Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG TIẾT LUYỆN TẬP, ÔN TẬP HÌNH HỌC 7,8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.14 MB, 14 trang )

SKKN: Sử dụng bản đồ tư duy trong tiết luyện tập, ôn tập hình học 7;8
PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN VĨNH CỬU
Đơn vị: Trường THCS Vĩnh Tân

Mã số:……………….
 Sáng kiến kinh nghiệm
Người thực hiện: Traàn Thò Kim Lieân
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục: 
Phương pháp dạy học bộ môn: toán 
Phương pháp giáo dục: 
Lĩnh vực khác: ……………………… 
Có đính kèm:
  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác
Trang 1
SKKN: Sử dụng bản đồ tư duy trong tiết luyện tập, ôn tập hình học 7;8
ĐỀ TÀI:
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG TIẾT LUYỆN TẬP,
ÔN TẬP HÌNH HỌC 7,8
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Rất nhiều HS sợ học toán vì nhiều lí do, trong đó chủ yếu là do toán học có
rất nhiều kiến thức liên quan từ lớp dưới, hoặc trong một tiết học có nhiều khái
niệm, định lí, tính chất liên quan làm học sinh không nhớ được, dẫn đến mất căn
bản. Các em có xu hướng “học vẹt’’ , chỉ thuộc lòng mà không nắm được ý chính,
nên mau quên kiến thức.
Trước thực trạng trên, những năm gần đây, toàn ngành giáo dục nỗ lực giảm
tải mạnh mẽ nội dung dạy học nhưng vẫn phải giữ được mạch kiến thức và tính
thống nhất của chương trình. Điều đó có nghĩa là giảm tải những nội dung trùng
lắp, nhàm chán, không phù hợp nhưng không giảm yêu cầu. Muốn vậy, cùng với
giảm tải phải tiến hành áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, từng bước
chuyển cách dạy và học từ chỗ trang bị kiến thức cho người học sang dạy học sinh


cách tiếp nhận và tìm tòi kiến thức, vận dụng vào thực tế và biến thành kỹ năng
của riêng mình. Cùng với các phương pháp dạy học tích cực khác, việc triển khai
dạy học bằng Bản đồ tư duy (BĐTD) chính là một công cụ phù hợp mà các trường
đang thực hiện để tiến hành giảm tải đạt chất lượng.
Đối với môn toán hình, học sinh cần phải nắm vững khái niệm, tính chất,
định lí một cách chính xác thì mới có khả năng vận dụng giải toán. Việc sử dụng
BĐTD trong dạy học có thể giúp học sinh nhớ lại kiến thức cũ, kiến thức vừa học
tốt hơn từ đó hình thành khả năng tự học của các em. Trong đó, người giáo viên
phải đóng vai trò chỉ đạo, hướng dẫn, tập cho các HS biết cách làm BĐTD một
cách hợp lí. Vì thế , tôi đã tìm hiểu và thực hiện đề tài : “ Sử dụng bản đồ tư duy
trong tiết luyện tập, ôn tập hình 7,8 ” mong đóng góp chút kinh nghiệm vào tổ toán
tin.
II.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
1.Thuận lợi
Trong quá trình giảng dạy được sự quan tâm và sự chỉ đạo đúng mực của
BGH và tổ chuyên môn.
Trang 2
SKKN: Sử dụng bản đồ tư duy trong tiết luyện tập, ôn tập hình học 7;8
Bản thân được tham gia học tập các đợt tập huấn về dạy học theo phương
pháp tích cực, ứng dụng các phần mềm vào dạy Toán.
Sách giáo khoa biên soạn một cách rất trình tự logic, có nhiều kênh hình
giúp học sinh tăng thêm sự hứng thú.
Dụng cụ và đồ dùng dạy học ngày một đa dạng, việc ứng dụng CNTT trong
giảng dạy ngày càng phổ biến, cho việc minh họa bài dạy rõ ràng hơn giúp học
sinh nắm bắt kiến thức mới nhanh, chính xác
2. Khó khăn
- Môn toán là môn học khó, vẫn còn một bộ phận không ít học sinh chưa ý
thức được tầm quan trọng của vịêc học kể cả học môn toán , dẫn đến mất căn bản
từ những lớp dưới, lâu dần kiến thức không đủ để học tốt khi lên các lớp trên vì
môn toán đòi hỏi phải có sự tích lũy kiến thức từ dưới lên trên .Cho nên trình độ

tiếp thu của các em không đồng đều, tư duy còn hạn chế.
- Nhiều HS chưa hình thành khả năng tự học. Bên cạnh đó, có nhiều HS học
chăm chỉ nhưng vẫn học kém (chưa có phương pháp học toán đúng).
- HS chưa có thói quen học tập bằng cách tạo BĐTD, hoặc chưa được hướng
dẫn cách làm BĐTD vì đây là cách dạy và học mới được áp dụng khoảng 1 năm
trở lại đây.
3. Số liệu thống kê
Qua tìm hiểu tôi nhận thấy học sinh hiểu bài tại lớp; và nhớ bài ngay tại lớp
chiếm tỉ lệ chưa cao. Đặc biệt nhiều em về nhà là quên ngay kiến thức cô (thầy)
vừa giảng. Chính vì vậy mà khó vận dụng giải toán được. Đặc biệt với những kiến
thức cũ, giáo viên yêu cầu nhắc lại thì trong lớp rất ít em trả lời được. Nhiều em
học vẹt rồi quên mau.
Kết quả điều tra mức độ nắm kiến thức của HS trước khi thực hiện đề tài:
Lớ
p
Nắm vững kiến
thức tại lớp
Nhớ kiến thức tại lớp nhưng
chưa chính xác
Không nhớ được những
kiến thức đã học
7
5
30% 50% 20%
7
6
35% 50% 15%
8
7
30% 45% 25%

8
8
32% 50% 18%
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Trang 3
SKKN: Sử dụng bản đồ tư duy trong tiết luyện tập, ôn tập hình học 7;8
A.Cơ sở lý luận
1) Bản đồ tư duy là gì?
Trước nay, chúng ta ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số.
Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não - não trái,
mà chưa hề sử dụng kỹ năng nào bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các
thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian và sự mơ mộng. Hay nói cách khác,
chúng ta vẫn thường đang chỉ sử dụng 50% khả năng bộ não của chúng ta khi ghi
nhận thông tin. Bản đồ tư duy có thể giúp chúng ta sử dụng tối đa khả năng của bộ
não.
Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình
thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ
đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh,
đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở,
không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các
nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn
đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng
BĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa khả năng
sáng tạo của mỗi người.
2) Cách làm bản đồ tư duy .
1. Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề
Tại sao lại phải dùng hình ảnh? Vì một hình ảnh có thể diễn đạt được cả
ngàn từ và giúp bạn sử dụng trí tưởng tượng của mình. Một hình ảnh ở trung tâm
sẽ giúp chúng ta tập trung được vào chủ đề và làm cho chúng ta hưng phấn hơn.
2. Luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não

như hình ảnh.
3. NỐI các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh
nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp hai,….
bằng các đường kẻ.
Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng được tô đậm hơn, dày
hơn.
Khi chúng ta nối các đường với nhau, thì sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ hơn rất
nhiều do bộ não của chúng ta làm việc bằng sự liên tưởng.
Trang 4
SKKN: Sử dụng bản đồ tư duy trong tiết luyện tập, ôn tập hình học 7;8
4. Sử dụng hình ảnh, ký hiệu, mật mã, mũi tên trong bản đồ tư duy của
mình
Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ
5. Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc,…)
Phát huy phong cách cá nhân riêng của mình; Sử dụng màu sắc - mật mã
riêng của bạn - trong khắp bản đồ.
6. Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong
được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều
7. Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm
3. Khi nào sử dụng BĐTD trong tiết dạy ?
- Đối với những tiết luyện tập, ôn tập có nhiều kiến thức liên quan nhau. Sử
dụng BĐTD là cách dạy và học hợp lí giúp giáo viên rút ngắn thời gian ôn lý
thuyết, học sinh nhớ bài lâu, sâu và chính xác, thời gian vận dụng giải toán.
- Tuy nhiên, có thể củng cố kiến thức vừa học bằng BĐTD. Đối với những
bài học có nhiều nội dung kiến thức, sử dụng BĐTD để giúp học sinh nắm vững
kiến thức trọng tâm một cách khoa học, chính xác
- Tùy thuộc vào đối tượng học sinh trong lớp, giáo viên có thể đưa ra nhiều
cách thức để học sinh tập thói quen dùng BĐTD để nắm kiến thức. Thời gian đầu,
khi các em mới làm quen với BĐTD, giáo viên nên hướng dẫn các em thực hiện
làm BĐTD qua một vài BĐTD mẫu; khi các em có thói quen biết cách học bài

bằng BĐTD, giáo viên sẽ từng bước hướng dẫn các em tự xây dựng một BĐTD
cho riêng mình. Từ đó HS có thể sử dụng BĐTD do mình tự làm để học bài, ôn
bài, và giải bài tập liên quan đến kiến thức đã học.
B. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
1) Sử dụng BĐTD đối với các tiết luyện tập, ôn tập chương
Đối với các tiết luyện tập hoặc ôn tập. Các em cần nhớ lại nhiều kiến thức đã
học nên giáo viên đưa ra một chủ đề chính, đặt chủ đề này ở vị trí trung tâm bảng
(hoặc vào trang vở, tờ giấy/ bìa) rồi đặt câu hỏi gợi ý để các em vẽ tiếp các nhánh
cấp 1, cấp 2, cấp 3 Mỗi bài học được chính các em tự vẽ kiến thức trọng tâm
trên một trang giấy, giúp các em dễ ôn tập, dễ xem lại kiến thức khi cần.
Trang 5
SKKN: Sử dụng bản đồ tư duy trong tiết luyện tập, ôn tập hình học 7;8
Trước khi dùng BĐTD để ôn lại kiến thức thì đừng nhìn chăm chú quá vào
BĐTD mình đã tự vẽ lần trước, mà hãy tập trung hình dung mình đã vẽ những gì,
gồm những nhánh ra sao, gồm những dòng chữ gì.
Ví dụ 1. Tiết luyện tập bài hình vuông – hình 8 tập 1
GV tập cho HS xây dựng bản đồ tư duy
1: Xác định hình ảnh trung tâm (chủ đề chính)
GV gợi ý: tìm trong thực tế các hình là hình vuông?
HS: sẽ vẽ phác thảo hình vuông
2: Tìm những kiến thức liên quan đến chủ đề chính
HS: định nghĩa; tính chất; dấu hiệu nhận biết hình vuông
3: Thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện BĐTD.
HS : có thể phối hợp, màu sắc theo ý riêng của mình
GV: Tổ chức cho HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về
kiến thức của hình vuông. GV sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp HS hoàn chỉnh
BĐTD
4: Củng cố kiến thức bằng một BĐTD.
GV cho HS lên trình bày, thuyết minh về kiến thức bài học thông qua một
BĐTD do GV đã chuẩn bị sẵn (vẽ ở bảng phụ hoặc ở bìa), hoặc BĐTD mà các em

vừa thiết kế và cả lớp đã chỉnh sửa, hoàn thiện.
Sau đó, học sinh tiếp tục vận dụng giải bài tập.
Trang 6
Tứ giác có bốn góc bằng nhau và
bốn cạnh bằng nhau
A D
C
B
SKKN: Sử dụng bản đồ tư duy trong tiết luyện tập, ôn tập hình học 7;8
Ví dụ 2: Ôn tập chương II (hình học 7 tập 1)
GV: yêu cầu HS lập BĐTD chủ đề tam giác
HS: thực hiện theo nhóm ( có thể chuẩn bị ở nhà, hoặc tại lớp)
GV: dựa vào BĐTD yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa, tính chất, định lí liên quan
của chương II.
Trang 7
SKKN: Sử dụng bản đồ tư duy trong tiết luyện tập, ôn tập hình học 7;8
Từ đó , GV cho Hs làm bài tập, khi cần vận dụng tính chất (định lí) liên quan,
mỗi HS có thể nhìn vào BĐTD để nhớ lại nhanh chóng.
Ví dụ 3 . Sử dụng BĐTD cho tiết ôn tập chương I. hình 8 tập 1
GV: yêu cầu HS lập BĐTD chủ đề dấu hiệu nhận biết các loại tứ giác
HS: thực hiện theo nhóm ( có thể chuẩn bị ở nhà, hoặc tại lớp)
GV: dựa vào BĐTD yêu cầu HS nhắc lại dấu hiệu nhận biết các hình.
Trang 8
SKKN: Sử dụng bản đồ tư duy trong tiết luyện tập, ôn tập hình học 7;8
BĐTD dấu hiệu nhận biết các loại tứ giác
Từ đó, GV cho HS làm bài tập chứng minh hình thang, hình thang cân, hình
thang vuông, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông. khi cần vận
dụng làm bài tập mỗi HS có thể nhìn vào BĐTD để nhớ lại nhanh chóng.
2) Một số lưu ý khi vẽ BĐTD
a) Về hình thức

HS có thể làm BĐTD trên giấy, dùng màu tô, bút chì
Ví dụ 4. BĐTD bài Hình bình hành ( hình 8 tập 1) do HS thực hiện
Trang 9
Một góc vuông
* Hai cạnh kề bằng nhau
* Hai đường chéo vuông góc
* Một đường chéo là đường
phân giác
Hình chữ nhật
Hình
vuông
Hình thang
cân
Hình thang
vuông
Hình bình hành
Hình thang
Hai cạnh đối
song song
Tứ giác
* Các cạnh đối song song
* Các cạnh đối bằng nhau
* Hai cạnh đối song song và bằng nhau
* Các góc đối bằng nhau
* Hai đường chéo cắt nhau tại
trung điểm mỗi đường
* Hai cạnh kề bằng nhau
* Hai đường chéo vuông góc
* Một đường chéo là đường phân
giác

Hình
thoi
bốn cạnh bằng nhau
ba góc vuông
Một góc vuông
* Hai cạnh kề bằng nhau
* Hai đường chéo vuông góc
* Một đường chéo là đường
phân giác
Hình chữ nhật
Hình
vuông
Hình thang
cân
Hình thang
vuông
Hình bình hành
Hình thang
Hai cạnh đối
song song
Tứ giác
* Các cạnh đối song song
* Các cạnh đối bằng nhau
* Hai cạnh đối song song và bằng nhau
* Các góc đối bằng nhau
* Hai đường chéo cắt nhau tại
trung điểm mỗi đường
* Hai cạnh kề bằng nhau
* Hai đường chéo vuông góc
* Một đường chéo là đường phân

giác
Hình
thoi
bốn cạnh bằng nhau
ba góc vuông
SKKN: Sử dụng bản đồ tư duy trong tiết luyện tập, ôn tập hình học 7;8
Ví dụ 5. BĐTD tiết ôn tập chương II hình 7 tập 1 do nhóm HS tự vẽ
b) Về tổ chức hoạt động
HS có thể hoạt động cá nhân, hoặc hoạt động theo nhóm
BĐTD có thể làm tại lớp hoặc yêu cầu HS tự về nhà làm
c) Về kiến thức
Trang 10
SKKN: Sử dụng bản đồ tư duy trong tiết luyện tập, ôn tập hình học 7;8
GV khi nhận xét BĐTD của HS chỉ nên chỉnh sửa về mặt nội dung kiến thức,
không nên chỉnh sửa về hình thức vì là sản phẩm riêng của các em, khi các em tự
làm các em sẽ nhớ lâu, sâu hơn rất nhiều về những hình ảnh mà các em liên tưởng.
BĐTD là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm HS có chung 1
kiểu BĐTD, GV chỉ nên chỉnh sửa cho HS về mặt kiến thức và góp ý thêm về
đường nét vẽ và hình thức- nếu cần.
Như vậy, với giáo viên vừa là người hướng dẫn các em làm BĐTD. Chính
các em mới là người chủ động lập BĐTD, từ đó chủ động lĩnh hội kiến thức.
IV. KẾT QUẢ
Sử dụng BĐTD sẽ trợ giúp cho học sinh sử dụng sức mạnh của bộ não để
học và ghi nhớ những gì đã học. Học sinh ôn tập và hệ thống lại kiến thức của năm
học cũ bằng bản đồ tư duy (BĐTD). GV hướng dẫn cả lớp vẽ một BĐTD với nhiều
màu sắc sinh động và cuốn hút. Chưa đầy 10 phút, toàn bộ nội dung kiến thức
trong 2- 5 trang sách đã được tóm gọn bằng một BĐTD. Tăng thời gian củng cố,
vận dụng giải toán. Dạy học bằng bản đồ tư duy khiến tiết học sinh động và cuốn
hút.
Dạy học bằng BĐTD giúp học sinh thuộc bài ngay tại lớp, nhớ nhanh, nhớ

sâu, nhớ lâu và nhớ chính xác những nội dung bài học. Phương pháp BĐTD giúp
các em không thấy nhàm chán vì bài học dài dòng mà luôn sôi nổi, hào hứng từ
đầu đến cuối tiết học. Phương pháp này đặc biệt có ích trong việc củng cố kiến
thức và rèn luyện, phát triển tư duy lôgíc cho HS.
Trên đây là kết quả điều tra mức độ nắm kiến thức của HS sau khi thực
hiện đề tài:
Lớ
p
Nắm vững kiến
thức tại lớp
Nhớ kiến thức tại lớp nhưng
chưa chính xác
Không nhớ được những
kiến thức đã học
7
5
60% 30% 10%
7
6
70% 20% 10%
8
7
65% 25% 10%
8
8
62% 25% 13%
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Trang 11
SKKN: Sử dụng bản đồ tư duy trong tiết luyện tập, ôn tập hình học 7;8
Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học, giáo viên giúp học sinh tập có thói

quen tự tay ghi chép hay tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã đọc, đã học theo cách
hiểu của các em dưới dạng bản đồ tư duy.
BÐTD ứng dụng vào quá trình dạy và học, các trường có thể hoặc cũng có
thể thiết kế trên powerpoint hay các phần mềm bản đồ tư duy. Với các trường, đơn
vị có điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tốt có thể cài vào máy tính phần
mềm cho cán bộ, giáo viên, học sinh sử dụng. Tuy nhiên, việc dùng giấy, bút chì,
bút mầu, tẩy, để vẽ BÐTD có ưu điểm là giúp người lập BÐTD dễ dàng phát
triển ý tưởng và bổ sung ý tưởng qua đó phát huy tối đa tính sáng tạo của mỗi
người, phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của mỗi người, được tự do chọn mầu
sắc (xanh, đỏ, vàng, tím, ), đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong ), tự 'sáng tác' nên
mỗi BÐTD thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng cá nhân và
cũng do mỗi người tự làm nên càng yêu quý, trân trọng 'tác phẩm' của mình. Với
vật liệu dễ kiếm, rất kinh tế, cách làm đơn giản, BÐTD có thể vận dụng được với
bất kỳ điều kiện nào của các nhà trường hiện nay.
Sử dụng BÐTD, HS yếu có thể lấy lại những kiến thức căn bản đã mất ở lớp
dưới. Ðối với học sinh trung bình, cần tập cho học sinh có thói quen tự ghi chép
hoặc tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã đọc và học theo cách hiểu của các em
dưới dạng BÐTD. Cách làm này sẽ rèn luyện cho học sinh hướng tới cách suy nghĩ
lô-gích, mạch lạc, giúp các em hiểu bài, ghi nhớ kiến thức vào não chứ không phải
là học thuộc lòng, học 'vẹt'. Giáo viên có thể hướng dẫn, gợi ý để các em tự hệ
thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của mỗi bài học vào một trang giấy;
có thể vẽ chung trên một cuốn vở hoặc để thành các trang giấy rời, rồi kẹp thành
một tập. Mỗi bài học được vẽ kiến thức trọng tâm trên một trang giấy giúp các em
dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần, chỉ cần rút tờ BÐTD của bài đó ra là các em
nhanh chóng ôn lại kiến thức một cách dễ dàng.
Ðối với học sinh giỏi sử dụng BÐTD để tìm chiến lược giải quyết một vấn
đề hoặc tìm hiểu hướng giải một bài tập, phương pháp hệ thống hóa kiến thức. Học
sinh thường xuyên tự lập bản đồ tư duy sẽ phát triển khả năng thẩm mỹ do việc
thiết kế nó phải bố cục màu sắc, các đường nét, các nhánh sao cho đẹp, sắp xếp các
ý tưởng khoa học, súc tích…Bên cạnh đó, việc yêu cầu các em hệ thống bài học

cuối mỗi tiết bằng cách vẽ một BĐTD đã tạo cho các em cơ hội trình bày bài theo
cách hiểu của mình, rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm và trình bày trước đám
đông.
Trang 12
SKKN: Sử dụng bản đồ tư duy trong tiết luyện tập, ôn tập hình học 7;8
Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng ngày
càng được bổ sung thêm về nội dung làm giàu thêm 'kho tư liệu', nhất là giúp học
sinh nắm được kiến thức thông qua một 'sơ đồ' thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri
thức. Ðó cũng chính là một trong những cách làm thiết thực triển khai nội dung
dạy học có hiệu quả - một trong năm nội dung của phong trào thi đua 'Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực'.
* Giới hạn đề tài
Trong quá trình giảng dạy và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp thì việc
áp dụng BĐTD trong mọi tiết học toán còn gặp nhiều khó khăn
- Về phía học sinh : chưa biết cách làm BĐTD, thường xuyên sử dụng BĐTD để
củng cố kiến thức; chưa hình thành thói quen học bài bằng BĐTD
- Về phía giáo viên: dùng BĐTD chưa được thường xuyên vì cho rằng có nhiều tiết
học không có thời gian để hướng dẫn học sinh làm BĐTD
Vì vậy, tôi cho rằng, không nên áp dụng BĐTD đại trà vào mọi tiết dạy trên
lớp. Trước tiên nên từng bước áp dụng BĐTD vào những tiết ôn tập chương, ôn
học kì và luyện tập, những tiết dạy có nhiều kiến thức liên quan Người giáo viên
cần tập cho các em biết ghi lại kiến thức đã học dưới dạng BĐTD, và từ BĐTD các
em sẽ nhớ lại kiến thức đã học, nếu không có thời gian làm tại lớp, giáo viên cho
học sinh chuẩn bị ở nhà. Mỗi lần ôn tập, các em lại lấy BĐTD đã làm để nhớ lại
kiến thức. Bên cạnh đó cần xây dựng các hoạt động học tập để học sinh tự lập bản
đồ tư duy. Quá trình này đòi hỏi thời gian lâu dài mới hình thành được thói quen
học tập của mỗi học sinh.
Tuy nhiên, riêng với môn toán, nắm kiến thức chưa đủ, các em cần phải biết
vận dụng giải toán mới là cái đích cuối cùng. Cho nên sử dụng BĐTD chỉ là bước
đầu để các em nắm kiến thức, người giáo viên cần phối hợp nhiều phương pháp

dạy học khác nhau để đem lại hiệu quả cao nhất trong giảng dạy.
VI. KẾT LUẬN
Qua thực tế cho thấy, không chỉ môn toán mà bất kỳ môn nào giáo viên cũng
có thể ứng dụng bản đồ tư duy. Thực hiện bản đồ tư duy giúp học sinh rèn luyện
kỹ năng và tư duy khoa học, đặc biệt ghi nhớ được sâu sắc mà không sa vào lối
học vẹt, thuộc lòng máy móc. Đây là một phương pháp dạy học mới đang gây
được sự chú ý của rất nhiều người, đó là học bằng bản đồ tư duy (BÐTD) -
hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng ý tưởng, hệ thống hóa một
chủ đề hay một mạch kiến thức bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời
Trang 13
SKKN: Sử dụng bản đồ tư duy trong tiết luyện tập, ôn tập hình học 7;8
hình ảnh, đường nét, mầu sắc, chữ viết, với sự tư duy tích cực không chỉ tạo
hứng thú cho học tập của học sinh mà còn góp phần đổi mới và làm phong
phú các phương pháp giáo dục.
Sử dụng BĐTD giúp các em không thấy nhàm chán vì bài học dài dòng mà
luôn sôi nổi, hào hứng từ đầu đến cuối tiết học. Phương pháp này đặc biệt có ích
trong việc củng cố kiến thức và rèn luyện, phát triển tư duy lôgíc cho HS. Với chủ
trương giảm tải thực hiện từ năm học này, phương pháp BĐTD rất hiệu quả vì cô
(thầy) và trò không bị mất thời gian vào các chi tiết vụn vặn và trùng lặp mà tập
trung thảo luận sâu và phát triển vấn đề cốt lõi của bài. Qua nghiên cứu và thực
nghiệm giảng dạy cho thấy một số GV còn gặp khó khăn trong việc tổ chức hoạt
động dạy học trên lớp với việc thiết kế và sử dụng BĐTD, với đề tài này tôi hi
vọng đóng chút kinh nghiệm vào tổ toán. Vì thời gian thực hiện đề tài còn hạn chế,
không tránh khỏi sai sót, mong quí đồng nghiệp góp ý để đề tài hoàn thiện hơn.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Đình Châu, Sử dụng Bản đồ tư duy - một biện pháp hiệu quả hỗ trợ HS học
tập môn toán, Tạp chí Giáo dục, kì 2, tháng 9-2009.
2. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy; Bản đồ tư duy-công cụ hiệu quả hỗ trợ
dạy học và công tác quản lý nhà trường, Báo Giáo dục&Thời đại, số 147 ngày
14/9/2010.

3. Stella Cottrell (2003), The study skills handbook (2nd edition), PalGrave
Macmillian.
4. Tony Buzan - Bản đồ Tư duy trong công việc – NXB Lao động – Xã hội.
Vĩnh Tân, ngày 01 tháng 11 năm 2011
Người viết đề tài
Trần Thị Kim Liên.
Trang 14

×