Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

đánh giá tác dụng của phụ lạc cao trong điều trị thống kinh cơ năng tuổi trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.4 KB, 51 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG
§¸NH GI¸ T¸C DôNG CñA PHô L¹C CAO
TRONG §IÒU TRÞ THèNG KINH C¥ N¡NG tuæi trÎ
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SỸ NỘI TRÚ
HÀ NỘI – 2011
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG
§¸NH GI¸ T¸C DôNG CñA PHô L¹C CAO
TRONG §IÒU TRÞ THèNG KINH C¥ N¡NG tuæi trÎ
Chuyên ngành: Y học cổ truyền
M· sè: 60.72.60
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SỸ NỘI TRÚ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Lê Thị Hiền
HÀ NỘI – 2011
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thống kinh là hiện tượng gặp phổ biến ở các thanh thiếu niên. Khoảng
50% phụ nữ có biểu hiện thống kinh nhẹ, 15% phụ nữ có biểu hiện thống kinh
nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của họ và không thể
giảm đau bằng các thuốc giảm đau thông thường [2]. Một số tác giả trong và
ngoài nước nhận xét tỷ lệ thống kinh cơ năng chiếm khoảng 75% trong tổng
số phụ nữa bị thống kinh [5].
Thống kinh cơ năng là hành kinh có đau bụng, đau xuyên ra cột sống,
đau lan xuống hai đùi, lan ra toàn bộ bụng, kèm theo có thể đau đầu, căng vú,
buồn nôn, nôn, thần kinh bất ổn định, không có tổn thương thực thể [12].
Việc điều trị thống kinh hiện nay chủ yếu dùng các loại thuốc giảm đau YHHĐ


như: Paracetamol, Mofel, Diclofenac Tuy nhiên, những thuốc này thường có nhiều tác
dụng phụ như ảnh hưởng tới dạ dày: viêm loét dạ dày, đại tràng [22].
Thuốc Y học cổ truyền có vai trò lớn trong điều trị thống kinh. Thuốc YHCT xem xét
dược vật theo tính vị: tứ khí, ngũ vị, thăng, giáng, phù, trầm, quy kinh, công dụng, chủ
trị Vì vậy thuốc điều trị lâu dài, ít tác dụng phụ hơn [22].
Phụ Lạc Cao là sản phẩm thuốc do công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)
cổ phần ngành Dược thiên nhiên Vân Nam Trung Quốc sản xuất, đã được
chứng minh có hiệu quả cao trong điều trị giảm đau bụng kinh, lạc nội mạc tử
cung, kinh nguyệt không đều ở Trung Quốc (Phụ lục 1). Tại Việt Nam, Phụ
Lạc Cao được phân phối bởi công ty TNHH dược phẩm Á Âu – AEROPHA
và được bán ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Nguyễn Viết Tiến,
Nguyễn Quốc Tuấn (2010) đã tiến hành nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả và độ
an toàn của thuốc Phụ Lạc Cao trên bệnh nhân lạc nội mạc tử cung” tại bệnh
3
viện Phụ sản Trung ương cho thấy 93,3% bệnh nhân nghiên cứu có thống
kinh giảm đau rõ rệt sau điều trị Phụ Lạc Cao [17].
Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đánh giá tác dụng của
Phụ Lạc Cao trong điều trị thống kinh cơ năng tuổi trẻ” với 2 mục tiêu:
1) Đánh giá hiệu quả điều trị thống kinh cơ năng của Phụ Lạc Cao trên
đối tượng sinh viên nữ trường Đại học Y Hà Nội.
2) Khảo sát tác dụng không mong muốn của Phụ Lạc Cao trên lâm sàng
và cận lâm sàng.
4
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. THỐNG KINH CƠ NĂNG
1.1.1. Y học hiện đại
Bình thường phụ nữ khi hành kinh không có dấu hiệu khác thường trong cơ thể.
Nếu có cũng chỉ là những dấu hiệu không nặng nề và người phụ nữ có thể chịu đựng
được như là mỏi lưng, cảm giác hơi căng trướng, hơi cuộn bụng dưới Thường

những cảm giác khó chịu này sẽ hết ngay khi máu kinh chảy ra [12].
Thống kinh bao hàm ý nghĩa đau khi hành kinh. Phần đông phụ nữ có
biểu hiện ít nhiều đau đớn nhất là trong ngày đầu, kinh nguyệt chưa thông,
lượng ít, máu thường sẫm màu. Sau 1- 2 ngày, lượng kinh tăng lên, có máu
cục hoặc những khối có hình dạng như nội mạc bong ra, đau lập tức giảm.
Nhiều phụ nữ còn mô tả nhiều loại khó chịu khác trước và trong khi hành
kinh như là: ra mồ hôi, mạch nhanh, đau đầu, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đái rắt,
run, có cơn dị ứng (hen, mẩn ngứa), hạ huyết áp thậm chí ngất xỉu Các triệu
chứng nảy phải coi như là những biểu hiện của hội chứng tiền đình [6], [7].
Lúc đầu đau bụng kinh bắt đầu ngay sau lúc có kinh hoặc trước đó một thời
gian ngắn và thường không kèm theo các biều hiện bệnh lý của chậu hông.
Sau đó đau tăng lên và đi kèm với các triệu chứng ở vùng chậu hông nhưng
tăng kích thích ở bộ phận sinh dục và tiểu khung. Thường đau ở vùng bụng
dưới, người bị nặng có thể lan ra sau lưng hoặc là đau sâu trong bụng. Những
chứng này thường phát có chu kỳ, phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt, được
gọi là thống kinh. Chứng đau giữa hai chu kỳ kinh thường xuyên, liên quan
đến rụng trứng, cơ chế chưa rõ ràng.
5
1.1.1.1. Khái niệm thống kinh cơ năng:
Thống kinh cơ năng là hành kinh có đau bụng, đau xuyên ra cột sống, lan
xuống hai đùi, lan ra toàn bộ bụng, kèm theo có thể đau đầu, căng vú, buồn
nôn, thần kinh bất ổn định. Thống kinh phân làm 2 loại thống kinh cơ năng
nguyên phát và thống kinh cơ năng thứ phát. Thống kinh cơ năng nguyên phát
xảy ra sau tuổi dậy thì, hay nói đúng hơn là ngay vòng kinh đầu tiên có phóng
noãn. Thường cơ năng, nghĩa là không có tổn thương thực thể. Thống kinh
cơ năng thứ phát xảy ra sau nhiều năm hành kinh không đau, nay mới đau,
còn gọi là thống kinh muộn, thống kinh mắc phải. Thống kinh thứ phát
thường do nguyên nhân thực thể như tử cung đổ sau, chít lỗ cổ tử cung, u xơ
tử cung ở eo tử cung làm cho máu kinh khó thoát ra. Lạc nội mạc tử cung là
nguyên nhân thực thể rõ nét nhất gây thống kinh, do máu kinh bị ứ lại ở

những ổ có niêm mạc tử cung lạc chỗ [17]. Ngoài ra còn có loại thống kinh
màng, đây là thể đặc biệt, nguyên nhân chưa được xác định rõ [12].
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên những sinh viên trong các trường
đại học, các nữ công nhân trong các nhà máy, những nữ thanh thiếu niên và
các bà mẹ từ nhiều vùng dân cư khác nhau cho biết khoảng 34,3% số người
được hỏi trả lời có biểu hiện triệu chứng thống kinh nhẹ, 22,7% có triệu
chứng trung bình và 15,4% có biểu hiện triệu chứng thống kinh nặng, ảnh
hưởng đến công việc của họ và không thể giảm đau bằng thuốc giảm đau
thông thường. Trong đó, ước tính tỷ lệ thống kinh cơ năng chiếm khoảng 70-
75% [17].
1.1.1.2. Sinh lý bệnh học của thống kinh
- Bản chất của đau
Đau được mô tả với hai loại bản chất hợp thành:
+ Đau bụng dưới liên tục do xung huyết ở mạch máu gây ra, lan ra sau
lưng, có khi lan xuống hai đùi.
6
+ Đau do co thắt.
- Cơ chế gây đau của thống kinh cơ năng [12]
Người ta cho rằng các hiện tượng xảy ra ở tử cung cụ thể ở cổ tử cung, ở
eo tử cung, những hiện tượng liên quan đến nội tiết, thần kinh vận mạch và
các quá trình sinh hóa.
* Nội tiết: người ta thấy cơ tử cung và eo tử cung thay đổi có chu kỳ. Trong
giai đoạn estrogen, cơ tử cung có những cơn co mau và nhẹ. Trong giai đoạn
progesteron, các cơn co thưa hơn và mạnh hơn. Đối với eo tử cung, người ta
thấy estrogen có tác dụng làm mềm và đàn hồi. Dưới tác dụng của
progesteron, niêm mạc tử cung chế tiết ra Prostaglandin F2α. Prostagladin có
vai trò chủ đạo trong gây co thắt tử cung dẫn đến thống kinh vì Prostaglandin
F2α kích thích bo bóp tử cung với những tử cung không có thai. Định lượng
trong máu (huyết tương) và trong huyết kinh của những người thống kinh
cũng thấy Prostaglandin F2α tăng so với những người không thống kinh. Kinh

nghiệm lâm sàng qua nhiều năm người ta đã xác định trong vòng kinh có
phóng noãn (có hoàng chế, có progesteron), mới có thống kinh (trừ những
trường hợp có tổn thương thực thể). Cho bệnh nhân thống kinh uống những
thuốc ức chế tổng hợp Prostaglandin thường đem lại hiệu quả giảm đau.
Những thực nghiệm cho thấy các thuốc kích thích cơ quan cảm thụ bêta ức
chế sự tổng hợp Prostaglandin làm mất co bóp tử cung và thiếu máu cũng như
đau đớn do các hiện tượng này gây ra.
* Thần kinh vận mạch và thần kinh thực vật
Thần kinh vận mạch: hiện tượng co thắt mạch dẫn tới thiếu máu tại chỗ
và dẫn tới kinh nguyệt, đau.
Tính chất xác thực của hiện tượng co mạch đã được Woodbury chứng minh
một cách rõ ràng bằng tiêm Vasopressin cho 30 phụ nữ trong khi hành kinh
đã gây được thống kinh cho 30 phụ nữ. Hiện tượng co mạch này cũng coi
7
tương tự như co thắt mạch vành trong cơn đau thắt ngực. Cũng còn một mắt
xích có liên quan hay gặp nhưng kém phần quan trọng, đó là yếu tố kích thích
đau, nhạy cảm đau, vai trò của vỏ não. Nói đến thần kinh thực vật tác động
lên các phân bố thần kinh ở tạng là nói đến vai trò cảm giác, vận động, vận
mạch, chế tiết, có mối quan hệ qua lại với nội tiết vùng dưới đồi, khứu não và
những chức năng trung tâm nhạy cảm mà tới nay sinh lý học thần kinh chưa
hiểu được hết.
Cơ chế gây thống kinh do thần kinh được minh họa như sau:
Progesteron Chế tiết bất thường Prostaglandin
Vasopressin Tăng hoạt động co thắt của cơ và
mạch máu cơ tử cung
Thiếu máu cơ tử cung
Yếu tố tâm lý
Giảm ngưỡng đau Thống kinh
Sơ đồ minh họa cơ chế thần kinh [2]
Yếu tố tâm lý trước đây được đánh giá có vai trò quan trọng đối với

thống kinh. Nhưng nay chỉ còn là yếu tố phụ trợ, không khởi phát được thống
8
kinh. Người ta chỉ có thể nói có sự giảm ngưỡng đau ở một số phụ nữ do ảnh
hưởng của tâm lý [2].
Một số tiến bộ về sinh hóa cho thấy điểm xuất phát hay đúng hơn là
những điểm trung gian của các kích thích đau. Sự giải phóng hay hoạt hóa
một chất trung gian hóa học có nguồn gốc từ mô tế bào là một mắt xích nội tại
của nguyên nhân và hậu quả. Những nhà sinh hóa có nêu ra một số yếu tố có
thể gây kích thích những thụ thể có hại như: Histamin, Acetylcholin,
Serotonin, toan hóa mô, yếu tố gây đau như Bradykinin và Prostaglandin
Lim có phân tích những giai đoạn khác nhau của đau như sau: khởi đầu một
nhân tố kích thích gây hại tác động vào hệ thống báo động, sau đó thương tổn
mô dẫn tới hiện tượng giãn mạch và tăng thẩm thấu mao mạch. Từ đó giải
phóng ra các amin như: Histamin và Serotonin. Một số enzym cũng giải
phóng gamma globulin của huyết tương làm xuất hiện những chất thuộc loại
Braykinin [2].
Các chất nói trên khi được giải phóng ra thì báo động vào hệ thống thứ
hai là những thụ thể hóa học. Những chất trung gian hóa học của hệ thống
thần kinh thực vật cũng tác động đến. Acetylcholin là một yếu tố gây đau, còn
Adrenalin thì lại giảm đau. Thiếu máu trong cơ đã được coi là yếu tố trội để
kích thích các thụ thể của cơ, thiếu máu là tăng nhạy cảm của các thụ thể
trước những kích thích gây hại, nghĩa là làm giảm thấp ngưỡng kích thích của
các tận cùng thần kinh với nhân tố kích thích hóa học (Acetylcholin hoặc
Bradykinin). Chính sự kết hợp thiếu máu – co thắt là xuất phát điểm của đau,
hóa chất trung gian là kali, tích tụ trong cơ là hiện tượng axít hóa và giải
phóng Bradykinin.
Tổng hợp lại về sinh lý bệnh học, chúng ta thấy cách phân chia trước kia
là thống kinh co thắt, thống kinh xuất tiết, thống kinh thiếu máu, thống kinh
xung huyết và thống kinh tâm lý, thực chất chỉ là những giai đôạn khác nhau
9

của một quá trình trong cơ thể chung. Cảm giác đau có thể mượn đường dẫn
truyền của tủy sống dẫn tới các trung tâm ở não giữa và vỏ não, đặc biệt là
vùng dưới đồi. Những tác dụng thứ phát của đau dưới dạng những biểu hiện
tâm lý, những phản ứng thần kinh vận mạch, có thể ảnh hưởng đến toàn thể
các nhạy cảm (gan, túi mật, ruột, bộ phận tiết niệu ). Prostaglandin tác dụng
lên những sợi cơ trơn cũng có vai trò làm xuất hiện những triệu chứng kèm
theo cúa thống kinh [12].
- Tiến triển của thống kinh cơ năng
Người ta thấy thống kinh giảm đi qua giao hợp và có thể khỏi khi có thai
và cho con bú. Có lẽ hoạt động tình dục đã làm cơ tử cung được kích thích và
phát triển. Nhưng một số trường hợp, sau thời kỳ sinh sản, hành kinh trở lại,
hiện tượng thống kinh lại tái diễn. Thống kinh do thần kinh thực vật thường
gây ra cho phụ nữ tình trạng đau đớn, mệt mỏi. Chỉ sau khi sạch kinh, người
bệnh mới cảm thấy dễ chịu hơn [12].
- Điều trị thống kinh cơ năng
Việc điều trị những bệnh nhân bị thống kinh cơ năng nặng là một công
việc khó khăn trong điều trị học. Thống kinh có thể giải quyết được triệt để
nếu phát hiện được rõ ràng nguyên nhân gây bệnh. Những trường hợp do tổn
thương thực thể như: chít hẹp cơ học, lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm cổ tử
cung Đối với phụ nữ trẻ, điều trị càng bảo tồn được nhiều càng tốt bấy nhiêu
[12]. Dựa vào sinh lý bệnh học có thể dùng các phương pháp dưới đây, điều
trị ngay sau khi đau (thống kinh):
* Điều trị nội khoa:
• Vật lý trị liệu – chườm nóng tại chỗ
• Dùng thuốc làm dịu nhẹ, tạo giấc ngủ, thường có kết quả, nhưng dễ
kéo bệnh nhân ra khỏi các hoạt động thường ngày (Seduxen,
Distalgetic )
10
• Các thuốc ức chế tổng hợp Prostaglandin, bao gồm tất cả những
thuốc giảm đau hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm không Steroid. Các

thuốc này được dùng giảm đau trong thống kinh, đạt kết quả tốt. Nhưng
chúng có khuynh hướng gây chảy máu dạ dày [2].
• Các thuốc kích thích cơ quan cảm thụ bêta (Ritodrin, Terbutalin,
Salbutamol ), về lý thuyết các thuốc này phải là loại có hiệu lực nhất
trong tất cả các loại, nhưng về phương diện thực hành, với liều lượng
cần thiết có tác dụng điều trị lại gây ra quá nhiều các tác dụng phụ [2].
• Ức chết hoạt động buồng trứng: Các loại thuốc tránh thai, những
viên có chứa trội progestin và ít estrogen mang lại hiệu quả tốt (90%
thống kinh) vì thống kinh ít xảy ra khi không phóng noãn. Cuộc điều trị
kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Tuy nhiên các phản ứng phụ của thuốc
đã được biết rõ. Theo Vũ Văn Chúc, vô sinh do không phóng noãn
chiếm khoảng 20,3% trong các nguyên nhân vô sinh, chiếm khoảng
33,5% trong các nguyên nhân vô sinh nữ [2].
• Các thuốc giãn mạch được sử dụng để chống lại sự thiếu máu cơ tử
cung, nhưng trong thực hành lại đạt hiệu quả kém.
* Điều trị ngoại khoa:
• Trong những trường hợp thống kinh quá nặng nề, dùng các thứ
thuốc, điều trị nội không dạt hiệu quả có thể chỉ định phẫu thuật Cotte,
cắt đám rối thần kinh trước xương cùng. Tuy nhiên phương pháp này
không phải bao giờ cũng đem lại kết quả thỏa mãn [12]
• Ngoài ra trong một số trường hợp thống kinh do lạc nội mạc tử cung
điều trị dùng Progestin ức chế phóng noãn không đem lại hiệu quả,
người ta tiến hành can thiệp phẫu thuật gồm nạo vét, bóc tách hoặc cắt
bỏ những nội mạc tử cung [12]
11
• Các tổn thương thực thể khác cũng đều phải can thiệp. Thí dụ như
chít lỗ cổ tử cung thì phải nong nhiều lần, polip xơ phải cắt, tử cung đổ
sau nhiều quá có khi phải treo ra phía trước [12]
• Thực tế cho thấy, liệu phát tâm lý bao giờ cũng cần thiết và đem lại
hiệu quả tốt trong điều trị thống kinh cơ năng.

1.1.2. Y học cổ truyền
1.1.2.1. Quan niệm thống kinh theo YHCT
Trong lịch sử phát triển của Y học cổ truyền đã có nhiều quan điểm về
thống kinh. Các đại y gia đã có nhiều khám phá về chứng hậu bệnh nguyên,
bệnh cơ và trị liệu chứng thống kinh.
Trương Trọng Cảnh, trong thiên “Phụ nữ tạp bệnh mạch chứng và điều
trị” trong “Kim quy yếu lược” đã viết: “Phụ nữ kinh thủy bất lợi hàng tháng,
vùng bụng dưới trướng đầy và đau”.
Sào Nguyên Phương, trong Chủ bệnh nguyên hậu luận đã nêu “Phụ nhân
có kinh nguyệt đau bụng do lao thương khí huyết dẫn đến cơ thể hư, cảm phải
khí phong hàn xâm nhập vào bào lạc gây tổn thương hai mạch Xung, Nhâm –
hai mạch biểu lý. Đến kỳ kinh, huyết hư cảm thụ phong hàn, huyết khí động,
phong hàn và huyết khí kết hợp dẫn đến đau”.
Đến đời nhà Tống, danh y phụ khoa Trần Tự Minh đã nghiên cứu phát
triển biện chứng luận trị của thống kinh. Ông cho là hai mạch Xung, Nhâm
đều khời phát từ trong bào cung, cũng là bể của kinh mạch. Nếu đường kinh
không thông, hàn tà xâm nhập gây đau (thống). Mạch trầm khẩn do hàn khí
xâm nhập huyết thất, huyết ngưng bất hành, huyết mới và huyết cũ tác động
lẫn nhau sinh ra đau. Ông đã chế ra “Ôn kinh thang” trị hàn ngưng gây thống
kinh, “Quế chi đào nhân thang” trị huyết tứ gây thống kinh và “Địa hoàng
thông kinh hoàn” để điều trị cứng kinh quyết kết tích thành khối, đau bụng
12
xông lên ngực và lan ra hai bên sườn (hiếp thống) nhằm dưỡng huyết, công
tích [2]
Đến đời nhà Minh, Vương Khẩn Đường trên cơ sở nghiên cứu của những
người đi trước đã tìm ra bệnh cơ của thống kinh hư chứng. Ông cho rằng “Khí
huyết thịnh, âm huyết hòa tắc hình thể thông”. Khi khí huyết bất túc, kinh hậu
giục hành gây đau. Ông đã chế ra “Việt thống tán” để trị huyết khí bất túc dẫn
đến thống kinh. Dùng “Lục quân tử thang” gia Bào khương trị khí hư thống
kinh, dùng “Tứ vật thang” gia Nhân sâm, Bạch truật trị huyết hư thống kinh.

Dùng “Quy tỳ thang’ gia Sài hồ trị tâm tỳ hư thống kinh [2].
Trương Giới Tân trong Cảnh nhạc toàn thư đã nhận thức rất hoàn thiện
về thống kinh: “Hành kinh đau bụng là chứng có hư, có thực. Thực chứng
hoặc do hàn trệ hoặc do huyết trệ hoặc do khí trệ, hoặc do nhiệt trệ. Người hư
chứng thì có nguyên nhân huyết hư, khí hư, Đương nhiên người thuộc chứng
thực thì đau nhiều vào lúc mới bắt đầu có kinh, sau một thời gian thì đau giảm
dần. Người hư chứng thì đau nhiều sau có kinh, huyết đã hành mà đau vẫn
không giảm, thậm chí còn đau tăng lên. Đại bộ phận thì xếp vào giữa thực và
hư, trong thực có hư và trong hư có thực, liên quan đến bẩm tố” [2].
Trương Thị Tướng phân thống kinh thực chứng ra làm bốn loại do bốn
nguyên nhân gây ra: khí trệ, huyết ứ, huyết hàn, huyết nhiệt dẫn đến thống
kinh. Hư chứng thì hiệp thực thì hoặc lấy hư làm chủ hoặc lấy thực làm chủ.
Thêm một bước là biện hàn nhiệt, do vậy phép trị liệu thống kinh càng thêm
phong phú. Các nhà luận trị thống kinh sau đời Minh đều chưa vượt qua được
nguyên tắc của Trương Thị Tướng.
Cho đến đời nhà Thanh, Bác Thị trong sách Bác Thanh chủ nữ khoa đã
phân thống kinh ra làm đau bụng trước khi có kinh và sau khi có kinh. Cho
rằng, đau trước khi có kinh là do can khí uất kết gây ngưng trệ khí mà sinh
đau, đau sau kỳ kinh thuộc về nguyên nhân thận khí, do hàn thấp ngưng trệ ở
13
hai mạch Xung, Nhâm gây nội loạn mà dẫn tới đau. Bác Thị dựa vào lập luận
biện chứng tạng phủ đã sáng tạo ra “Tuyên uất thông kinh thang” để sơ can lý
khí, “Điều can thang” để bổ thận dưỡng huyết [7].
Ở nước ta, thống kinh đã được Tuệ Tĩnh và Hải thượng Lãn Ông đề cập đến trong
các trước tác của mình. Trong “Phụ đạo xán thiên”, Hải Thượng đã làm sáng tỏ những
vấn đề từ y lý đến đặc điểm điều trị [2]. Tuệ Tĩnh trong “Nam dược thần hiệu” rất trọng
dụng Hương Phụ và Ô dược lý khí chỉ thống, dùng điều trị các trường hợp đau cả bụng
trên và bụng dưới do khí huyết ngưng trệ, do lạnh. Hương phụ còn được dùng để điều trị
những phụ nữ kinh nguyệt không đều, bế kinh, băng kinh, rong huyết, xích bạch đái hạ
[22], [10].

Nguyễn Trung Hòa đã thừa kế Hải Thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh và các y
gia Trung Quốc, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn lâm sàng nhiều năm đã
nêu ra hai loại nguyên nhân chủ yếu gây thống kinh là:
• Hư: huyết hư, thận hư và hư hàn
• Thực: Khí trệ, huyết ứ, huyết nhiệt và hàn thực
Ứng với mỗi thể loại có biện chứng và trị liệu tương ứng đặc hiệu.
Nhưng nhìn chung đều do khí huyết tắc trệ mà gây đau “Bất thông tắc thống”
nên trị liệu cũng phải đạt được mục đích làm cho khí huyết lưu hành, “Thông
tắc bất thống” nên hết đau. Căn cứ theo bệnh tình thì bệnh hư dùng phép bổ
mà thông, bệnh thực dùng phép ôn mà thông, khí trệ nên thuận khí hành trệ,
huyết ứ nên hoạt huyết tiêu ứ, chứng hàn lấy ôn kinh làm chủ, hàn mà thực
nên ôn kinh tán hàn, hàn mà hư nên ôn kinh bổ hư, chứng nhiệt nên thanh
nhiệt làm chủ, huyết nhiệt nên thanh nhiệt lương huyết gia thêm thuốc hoạt
huyết hành khí [7].
Lê Tử cũng nhận thức như Trương Giới Tân và Nguyễn Trung Hòa
nhưng ông nhấn mạnh: nếu vì khí mà huyết trệ thì bụng hay đầy tức mà đau
ít, điều trị dùng “Gia vị ô dược thang” làm cho thông huyết. Còn nếu huyết
14
làm khí trệ, thì bụng đau nhiều hơn là đầy chướng, điều trị nên dùng “Hổ
phách tán” để phá huyết đọng [22].
Trần Đại Liên ở Thượng Hải cho thống kinh là một bệnh do kinh huyết
vận hành không thông sướng mà dẫn tới, đặc biệt nhấn mạnh do khí trệ,
không vận hành và trọng dụng hương phụ lý khí chỉ thống.
1.1.2.2. Các thể bệnh thống kinh theo y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền thống kinh chia thành 2 thể bệnh chính:
- Thể khí trệ, huyết ứ: do tình chí không thư thái làm cho can khí uất trệ
dẫn đến huyết ứ gây đau, hoặc do hàn khí kết ở bào cung làm cho huyết
không vận hành mà gây đau.
- Thể huyết hư: cơ thể suy yếu, khí huyết hư, mạch xung, nhâm bị rối
loạn gây đau.

- Thể huyết hư [7]
- Triệu chứng: sau khi hành kinh rồi đau bụng liên miên, lượng kinh ít,
sắc nhợt, sắc mặt trắng xanh ánh vàng, môi nhợt, người gầy, chóng mặt, hoa
mắt, hồi hộp, ít ngủ, đại tiện táo, lưỡi nhợt không rêu, mạch trầm tế.
- Pháp điều trị: bổ huyết, ích khí
- Phương: dùng bài Bát trân thang làm chủ
Đảng sâm 12g
Chích thảo 4g
Bạch truật 12g
Phục linh 12g
Xuyên khung 8g
Bạch thược 12g
Đương quy 12g
Thục địa 12g
Sắc uống ngày một tháng trong 3 chu kỳ kinh liên tục
Nếu thận kém nuôi dưỡng được can thì nên bổ thận điều can, dùng bài
điều can thang.
15
Sơn dược 12g
Sơn thù 12g (chưng chín bỏ hột)
Ba kích 8g (sao muối)
Bạch thược 8g (sao rượu)
Đương quy 8g (sao rượu)
Cam thảo 4g
Sắc ngày uống một thang, trong 3 chu kì kinh liên tục
- Thể khí trệ, huyết ứ [7]
- Triệu chứng: đau bụng trước khi có kinh và sau khi có kinh, thích xoa
bụng, lượng kinh ít, kèm theo tức ngực sườn, trướng bụng, lưỡi có điểm ứ
huyết, mạch trầm hoạt.
- Phép điều trị: nếu khí trệ nên thuận khí hạnh trệ

- Phương: Gia vị ô dược thang
Ô dược 16g
Sa nhân 8g
Mộc hương 4g
Hương phụ 8g
Cam thảo 4g
Sắc uống ngày một thang, uống trong 3 kỳ kinh liên tục
- Thể thực hàn [7]
- Triệu chứng: đau bụng trước khi hành kinh và giữa lúc hành kinh,
lương kinh ít, màu đỏ thẫm có cục, người gai rét, sợ lạnh, lưỡi có điểm ứ
huyết, rêu trắng, mạch hoạt hoặc phù khẩn
- Phép điều trị: ôn kinh, tán hàn
- Phương: dùng bài Ngô thù du thang
Đương quy 12g
Nhục quế 4g
Ngô thù 12g
Đan bì 12g
Bán hạ chế 8g
Mạch môn đông 8g
Mạch môn đông 8g
Tế tân 4g
Cảo bản 4g
Can khương 4g
Mộc hương 4g
Phục linh 8g
Cam thảo 4g
Sắc uống ngày một thang, uống 3 chu kì liên tục
16
- Châm cứu: quan nguyên, tam âm giao, tỳ du
- Thể hư hàn [7]

- Triệu chứng: sau khi hành kinh đau bụng liên miên, thích xoa nắn, tay
chân lạnh, lưng mỏi, rêu lưỡi trắng, mạch trầm trì
- Phương: dùng bài Ôn kinh thang
Ngô thù 12g
Đương quy 12g
Nhân sâm 8g
Bán hạ 8g
Mạch môn đông 8g
Xuyên khung 8g
Bạch thược 8g
Quế chi 8g
A giao 10g
Sắc uống ngày một thang, uống 3 chu kỳ liên tục
- Thể huyết nhiệt [7]
- Triệu chứng: đau bụng trước lúc hành kinh, kinh trước kỳ, lượng nhiều
sắc đỏ hồng, mặt đỏ, miệng khô, mạch huyền sác hoặc hoạt sác
- Pháp điều trị: thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết
- Phương: dùng bài Sinh huyết thanh nhiệt thang
Đương quy 12g
Xuyên khung 12g
Bạch thược 12g
Sinh địa 16g
Đan bì 8g
Đào nhân 8g
Hồng hoa 4g
Mộc hương 4g
Hương phụ 8g
Chích thảo 4g
Sắc uống ngày một thang, uống trong 3 chu kì kinh liên tục
1.2. TỔNG QUAN VỀ THUỐC NGHIÊN CỨU PHỤ LẠC CAO

17
Phụ Lạc Cao là sản phẩm thuốc do công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)
cổ phần ngành Dược thiên nhiên Vân Nam Trung Quốc sản xuất, đã được
chứng minh có hiệu quả cao trong điều trị giảm đau bụng kinh, lạc nội mạc tử
cung, kinh nguyệt không đều ở Trung Quốc. Tại Việt Nam, Phụ Lạc Cao
được phân phối bởi công ty TNHH dược phẩm Á Âu – AEROPHA.
1.2.1. Tác dụng chung của thuốc Phụ Lạc Cao
- Thuốc có tác dụng điều trị giảm đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều,
lạc nội mạc tử cung. Các vị thuốc trong bài thuốc hầu hết đều có tác dụng
hành khí, hoạt huyết, điều hòa kinh nguyệt
1.2.2. Thành phần thuốc
Đan sâm, Nga truật, Sài hồ, Tam thất, Xích thược, Đương quy, Tam lăng,
Hương phụ, Diên hồ sách, Cam thảo
1.2.1.1. Đan sâm (Raldix Salviae miltiorrhiza)
Đan sâm còn được gọi là Bôn mã thảo theo ”Thần
nông bản thảo kinh”, dùng làm thuốc được ghi đầu
tiên trong sách ”Bản kinh”.
Bộ phận dùng: rễ phơi hay sấy khô của cây Đan sâm
(Salvia miltiorrhiza Bunge) thuộc họ Hoa môi
(Lamiaceae)
Tính vị, quy kinh: vị đắng, tính lạnh, đi vào 4 kinh: Thủ túc Thiếu âm,
Thủ túc Quyết âm
Tác dụng: Hoạt huyết, điều mọi huyết mạch, hóa ứ tiêu ung, sinh tân, sinh cơ,
thanh nhiệt, trừ phiền, trừ phong, chỉ huyết, chỉ thống, dưỡng tâm, an thần.
Chủ trị: + Phụ nữ kinh nguyệt không đều, thống kinh, vô kinh, sau đẻ
sản dịch kéo dài, băng huyết, đới hạ, an thai sống, tống thai chết ra ngoài
18
+ Đau mắt đỏ, đau nhức xương khớp, cứng cột sống, tứ chi bất toại
hoặc khó cử động, tê bì ngoài da, á sừng, điếc dẫn truyền thần kinh.
Còn có tác dụng điều trị ung thũng, đơn độc, mẩn ngứa, xơ cứng động

mạch, huyết khối tĩnh mạch đáy mắt, can tỳ sưng to, viêm gan mạn tính, viêm
tuyến vú, viêm cốt tủy, khí trệ phúc thống, phá trưng, trừ hà, phụ nữ có thai
trúng độc [7].
Liều dùng: 8-20g/ngày
Kiêng kị: không có chứng ứ huyết thì không được dùng.
Những người có vị khí yếu mà hàn thì không nên uống
Những người có thai không nên dùng
Kinh nguyệt quá nhiều, khạc máu, đái máu cần thận trọng
1.2.1.2. Hương phụ (Rhizoma cyperi)
Tên khác là Sa Thảo Căn, dùng làm thuốc được ghi
đầu tiên trong sách ”Danh y biệt lục”.
Bộ phận dùng: thân rễ (vẫn gọi là củ) củ gấu
(Cyperus rotundus L) thuộc họ Cói (Cyperaceae).
Tính vị: Vị cay, hơi đắng, hơi ngọt, tính bình, không độc
Quy kinh: Quy vào 2 kinh Túc Quyết Âm Cam, Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu
Theo sách ”Thuốc Việt Nam” của Hải Thượng Lãn Ông: ”vị cay, đắng
ngọt, khí hơi ông, không độc đi vào khí phận của 2 kinh Túc quyết âm can và
Thủ thiếu âm tâm bào, là dương ở trong âm, tính giáng xuống. Vị này kỵ đồ
thiết khí, ưa vị Ô dược” [1].
Công dụng: Sơ can, lý khí, giải uất, điều kinh và tiêu sưng, chỉ thống.
Chủ trị: Chữa phụ nữ kinh nguyệt bất điều, tính khí thất thường, thống
kinh, băng lậu, đới hạ (trục ứ điều kinh, chỉ huyết) [2].
19
Can khí uất trệ - ngực sườn trướng đau, đau thượng vị, hàn khí: tiêu
hóa không tốt – không muốn ăn, chữa hoắc loạn, thổ ngược, đại tiện lỏng
(giúp tỳ vận hóa – tiêu tích trệ).
Liều dùng: 6-12g/ngày, sắc uống hoặc cho vào thuốc cao, hoàn, tán hoặc
dùng ngoài đắp
Kiêng kị: không được dùng cho các trường hợp không có khí trệ
Không dùng cho các phụ nữ có thai

Không dùng cho những phụ nữ kinh nguyệt trước kỳ, những người tinh
khô, huyết hư, khí nhược [2].
1.2.1.3. Tam thất (Radix Notoginsing)
Bộ phận dùng: rễ phơi khô của cây Tam thất (Panax
pseudo-ginseng (Burk)) họ Ngũ gia bì (Araliaceae).
Tính vị: ngọt, đắng, ấm vào kinh can, vị
Tác dụng: khứ ứ, chỉ huyết, tiêu viêm chỉ thống
Chủ trị: Chữa chứng chảy máu do ứ huyết: ho ra máu,
rong kinh, rong huyết, sau khi đẻ bị rong huyết.
+ Làm mất cơn đau do sung huyết: thống kinh, ngã sưng đau, đau dạ
dày, đau do khí trệ, đau khớp
Liều lượng: 1,5-6g/ngày, thường tán bột uống
1.2.1.4. Xích thược (Radix paeoniae Rubra)
Bộ phận dùng: rễ cạo bỏ vỏ ngoài phơi hay sấy khô
của cây Xích thược dược (Paeonia liacliflora Pall),
họ Mao lương (Ranunculaceae)
Tính vị, quy kinh: vị đắng, hơi lạnh vào kinh can
Tác dụng: thanh nhiệt, lương huyết
Chủ trị: Chữa sốt cao, gây chảy máu cam, mất tân
dịch, mụn nhọt, hoạt huyết, tiêu viêm, ứ huyết
Liều lượng: 4-6g/ngày
20
1.2.1.5. Sài hồ (Radix Bupleuri)
Bộ phận dùng: rễ cây Bắc sài hồ (Bupleurum sinense DC),
họ Hoa tán (Umbellferae)
Tính vị, quy kinh: đắng, lạnh vào kinh can đởm
Tác dụng: hòa giải thiếu dương, sơ can giải uất, thăng
dương
Chủ trị: Sơ can giải uất do can khí uất gây ra các bệnh rối
loạn chức phận như kinh nguyệt không đều, thống kinh

Chữa chứng cảm mạo nhưng ở bán biểu bán lý (kinh thiếu dương) nên
gọi là hòa giải thiếu dương: lúc nóng lúc rét, ngực sườn đầy tức, miệng đắng,
lợm giọng, buồn nôn
Ngoài ra còn chữa viêm màng tiếp hợp cấp, có tác dụng thăng dương để
chữa các bệnh sa (sa trực tràng, sa dạ dày ) do khí hư gây ra.
Liều lượng dùng: 3-6g/ngày
1.2.1.6. Đương quy (Radix Angelicae Sinensis)
Bộ phận dùng: rễ phơi khô của cây Đương quy (Angelica
sinensis (Oliv.)Diels), họ Hoa tán (Umbelliferae).
Tính vị, quy kinh: ngọt, cay ấm, vào kinh tâm, can, tỳ.
Tác dụng: bổ huyết, hành huyết
Chủ trị: Bổ huyết điều kinh: chữa phụ nữ huyết hư, kinh
nguyệt không đều, thống kinh, bế kinh
Chữa chứng sung huyết, tụ huyết do sang chấn.
Chữa cơn đau dạ dày, đau các dây thần kinh, đau các cơ do lạnh
Nhuận tràng do thiếu máu gây táo bón
Tiêu viêm trừ mủ: chữa mụn nhọt, vết thương có mủ
Liều lượng: 6-12g/ngày
21
1.2.1.7. Cam thảo (Radix Glycyrrhizae)
Bộ phận dùng: rễ cây cam thảo (Glycyrrhiza uralensis
Fisch), thuộc họ Đậu cánh (Fabaceae).
Tính vị, quy kinh: ngọt, bình, vào 12 kinh
Tác dụng: bổ trung khí, hòa hoãn cơn đau giải độc
Chủ trị: Điều hòa tính năng các vị thuốc: mạnh yếu, hàn
nhiệt khác nhau trong đơn thuốc
Chữa những cơn đau: đau bụng kinh, đau dạ dày, co thắt đại tràng
Chữa ho do phế hư, hư nhiệt gây ho
Chữa ỉa chảy do tỳ hư, đầy tức.
Chữa mụn nhọt, giải ngộ độc thuốc Phụ tử.

Liều lượng dùng: 2-12g/ngày
1.2.1.8. Tam lăng (Rhizoma Sparganii Stoloniferi)
Bộ phận dùng: thân rễ của cây tam lăng (Sparganium Stoloniferum
Buch-Ham), thuộc họ Cói (Cyperaceae).
Tính vị, quy kinh: đắng, bình vào kinh can, tỳ
Tác dụng: phá huyết, hành khí, kích thích tiêu hóa
Chủ trị: Chữa bế kinh
Chữa các cơn đau các nội tạng do khí trệ: đau dạ dày
Kích thích tiêu hóa: do ăn sữa, thịt nhiều gây đau bụng đầy trướng, buồn nôn
Chữa ứ sữa, thai chết lưu
Liều lượng: 6-12g/ngày
1.2.1.9. Nga truật (Rhizoma Zedoariae)
Bộ phận dùng: rễ phơi khô của cây Nghệ tím (Curcumia
zedoaria Rosc), thuốc họ Gừng (Zingiberaceae)
Tính vị quy kinh: đắng cay, ấm vào kinh tỳ
Tác dụng: phá huyết, hành khí, tiêu hóa thức ăn, chống đau
Chủ trị: Phá huyết, thông kinh chữa bế kinh
22
Chữa đau do khí trệ: thống kinh, bế kinh, đau dạ dày
Kích thích tiêu hóa: ăn uống tích trệ, bụng đầy, ợ chua
Liều lượng: 6-12g/ngày
1.2.1.10. Diên hồ sách (Corydalis ambigua Champ et Schlecht)
Bộ phận dùng: củ, dùng củ chắc, cứng, sắc vàng ánh, vỏ nhăn nheo,
thuộc họ Thuốc Phiện (Papaveraceae)
Tính vị, quy kinh: vị cay, tính ôn, vào kinh Can kiêm vào Phế và Tỳ.
Tác dụng: lợi khí, chỉ đau, thông huyết
Chủ trị: phụ nữ kinh nguyệt không đều, đau lưng, đau bụng, đau khắp
chân tay mình mẩy
Liều dùng: 6 - 12g/ngày
1.2.3. Các nghiên cứu đã thực hiện của thuốc Phụ lạc cao

Thuốc Phụ Lạc Cao đã được nghiên cứu trên thực nghiệm và lâm sàng,
đặc biệt đã được thử độc tính cấp (L50), độc tính bán trường diễn, các tác
dụng trong thực tế điều trị lâm sàng (phụ lục 1).
Tại Việt Nam, thuốc đã được nghiên cứu chứng minh hiệu quả điều trị
trên những bệnh nhân Lạc nội mạc tử cung qua nghiên cứu “Đánh giá hiệu
quả và độ an toàn của thuốc Phụ Lạc Cao trên bệnh nhân lạc nội mạc tử cung
của Nguyễn Viết Tiến, Nguyễn Quốc Tuấn [17]. Kết quả nghiên cứu đã cho
thấy 93,3 % trong 50 bệnh nhân điều trị giảm đau bụng kinh rõ rệt.
Qua tìm hiểu tác dụng, thành phần và một số nghiên cứu đã có của thuốc
Phụ Lạc Cao tôi thấy thuốc Phụ Lạc Cao phù hợp để dùng cho các phụ nữ bị
đau bụng kinh. Chính vì vậy mà tôi chọn Phụ Lạc Cao là thuốc nghiên cứu
trong công trình này.
23
1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG
CỦA THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ THỐNG KINH
Trên thế giới và Việt nam hiện chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về điều
trị thống kinh cơ năng. Đề tài gần đây nhất là đề tài:
Nguyễn Kim Dung (1997) đã tiến hành đề tài: “Góp phần nghiên cứu tác
dụng điều trị bệnh thống kinh cơ năng của bài thuốc Hương Ô Đan thuộc
nhóm thuốc hành khí”. Kết quả trong 51 bệnh nhân được điều trị có 92%
bệnh nhân giảm đau cả về mức độ, thời gian.
24
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU: Thuốc Phụ Lạc Cao đóng lọ 150g
2.1.1. Thành phần thuốc Phụ Lạc Cao: Mỗi lọ 150g cao chứa:
Đan sâm 67,5g
Nga truật 37,5g
Sài hồ 37,5g
Tam thất 22,5g

Xích thược 37,5g
Đương quy 37,5g
Tam lăng 26,25g
Hương phụ 22,5g
Diên hồ sách 26,25g
Cam thảo 15g
2.1.2. Dạng bào chế: Cao lỏng màu nâu đen, vị ngọt đắng mỗi lọ 150g
2.1.3. Nơi sản xuất: Công ty trách nhiệm hữu hạn cổ phần ngành Dược thiên
nhiên Vân Nam Trung Quốc sản xuất. Tại Việt Nam, Phụ Lạc Cao được phân
phối bởi công ty TNHH dược phẩm Á Âu – AEROPHA.
2.1.4. Cách dùng: Mỗi lần uống 15g (3 thìa cà phê), ngày uống 2 lần, bắt đầu
uống từ trước khi có kinh 10 ngày, khi có kinh vẫn có thể uống thuốc. Vì
thuốc có vị đắng nên khi dùng trộn thêm một thìa mật ong để dễ uống hơn.

Hình ảnh thuốc nghiên cứu Phụ Lạc Cao
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
25

×