PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH KHÁ GIỎI LỚP 7
HUYỆN VĨNH LỘC Năm học: 2010 - 2011
MÔN THI: ĐỊA LÝ
Ngày thi: 13/04/2011
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3,0 điểm) Nguyên nhân nào đã khiến cho các đảo và quần đảo của châu Đại Dương
được gọi là “Thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương?
Câu 2: (6,0 điểm) Lượng khí thải CO
2
(điôxít các bon) là nguyên nhân chủ yếu làm cho Trái
Đất nóng lên, cho đến năm 1840, lượng CO
2
trong không khí luôn ổn định ở mức 275 phần
triệu (viết tắt là 275 p.p.m). Từ khi bắt đầu cuộc cuộc cách mạng công nghiệp đến nay,
lượng CO
2
trong không khí đã không ngừng tăng lên:
Năm Lượng CO
2
trong không khí (phần triệu)
1840
1957
1980
1997
275
312
335
355
a. Vẽ biểu đồ về sự gia tăng lượng CO
2
trong không khí từ năm 1840 đến năm 1997.
b. Nhận xét và giải thích nguyên nhân của sự gia tăng đó.
Câu 3: (4,0 điểm) Trình bày sự phân hóa của môi trường đới ôn hòa.
Câu 4: (3,0 điểm) Để khắc phục khó khăn do khí hậu nhiệt đới gió mùa gây ra, trong sản
xuất nông nghiệp cần thưc hiện những biện pháp chủ yếu nào?
Câu 5: (4,0 điểm) Nêu đặc điểm địa hình của khu vực Nam Mĩ.
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HUYỆN VĨNH LỘC
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC SINH
KHÁ GIỎI MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 7
NĂM HỌC 2010-2011
Câu 1: (3,0 điểm)
- Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hòa.
(1,0 điểm)
- Mưa nhiều, rừng xích đạo xanh quanh năm hoặc rừng mưa nhiệt đới phát triển xanh tốt.
(1,0 điểm)
- Đặc biệt các vùng dừa ven biển đã khiến cho các đảo và quần đảo châu Đại Dương được
gọi là “Thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương. (1,0
điểm)
Câu 2: (6,0 điểm)
a. Vẽ đúng, chính xác, đẹp (3,0 điểm)
b. Nhận xét và giải thích: (3,0 điểm)
- Lượng CO
2
trong không khí từ 1840 - 1997 không ngừng tăng lên (0,5 điểm)
- Năm 1840 - 1957 trong vòng 117 năm tăng lượng CO
2
trong không khí 37 phần triệu
(0,5 điểm)
- Từ năm 1957 - 1980 trong vòng 23 năm lượng CO
2
trong không khí 23 phần triệu
(0,5 điểm)
- Từ năm 1980 - 1997 trong vòng 17 năm lượng CO
2
trong không khí 20 phần triệu
(0,5 điểm)
* Giải thích: (1,0 điểm)
- Do sự phát triển công nghiệp và các phương tiện giao thông đòi hỏi phải sử dụng ngày
càng nhiều nhiên liệu, làm cho bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề. (1,0 điểm)
Câu 3: (4,0 điểm)
- Thiên nhiên thay đổi theo 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông (1,0 điểm)
- Môi trường đới ôn hòa thay đổi từ vùng này sang vùng khác tùy thuộc:
+ Vĩ độ cao, mùa đông lạnh và kéo dài, gần chí tuyến có môi trường Địa Trung Hải, mùa hạ
nóng - khô, mùa đông ẩm - mưa, mùa thu - thực vật thay đổi từ Bắc xuống Nam (1,0 điểm)
- Bờ Tây chịu ảnh hưởng của gió Tây ôn đới và dòng biển nóng: ẩm ướt quanh năm, mùa hạ
mát, mùa đông nóng. (1,0 điểm)
- Càng vào sâu tính lục địa càng rõ nét, lượng mưa giảm, tuyết rơi, mùa hạ nóng. Thực vật
thay đổi từ Tây sang Đông. (1,0 điểm)
Câu 4: (3,0 điểm) Khắc phục khó khăn do khí hậu nhiệt đới gió mùa gây ra, trong sản xuất
nông nghiệp cần thực hiện những biện pháp:
- Bảo vệ rừng và trồng rừng. (0,5 điểm)
- Lựa chọn cây trồng, bố trí mùa vụ cây trồng hợp lý. (0,5 điểm)
- Làm thủy lợi, trồng cây che phủ đất. (0,5 điểm)
- Phòng trừ dịch bệnh. (0,5 điểm)
- Đảm bảo thời vụ. (0,5 điểm)
- Kết hợp phòng chống thiên tai. (0,5 điểm)
Câu 5: (4,0 điểm) Nam Mĩ có 3 khu vực địa hình (1,0 điểm)
- Phía Tây của Nam Mỹ là dãy núi trẻ An-đét: Đây là miền núi trẻ, cao đồ sộ, giữa các dãy
núi có nhiều thung lũng và cao nguyên rộng. (1,0 điểm)
- Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, phía Bắc là đồng bằng Ô-ri-nô-cô hẹp, nhiều đầm lầy, tiếplaf
đồng bằng A-ma-dôn, rộng và bằng phẳng nhất thế giới, phía Nam có đồng bằng Pam-pa và
đồng bằng La-pla-ta. Địa hình cao dần về phía Tây An-đét. (1,0 điểm)
- Phía Đông là Sơn nguyên, sơn nguyên Guy-a-na hình thành lâu đời, bị bào mòn mạnh, trở
thành một miền đồi và núi thấp xen các thung lũng rộng. Sơn nguyên Bra-xin được nâng lên,
bề mặt bị chia sẻ; rìa phía Đông sơn nguyên có nhiều dãy núi khá cao xen các cao nguyên
núi lửa. (1,0 điểm)