Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần kim khí thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.63 KB, 25 trang )

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CÔNG TY CP KIM KHÍ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
I – Thông tin chung :
Tên công ty CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ TPHCM
Tên tiếng Anh HOCHIMINH CITY METAL CORPORATION
Mã chứng khoán HMC
Trụ sở chính Số 8 Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Vốn điều lệ 210.000.000.000 đồng
Tổng số lượng cổ phần 21.000.000
Mệnh giá cổ phiếu 10.000 đồng
Điện thoại (84)8 3294.623 –(84)8 3230.078
Fax (84)8 3290.403
Email
Website
Ngành nghề Kinh doanh thép và vật tư
Ngày thành lập 01/01/1986
Biểu tượng công ty
Giấy chứng nhận ĐKKD 4103004193 do Phòng ĐKKD, Sở Kế hoạch và
Đầu tư TPHCM cấp cho đăng ký lần đầu ngày
27/12/2005, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 11
tháng 07 năm 2007
II – Lịch sử hình thành :
Công ty Kim Khí Thành Phố Hồ Chí Minh tiền thân là Tổ chức quản lý Cung Ứng Vật
Tư Kỹ thuật Miền Nam được thành lập theo quyết định 775/VT-QĐ ngày 07/11/1975 của
Bộ Vật Tư .
Ngày 30/12/1975 Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Kỹ Thuật Vật Tư Miền Nam đã ra quyết
định số 517/VT-QĐ về việc tách Công ty Kim Khí - Thiết Bị Phụ Tùng thành hai Công
ty: Công ty Kim Khí Miền Nam và Công ty Thiết Bị Miền Nam.
Ngày 04/11/1976 theo quyết định số 827/VT-QĐ Công ty Kim Khí Miền Nam được đổi
tên thành Công ty Kim Khí Khu Vực II.
Ngày 01/01/1986 Công ty Kim Khí Khu Vực II được đổi tên thành Công ty Kim Khí
TP.HCM theo quyết định số 746/VT-QĐ.


Ngày 28/05/1993 theo Quyết định số 595 TM/TCCB của Bộ Thương Mại thì Công ty
Kim Khí Thành Phố Hồ Chí Minh là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty
Kim Khí - Bộ Thương Mại.
Năm 1994 Tổng Công ty kim khí trực thuộc Bộ Thương Mại được chuyển sang trực
thuộc Bộ Công Nghiệp.
Ngày 12/11/2003 Bộ Công Nghiệp ra quyết định số 183/2003/QĐ-BCN về việc sáp nhập
Công ty Kinh Doanh Thép và Thiết Bị Công Nghiệp vào Công ty Kim Khí Thành Phố
Hồ Chí Minh và vẫn giữ nguyên tên giao dịch là Công ty Kim Khí Thành Phố Hồ Chí
Minh trực thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam.
Ngày 07/09/2005, Công ty đã nhận được quyết định số 2841/QĐ-BCN của Bộ Công
nghiệp về việc chuyển Công ty Kim Khí Thành Phố Hồ Chí Minh thành Công ty cổ phần
Kim Khí Thành Phố Hồ Chí Minh với vốn đăng ký kinh doanh là 158.000.000.000 đồng.
Ngày 21/12/2006 cổ phiếu của Công ty cổ phần Kim Khí Thành Phố Hồ Chí Minh chính
thức được giao dịch trên sàn Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.
Công ty hoạt động với đầy đủ các chức năng của một doanh nghiệp cổ phần và có thế
mạnh trong lĩnh vực phân phối thép cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp.
III – Lĩnh vực hoạt động :
Kinh doanh :
o Kim khí (kim loại đen, kim loại màu); vật tư thứ liệu; phế liệu; máy móc thiết
bị; nông, lâm, hải sản; thủ công mỹ nghệ; khoáng sản; sản phẩm kim loại và
các loại vật tư khác.
o Sản xuất, gia công, chế biến các sản phẩm kim khí và tổ chức các hoạt động
dịch vụ phục vụ kinh doanh (kể cả sản xuất, gia công chế biến, tân trang, phục
hồi, sửa chữa máy móc thiết bị cũ); cắt phá dỡ tàu cũ.
o Khách sạn, du lịch, nhà ở.
o Gỗ và các sản phẩm về gỗ.
o Xăng dầu, dầu nhờn, mỡ máy, gas.
o Các ngành nghề khác mà pháp luật không cấm.
Dịch vụ:
o Cho thuê kho bãi.

o Cho thuê văn phòng, nhà ở.
o Hợp tác lao động quốc tế.
 !"
#"$%$&!'(%$)%$)%$(*+
, /0123-4056,-789,895:;,-60-
;<3#=>?@$(ABCCDCE
FE Tỷ lệ thanh khoản :
@+ Tỷ lệ lưu động(CR) : là tỷ lệ giữa giá trị tài sản ngắn hạn và giá trị nợ ngắn
hạn. Tỷ lệ lưu động cho thấy mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của HMC có
bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có thể sử dụng để thanh toán.
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tỷ lệ lưu động 1.11 1.08 1.09
- Theo kết quả trong bảng thì năm 2011 có 1.09 đồng tài sản ngắn hạn có
thể thanh toán, trong khi năm 2010 là 1.08 đồng và năm 2009 là 1.11
đồng.
- Ta có thể thấy tỷ lệ lưu động của HMC qua các năm đều lớn hơn 1.
Điều này có nghĩa là giá trị tài sản ngắn hạn của HMC lớn hơn giá trị nợ
ngắn hạn. Như vậy nói chung tình hình thanh khoản của HMC tương
đối tốt.
- Tỷ lệ lưu động năm 2011 và 2010 nhỏ hơn 2009, điều này cho thấy khả
năng thanh toán của HCM giảm dần qua các năm và có xu hướng tiến
về gần bằng 1.
- So sánh với công CNT cùng ngành, ta thấy tỷ lệ lưu động của HMC cao
hơn CNT. Cho thấy khả năng thanh toán lưu động của HMC tốt hơn.
+ Tỷ lệ thanh toán nhanh (QR) : là tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn trừ đi giá trị
hàng tồn kho và giá trị nợ ngắn hạn. Tỷ lệ này cho biết mỗi đồng nợ ngắn
hạn của HMC có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn thanh khoản cao có thể
huy động ngay để thanh toán.
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tỷ lệ thanh toán nhanh 0.32 0.45 0.53

- Ta thấy với kết quả tính toán trong bảng, tỷ lệ thanh toán nhanh < 1.
Điều này có nghĩa là giá trị tài sản ngắn hạn thanh khoản cao có thể sử
dụng ngay của HMC không đủ để đảm bảo cho việc thanh toán ngay các
khoản nợ ngắn hạn, nếu các chủ nợ đòi tiền cùng lúc. Như vậy, nhìn
chung tình hình thanh khoản của HMC không tốt lắm, nhưng nếu chủ
nợ không đòi tiền cùng lúc thì công ty vẫn có thể hoạt động được.
- So sánh với CNT, ta thấy tỷ lệ thanh toán nhanh của CNT cũng nhỏ hơn
1 nhưng CNT có tỷ lệ lớn gần gấp đôi HMC. Điều này cho thấy CNT có
khả năng thanh toán nhanh tốt hơn HMC.
2E Tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động :
@+ Hiệu quả sử dụng tổng tài sản (TAT) : tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản
của HMC tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Hiệu quả sử dụng tài sản 3.23 4.34 5.54
34% 28%
- Theo kết quả trong bảng cho thấy, năm 2009 mỗi đồng tài sản tạo ra
được 3.23 đồng doanh thu, năm 2010 là 3.23 đồng và năm 2011 là 5.54
đồng. Như vậy, hiệu quả sử dụng tổng tài sản tăng dần qua các năm.
Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của HMC khá tốt.
- So sánh với CNT cùng ngành, ta thấy HMC có hiệu quả sử dụng tài sản
gấp đôi CNT. Ngoài ra tốc độ tăng hiệu quả sử dụng tài sản của HMC
cũng nhanh hơn CNT gấp 3 lần. Cho thấy HMC sử dụng tài sản hiệu
quả hơn CNT.
+ Vòng quay tồn kho : cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao nhiêu
vòng trong 1 năm để tạo ra doanh thu
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Vòng quay tồn kho 6.34 10.51 14.57
66% 39%
Số ngày tồn kho 57 34 25
- Theo kết quả trong bảng cho thấy, năm 2009 quay được 6.34 vòng/

năm, năm 2010 là 10.51 vòng/năm và 2011 là 14.57 vòng/năm. Như
vậy, tốc độ vòng quay tồn kho tăng dần qua các năm. Điều này cho thấy
tốc độ quay vòng tồn kho của HMC khá nhanh. Tăng trung bình 53%
mỗi năm.
- Ta thấy vòng quay tồn kho lớn làm cho số ngày tồn kho giảm,từ 57
ngày năm 2009 xuống còn 25 ngày năm 2011. Điều này có nghĩa là
HMC sử dụng hàng tồn kho một cách hiệu quả.
- So sánh với công ty CNT, ta thấy vòng quay tồng kho của CNT giảm
dần qua các năm trong khi của HMC lại tăng dần, đến năm 2011 thì
HMC(14.57) có vòng quay tồn kho lớn hơn CNT(11.9). Và trong khi số
ngày tồn kho của HMC giảm thì của CNT lại tăng lên, năm 2011 HMC
tồn kho 25 ngày trong khi CNT là 30 ngày. Điều này cho thấy, HMC
quay vòng tồn kho hiệu quả hơn CNT.
+ Kỳ thu tiền bình quân : dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng khoản
phải thu. Nó cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày để HMC có thể thu hồi
được khoản phải thu
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Vòng quay khoản phải
thu
19.64 19.77 21.37
1% 8%
Kỳ thu tiền bình quân 18.33 18.21 16.85
- Theo kết quả trong bảng cho thấy, năm 2009 quay được 19.64 vòng/
năm, năm 2010 là 19.77 vòng/năm và 2011 là 21.37 vòng/năm. Như
vậy, tốc độ vòng quay khoản phải thu tăng dần qua các năm. Tăng trung
bình 4,5% mỗi năm.
- Ta thấy vòng quay khoản phải thu lớn làm cho số ngày Kỳ thu tiền bình
quân giảm,từ 18.33 ngày năm 2009 xuống còn 16.85 ngày năm 2011.
Điều này cho thấy HMC có thời gian bán chịu tương đối ngắn, dưới 30
ngày.

- So sánh với CNT, ta thấy vòng quay khoản phải thu của HMC(21.37
năm 2011) lớn gấp 3 lần CNT(4.45 năm 2011). Trong khi đó, kỳ thu
tiền bình quân của CNT(80.91 ngày năm 2011) lại lớn gấp 3 lần
HMC(16.85 ngày năm 2011). Cho thấy, HMC có chất lượng khoản phải
thu cao hơn và thu hồi công nợ tốt hơn CNT. Ngoài ra, đây cũng có thể
là do CNT cho khách hàng nợ lâu hơn HMC nên số ngày phải thu của
CNT cao hơn.
GE Tỷ lệ tài trợ :
@+ Tỷ lệ nợ / Tổng tài sản : đo lường mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho tổng tài
sản và cho biết nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn.
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Nợ / Tổng Tài Sản 65.87% 69.75% 71.67%
6% 3%
- Theo kết quả trong bảng cho thấy tỷ lệ Nợ / Tổng Tài Sản tăng dần qua
các năm, năm 2009 là 65.87%, sang năm 2010 là 69.75% và tới năm
2011 là 71.67%. Tốc độ tăng trung bình 4.5%/năm. Như vậy Nợ ngày
càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn của HMC.
- Điều này cũng cho thấy trong năm 2009 65.87% tài sản của HMC được
tài trợ từ nợ vay thì sang tới năm 2011 tăng lên là 71.67% tài sản được
tài trợ từ nợ vay.
- So sánh với CNT, ta thấy CNT(86.97%) có tỷ lệ nợ cao hơn
HMC(71.67%). Như vậy, CNT sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản cao hơn
HMC, luôn trên 85%.
+ Tỷ lệ thanh toán lãi vay : phản ánh khả năng trang trải lãi vay từ lợi nhuận
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tỷ lệ thanh toán lãi vay 2.35 1.71 2.42
- Theo kết quả trong bảng cho thấy, tỷ lệ thanh toán lãi vay của HMC >
1,7. Điều này có nghĩa là lợi nhuận trước thuế gấp 1,7 lần chi phí lãi
vay. Như vậy khả năng trả lãi của doanh nghiệp khá tốt.

- Tuy có sự sụt giảm trong năm 2010 so với năm 2009, nhưng nhìn chung
tỷ lệ thanh toán lãi vay vẫn tăng đều qua các năm. Điều này cho phép
HMC duy trì khả năng trả lãi ngân hàng.
- So sánh với CNT, tỷ lệ thanh toán lãi vay của CNT cũng lớn hơn 1
nhưng HMC (2.42 năm 2011) có tỷ lệ thanh toán lãi vay cao hơn
CNT(1.06 năm 2011). Trong khi tỷ lệ này ở CNT giảm dần qua các năm
thì HMC lại tăng dần qua các năm. Cho thấy HMC có khả năng thanh
toán lãi vay tốt hơn CNT gấp 2 lần và liên tục nâng cao khả năng trả lãi
của mình.
+ Tỷ lệ khả năng trả nợ : dùng để đo lường khả năng trả nợ gốc và lãi của
doanh nghiệp từ các nguồn doanh thu, khấu hao và lợi nhuận trước thuế.
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tỷ lệ khả năng trả nợ 0.09 0.14 0.21
56% 50%
- Theo kết quả trong bảng cho thấy, tỷ lệ khả năng trả nợ của HMC < 1.
Điều này có nghĩa là nguồn tiền HMC có thể sử dụng để trả nợ nhỏ hơn
nợ gốc và lãi phải trả. Kết quả tính toán ra năm 2011 là 0.21, chứng tỏ
khả năng trả nợ gốc của HMC là rất thấp.
- Tỷ số này có tăng dần qua các năm, tốc độ tăng trung bình hơn 50%/
năm. Tuy nhiên HMC sẽ cần phải tiếp tục nỗ lực nhiều để có thể tăng tỷ
lệ khả năng trả nợ > 1.
- So sánh với CNT, CNT giống HMC đều có tỷ lệ trả nợ nhỏ hơn 1. Cho
thấy khả năng trả nợ của hai công ty đều thấp. Tuy nhiên, tỷ lệ trả nợ
của HMC cao hơn gấp đôi so với CNT, năm 2011 tỷ lệ của HMC là
0.21 còn CNT là 0.1, điều này cho thấy CNT có rủi ro không thanh toán
được nợ cao hơn HMC.
HE Tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lời :
@+ Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ (GPM) : cho biết lợi nhuận bán hàng và
dịch vụ bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu.
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Doanh lợi gộp bán hàng
và dịch vụ
2.6% 2.99% 2.81%
- Theo kết quả trong bảng ta thấy, Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ của
HMC chỉ chiếm không tới 3% doanh thu.
- Chỉ tiêu GPM có tăng dần qua các năm từ mức 2.6% năm 2009 tăng lên
2.81% năm 2011
- So sánh với CNT, ta thấy GPM của CNT cao gần gấp đôi so với HMC,
năm 2011 CNT có GPM là 4.15% trong khi HMC là 2.81%.
+ Doanh lợi ròng (NPM) : cho biết lợi nhuận sau thuế bằng bao nhiêu phần
trăm doanh thu.
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Doanh lợi ròng 0.98% 0.81% 1.3%
-17% 60%
- Với kết quả trong bảng, năm 2009 lợi nhuận sau thuế chiếm 0.98%
doanh thu. Sang tới năm 2011 lợi nhuận sau thuế chiếm 1.3% doanh
thu. Điều này có nghĩa là 100 đồng doanh thu thì tạo ra được 1.3 đồng
lợi nhuận dành cho cổ đông.
- Theo kết quả trong bảng ta thấy, doanh lợi ròng của HCM tăng dần qua
các năm, từ 0.98% năm 2009 tăng lên 1.3% năm 2011. Tăng trung bình
22%/năm.
- So sánh với CNT, HMC lại có doanh lợi ròng cao hơn CNT, NPM của
HMC năm 2011 là 1.3% còn CNT là 0.28%. Ngoài ra, tỷ lệ NPM của
HMC tăng dần qua các năm, trong khi CNT lại sụt giảm dần qua các
năm.
+ Sức sinh lợi cơ bản (BEP) : dùng để đánh giá khả năng sinh lợi cơ bản của
doanh nghiệp, chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Sức sinh lợi cơ bản 6.04% 9.65% 15.31%
60% 59%

- Với kết quả trong bảng cho thấy, năm 2009 trong 100 đồng tài sản của
HMC thì tạo ra được 6.04 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi. Sang năm
2010 tạo ra được 9.65 đồng và năm 2011 là 15.31 đồng. Sức sinh lợi cơ
bản của HMC tăng đều qua các năm, đạt tốc độ gần 60%/năm.
- So sánh với CNT, sức sinh lợi cơ bản của HMC gấp 1,5 lần CNT. Cho
thấy HMC có khả năng sinh lợi cao hơn CNT trong cùng ngành.
I+ Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) : dùng để đo lường khả năng sinh
lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
ROA 3.17% 3.5% 7.18%
10% 105%
- Với kết quả trong bảng, ta thấy ROA đều dương qua các năm. Điều này
cho thấy HMC kinh doanh có lãi. Năm 2009, cứ 100 đồng tài sản thì tạo
ra 3.17 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2010 tỷ lệ này là 3.5 đồng và năm
2011 là 7.18 đồng.
- Tỷ lệ ROA cũng tăng dần qua các năm, từ 3.17% năm 2009 tăng lên
7.18% năm 2011. Như trên bảng kết quả cho thấy, năm 2011 có một sự
tăng trưởng ROA đột biến so với năm 2010. Quan sát trong bảng cân
đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy trong khi
tốc độ tăng tổng tài sản thấp nhưng tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế lại rất
cao trong năm 2011 so với 2010 đã làm cho ROA tăng mạnh.
- So sánh với CNT, ROA của CNT liên tục giảm qua các năm trong khi
ROA của HMC lại tăng mạnh qua các năm. Sau khi hai công ty có ROA
gần bằng nhau năm 2009 thì sang năm 2011 HMC có ROA gấp 7 lần
của CNT. Như đã thấy ở trên, HMC sử dụng tài sản hiệu quả hơn CNT
nên chỉ số ROA càng phản ánh rõ điều đó.
C+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) : dùng để đo lường khả năng
sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần phổ thông
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
ROE 9.28% 11.57% 25.35%

25% 119%
- Với kết quả trong bảng, ta thấy ROE đều dương qua các năm. Điều này
cho thấy HMC kinh doanh có lãi. Năm 2009, cứ 100 đồng vốn chủ sở
hữu thì tạo ra 9.28 đồng lợi nhuận cho cổ đông, năm 2010 tỷ lệ này là
11.57 đồng và năm 2011 là 25.35 đồng.
- Tỷ lệ ROE cũng tăng dần qua các năm, từ 9.28% năm 2009 tăng lên
25.35% năm 2011. Như trên bảng kết quả cho thấy, năm 2011 có một sự
tăng trưởng ROE đột biến so với năm 2010. Quan sát trong bảng cân đối
kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy trong khi tốc
độ tăng vốn chủ sở hữu thấp nhưng tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế lại rất
cao trong năm 2011 so với 2010 đã làm cho ROE tăng mạnh.
- So sánh với CNT, cũng giống như chỉ số ROA. ROE của CNT cũng liên
tục giảm qua các năm, trong khi ROE của HMC lại liên tục tăng qua các
năm. Năm 2011 chỉ số ROE của HMC là 25.35%, trong khi CNT là
4.46%. Cho thấy rằng HMC mang lại lợi nhuận cho cổ đông tốt hơn
CNT qua các năm.
JE Tỷ lệ đánh giá theo góc độ thị trường :
@+ Tỷ lệ giá/thu nhập (P/E) : dùng để đánh giá sự kỳ vọng của thị trường vào
khả năng sinh lợi của công ty và cho biết số tiền mà nhà đầu tư sẽ trả cho 1
đồng thu nhập hiện tại.
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
PE 14.95 9.9 2.25
Giá thị trường ngày
31/12 (P)
19600 15400 8800
Thu nhập trên một cổ
phiếu (EPS)
1,331 1,676 3,907
- Tỷ lệ PE giảm dần qua các năm cho thấy kỳ vọng của thị trường vào
khả năng sinh lợi của HMC suy giảm. Tuy nhiên điều này cũng bị ảnh

hưởng một phần do đà suy giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam
trong giai đoạn điều chỉnh làm cho giá HMC giảm giá trong khi EPS
HCM tăng dần qua các năm.
- Tỷ lệ P/E cũng cho biết số tiền mà nhà đầu tư sẽ trả cho 1 đồng thu nhập
hiện tai. Như vậy với việc P/E giảm dần qua các năm (năm 2009 nhà
đầu tư phải bỏ ra 14.95 đồng cho 1 đồng thu nhập thì sang năm 2001 chỉ
còn 2.25 đồng cho 1 đồng thu nhập) trong khi thu nhập lại tăng lên (từ
1331 năm 2009 lên 3907 năm 2011) mang lại cơ hội đầu tư tốt hơn cho
nhà đầu tư.
- So sánh với CNT, mặc dù cũng giống như HMC bị ảnh hưởng bởi suy
giảm thị trường chứng khoán, CNT lại có P/E cao hơn HMC, năm 2011
P/E của CNT là 7.87 trong khi HMC là 2.25. Điều nay cho thấy thị
trường đánh giá khả năng sinh lợi của CNT cao hơn HMC. Tuy nhiên,
khi nghiên cứu kỹ hơn về EPS ta thấy, trong khi EPS của CNT giảm dần
thì HMC lại tăng dần. Kết hợp với việc giá của cả hai đều giảm, với
CNT giá giảm EPS cũng giảm làm cho chỉ số P/E ít thay đổi, ngựoc lại
HMC giá giảm nhưng EPS lại tăng làm P/E của HMC giảm. Vì vậy, nếu
xét kỹ thì ta thấy đầu tư vào HMC có lợi hơn CNT mặc dù CNT có P/E
cao hơn.
+ Tỷ lệ giá trị thị trường/giá trị sổ sách (P/B): phản ánh sự đánh giá của thị
trường vào triển vọng tương lai của công ty.
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
P/B 1.39 1.06 0.57
P 19600 15400 8800
Giá trị sổ sách (B) 14126 14477 15413
- Tỷ lệ P/B giảm dần qua các năm cho thấy thị trường không đánh giá cao
triển vọng của HMC. Sau hai năm 2009 và 2010 lớn hơn 1 thì sang năm
2011 P/B của HMC giảm còn 0.57. Cũng giống như sự suy giảm ở P/E,
P/B của HCM cũng bị ảnh hưởng bởi điều chỉnh của thị trường chứng
khoán Việt Nam.

- So sánh với CNT, ta thấy CNT có cùng tình trạng giống HMC. Tỷ lệ
P/B của HMC cũng giảm dần qua các năm, như vậy là thị trường hiện
đang không đánh giá cao giá trị sổ sách của cả hai doanh nghiệp.
+ Tỷ số giá / dòng tiền : cho biết số tiền mà nhà đầu tư sẽ trả cho 1 đồng dòng
tiền
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tỷ số giá/ dòng tiền 13.48 7.62 1.95
P 19600 15400 8800
Dòng tiền trên 1 cổ phần 1454 2020 4517
- Cũng giống như tỷ lệ P/E, tỷ số giá/dòng tiền của HMC cũng giảm dần
qua các năm. Do ảnh hưởng của chứng khoán suy giảm khiến cho giá
HMC giảm trong khi dòng tiền trên 1 cổ phần lại tăng nhanh.
- Quan sát bảng kết quả ta thấy, tỷ số giá/ dòng tiền năm 2011 phản ánh
chính xác mức chênh lệch giữa giá thị trường và dòng tiền trên 1 cổ
phần của HMC (gấp 1.95 lần) so với năm 2009 (gấp 13.48 lần).
- So sánh với CNT, CNT có chỉ số giá/dòng tiền cao hơn HMC. Nguyên
nhân là do trong khi dòng tiền trên 1 cổ phần của CNT giảm thì HMC
lại tăng nên khi lấy giá chia cho dòng tiền chỉ số của CNT cao hơn.
KE Phân tích mở rộng :
@+ Vốn hoạt động thuần (NOWC): đo lường khoản vốn lưu động do các nhà
đầu tư cung cấp. Ngoài ra cũng phản ánh số lượng vốn hoạt động thực sự
trong công ty.
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
NOWC 498,932,781,509 552,190,109,389 575,360,461,300
11% 4%
- Ta thấy vốn hoạt động thuần của HMC có tăng trưởng qua các năm
nhưng tốc độ tăng chậm dần lại. Từ 11% năm 2010 xuống còn 4% năm
2011. Điều này có nghĩa là HMC gia tăng việc sử dụng vốn vào kinh
doanh và tạo lợi nhuận nhiều hơn là để đồng vốn đứng im qua các năm.
+ Lợi nhuận hoạt động thuần sau thuế (NOPAT): phản ánh lợi nhuận mà

công ty tạo ra nếu họ không vay nợ và chỉ giữ các tài sản hoạt động
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
NOPAT 39,374,484,573 72,715,077,889 131,136,282,483
85% 80%
- Ta thấy lợi nhuận hoạt động thuần sau thuế của HMC tăng mạnh qua
các năm, đạt tốc độ trung bình 80%/năm. Điều nay cho thấy nếu HMC
không gia tăng vay nợ và giữ các tài sản hoạt động thì vẫn có thể mang
lại lợi nhuận và thu nhập cho cổ đông.
+ Dòng tiền hoạt động (OCF): đo lường dòng tiền tạo ra từ hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty và giúp xác định giá trị của công ty
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
OCF 42,373,493,445 79,938,209,836 143,942,163,904
89% 80%
- Ta thấy dòng tiền hoạt động của HMC cũng tăng mạnh qua các năm,
tăng trung bình trên 80%/năm. Điều này cho thấy công ty hoạt động
hiệu quả và tạo ra được dòng thu nhập gia tăng hàng năm cho cổ đông.
I+ Dòng tiền tự do (FCF): đo lường dòng tiền thực có sẵn để chi trả cho các
nhà đầu tư sau khi công ty đã thực hiện đầu tư vào tài sản cố định, sản
phẩm mới và vốn lưu động cần thiết để duy trì hoạt động của công ty
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
FCF (244,666,471,620) (134,991,995,752) 8,032,496,329
45% 94%
- Ta thấy dòng tiền tự do dùng để chi trả cho nhà đầu tư của HMC đã
chuyển từ âm hơn 244 tỷ năm 2009 sang dương hơn 8 tỷ năm 2011.
Điều này cho thấy sau 2 năm đầu tư nhiều vào tải sản khiến cho dòng
tiền tự do âm nhưng sang tới năm thứ 3 sự đầu tư này đã mang lại lợi
nhuận cho nhà đầu tư. Ở đây ta thấy tuy FCF âm trong 2 năm 2009 và
2010 nhưng NOPAT vẫn dương nghĩa là công ty vẫn tạo ra được lợi
nhuận cho cổ đông. Nhưng do đầu tư quá nhiều vào tài sản hoạt động
nên tạm thời làm cho FCF bị âm.

C+ Giá trị kinh tế gia tăng (EVA): dùng để ước lượng lợi nhuận kinh tế thực tế
của công ty trong năm, đã bao gồm việc tính chi phí của vốn chủ sở hữu.
EVA dương cho thấy thu nhập sau thuế lớn hơn chi phí vốn cần thiết để tạo
ra thu nhập và hoạt động của ban giám đốc tạo nên giá trị cho cổ đông
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
EVA 10,969,589,255 9,256,093,913 1,000,110,291
-16% -89%
- Ta thấy giá trị kinh tế gia tăng của HMC giảm dần qua các năm và tốc
độ giảm ngày càng lớn. Điều này cho thấy ban giám đốc của HMC tuy
vẫn tạo ra giá trị gia tăng cho cổ đông nhưng mức tăng thì ngày càng
giảm đi. Cần phải lưu ý đến việc quản trị của ban giám đốc HMC.
II – Phân tích xu hướng :
FE Tỷ lệ đánh giá khả năng thanh toán :
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, tỷ lệ thanh khoản của HMC có xu hướng tăng qua các
năm. Tuy nhiên, tỷ lệ thanh toán nhanh vẫn nhỏ hơn 1 nên công ty cần cải thiện
nhiều hơn để đảm bảo khả năng thanh toán của mình.
2E Tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động :
Nhìn vào biểu đồ ta thấy xu hướng tăng ở chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng tài sản,
vòng quay tồn kho, vòng quay khoản phải thu cho thấy HMC kinh doanh ngày
càng hiệu quả hơn. Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân có xu hướng giảm cho thấy
HMC thu hồi công nợ ngày càng tốt lên.
GE Tỷ lệ tài trợ :
Nhìn vào biểu đồ ta thấy HMC có xu hướng tăng vay nợ, nhưng tốc độ tăng chậm.
Về chỉ tiêu thanh toán lãi vay và khả năng trả nợ, xu hướng tăng cũng xuất hiện cả
hai chỉ tiêu này. Tuy nhiên, tốc độ tăng của thanh toán lãi vay nhanh hơn khả năng
trả nợ, điều này cho thấy HMC duy trì khả năng trả lãi tốt hơn.
HE Tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lợi :
Nhìn vào biểu đồ ta thấy xu hướng tăng ở hầu hết các chỉ số, ngoại trừ có sự giảm
nhẹ trong doanh thu gộp bán hàng và dịch vụ. Điều này cho thấy HMC có sự hoạt
động tốt và tăng trưởng qua các năm.

III – Phân tích cơ cấu :
FE Bảng cân đối kế toán :
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
TÀI SẢN
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 68.14% 69.00% 74.50%
I - Tiền và các khoản tương đương (ền 2+LFM H+NNM 2+GJM
II - Đầu tư tài chính ngắn hạn L+LLM L+LLM L+JOM
III - Các khoản phải thu ngắn hạn 2G+F2M 2J+J2M GG+OPM
$ 22+KFM 2F+HFM GL+LJM
IV - Hàng tồn kho H2+PFM GO+OPM GK+2JM
V - Tài sản ngắn hạn khác L+2LM L+OFM F+JJM
B - TÀI SẢN DÀI HẠN 31.86% 31.00% 25.50%
I - Các khoản phải thu dài hạn L+LJM L+LGM L+LHM
II - TS Cố định 2O+JJM FH+JFM F2+OKM
5Q,R-S-T H+FFM H+KJM J+FGM
5Q,RU!-T F2+FHM P+HFM O+LHM
,R,7IVI@ FF+GLM F+HKM L+KLM
III - Bất động sản đầu tư L+LLM F2+FKM FL+NFM
IV - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn G+2JM H+FJM F+FOM
V - Tài sản dài hạn khác L+LJM L+FJM L+KFM
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 100% 100% 100%
NGUỒN VỐN 0W2LLN 0W2LFL 0W2LFF
A - NỢ PHẢI TRẢ 66.94% 72.15% 71.23%
I - Nợ ngắn hạn KF+KKM KJ+JPM KJ+NLM
U@XY* HL+2JM GN+OJM HG+HLM
3$Z$[ K+JPM P+PKM FO+FLM
\'CV]X L+LOM L+LJM L+LGM
II - Nợ dài hạn J+2PM K+JOM J+GGM
U@XI* H+LJM J+HPM H+FJM
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 33.06% 27.85% 28.77%

I - Vốn Chủ Sở Hữu G2+NNM 2O+PJM 2P+OOM
^_`&%VS 22+O2M FN+GHM FO+J2M
I^a` H+LGM G+HGM G+FFM
\'_`Zb 2+K2M 2+JPM 2+OKM
\'Icd L+LPM L+LOM L+LKM
X@#^ G+HFM F+POM J+2JM
e^_`R,7 L+LLM L+LLM L+LLM
II - Nguồn kinh phí và quỹ khác L+LLM L+LLM L+LLM
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 100% 100% 100%
- Cơ cấu tài sản của HMC cho thấy có sự gia tăng về tài sản ngắn hạn trong khi lại
giảm tài sản dài hạn. Trong phần tài sản ngắn hạn, ta thấy khoản mục tiền của công
ty tăng qua các năm, điều này cho thấy HMC đang duy trì tỷ lệ tiền cao để thanh
toán trong bối cảnh vay nợ ngân hàng khó khăn và kinh tế suy thoái. Ở khoản mục,
đầu tư tài chính ngắn hạn , sau 2 năm 2009 và 2010 không có đầu tư thì sang năm
2011 công ty đã tiến hành đầu tư nhỏ. Khoản mục khoản phải thu ngắn hạn gia tăng
nhanh sau năm 2011 sau khi tăng chậm trong năm 2010 cho thấy ảnh hưởng của
suy thoái kinh tế và tín dụng thắt chặt tới khoản phải thu của công ty. Để tránh gặp
khó khăn trong thanh khoản công ty cần phải đẩy mạnh thu hồi công nợ khách
hàng và khống chế không để khoản phải thu tiếp tục tăng trong những năm tới.
Khoản mục hàng tồn kho của công ty liên tục giảm nhẹ qua các năm, cho thấy công
ty quyết định cắt giảm bớt tồn kho trong bối cảnh kinh tế suy thoái khiến kinh
doanh không thuận lợi và tăng dự trữ tiền để đảm bảo khả năng thanh toán.
- Trong phần tài sản dài hạn, nhìn chung có sự suy giảm trong khoản mục Tài sản cố
định và Đầu tư tài chính dài hạn, trong khi lại tăng nhanh ở đầu tư Bất động sản.
Việc giảm đầu tư vào Tài sản cố định trong bối cảnh suy thoái có thể tốt cho công
ty nhưng nhìn về dài hạn thì việc này sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng của HMC
không cao khi kinh tế phục hồi và tăng trưởng. Với bối cảnh thị trường bất động
sản suy thoái và trầm lắng trong thời gian qua và dự kiến chỉ phục hồi sau 3 năm
nữa thì việc HMC tăng đầu tư vào bất động sản có thể mang lại rủi ro cho công ty.
- Cơ cấu nguồn vốn của HMC cho thấy có sự tăng nhẹ trong việc vay nợ và giảm

nhẹ vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, ta có thể thấy là nợ ngắn hạn và phải trả người bán
chiếm tỷ trọng hơn 46% cơ cấu nguồn vốn, với bối cảnh lãi suất cao thì điều nay
làm tăng chi phí tài chính và rủi ro tài chính của HMC. Ngoài ra, với việc vốn chủ
sở hữu gần như ít thay đổi trong khi nợ vay lại tăng làm cho tỷ lệ vốn chủ sở hữu
trong cơ cấu giảm. Chỉ tiêu thặng dư vốn cổ phần không đổi về giá trị trong suốt 3
năm cho thấy HMC vẫn chưa sử dụng hết nguồn vốn của mình.
2E Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh :
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1. Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
100% 100% 100%
2+,($$ZfI(@
L+LNM L+LFM L+LFM
3. Doanh thu thuần
99.91% 99.99% 99.99%
4. Giá vốn hàng bán
97.31% 97.00% 97.18%
5. Lợi nhuận gộp
2.60% 2.99% 2.81%
K+R(@(*_g
L+JOM L+OLM F+KHM
O+,
F+FKM F+JHM F+OLM
Chi phí lãi vay
0.79% 1.30% 1.14%
P+,
L+NFM L+POM L+OHM
N+,\$hI(@
L+GOM L+GGM L+GOM
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh
0.73% 0.94% 1.65%
FF+5
L+JNM L+LFM L+L2M
F2+,
L+2HM L+LGM L+LJM
13. Lợi nhuận khác
0.35% -0.02% -0.03%
14. Tổng lợi nhuận trước thuế
1.07% 0.92% 1.62%
FJ+,50R0
L+FLM L+F2M L+G2M
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN
0.98% 0.81% 1.30%
Trong cơ cấu báo cáo kết quả kinh doanh, ta thấy doanh thu thuần thay đổi không
đáng kể nhưng do giá vốn hàng bán giảm nhẹ nên làm cho lợi nhuận gộp tăng nhẹ
qua các năm. Mặc dù chi phí tài chính tăng nhưng doanh thu tài chính tăng nhanh
hơn cộng với chi phí bán hàng giảm làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh tăng. Với việc Lợi nhuận khác suy giảm nhưng không lớn nên Tổng lợi
nhuận trước thuế của HMC vẫn có cùng xu hướng tăng với Lợi nhuận thuần. Điều
này dẫn đến HMC phải nộp thuế nhiều hơn. Tuy nhiên điều quan trọng là lợi
nhuận sau thuế TNDN của HMC tăng trưởng trong 3 năm.
IV – Phân tích DuPont và mô hình chỉ số Z :
FE Phân tích DuPont :
0W 2LLN 2LFL 2LFF
i0jdkR(@5 L+NPM L+PFM F+GLM
R(@5k5a5Q G+2GF H+GHFK J+JHGP
ROA G+FOM G+J2M O+2FM
5a5QkU,Q- 2+NGL2 G+GLK2 G+J2NH
ROE N+2NM FF+KHM 2J+HJM

Nhìn vào biểu đồ và bảng tính toán ta có thể thấy ROE của HMC tăng qua các
năm là do cả 3 yếu tố LN Ròng/ Doanh thu thuần (tỷ lệ lãi gộp), Doanh thu
thuần/Tổng tài sản (vòng quay tổng tài sản) và Tổng tài sản/ VCSH (số nhân
VCSH) đều tăng và đóng góp vào mức tăng ROE. Trong đó vòng quay tổng tài
sản tăng nhanh nhất và ảnh hưởng lớn nhất. Tiếp đến là tỷ lệ lãi gộp và số nhân
vốn chủ sở hữu. Như vây, để tiếp tục tăng trưởng ROE trong những năm tới, ban
quản trị HMC có thể tiếp tục cải thiện vòng quay tổng tài sản và tỷ lệ lãi gộp. Với
mục tiêu đó, trong một thị trường thép và vật liệu xây dựng đang bị ảnh hưởng bởi
kinh tế suy thoái và bất động sản đóng băng, HMC có thể nghiên cứu giảm giá bán
hay tăng chiết khấu để tăng lượng hàng bán ra làm cho doanh thu tăng lên. Đồng
thời kết hợp với việc giảm giá vốn hàng bán, chi phí quản lý, chi phí bán hàng để
tăng lợi nhuận ròng. Trong khi đó, giữ ổn định cơ cấu tài sản sẽ giúp tăng tỷ lệ lãi
gộp và vòng quay tổng tài sản. Từ đó làm tăng ROE của công ty.
2E Mô hình chỉ số Z :
Chỉ tiêu
0W2LLN 0W2LFL 0W2LFF
TS Ngắn hạn / Tổng TS (X1)
KN+PPM KP+KLM OF+PPM
Lợi nhuận giữ lại / Tổng TS (X2)
L+LGM L+L2M L+L2M
EBIT / Tổng TS (X3)
K+LHM N+KJM FJ+GFM
Giá trị thị trường VCSH/ Tổng Nợ (X4)
OF+PNM HK+F2M 22+JOM
Doanh thu / Tổng TS (X5)
G+2GF H+GHFK J+JHGP
Chỉ số Z
H+OG J+OO O+LJ
Theo bảng kết quả ta thấy chỉ số Z của HMC > 2,99 trong suốt 3 năm qua và tăng
dần qua các năm cho thấy HMC nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá

sản. Trong cơ cấu của chỉ số Z, ta thấy ngoại trừ tỷ lệ LN giữ lại/ Tổng TS và
TSNH/Tổng TS gần như không đổi, hai chỉ tiêu EBIT/Tổng TS và Doanh
thu/Tổng TS lại có mức tăng mạnh kéo chỉ số Z tăng mặc dù GT thị trường
VCSH/Tổng Nợ sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của suy giảm thị trường chứng
khoán. Như vậy, ta có thể yên tâm về sự ổn định của chỉ số Z với việc duy trì mức
tăng của hai chỉ tiêu X3 và X5, trong khi các yếu tố khác không đổi. Ngoài ra, với
chỉ tiêu X4 thì trong trung hạn khi thị trường chứng khoán hồi phục thì sẽ góp
phần làm tăng chỉ số Z cùng với những yếu tố khác.
V – Phân tích lời lỗ :
0W2LLN 0W2LFL 0W2LFF
Doanh thu 2,808,437,749,572 4,364,101,860,876 6,333,163,131,742
R(@(^ F"GPJ"OPJ"NOH"LLJ F"OJK"KK2"2FG"GLO 2"HNP"LLO"HJJ"PHK
R(@(^lm F"2OL"GNP"NJK"HNN F"JFH"NOG"OFJ"J2N 2"LHG"LGO"HKL"NPG
R(@(^Z$X 2"F2P"2OH"2HO"HLH G"HFF"2KH"N2L"GGL H"KLP"HP2"N2H"KNJ
i[ i[ i[
Với kết quả tính toán ta thấy, công ty HMC hoạt động hiệu quả. Doanh thu của công ty
vượt mức hoà vốn và trả nợ và có lợi nhuận để chia cho cổ đông. Với dự báo tình hình sẽ
còn khó khăn trong 2 năm tới, để có thể đảm bảo có lợi nhuận thực và trả được nợ, HMC
cần tiến hành giảm giá bán để tăng sản lượng tiêu thụ từ đó giữ vững và tăng doanh thu.
Bên cạnh đó, tiến hành cắt giảm các chi phí cố định (bán hàng và quản lý doanh nghiệp)
và chi phí biến đổi (giá vốn hàng bán) cũng như là giảm bớt vay nợ để cắt giảm chi phí
tài chính, đặc biệt là chi phí lãi vay.
VI – Phân tích đòn bẩy tài chính :
Chỉ tiêu
0W2LLN 0W2LFL 0W2LFF
Đòn bẩy định phí (DOL)
F+KN F+JH F+HL
Đòn bẩy tài chính (DFL)
F+OH 2+HF F+OL
Đòn bẩy chung (DTL)

2+NH G+OF 2+GP
FE Đòn bẩy định phí : cao sẽ có lợi làm cho EBIT tăng cao trong khi chỉ cần một mức
thay đổi nhỏ về doanh thu. Tuy nhiên HMC có xu hưởng giảm dần đòn bẩy định
phí qua các năm, từ mức 1.69 năm 2009 còn 1.4 năm 2011. Điều nay cho thấy
công ty ít đầu tư vào và giảm dần tỷ trọng của tài sản cố định. Điều này là phù hợp
với bối cảnh kinh tế gặp khủng hoảng từ năm 2008 khiến cho doanh thu khó tăng
mạnh như những năm trước và phụ thuộc nhiều vào chính sách của chính phủ. Vì
vậy để tránh một sự suy giảm mạnh của EBIT khi doanh thu suy giảm, HMC đã
chủ động giảm đòn bẩy định phí xuống để hạn chế bớt rủi ro kinh doanh của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này sẽ gây bất lợi cho HMC khi kinh tế phục hồi và
tăng trưởng trở lại, khi đó doanh thu sẽ phải tăng nếu nhiều hơn để có thể tăng
trưởng cao hơn EBIT. Vì vậy, HMC cần phải gia tăng đòn bẩy định phí lên khi
nhận thấy điều kiện kinh tế có phần khả quan và phục hồi để đảm bảo tỷ lệ EBIT
tăng, từ đó thúc đẩy EPS của công ty tăng.
2E Đòn bẩy tài chính : cao sẽ giúp làm tăng lợi nhuận trên cổ phần (EPS) nhưng đồng
thời làm tăng rủi ro cho cổ đông. Lý do, là khi tăng vay nợ quá một mức giới hạn
thì khi đó EPS bắt đầu giảm trong khi mức độ lãi vay tăng nhanh hơn. Khi đó công
ty sẽ phải dành phần lớn thu nhập để trả lãi và cổ đông sẽ không có thu nhập.
Ngoài ra, nếu đòn bẩy định phí cũng lớn thì sẽ gây mất khả năng thanh toán của
công ty do vừa phải trả lãi vừa phải trả cổ tức cho cổ đông. Ở đây, HMC đã duy trì
đòn bẩy tài chính không đổi trong năm 2011 so với 2009, sau khi quyết định tăng
nhẹ năm 2010. Nhìn sang báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta có thể thấy, lợi
nhuận sau thuế của HMC năm 2010 giảm so với năm 2009, điều này có nghĩa là
quyết định tăng đòn bẩy tài chính của công ty không hiệu quả, vượt quá mức giới
hạn hiệu quả làm cho lợi nhuận và EPS không tăng mà còn giảm. Sau khi quyết
định quay lại với mức đòn bẩy tài chính như cũ lợi nhuận và EPS của HMC đã
tăng mạnh. Như vây có thể thấy với mức đòn bẩy tài chính hiện tại mang lại hiệu
quả cho HMC và công ty nên duy trì ở mức độ này.
GE Đòn bẩy chung : đòn bẩy chung HMC năm 2011 đạt 2.38 lần giảm nhẹ so với năm
2009 đạt 2.94 lần. Nguyên nhân là do HMC giảm đòn bẩy định phí xuống làm cho

đòn bẩy chung giảm. Để có thể làm tăng đòn bẩy chung, HMC cần tiến hành tăng
đòn bẩy định phí. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào triển vọng kinh tế và thị
trường bất động sản. Với dự báo hiện tại thì công ty không nên thúc đẩy tăng đòn
bẩy chung vì sẽ dễ gặp rủi ro lớn về doanh thu và lợi nhuận.
CHƯƠNG 3 : ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN
I – Định giá cổ phiếu với P/E
Báo cáo của CafeF P/E Vốn hoá (tỷ đồng)
CNT FL+GP PJ+2O
KKC P H2+2G
KMT K+2K JH+FK
NVC nO+LFOJ 22+J
SMC O+KK HLF+HO
HMC H+HP FOH+G
PE ngành kinh doanh thép = 6.7445
LN truớc thuế 2012 dự kiến JJ"LLL"LLL"LLL
LN ròng 2012 HF"2JL"LLL"LLL
Số cp 2012 2F"LLL"LLL
EPS 2012 dự kiến FNKH
Giá HMC 2012 = PE ngành x EPS = 6.7445 * 1964 = 13,246
II – Định giá cổ phiếu với dòng cổ tức: (tham khảo thêm ở file excel)
- Theo kết quả đấu thầu trái phiếu chính phủ tháng 01/2012 thì lãi suất trúng thầu là
12% như vậy ta chọn k
rf
= 12%
- Dựa vào số liệu thống kê giá chứng khoán từ ngày 01/01/2012 cho đến ngày
29/06/2012 ta tính được k
m
= 20.69% và beta của HMC = 1.1045
- Áp dụng công thức tính hệ số hoàn vốn của HMC theo mô hình Camp ta có :
= 12% + (20.69% - 12%)* 1.1045 = 21.59%

- Dòng cổ tức qua các năm :
Năm 2009 1100 % thay đổi
Năm 2010
1300 18%
Năm 2011
2200 69%
Năm 2012
1700 -23%
- Dự báo dòng cổ tức 5 năm tới: do kinh tế vẫn còn khó khăn trong 3 năm tới nên
lợi nhuận dự kiến của HMC sẽ giảm làm cho mức chi trả cổ tức sụt giảm. 2 năm
tiếp theo dự kiến kinh tế bắt đầu phục hồi và tăng trưởng chở lại dẫn đến HMC sẽ
bắt đầu có lợi nhuận nhiều hơn và sẽ tiến hành chia cổ tức nhiều hơn
t Mức tăng trưởng (g)
Cổ tức
(Dt)
(1+k
s
)^t
Dt /
(1+k
s
)^2
Năm
2012
1 -0.23 1700
F+2FJN F"GNP
Năm
2013
2 -0.12 1496
F+HOPH F"LF2

Năm
2014
3 -0.08 1360
F+ONOK OJO
Năm
2015
4 0.1 1530
2+FPJO OLL
Năm
2016
5 0.15 1785
2+KJOK KO2
Hiện giá dòng cổ tức
H"JGN
P5
2O"LPK
P5 / (1+k
s
) ^5
FL"FN2
Giá HMC 2012
14,731
III – Định giá cổ phiếu với chỉ số EVA :
o%% 2F+JNM
j9p2LFF N+2PM
U,Q-2LFF GHH"PKJ"KFO"HHH
1%a%&@2LFF FH"F2K
Q^ 2F"LLL"LLL
1Z %a%-q,2LFF 2NK"KHK"LLL"LLL
Dự báo tốc độ tăng vốn chủ sở hữu :

U,Q-2LLN GLJ"JJN"JPN"2PG
U,Q-2LFL GL2"HPK"O2N"FPO nF+LFM
U,Q-2LFF GHH"PKJ"KFO"HHH FH+LFM
^_gWU,Q- K+JLM
Dự kiến ROE 2012 :
LN truớc thuế 2012 JJ"LLL"LLL"LLL
LN ròng 2012 HF"2JL"LLL"LLL
U,Q-2LF2 GKO"2PF"PP2"JOP
j9p2LF2Ic FF+2GM
Dự báo tốc độ tăng trưởng ROE :
j9p2LLN N+2PM
j9p2LFL FF+JOM 2H+KPM
j9p2LFF 2J+GJM FFN+FLM
j9p2LF2 FF+2GM nJJ+OLM
^_gWj9p 2N+GKM

Rc
j9p
j9pn%
Rc(U,Q-
Z(r@
Rc(pUs
Z(r@
?FtEu ,pUs
W
2LF2
F FF+2GM nFL+GKM
GKO"2PF"PP2"JO
P
?GP"LJL"HLG"LGJ

E
F+2FJN
?GF"2NH"L2G"GPK
E
W
2LFG
2 FH+JGM nO+LKM
GNF"FJJ"2LH"NH
K
?2O"KFJ"JJO"HKN
E
F+HOPH
?FP"KON"GJH"GHN
E
W
2LFH
G FP+PLM n2+ONM
HFK"JPL"2NG"2K
O
?FF"K22"JNL"FP2
E
F+ONOK ?K"HKJ"KFJ"GKKE
W
2LFJ
H 2H+G2M 2+OGM
HHG"KJP"LF2"G2
N
F2"FFF"PKG"OGO 2+FPJO J"JHF"HFF"OPH
W
2LFK

J GF+HKM N+POM
HO2"HNJ"OPG"FG
L
HK"KGJ"GGG"ONJ 2+KJOK FO"JHO"NFG"LOP
-(gpUsZ(JW
?GG"GHN"KKP"2GN
E
1Z  Z[&@a-q,
2KG"2NK"GGF"OKF
%^Xa
2F"LLL"LLL
Giá HMC năm 2012
12,538
IV – Tổng hợp kết quả định giá cổ phiếu :
Phương pháp Kết quả định giá
Chiết khấu dòng cổ tức 14,731
Chỉ số P/E 13,246
Chỉ số EVA 12,538
Giá trung bình 13,505
Giá tại ngày 29/06/2012 9,800
Với kết quả định giá của 3 phương pháp trên cho ra kết quả gần nhau, lấy trung bình 3
kết quả ta ra được giá HMC năm 2012 là 13,505 đồng/cổ phiếu. So sánh với giá hiện tại
đang giao dịch trên thị trường, ta thấy giá thị trường nhỏ hơn giá dự đoán. Đây là cơ hội
để nhà đầu tư mua vào và nắm giữ cho đến khi thị trường phản ánh giá trị thực của HMC
bằng với giá dự đoán.
CHƯƠNG 4 : XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ
I – Lựa chọn chứng khoán có tương quan nghịch :
- Áp dụng hàm Correl trong excel để tính tương quan về giá giữa HMC với những
cổ phiếu còn lại đang niêm yết trên sàn HOSE trong khoảng thời gian từ ngày
01/01/2012 đến ngày 29/06/2012, ta tìm được mã chứng khoán SGT (công ty cổ

phần Công Nghệ Viễn Thông Sài Gòn và hệ số tương quan giữa HMC-SGT =
-0.8478.
- Theo kết quả đấu thầu trái phiếu chính phủ tháng 01/2012 thì lãi suất trúng thầu là
12% như vậy ta chọn k
rf
= 12%
- Dựa vào số liệu thống kê giá chứng khoán từ ngày 01/01/2012 cho đến ngày
29/06/2012 ta tính được k
m
= 20.69% và beta của SGT = 0.2836
- Áp dụng công thức tính hệ số hoàn vốn của SGT theo mô hình Camp ta có :
= 12% + (20.69% - 12%)* 0.2836 = 14.46%
-q, Q15
Hệ số hoàn vốn ks
2F+JNM FH+HKM
Độ lệch chuẩn
2+KGM 2+HOM
Hệ số biến thiên (Cv)
F2+FPM FO+LPM
Hệ số tương quan
nL+PHOP
- Tỷ trọng của HMC trong danh mục :
- Tỷ trọng của SGT trong danh mục :
- Độ lệch chuẩn của danh mục :
+ 2*****+
- Hệ số hoàn vốn của danh mục : * + *
HMC SGT
5>Zv HP+GLM JF+OLM
wgI@x
0.7%

-%^(^I@x FO+NLM
-%^AI@x G+NFM
Ta thấy sau khi kết hợp thành danh mục thì độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên của
danh mục nhỏ hơn rất nhiều so với việc đầu tư riêng lẻ từng cổ phiếu. Ngoài ra, hệ
số của hoàn vốn của danh mục cũng đạt mức khá cao. Vì vậy, ta nên kết hợp đầu
tư 2 cổ phiếu HMC (48.3%) và SGT (51.7%) thành một danh mục để có thể thu
được lợi nhuận tối đa trong khi rủi ro ở mức tối thiểu.

×