Một số phương pháp gây hứng thú trong giờ học Âm nhạc thường thức lớp 7
SƠ YẾU LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN :
Họ và tên : Đồng Thị Hòa
Ngày – tháng – năm sinh : 01-10-1984
Giới tính : Nữ
Địa chỉ : Tổ 12 - KP5 - Thị trấn Vĩnh An - Vĩnh Cửu - Đồng Nai
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường THCS Hiếu Liêm
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO :
- Học vị ( hoặc trình độ chuyên môn cao nhất ) : CĐSP
- Năm nhận bằng : 2006
- Chuyên ngành đào tạo : Nhạc – Công Tác Đội.
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC :
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Âm nhạc
- Số năm kinh nghiệm : 7 năm
- Sáng kiến kinh nghiệm trong những năm gần đây :
+ Một số phương pháp gây hứng thú trong giờ học hát ở khối lớp 8.
Người thực hiện : Đồng Thị Hòa
1
Một số phương pháp gây hứng thú trong giờ học Âm nhạc thường thức lớp 7
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GÂY HỨNG THÚ TRONG GIỜ HỌC
ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC LỚP 7
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Âm nhạc là một trong những hình thái của ý thức xã hội, phụ thuộc vào quy luật chung
của tự nhiên. Đồng thời âm nhạc còn có những quy luật riêng bắt nguồn từ tính chất đặc thù
của loại hình nghệ thuật này. Cũng như những loại hình nghệ thuật khác : Hội họa thì sử
dụng đường nét, hình khối, màu sắc. Văn thơ thì sử dụng bằng sức mạnh của ngôn từ, còn
Âm nhạc sử dụng bằng âm thanh.
- Âm nhạc là món ăn tinh thần, nó có tầm quan trọng trong đời sống của con người từ xưa
đến nay. Âm nhạc tạo cho không khí vui vẻ, giải trí tinh thần sau những giờ học căng thẳng,
sau những giờ lao động mệt nhọc. Vì vậy theo chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo thì bộ
môn âm nhạc đã được đưa vào giảng dạy trong các cấp như : Mầm non, Tiểu học và bậc
THCS.
- Học tập tốt bộ môn Âm nhạc còn giúp cho các em phát triển tốt các chức năng tâm lí như :
Khả năng cảm nhận tư duy, trí nhớ, óc tưởng tượng, độ tập trung trong công việc.
- Âm nhạc còn là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo
dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người. Âm
nhạc giống như là ngôn ngữ, là một thuộc tính biểu đạt cơ bản của con người, nhấn mạnh
yếu tố hồn nhiên – vui chơi và phổ cập rộng rãi, chú trọng yếu tố nhịp tiết, vận hành trong cơ
thể con người cũng như trong vạn vật.
- Âm nhạc thông qua những âm thanh đặc trưng dựa trên hai yếu tố cơ bản là “giai điệu” và
“nhịp điệu”, những âm thanh đã được tổ chức một cách chặt chẽ tạo thành hệ thống có tính
logic để nói lên tất cả những gì mà trong cuộc sống con người đã trải qua.
- Việc giảng dạy môn Âm nhạc ở trường THCS nói chung và ở khối lớp 7 nói riêng mặc dù
không nhằm đào tạo các em thành những con người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp mà
chủ yếu là giáo dục văn hóa âm nhạc, làm cho các em yêu thích bộ môn âm nhạc đặc biệt là
Người thực hiện : Đồng Thị Hòa
2
Một số phương pháp gây hứng thú trong giờ học Âm nhạc thường thức lớp 7
phân môn “Âm nhạc thường thức”, hình thành trong các em một tâm hồn trong sáng, một thị
hiếu âm nhạc lành mạnh…
- Mặt khác qua đó phát triển bồi dưỡng những mầm non nghệ thuật cho tương lai đất nước.
Môn học nào cũng có thể tạo sự hứng thú và đam mê ở học sinh. Âm nhạc bản thân nó cũng
là nguồn cảm hứng cho nhiều người, tạo cho các em hứng thú trong học tập, môn Âm nhạc
không chỉ nâng cao hiệu quả giảng dạy mà còn làm cho các em vui tươi phấn khởi thoải mái
về tinh thần.
- Quả thật là đúng như vậy, nếu các em đã có hứng thú trong học tập thì chất lượng giáo dục
sẽ cao hơn, nuôi dưỡng ở các em lòng ham muốn chính đáng trong việc không ngừng vươn
tới những đỉnh cao của việc nắm vững kiến thức, luôn tìm tòi học tập cái mới, tích cực sáng
tạo cái đã học và hoạt động thực tiễn.
- Bộ môn Âm nhạc trong trường THCS gồm 3 phân môn : Phân môn Học hát, phân môn Tập
đọc nhạc – Nhạc lí và phân môn Âm nhạc thường thức. Trong đó phân môn Âm nhạc
thường thức ( phân môn 3 ) cung cấp cho học sinh một số kiến thức đáng kể về mặt âm nhạc,
kiến thức về các nhạc sĩ trong và ngoài nước, các tác phẩm và các đóng góp của họ cho nền
âm nhạc của đất nước mình, cho thế giới. Các em cũng được biết nhiều thể loại và phong
cách âm nhạc khác nhau qua từng thời kì, từng giai đoạn lịch sử.
- Thế nhưng phân môn “Âm nhạc thường thức” lại là một phân môn “khó dạy”, để tạo được
hứng thú trong giờ học hát, học Tập đọc nhạc thì kết quả sẽ khả quan nhiều hơn, còn với
phân môn Âm nhạc thường thức thì đòi hỏi bản thân người làm công tác giảng dạy cần phải
đưa ra những phương pháp, trò chơi lồng ghép vào tiết dạy để làm sao tạo sự hứng thú và tạo
sự chú ý ở các em.
- Phải làm thế nào để nâng cao được chất lượng giảng dạy, làm sao cho tiết học thật sinh
động, cuốn hút học sinh và phù hợp với việc đổi mới phương pháp giảng dạy “Thầy chỉ đạo,
trò chủ động”, nâng cao chất lượng dạy và học theo hướng tích cực : “Kiến thức phải được
chiếm lĩnh bởi người học”.
- Trải qua gần 7 năm giảng dạy, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã đúc
Người thực hiện : Đồng Thị Hòa
3
Một số phương pháp gây hứng thú trong giờ học Âm nhạc thường thức lớp 7
kết được trong quá trình dạy học đó là một số phương pháp gây hứng thú trong giờ học Âm
nhạc nói chung và trong phân môn Âm nhạc thường thức lớp 7 nói riêng. Hay có thể hiểu
đây là một số trò chơi lồng ghép vào bài dạy, vừa dẫn dắt vào bài mới làm cho học sinh
không nhàm chán, hoặc cũng có thể củng cố lại kiến thức sau khi các em mới học xong bài
mới.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI :
1. Thuận lợi :
- Học sinh khối lớp 7 chỉ có 2 lớp, số lượng học sinh trong một lớp không nhiều nên giáo
viên có thể quan sát được khả năng tiếp thu và độ tập trung học tập của các em. Qua đó kịp
thời uốn nắn và điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh.
- Các em được tiếp xúc với Âm nhạc từ khi đi mẫu giáo, đây cũng là một môn học bắt buộc
có trong cấp bậc Tiểu học, nên khi lên cấp II các em không còn bỡ ngỡ về môn học này cũng
cách truyền đạt của giáo viên, các em tiếp thu và lĩnh hội kiến thức cũng nhanh hơn.
- Được sự quan tâm của BGH nhà trường và của cô Tổng phụ trách nên nhà trường cũng đã
thành lập được một đội văn nghệ cho trường, về phong trào văn nghệ nhà trường cũng rất
quan tâm và đầu tư cho bộ môn này. Bản thân tôi là giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc nên
sẽ trực tiếp tuyển chọn và bồi dưỡng các em có năng khiếu để thành lập đội văn nghệ nòng
cốt của trường.
- Trường có giáo viên tâm huyết với nghề, kinh nghiệm gần 7 năm trong nghề nên có vốn
kiến thức, có hiểu biết về phương pháp dạy học mới. Tôi luôn cố gắng học hỏi kinh nghiệm
qua đồng nghiệp, qua các tiết dự giờ, đi tập huấn, dự chuyên đề cấp trường, chuyên đề cấp
huyện, học lên Đại học
- Bản thân tôi đã giảng dạy bộ môn Âm nhạc lớp 7 liên tục trong gần 7 năm nên ít nhiều
cũng đúc kết được một số kinh nghiệm giảng dạy, đặc biệt chú ý đến phương pháp dạy phân
môn Âm nhạc thường thức. Hơn nữa, tôi luôn tìm tòi nghiên cứu tài liệu, tự bồi dưỡng nâng
cao kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ, luôn cố gắng đầu tư soạn giảng theo phương pháp
mới, luôn suy nghĩ cố gắng thiết kế hoạt động làm sao cho các em tham gia theo chiều
Người thực hiện : Đồng Thị Hòa
4
Một số phương pháp gây hứng thú trong giờ học Âm nhạc thường thức lớp 7
hướng tích cực, chủ động và sáng tạo. Đặc biệt là luôn khuyến khích cho điểm cao, động
viên, khích lệ về tinh thần các em.
- Trường có trang bị máy phóng, máy chiếu và hệ thống âm thanh tốt nên thuận lợi cho việc
giáo viên cần giảng dạy bằng giáo án điện tử.
- Giáo viên làm thêm đồ dùng dạy học, sưu tầm thêm tư liệu, hình ảnh nhạc sĩ để phục vụ
tốt nhất cho tiết dạy.
- Giáo viên đa số sử dụng triệt để đồ dùng dạy học như : Đàn Organ, máy nghe, đĩa nhạc,
tranh ảnh, bảng phụ để cho tiết học sinh động và tạo sự hứng thú ở các em.
- Trường đã có phòng chức năng ( phòng nhạc ) riêng biệt nên rất thuận lợi trong việc các
em thực hành hoặc chơi trò chơi, nghe nhạc, tuy có hơi ồn nhưng cũng không sợ gây ảnh
hưởng đến các lớp khác đang học các giờ văn hóa.
2. Khó khăn :
- Học sinh lớp 7 - đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi về đặc điểm tâm sinh lí, các em bắt đầu
có sự e ngại, chất giọng cũng có sự thay đổi, một số em đã thể hiện giọng điệu của người
lớn, sự hồn nhiên của trẻ em đã có sự giảm sút.
- Có em tranh thủ khi lớp đang thực hành sôi nổi thì lại làm việc riêng làm cho giáo viên
phải dừng lại nhắc nhở, điều đó làm ảnh hưởng và mất thời gian của lớp, mà không khí học
tập đang sôi nổi bị giảm xuống.
- Cũng có một số em về nhà không xem bài trước nên khi giáo viên giảng bài thì sự tiếp thu
của những em đó chậm hơn những em có học bài và xem bài trước ở nhà. Bởi vì các em còn
mất thời gian đọc bài trên lớp trong khi các bạn khác đang lĩnh hội những kiến thức mới
ngoài sách giáo khoa.
- Giáo viên dạy cùng bộ môn Âm nhạc trong trường ít nên khó mà có thể học tập, trao đổi
kinh nghiệm lẫn nhau, mà bản thân tôi chủ yếu là học tập ở các bộ môn khác như là về
phương pháp, cách xử lí những tình huống sư phạm, các bước lên lớp
- Bản thân tôi là giáo viên dạy Âm nhạc nhưng phải dạy thêm môn khác (Giáo dục công dân)
vì không đủ tiết tiêu chuẩn trên một tuần, cho nên khi soạn giảng phải đầu tư cho cả hai môn
Người thực hiện : Đồng Thị Hòa
5
Một số phương pháp gây hứng thú trong giờ học Âm nhạc thường thức lớp 7
ở hai lĩnh vực khác nhau.
3. Số liệu thống kê :
Đây là số liệu mà tôi đã thống kê trước khi làm đề tài ( Số liệu của năm học 2010 – 2011 ).
STT Khối lớp SSHS
Giỏi
(%)
Khá
(%)
Trung bình
(%)
Yếu
(%)
1 7A 26 5
(19,3%)
7
(26,9 %)
13
(50 %)
1
(3,8%)
2 7B 24 6
(25 %)
6
(25 %)
12
(50 %)
0
(0 %)
Qua số liệu trên ta thấy vẫn có 1 học sinh yếu ở lớp 7A, học sinh trung bình còn nhiều, học
sinh khá giỏi ít.
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI :
1. Cơ sở lí luận :
- Nhạc sĩ “Zoltan Kodaly” người Hungari đã nói rằng: “Âm nhạc là thức nuôi dưỡng tâm
linh cho tất cả mọi người”.
- Dạy và học âm nhạc ở trường trung học cơ sở là dạy đại trà cho tất cả các em học sinh, do
đó khác với cách dạy ở các trường chuyên nghiệp âm nhạc. Nội dung chương trình gồm ba
phân môn : Học hát, Nhạc lí - Tập đọc nhạc và Âm nhạc thường thức trong đó phân môn
“Âm nhạc thường thức” là phân môn “khó” dạy nhất. “Khó” ở đây là làm sao lôi cuốn các
em tham gia tích cực, hứng thú, làm sao để thầy trò hoạt động và phối hợp nhịp nhàng, điều
đáng chú ý nữa là phải uốn nắn các em đọc bài trước ở nhà, khuyến khích các em có thể tìm
thêm những tư liệu mới ngoài sách giáo khoa.
- Phân môn Âm nhạc thường thức ( phân môn 3 ) cung cấp cho học sinh một số kiến thức
đáng kể về mặt âm nhạc, kiến thức về các nhạc sĩ trong và ngoài nước, các tác phẩm và các
đóng góp của họ cho nền âm nhạc của đất nước ( Theo sách giáo khoa Âm nhạc lớp 6 )
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài :
- Qua thực tiễn từ khi còn là sinh viên đến lúc đi thực tập, bản thân tôi cũng học hỏi được
những kinh nghiệm quý báu của các thầy cô đi trước và trong gần 7 năm công tác liên tục thì
Người thực hiện : Đồng Thị Hòa
6
Một số phương pháp gây hứng thú trong giờ học Âm nhạc thường thức lớp 7
bản thân cũng ít nhiều đúc kết được những kinh nghiệm riêng cho bản thân để làm sao cho
phương pháp giảng dạy của mình gây được sự hứng thú cho các em và để làm sao cho kết
quả cuối cùng là giữa thầy và trò đều hợp tác theo chiều hướng tích cực.
- Với một thời lượng của một tiết học là 45 phút, một tiết học có đủ cả 3 phân môn. Nên
giáo viên phải biết phân chia thời gian hợp lí và hài hoà để làm sao cả 3 nội dung đều được
truyền tải đầy đủ.
- Rõ ràng ngay từ bước chân của giáo viên khi vào lớp với thái độ vui vẻ, thân thiện với học
sinh, đánh giá công bằng trong việc kiểm tra miệng, đều là những yếu tố góp phần tạo nên
không khí hào hứng chung của cả lớp để chuẩn bị vào bài học mới.
- Về cách thức dạy phân môn Âm nhạc thường thức, khi đã bước sang nội dung thứ ba, giáo
viên có thể tổ chức những trò chơi lồng ghép như : Nghe nhạc đoán tên bài hát hoặc là củng
cố sau khi học sinh đã học xong cũng bằng cách nghe nhạc đó chính là cách để tạo sự hứng
thú ở các em. Để các em cảm nhận được phân môn Âm nhạc thường thức không chỉ đơn
điệu là đọc bài ở nhà, sau đó thầy hỏi, trò trả lời rồi ghi ý chính vào vở, mà giáo viên phải
cho các em biết thêm nhiều kiến thức mới ngoài sách giáo khoa, nghe âm thanh âm nhạc
nhiều hơn để các em cảm nhận và hiểu biết nhiều hơn.
** Phương pháp 1 : TRÒ CHƠI : “NGHE NHẠC ĐOÁN TÊN BÀI HÁT”
Một ví dụ cụ thể minh họa, đó là tiết dạy ở lớp 7B mà tôi cảm thấy rất hiệu quả :
Tiết 3 :
- Ôn tập bài hát : Mái trường mến yêu
- Ôn tập Tập đọc nhạc : TĐN số 1
- Âm nhạc thường thức : Nhạc sĩ Hoàng Việt và bài hát Nhạc rừng
Khi lớp ôn tập xong 2 nội dung ôn hát và ôn Tập đọc nhạc, giáo viên tổ chức trò chơi
nhỏ để dẫn dắt vào nội dung mới. Đầu tiên giáo viên cho lớp chơi trò chơi nghe nhạc đoán
tên bài hát. Các em sẽ nghe 4 bài hát, đó là bài : “Lên đàng” (Lưu Hữu Phước), “Ai yêu Bác
Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” ( Phong Nhã ), bài “Làng tôi” (Văn Cao) và bài
“Nhạc rừng” (Hoàng Việt). Sau khi các em đoán tên các bài hát xong, giáo viên sẽ đặt câu
Người thực hiện : Đồng Thị Hòa
7
Một số phương pháp gây hứng thú trong giờ học Âm nhạc thường thức lớp 7
hỏi : Vậy qua 4 bài hát mà các em vừa nghe, bài hát nào và tên nhạc sĩ nào các em đã được
học, được nghe nhạc ? Và cho biết nhạc sĩ nào các em chưa được học và sẽ được học trong
ngày hôm nay, chắc chắn các em sẽ trả lời được đó là nhạc sĩ Hoàng Việt và bài hát “Nhạc
rừng”, vì các em có xem bài và đọc bài ở nhà chắc chắn các em sẽ trả lời được câu hỏi trên.
Đó cũng chính là cách thu hút, uốn nắn các em phải đọc bài trước ở nhà. ( Từ đó giáo viên
rút ra : nhạc sĩ Hoàng Việt và bài hát “Nhạc rừng” là nội dung mới chưa được học, các em sẽ
được học trong bài ngày hôm nay ).
* Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh của nhạc sĩ Hoàng Việt.
** Phương pháp 2 : HỌC SINH TỰ TRÌNH BÀY BÀI HÁT
Tiết 3 :
- Ôn tập bài hát : Mái trường mến yêu
- Ôn tập Tập đọc nhạc : TĐN số 1
- Âm nhạc thường thức : Nhạc sĩ Hoàng Việt và bài hát Nhạc rừng
- Sau khi giáo viên giới thiệu xong về nhạc sĩ Hoàng Việt, các em sẽ được nghe bài hát tiêu
biểu đó là bài hát “Nhạc rừng” qua đĩa nhạc, cũng có thể giáo viên tự trình bày thì càng hấp
dẫn các em hơn. Giáo viên sẽ cho cả lớp cùng hát với giai điệu nhạc nền rồi khuyến khích
các em xung phong trình bày để lấy điểm. Các em xung phong lên hát để được khuyến khích
Người thực hiện : Đồng Thị Hòa
8
Một số phương pháp gây hứng thú trong giờ học Âm nhạc thường thức lớp 7
lấy điểm cao, nhưng bên cạnh đó khi các em chính là người tự thể hiện bài hát thì dù các em
hát chưa hay, chưa đạt trình độ chuẩn nhưng điều đó cũng làm cho các em cảm nhận nhiều
hơn về nội dung bài hát, các em sẽ khắc sâu kiến thức của bài học nhiều hơn và điều cuối
cùng là các em ngày càng hứng thú hơn trong giờ học nhạc đặc biệt là phân môn Âm nhạc
thường thức.
** Phương pháp 3 : TRÒ CHƠI : “MẮT NHÌN TAI NGHE”
Tiết 6 :
- Nhạc lí : Nhịp lấy đà
- Tập đọc nhạc : TĐN số 3
- Âm nhạc thường thức : Sơ lược về một số nhạc cụ Phương Tây
Người thực hiện : Đồng Thị Hòa
9
Một số phương pháp gây hứng thú trong giờ học Âm nhạc thường thức lớp 7
Học sinh sẽ được quan sát một số hình ảnh ( 6 hình ảnh ), các em hãy cho biết tên
nhạc cụ và chỉ ra đâu là nhạc cụ Việt Nam, đâu là nhạc cụ Phương Tây ?
- Sau khi các em được học và được nghe âm thanh của 4 loại nhạc cụ Phương Tây là : đàn
Piano, đàn Violin, đàn Ghi-ta và đàn Ắc cooc đê ông, giáo viên lại cho học sinh chơi trò chơi
nhỏ nhằm củng cố bài cũng như tạo sự chú ý ở các em bằng trò chơi là : “Mắt nhìn tai nghe”,
các em vừa nhìn hình ảnh của một nhạc cụ, được nghe cả âm thanh và cho biết tên của loại
nhạc cụ đó, âm thanh mà các em nghe có phải là của nhạc cụ đó không, nếu không phải hãy
cho biết đó là âm thanh của nhạc cụ nào ?
+ Đầu tiên là hình ảnh của đàn Piano, âm thanh của đàn Ghi-ta
+ Thứ hai là hình ảnh của đàn Ắc cooc đê ông, âm thanh của cây đàn Violong.
Các em tuy được nhìn hai hình ảnh là đàn Piano, đàn Ắc cooc đê ông nhưng qua nghe
thêm âm thanh các em lại nhớ tới hình ảnh của hai loại nhạc cụ nữa là : đàn Violin và đàn
Ghi-ta. Các em cũng ghi nhớ và phân biệt được âm thanh của các loại nhạc cụ.
** Phương pháp 4 : “ NGHE NHẠC VÀ ĐƯA RA SUY LUẬN”.
Tiết 21 :
- Ôn tập Tập đọc nhạc số 6
- Âm nhạc thường thức : Một số thể loại bài hát
Ở phần âm nhạc thường thức : “Một số thể loại bài hát”, các em được biết đến những thể
loại như : Hát ru, bài hát lao động, sinh hoạt vui chơi, bài hát trang nghiêm - trữ tình….và
mỗi thể loại trên nội dung nói về điều gì, nói về công việc cụ thể nào thì các em đã được
Người thực hiện : Đồng Thị Hòa
10
Một số phương pháp gây hứng thú trong giờ học Âm nhạc thường thức lớp 7
giáo viên giới thiệu qua bài học và cho nghe một số bài hát điển hình để dẫn chứng minh
họa. Sau đó để các em hiểu hơn và cũng như củng cố bài, các em sẽ được nghe ba bài hát,
sau khi nghe và cảm nhận về nội dung các em hãy cho biết bài hát đó thuộc thể loại nào ?
+ Thứ nhất là bài : Cái bống ( Thể loại : sinh hoạt vui chơi )
+ Thứ hai là bài : Hành khúc Đội TNTPHCM ( Thể loại : Hành khúc )
+ Thứ ba là bài : Ru con mùa đông ( Thể loại : Hát ru )
IV. KẾT QUẢ :
- Nhờ sưu tầm các hình ảnh, tài liệu qua sách báo, qua mạng internet, sách giáo viên, qua các
lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hè, giáo viên đã tự bồi dưỡng cho mình những phẩm chất cao đẹp,
bản thân tự tin nhiều hơn, làm việc cũng hiệu quả hơn, chất lượng giảng dạy cũng cao hơn.
- Về phía học sinh, các em cũng có những kiến thức căn bản, nhận thức đúng đắn, phát huy
hết khả năng của mình, luôn sáng tạo và hòa nhập cùng tập thể.
- Với sự áp dụng các biện pháp nói trên, trong năm qua tôi nhận thấy đa số học sinh đều rất
hứng thú học tập, có nhiều em đã thể hiện rõ năng khiếu của mình đối với bộ môn âm nhạc.
Và sau đây là kết quả đạt được khi tôi đã thực hiện theo phương pháp mà tôi đã nghiên cứu.
* Số liệu thống kê sau khi thực hiện đề tài :
STT Khối lớp SSHS
Giỏi
(%)
Khá
(%)
Trung bình
(%)
Yếu
(%)
1 7A 26 8
(38,4%)
12
(46,2%)
4
(15,4%)
0
(%)
2 7B 24 8
(33,3%)
13
(54,2%)
3
(12,5%)
0
(%)
Qua số liệu trên, ta thấy ở cả hai lớp số học sinh yếu không còn, số học sinh khá giỏi
tăng lên, có nghĩa là các em đã hứng thú học phân môn Âm nhạc thường thức, điều đó cũng
kéo theo chất lượng chung của cả bộ môn Âm nhạc.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Người thực hiện : Đồng Thị Hòa
11
Một số phương pháp gây hứng thú trong giờ học Âm nhạc thường thức lớp 7
- Từ thực tế giảng dạy, kết quả đạt được qua việc áp dụng các biện pháp nói trên, bản thân
tôi rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân như sau :
- Để tạo hứng thú cho học sinh thì trước hết phải gây hứng thú cho các em ở ngay phần mở
đầu bài học, phần giới thiệu đề mục mới.
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải biết phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của
học sinh.
- Giáo viên cần phải nắm chắc đặc trưng của bộ môn, có phương pháp dạy học linh hoạt
sáng tạo, luôn thay đổi phương pháp theo từng nội dung bài học và tùy theo đối tượng học
sinh, bổ sung sáng tạo thêm nhiều thủ pháp sinh động, hấp dẫn, đa dạng hóa cách thức
truyền đạt ở mỗi bài học.
- Phương tiện dạy học phải đầy đủ, giáo viên phải biết sử dụng phương tiện dạy học như một
yếu tố gây xúc cảm.
- Trong các giờ học, phải tạo cho các em sự hứng thú từ đầu đến cuối, tạo cho các em sự vui
tươi, phấn khởi trong giờ học vì đặc trưng của bộ môn là học mà chơi, chơi mà học, tránh sự
gò ép đối với học sinh.
- Tăng cường các hoạt động âm nhạc trong lớp trong trường bằng hình thức tổ chức các cuộc
thi văn nghệ ngoại khóa.
- Muốn thực hiện những phương pháp trên có hiệu quả đòi hỏi mỗi giáo viên phải không
ngừng nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên dự giờ để học hỏi
kinh nghiệm ở các đồng nghiệp cùng trường cũng như học hỏi những kinh nghiệm ở những
lớp chuyên đề cấp huyện ở các trường khác do phòng giáo dục tổ chức.
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ :
1. Kết luận :
- Có thể nói rằng bộ môn âm nhạc ở trường phổ thông có vị trí quan trọng trong việc giáo
dục thế hệ trẻ. Ngày nay với nội dung chương trình đổi mới phương pháp dạy học, người
Người thực hiện : Đồng Thị Hòa
12
Một số phương pháp gây hứng thú trong giờ học Âm nhạc thường thức lớp 7
giáo viên phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài
những môn học văn hóa khác thì môn Âm nhạc giúp cho học sinh phát triển thị hiếu thẩm mĩ
nghệ thuật, nâng cao dần một bước về tiếp xúc với âm nhạc, tạo đà cho sự phát triển giáo
dục và phát triển toàn diện về nhân cách cho học sinh.
- Việc dạy môn Âm nhạc ở trường THCS trong quá trình đổi mới ngày nay là vô cùng cần
thiết, tất cả các giáo viên đứng lớp, giáo viên không đứng lớp và các cấp chỉ đạo đều hiểu rõ
điều này.
- Qua thực tiễn tại trường, tôi thấy rằng trường nào cũng có thể làm tốt công tác xây dựng
một đội văn nghệ vững mạnh cho trường mình, bởi hoạt động này rất thiết thực với các em,
các em có thể tự hào về phong trào vững mạnh của trường.
- Từ thực trạng dạy học Âm nhạc ở trường THCS nói chung và khối lớp 7 nói riêng, từ kiến
thức được học qua trường lớp và những kinh nghiệm giảng dạy thực tế, bản thân tôi đã đúc
kết ra được một số kinh nghiệm giảng dạy riêng cho bản thân.
2. Kiến nghị :
Kính mong phòng giáo dục và hội đồng bộ môn tổ chức nhiều hơn nữa các buổi chuyên đề
âm nhạc để bản thân tôi cũng như các thầy cô cùng bộ môn trong toàn huyện được học hỏi
và trau dồi thêm kiến thức chuyên môn.
Người thực hiện : Đồng Thị Hòa
13
Một số phương pháp gây hứng thú trong giờ học Âm nhạc thường thức lớp 7
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1. Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 6 - Nhà xuất bản giáo dục – Năm 2002.
2. Sách giáo viên Âm nhạc lớp 6 – Nhà xuất bản giáo dục – Năm 2002.
3. Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 7 – Nhà xuất bản giáo dục – Năm 2002.
4. Sách giáo viên Âm nhạc lớp 7 – Nhà xuất bản giáo dục – Năm 2002
Người viết
Đồng Thị Hòa
Người thực hiện : Đồng Thị Hòa
14
Một số phương pháp gây hứng thú trong giờ học Âm nhạc thường thức lớp 7
MỤC LỤC :
I. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………… 2
II. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài…… 4
1. Thuận lợi……………………………………………………………………… ………… 4
2. Khó khăn ………………………………………………………………… ……………… 5
3. Số liệu thống kê…………………………………………………………………………… 6
III. Nội dung đề tài……………………………………………… 6
1. Cơ sở lí luận………………………………………………………………… 6
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài…………………… 6
IV. Kết quả ……………………………………………………… … 11
V. Bài học kinh nghiệm………………………… 12
VI. Kết luận và kiến nghị ……………………………………… 13
VII. Tài liệu tham khảo…………………………… 14
Người thực hiện : Đồng Thị Hòa
15