văn Thơ tình Puskin
Không chỉ vậy mà Puskin còn quan niệm tình yêu là có sự cảm thông. Đó như là
một sợi chỉ đỏ xuyên suốt nuôi dưỡng mạch máu tình yêu. Cảm thông cái ngỡ
ngàng, e ngại trong buổi ban đầu. Cái niềm vui bất chợt của chàng trai:
Nàng buộc miệng đổi tiếng Ngài trống rỗng
Thành tiếng Anh thân thiết đậm đã
Và gợi lên trong lòng say đắm
Bao ước mơ tràn hạnh phúc reo ca
Trước mắt nàng tôi trầm ngâm đứng lặng
Không thể nào rời ánh mắt khỏi nàng
Và tôi nói: Thưa Cô, Cô đẹp lắm!
Mà thâm tâm: anh quá đỗi yêu em!
(Ngài và Anh, Cô và Em) [12; tr.72]
Cảm thông với một bông hoa bị quên trong trang sách, hay bản tình ca ngày
nào:
Và chàng còn và nàng còn sống
Và bây giờ lưu lạc đâu xa
Hay cũng như hoa ai quên lãng
Họ đã tàn, đã héo, đã phôi pha
(Bông hoa nhỏ)
Không hờn trách, không oán giận mà trái tim lúc nào cũng ngập tràng niềm vui
và luôn yêu em:
Nhưng nếu gặp ngày buồn rầu đau đớn
Em thầm thì hãy gọi tên lên
Và hãy tin còn đây một kỉ niệm
Em vẫn còn sống giữa một trái tim
GVHD: Trần văn Thịnh SVTH: Võ Thanh Tuấn- 6075533
19
Luận văn tốt nghiệp ngành Ngữ văn Thơ tình Puskin
(Một chút tên tôi đối với nàng)
Nỗi buồn vì tình yêu dang dỡ:
Hết rồi tình đã vỡ tan
Anh hôn lần chót đôi bàn chân em
Những lời chua xót thốt lên
Anh nghe lời đáp của em hết rồi
Anh không còn tự dối thôi
Nỗi sầu anh chẳng trọn đời dõi em
Chuyện tân có thể anh quên
Tình yêu không thể đáp đền cho anh!
(Hết rồi tình đã vỡ tan) [12; tr.48]
Hay trong bài Một chút tên tôi đối với nàng
Tên cũ từ lâu bị lãng quên
Chẳng còn gợi lại được cho em
Tình xưa êm ái và trong trắng
Trước mối tình ai đang dấy lên
Quả là buồn thật nhưng kết thúc mỗi bài thơ ta lại thấy niềm lạc quan, tin tưởng
vào tương lai, vào một tình yêu chân chính, tình yêu ấy không bao giờ tuyệt
vọng, tình yêu ấy cao cả, chân thành biết bao dù lòng đau lắm vẫn mong em
hạnh phúc:
Và hãy tin: còn đây một kỉ niệm
Em vẫn còn sống giũa một trái tim
Một trái tim chân thật, độ lượng, nhân hậu được cảm hứng buồn bao trùm tất cả,
buồn vì yêu đơn phương, buồn vì tình yêu dang dở. Nhung chính cái buồn ấy lại thể
hiện một tình yêu cao đẹp:
Trẻ trung hồn lại đẹp xinh
GVHD: Trần văn Thịnh SVTH: Võ Thanh Tuấn- 6075533
20
Luận văn tốt nghiệp ngành Ngữ văn Thơ tình Puskin
Mai em được biết bao tình mến yêu
(Hết rồi tình đã vỡ tan)
GVHD: Trần văn Thịnh SVTH: Võ Thanh Tuấn- 6075533
21
Luận văn tốt nghiệp ngành Ngữ văn Thơ tình Puskin
Trong cuộc sống này sẽ không còn ý nghĩa nếu mọi việc diễn ra điều như ý
muốn của chúng ta và trong tình yêu cũng vậy yêu nhau không có nghĩa là được
hạnh phúc bên nhau, với Puskin sự hy sinh trong tình yêu còn là niềm hạnh phúc
thân thương, những cánh hồng nở muộn sẽ tô điểm cho vườn hồng hương sắc
mới:
Tim sống vì tương lai
Hiện tại dù u uất
Sự đời là thoáng chốc
Qua rồi thành thân thương
(Nếu cuộc đời đảo điên…) [12; tr.55]
Tình yêu luôn chứa đựng biết bao khát vọng, đam mê và mãnh liệt. Tình yêu có
thể đến từ một phía nhưng vẫn thể hiện được ý nghĩa muôn màu, muôn vẻ của
nó đó là tình yêu chân thật. Khẳng định một điều là tình yêu đẹp không chỉ có
tình yêu dẫn đến thành đôi lứa mà tình yêu còn là khi ra đi nó sẽ để lại gì trong
trái tim người đã yêu.. Với những thông điệp đó Puskin đã khẳng định tình yêu
chân thành, thủy chung, trong sáng lành mạnh và cao thượng đồng thời tô điểm
những giá trị bất diệt của tình yêu.
GVHD: Trần văn Thịnh SVTH: Võ Thanh Tuấn- 6075533
22
Luận văn tốt nghiệp ngành Ngữ văn Thơ tình Puskin
Những trải nghiệm của chính bản thân và sự nhạy cảm của một tâm hồn nhân
hậu đã giúp nhà thơ phát hiện và thể hiện vẻ đẹp của tình yêu chân chính. Nhà thơ đã
phát hiện và xử lí các tình huống của tình yêu theo chuẩn mực đạo đức của nhân dân
lao động. Những tình cảm cao đẹp mà nhà thơ ca ngợi đối lập hoàn toàn với cuộc sống
nhơ nhớp bẩn thỉu của xã hội thượng lưu, cái xã hội mà tình yêu chỉ là sự chiếm đoạt.
Trong các trường ca như Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin, Đoàn người Tsư-gan, Người tù
Cáp-ca-dơ, nhân vật chính của Pu-skin đều là những thanh niên quý tộc chán ghét tình
yêu chốn thượng lưu đi tìm tình yêu ở nơi khác, nhưng rồi bản tính ích kỉ trong tình
yêu của những thanh niên quý tộc mà họ không bỏ được vẫn đưa họ đến những bi kịch.
Tình yêu với họ đã từng chỉ là những trò chơi, những cuộc chinh phục, sự ghen tuông
có thể dẫn đến những cuộc đấu súng một mất một còn (E. Ô-nhê-ghin và Len-xki trong
Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin), họ sẵn sàng giết chết người yêu khi cảm thấy bị phản bội (A-
lê-cô trong trường ca Đoàn người Tsư-gan), có lẽ tấn bi kịch cuối đời của Pu-skin cũng
xuất phát từ chính những thành kiến kiểu quý tộc ấy mà Pu-skin đã không thể tự vượt
qua. Những mối tình thượng lưu kiểu ấy đã khiến nhà thơ suy ngẫm về một tình yêu
đích thực.
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm
(Tôi yêu em)
“Chân thành”, “đằm thắm” là hai phẩm chất mà mọi tình yêu đều muốn đạt tới,
đó là tiêu chuẩn lí tưởng của mọi mối tình. Nếu thiếu hai “tiêu chuẩn” thì không còn là
tình yêu nữa. Và mức độ chân thành, đằm thắm được xác nhận và cụ thể hoá một cách
khéo léo và đầy thuyết phục ở dòng thơ cuối cùng :
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em
(Tôi yêu em)
GVHD: Trần văn Thịnh SVTH: Võ Thanh Tuấn- 6075533
23
Luận văn tốt nghiệp ngành Ngữ văn Thơ tình Puskin
Tư tưởng và giá trị của bài thơ được cô đọng ở câu thơ này. Chỉ một lời cầu
chúc thôi nhưng nói được bao điều. Nó khẳng định tấm tình chân thành của “tôi”, đồng
thời thể hiện “tôi yêu em” là tình yêu mãnh liệt và chân chính. Lời cầu chúc giản dị mà
thể hiện được cả một nhân cách. Đó là lời cầu chúc tuyệt vời nhất của nhân loại. Thói
thường tình yêu thường kèm theo sự ích kỉ, ai đã yêu mà không từng “hậm hực lòng
ghen”. Nhân vật “tôi” cũng như vậy. Nhưng sự ích kỉ không thể chiến thắng được sự
cao thượng của một trái tim biết yêu thương. Nếu chỉ là lời cầu mong cho người mình
yêu những điều tốt đẹp nhất thì đơn giản quá và không có khả năng thể hiện tình yêu
như “cầu em được người tình như tôi đã yêu em”
2.2. NHỮNG CUNG BẬC CẢM XÚC TRONG THƠ TÌNH PUSKIN:
Với hơn 800 bài thơ tình, thơ tình yêu chiếm vị trí quan trọng trong sáng tác
của Puskin. Đề tài trong thơ tình của ông vô cùng phong phú, tình yêu có thể gợi lên từ
những những vật nhỏ bé như: chiếc khăn san, bức thư tình cháy dở, cánh hoa khô, cho
đến những cánh đồng ánh bạc, những thảo nguyên rộng mênh mông , đỉnh núi cao
Capsca…Thơ ông tràn “ngập hiện thực” bởi nó xuất phát từ tâm trạng, từ nguồn cảm
xúc mà nhà thơ đã trải qua. Bằng tài năng của mình, Puskin đã thể hiện được đầy đủ
các cung bậc của tình cảm, cảm xúc một cách có hồn, sống động bằng thứ ngôn ngữ
Nga giản dị, mộc mạc, giàu nhạc điệu. Đa dạng về đề tài, thơ Puskin phong phú những
cảm xúc. Cảm xúc trong thơ ông hết sức chân thực và dồi dào sắc thái: có niềm vui, nỗi
buồn; có niềm hân hoan và sự đau khổ; có ngọt ngào và cay đắng; trong say mê có
tuyệt vọng; mãnh liệt mà thâm trầm; nồng nhiệt mà trầm lắng suy tư…Cả một thế giới
cảm xúc hiện lên trong thơ Puskin nhưng không phải như một khối phẳng lặng, ngưng
đọng, bất biến mà trong sự biến động, chuyển đổi và chuyển hóa muôn màu muôn vẻ
khôn lường.
Dường như Puskin khám phá mọi sắc thái, mọi trạng thái của tình yêu, ở đây có
đầy đủ các cung bậc, từ lúc bắt đầu yêu đến lúc chia tay. Mạch cảm xúc của nhân vật
trữ tình tôi được bắt đầu bằng sự xao xuyến, bồi hồi, mong chờ, nhung nhớ, … một
cách lạ lùng không định hình được:
Trái tim lại rộn ràng náo nức
Vì trái tim sống dậy đủ điều
Cả thiên thần, cả nguồn cảm xúc
GVHD: Trần văn Thịnh SVTH: Võ Thanh Tuấn- 6075533
24
Luận văn tốt nghiệp ngành Ngữ văn Thơ tình Puskin
Cả đời, cả lệ, cả tình yêu
(Gửi Em) [12; tr.54]
Những giây phút đầu tiên khi tình yêu đến là nhịp đập rộn ràng của con tim, đó
là một nụ cười, đó là ánh mắt mà có sức mạnh lay động tâm hồn, điều tiết nhịp đập của
con tim, đem đến niềm hạnh phúc tràn đầy. Rồi vô tình chỉ một cái ngoảnh mặt làm
ngơ cũng đủ làm cho cõi lòng tan nát,… Tình yêu với những cái giản đơn, ý nhị ấy đi
vào thơ tình Puskin làm nên những vần thơ hết sức giản đơn, trong sáng:
Nàng buộc miệng đổi tiếng Ngài trống rỗng
Thành tiếng Anh thân thiết đậm đà
Và gợi lên trong lòng đang say đắm
Bao ước mơ tràn hạnh phúc reo ca
(Ngài và Anh, Cô và Em) [12; tr.72]
Và chiều sâu của nỗi nhớ chính là thước đo của tình yêu. Khi yêu người ta luôn
khao khát, luôn muốn được mãi bên nhau để rồi khi xa nhau, nỗi nhớ lại thường
trực, nỗi nhớ lại day dứt không nguôi:
GVHD: Trần văn Thịnh SVTH: Võ Thanh Tuấn- 6075533
25