Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN KHÁCH SẠN XANH ASEAN ĐỐI VỚI KHÁCH SẠN AVANI HARBOUR VIEW, HẢI PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.79 KB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
KHOA DU LỊCH
ĐÀO VĂN TÍNH
Lớp: Quản trị Du lịch K12B Khóa: 2011 - 2015
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN
KHÁCH SẠN XANH ASEAN ĐỐI VỚI KHÁCH SẠN
AVANI HARBOUR VIEW, HẢI PHÒNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Hải Phòng, năm 2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
KHOA DU LỊCH
HỌ VÀ TÊN: ĐÀO VĂN TÍNH
NGÀY SINH: 24 - 11 - 1992
Lớp: Quản trị Du lịch K12B Khóa: 2011 - 2015
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN
KHÁCH SẠN XANH ASEAN ĐỐI VỚI KHÁCH SẠN
AVANI HARBOUR VIEW HẢI PHÒNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: NGÀNH VIỆT NAM HỌC
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Hồng Hải
Hải Phòng, năm 2015
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu 2
3. Mục đích nghiên cứu 2
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Bố cục của đề tài 3
CHƯƠNG 1 5
MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ TIÊU CHUẨN 5


KHÁCH SẠN XANH ASEAN 5
1.1. Mục tiêu của tiêu chuẩn khách sạn xanh ASEAN 5
1.2. Phạm vi của tiêu chuẩn khách sạn xanh ASEAN 6
Mười quốc gia thành viên ASEAN gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Cộng
hòa Dân chủ nhân dân Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và
Việt Nam 6
1.3. Các thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến tiêu chuẩn khách sạn xanh
ASEAN 7
1.4. Chỉ tiêu và yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn khách sạn xanh ASEAN 10
1.5. Hướng dẫn tiêu chuẩn khách sạn xanh ASEAN 10
CHƯƠNG 2 18
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TẠI KHÁCH SẠN AVANI HARBOUR VIEW HẢI PHÒNG 18
2.1. Tổng quan về khách sạn Avani Harbour View 18
2.1.1. Vị trí 18
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển tập đoàn Minor International và khách sạn Avani
Harbour View 19
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ lao động của khách sạn Avani Harbour View 22
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức 22
2.1.3.2. Đội ngũ lao động 27
2.1.4. Lĩnh vực kinh doanh của khách sạn 30
2.1.4.1. Hoạt động kinh doanh lưu trú 30
2.1.4.2. Hoạt động kinh doanh ăn uống 31
2.1.4.3. Hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung 32
2.1.5. Thị trường khách của khách sạn Avani Harbour View 32
2.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn 33
2.2. Đánh giá thực trạng công tác áp dụng một số tiêu chuẩn bảo vệ môi trường tại
khách sạn Avani Harbour View 34
2.2.1. Các yếu tố môi trường 34
2.2.2. Một số tiêu chuẩn bảo vệ môi trường được áp dụng 36

2.2.3. Những thành công và hạn chế của các biện pháp trên 38
2.2.3.1. Những thành công đạt được của khách sạn Avani HarbourView nhờ các
biện pháp trên 38
2.2.3.2. Những hạn chế của khách sạn Avani Harbour View trong công tác bảo vệ
môi trường 39
CHƯƠNG 3 40
ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN KHÁCH SẠN XANH ASEAN ĐỐI VỚI KHÁCH
SẠN AVANI HARBOUR VIEW, HẢI PHÒNG 40
3.1. Mức độ phù hợp của việc áp dụng tiêu chuẩn khách sạn xanh ASEAN đối với
khách sạn Avani Harbour View 40
3.2. Lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn khách sạn xanh ASEAN đối với khách sạn
Avani Harbour View 42
3.2.1. Nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm chi phí 42
3.2.2. Tạo dựng hình ảnh mới và đẹp cho khách sạn 42
3.2.3. Tăng khả năng cạnh tranh cho khách sạn 43
3.2.4. Góp phần bảo vệ môi trường 44
3.3. Hướng dẫn thực hiện việc áp dụng tiêu chuẩn khách sạn xanh ASEAN đối với
khách sạn Avani Harbour View 45
3.3.1. Yêu cầu chung đối với khách sạn 45
3.3.1.1. Yêu cầu về nguồn nhân lực 45
3.3.1.2. Yêu cầu về trình độ quản lý 46
3.3.1.3. Yêu cầu về tiềm lực kinh tế 47
3.3.1.4. Yêu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật 47
3.3.2. Các điều kiện cơ bản, yêu cầu cụ thể và chỉ tiêu về biện pháp khi áp dụng tiêu chuẩn
khách sạn xanh ASEAN 48
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế làm nâng cao thu nhập
và mức sống của người dân. Từ đó làm nảy sinh nhu cầu được nghỉ ngơi, tham
quan, giải trí, giao lưu tiếp xúc với các nền văn hóa khác nhau của phần lớn dân cư

trong xã hội. Sự hội nhập của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt
Nam nói riêng, đặc biệt là sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, thu hút khách thương
mại đến Việt Nam ngày càng nhiều. Đó là những yếu tố thúc đẩy sự phát triển mạnh
mẽ của ngành du lịch hiện nay. Không chỉ Việt Nam mà rất nhiều quốc gia đã xác
định, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia và có nhiều dự án đầu tư cho
ngành du lịch.
Thành phố Hải Phòng được xác định là một trong 10 trung tâm du lịch quan
trọng của đất nước và là một cực trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải
Phòng - Quảng Ninh. Hải Phòng có tiềm năng lớn về du lịch, có điều kiện thuận lợi
để xây dựng và phát triển một nền du lịch đặc thù đủ khả năng cạnh tranh với các
trung tâm du lịch nổi tiếng trong khu vực. Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh du
lịch và đáp ứng tối đa nhu cầu của khách du lịch, hệ thống các khách sạn, nhà hàng
tại thành phố đã phát triển một cách nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Hệ
thống khách sạn, nhà hàng đa dạng đáp ứng nhu cầu của mọi tầng lớp khách có mức
chi tiêu khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế không phải khách sạn nào cũng luôn đáp
ứng tốt nhất nhu cầu đa dạng của khách, và mang lại sự hài lòng cho họ. Khách sạn
Avani Harbour View là một trong số ít các khách sạn ở Hải Phòng có chất lượng
dịch vụ khá hoàn hảo. Khách sạn Avani Harbour View là một khách sạn 4 sao theo
kiến trúc kiểu Pháp tọa lạc ở số 4 Trần Phú. Trong những năm vừa qua khách sạn
đã tự khẳng định vị trí của mình qua việc số lượng khách đến khách sạn tăng lên.
Và một phần, đóng góp vào thành công đó phải kể đến sự phối hợp đồng bộ của cán
bộ công nhân viên trong khách sạn với sự nghiên cứu áp dụng các tiêu chuẩn quốc
tế về chất lượng phục vụ. Bên cạnh đó khách sạn còn áp dụng một số các tiêu chuẩn
nhãn xanh về bảo vệ môi trường đã góp phần tác động tích cực đến thành công của
khách sạn.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh khách sạn cũng ảnh hưởng không tốt tới môi
trường như vấn đề rác thải, ô nhiễm nguồn nước do sử dụng các chế phẩm công
1
nghiệp, tiếng ồn, bụi do phương tiện con người đi lại và do rác thải do du khách xả
ra. Trong khi đó, những năm gần đây, xu hướng đi du lịch của du khách trong nước

và du khách quốc tế, nhất là các du khách tới từ khu vực Châu Âu thường hướng tới
những điểm du lịch sinh thái và chọn những khách sạn có quan tâm thực hiện tốt
các biện pháp bảo vệ môi trường, cung cấp các sản phẩm đảm bảo chất lượng, an
toàn và thân thiện với môi trường và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Mới đây, tại hội nghị các nước ASEAN đã đưa ra một bản tiêu chuẩn khách sạn
xanh cho các khách sạn ở khu vực Đông Nam Á và việc áp dụng các tiêu chuẩn đó
mới chỉ được triển khai và áp dụng chủ yếu tại hai tỉnh thành lớn của cả nước là
thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội. Để mở rộng phạm vi áp dụng các tiêu
chuẩn đó, em xin lựa chọn đề tài “Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn khách sạn
xanh ASEAN đối với khách sạn Avani Harbour View, Hải Phòng”.
2. Lịch sử nghiên cứu
Đã có một số công trình nghiên cứu về khách sạn Avani Harbour View, Hải
Phòng, nhưng mới tập trung chủ yếu ở các vấn đề như: hiệu quả sử dụng lao động
tại khách sạn, hoàn thiện chính sách sản phẩm, yếu tố văn hoá trong hoạt động kinh
doanh ăn uống, thực trạng hoạt động lễ tân tại khách sạn Avani Harbour View hay
đề tài “Chương trình xanh và tình hình áp dụng chương trình xanh tại các khách sạn
Hải Phòng”. Vấn đề mà tác giả đề cập đến ở đề tài“Nghiên cứu áp dụng tiêu
chuẩn khách sạn xanh ASEAN đối với khách sạn Avani Harbour View, Hải
Phòng” được xem là bước phát triển mới và cấp thiết trong điều kiện hiện nay, đặc
biệt hơn, để tiến tới một cộng đồng chung ASEAN mạnh mẽ và vững bền.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát thực tế một số tiêu chuẩn về môi trường mà khách sạn
Avani Harbour View đang áp dụng và hiệu quả mà các tiêu chuẩn đó mang lại. Từ
đó đưa thêm và cải tiến các tiêu chuẩn hiện đang áp dụng, nghiên cứu áp dụng tiêu
chuẩn mới, tiêu chuẩn khách sạn xanh ASEAN. Việc nghiên cứu áp dụng tiêu
chuẩn này, thứ nhất, nhằm nâng cao chất lượng về mặt không gian và các sản phẩm
xanh trong khách sạn. Thứ hai, đưa tới cái nhìn thân thiện nhất về hình ảnh khách
sạn Avani Harbour View đối với du khách trong nước và du khách quốc tế, nâng
cao khả năng cạnh tranh cho khách sạn.
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

Phạm vi về không gian: tại khách sạn Avani Harbour View, Hải Phòng.
2
Phạm vi về thời gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian
từ năm 2012 đến năm 2014 về các tiêu chuẩn mà khách sạn Avani Harbour View
đang áp dụng và công tác môi trường mà khách sạn đang thực thi hiện hành, đánh
giá những ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp thực hiện đó, từ đó, nghiên
cứu đưa vào áo dụng một cách khoa học nhất và hiệu quả nhất về bộ tiêu chuẩn
khách sạn xanh mà hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đưa ra.
Phạm vi về nội dung: Khóa luận tập trung vào vấn đề áp dụng tiêu chuẩn
xanh ASEAN cho khách sạn Avani Harbour View.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập và xử lý thông tin: đây là phương pháp được sử dụng trong suốt
bài nghiên cứu. Thu thập các tài liệu liên quan đến khách sạn, tiêu chuẩn về môi
trường. Sau đó tiến hành tổng hợp, phân loại theo mục đích của từng vấn đề.
- Nghiên cứu thực địa: tiến hành khảo sát thực tế tại khách sạn Avani
Harbour View, giúp cho việc sưu tầm, thu thập tài liệu được phong phú. Bên cạnh
đó, được sự hỗ trợ và cung cấp thông tin từ phía các bộ phận kỹ thuật trong khách
sạn và các đó thu thập được những tài liệu chính xác.
- Phân tích, tổng hợp, đánh giá: sau khi tổng hợp các thông tin, người viết đã
tiến hành phân tích, đánh giá, từ đó rút ra những nhận xét liên quan đến vấn đề
nghiên cứu.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của
khóa luận gồm 3 chương:
3
Chương 1. Một số lý luận về tiêu chuẩn khách sạn xanh ASEAN
Chương 2. Thực trạng công tác áp dụng tiêu chuẩn bảo vệ môi trường tại
khách sạn Avani Harbour View, Hải Phòng
Chương 3. Áp dụng tiêu chuẩn khách sạn xanh ASEAN đối với khách sạn

Harbour View, Hải Phòng
4
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ TIÊU CHUẨN
KHÁCH SẠN XANH ASEAN
1.1. Mục tiêu của tiêu chuẩn khách sạn xanh ASEAN
Bảo vệ môi trường không còn là xu thế mà đã trở thành yêu cầu cấp bách của
thế giới ngày nay. Vì thế, hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhất là các nước phát
triển, đặc biệt quan tâm đến bảo vệ môi trường, trong đó, có môi trường du lịch,
đảm bảo an toàn và sức khỏe cho cộng đồng để phát triển bền vững. Môi trường tác
động tới du lịch rất lớn, đây là một ngành đòi hỏi phải có một môi trường trong lành
với các sản phẩm xanh. Môi trường lý tưởng thì ngành du lịch mới có khả năng phát
triển bền vững.
Mục tiêu của tiêu chuẩn này là xây dựng tiêu chuẩn khách sạn xanh trong
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với một quy trình cấp giấy chứng
nhận. Làm tăng sự bảo tồn môi trường thân thiện và năng lượng trong ngành lưu trú
ASEAN với một thỏa thuận thống nhất trong các nước thành viên ASEAN. Tiêu chuẩn sẽ
hình thành hoạt động chuyên môn khách sạn xanh. Kế hoạch môi trường, sản phẩm
xanh, nguồn nhân lực và quản lý môi trường, mà cho phép môi trường và cộng đồng
được hưởng lợi từ một cách tiếp cận tập thể với việc hoạt động chuyên nghiệp.
Khi áp dụng tiêu chuẩn khách sạn xanh cho hệ thống khách sạn ở Việt Nam
nói chung và khách sạn Harbour View Hải Phòng nói riêng sẽ làm tăng tính cạnh
tranh về chất lượng dịch vụ và sản phẩm của khách sạn, tạo hình ảnh, thương hiệu
cho khách sạn trong môi trường ngành. Đồng thời khi áp dụng tiêu chuẩn xanh còn
góp phẩm tăng doanh thu, lợi nhuận cho khách sạn nhờ áp dụng các công nghệ môi
trường, sử dụng các nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời,…Đó là nguồn
năng lượng tự nhiên mà các đơn vị khách sạn chỉ cần đầu tư cơ sở vật chất một lần,
sử dụng và đem lại hiệu quả lâu dài, giảm thiểu tối đa các khoản chi của đơn vị
khách sạn. Bên cạnh đó, môi trường bên trong khách sạn và môi trường xung quanh
khuôn viên cũng được cải thiện đáng kể nhờ áp dụng các tiêu chuẩn đã được nghiên

cứu xây dựng.
Mục tiêu của tiêu chuẩn khách sạn xanh ASEAN đưa ra nhằm hướng dẫn các
khách sạn thực hiện tốt các biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường tự nhiên và
5
nhân văn như: sử dụng một cách tối ưu các tài nguyên như năng lượng, nước và
giảm thiểu được các chất thải rắn, lỏng và khí, phối hợp với cộng đồng địa phương.
Ngoài ra, việc áp dụng tiêu chuẩn khách sạn xanh ASEAN không chỉ giúp gìn giữ
và cải thiện chất lượng môi trường của một khách sạn, chất lượng dịch vụ mà còn
làm giảm chi phí vận hành khách sạn, thông qua các hoạt động tiết kiệm và sử dụng
hiệu quả nguồn tài nguyên.
1.2. Phạm vi của tiêu chuẩn khách sạn xanh ASEAN
Tiêu chuẩn này liên quan tới các yếu tố sau đây: kế hoạch môi trường, sản
phẩm xanh, nguồn nhân lực và quản lý môi trường.
Khách sạn xanh theo quy định của tiêu chuẩn này là cơ sở thúc đẩy chính sách
thân thiện môi trường và tiết kiệm năng lượng. Việc quản lý chính gồm bộ phận kỹ
thuật, bộ phận dọn phòng, bộ phận lễ tân, bộ phận kỹ thuật. Việc thực hiện khách
sạn xanh có thể được liên kết giữa các bên liên quan chẳng hạn như quản lý khách
sạn, nhân viên, cộng đồng, để xây dựng một cộng đồng tốt hơn, đạt được các tiêu
chuẩn và thành công trong quản lý với môi trường.
Việc phát triển tiêu chuẩn khách sạn xanh ASEAN đảm bảo việc thực hiện kế
hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN (ATSP) 2011-2015 được thông qua bởi Bộ
trưởng Du lịch ASEAN.
Với sự tăng trưởng của ngành du lịch trên toàn thế giới, sự ra đời của các xu
hướng mớicủa du lịch trực tiếp đến du lịch có trách nhiệm, với nhu cầu ngày càng
tăng do đời sống vật chất của con người được nâng lên, bên cạnh đó là dân số luôn
luôn có sự vận động, tăng trưởng, sự ra đời của tiêu chuẩn khách sạn xanh ASEAN
đã xác định tiêu chuẩn ASEAN trong khi vẫn tôn trọng tiêu thụ các nguồn tài
nguyên một cách bền vững.
Mười quốc gia thành viên ASEAN gồm Brunei, Campuchia, Indonesia,
Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore,

Thái Lan và Việt Nam.
Đối với hệ thống khách sạn Việt Nam hiện nay, việc thực hiện các biện quản
lý và bảo vệ môi trường trong khách sạn là một việc hết sức cấp bách và cần thiết,
đòi hỏi phải có sự tham gia của các ngành, các cấp và các đơn vị, cá nhân tham gia
hoạt động kinh doanh du lịch. Bộ tiêu chuẩn khách sạn xanh ASEAN ra đời trong
6
thời điểm này là một căn cứ, cơ sở quan trọng cho bối cảnh hoạt động kinh doanh
khách sạn và du lịch của Việt Nam nói chung và của Hải Phòng nói riêng.
1.3. Các thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến tiêu chuẩn khách sạn xanh ASEAN
Khi xây dựng bộ tiêu chuẩn này, các cơ quan có sử dụng các thuật ngữ và định
nghĩa như sau:
 Quản lý không khí
Quản lý chất lượng không khí bao gồm việc xem xét không khí bên trong cơ
sở của khách sạn, cũng như giảm thiểu tác động của các hoạt động đó có thể ảnh
hưởng đến không khí trong khu vực địa phương.
 Khách hàng
Một người cần hoặc yêu cầu ở lại tại khách sạn thân thiện môi trường.
 Năng lượng
Trong vật lý, năng lượng là một số lượng gián tiếp quan sát. Năng lượng
thường được hiểu là khả năng của hệ thống có thể hoạt động trên hệ thống vật lý
khác. Năng lượng luôn luôn là tương đương với khả năng tạo ra lực kéo hoặc đẩy
chống lại các lực lượng cơ bản của thiên nhiên, nhân với độ dài của con đường.
 Mức độ năng lượng hiệu quả
Tạo ra mức đầu ra hoặc hiệu suất cao so với lượng năng lượng tiêu thụ.
 Môi trường
Môi trường xung quanh mà tổ chức hoạt động, bao gồm cả không khí, nước, đất
đá, tài nguyên thiên nhiên, hệ thực vật, động vật, con người và quan hệ giữa các cá
nhân của đó. Định nghĩa này có thể sử dụng cho một công ty tới hệ thống toàn cầu.
 Thân thiện với môi trường
Một thuật ngữ nhằm thông báo cho người tiêu dùng về các thuộc tính của một

sản phẩm hoặc dịch vụ có lợi ích môi trường.
 Khách sạn xanh
Khách sạn xanh là một khách sạn thân thiện môi trường và áp dụng các biện
pháp tiết kiệm năng lượng.
 Mua sắm xanh
Việc lựa chọn các sản phẩm và dịch vụ giảm thiểu tác động môi trường.Việc
này đòi hỏi một công ty, tổ chức, cộng đồng thực hiện đánh giá các hậu quả môi
trường của một sản phẩm ở tất cả các giai đoạn khác nhau của vòng đời của sản
7
phẩm có liên quan đến chi phí bảo đảm nguyên liệu thô, sản xuất, vận chuyển, lưu
trữ, xử lý, sử dụng và thải sản phẩm.
 Các sản phẩm xanh
Sản phẩm xanh là các sản phẩm ít có ảnh hưởng đến môi trường hoặc không
gây bất lợi cho sức khỏe con người. Thông thường sản phẩm xanh có thể được hình
thành hoặc được hình thành một phần từ các thành phần tái chế, được sản xuất theo
cách tiết kiệm năng lượng.
 Nước xám
Nước thải không chứa chất thải hoặc chất ô nhiễm và có thể được tái sử dụng
cho tưới tiêu sau khi lọc đơn giản.
 Điều hành khách sạn
Cách thức quản lý hoạt động kinh doanh khách sạn.
 Cộng đồng địa phương
Những người sống trong khu vực trung gian có khả năng bị ảnh hưởng về mặt
xã hội, kinh tế hoặc môi trường của một khách sạn.
 Tái chế
Hệ thống thu gom, phân loại, tái chế vật liệu cũ thành nguyên liệu có thể sử dụng.
 Tái sử dụng
Sửa, rửa hoặc trang trí lại các sản phẩm cũ để sử dụng lại.
 Nhân viên
Tất cả những người do một tổ chức cụ thể thuê.

 Người cung cấp
Cá nhân hoặc doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh du lịch có thể cung
cấp dịch vụ và hàng hóa cho lĩnh vực kinh doanh này.
 Chất thải rắn
Sản phẩm hoặc nguyên liệu rắn được xả thải vào đất, đốt hoặc làm phân ủ.
 Quản lý chất thải rắn
Hành động hay cách thức quản lý (xử lý, chỉ đạo, hoặc kiểm soát) để giảm
lượng chất thải rắn được đưa đến các bãi chôn lấp, bằng cách giảm các nguồn chất
thải và tái sử dụng hoặc tái chế càng nhiều càng tốt các phần còn lại.
 Chất thải
8
Một đầu ra không có giá trị thị trường được thải ra môi trường. Thông thường,
thuật ngữ “chất thải” đề cập đến vật liệu rắn hoặc lỏng.
 Quản lý chất thải
Quản lý chất thải là việc thu thập, vận chuyển, chế biến, xử lý, quản lý và
giám sát các vật liệu phế thải. Thuật ngữ này thường liên quan đến vật liệu được tạo
ra bởi hoạt động của con người và quá trình này được thực hiện để giảm ảnh hưởng
của chúng đối với sức khỏe, môi trường hoặc thẩm mỹ. Quản lý chất thải là một
biện pháp khác với phục hồi tài nguyên mà tập trung vào việc trì hoãn tốc độ tiêu
thụ tài nguyên thiên nhiên. Quản lý chất thải xử lý tất cả các vật liệu dù là rắn, lỏng
hoặc chất phóng xạ dạng khí và cố gắng để giảm tác động môi trường có hại của
từng loại thông qua các phương pháp khác nhau.
 Giảm từ nguồn
Giảm từ nguồn bao gồm nỗ lực giảm các chất thải nguy hại và các vật liệu
khác bằng cách thay đổi quá trình sản xuất công nghiệp. Các phương pháp giảm từ
nguồn gồm thay đổi trong kỹ thuật sản xuất, nguyên liệu đầu vào và công thức sản
phẩm. Đôi khi, thuật ngữ “phòng ngừa ô nhiễm” có thể đề cập tới giảm từ nguồn.
 Phân loại chất thải
Tách các nguồn và các loại chất thải và chất thải rắn.
 Nước thải

Nước đã sử dụng, thường xả ra hệ thống thoát nước và thường chứa vật chất
và vi khuẩn trong dung dịch hoặc được loại bỏ đi.
 Tiết kiệm nước
Sử dụng hiệu quả nước bằng cách thay đổi nhỏ trong hành vi để giảm thất
thoát nước và bằng cách chọn nhiều sản phẩm tiết kiệm nước. Các ví dụ về các
bước sửa dụng hiệu quả nước bao gồm sửa chữa vòi nước bị rò rỉ, việc tắm vòi hoa
sen chứ không phải là bồn tắm, lắp đặt thiết bị thay thế bên trong bể chứa nước nhà
vệ sinh và sử dụng máy rửa bát và máy giặt với đầy đủ tải. Mục đích của các biện
pháp này là để có được các kết quả hay mức độ dịch vụ thỏa đáng với số lượng
nước cần thiết là ít nhất.
 Chất lượng nước
9
Các đặc tính vật lý, hóa chất, sinh học và cảm quan vật lý có liên quan tới vị
của nước.
[Theo 9]
1.4. Chỉ tiêu và yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn khách sạn xanh ASEAN
Khuyến khích các hoạt động bảo vệ môi trường để khuyến khích sự tham gia
của nhân viên khách sạn, khách hang và nhà cung cấp tham gia vào hoạt động quản
lý môi trường của đơn vị khách sạn.
Có kế hoạch nâng cao nhận thức của nhân viên về môi trường, ví dụ thông qua
đào tạo thường xuyên về các kỹ năng bảo vệ môi trường cho nhân viên trong khách sạn.
Có kế hoạch quản lý môi trường trong hoạt động của khách sạn. Xây dựng các
kế hoạch linh hoạt, phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn hoạt động cụ thể của
khách sạn để kế hoạc quản lý môi trường của khách sạn đạt hiệu quả tối đa.
Có chương trình giám sát quản lý môi trường của khách sạn. Ví dụ thành lập
bộ phân chuyên trách đảm nhiệm nhiệm vụ thực thi công tác bảo vệ môi trường,
đồng thời giám sát thực hiện tất cả các hoạt động về môi trường của nhân viên
trong khách sạn, có chính sách khen thưởng kịp thời đối với các nhân viên có thành
tích tốt, sáng kiến mới tiến bộ trong công tác bảo vệ môi trường của khách sạn, hay
đưa ra những hình thức xử lý nghiêm minh với những hành vi biểu hiện sai vi

phạm các nguyên tắc của khách sạn trong vấn đề bảo vệ môi trường.
1.5. Hướng dẫn tiêu chuẩn khách sạn xanh ASEAN
Theo tiêu chuẩn khách sạn xanh ASEAN, khách sạn xanh là khách sạn thân thiện
với môi trường và sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng. Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất
cả các khách sạn thuộc các nước ASEAN và 2 năm 1 lần, lễ trao giải thưởng khách sạn
xanh ASEAN sẽ được diễn ra tại Hội nghị ATF - Hội nghị diễn đàn du lịch châu Á -
Thái Bình Dương. Nội dung tiêu chuẩn khách sạn xanh ASEAN tập trung vào các vấn
đề về bảo môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn.
10
Bảng 1.1. Bảng hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chuẩn khách sạn xanh ASEAN
Điều kiện
cơ bản
Yêu cầu đối với
khách sạn
Chỉ tiêu, biện pháp áp
dụng
Tài liệu hỗ trợ
1. Chính sách và
hoạt động môi
trường đối với
khách sạn.
1.1. Xây dựng chỉ
tiêu cho kế hoạch
môi trường đối
với khách sạn.
- Danh sách các hoạt
động môi trường,
chương trình được thực
hiện có liên quan đến
việc khuyến khích nhân

viên, khách hàng, nhà
cung cấp tham gia.
- Đăng ký tham gia
các hoạt động môi
trường, ghi lại
bằng hình ảnh.
1.2. Có kế hoạch
nâng cao nhân
viên về môi
trường.
- Tổ chức thường niên
các lớp nghiệp vụ về môi
trường theo quý 3 tháng
1 lần, thực hành các bài
kiểm tra để kiểm tra hiệu
quả sau mỗi quý học.
- Dựa trên mục tiêu
của từng quý mà
có hệ thống tài liệu
cho phù hợp.
1.3. Có kế hoạch
quản lý môi
trường hiệu quả.
- Thành lập các ban
thanh tra, kiểm tra tất cả
các hoạt động môi
trường để kịp thời chấn
chỉnh, thay đổi khi có sai
sót. Đồng thời có biện
pháp, khen thưởng, xử lý

các hành vi đi ngược lại
với các quy định môi
trường mà khách sạn
đang thực hiện.
- Xây dựng nên các
bảng nội quy, chỉ
tiêu, và các chế tài
trong vấn đề bảo
vệ môi trường của
khách sạn.
1.4. Xây dựng
các chương trình
kiểm tra giám sát
hiệu quả của việc
- Dựa trên lấy ý kiến của
khách hàng đến với
khách sạn, đặc biệt là
khách lưu trú dài ngày để
11
thực hiện các tiêu
chuẩn trong bộ
tiêu chuẩn khách
sạn xanh
ASEAN.
có được đánh giá khách
quan nhất về hiệu quả
của việc thực hiện các
tiêu chuẩn khách sạn
xanh.
- Bên cạnh đó cũng cần

lấy ý kiến của nhân viên
trong khách sạn, cộng
đồng địa phương để đảm
bảo tính khách quan
trong việc nhận định và
đánh giá hiệu quả
2. Sử dụng các sản
phẩm xanh thân
thiện với môi
trường.
2.1. Khuyến
khích việc sử
dụng các sản
phẩm thân thiện
với môi trường.
- Sử dụng tiêu chí mua
sắm xanh.
- Bằng chứng về
việc triển khai.
3. Hợp tác với
cộng đồng và các
tổ chức ở địa
phương.
3.1. Có kế hoạch,
chương trình,
hoạt động
giúp cải thiện
chất lượng cuộc
sống của cộng
đồng.

- Danh sách các cải thiện
cuộc sống của cộng
đồng.
- Bằng chứng về
triển khai
- Các tiêu chí được
thực hiện bởi ai,
khi nào ?
3.2 Có chương
trình nâng cao
nhận thức đối với
cộng đồng địa
phương về bảo vệ
môi trường
- Khách sạn, nhân viên
khách sạn thực hiện
chương trình, hoạ tđộng
nâng cao nhận thức.
- Chương trình này
được thực hiện khi
nào, ở đâu, do ai?
3.3. Tạo ra các
hoạt động trong
- Các hoạt động quảng
bá.
- Bằng chứng bằng
hình ảnh hoặc báo
12
quảng bá văn hóa
và biểu diễn nghệ

thuật truyền
thống và lối sống
của địa phương.
- Văn hóa, lối sống của
địa phương được thực
hiện trong những năm
qua.
cáo cụ thể chi tiết.
3.4. Tạo ra các cơ
hội việc làm cho
cộng đồng địa
phương
- Tỷ lệ của người lao
động người địa phương
và lao động không phải
dân địa phương làm việc
trong khách sạn.
- Tỷ lệ của người
lao động người địa
phương và không
phải dân địa
phương dựa theo
luật lao động.
4. Phát triển
nguồn nhân lực.
4.1. Có các
chương trình đào
tạo về quản lý
môi trường cho
nhân viên vận

hành và quản lý.
- Chương trình, hoạt
động đào tạo được tạo ra
và được khách sạn thực
hiện cho nhân viên trong
năm trước đây(1-2năm)
- Bằng chứng hỗ
trợ.
5. Quản lý chất
thải rắn.
5.1. Đưa vào các
kỹ thuật quản lý
chất thải.
- Chương trình, hoạt
động xử lý và quản lý
chất thải trong những
năm trước cho nhân viên.
- Bằng chứng hỗ
trợ.
5.2.Khuyến
khích sự tham gia
của nhân viên
khách sạn trong
việc giảm thải,
tái sử dụng, tái
chế, phân loại
chất thải và
chương trình ủ
phân compost.
- Chương trình, hoạt

độngnxử lý và quản lý
chất thải trong những
năm trước cho nhân viên
- Bằng chứng hỗ
trợ.
5.3. Khuyến - Chương trình, hoạt - Bằng chứng hỗ
13
khích sự tham gia
của khách ở
khách sạn tham
gia tái sử dụng,
tái chế, phân loại
rác thải.
động khuyến khích sự
tham gia của khách vào
việc xử lý, quản lý và
tối thiểu hóa chất thải
trong những năm trước.
trợ.
6. Sử dụng
Năng lượng hiệu
quả.
6.1 Giới thiệu các
kỹ thuật tiết
kiệm năng lượng
hoặc công nghệ
tiết kiệm năng
lượng và trang
thiết bị cho khách
sạn để giảm tiêu

thụ năng lượng.
- Lắp đặt và sử dụng các
công nghệ, kỹ thuật tiết
kiệm năng lượng trong
khách sạn trong những
năm trước.
- Bằng chứng hỗ
trợ.
- Báo cáo bằng
hình ảnh, tài liệu.
6.2. Lắp đặt thiết
bị đo, thiết bị
giám sát tiêu thụ
năng lượng.
- Lắp đặt các công nghệ
do tiêu thụ điện năng và
năng lương
- Báo cáo đầu tư,
hình ảnh, tài liệu.
- Báo cáo kiểm tra
năng lượng.
6.3 Khuyến
khích sự tham
gia của khách
trong khách sạn
vào việc tiết kiệm
năng lượng.
- Thông điệp khuyến
khích hoặc mời để
khuyến khích khách tiết

kiệm năng lượng trong
khách sạn.
- Các bằng chứng
hỗ trợ.
7. Sử dụng nước
hiệu quả và chất
lượng nước
7.1 Giới thiệu các
kỹ thuật tiết kiệm
nước hoặc sử
dụng công nghệ
và thiết bị tiết
kiệm nước để
- Lắp đặt và sử dụng các
công nghệ và biện pháp
sử dụng nước hiệu quả
tại khách sạn trong
những năm qua.
- Bằng chứng hỗ
trợ.
14
giảm tiêu thụ
nước.
7.2. Bảo trì
thường xuyên các
thiết bị tiết kiệm
nước.
- Báo cáo bảo trì của đội
kỹ sư về các kỹ thuật sử
dụng nước hiệu quả.

- Bằng chứng hỗ
trợ.
7.3. Khuyến
khích sự tham gia
của khách lưu trú
trong khách sạn
vào việc tiết kiệm
nước.
- Các biện pháp tuyên
truyền cho khách về sự
tham gia tiết kiệm nước.
- Bằng chứng
hỗtrợ.
7.4. Đảm bảo
chất lượng nước
được sử dụng
trong khách sạn.
- Kiểm tra chất lượng
nước.
- Kết quả kiểm tra.
8. Quản lý chất
lượng không khí
bên trong và bên
ngoài khách sạn.
8.1. Có khu vực
hút thuốc và
không hút thuốc.
- Có hình ảnh về khu vực
hút thuốc và không hút
thuốc trong khách sạn.

- Kiểm tra
- Bằng chứng
hỗtrợ.
8.2 Thường
xuyên giám sát
và bảo trì trang
thiết bị của khách
sạn.
-Báo cáo bảo trì về điều
hòa không khí, kỹ thuật
thông gió để đảm bảo
chất lượng không khí tốt
trong khách sạn.
- Bằng chứng hỗ
trợ.
9. Kiểm soát
tiếng ồn.
9.1.Có chương
trình quản lý
tiếng ồn trong
hoạt động của
khách sạn.
- Các hoạt động chương
trình thực hiện trong
khách sạn để đảm bảo
rằng tiếng ồn kiểm soát
trong khách sạn.
- Các bằng chứng
hỗ trợ.
10. Xử lý và quản

lý nước thải (chất
10.1 Có cơ chế
ngăn chặn ô
- Thự chiện chương
trìnhtối thiểu hóa gây
- Các bằng chứng
hỗ trợ.
15
lượng nước) nhiễm nước và
giảm việc tạo ra
nước thải.
bẩn nước và ngăn chặn ô
nhiễm nước trong khách
sạn trong các năm trước
10.2. Thúc đẩy
việc sử dụng
nước tái chế nước
xám.
- Bằng chứng việc khách
sạn thúc đẩy sử dụng
nước tái chế và nước đã
qua xử lý trong khách
sạn.
- Các bằng chứng
hỗ trợ.
10.3. Khuyến
khích việc sử
dụng phù hợp
nước thải đã
qua xử lý.

- Thực hiện xử lý nước
thải trong khách sạn.
- Các bằng chứng
hỗ trợ như báo cáo
giám sát thường
xuyên, tài liệu
hướng dẫn, chứng
chỉ, hóa đơn mua.
hàng)
- kiểmtra
11. Quản lý
thải các hóa chất
và chất
thải độc hại.
11.1. Cung cấp
chỉ dẫn rõ ràng
về chất thải độc
hại.
- Có chỉ dẫn rõ ràng và
dễ hiểu về việc bảo quản
và sử dụng hóa chất
trong khách sạn.
- Bằng chứng hỗ
trợ.
11.2. Quản lý phù
hợp chất thải độc
hại.
- Xử lý và các biện pháp
thải các chất độc hại
trong khách sạn.

- Đào tạo nhân viên về
xử lý chất thải độc hại.
-
Các báo cáo,
đánh giá tác động
đến môi trường,
bằng chứng hỗ trợ.
- Kiểmtra
- Sách hướng dẫn.
11.3 Kiểm tra
và bảo trì thường
xuyên nơi lưu
trữ để tránh rò rỉ
khí và các hóa
- Báo cáo bảo trì về hóa
chất, nguyên liệu, khí và
các chất độc hại trong
khách sạn.
- Bằng chứng hỗ
trợ, chứng nhận từ
các hoạt động ở địa
phương
16
chất độc hại.
[Theo 9]
17
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TẠI KHÁCH SẠN AVANI HARBOUR VIEW HẢI PHÒNG
2.1. Tổng quan về khách sạn Avani Harbour View

2.1.1. Vị trí
Vị trí địa lý của khách sạn là một trong các tiêu chí đánh giá và xếp hạng sao
khách sạn.Vị trí khách sạn quyếtđịnh quan trọng đến khả năng thu hút khách và cơ
hội tiếp cận của khách.Chính vì vậy, vị trí khách sạn có ảnh hưởng quan trọng đến
hiệu quả kinh doanh của khách sạn.
Khách sạn Avani Harbour View, Hải Phòng tọa lạc tại số 4 Trần Phú - một
trong những trục đường chính của thành phố Hải Phòng, cách cảng hàng không
quốc tế Nội Bài - Hà Nội 2h xe chạy, rất gần cảng hàng không nội địa Cát Bi. Từ
khách sạn, du khách chỉ mất 10 phút để đi đến bến Bính và lên tàu đi thăm quần đảo
Cát Bà - một trong 20 điểm du lịch đặc biệt của nước ta, có nhiều phong cảnh và bãi
tắm đẹp. Hơn nữa, Cát Bà còn có khu dự trữ sinh quyển thế giới với nhiều loài động
thực vật quý hiếm…Hay chỉ với 1 giờ 30 phút di chuyển bằng ô tô, du khách đã có
thể đặt chân tới vịnh Hạ Long - một trong những di sản thiên nhiên, kì quan thiên
nhiên thế giới của Việt Nam. Gần hơn, du khách có thể tham gia đạp xe ra vùng
ngoại ô như bãi biển Đồ Sơn hoặc du khảo đồng quê Kiến Thụy, được nhiều du
khách nước ngoài ưa chuộng. Du khách cũng có thể tản bộ dạo bước trên các con
đường chính dọc theo đường Trần Phú để tham quan Quán hoa, Nhà hát lớn, đền
Nghè…Vì thế, rất nhiều du khách nước ngoài đã đến nghỉ tại khách sạn đều yêu
thích và dành thời gian để đi tham quan và tham gia gián tiếp vào các sự kiện văn
hóa diễn ra ở Nhà hát thành phố nhân dịp các ngày lễ lớn như giải phóng thành phố,
giải phóng Miền Nam…
Với vị trí ngay tại trung tâm thành phố Hải Phòng, là nơi có cơ sở vật chất kỹ
thuật tốt nhất Hải Phòng, Avani Harbour View chính là sự lựa chọn của các doanh
nghiệp để tổ chức các buổi tiệc chiêu đãi, các cuộc hội nghị, các buổi họp, các
chương trình giới thiệu sản phẩm…
Với vị trí địa lý thuận lợi kể trên, hàng năm Avani Harbour View đã đón được
một số lượng khách rất lớn,trong đó chủ yếu là khách theo đoàn và khách thương
18
gia, người nước ngoài đến Việt Nam sinh sống và làm việc lâu dài.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển tập đoàn Minor International và khách

sạn Avani Harbour View
- Tên khách sạn: Avani Harbour View Hotel
- Xếp hạng: 4 sao
- Địa chỉ: số 4 Trần Phú - Hải Phòng
- Điện thoại: (84-31) 3827827
- Fax: (84-31) 2827828
- Email:
 Tập đoàn Minor International
Tập đoàn Minor International là một trong những tập đoàn phục vụ trong lĩnh
vực đón khách và giải trí lớn nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tập đoàn
thành lập vào năm 1976, ban đầu là một khu vui chơi giải trí của hoàng gia Thái
Lan làm theo cấu trúc một khách sạn nhỏ ở Pattaya với 30 ngôi nhà gỗ nhỏ một tầng
và 27 phòng, nơi đây trước kia chỉ để phục vụ quân nhân Mỹ đến nghỉ ngơi và giải
trí. Khoảng 30 năm tiếp theo, khu liên hiệp này được nâng cấp một vài lần và nó
dần được mở rộng, ngày nay có 292 phòng.
Năm 1998, tập đoàn được liệt vào danh sách những tập đoàn cổ phần hóa của
Thái Lan để cung cấp vốn đầu tư vào những dự án mới. Dự án đầu tiên là một trung
tâm thương mại vườn hoàng gia với diện tích 16000m
2
, trung tâm thương mại này
nối trực tiếp với khách sạn Pattaya.
Năm 1993, tập đoàn mở ra khu Riple’s Blieve It nằm gần khu Plaza ở Pattaya.
Đây là một viện bảo tàng cung cấp bức tranh toàn cảnh của vùng này. Một viện bảo
tàng thứ hai cũng được thành lập sau đó vào năm 1997 ở Hồng Kông tại Peak Tram,
viện bảo tàng này được xây dựng dựa trên sự liên doanh của nhóm khách sạn ở
Hồng Kông và Thượng Hải.
Tập đoàn mở rộng hoạt động khách sạn vào năm 1995 bằng việc trao đổi cổ
phiếu, điều này đã gíup tập đoàn cân bằng lợi nhuận giữa hai khu Hua Hin và đưa
lợi nhuận thu được lên tới 100%. Tập đoàn cũng mở thêm khu nghỉ mát dành cho
quan chức cấp cao ChiengMai, ngày nay đây được coi là một trong những khu nghỉ

mát hàng đầu thế giới. Năm 1999, spa Madara ra đời, đây là một trong những spa
hàng đầu của Thái Lan ngày nay. Tập đoàn còn có 71 thái ấp ở Kon Samu để phát
19
triển một khu nghỉ mát 5 sao. Tháng 12/2001, khu resort và spa JW Marriott mở cửa
hoạt động với 256 phòng. Vào năm 2002, khu làng nghỉ Marriott Phuket cũng được
mở cửa hoạt động dọc theo khu resort và spa Marriott. Tiếp ngay sau đó là sự ra đời
của khu Bann Boran resort ở Chieng Rai với 110 phòng chiếm khoảng 800km
vuông ở vườn nhiệt đới và rừng tre. Theo sau sự nâng cấp này tập đoàn đã mở ra
khu tam giác vàng Anantara vào cuối năm 2003.
Minor International là chủ khách sạn, nhà điều hành và nhà đầu tư và quản lí
điều hành với hơn 10.000 phòng với trên 90 khách sạn, khu nghỉ mát và dãy phòng
dịch vụ thuộc Anantara, Marriott, Four seasons, Elewana và các thương hiệu quốc
tế nhỏ. Ngày nay, Minor hoạt động tại 12 quốc gia bao gồm Thái lan, Maldives,
Indonesia, các tiểu vương quốc Arab, Việt Nam, Malaysia, Trung Quốc, Tanzania,
Kenya, Sri Lanka, Australia và New Zealand. Ngoài ra, Minor còn sử dụng hỗn hợp
các hoạt động spa, mua sắm plaza, cửa hàng giải trí, nhà ở và các khu nghỉ dưỡng.
Ngày nay, tập đoàn đã mở rộng với 630 nhà hàng, 15 khách sạn và khu vui chơi giải
trí nằm ở Marriott, Annatara và một vài chi nhánh tại Việt Nam và Mandilves mở
cửa đón khách suốt bốn mùa trong năm, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách
hàng trong một thị trường đầy năng động. Tập đoàn không chỉ nhận được giải
thưởng về khách sạn và khu giảitrí đạt chất lượng cao mà còn dẫn đầu về điểm đến
spa với 24 điểm đến ở Mandara và Annatara, tất cả đều có tên trong danh sách
những điểm spa tốt nhất ở khu vực châu Á cũng như trên thế giới. Tập đoàn Minor
là tập đoàn đứng đầu thị trường Thái Lan trong gần như tất cả các lĩnh vực mà tập
đoàn hoạt động. Chỉ riêng những nhà hàng ở Thái Lan đã phục vụ hơn 67 triệu
khách trong năm 2006. Thêm vào sự có mặt rộng khắp của tập đoàn ở những thị
trường bán lẻ, tập đoàn cũng là nhà đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực hàng không và
thương mại với những công ty sản xuất kem và phomat để hỗ trợ thêm cho hệ thống
nhà hàng và đối tác thứ ba của tập đoàn. Tháng 10/2003, công ty Pizza quốc tế đầu
tiên cho phép tập đoàn mở cửa các nhà hàng bán sản phẩm ở Kuwait, đây là dấu

hiệu bắt đầu cho lĩnh vực kinh doanh mới. Lĩnh vực kinh doanh của tập đoàn tập
trung vào việc đưa những dịch vụ tiên tiến và những sản phẩm tối ưu đến vơí khách
hàng thông qua những chi nhánh đầu ngành. Tập đoàn luôn đặt ra mục tiêu phải
vượt qua được những tập đoàn đứng đầu thế giới bởi vì mỗi ngày đều có khoảng
20

×