Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

phương pháp dạy học tiết luyện tập hình học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.76 KB, 13 trang )

Phơng pháp dạy tiết luyện tập hình học toán THCS
Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học s phạm hà nội II
-------------------------------------------
Bài tập nghiên cứu khoa học
Tên chuyên đề
Phơng pháp dạy học tiết luyện tập hình học
THCS
Giáo viên hớng dẫn: Nguyễn Thị Thạch
Giáo sinh thực tập: Vũ quốc thịnh
Lớp: đại học chuyên tu cốt cán cấp ii
Khoa: toán
Thực hiện tại trờng: thcs thị trấn na hang na hang
tuyên quang
Tháng 10 năm 2007
Phơng pháp dạy tiết luyện tập hình học toán THCS
Phần 1. mở đầu
I- Lý do chon đề tài:
Tiết luyện tập toán ở cấp THCS có một vị trí hết sức quan trọng không chỉ ở
chỗ nó chiếm tỷ lệ cao về số tiết học mà điều chủ yếu là: Nếu nh tiết học lý thuyết
cung cấp cho học sinh những tiết học cơ bản ban đầu thì tiết luyện tập có tác dụng
hoàn thiện các kiến thức cơ bản đó, nâng cao lý thuyết trong chừng mực có thể, làm
cho học sinh nhớ và khắc sâu hơn vấn đề lý thuyết đã học. Đặc biệt hơn tiết luyệ tập
học sinh có điều kiện thực hành, vận dụng các kiến thức đã học vào việc giải quyết
các bài toán thực tế, các bài toán có tác dụng rèn luyện kỹ năng tính toán, rèn luyện
các thao tác t duy để phát triển năng lực sáng tạo sau này.
Tiết luyện tập không phải chỉ là giải các bài tập toán đã học cho học sinh làm ở
nhà hay sẽ cho học sinh làm ở trên lớp. Đành rằng, trong tiết luyện tập Toán chắc
chắn sẽ có phần giải các bài tập. Ngay cái tên Tiết luyện tập đã chỉ cho ta biết rằng
thầy phải luyện cái gì và trò phải tập cái gì?. Thầy luyện, trò tập làm đó là nội
dung chủ yếu của tiết luyện tập. Tiết luyện tập có tính mục đích rõ ràng hơn tiết bài


tập.
Trong tiết luyện tập, phần nào đó, thầy giáo đợc tự do hơn trong việc lựa
chọn nội dung dạy học so với tiết học lý thuyết, miễn sao đạt đợc mục đích yêu cầu đề
ra.
II. Mục đích nghiên cứu
a) Một là, hoàn thiện hoặc nâng cao ở mức độ phổ thông cho phép đối với phần
lý thuyết của tiết học trớc hoặc một số tiết học trớc, thông qua một hệ thống bài tập
(gồm các bài tập trong SGK, sách bài tập hoặc các bài tập tự chọn, tự sáng tạo của
giáo viên tuỳ theo mục đích và chủ ý của mình) đã đợc sắp xếp hợp lý theo kế hoạch
lên lớp.
Phơng pháp dạy tiết luyện tập hình học toán THCS
b) Hai là, rèn luyện cho học sinh các kỹ năng, thuật toán hoặc nguyên tắc giải
toán, dựa trên cơ sở nội dung lý thuyết toán đã học và phù hợp với trình độ tiếp thu
của đại đa số học sinh của một lớp học, thông qua một hệ thống các bài tập hoặc một
chuyên đề về các bài tập đã đợc sắp xếp theo chủ ý của giáo viên. Đây thực chất là
vấn đề vận dụng lý thuyết để gải các bài tập hoặc hệ thống các bài tập nhằm hình
thành một số kỹ năng cần thiết cho học sinh đợc dùng nhiều trong thực tiễn đời sống
và học tập.
c) Ba là, thông qua phơng pháp và nội dung của tiết học (hệ thống các bài tập
của tiết học), rèn luyện cho học sinh nề nếp làm việc có tính khoa học, học tập tích
cực, chủ động và sáng tạo, phơng pháp t duy và các thao tác t duy cần thiết.
* Chú ý: Trên đây là ba yêu cầu chủ yếu của tiết luyện tập toán. Tuy nhiên, cần
nhớ rằng, tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng tiết học và đặc điểm của các phần môn số
học, đại số, hình học mà trong từng tiết luyện tập nổi lên các yêu cầu trọng tâm.
Ví dụ nh ở phần môn số học và đại số, tiết luyện tập chủ yếu rèn luyện cho học
sinh kỹ năng tính toán, cung cấp cho học sinh một số thuật toán. Đối với các bài toán
đố, bài toán có lời thì yêu cầu kỹ năng tính toán không phải là trọng tâm mà vấn đề
trọng tâm ở đây là rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích bài toán rồi chuyển đổi từ
ngôn ngữ viết sang ngôn ngữ toán học.
Đối với phân môn Hình học, yêu cầu về rèn luyện phơng pháp t duy lại quan

trọng hơn là cung cấp cho học sinh một lời giải của một bài toán cụ thể.
Nói tóm lại, tuỳ theo yêu cầu của từng tiết học, mà ta đa ra yêu cầu nào trọng
tâm, yêu cầu nào là chủ yếu và mức độ cụ thể của từng yêu cầu.
Phơng pháp dạy tiết luyện tập hình học toán THCS
III- Đối t ợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tợng nghiên cứu: Phơng pháp dạy học tiết luyện tập môn Toán.
- Phạm vi nghiên cứu: Tiết luyên tập môn toán phần Hình học THCS.
IV- Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Cách giải từng bài toán nh thế nào ?
+ Có thể có bao nhiêu cách giải bài toán này?
+ Cách giải nào là cách giải thờng gặp ? Cách giải nào là cơ bản ?
+ ý đồ của tác giả đa ra bài toán này để làm gì ?
+ Mục đích và tác dụng của từng bài tập nh thế nào?
V- Các ph ơng pháp nghiên cứu
+ Phơng pháp điều tra;
+ Phơng pháp quan sát;
+ Phơng pháp phân tích sản phẩm.
Phơng pháp dạy tiết luyện tập hình học toán THCS
Phần 2. Nội dung
Chơng I. Cơ sở lí luận
Để tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển năng lực
tự học nhằm hình thành cho học sinh t duy tích cực, độc lập sáng tạo, gây hứng thú
học tập thì việc sử dụng phơng pháp, cách thức, cách tổ chức dạy học một tiết luyện
tập hình học toán THCS là cần thiết.
Chơng II. Cấu trúc về nội dung
của tiết luyện tập hình học
Ph ơng án 1:
a) Bớc 1: Nhắc lại một cách có hệ thống các nội dung lý thuyết đã học (định
nghĩa, định lý, quy tắc, công thức nguyên tắn giải toán v.v...) sau đó có thể mở rộng
phần lý thuyết ở mức độ phổ thông trong chừng mực có thể (thông qua phần kiểm tra

miệng đầu tiết học).
b) Bớc 2: Cho học sinh trình bày lời giải các bài tập đã làm ở nhà mà giáo viên
đã quy định, nhằm kiểm tra sự vận dụng lý thuyết trong việc giải các bài tập Toán của
học sinh, kiểm tra kỹ năng tính toán, cách diễn đạt bằng lời giải bài Toán của học
sinh.
Sau khi đã cho học sinh của lớp nhận xét u khuyết điểm trong cách giải, đánh
giá đúng sai trong lời giải hoặc có thể đa ra cách giải ngắn gọn hơn, thông minh hơn
v.v..., giáo viên cần phải chốt lại vấn đề có tính chất giáo dục theo nội dung sau:
- Phân tích những sai lầm và nguyên nhân dẫn đến những sai lầm đó (nếu có).
- Khẳng định những chỗ làm đúng, làm tốt của học sinh để kịp thời động viên
học sinh.

×