Giới thiệu về chuyên đề
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới mạnh mẽ về tất cả các mặt của cuộc
sống. Sự phát triển quá nhanh này gắn với sự cũ kỹ của hệ thống hánh chính nhà nước
cồng kềnh, vận hành kém hiệu quả, đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế về trình độ và
việc đề ra những biện pháp để cải cách hành chính của Đảng và Nhà nước là rất cần
thiết. Trong các chức năng của Thanh tra Chính phủ thì giải quyết khiếu nại, tố cáo là
một nhiệm vụ quan trọng giúp duy trì ổn định tình hình chính trị - xã hội của đất nước ta
trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Từ nhiều năm nay, tình hình khiếu nại, tố cáo luôn là vấn đề bức bách được
Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Đảng và Nhà nước đã có nhiều Chỉ thị, Nghị
quyết về vấn đề này, đã có tác động đến tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu
nại, tố cáo, nhiều “điểm nóng”, nhiều vụ việc phực tạp đã được giải quyết, góp phần
làm ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước. Tuy nhiên,
do nhiều nguyên nhân, thời gian gần đây tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân diễn ra
không bình thường, số lượng gia tăng, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân diễn ra
không bình thường, số lượng gia tăng, tính chất phức tạp, trong đó khiếu nại, tố cáo,
tranh chấp về đất đai chiếm số lượng lớn, ở một số tỉnh, thành phố riêng về đất đai
chiếm số lượng rất lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà
Tây, Thái Bình, Cần Thơ, Hải Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Bến Tre,
Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng…
Tình hình khiều nại, tố cáo, tranh chấp của công dân trong lĩnh vực đất đai diễn
ra gay gắt, phức tạp ở hầu hết các địa phương trong cả nước, nhiều nơi đã trở thành
điểm nóng. Số lượng đơn vượt cấp gửi đến các cơ quan ở Trung ương nhiều, nội dung
thể hiện tính bức xúc gay gắt, không chấp nhận với cách giả quyết của chính quyền địa
phương. Số lượng công dân đến khiếu nại trực tiếp tại phòng tiếp dân của các địa
phương, các cơ quan ở Trung ương hàng năm cao, nhiều vụ việc công dân tụ tập thành
đoàn, đi xe, căng cờ, biểu ngữ…kéo đến các cơ quan chính quyền, Đảng,…nhằm gây áp
lực đòi được giải quyết quyền lợi theo yêu cầu. Số lượng công dân tập trung đông chủ
yếu ở các kỳ họp Hội đồng nhân dân, Quốc hội, Đại hội đảng, có nơi công dân tập trung
huy động thương binh, phụ nữ, người già, trẻ em bao vây trụ sở chính quyền xã, huyện,
1
tỉnh, doanh nghiệp gây mất trật tự, an toàn xã hội, tình hình trên nếu không xử lý kịp
thời sẽ rất phức tạp, gây tâm lý hoang mang, thiếu tin tưởng vào chính quyền, ảnh
hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và lợi ích quốc gia.
Chính vì vậy việc tìm hiểu thực trạng và tìm giải pháp để giải quyết khiếu nại tố
cáo trong lĩnh vực đất đai là một chuyên đề rất hay và cấp thiết, nó giúp cho sinh viên
thực tập tại thanh tra chính phủ có được cái nhìn tổng quát về thực tiễn giải quyết khiếu
nại, tố cáo ở địa phương; những bất cập giữa pháp luật hiện hành với thực tiễn; những
vấn đề bức xúc, tồn đọng trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai ở
địa phương và tìm ra những giải pháp khắc phục.
2
Những nội dung chính
Chương I: Cơ sở pháp lý về giải quyết khiếu nại , tố cáo trong lĩnh vực đất đai
1. Khái niệm khiếu nại, tố cáo
A. Khái niệm khiếu nại
Khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo quy định: “Khiếu nại là việc công dân, cơ
quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành
chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc
hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Như vậy, khiếu nại là một hình thức công dân hướng đến các cơ quan nhà nước
hay tổ chức xã hội, tố chức kinh tế, đơn vị vũ trang khi thấy quyết định hành chính hay
hành vi hành chính của họ xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Mặt
khác, khiếu nại là phương tiện mà nhờ đó cơ quan nhà nước hay tổ chức, những người
có chức vụ kiểm tra được tính hợp pháp, hợp lý trong các quyết định hành chính, hành
vi hành chính do ban hành hay thực hiện. Về mặt pháp luật, quyền khiếu nại của công
dân luôn được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác của nhà nước ta.
Khiếu nại có thể được thể hiện dưới hình thức văn bản (đơn khiếu nại) hoặc trình
bày trực tiếp.
B. Khái niệm tố cáo
Khoản 2 Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo quy định: “Tố cáo là việc công dân theo
thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về
hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe
doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan,
tổ chức.
Mục đích của tố cáo không chỉ dừng ở việc bảo vệ và khôi phục quyền và lợi ích
của người tố cáo mà cao hơn thế là bảo vệ lợi ích của Nhà nước, góp phần xây dựng đội
ngũ cán bộ công chức Nhà nước vững về chính trị, giỏi về chuyên môn để “chí công, vô
tư” trong khi thi hành công vụ, nhiệm vụ Nhà nước.
2. Quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai
2.1. Khiếu nại, tố cáo về đất đai
3
Khiếu nại về đất đai là việc các cơ quan, tổ chức, công dân đề nghị cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xem xét lại QĐHC, HVHC trong quản lý đất đai khi có căn cứ cho
rằng các quyết định, hành vi đó xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Quyết định hành chính bị khiếu nại trong quản lý đất đai bao gồm: quyết định giao đất,
cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; quyết
định bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; quyết định cấp hoặc thu hồi giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất; quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất. Hành vi hành
chính bị khiếu nại trong quản lý đất đai là hành vi của cán bộ công chức nhà nước khi
thực hiện công việc liên quan đến các hoạt động nói trên.
Tố cáo về đất đai là sự phát hiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những
hành vi vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh
tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cá nhân thuộc các đơn vị đó hoặc của
những người khác, gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, lợi ích
tập thể và lợi ích của người sử dụng đất.
2.2. Trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
2.2.1 Trình tự giải quyết khiếu nại
2.2.1a Những quy định chung
Căn cứ Luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003, căn cứ Nghị định số
181/2004/NĐ-CP và Nghị định số 84/2007/NĐ-CP, việc giải quyết khiếu nại tố cáo về
đất đai được tiến hành theo trình tự sau đây:
Điều 31 Luật khiếu nại, tố cáo quy định: Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ
ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính. Trong
trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch hoạ, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những
trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại
theo đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngại không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo, thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu
không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn
giải quyết không quá 45 ngày (kể từ ngày thụ lý để giải quyết). Trường hợp ở vùng sâu,
vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày, kể
từ ngày thụ lý đề giải quyết và không quá 60 ngày đối với những vụ việc phức tạp
(khoản 1 Điều 36 Luật khiếu nại, tố cáo)
4
Khoản 1 Điều 43 Luật khiếu nại, tố cáo quy định: Thời hạn giải quyết khiếu nại
lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì
thời hạn có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày. ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó
khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để
giải quyết và không quá 70 ngày đối với những vụ việc phức tạp.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết quy định tại Điều 43
của Luật khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận
được quyết định giải quyết khiếu nại mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền
khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án nhân dân; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó
khăn thì thời hạn nói trên có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày (Điều 46 Luật
khiếu nại, tố cáo).
2.2.1b Trình tự giải quyết khiếu nại đối với Quyết định hành chính, hành vi hành
chính của Chủ tích UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi
tắt là Chủ tịch UBND cấp huyện)
Trong thời hạn không quá 90 ngày, kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp huyện có
QĐHC, HVHC trong quản lý đất đai quy định tại Điều 162 Nghị định số 181/2004/NĐ-
CP mà người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không đồng ý với QĐHC, HVHC đó
thì có quyền nộp đơn khiếu nại đến UBND cấp huyện.
Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thời hạn quy
định của Luật khiếu nại, tố cáo (khoản 1 Điều 36).
Trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết
khiếu nại của Chủ tịch UBND cấp huyện mà người khiếu nại không đồng ý với quyết
định giải quyết đó thì có quyền khởi kiện ra Toà án nhân dân hoặc khiếu nại đến UBND
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là UBND cấp tỉnh).
Trường hợp khiếu nại đến UBND cấp tỉnh thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách
nhiệm giải quyết khiếu nại theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật khiếu nại, tố
cáo. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND cấp tỉnh là quyết định giải
quyết lần hai.
2.2.1c Trình tự giải quyết khiếu nại đối với Quyết định hành chính, Hành vi hành
chính của Chủ tịch UBND cấp tỉnh
Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp tỉnh có
QĐHC, HVHC trong quản lý đất đai quy định tại Điều 162 Nghị định số 181/2004/NĐ-
5
CP mà người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không đồng ý với QĐHC, HVHC đó
thì có quyền nộp đơn khiếu nại đến UBND cấp tỉnh.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thời hạn quy
định tại khoản 1 Điều 43 Luật khiếu nại, tố cáo.
Trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết
của Chủ tịch UBND cấp tỉnh mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải
quyết đó thì có quyền khởi kiện tại Toà án nhân dân.
2.2.1d Những trường hợp khác
Việc giải quyết khiếu nại đối với HVHC của cán bộ công chức (CBCC) thuộc
UBND xã, phường, thị trấn; HVHC của CBCC thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường;
HVHC của CBCC thuộc Văn phòng UBND huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh; HVHC của
CBCC thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; HVHC của CBCC thuộc Văn phòng UBND
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; QĐHC của Sở Tài nguyên và Môi trường và
QĐHC, HVHC về quản lý đất đai của Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp
tỉnh không thuộc Điều 162 Nghị định 181/2004/NĐ-CP được thực hiện theo quy định
của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2.2.2 Trình tự giải quyết tố cáo
Việc giải quyết tố cáo về đất đai cơ bản giống như giải quyết tố cáo nói chung.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản
lý của cơ quan, tổ chức nào thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết. Tố cáo
hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ trong quản lý đất đai của người đứng
đầu cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ
quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.
Chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân
tiếp nhận tố cáo phải thụ lý để giải quyết. Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền
giải quyết của mình thì phải chuyển cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết và
thông báo cho người tố cáo biêt khi họ có yêu cầu.
Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
Thời hạn này là không quá 90 ngày, đối với những vụ việc phức tạp.
Trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật hoặc
quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo
6
với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo. Thời hạn giải quyết
vẫn là không quá 60 ngày (và không quá 90 ngày đối với những vụ việc phức tạp).
Trong quá trình tiếp nhận, giải quyết tố cáo, nếu thấy có dấu hiệu phạm tội thì cơ
quan, tổ chức tiếp nhận, giải quyết tố cáo phải chuyển tin báo, chuyển hồ sơ cho cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
3. Chức năng và nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ trong giải quyết khiếu nại,
tố cáo
Theo Điều 14 Luật Thanh tra 2004, Điều 1 Nghị định 55/2005/NĐ-CP quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra
Chính phủ là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, có chức năng quản lý nhà nước về công
tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ quyền hạn thanh tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và phòng ngừa, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Về giải quyết khiếu nại, tố cáo, Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ: tổ chức việc
tiếp dân, tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại tố cáo theo thẩm quyền; giải quyết khiếu nại mà
thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đã giải quyết nhưng còn khiếu nại (quyết định này
là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng); kiến nghị Bộ trưởng hoặc yêu cầu Chủ
tịch UBND cấp tỉnh xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng có vi phạm
pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân, cơ quan, tổ chức; giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các Bộ giải quyết
khiếu nại có liên quan đến nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực quản lý Nhà nước; xác
minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền của
Thủ tướng Chính phủ khi được giao; xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết nhưng có vi
phạm pháp luật, trong trường hợp kết luận việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật
thì kiến nghị người giải quyết xem xét, giải quyết lại.
Về tổ chức, Thanh tra Chính phủ gồm Văn phòng, 9 Vụ và các tổ chức sự nghiệp
(Viện Khoa học Thanh tra, Trường Cán bộ Thanh tra, Báo Thanh tra, Tạp chí Thanh tra,
Trung tâm tin học). Trong đó, Vụ thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực I (gọi
tắt là Vụ IV) có chức năng tham mưu giúp Tổng Thanh tra thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, thực hiện các nhiệm vụ,
quyền hạn về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng ngừa, đấu tranh chống
tham nhũng trong phạm vi địa giới hành chính được phân công. Vụ IV có nhiệm vụ tiếp
7
nhận, xử lý các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc khối địa phương theo địa bàn hoặc các
vụ việc do Tổng thanh tra giao; phối hợp với Vụ tiếp dân và xử lý đơn thư (Vụ VI) tiếp
công dân đến Thanh tra Chính phủ khiếu nại với những vụ việc giao cho Vụ xem xét;
kiểm tra, xem xét, kết luận và kiến nghị Tổng Thanh tra giải quyết đơn thư khiếu nại, tố
cáo đối với những vụ việc Thủ tướng Chính phủ, Tổng Thanh tra giao. Phạm vi địa giới
hành chính được phân công cho Vụ IV gồm các tỉnh, thành phố miền Bắc, miền Trung
(từ Phú Yên trở ra) và Tây Nguyên.
Chương II: Thực trạng giải quyết khiếu nại
tố cáo trong lĩnh vực đất đai ở địa phương
Theo báo cáo của Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2007,
trong 9 tháng đầu năm các cơ quan nhà nước đã tiếp trên 240.000 lượt công dân đến
khiếu nại, tố cáo; tiếp nhận trên 143.000 đơn thư khiếu nại, tố cáo với hơn 61.000 vụ
việc, So với cùng kỳ năm 2006, tổng số người khiếu nại, tố cáo tăng khoảng 56%, số
đơn thư khiếu nại, tố cáo tăng khoảng 44%, số vụ việc tăng 36%.
1. Nội dung khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai
Nội dung khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai chủ yếu tập trung vào các vấn
đề sau:
a. Bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí táI định cư:
khiếu nại về bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư:
Khiếu nại về bồi thường giảI phóng mặt bằng thường gay gắt, công dân tụ tập
đông người, xảy ra tập trung ở những nơI thu hồi diện tích đất lớn để bố trí phát triển
các dự án, người cí đất bụ thu hồi khiếu nại về thực hiện không đúng quy hoạch, không
đúng diện tích, vị trí, giá đền bù thấp, không đáp ứng yêu cầu ổn định cuộc sống….
Ngoài ra, còn một số khiếu nại: dồ thực hiện chính sách bồi thường về đất đai do
trước đấy chưa được thực hiện trong việc trưng dụng, thu hồi đất; giảI toả hành lang an
toàn giao thông.
b. Đòi lại đất cũ:
8